Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

nâng cao hiệu quả hoạt động logistics của tổng công ty cổ phần may việt tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
----

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN MÔN QUẢN TRỊ LOGISTICS
Tên đề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động Logistics của
Tổng Công ty Cổ phần may Việt Tiến
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Xuân Hòa
Nhóm sinh viên thực hiện:
ST
T
1
2
3
4
5
6

Họ và tên

Lớp

MSSV


BẢNG MÔ TẢ VÀ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN BÀI TẬP LỚN
CỦA TỪNG THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
Đánh giá
Họ và tên
(ký tên)


Nhiệm vụ chính

Tích cực

Hạn chế

Tỷ lệ hoàn
thành nhiệm
vụ

Nhóm trưởng:
lên kế hoạch,
định hướng,
phân chia, kiểm
soát mọi hoạt
động của nhóm
và tổng hợp bài
báo cáo

Chưa làm tốt nhiệm
vụ của một người
Chủ động trong quá
nhóm trưởng cần
trình lên kế hoạch
làm, còn chậm chễ
và phân chia công
trong việc phản hồi
việc cho các thành
kết quả thực hiện
viên.

công việc của từng
thành viên

70%

Đảm nhận phần
tìm tài liệu (đặc
biệt phần
Outbound
Logistic), thực
hiện một số
công việc khác
của nhóm

Sẵn sàng đảm nhận
mọi nhiệm vụ
nhóm phân công,
và nhiệt tình trong
công việc của
nhóm

80%

Đảm nhận tìm
tài liệu (đặc biệt
phần Outbound
Logistic)

Sẵn sàng đảm nhận
mọi nhiệm vụ

nhóm phân công và
nhiệt tình trong
công việc của
nhóm

Đảm nhận tìm
tài liệu (đặc biệt
phần mô tả
chuỗi cung ứng)
thực hiện một số
công việc khác
của nhóm

Tích cực và chủ
động trong việc tìm
tài liệu

Nộp bài chậm

70%

Thuyết trình

Chủ động trách
nhiệm trong nhiệm
vụ được giao

Không sôi nổi
trong một số hoạt
động


70%

Làm slide

Chủ động trong
nhiệm vụ được giao

Nộp bài chậm

70%

2
BÀI TẬP LỚN LOGISTICSS – GVHD TS NGUYỄN THỊ XUÂN HÒA

80%


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

3
BÀI TẬP LỚN LOGISTICSS – GVHD TS NGUYỄN THỊ XUÂN HÒA


Lời cảm ơn
Chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Nguyễn Thị Xuân Hòa –
giảng viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Viện Kinh tế và Quản lý, Bộ môn Quản
lý công nghiệp. Trong quá trình được Cô giảng dạy và tận tình chỉ bảo, nhóm chúng em
đã được biết thêm nhiều kiến thức bổ ích và cần thiết về Logistics và chuỗi cung ứng mà
cô chia sẻ cho lớp. Những kiến thức ấy không chỉ giúp chúng em hoàn thành Bài báo cáo
môn học, mà nó còn giúp chúng em vững tin trên con đường tương lai sau này – khi rời
ghế nhà trường. Bài báo cáo được hoàn thành dưới sự nỗ lực của các thành viên trong
nhóm, tuy nhiên không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế mà chưa nhìn ra được.
Mong cô có những đóng góp và nhận xét để giúp nhóm hoàn thiện cả về mặt kiến thức
lẫn kỹ năng. Những ý kiến của cô là những điều mà nhóm mong muốn được lắng nghe!
Xin chân thành cảm ơn Cô.

4
BÀI TẬP LỚN LOGISTICSS – GVHD TS NGUYỄN THỊ XUÂN HÒA


Mục lục

5

BÀI TẬP LỚN LOGISTICSS – GVHD TS NGUYỄN THỊ XUÂN HÒA


Chương 1: Giới thiệu sơ lược về Tổng Công ty cổ phần may Việt
Tiến
1.1 Một số thông tin cơ bản
Tên doanh nghiệp: TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN
Tên tiếng Anh: VIETTIEN GARMENT CORPORATION
Tên viết tắt: VTEC
Địa chỉ: 7 Lê Minh Xuân, Phường 7, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-8) 38640800 – Fax: (84-8) 38645085 – Email:
Người đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Văn Tiến - Chức danh: Tổng Giám Đốc
Lĩnh vực kinh doanh:
– Sản xuất quần áo các loại;
– Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển giao nhận hàng hóa;
– Sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may; máy móc phụ tùng và các thiết bị
phục vụ ngành may công nghiệp; thiết bị điện âm thanh và ánh sáng
– Kinh doanh máy in, photocopy, thiết bị máy tính; các thiết bị, phần mềm trong lĩnh vực
máy vi tính và chuyển giao công nghệ; điện thoại, máy fax, hệ thống điện thoại bàn; hệ
thống điều hoà không khí và các phụ tùng (dân dụng và công nghiệp); máy bơm gia dụng
và công nghiệp;
– Kinh doanh cơ sở hạ tầng đầu tư tại khu công nghiệp;
– Đầu tư và kinh doanh tài chính;
– Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
Tiêu chuẩn hệ thống:
– Hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2015, giấy chứng nhận số
38111312004, được cấp bởi Intertek
– Chứng nhận SA 8000, giấy chứng nhận: SA 591551, được cấp bởi BSI WRAP, giấy
chứng nhận 4118, được cấp bởi tổ chức WRAP
– Tiêu chuẩn thực hành tốt 5S

Vốn điều lệ: 441 tỷ đồng1
Số lượng nhân viên: 8.741 người2
Thị phần trong nước: 3%
Doanh thu (nội địa xuất khẩu): 20% 80%

1 Báo cáo tài chính 2017 của Việt Tiến
2 Báo cáo tài chính 2017 của Việt Tiến
6
BÀI TẬP LỚN LOGISTICSS – GVHD TS NGUYỄN THỊ XUÂN HÒA


1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty may Việt Tiến được thành lập năm 1975 với tiền thân là một nhà máy nhỏ
mang tên “Thái Bình Dương Kỹ Nghệ Công Ty”, với thiết bị cũ kỹ lạc hậu, lúc đầu chỉ có
hơn 100 lao động, chủ yếu là may gia công xuất khẩu.
Tháng 5/1977 được Bộ Công Nghiệp công nhận là xí nghiệp quốc doanh và đổi tên thành
Xí Nghiệp May Việt Tiến.
Nhờ vào nỗ lực cố gắng đó mà theo quyết định số 103/CNN/TCLĐ, xí nghiệp
được Bộ Công Nghiệp chấp nhận nâng lên thành Công Ty May Việt Tiến. Sau đó, lại
được Bộ Kinh Tế Đối Ngoại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp với tên giao dịch đối
ngoại là VIET TIEN GARMENT IMPORT – EXPORT COMPANY viết tắt là VTEC
(theo giấy phép số 102570 ngày 08/02/1991). Căn cứ Văn bản số 7599/VPCP - ĐMDN
ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Văn phòng Chính phủ về việc tổ chức lại Công ty May
Việt Tiến. Xét đề nghị của Tập đoàn Dệt May Việt Nam tại Tờ trình số 28/TĐDM-TCLĐ
ngày 09 tháng 01 năm 2007 và Đề án thành lập Tổng công ty May Việt Tiến.
Căn cứ Quyết định số 2576/QĐ-BCN ngày 26 tháng 7 năm 2007 của Bộ Công
nghiệp về việc xác định giá trị Tổng công ty May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt
Nam để cổ phần hóa. Căn cứ Quyết định số 0408/QĐ-BCT ngày 30/08/2007 của Bộ
Công Thương về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển Tổng công ty may
Việt Tiến thành Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến.

Từ đó tới nay công ty liên tục đi đầu và phát triển trong lĩnh vực may mặc, trở
thành cánh chim đầu đàn trong ngành may mặc Việt Nam.

1.3 Một số thông tin tài chính của Tổng Công ty
1.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh
Dưới đây là tình hình hoạt động kinh doanh của Việt Tiến trong những năm gần
đây:

Nguồn: Dựa vào thông tin tìm hiểu của nhóm và báo cáo tài chính của Việt Tiến
7
BÀI TẬP LỚN LOGISTICSS – GVHD TS NGUYỄN THỊ XUÂN HÒA


Từ những số liệu trên có thể đưa ra nhận định Việt Tiến đang kinh doanh có lãi và
có xu hướng phát triển
1.3.2 Tài sản của Tổng Công ty
Dưới đây là thông tin về tài sản và nguồn vốn của Việt Tiến trong các năm gần
đây:

Nguồn: Dựa vào thông tin tìm hiểu của nhóm và báo cáo tài chính của Việt Tiến

8
BÀI TẬP LỚN LOGISTICSS – GVHD TS NGUYỄN THỊ XUÂN HÒA


Hàng tồn kho qua các năm từ 2014 – 2017 đang có xu hướng ngày càng tăng, có
thể nhận định tạm thời là do doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất nên lượng nguyên
vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm tăng lên.
1.3.3 Chỉ tiêu tài chính


Nguồn: Dựa vào thông tin tìm hiểu của nhóm và báo cáo tài chính của Việt Tiến
ROA và ROE của doanh nghiệp có xu hướng giảm, nên có thể nhận định rằng sức
sinh lời của tài sản và vốn chủ sở hữu mà Việt Tiến bỏ ra để kinh doanh trong những năm
gần đây không hiệu quả như các năm trước.

9
BÀI TẬP LỚN LOGISTICSS – GVHD TS NGUYỄN THỊ XUÂN HÒA


Chương 2: Logistics và chuỗi cung ứng của Tổng Công ty Cổ phần
may Việt Tiến
2.1 Sơ đồ Logistics của Việt Tiến
2.1 1 Sơ đồ tổng quát về phương thức sản xuất của ngành dệt may Việt Nam

Đối với thị trường trong nước thì Việt Tiến thực hiện hết tất cả các công đoạn của
ngành may. Nhưng đối với hàng xuất khẩu ra nước ngoài thì FOB là phương thức chủ
yếu mà Việt Tiến tiếp cận.
• CMT (Cut-Make-Trim): đây là phương thức xuất khẩu đơn giản và mang
lại giá trị ít nhất cho ngành may.
• OEM (Original Equipment Manufacturing): phương thức này bậc cao hơn
CMT, ở đây nhà sản xuất chủ động hơn trong việc đặt nguồn nguyên vật
liệu (nhà sản xuất tự tìm nhà cung cấp hoặc được chỉ định từ đối tác)
• ODM (Original Design Manuafacturing): Đây là phương thức cải tiến của
OEM. Ở phương thức này nhà sản xuất làm thêm công đoạn tự thiết kế và
sau khi hoàn thành xong sản phẩm thì bán lại cho một thương hiệu uy tín
trên thế giới.
• OBM (Original Brand Manuafacturing): Đây là phương thức mà các nhà
sản xuất làm hết các công đoạn trong ngành may. Ở nước ta nếu các nhà
sản xuất tiếp cận theo phương thức này thì hàng hóa chủ yếu được phân
phối ở trong nước hoặc một số nước trong khu vực.

10
BÀI TẬP LỚN LOGISTICSS – GVHD TS NGUYỄN THỊ XUÂN HÒA


2.1.2 Sơ đồ chuỗi cung ứng tổng quát của Việt Tiến
Thông qua tìm hiểu và nghiên cứu, nhóm thực hiện đã đưa ra sơ đồ tổng quát về
chuỗi cung tại Việt Tiến
Hình 1: Sơ đồ tổng quát về chuỗi cung ứng của Việt Tiến

Nguồn: Nhóm thực hiện
2.1.3 Ví dụ cụ thể cho hoạt động logistics tại Việt Tiến

11
BÀI TẬP LỚN LOGISTICSS – GVHD TS NGUYỄN THỊ XUÂN HÒA


Để mô tả cụ thể và chi tiết hơn về chuỗi cung ứng cũng như hoạt động logistics
của Việt Tiến, nhóm tác giả đã thu gọn mạng lưới cung ứng của họ. Từ nhiều đơn vị cung
cấp của Vinatex, nhóm tác giả đã chọn ra doanh nghiệp tiêu biểu là Nhà máy sản xuất vải
Yarn Dyed (có địa chỉ tại huyện Đức Hòa – Tỉnh Long An). Tương tự như vậy, nhà máy
sản xuất của Việt Tiến - Công ty may Thuận Tiến (địa chỉ huyện Hàm Thuận Bắc – Tỉnh
Bình Thuận); nhà kho tổng tại Hà Nội(Lạc Trung – Hai Bà Trưng) và đại lý tại Royal
City (như hình 2).
Hình 2

Nguồn: Nhóm thực hiện
Để hiểu rõ hơn được hoạt động Logistics của công ty, nhóm nghiên cứu đã xây
dựng một số thông tin dưới đây (chiều: Logistic xuôi)
Nhà máy sản xuất vải Yarn Dyed (Vinatex) – Công ty may Thuận Tiến (Việt Tiến)
Tiêu chí

Giá trị ước lượng
Lý do lựa chọn/cơ sở ước lượng
Để đơn giản hóa việc ước lượng thay vì lựa
Phương thức vận tải Đường bộ
chọn các phương thức vận tải khác hay vận
tải đa phương thức.
Việt Tiến thường sử dụng phương tiện này để
Phương tiện vận tải Container 20 feet
vận chuyển vải.
Quãng đường
226 Km
Sử dụng google map
Leadtime
4 tuần
Dựa vào ước lượng của VITAS3 (2014)

100.000 mét vải
Ước lượng chủ quan (có tham khảo nhiều
3 Hiệp hội dệt may Việt Nam
12
BÀI TẬP LỚN LOGISTICSS – GVHD TS NGUYỄN THỊ XUÂN HÒA


nguồn)

Công ty may Thuận Tiến (Việt Tiến) – Nhà kho tại Hà Nội
Tiêu chí
Giá trị ước lượng
Lý do lựa chọn/ cơ sở ước lượng
Để đơn giản hóa việc ước lượng thay vì lựa

Phương thức vận tải Đường bộ
chọn các phương thức vận tải khác khác hoặc
vận tải đa phương thức.
Việt Tiến thường sử dụng phương tiện này để
Phương tiện vận tải Container 20 feet
vận chuyển.
Quãng đường
1522 Km
Sử dụng google map
Leadtime
2 tuần
Dựa vào ước lượng của VITAS4 (2014)
Ước lượng chủ quan (có tham khảo nhiều

7000 chiếc sơ mi
nguồn)

Nhà kho tại Hà Nội - Royal City
Tiêu chí
Giá trị ước lượng
Phương thức vận tải Đường bộ
Phương tiện vận tải

Ôtô tải

Quãng đường

8 Km

Leadtime


1 tuần



100 chiếc sơ mi

Lý do lựa chọn/ cơ sở ước lượng
Đường bộ là phương thức vận tải duy nhất
công ty sử dụng cho trường hợp này.
Ô tải là phương tiện phù hợp trong việc vận
chuyển sản phẩm của Việt Tiến trong nội
thành.
Sử dụng google map
Dựa vào ước lượng của VITAS5 (2014) và
ước lượng chủ quan của nhóm
Ước lượng chủ quan (có tham khảo nhiều
nguồn)

2.2 Inbound Logistics và Outbound Logistics của Việt Tiến
4 Hiệp hội dệt may Việt Nam
5 Hiệp hội dệt may Việt Nam
13
BÀI TẬP LỚN LOGISTICSS – GVHD TS NGUYỄN THỊ XUÂN HÒA


2.2.1 Inbound Logistics (Hoạt động đầu vào)
Mô tả hoạt động Inbound
Inbound Logistics tại Việt Tiến được mô tả như hình dưới đây:



Hình 3



Nguyên, phụ liệu đầu vào

Đặc điểm của công ty may Việt Tiến là vừa may gia công, sản xuất hàng FOB xuất
khẩu, FOB nội địa. Mặc khác sản phẩm của công ty khá đa dạng về mẫu mã lẫn kiểu
dáng như: sơ mi, quần tây, quần khaki, vest, jacket, đồ thể thao,...Do vậy nguyên, phụ
liệu cần cho quá trình sản xuất thuộc nhiều chủng loại khác nhau.
Đối với các hợp đồng gia công thì nguyên, phụ liệu chủ yếu do bên đặt gia công gửi
sang, một phần nhỏ là bên đặt gia công nhờ mua hộ. Đối với nguyên, phụ liệu cho sản
xuất FOB xuất khẩu và nội địa thì công ty tự mua ngoài. Công tác quản lí nguyên phụ
liệu đặt ra mục tiêu là bảo quản, sử dụng tiết kiệm tối đa những nguyên liệu chính và bảo
quản nguyên phụ liệu theo từng kho dựa theo công dụng của chúng.
Dưới đây là bảng phân loại nguyên, phụ liệu của công ty (dựa vào tỉ trọng giá trị trên
một sản phẩm chia ra nguyên liệu và phụ liệu)
Nguyên liệu6

Phụ liệu7

6 Thành phần chiếm tỉ trọng lớn, tạo nên tính chất cơ bản cho một sản phẩm
7 Những nguyên phụ liệu có sẵn đa dạng về chủng loại góp tỉ trọng nhỏ trong giá trị sản phẩm nhưng tạo nên đặc
điểm sản phẩm
14
BÀI TẬP LỚN LOGISTICSS – GVHD TS NGUYỄN THỊ XUÂN HÒA


Cúc

Khóa
Keo
Chỉ
Đinh
Kim,...

Vải chính
Vải lót
Vải dựng
Vải phối



Nhà cung cấp nguyên vật liệu

Trong nước Vinatex là nhà cung ứng bông sợi chủ yếu cho Việt Tiến 8 và nhiều
doanh nghiệp dệt may khác. Vinatex đang tiến hành đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu.
Tập đoàn dệt may Việt Nam cho biết ngành dệt may đang tập trung đầu tư sản phẩm có
khả năng hút vốn và khả năng phát triển cao. Những gần đây, Vinatex đã đầu tư mở rộng
nhanh quy mô sản xuất theo chuỗi khép kín, Vinatex đã hoàn thành và đưa vào vận hành
dự án May Kiên Giang, đang khẩn trương xây dựng và hoàn thiện dự án Sợi Phú Hưng,
dự án Vải Yarndyed với tổng mức đầu tư 838 tỷ đồng, tăng năng lực sản xuất của Tập
đoàn thêm 2,16 cọc sợi với 4.700 tấn sợi/ năm; 96 máy dệt với 10 triệu mét vải
yarndyed/năm.
Các công ty con cũng tiếp tục đầu tư mới và đầu tư mở rộng đạt 6,9 vạn cọc sợi
với tổng sản lượng tăng thêm 15.799 tấn/năm, dệt nhuộm với tổng sản lượng tăng thêm
24 triệu mét vải/năm; 1 dây chuyền vải denim và 3.600 tấn vải dệt kim, 179 chuyền may
với tổng sản lượng tăng thêm 32,23 triệu sản phẩm/ năm.
Như vậy có thể nhận định được rằng nhà cung cấp chính của Việt Tiến là Vinatex
– đang ngày càng đầu tư và mở rộng quy mô để tăng khả năng cung ứng và lợi thế cạnh

tranh của mình với các đối tác.
Ngoài ra, Việt Tiến còn chủ yếu nhập khẩu nguyên phụ liệu là ở một số quốc gia
như Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Trung Phi… nơi có những nguồn cung lớn chất lượng
và khá ổn định.


Quản lý vật tư và nhà kho
- Nhập kho: cần căn cứ vào những yêu cầu sau đây để thực hiện nhập kho đúng
quy định:
+ Kế hoạch cho các mã hàng
+ Nhu cầu vật tư
+ Hướng dẫn phụ liệu
+ Bảng theo dõi nhận nguyên phụ liệu
Thủ kho có trách nhiệm theo dõi và giao nhiệm vụ cho một bộ phận để kiểm tra
chất lượng và số lượng.
- Xuất kho: Xuất nguyên phụ liệu cho các chuyền may hoặc xưởng cắt
+ Căn cứ vào mức cấp nguyên phụ liệu của mã hàng do cán bộ kế hoạch cung cấp

8 Theo các báo cáo thường niên của Việt Tiến
15
BÀI TẬP LỚN LOGISTICSS – GVHD TS NGUYỄN THỊ XUÂN HÒA


+ Căn cứ vào hạn mức đã được lên kế hoạch để phân cho các tổ may
+ Khi cấp nguyên phụ liệu phải có chữ ký hoặc sự xác minh vào sổ vật tư
- Kiểm soát kho:
+ Các nguyên phụ liệu trong kho còn tồn lại phải được xếp theo đúng như các mã
hàng gán trên kệ, thùng có đánh dấu để tiện theo dõi và bảo quản.
+ Thủ kho phải thường xuyên kiểm tra kho vật tư thông qua hệ thống dữ liệu trên
máy tính của kho cũng như trực tiếp tới từng khu vục của nhà kho để đảm bảo quá

trình sản xuất được diễn ra liên tục nhưng không tồn trữ quá nhiều và đảm bảo an
toàn cho nhà kho (vì là kho vải nên dễ gây cháy nổ).
- Một số phương tiện để vận chuyển và bảo quản: xe đẩy tay, kệ, giá để hàng, bao
túi,....
Là một doanh nghiệp lớn, Công ty Cổ phần may Việt Tiến có nguồn nhân lực rất
dồi dào, kinh doanh trong phạm vi rộng khắp cả nước và trên thế giới. Với phạm
vi kinh doanh như vậy, để có thể đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra
liên tục, không bị gián đoạn và để đảm bảo đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn
thì công ty phải chú trọng tới công tác quản trị nguyên vật liệu đầu vào. Và trên
thực tế Việt Tiến là một trong những doanh nghiệp thực hiện thành công việc áp
dụng hệ thống kiểm soát hàng tồn kho liên tục. Nhiều nhà máy lớn của Việt Tiến
đã sử dụng công nghệ RFID, BARCODE,... để giám sát dòng chảy của nguyên vật
liệu trong kho. Áp dụng hệ thống này, mức tồn kho mỗi vật tư được theo dõi liên
tục, bất kỳ một hoạt động xuất, nhập nào cũng được công ty ghi chép và cập nhật.
Chính vì vậy công ty dễ dàng kiểm soát số lượng hàng tồn kho trong các khâu, từ
đó có hướng đi sao cho đúng đắn và phù hợp.
2.2.2 Outbound Logistics (Hoạt động đầu ra)


Kênh phân phối

Như đã mô tả ở Hình 1, hệ thống kênh phân phối của Việt Tiến gồm 2 nhánh đó là
phân phối kiểu truyền thống và thương mại điện tử. Hiện nay, về mặt phân phối truyền
thống trong nước Việt Tiến sở hữu 18 cửa hàng và 300 đại lý trên toàn quốc 9. Về các sàn
giao dịch điện tử, sản phẩm của Việt Tiến có mặt hầu hết trên các trang thương mại điện
tử ở Việt Nam như: Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, Vatgia. Đồng thời hoạt động bán hàng
trên website của công ty cũng không hề kém phần nhộn nhịp.
Việt Tiến định hướng kinh doanh xác định thị trường nội địa là thị trường trọng
tâm. Bởi hiện nay, Việt Nam thực sự là thị trường đầy tiềm năng cho cả các doanh nghiệp
trong và ngoài nước. Vì vậy, công ty đã xúc tiến đầu tư, lựa chọn kênh phân phối một

cách hợp lý, để đưa ra các sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng trong nước một
cách nhanh nhất, phù hợp với thị hiếu, thu nhập, môi trường và khí hậu của nước ta.

9 Thống kê từ website của Việt Tiến
16
BÀI TẬP LỚN LOGISTICSS – GVHD TS NGUYỄN THỊ XUÂN HÒA


Ngoài ra đối với thị trường nước ngoài, vào tháng 4/2009 thay vì xuất khẩu qua
trung gian, Việt Tiến đã mở đại lý đầu tiên ở thủ đô Phnômpênh – Campuchia để giới
thiệu 2 thương hiệu Việt Tiến và Việt Tiến Smart Casual tại thị trường tiềm năng này.
Một năm sau đó, Việt Tiến tiếp tục mở rộng tổng đại lý tại Vieng Chăn (Lào) và
giới thiệu 4 thương hiệu: Việt Tiến, Việt Tiến Smart Casual, San Sciaro, Việt Long.
Đến năm 2017, ba thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Tiến là Nhật Bản, Mỹ,
EU. Về chiến lược phân phối, thông qua đại sứ quán, các cuộc triển lãm, hội thảo, các
khách hàng đã từng làm ăn với Việt Tiến… để tìm kiếm đối tác phân phối độc quyền.


Đối tác cung cấp dịch vụ Logistic trong Outbound

- Kho bãi, nhà xưởng: Sử dụng dịch vụ cho thuê nhà xưởng của Công ty cổ phần
Việt Tiến Đông Á. Công ty cổ phần Việt Tiến Đông Á là một công ty chuyên cung cấp
dịch vụ cho thuê kho bãi, xưởng sản xuất cho các doanh nghiệp.
- Vận chuyển, giao nhận: Hợp tác kinh doanh với Công ty dịch vụ vận chuyển
M&S-VTEC. M&S VTEC Shipping được hình thành từ sự hợp tác giữa hai công ty M&S
Shipping của Anh và Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến. Trải qua nhiều năm trên thị
trường Việt Nam và thế giới, M&S VTEC chuyên cung cấp các dịch vụ khai báo các thủ
tục hải quan, thủ tục xuất nhập khẩu, giao nhận hàng hóa trong và ngoài nước.



Quản lý hàng tồn kho (thành phẩm)

Hiện Việt Tiến đã trang bị các thiết bị công nghệ trong việc quản lý kho hàng, để
đảm bảo tiết kiệm thời gian tìm kiếm và lấy sản phẩm để giao cho khách hàng. Đồng thời
Việt Tiến áp dụng hệ thống thông tin để cập nhật số lượng hàng tồn kho từ kho của nhà
máy đến kho tổng, kho của các đại lý và các cửa hàng trực thuộc. Quy trình quản lý kho
hàng (thành phẩm) cũng có sự tương đồng như kho vật tư nhưng có một số điểm khác
sau:
- Nhập kho:
+ Khi nhập vào khi cần đối chiếu kiểm tra tính hợp lệ của sản phẩm và đối chiếu các loại
chứng từ có liên quan.
+ Nếu có sai sót thì ghi lỗi vào phiếu xuất nhập sản phẩm rồi báo lại với chuyền may (nếu
là kho thành phẩm của nhà máy) hoặc báo lại với nhà máy (nếu đó là kho phân phối)
- Xuất kho: Xuất kho phải đúng số lượng, chất lượng và chủng loại được ghi trong đơn
hàng.

2.3 Đánh giá KPI cho hoạt động Logistics tại Việt Tiến
2.3.1 KPI về quản lý kho
Dưới đây là bảng thống kê vòng quay tồn kho từ năm 2014-2017 của công ty Việt
Tiến và so với toàn ngành
17
BÀI TẬP LỚN LOGISTICSS – GVHD TS NGUYỄN THỊ XUÂN HÒA


Tên
nghiệp
Việt Tiến10

doanh


2014

2015

2016

2017

9

9

10

10

4,28

3,89

3,71

4,4

4,3

4,5

Tổng công ty may
3,89

Nhà Bè11
Vinatex12
4,1

Vòng quay hàng tồn kho được tính dựa theo công thức:
Vòng quay hàng tồn kho =
Vòng quay hàng tồn kho cho ta biết hiệu quả trong công tác quản lý vật tư, tổ chức sản
xuất cũng như bán hàng. Vì vậy dựa vào số liệu trên, ta có thể nhận định Việt Tiến đang
thực hiện công tác quản lý hàng tồn kho rất tốt (so với Vinatex và công ty may Nhà Bè).
KPI về quản lý kho được đánh giá dựa trên một số chỉ tiêu sau đây:
• KPI về tuân thủ nguyên tắc xuất nhập:
Nhân viên khi thực hiện các công việc trong kho luôn phải đảm bảo chỉ thực hiện
việc xuất/nhập kho khi có chứng từ hợp lý. Trong đó các chỉ tiêu đánh giá cụ thể
bao gồm:
- Đảm bảo kiểm đếm đúng số lượng, chủng loại vải và những nguyên liệu, thành
phẩm nhập/xuất kho
- Giám sát chặt chẽ chất lượng hàng nhập kho. Thông báo cấp trên trực tiếp hay
người phụ trách mua hàng ngay khi phát hiện chất lượng hàng nhập không đảm
bảo đúng yêu cầu
- Cấp phát kịp thời nguyên vật liệu cho bộ phận sản xuất theo yêu cầu.
- Đảm bảo hàng hóa phải được xuất hàng đúng theo quy định và việc xuất hàng,
chất xếp hàng hoá lên phương tiện vận chuyển được thực hiện nhanh chóng theo
đúng tiến độ và số lượng, chủng loại yêu cầu.
- Tuân thủ đúng các quy định, hướng dẫn công việc liên quan đến việc nhập/xuất
hàng hoá
• KPI về sắp xếp và bảo quản hàng hóa
Đây là tiêu chuẩn yêu cầu nhân viên phải tuân thủ đúng quy định về cách sắp xếp
và bảo quản hàng hóa trong kho. Các tiêu chí cụ thể:
- Sắp xếp hàng hóa sao cho thuận tiện trong quá trình tìm kiếm và lấy đi lúc cần
thiết. Đồng thời đảm bảo được hiệu quả sử dụng nhà kho, giảm hệ số nhàn rỗi của

kho
- Bảo quản tốt hàng hóa tránh bụi bặm, chuột, côn trùng, lửa, nước… hay các nhân
tố khác làm ảnh hưởng đến chất lượng vải vóc, quần áo,.... Báo cáo tình hình hàng
hóa trong trường hợp hư hỏng, kém chất lượng hay có nguy cơ hư hỏng.
10 Theo báo cáo thường niên 2014, 2015, 2016, 2017 của Việt Tiến
11 Theo báo cáo thường niên 2014, 2015, 2016, 2017 của Tổng công ty Nhà Bè
12 Theo báo cáo thường niên 2014, 2015, 2016, 2017 của Vinatex
18
BÀI TẬP LỚN LOGISTICSS – GVHD TS NGUYỄN THỊ XUÂN HÒA






- Đảm bảo các hoạt động chuẩn bị cần thiết để công tác kiểm kê định kỳ được thực
hiện thường xuyên.
- Bảo quản số lượng hàng hóa phụ trách tránh mất mát, thất thoát.
KPI về sổ sách chứng từ và vệ sinh kho bãi
Các nhân viên trong kho phải đảm bảo cập nhật kịp thời và đầy đủ vào sổ sách các
nội dung khi phát sinh nghiệp vụ nhập/xuất kho theo quy định.
- Cập nhật số liệu vào thẻ kho chính xác, kịp thời. Đối chiếu thẻ kho định kỳ với
kế toán theo đúng quy định.
- Cập nhật thẻ sản phẩm lưu kho theo đúng quy định.
- Lưu trữ và bảo quản tốt các sổ sách, chứng từ và thẻ kho theo quy định.
KPI về mức hoàn thành công việc được giao
Đây là chỉ số để đánh giá mức độ hoàn thành công việc được giao của từng nhân
viên. Dựa vào phần trăm hoàn thành công việc cũng như đánh giá về thái độ làm
việc của nhân viên, nhà quản lý của Việt Tiến sẽ dựa vào đó để đánh giá tiêu
chuẩn này.


2.3.2 KPI vận tải
Như đã trình bày ở các phần trước, Việt Tiến hiện đang hợp tác với công ty M&S
Shiping chuyên về mảng vận tải giao nhận và làm thủ tục hải quan. Phần lớn lượng hàng
hóa của Việt Tiến do công ty này đảm nhận vận chuyển, vì vậy KPI mà Việt Tiến dùng để
đánh giá công ty Logistics này được xem như là KPI chung cho toàn công ty Việt Tiến.
KPI cho vận chuyển được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu sau đây:
• KPI về giao hàng đủ số lượng, chất lượng và đúng thời hạn
- Đảm bảo khả năng cung cấp số lượng nhân lực và phương tiện vận chuyển để
đáp ứng phục vụ kịp thời cho những đơn hàng lớn.
- Đảm bảo hàng hóa trên xe không bị hư hỏng trước khi giao cho khách hàng
- Sử dụng kết hợp các hình thức vận chuyển (đa phương thức) nếu cần để đảm bảo
hàng được giao đúng thời điểm.
• KPI về việc sử dụng hiệu quả phương tiện vận tải
- Sắp xếp hàng hóa lên xe sao cho đầy tải và cân bằng tải trọng của xe, tránh để xe
tình trạng non tải hoặc quá tải.
• KPI về chi phí vận chuyển trên một đơn vị hàng hóa
- Đảm bảo chi phí vận chuyển trên một đơn vị hàng hóa không vượt quá mức cho
phép mà 2 công ty đã thỏa thuận
- Luôn phản hồi kịp thời những thay đổi trong chi phí vận chuyển như giá xăng
dầu, phí đường,...

2.4 Phân tích SWOT của Logistics tại Việt Tiến
2.4.1 Cơ hội cho hoạt động Logistics
- Với quy mô 20 - 22 tỷ USD/năm, chiếm 20,9% GDP của cả nước 13, những năm
gần đây logistics đang đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển kinh
13 Theo Tạp trí điện tử của Bộ Giao thông Vận tải
19
BÀI TẬP LỚN LOGISTICSS – GVHD TS NGUYỄN THỊ XUÂN HÒA



tế ở Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay chi phí Logistics của Việt Nam đang cao hơn so với
các nước khác trong khu vực và trên thế giới (mức trung bình của thế giới là 15% GDP,
của Mỹ chỉ chiếm khoảng 9%, châu Âu khoảng 13%, Nhật Bản khoảng 11%, Singapore
khoảng 8% GDP)14. Việt Nam có nhiều nhiều lợi thế nhưng từ trước tới nay chúng ta
chưa tận dụng hết được nguồn lực cũng như việc cắt giảm chi phí. Vì vậy nếu nhìn theo
hướng tích cực thì đây chính là thời điểm, là cơ hội để Việt Tiến và các doanh nghiệp
khác trong nước cải tiến và khai thác “mảnh đất màu mỡ” này. Nếu các doanh nghiệp
Việt Nam thực sự chú tâm vào việc này thì có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí, đồng
thời nâng cao chất lượng phục vụ của doanh nghiệp đối với khách hàng.
- Nắm bắt được tầm quan trọng và vị thế của logistics, Chính phủ đang ngày càng
tập trung nguồn lực để đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng để đảm bảo sự đồng bộ giữa các
loại hình vận tải cũng như việc cải cách các chính sách thủ tục hải quan. Hiện nay có rất
nhiều dự án đang triển khai như xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam; xây dựng và hiện
đại hóa các cảng trọng điểm quốc gia như Cảng Đình Vũ, Cảng Vân Phong; mở rộng sân
bay;....Vì vậy đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có
đặc thù xuất nhập khẩu như Việt Tiến có điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện hai mục
tiêu lớn của doanh nghiệp đó là: sự hài lòng của khách hàng và tiết kiệm chi phí cho
doanh nghiệp.
- Hiện nay tại Việt Nam có nhiều doanh nghiệp dịch vụ Logistics lớn đang ngày

càng phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng phục vụ. Vì vậy thị trường Logistic trong
nước ngày càng mang tính cạnh tranh cao, do đó trong tương lai, Việt Tiến sẽ có nhiều
lựa chọn tốt hơn hoặc nhà cung cấp dịch vụ Logistic hiện tại của công ty sẽ cần phải cố
gắng làm tốt hơn nữa.
- Đây là thời điểm cuộc cách mạng công nghệ 4.0 bùng nổ rất mạnh mẽ, có nhiều
thiết bị hiện đại phục vụ cho Logistics ra đời. Vì vậy Việt Tiến có thể tận dụng thế mạnh
về nguồn vốn của mình để đầu tư, trang bị các thiết bị đó trong việc vận hành và quản lý
nhà kho; quản lý dòng thông tin từ các nhà cung ứng lẫn các kênh phân phối; lưu trữ dữ
liệu ....Từ đó tạo ra tương tác mạnh mẽ giữa các thành phần tham gia sản xuất tới đối tác

và khách hàng.
- Việt Nam hiện đang tham gia vào nhiều hiệp định kinh tế trong khu vực và trên
thế giới như WTO, APEC, TPP,...Vì vậy sẽ giúp đơn giản hóa các thủ tục hải quan, rút
ngắn thời gian xử lý; bỏ qua các biểu mẫu, thủ tục không cần thiết khiến cho thời gian
chờ đợi và chi phí thông quan sẽ giảm xuống. Đồng thời trong khi thông quan, cả 2 nước
đều có mục tiêu cắt giảm chi phí. Vì vậy sẽ tạo nhiều điều kiện cho hàng hóa của nước
đối phương được thông quan dễ dàng.

14 Theo Tạp trí điện tử của Bộ Giao thông Vận tải

20
BÀI TẬP LỚN LOGISTICSS – GVHD TS NGUYỄN THỊ XUÂN HÒA


2.4.2 Thách thức cho hoạt động Logistics
- Hệ thống hạ tầng giao thông Việt Nam vẫn đang trong tình trạng xây dựng và cải
tiến nên vẫn còn thiếu và yếu so với yêu cầu phát triển đất nước, đặc biệt là đường bộ
chưa phát triển tương xứng với tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa của nước ta, dẫn đến
tình trạng quá tải và ùn tắc. Đây cũng là nguyên nhân tạo nên lượng chi phí khủng lồ
trong vận tải của các doanh nghiệp và Việt Tiến cũng không ngoại lệ.
- Sự liên kết giữa các cảng và dịch vụ hậu cảng (như kho, bãi, trung tâm logistics)
còn hạn chế do thiếu các ứng dụng công nghệ cao trong quản lý khai thác logistics, dẫn
đến chi phí phải trả của ngành cao.
- Thủ tục hải quan tuy đã và đang được cải thiện tuy nhiên còn nhiều bất cập trong
việc thông quan, khiến hàng hóa xuất và nhập phải chờ đợi trong thời gian dài trước khi
thông quan. Đây cũng là vấn đề mà Việt Tiến rất quan tâm, vì họ thường xuyên có các lô
hàng phải xuất đi cũng như nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài về sản xuất.
- Nguồn nguyên vật liệu trong nước phục vụ cho ngành may mặc là còn yếu và
kém. Việt Nam thuộc một trong những quốc gia xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế
giới. Tuy nhiên chúng ta lại không làm tốt khâu dệt, nên phải nhập rất nhiều vải từ nước

ngoài. Việt Tiến tuy đã có Vinatex – tập đoàn dệt may hàng đầu của Việt Nam cung ứng
nguồn nguyên liệu đầu vào. Tuy nhiên vẫn có những nguồn nguyên liệu mà họ không thể
hoặc không đủ để cung ứng, nên Việt Tiến phải đặt mua từ nước ngoài. Chính vì vậy chi
phí cho việc vận chuyển và làm thủ tục hải quan đội lên rất nhiều, khiến giá thành sản
phẩm cao hơn, dẫn đến khó cạnh tranh hơn.
- Hiện nay cuộc cách mạng 4.0 mang lại cho Logistics nhiều thiết bị hiện đại và
hữu dụng trong quá trình quản lý và vận hành. Song chính tốc độ phát triển của nó nhanh
chóng mặt nên vòng đời của các thiết bị, máy móc đầu tư vào Logistic ngắn, khiến cho
nhiều doanh nghiệp trong đó có cả Việt Tiến phải lo ngại về vốn đầu tư đã bỏ ra so với
thời gian hoạt động hiệu quả của các thiết bị đó.
2.4.3 Điểm mạnh của Việt Tiến về hoạt động Logistic
Một số điểm mạnh chính của hoạt động Logistis mà nhóm tác giả nhận định được
sau khi tìm hiểu về Việt Tiến:
Thứ nhất, Việt Tiến từ lâu đã xây dựng chiến lược hợp tác lâu dài với bên cung
ứng nguồn nguyên liệu là Vinatex và bên công ty dịch vụ Logistics là M&S Shiping, nên
có một số lợi thế sau:
- Họ đã xây dựng được hệ thống truyền tải thông tin hiệu quả giữa các bên liên
quan, để từ đó có thể kịp thời xử lý và ứng biến với các trường hợp khẩn cấp xảy
ra.
- Vì là đối tác chiến lược nên Việt Tiến có nhiều lợi thế trong chuỗi cung ứng và
kiểm soát chặt chẽ được các bên liên quan.
- Vì đã hợp tác trong thời gian dài (Vinatex từ năm 1996 và M&S từ năm 1994)
nên họ hiểu rõ được những yêu cầu và phong cách trong làm việc của nhau. Từ đó
21
BÀI TẬP LỚN LOGISTICSS – GVHD TS NGUYỄN THỊ XUÂN HÒA


các bên liên quan sẽ có những kinh nghiệm cần thiết để cải thiện chuỗi sao cho hài
lòng đối tác và tiết kiệm chi phí hơn.
Thứ hai, Việt Tiến là doanh nghiệp có nguồn tài sản lớn (3.658 tỉ đồng – năm

2017) và dễ dàng thu hút vốn đầu tư. Vì vậy họ có đủ khả năng để đầu tư để cải thiện và
phát triển hệ thống Logistics.
15

Ngoài ra, Việt Tiến còn là thương hiệu lớn, lâu đời và uy tín cả thị trường trong
nước lẫn thị trường các nước xuất khẩu. Vì vậy đây cũng là lợi thế để Việt Tiến dễ dàng
thông quan ở hải quan, lợi thế trong việc thỏa thuận hợp đồng thương mại với các bên
liên quan trong chuỗi cung ứng.
2.4.4 Hạn chế của Việt Tiến về hoạt động Logistics
Việt Tiến hiện là doanh nghiệp mạnh ở cả trong ngành may mặc lẫn toàn bộ nền
kinh tế của đất nước, tuy nhiên theo như nhận định của nhóm tác giả thì họ vẫn còn một
số hạn chế sau đây liên quan đến hoạt động Logistic:
Một là, hiện nay Việt Tiến chưa mở rộng nhà máy của mình ra miền Bắc. Vì vậy
đây là một điều bất lợi để vận chuyển và phân phối sản phẩm từ các tỉnh phía Nam ra Bắc
(đặc biệt là Hà Nội). Nếu có nhà máy ở phía Bắc thì có thể tận dụng để giảm chi phí vận
chuyển hàng hóa.
Hai là, trong những năm gần đây do đã nhận thức được tầm quan trọng của
Logistic, Việt Tiến đã đầu tư vào việc cải thiện hoạt động Logistics – đó là hợp tác chiến
lược với M&S Shipping. Tuy nhiên, họ vẫn chưa dùng hết khả năng trong việc đẩy mạnh
hiệu quả từ hoạt động Logistics. Dẫn đến chi phí dịch vụ mua ngoài năm 2017 là 2.405 tỷ
đồng (trong đó chi phí liên quan đến Logistics chiếm phần lớn)16

15 Báo cáo tài chính 2017 của Việt Tiến
16 Báo cáo tài chính 2017 của Việt Tiến
22
BÀI TẬP LỚN LOGISTICSS – GVHD TS NGUYỄN THỊ XUÂN HÒA


Chương 3: Một số đề xuất nhằm cải thiện hoạt động Logistics tại
Việt Tiến

3.1 Giảm lượng hàng tồn kho
Cơ sở đưa ra giải pháp: Theo như Bảng Cân đối kế toán đã trình bày (ở mục
1.3.2). Thì lượng hàng tồn kho của công ty đang chiếm từ 25-30% giá trị của tổng
tài sản công ty, tuy là vòng quay hàng tồn kho có hiệu quả hơn một số doanh
nghiệp lớn trong ngành may mặc. Nhưng với tỉ trọng hàng tồn kho lớn như
vậy về
lâu dài sẽ làm tăng chi phí và giảm doanh thu cho doanh nghiệp.
Hướng giải quyết:
Ngắn hạn: Tác động vào 3 bộ phận chính : Bộ phận lập kế hoạch và dự báo; bộ
phận sản xuất và bộ phận bán hàng
Dài hạn: Xây dựng một hệ thống chuỗi cung ứng từ đầu vào cho đến đầu ra đều
tuân theo JIT.
Lợi ích: - Giảm các chi phí liên quan đến việc bảo quản, lưu giữ, công nhân, mặt
bằng,....
- Tăng doanh thu vì bán được nhiều hàng hơn.
- Quay vòng vốn nhanh cho doanh nghiệp
3.1.1 Đối với bộ phận lập kế hoạch và dự báo
- Giám sát chặt chẽ hoạt động lên kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu (bám sát với
dự báo nhu cầu, đơn đặt hàng của khách hàng)
- Cần đảm bảo kế hoạch sản xuất được rõ ràng, cụ thể và phù hợp với leadtime của
các đơn đặt hàng. Tránh gây ra tình trạng nhàn rỗi cho bộ phận sản xuất, vì như vậy sẽ
tạo ra một lượng bán thành phẩm lớn và hiệu quả sử dụng máy móc không cao.
- Huấn luyện và đào tạo tăng cường cho nhân viên của bộ phận này về các nghiệp
vụ lập kế hoạch, dự báo. Ví dụ như nên để họ được tiếp cận và tham gia trò chơi “Beer
game” để họ hiểu rõ được những biến động trong nhu cầu của thị trường và hậu quả của
nó.
3.1.2 Đối với bộ phận sản xuất
Xây dựng hệ thống JIT trong sản xuất (sản xuất đúng cái cần, đúng số lượng và
đúng thời gian) và tự động hóa thông minh trên nền tảng công việc tiêu chuẩn. Tác dụng
của nó là đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, làm giảm bán thành phẩm

trong mỗi công đoạn, phát hiện kịp thời vấn đề để hạn chế sản phẩm lỗi.
3.1.2 Đối với bộ phận bán hàng
`

- Giảm giá hàng bán: Để giảm lượng hàng tồn đọng trong kho và thu hồi vốn,
doanh nghiệp phải chấp nhận bán giảm giá để kích thích người tiêu dùng mua hàng.

23
BÀI TẬP LỚN LOGISTICSS – GVHD TS NGUYỄN THỊ XUÂN HÒA


- Tặng hoặc trao đổi sản phẩm, với cách này tuy mang lại ít lợi ích trước mắt cho
công ty nhưng về lâu dài sẽ mang lại sức mạnh vô hình mà không phải dễ dàng có được.
Ví dụ như tặng đối tác, tặng cho nhân viên của công ty, tặng khách hàng thân thiết, làm từ
thiện,....
- Tìm kiếm thị trường mới để đẩy nhanh lượng hàng tồn kho
- Đẩy mạnh hoạt động Marketing

3.2 Nâng cao hiệu quả trong quản lý và vận hành kho, bãi
Cơ sở đưa ra giải pháp: Hiện nay, nhiều nhà kho của Việt Tiến đã xuống cấp và
công nghệ quản lý kho còn lạc hậu ở một số nơi (Chỉ tính từ năm 2014 – 2017,
Việt Tiến đã mất gần 250 tỷ đồng17 trong việc sửa chửa nhà xưởng và nhà kho).
Mặt khác theo như tình hình tài chính và khả năng thu hút nhà đầu tư hiện nay của
Việt Tiến, thì họ hoàn toàn có khả năng tiếp cận với nhiều công nghệ hiện đại
trong quản lý kho. Điều này hoàn toàn phù hợp với một trong những chính sách
mà công ty đã đưa ra đó là “Tiếp tục đầu tư chiều sâu, áp dụng công nghệ sản
xuất mới, đầu tư công nghệ tự động hóa, đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ
thông tin” 18
Hướng giải quyết:
- Áp dụng công nghệ để trang bị các thiết bị cần thiết trong quản lý và vận hành

kho như RFID, Barcode, băng tải lấy hàng,...
- Đào tạo nhân viên kho về các nghiệp vụ chuyên nghiệp trong quản lý, sắp xếp
kho cũng như sử dụng các thiết bị hiện đại
- Nâng cấp và cải tạo nhà kho
Lợi ích: Ban đầu tuy sẽ phải cần một lượng vốn đầu tư lớn và cũng phải đối mặt
với độ rủi ro như: thiết bị công nghệ nhanh lạc hậu, mất chi phí đào tạo khi nhân
viên nhảy việc. Nhưng về lâu dài, doanh nghiệp sẽ nhận được:
- Giảm thời gian lấy hàng và chờ đợi, tăng khả năng phục vụ khách hàng
- Kiểm soát được lượng hàng tồn đọng trong kho để từ đó có hướng đi phù hợp
với hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo sản xuất được diễn ra liên tục, luôn đáp
ứng được nhu cầu của khách hàng khi họ cần mà không bị tồn kho quá nhiều
- Áp dụng thành công chính sách JIT

3.3 Giảm chi phí vận chuyển trong phân phối hàng ở phía Bắc
Cở sở đưa ra giải pháp: Hiện nay, Việt Tiến chưa có nhà máy nào tại miền Bắc.
Sản phẩm sau khi được hoàn thành thì phải vận chuyển từ trong các tỉnh phía Nam
ra. Vì vậy tốn rất nhiều chi phí cho việc vận chuyển. Vấn đề đặt ra là “Tại sao
không làm giảm khoảng cách phân phối sản phẩm ra miền Bắc”.
17 Báo cáo thường niên 2014,2015,2016,2017
18 Trích trong mục Giải pháp thực hiện kế hoạch của báo cáo thường niên 2017
24
BÀI TẬP LỚN LOGISTICSS – GVHD TS NGUYỄN THỊ XUÂN HÒA


Hướng giải quyết: Mở thêm một nhà máy ở Hà Nội hoặc các tỉnh thành lân cận
Hà Nội, với công suất có thể đáp ứng được khoảng 75% nhu cầu ở các tỉnh miền
Bắc.
Lợi ích:
- Giảm chi phí và thời gian vận chuyển hàng từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng
- Tăng cường năng lực phục vụ nếu thị trường trong nước hoặc nước ngoài cần

- Tận dụng được nguồn nguyên liệu từ Nhà máy Dệt Kim Đông Xuân của Vinatex
tại Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tiết kiệm chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và thời
gian.
Lưu ý: Giải pháp này chỉ áp dụng khi Việt Tiến có nhu cầu mở rộng quy mô sản
xuất trong tương lai.

25
BÀI TẬP LỚN LOGISTICSS – GVHD TS NGUYỄN THỊ XUÂN HÒA


×