Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về kinh tế và kết quả thu hút vốn đầu tư của tỉnh cao bằng trong các năm 2017 2018 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 34 trang )

LỜI CẢM ƠN
Dưới sự chỉ bảo của ThS. Trần Thị Ninh và sau thời gian tìm hiểu, nghiên cứu
Cơ cấu tổ chức quản lý Nhà Nước về kinh tế và kết quả thu hút vốn đầu
tư của tỉnh Cao Bằng trong các năm 2017-2018-2019 thông qua sự giúp đỡ
nhiệt tình của các chuyên viên trong Sở kế hoạch và Đầu tư đã giúp em có thể
hoàn thành tốt báo cáo thực tập này. Trong quá trình làm báo cáo, do kiến thức
cũng như kỹ năng của bản thân còn nhiều thiếu sót, kính mong nhận được sự
chỉ bảo của ThS. Trần Thị Ninh để báo cáo được hoàn thiện một cách tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

1


Contents
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 1
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU VỀ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH CAO
BẰNG ............................................................................................................... 4
I. Thông tin chung về đơn vị .................................................................................................... 4
II. Vị trí và chức năng .............................................................................................................. 4
III. Nhiệm vụ và quyền hạn ..................................................................................................... 4
IV. Quá trình phát triển ............................................................................................................ 9
V. Cơ cấu tổ chức bộ máy Sở Kế hoạch và Đầu tư ............................................................... 11
1. Lãnh đạo sở................................................................................................................... 11
2 Cơ cấu tổ chức ............................................................................................................... 12
3. Cơ cấu nhân sự ............................................................................................................. 12
VI. Mối quan hệ công tác....................................................................................................... 15
1. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư ................................................................................... 15
2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh....................................................................................... 15
3. Đối với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Phòng Tài chính - Kế hoạch
cấp huyện ................................................................................................................................. 16


CHƯƠNG II: THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TẠI TỈNH CAO BẰNG TRONG
CÁC NĂM ...................................................................................................... 17
I. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư tại Cao Bằng ............ 17
1. Những thuận lợi ............................................................................................................ 17
2. Những khó khăn thách thức .......................................................................................... 18
II. Tình hình hoạt động của các dự án đầu tư tại tỉnh Cao Bằng năm 2017 ........................... 21
1. Tình hình triển khai các dự án đầu tư trong năm 2017 ............................................. 21
2. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ TẠI CAO BẰNG NĂM 2017 23
2.1. Kết quả đạt được ........................................................................................................ 24
II. Tình hình hoạt động của các dự án đầu tư và thu hút đầu tư năm 2018 ............................ 25
1. Tình hình hoạt động đầu tư năm 2018 .......................................................................... 25
2. Tình hình hoạt động của các dự án đầu tư tại tỉnh Cao Bằng ....................................... 27
2


3. Kết quả thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh ....................................................................... 28
III. Tình hình hoạt động của các dự án đầu tư và thu hút đầu tư năm 2019 .......................... 28
1.Tình hình hoạt động đầu tư năm 2019 ........................................................................... 28
IV . Những vấn đề còn tồn tại trong công tác thu hút đầu tư trên địa bàn ............................. 30
1. Khó khăn trong công tác thu hút đầu tư........................................................................ 30
2. Khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án ................................................ 30
V. KẾT QUẢ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ 2018 – 2019 ........................................................ 31
VI. PHƯƠNG HƯỚNG THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA TỈNH CAO BẰNG TRONG NĂM 2020
...................................................................................................................................................... 31
1. Quan điểm trong thu hút đầu tư .................................................................................... 31
2. Những định hướng hoạt động thu hút đầu tư của tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới. .. 31
VII. CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ .................. 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 34


3


CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU VỀ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH
CAO BẰNG
I. Thông tin chung về đơn vị
Tên cơ quan
Tên giao dịch quốc tế

Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Cao Bằng
Department of Planning and Investment of Cao
Bằng Province
Chịu trách nhiệm chính Ông Vũ Đình Quang - Giám đốc Sở Kế hoạch và
Đầu tư
Địa chỉ liên hệ

Số 30 - đường Xuân Trường - thành phố Cao Bằng
- tỉnh Cao Bằng

Điện thoại
0206385182 – Fax: 02063853335
Email

Nguồn cổng thông tin điện tử Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cao Bằng(hoặc
)
II. Vị trí và chức năng
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước
về quy hoạch, kế hoạch và đầu tư gồm : tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản

lý kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước, nước ngoài ở địa phương;
quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn vốn vay ưu đãi của
các nhà tài trợ, nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài; đấu thầu; đăng kí
kinh doanh trong phạm vi địa phương; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn
đề doanh nghiệp; kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tổ chức cung ứng các dịch vụ
công thuộc phạm vi quản lý nhà nướ của Sở theo quy định của pháp luật.
Sở Kế hoạch và Đầu tư có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng;
chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân
tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn,
nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

III. Nhiệm vụ và quyền hạn
Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp
luật về lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch – đầu tư và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ
thể như sau
1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:
4


1.1 Dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển
ngành, sản phẩm chủ yếu của tỉnh; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn,
05 năm vàn hàng năm của tỉnh, bố trí kế hoạch vốn đầu tư công thuộc ngân
sách địa phương; kế hoạch xúc tiến đầu tư, danh mục dự án kêu gọi đầu tư của
tỉnh; các cân đối chủ yếu về kinh tế xã hội; trong đó có cân đối tích lũy và tiêu
dùng, cân đối vốn đầu tư phát triển, cân đối tài chính; xây dựng chương trình,
kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển bền vững, tăng trưởng xanh của tỉnh,
chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính
nhà nước trong lĩnh vực thuộc pham vi quản lý nhà nước được giao.
1.2 Dự thảo văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

1.3 Dự thảo văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với
Trưởng, Phó các đơn vị trực thuộc Sở; Trưởng, Phó Trưởng phòng, Phòng Tài
chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi quản lý nhà
nước về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư sau khi thống nhất ý kiến với Sở tài chính
theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.
1.4 Dự thảo chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và chịu trách nhiệm theo dõi,
tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch quý, 6 tháng, năm để báo cáo Ủy Ban
nhân dân tỉnh điều hành, phối hợp thực hiện các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã
hội của tỉnh.
1.5 Dự thảo chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp
nhà nước do địa phương quản lý; cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đói với
việc sắp xếp, dổi mới doanh nghiệp nhà nước, chương trình, kế hoạch trợ giúp
phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ hàng năm và 05 năm trên địa bàn tỉnh.
1.6 Dự thảo các quyết định, chỉ thị: chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện
các nhiệm vụ cải cách hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm
vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật, phân cấp của Bộ Kế hoạch và
đầu tư.
1.7 Dự thảo các văn bản về danh mục các dự án đầu tư trong nước và đầu tư
nước ngoài cho từng kỳ kế hoạch phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt và
diều chỉnh trong trường hợp cần thiết.
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:
2.1 Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vữ quản ý nhà nước của Sở.
2.2 Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, giải thể các
tổ chức, đơn vị thuộc Sở theo quy định của pháp luật
5


2.3 Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư thuộc thẩ quyền của Ủy

ban nhân dân tỉnh theo phân cấp.
3.Giúp chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thông tin,
tuyên truyền , phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; tổ
chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách , quy hoạch,
kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở
sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành phê duyệt.
4.Về quy hoạch và kế hoạch
4.1 Công bố và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thẻ phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh sau khi đã được phê duyệt theo quy định.
4.2 Quản lý và điều hành một số lĩnh vực về thực hiện kế hoạch được Ủy ban
nhân dân tỉnh giao.
4.3 Hướng dẫn và giám sát các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện
thuộc tỉnh xây dựng, triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phù hợp với quy
hoạch, kế hoạch chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh
đã được phê duyệt.
4.4 Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách tỉnh và phân bổ ngân sách
cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tỉnh.
5. Về đầu tư trong nước và nước ngoài:
5.1 Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch và bố trí mức vốn đầu
tư phát triển cho từng chương trình, dự án thuộc nguồn vốn đầu tư công do tỉnh
quản lý phù hợp với tổng mức đầu tư và cơ cấu đầu tu theo ngành và lĩnh vực.
5.2 Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ban, ngành có liên quan thực
hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tu phát triển của các
chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn; giám sát đầu tư của cộng đồng theo
quy định của pháp luật.
5.3 Làm đầu mối tiếp nhận, kiểm tra, thanh tra, giám sát, thẩm định, thẩm tra
các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
5.4 Quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa
bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư theo kế
hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, hướng dân thủ tục đầu tư theo

thẩm quyền.
6. Về quản ý vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà ài trợ và các nguồn
vốn niện trợ phi Chính phủ nước ngoài:

6


6.1 Vận động, thu hút, điều phối quản lý nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu
đãi của các nhà tài trợ và các nguồn vốn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài của
tỉnh; hướng dẫn các Sở, ban , ngành xây dựng danh mục và nội dung các chương
trình sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các
nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài; tổng hợp danh mục các chương trình
dự án sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và
các nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê
duyệt và báo cáo Bộ kế hoạch và Đầu tư.
6.2 Giám sát, đánh giá thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA.
Nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn viện trợ phi Chính phủ
nước ngoài; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh xử lý những vấn đề vướng mắc trong việc bố trí vốn đối ứng, giải ngân
thực hiện các dự án ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các
nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài có liên quan đến nhiều Sở, ban,
ngành, cấp huyện và cấp xã, định kì tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu quả
thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và
các nguồn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
7. Về quản lý đấu thầu:
7.1 Thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trình Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh về kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các dự án do Chủ tich
ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ
mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm,
kết quả đánh giá dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu thuộc

dự án do Ủy ban nhân dân tỉnh là chủ đầu tư.
7.2 Chủ trì, tổ chức giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu, thanh tra, kiểm tra
việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu và tổng hợp báo casoi
tfnh hình thực hiện công tác đấu thầu theo quy định.
8. Về doanh nghiệp, đăng kí doanh nghiệp:
8.1 Thẩm định và chịu trách nhiệm về các đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại
các doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; tổng hợp tình hình sắp xếp,
đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển các doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; đầu mối theo dõi, tổng hợp tình hình
thực hiện và triển khai chính sách, chương trình, ế oạch công tác hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
8.2 Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về thủ tục đăng ký doanh nghiệp;
đăng ký tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp; cấp mới, bổ sung, thay đổi, cấp
lại và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng
kí hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trên địa bàn thuộc thẩm quyền của
7


Sở; phối hợp với các ngành kiểm tra theo dõi, tổng hợp tình hình và xử lý theo
thẩm quyền các vi phạm sau đăng ký thành lập của các doanh nghiệp tại địa
phương; thu thập, lưu trữ và quản lý thông tin về đăng kí doanh nghiệp theo
quy định pháp luật; quản lý, vận hành hệ thống thông tin đăng kí doanh nghiệp
quốc gia ở cấp địa phương; đầu mối theo dõi, tổng hợp tình hình doanh nghiệp
sau khi đăng kí thành lập.
9. Về kinh tế tập thể, hợp tác xã và kinh tế tư nhân:
9.1 Đầu mối tổng hợp, đề xuất các mô hình và cơ chế, chính sách, kế hoạch
phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân; hướng dẫn, theo dõi, tổng
hợp và đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch, cơ chế, chính
sách phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân và hoạt động của các
tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh; tổ chức

thực hiện việc đăng ký liên hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân theo thẩm quyền.
9.2 Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết các vướng mắc về
cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân có tính
chất liên ngành.
9.3 Đầu mối phối hợp các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế nghiên cứu,
tổng kết kinh nghiệm, xây dựng các chương trình, dự án trợ giúp, thu hút vốn
và các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân
trên địa bàn tỉnh.
9.4 Định kì áo cáo theo hướng dẫn của Bộ kế hoạch và Đầu tư gửi Ủy ban nhân
dân tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan về
tình hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh.
10. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch và đầu tư
theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân
dân tỉnh.
11. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc
phạm vi quản lý của ngành kế hoạch và đầu tư đối với phòng Tài chính – Kế
hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
12. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ
thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn
nghiệp vụ về lĩnh vực được giao.
13. Thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp
luật; xử lý theo thẩm quyền hoạc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành
vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của
Sở, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí.
8


14. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác
của văn phòng, phòng chuyên môn, nghiệp vụ và đơn vị sự nghiệp công lập
thuộc Sở, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở theo hướng

dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
15. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị
trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người
làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và
chính sách, chế độ đãi ngọ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, ký luật đối với
cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở
theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.
16. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định
của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.
17. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kì và đột xuất về tình hình thực
hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực công tác được giao với Ủy ban nhân dân
tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
18. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao
theo quy định của pháp luật.
IV. Quá trình phát triển
Ngày 31/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 78/SL thành lập Ủy
ban nghiên cứu Kế hoặch kiến thiết - tiền thân của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước
trước đây (Bộ kế hoạch và Đầu tư ngày nay).
Tổ chức cơ quan Kế hoạch đầu tiên của Tỉnh Cao Bằng là Ban Thống kê - Kế
hoạch được chính thức thành lập vào tháng 3 năm 1956. Cuối năm 1957 bộ
phận Thống kê tách khỏi Ban Thống kê - Kế hoạch và từ đó là Ủy Ban Kế
hoạch tỉnh. Ngày 29/12/1995 Thủ Tướng Chính phủ ra Quyết định số 852/TTg
về việc thành lập một số tổ chức ở địa phương. Thành lập Sở Kế hoạch và Đầu
tư trên cơ sở sáp nhập và tổ chức lại Ủy Ban Kế hoạch và làm công tác hợp tác
đầu tư ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Từ đó đến nay Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Cao Bằng trực thuộc UBND tỉnh Cao Bằng.
Trải qua chặng đường gần 70 năm hình thành và phát triển, dù trong thời kỳ
nào, lúc đất nước có chiến tranh cũng như thời kỳ hòa bình; Ngành Kế hoạch
và Đầu tư với vai trò tham mưu tổng hợp về kinh tế và xã hội cho Đảng và Nhà
nước, đã đóng góp tích cực trong sự nghiệp Cách mạng của nhân dân ta.

Cuối năm 1957 Ủy Ban Kế hoạch tỉnh trực thuộc chính quyền và trực tiếp các
đồng chí lãnh đạo Ủy ban hành chính và UBND tỉnh kiêm Trưởng ban và Chủ
nhiệm Ủy ban Kế hoạch tỉnh. Thời kỳ này, công tác Kế hoạch vẫn mang tính
pháp lệnh, mục tiêu kinh tế Kế hoạch là khôi phục và phát triển dần lực lượng
sản xuất; các mặt cân đối của nền kinh tế chưa toàn diện, nhưng bước đầu cũng
đã thu được những thắng lợi cơ bản. Thời kỳ 1962 - 1975, thực hiện kế hoạch
5 năm lần thứ nhất phù hợp với điều kiện của tỉnh , bước đầu hình thành cơ sở
vật chất cho nền kinh tế với nền tảng quan hệ sản xuất mới, trong đó sở hữu
9


quốc doanh và tập thể chiếm vị trí tuyệt đối. Thời kỳ 1976 - 1980, cả nước thực
hiện KH 5 năm lần thứ 2; ở tỉnh trong khi đang thực hiện nhiệm vụ khôi phục
và phát triển kinh tế thì đầu năm 1979 chiến tranh biên giới xảy ra, các cơ sở
kinh tế, cơ sở hạ tầng, văn hóa xã hội, thành quả của hơn 20 năm xây dựng hầu
hết bị tàn phá, ta phải xây dựng lại từ đầu. Thời kỳ 1981 - 1985, thực hiện kế
hoạch 5 năm lần thứ 3 trong hoàn cảnh đất nước nói chung, các tỉnh biên giới
nói riêng, đặc biệt là tỉnh Cao Bằng ở trong trạng thái vừa có hòa bình, vừa phải
luôn luôn sẵn sàng chuẩn bị đối phó với nguy cơ chiến tranh, vì vậy kế hoạch
phải đảm bảo cân đối tích cực cho 2 nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo
vệ tổ quốc. Ở tỉnh Cao Bằng thời kỳ này tập trung chủ yếu cho nhiệm vụ khôi
phục kinh tế và ổn định đời sống của nhân dân. Bước đầu đã tạo dựng lại được
những cơ sở bức thiết nhất của nền kinh tế, song khó khăn thách thức còn lớn,
lạm phát và khủng hoảng do chế độ bao cấp về giá – lương - tiền diễn ra trên
phạm vi cả nước. Thời kỳ 1986 - 1990, chúng ta thực hiện công cuộc đổi mới
theo đường lối của NQ Đại hội 6 của TW Đảng và NQ Đại hội lần thứ 12 của
Đảng bộ tỉnh Cao bằng. Kế hoạch đã gắn phát triển kinh tế với xã hội và quốc
phòng, an ninh. Thời kỳ 1991 - 1995, Đây là giai đoạn cả nước nói chung, tỉnh
Cao Bằng nói riêng chính thức vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường,
định hướng XHCN, có sự quản lý của Nhà nước đã được khẳng định trong báo

cáo chính trị tại Đại hội VI của TW Đảng và Đại hội lần thứ XIII của Đảng bộ
tỉnh Cao Bằng là: ổn định tình hình KT - XH và chính trị, thoát khỏi tình trạng
khủng hoảng và lạm phát, tạo tiền đề đẩy nhanh sự phát triển trong giai đoạn
tiếp theo. Trong kế hoạch 5 năm này, Cao Bằng đã xây dựng qui hoạch tổng
thể phát triển KT - XH giai đoạn 1995 - 2010, xây dựng kế hoạch 5 năm 1996
- 2000. Các Chương trình, dự án lớn của Chính phủ được triển khai trên địa bàn
tỉnh như chương trình dự án 327, đinh canh định cư, chương trình 06, các
chương trình hành động của các ngành thực hiện theo tinh thần NQ Trung ương
IV, Trung ương VII. Nền kinh tế của tỉnh phát triển khá đời sống vật chất và
tinh thần của đồng bào các dân tộc trong tỉnh dần được cải thiện.
Phát huy những thành quả đạt được của kế hoạch 5 năm 1991 - 1995, những
bài học kinh nghiệm rút ra, ngành Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cao Bằng đã tham
mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch
5 năm 1996 - 2000 và đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, kinh tế của tỉnh
có bước tăng trưởng khá. Thời kỳ 2001 - 2005, NQ Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa
XV đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn 2001 - 2005 là tiếp tục đẩy mạnh
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với tinh thần huy động hiệu
quả nhất mọi nguồn lực sẵn có, phấn đấu xây dựng Tỉnh Cao Bằng phát triển
đạt nhiều thành tựu mới làm tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Phát huy kết quả đạt được của giai đoạn 2001 - 2005, Ngành Kế hoạch và Đầu
tư đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
5 năm 2006 - 2010 trên cơ sở mục tiêu Nghị quyết XVI của Đảng bộ tỉnh và
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội 2006 - 2015, tầm nhìn đến 2020
10


đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tham mưu triển khai hoàn thiện các
qui hoạch phát triển kinh tế xã hội của các huyện, thị, qui hoạch ngành, lĩnh

vực sản phẩm; xây dựng kế hoạch hàng năm nhằm cụ thể hóa mục tiêu Nghị
quyết XVI Đảng bộ tỉnh và quy họach tổng thể tỉnh; đề xuất các cơ chế chính
sách ưu đãi thu hút đầu tư trên địa bàn, quản lý điều hành kế hoạch đầu tư, quản
lý đầu tư…tham gia dự thảo văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh các khóa, gần đây
là khóa XVI, XVII.
Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, ngành Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu
cho tỉnh đề ra nhiều giải pháp tích cực cho tỉnh để triển khai thực hiện tốt các
mục tiêu kinh tế xã hội do Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra; tham mưu
triển khai thực hiên 6 chương trình trọng tâm thực hiện Nghị Quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh; tham mưu rà soát điều chỉnh qui hoạch tổng thể phát triển kinh
tế xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030...
Với những kết quả đạt được trong các năm qua, Cao Bằng đã cơ bản thoát khỏi
tình trạng đặc biệt khó khăn.
Đạt được những thành tựu nêu trên là nhờ sự quyết tâm, nỗ lực phấn đấu của
Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh cùng với sự quan tâm giúp đỡ của
Trung ương, các tỉnh bạn và sự đóng góp tích cực của các doanh nghiệp; trong
đó có sự tham mưu đắc lực của ngành Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
V. Cơ cấu tổ chức bộ máy Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Lãnh đạo sở
Gồm có 1 Giám đốc Sở và 1 Phó giám Đốc Sở
1.1 Ông Vũ Đình Quang– Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở
- Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Tỉnh Ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân tỉnh về toàn bộ hoạt động của Sở Kế hoạch và Đầu tư; sự chỉ đạo,
hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Trực tiếp tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh và quyết định về một số lĩnh
vực công tác: quy hoạch tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chủ trương
đầu tư, kế hoạch đầu tưu công, dự á đầu tư của các nhà đầu tư; tổ chức cán bộ;
cải cách hành chính, thanh tra chuyên ngành.
- Phụ trách : Phòng Đấu thầu, thẩm định và giám sát đầu tưu; Thanh tra Sở.
- Chủ tich Hội đồng thi đua – khen thưởng, Hội đồng nâng lương, Hội đồng

sáng kiến, Hội đồng kỷ luật của Sở,…
- Trưởng ban chỉ đạo của Sở: phòng chống tham nhũng; quy chế dân vận, dân
chủ cơ sở; bảo vệ bí mật nhà nước,…
- Chủ tài khoản kinh phí hoạt động thường xuyên và các nguồn kinh phí khác
của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
1.2 Ông Nguyễn Văn Ba – Phó Giám đốc Sở
11


- Được Giám đốc Sở ủy quyền thường trực cơ quan khi Giám đốc Sở đi công
tác vắng.
- Phụ trách : phòng Kinh tế đối ngoại, phòng Kinh tế ngành, Ban quản lý dự án
giảm nghèo giai đoạn 2. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về một số lĩnh
vữ công tác của các phòng, đơn vị được phân công phụ trách
- Thẩm định nội dung văn bản của các phòng, đơn vị được phân công phụ trách
và thay mặt Giám đốc ký ban hành một số văn bản liên quan đến lĩnh vữ công
tác được giao phụ trách
- Tham gia thẩm định các dự án quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
- Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở vê một số công việc khác
khi được phân công
khi được phân công.
2 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở gồm: Ban Giám đốc Sở và 6 phòng, 01 Trung
tâm
2.1 Các tổ chức tham mưu, tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ:
Văn phòng Sở.
Thanh tra Sở
Phòng Tổng hợp, Quy hoạch
Phòng Đăng ký kinh doanh

Phòng Kinh tế ngành
Phòng Khoa giáo – Kinh tế đối ngoại
2.2. Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc:
Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp, Tư vấn và Xúc tiến đầu tư.
3. Cơ cấu nhân sự
Tính đến nay, tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là 38
người,
Lãnh đạo Sở
12


HỌ VÀ TÊN

STT

CHỨC VỤ

01

Vũ Đình Quang

Giám Đốc

02

Nguyễn Văn Ba

Phó Giám Đốc

Văn Phòng Sở

HỌ VÀ TÊN

STT

CHỨC VỤ

01

Vũ Trường Sơn

Chánh văn phòng

02

Lên Văn Minh

Phó Chánh văn phòng

03

Bế Ngọc Doanh

Chuyên viên một cửa

04

Nguyễn Thị Điệp

Chuyên viên


05

Nguyễn Ngọc Anh

Chuyên viên

06

Đàm Thị Linh Nhâm

Chuyên viên

07

Đỗ Minh Thu

Văn thư

08

Nông Thế Lực

Lái xe

09

Nguyễn Quốc Hùng

Lái xe


10

Lê Văn Xuyến

Bảo vệ

11

Nông Thị Quyên

Tạp vụ

Phòng Tổng hợp – Quy hoạch
STT

HỌ VÀ TÊN

CHỨC VỤ

01

Hà Vũ Tuấn

Trưởng phòng

02

Phạm Mỹ Bình

Phó trưởng phòng


03

Đoàn Đức Điệp

Chuyên viên

04

Hà Thị Mai Anh

Chuyên viên

05

Mai Xuân Tứ

Chuyên viên
13


Phòng Kinh tế ngành
STT

HỌ VÀ TÊN

CHỨC VỤ

01


Lê Bình Trình

Trưởng phòng

02

Trương Thúy Xoan

Phó trưởng phòng

03

Ngô Khánh Dư

Phó trưởng phòng

04

Hoàng Thị Nga

Chuyên viên

05

Dương Thu Trang

Chuyên viên

06


HoàngThịPhươngThảo Chuyên viên

Thanh tra Sở
STT

HỌ VÀ TÊN

CHỨC VỤ

01

Đàm Văn Hữu

Chánh Thanh tra

02

Hoàng Thị Hành

Phó Chánh Thanh tra

03

Đào Đức Thắng

Chuyên viên

04

Phạm Huy Phúc


Chuyên viên

Phòng Khoa giáo – Kinh tế đối ngoại
STT

HỌ VÀ TÊN

CHỨC VỤ

01

Mạc Thị Cảnh

Trưởng phòng

02

Lê Kim Dung

Phó trưởng phòng

03

Nông Khánh trình

Phó trưởng phòng

04


Ngân Văn Kiện

Chuyên viên

05

Liêu Thị Tuyết Nga

Chuyên viên

06

Hoàng Trung Kiên

Chuyên viên

Phòng Đăng ký kinh doanh
14


STT

HỌ VÀ TÊN

CHỨC VỤ

01

Bế Thị Tú Hằng


Trưởng phòng

02

Nguyễn Duy Chiến

Chuyên viên

03

Guyễn Thị Lan

Chuyên viên

04

Hoàng Thị Kính

Chuyên viên

05

Chú Thanh Long

Chuyên viên

06

Bế Duy Thế


Chuyên viên

VI. Mối quan hệ công tác
1. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu sự chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn
thực hiện về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bảo đảm sự
thống nhất trong quản lý ngành, lĩnh vực trong cả nước. Giám đốc Sở Kế hoạch
và Đầu tư có trách nhiệm báo cáo về tình hình hoạt động, về công tác chuyên
môn, nghiệp vụ theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư.
2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh
Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân
tỉnh về tổ chức, biên chế và toàn bộ hoạt động của Sở. Giám đốc Sở Kế hoạch
và Đầu tư có trách nhiệm báo cáo theo quy định và tham mưu, đề xuất với Ủy
ban nhân dân tỉnh về các vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực công tác do
Sở phụ trách trên địa bàn tỉnh.
Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm là cầu nối giữa Bộ Kế hoạch và
Đầu tư với Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc phối hợp để tổ chức thực hiện các
chủ trương, thống nhất nội dung, biện pháp thực hiện, hướng dẫn chỉ đạo công
tác quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác kế hoạch và đầu tư tại địa phương.
15


3. Đối với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Phòng Tài
chính - Kế hoạch cấp huyện
3.1 Đối với các Sở, ban, ngành.
Mối quan hệ giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư với các Sở, ban, ngành là mối
quan hệ phối hợp trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Khi
thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có liên quan đến các Sở,
ban, ngành để thực hiện và ngược lại, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm

phối hợp thực hiện, cung cấp thông tin, tài liệu,…có liên quan đến chức năng,
nhiệm vụ của Sở cho các Sở, ban, ngành khi có yêu cầu.
3.2 Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện và Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp
huyện.
Mối quan hệ giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư với Ủy ban nhân dân cấp huyện
là mối quan hệ phối hợp trong tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của Sở Kế hoạch và Đầu tư được Ủy ban nhân dân tỉnh giao trên địa bàn cấp
huyện; có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ
Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện thuộc lĩnh vực quản lý và các lĩnh vực
công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ ngành Kế hoạch và Đầu tư theo quy định
của pháp luật.

16


CHƯƠNG II: THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TẠI TỈNH CAO BẰNG
TRONG CÁC NĂM
2017 – 2018 – 2019
I. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư tại
Cao Bằng
1. Những thuận lợi
- Về vị trí địa lý: Cao Bằng là tỉnh biên giới, có đường biên giới dài trên
333 km giáp tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc với nhiều cửa khẩu, lối mở như
cửa khẩu quốc tế Tà Lùng, cửa khẩu Trà Lĩnh, Sóc Giang và một số cặp chợ
biên giới để giao lưu hàng hóa giữa hai bên. Đây là một lợi thế lớn cho Cao
Bằng trong thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại biên giới với phía
Trung Quốc.
- Về tài nguyên thiên nhiên: Cao Bằng là tỉnh miền núi, có nguồn tài
nguyên khoáng sản tương đối đa dạng như thiếc, nhôm, sắt và mangan với chất
lượng tốt. Trong đó, khoáng sản có giá trị trong việc phát triển kinh tế - xã hội

của tỉnh phải kể đến quặng sắt với trữ lượng tiềm năng trên 50 triệu tấn; quặng
mangan gần 5 triệu tấn; quặng thiếc vonfram hơn 10.000 tấn; quặng bauxit trên
84,9 triệu tấn.
- Về tài nguyên du lịch: Cao Bằng là một tỉnh miền núi với địa hình núi
cao, nhiều hang động tự nhiên, xen kẽ với các dãy núi là các thung lũng với
nhiều hình, nhiều vẻ khác nhau. Với điều kiện địa hình như vậy, Cao Bằng sở
hữu một số danh thắng tuyệt đẹp như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, hồ
Thang Hen. Hiện nay, Công viên địa chất non nước Cao Bằng là 1 trong 2 công
viên địa chất của Việt Nam được UNESCO công nhận là Công viên địa chất
toàn cầu. Bên cạnh đó, Cao Bằng còn là quê hương cách mạng với một số di
tích lịch sử quan trọng của đất nước là Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó,
Di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, Di tích Quốc gia đặc biệt Chiến
thắng Biên giới 1950... Đây là những lợi thế để thu hút các nhà đầu tư trong
lĩnh vực du lịch.
- Về cơ chế chính sách: Xác định thu hút đầu tư để thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh, Cao Bằng đã ban hành các chính sách đặc thù của tỉnh về
ưu đãi, hỗ trợ cho các nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư tại tỉnh như Nghị quyết
số 10/2017/NQ-HĐND, ngày 14 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Cao Bằng Bãi bỏ Nghị quyết số 08/2014/NQ-HĐND, ngày 11 tháng 7 năm
2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng về cơ chế, chính sách ưu đãi đầu
tư trên địa bàn tỉnh Cao Bằng để áp dụng chính sách ưu đãi mức cao nhất do
Chính phủ ban hành; Nghị quyết số 58/2016/NQ-HĐND, ngày 05/8/2016 về
chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp, HTX đầu tư vào nông nghiệp, nông
thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
17


2. Những khó khăn thách thức

Cao Bằng là tỉnh miền núi, xa các trung tâm kinh tế lớn của cả nước và

khu vực, xuất phát điểm thấp, vị trí địa lý có mặt không thuận lợi, địa hình chia
cắt mạnh, khó khăn cho phát triển cơ sở hạ tầng.
Về kinh tế, Cao Bằng hiện nay chưa tự cân đối được ngân sách, nền kinh
tế phát triển chưa bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa hình
thành rõ nét vùng sản xuất hàng hóa tập trung, thị trường kém phát triển.
Là tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trình độ năng lực
sản xuất, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ của tỉnh vẫn còn hạn chế. Hệ
thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội còn nhiều thấp kém, nhất là cơ sở hạ tầng tại
các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu. Mặc dù có một số lợi thế trong phát
triển thương mại, du lịch. Tuy nhiên hiện nay, Cao Bằng vẫn chưa phát huy
được tiềm năng sẵn có và lợi thế của địa phương. Kinh tế cửa khẩu chưa được
khai thác có hiệu quả, môi trường đầu tư, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn
thấp, quan hệ kinh tế đối ngoại với các địa phương thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung
Quốc chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh.
Thực hiện công tác quản lý nhà nước, cải thiện môi trường kinh
doanh, nâng cao chất lượng điều hành của bộ máy chính quyền, nâng cao
chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh
- Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh
tranh tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2017-2020 và kế hoạch của Ủy ban nhân dân
tỉnh về những nhiệm vụ giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư kinh
doanh.
- Trong năm 2017, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để hoàn thiện
thể chế, hoàn thiện công cụ quản lý nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, cải
thiện môi trường đầu tư kinh doanh thu hút đầu tư1.

1

Quyết định số 2206/QĐ-UBND, ngày 29/11/2017 ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 97/NQ-CP,
ngày 02/10/2017 của Chính phủ về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước;

Quyết định số 2221/QĐ-UBND, ngày 30/11/2017 về Phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu
lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Quyết
định số 2240/QĐ-UBND, ngày 01/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện
Nghị quyết 98/NQ-CP của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Quyết định số 241/QĐ-UBND, ngày 08/3/2017 về Kế hoạch
hành động thực hiện tái cơ cấu ngành Công thương giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tỉnh Cao
Bằng; Quyết định số 510/QĐ-UBND, ngày 12/4/2017 phê duyệt Đề án Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh
tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2017-2020 bao gồm 111 nhiệm vụ được giao cho các cơ quan chủ trì phối hợp với các
đơn vị liên quan triển khai thực hiện; Quyết định số 565/QĐ-UBND, ngày 25/4/2017 về triển khai Đề án “Mô
hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp” trên địa bàn tỉnh Cao Bằng”; Quyết định số
1135/QĐ-UBND, ngày 28/7/2017 về việc phê duyệt danh sách các hợp tác xã nông nghiệp thực hiện thí điểm
hỗ trợ về lao động có trình độ tốt nghiệp Đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở hợp tác xã trên địa bàn;

18


- Tiếp tục thực hiện đẩy mạnh cải cách hành chính, rút ngắn thời gian thực
hiện TTHC, giảm chi phí, bảo đảm công khai, minh bạch và nâng cao tinh thần
trách nhiệm của các cơ quan hành chính Nhà nước. Chỉ đạo các cơ quan chuyên
môn rà soát, công bố rút ngắn từ 10-30% thời gian giải quyết các thủ tục hành
chính thuộc thẩm quyền của tỉnh, của sở ngành về đăng ký đầu tư, đăng ký kinh
doanh, cấp phép quy hoạch, cấp phép xây dựng, đất đai, tài nguyên môi trường,
thuế, hải quan... tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (như Sở Kế hoạch và
Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Ban Quản lý khu Kinh
tế tỉnh, Sở Xây dựng, Thuế, Hải Quan2).

Quyết định số 1793/QĐ-UBND, ngày 19/10/2017 về phê duyệt kế hoạch thực hiện mô hình liên kết trong sản
xuất và tiêu thụ lạc giống vụ xuân năm 2017 tại xã Phù Ngọc, huyện Hà Quảng với tổng kinh phí 1.501,3 triệu
đồng, trong đó: NSNN hỗ trợ 441,3 triệu đồng; người dân đóng góp 1.060 triệu đồng; Quyết định số 2221/QĐUBND, ngày 30/11/2017 về về Phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức
tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Quyết định số 2239/QĐUBND, ngày 01/12/2017về Ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chương trình phát triển Công nghiệp hỗ

trợ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2017-2025; Quyết định số 2465/QĐ-UBND, ngày 21/12/2017 về Ban
hành Đề án phát triển vùng sản xuất rau an toàn tập trung theo quy trình VietGAP giai đoạn 2017-2020; Quyết
định số 2468/QĐ-UBND, ngày 25/12/2017 phê duyệt Đề án “Tìm kiếm thị trường tiêu thụ nội địa và xây dựng
thương hiệu cho các sản phẩm hàng hóa của Cao Bằng đặc biệt là các sản phẩm từ lĩnh vực nông, lâm nghiệp
phát triển vùng sản xuất rau an toàn tập trung theo quy trình VietGAP giai đoạn 2017-2020; Quyết định số
2470/QĐ-UBND, ngày 21/12/2017 phê duyệt Đề án “Nghiên cứu một số mô hình phát triển kinh tế rừng gắn
với trồng rừng và bảo vệ môi trường giai đoạn 2016-2020 với tổng kinh phí thực hiện Đề án là 30.506 triêu
đồng.
Rút ngắn thời gian giải quyết TTHC về đăng ký doanh nghiệp, đảm bảo thời gian cấp Chứng nhận đăng
ký thành lập doanh nghiệp trong 02 ngày làm việc; nâng tỷ lệ hồ sơ đăng ký và giải quyết hồ sơ đăng ký doanh
nghiệp qua mạng điện tử.
2

Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, đánh giá, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan đến thu
hồi đất, giải phóng mặt bằng, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, phương pháp định giá đất
và khả năng tiếp cận đất đai cho doanh nghiệp. Triển khai rà soát, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đảm bảo tính nhất quán, minh bạch thông tin. Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn
liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
xuống còn tối đa 20 ngày. Xem xét sử dụng kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu khi hoàn thành thi công xây
dựng công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng khi giải quyết các thủ tục hành chính về cấp Giấy chứng
nhận sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục thẩm định
thiết kế xây dựng, cấp giấy phép xây dựng xuống còn tối đa 63 ngày; rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục kết
nối cấp thoát nước xuống còn tối đa 7 ngày.
Công an tỉnh tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về an ninh,
trật tự; an toàn cháy nổ. Tăng cường công tác phòng ngừa và đấu tranh với các loại tội phạm, tạo môi trường
an ninh, an toàn lành mạnh để doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Rút ngắn thời gian giải quyết thủ
tục thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy xuống còn tối đa 20 ngày.
Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm
pháp luật về buôn lậu, buôn bán hàng cấm, hàng giả, gian lận thương mại, trốn thuế... Chỉ đạo Công ty điện

lực rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục kết nối cấp điện xuống còn tối đa 7 ngày.
Cục Thuế tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục nộp thuế không quá 168
giờ/năm (trong đó thuế là 119 giờ và bảo hiểm xã hội là 49 giờ). Cục Hải quan tỉnh thực hiện thông quan hàng
hóa qua biên giới còn 70 giờ đối với hàng hóa xuất khẩu, 90 giờ đối với hàng hóa nhập khẩu bằng với mức
trung bình của ÁSEAN4;

19


- Xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 192017/NQ-CP, Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ phù hợp với đặc điểm, điều
kiện của tỉnh Cao Bằng; triển khai quyết liệt việc thực hiện Đề án nâng cao chỉ
số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2017-20203. Tập trung
đưa ra các giải pháp cụ thể, thiết thực để cải thiện các chỉ số thành phần điểm
số còn thấp như: Tiếp cận đất đai; Chi phí không chính thức; Tính năng động;
Cạnh tranh bình đẳng. Tiếp tục duy trì ổn định những chỉ số thành phần điểm
số tốt, phấn đấu tăng hạng; tổ chức các cuộc gặp mặt, đối thoại với doanh
nghiệp4 để đồng hành, chia sẻ và giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh
nghiệp, hợp tác xã.
- Xây dựng và hoàn thiện danh mục các dự án để làm căn cứ tổ chức các
hoạt động xúc tiến đầu tư, mời gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh trong năm 2017,
2018 và những năm tiếp theo; chuẩn bị tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, thương
mại, du lịch vào tỉnh Cao Bằng năm 2018; Phối hợp với Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo cải thiện môi trường kinh doanh, nâng
cao năng lực cạnh tranh khu vực miền núi phía Bắc, tạo điều kiện cho các đơn
vị, doanh nghiệp mở rộng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, hợp tác liên
doanh, liên kết phát triển sản xuất, thực hiện mô hình liên kết chuỗi giá trị hàng
hóa, dịch vụ.
Về xây dựng, rà soát các cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp
tác xã phát triển, đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh
Tiếp tục thực hiện thu hút đầu tư với các ưu đãi tại Nghị định số

118/2015/NĐ-CP, ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; rà soát tiêu chí điều
Các chỉ số có định tính, định lượng, chi tiết, cụ thể, rõ ràng; phát huy những chỉ số tăng bậc, tăng điểm:
Tính minh bạch (tăng 0,2 điểm, tăng 4 hạng so với 2016); Cạnh tranh bình đẳng (tăng 0,72 điểm, tăng 11 hạng
so với 2016); Dịch vụ Hỗ trợ doanh nghiệp (tăng 1,82 điểm, tăng 28 hạng so với 2016); Đào tạo lao động (tăng
0,67 điểm, tăng 5 hạng so với 2016); phân tích nguyên nhân và có giải pháp đồng bộ, quyết liệt cải thiện những
chỉ số còn hạn chế như: chi phí gia nhập thị trường (giảm 0,99 điểm, giảm 5 hạng so với 2016); Tiếp cận đất
đai (giảm 0,43 điểm, giảm 2 hạng so với 2016), Tính năng động của lãnh đạo các cấp (tăng 0,21 điểm, không
tăng hạng so với 2016)…;
3

Năm 2017: (1) lần thứ nhất năm 2017 vào ngày 14/4/2017 với sự tham dự của 150 doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh; (2) Tổ chức tọa đàm cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI tỉnh Cao Bằng - Thực trạng và
giải pháp (ngày 19/8/2017); (3) Tổ chức các hội nghị gặp gỡ đối thoại chuyên đề với các doanh nghiệp theo
ngành, lĩnh vực: thuế, nông nghiệp, xây dựng thủy điện; (4) ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ
chức Hội nghị gặp gỡ và đối thoại doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp (ngày 03/11/2017);
(5) ngành Thuế tổ chức 05 Hội nghị tập huấn hướng dẫn Quyết toán các loại thuế, chính sách thuế mới cho
doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức kinh tế; 11 Hội nghị Đối thoại với người nộp thuế (hơn
1.850 lượt người nộp thuế tham dự); (6) UBND các huyện đã tổ chức gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp được
lồng ghép với hội nghị tổng kết chuyên đề như: hội nghị sản xuất thuốc lá và hội nghị sơ kết thi hành Luật
HTX 2012.
4

Năm 2018, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị gặp gỡ đối thoại với doanh nghiệp năm 2018 vào ngày
24/01/2018 với trên 160 doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh tham gia.

20


kiện các đơn vị doanh nghiệp theo Nghị quyết số 58/2016/NQ-HĐND, ngày

05/8/2016 của HĐND tỉnh về việc chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư vào
lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; tiếp tục đôn đốc triển khai Kế hoạch thực hiện
Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn
2016-2020" trên địa bàn tỉnh Cao Bằng góp phần lành mạnh hóa tình hình tài
chính, nâng cao năng lực quản trị của các doanh nghiệp; nghiên cứu, đề xuất
xây dựng chính sách ưu đãi đặc thù, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào
khu du lịch thác Bản Giốc; triển khai thực hiện Nghị định số 57/2018/NĐ-CP,
ngày 17/4/2018 của Chính phủ thay thế nghị định 210/2013/NĐ-CP, ngày
19/12/2013 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông
nghiệp nông thôn; triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo
Luật Hỗ trợ DNNVV; Hướng dẫn trình tự thủ tục đầu tư; hoàn thiện Quy chế
Phối hợp giữa các cơ quan chức năng về QLNN sau đăng ký thành lập đối với
doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh, xây dựng Dự thảo Quy
chế phối hợp giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư đối với dự án đầu tư thực
hiện ngoài khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng…
Chỉ đạo tổ chức triển khai Quyết định số 2468/QĐ-UBND, ngày
25/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt Đề án “Tìm kiếm thị trường
tiêu thụ nội địa và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm hàng hóa của Cao
Bằng đặc biệt là các sản phẩm từ lĩnh vực nông, lâm nghiệp giai đoạn 20172020 nhằm phát huy “liên kết 4 nhà” trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; phát
huy lợi thế của các đơn vị đồng thời nghiên cứu, lồng ghép và gắn kết với các
Đề án thuộc Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020
để tăng cường xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường đầu ra tiêu thụ cho các
sản phẩm của các doanh nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn.
II. Tình hình hoạt động của các dự án đầu tư tại tỉnh Cao Bằng năm 2017
1. Tình hình triển khai các dự án đầu tư trong năm 2017
Trong năm 2017, nhiều dự án trên địa bàn tỉnh tiếp tục được triển khai
thực hiện với số vốn thực hiện trong năm đạt 1.056,71 tỷ đồng, tăng hơn
20% so với cùng kỳ năm 2016.
Sau khi Nghị quyết 58/2016/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về
chính sách đặc thù hỗ trợ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn được ban

hành5, đã thu hút các doanh nghiệp, HTX tăng cường đầu tư vào lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn:

Thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị quyết 58/2016/NQ-HĐND, năm 2018, tỉnh bố trí 9
tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp, dự kiến cả giai đoạn 2016-2020 sẽ bố trí 30 tỷ đồng hỗ trợ các đơn vị đầu tư
vào nông nghiệp, nông thôn.
5

21


- Trước khi Nghị quyết 58/2016/NQ-HĐND được Hội đồng nhân dân tỉnh
thông qua, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có 29 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn với tổng vốn đăng ký 1.325,753 tỷ đồng.
- Sau khi Nghị quyết 58/2016/NQ-HĐND được ban hành, tính đến ngày
31/5/2018, đã có 44 dự án đăng ký đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
với tổng số vốn đăng ký trên 2.000 tỷ đồng6.
Hiện nay, các dự án được cấp chủ trương đa số đã đi vào hoạt động, bước
đầu phát huy hiệu quả tốt như dự án: Trại bò Vân Trình (Thạch An) của Công
ty TNHH xây dựng 26/3; Trang trại chăn nuôi Thông Huề (Trùng Khánh) của
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Cao Bằng; Trang trại chăn nuôi lợn rừng và
trồng cây ăn quả ở xã Bế Triều (Hòa An) của Công ty TNHH Thái Dương; còn
một số dự án đang tiếp tục xây dựng các hạng mục như: nhà điều hành, chuồng
trại, hệ thống xử lý, hoàn thiện các thủ tục đất đai…
Các dự án triển khai, đi vào hoạt động đã góp phần giải quyết việc làm
cho người lao động như dự án Đầu tư khai thác mỏ thiếc sa khoáng Nậm kép
của Công ty Cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Cao Bằng đã tạo việc làm
cho 319 lao động với thu nhập bình quân đạt 4,8 triệu đồng; dự án của Công
ty cổ phần gang thép Cao Bằng tạo việc làm cho 890 lao động với thu nhập
bình quân 6,53 triệu đồng. Nhiều dự án đi vào hoạt động đã và đang góp

phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng phát triển. Một số dự án có
doanh thu và nộp ngân sách lớn cho tỉnh như dự án Khu liên hợp gang thép
trong năm 2017 đã đóng góp cho ngân sách của tỉnh là 74,43 tỷ đồng. Một
số dự án Thủy điện đang hoạt động tốt7 có nhiều đóng góp cho tỉnh.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như khó khăn về thị trường,
hạn chế về tài chính, vẫn còn nhiều dự án gặp khó khăn trong triển khai thực
hiện. Nhiều dự án hoạt động không hiệu quả, hoạt động cầm chừng hoặc phải

Trong đó: + Số dự án đã được UBND tỉnh cấp Quyết định chủ trương đầu tư là 29 dự án, với tổng vốn
đăng ký khoảng gần 2.000 tỷ đồng (Năm 2016 là 9 dự án; năm 2017 là 15 dự án; đến hết tháng 5/2018 là 5 dự
án). Đối với 29 dự án đã được cấp quyết định chủ trương đầu tư, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chăn nuôi với
17 dự án, lĩnh vực trồng trọt 07 dự án, chế biến nông sản, thực phẩm 05 dự án. Số dự án đang thực hiện thủ tục
cấp quyết định chủ trương đầu tư là 15 dự án với tổng vốn đăng ký là 131,287 tỷ đồng.
6

7

Thủy điện Bảo Lâm 1 với tổng vốn đầu tư 915 tỷ đồng, công suất 30MW. Sau hơn 2 năm thi công, đến
tháng 1/2017, chính thức hoàn thành, hòa vào điện lưới quốc gia. Sau 1 năm đi vào hoạt động, sản lượng điện
sản xuất đạt trên 95 triệu Kwh, doanh thu đạt gần 100 tỷ đồng và đóng góp cho ngân sách nhà nước trên 20 tỷ
đồng. Nhà máy Thuỷ điện Bảo Lâm 3A có tổng mức đầu tư 312 tỷ đồng, được khởi công xây dựng từ tháng
02/2016. Sau 20 tháng thi công, ngày 11/11/2017 đã phát điện tổ máy số 1, đến ngày 23/12/2017, phát điện tổ
máy số 2. Nhà máy Thủy điện Bảo Lâm 3 có tổng mức đầu tư gần 1.500 tỉ đồng và được khởi công xây dựng
vào tháng 07/2015. Sau thời gian thi công 28 tháng, công trình đã hoàn thành với 2 tổ máy, công suất lắp máy
46 MW, sản lượng điện trung bình/năm 192.175 triệu kwh. Ngày 13/11/2017 đã phát điện tổ máy 1; ngày
23/11/2017 phát điện tổ máy 2.

22



tạm ngừng hoạt động. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực chế biến khoáng sản,
trong năm 2017, chỉ có 5/27 dự án đang hoạt động, 13/27 dự án đang tạm
dừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, 9/27 dự án chưa được triển khai.
Trong năm 2017, trên địa bàn tỉnh đã có 06 dự án bị thu hồi giấy chứng nhận
đầu tư do không triển khai thực hiện theo đúng quy định.
1.2. Tình hình tuân thủ các quy định của pháp luật của các doanh
nghiệp khi triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh
- Thực hiện quy định của Luật đầu tư: Các chủ đầu tư cơ bản đã chấp hành
các quy định của Luật Đầu tư về các thủ tục đăng ký đầu tư, điều chỉnh dự án
đầu tư. Tuy nhiên, riêng đối với quy định về chế độ báo cáo, các chủ đầu tư hầu
như chưa chủ động thực hiện đúng theo quy định, chỉ khi cơ quan quản lý nhà
nước yêu cầu mới thực hiện báo cáo.
- Thực hiện quy định về đất đai, bảo vệ môi trường: Hiện nay, đa phần các
dự án đã thực hiện thủ tục về đất đai. Trong năm 2017, đã có 28 dự án hoàn
thành các thủ tục về đất đai theo quy định. Tuy nhiên, vẫn còn một số dự án
vẫn còn vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Về bảo vệ môi trường,
nhiều dự án đã thực hiện các thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định tại
Nghị định 18/2015/NĐ-CP, ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy
hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Trong năm 2017, đã có 12 dự án
được thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Thực hiện quy định về xây dựng: Các dự án cơ bản đã chấp hành các quy
định của pháp luật về xây dựng.
- Thực hiện quy định về nghĩa vụ tài chính, thuế: Các chủ đầu tư tại các
dự án cơ bản tuân thủ tốt các quy định về nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, doanh thu và lợi nhuận của nhiều dự án đầu tư còn thấp, một số doanh
nghiệp còn nợ thuế, nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản vớ số tiền lớn, kéo
dài, khó thu8. Ngoài ra hiện nay, đa phần các dự án vẫn trong thời gian được
hưởng ưu đãi đầu tư nên đóng góp cho ngân sách nhà nước của các dự án này
vẫn còn hạn chế.


2. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ TẠI CAO
8
Theo Kế hoạch số 769/KH-BCĐ, ngày 30/3/2018 của Ban chỉ đạo chống thất thu ngân sách và thu hồi nợ
đọng tỉnh Cao Bằng tính đến 31/12/2017: Có 18 Doanh nghiệp khai thác khoáng sản Nợ tiền cấp quyền Khai
thác khoáng sản là 55,4 tỷ đồng; tiền thuế, phí phạt chậm nộp là hơn 47 tỷ đồng (điển hình có Công ty cổ phần
Đầu tư khoáng sản Bảo Lâm nợ trên 20 tỷ đồng, trong đó riêng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trên 15
tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Tài nguyên Khoáng sản Hối Thăng nợ số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
trên 14 t ỷ đồng; Công ty cổ phần khoáng sản Đông Bắc nợ cấp quyền khai thác khoáng sản trên 8 tỷ đồng;
Hợp tác xã Long Sơn gần 5 tỷ đồng); Có 12 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XDCB nợ thuế phí phạt
chậm nộp tổng số tiền hơn 36,63 tỷ đồng; Có 9 doanh nghiệp kinh doanh khác nợ số thuế hơn 6,361 tỷ đồng.

23


BẰNG NĂM 2017
2.1. Kết quả đạt được
Tính đến hết năm 2017, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có 256 dự án đầu tư
với tổng số vốn đăng ký là 38.232,774 tỷ đồng
Trong đó, có 15 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký là
1.402,875 tỷ đồng9. 5 tháng đầu năm 2018: Cấp chủ trương đầu tư, Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư cho 13 dự án10 với tổng số vốn đăng ký là 1.937,012 tỷ
đồng; Lũy kế đến 31/5/2018, trên địa bàn tỉnh có 259 dự án11 với tổng số vốn
đăng ký 40.169,762 tỷ đồng, trong đó có 15 dự án có vốn đầu tư nước ngoài
với số vốn đăng ký là 1.402,875 tỷ đồng.
Thu hút đầu tư các dự án phát triển đô thị, xây dựng hạ tầng kỹ thuật
đô thị
UBND tỉnh đã phê duyệt Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh Cao
Bằng và Chương trình phát triển đô thị của 13/13 huyện, thành phố trên địa bàn
tỉnh Cao Bằng đến năm 2030, tạo thuận lợi cho các địa phương trong việc nâng

cấp và phát triển đô thị, kêu gọi đầu tư các dự án, các khu vực đô thị mới. Ban
hành các qui định quản lý về phát triển đô thị, hướng dẫn các nhà đầu tư thực
hiện dự án hạ tầng, dự án phát triển đô thị theo qui định12.
Nhận định chung: Trong năm 2017, tình hình thu hút đầu tư của Cao Bằng
tiếp tục đạt được những kết quả đáng khích lệ. Thu hút đầu tư của Cao Bằng
tiếp tục đạt được những kết quả đáng khích lệ, số dự án được cấp Quyết định
chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là 34 dự án, tăng 25,93%
so với năm 2016. Tổng vốn đăng ký đầu tư trong năm 2017 đạt 9.392,139 tỷ
đồng, tăng 484,84% so với năm 2016.
Trong đó, khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng có 58 dự án đầu tư gồm 10 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn
đăng ký là 23 triệu USD và 598 tỷ đồng; 48 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký đầu tư khoảng 8.780 tỷ
đồng.
9

10

Trong đó, Lĩnh vực nông lâm nghiệp là 5 dự án với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 163,16 tỷ đồng;
Lĩnh vực thương mại, dịch vụ: 04 dự án với tổng vốn đầu tư là 15,32 tỷ đồng; Lĩnh vực du lịch: 02 dự án
với tổng vốn đầu tư là 842 tỷ đồng; Lĩnh vực thủy điện: 02 dự án với tổng vốn đầu tư là 916,532 tỷ đồng.
11

Trong đó, Lĩnh vực nông nghiệp là 57 dự án với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 3.377,4 tỷ đồng;
Lĩnh vực Khai thác chế biến khoáng sản: 96 dự án với tổng vốn đầu tư là 17.476,8 tỷ đồng; Lĩnh vực
thương mại, dịch vụ: 78 dự án với tổng vốn đầu tư là 9.756,911 tỷ đồng; Lĩnh vực du lịch: 10 dự án với
tổng vốn đầu tư là 1.629,7 tỷ đồng; Lĩnh vực thủy điện: 18 dự án với tổng vốn đầu tư là 7.928,7 tỷ đồng.
Lựa chọn Nhà đầu tư cho Dự án PTĐT Nà Cáp - Dự án 3B, phường Sông Hiến; Đang đánh giá hồ sơ đề xuất lựa
chọn nhà đầu tư cho Dự án phát triển đô thị số 8A, phường Sông Hiến; Lập xong báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án phát
triển đô thị Khuổi Đưa-Dự án 1B, phường Ngọc Xuân; Đang lập quy hoạch điều chỉnh chi tiết Dự án phát triển đô thị số
3A, phường Đề Thám; Giao nhiệm vụ cho Nhà đầu tư lập đề xuất dự án phát triển đô thị khu C, phường Sông Bằng - Phần
hạ tầng kỹ thuật; Đang lập báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án phát triển đô thị số 9A, 10A, phường Đề Thám.

12

24


Sau khi Nghị quyết số 58/2016/NQ-HĐND ngày 05/8/2016 của Hội đồng
nhân dân tỉnh ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã đầu
tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có hiệu lực, số dự
án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trong thời gian ngắn đã có sự thay đổi mạnh
mẽ. Trong năm 2016, số dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là
09 dự án với tổng vốn đăng ký là 802,326 tỷ đồng. Trong năm 2017, số dự án
đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là 15 dự án với tổng vốn đăng ký
đầu tư là 867,143 tỷ đồng, tăng 8,08% so với năm 2016.
Bên cạnh lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực thương mại - dịch vụ tiếp tục là
điểm sáng trong thu hút đầu tư của tỉnh Cao Bằng. Trong năm 2017, số dự án
đầu tư vào lĩnh vực thương mại - dịch vụ là 13 dự án với tổng vốn đăng ký là
7.510,304 tỷ đồng, tăng 2.440% so với năm 2016.
Phát huy lợi thế về tài nguyên khoáng sản, thủy điện, trong năm 2017 đã
có 04 dự án khai thác khoáng sản với số vốn đăng ký là 35,818 tỷ đồng, 02 dự
án thủy điện với số vốn đăng ký là 978,874 tỷ đồng được cấp chủ trương đầu
tư.

II. Tình hình hoạt động của các dự án đầu tư và thu hút đầu tư năm 2018
1. Tình hình hoạt động đầu tư năm 2018
1.1 Đầu tư Lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
Sau khi Nghị quyết 58/2016/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về chính
sách đặc thù hỗ trợ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn được ban hành13,
đã thu hút các doanh nghiệp, HTX tăng cường đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp,
nông thôn:
- Trước khi Nghị quyết 58/2016/NQ-HĐND được Hội đồng nhân dân tỉnh

thông qua, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có 29 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn với tổng vốn đăng ký 1.325,753 tỷ đồng.
- Sau khi Nghị quyết số 58/2016/NQ-HĐND ngày 05/8/2016 của Hội đồng
nhân dân tỉnh ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã đầu
tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có hiệu lực, số dự
án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp trong thời gian ngắn đã có sự thay đổi mạnh
mẽ. Trong năm 2016, số dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là
09 dự án với tổng vốn đăng ký là 802,326 tỷ đồng. Trong năm 2017, số dự án
đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là 15 dự án với tổng vốn đăng ký
Thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị quyết 58/2016/NQ-HĐND, dự kiến cả giai đoạn
2016-2020 sẽ bố trí 30 tỷ đồng hỗ trợ các đơn vị đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Tới tháng 5/2019 đã có
02 đơn vị (HTX Thắng Lợi và HTX Bảo Hưng) được UBND tỉnh quyết định hỗ trợ đầu tư với số vốn hỗ trợ
gần 03 tỷ đồng (HTX Thắng Lợi và HTX Bảo Hưng)
13

25


×