Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

báo cáo thực tập tài chính công ty cổ phần thành đạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.16 KB, 22 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

------------

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn: Hoàng Thị Ngọc Hà
Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:

Cơ sở thực tập: Công Ty cổ phần Thành Đạt


Mục Lục

PHẦN 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................2
1.1. Giới thiệu cơ sở thực tập..........................................................................2
1.2. Bộ phận được phân công.........................................................................3
1.3. Mục đích....................................................................................................3
1.3.1. Mục đich chung:.................................................................................3
1.3.2. Mục đích cụ thể:.................................................................................3
1.4. Yêu cầu......................................................................................................4
1.5. Thời gian thực tập nghề nghiệp tại Công ty Thành Đạt.......................4
PHẦN 2: KẾT QUẢ THỰC TẬP......................................................................4
2.1. Kết quả thứ nhất......................................................................................4
2.1.1. Báo cáo từ chuyên gia về vấn đề đầu tư công..................................4
2.1.1.1. Thực trạng đầu tư công hiện nay...............................................4
2.1.1.2. Nguyên nhân của việc đầu tư công kém hiệu quả....................5
2.1.1.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm khăc phục đầu tư công kém


hiệu quả................................................................................................................6
2.1.2. Báo cáo từ chuyên gia về vấn đề Xúc tiến đầu tư...........................6
2.1.2.1. Tình hình xúc tiến đầu tư và hổ trợ đầu tư tại tỉnh TT-Huế...6
2.1.2.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xúc tiến
đầu từ...................................................................................................................6
2.1.3. Báo cáo từ chuyên gia Chi cục quản lý thị trường..........................7
2.1.3.1. Nguyên nhân việc quản lý thị trường chưa đạt hiệu quả........7
2.1.3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý thị trường.8
2.2. Kết quả thứ hai.........................................................................................8
2.2.1. Những hoạt động , công việc đã thực hiện trong quá trình thực
tập nghề nghiệp tại Công Ty Cổ Phần Thành Đạt...........................................8


2.2.2. Phân tích tình hình hoạt động trong đầu tư xây dựng của Công
Ty Cổ Phần Thành Đạt.......................................................................................9
2.2.2.1. Khái quát và đánh giá môi trường đầu tư tại TT-Huế của
Công Ty Thành Đạt............................................................................................9
2.2.2.2. Các nhân tố thu hút đầu tư trong xây dựng công trình dân
dụng Công Nghiệp............................................................................................13
2.2.2.3. Tình hình hoạt động trong đầu tư xây dựng của Công Ty
trong giai đoạn 2014-2016................................................................................14
2.2.2.4. Những đánh giá trong hoạt động đầu tư xây dựng của doanh
nghiệp.................................................................................................................17
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................18
3.1. Kết luận...................................................................................................18
3.2. Kiến nghị.................................................................................................18


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Giới thiệu cơ sở thực tập

-Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Thành Đạt.
-Địa chỉ doanh nghiệp: 43 Đường số 6, Khu đô thị mới An Cựu City-Thành phố Huế
-Số điện thoại: 0234.3938866
-Địa chỉ Email:
-Ngành nghề kinh doanh: Xây dựng công trình dân dụng công nghiệp giao thông-thủy
lợi
1.2. Bộ phận được phân công
Trong 3 tuần thực tập tại Công ty cổ phần Thành Đạt, em được phân công vào bộ
phận kế toán của Công ty.
1.3. Mục đích
1.3.1. Mục đich chung
Tiếp thu và làm quen về tính chất thực mà ngành mình đang học, cụ thể là ngành
Kế Hoạch Đầu Tư. Áp dụng những kiến thức đã học trong 3 năm qua vào thực tiễn.
Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cũng như những kiến thức quý giá khi thực tập nghề
nghiệp để hoàn thành bản báo cáo thực tập nghề nghiệp cũng như tích lũy những kinh
nghiệm cho công việc sau này.
1.3.2. Mục đích cụ thể
a. Về kiến thức
 Xác định tình hình và kết quả đầu tư xây dựng của Công ty cổ phần Thành đạt
trong giai đoạn 2014-2016
 Hoàn thành tốt những yêu cầu, chỉ tiêu của giáo viên hướng dẫn cũng như của
khoa đề ra
 Tìm hiểu và tích lũy cho bản thân những kiến thức cơ bản
 Học hỏi được cách giao tiếp, ứng xử tại công sở, văn phong và tác phong có
tính chuyên nghiệp


 Nộp bản báo cáo thực tập nghề nghiệp và nhật ký thực tập đúng thời hạn
b. Về kỹ năng
 Hình thành cho bản thân những kỹ năng làm việc văn phòng, phát huy tính

năng động, sáng tạo. Các kỹ năng đọc , phân tích và xử lý số liệu
 Học hỏi được cách giao tiếp, ứng xử tại công sở, văn phong và tác phong có
tính chuyên nghiệp
 Đạt được các chỉ tiêu đã đề ra trong quá trình thực tập nghề nghiệp và hoàn
thành tốt bản báo cáo thực tập nghề nghiệp
 Đánh giá những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại của công ty từ đó đề xuất
nhưng phương hướng cũng như một số ý kiến góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư xây
dựng của Công ty cổ phần Thành Đạt

1.4. Yêu cầu
 Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của Công Ty cũng như Quy định thục tập
nghề nghiệp đối với sinh viên khoa Kinh Tế và Phát Triển
 Có tác phong và văn phong đúng đắn, tránh gây ảnh hưởng xấu đến Công ty
cũng như hình ảnh của trường
 Có thái độ tích cực, cầu tiến, khiêm tốn và lễ phép
 Vận dụng tốt những kiến thức cũng như kỹ năng đã học để hoàn thiện tốt công
việc mà Công ty giao cho
1.5. Thời gian thực tập nghề nghiệp tại Công ty Thành Đạt
- Từ ngày 17/07/2017 đến ngày 06/08/2017.
- Người hướng dẫn tại cơ sở thực tập : Tổng giám đốc Trần Bảo Thu
Số điện thoại: 0905850485

PHẦN 2: KẾT QUẢ THỰC TẬP
2.1. Kết quả thứ nhất
2.1.1. Báo cáo từ chuyên gia về vấn đề Đầu tư công
2.1.1.1. Thực trạng đầu tư công hiện nay


Đầu tư công và Vốn đầu tư công là một trong những nhân tố quan trọng hàng
đầu đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội, đặc biệt đối với sự phát triển của tỉnh

Thừa thiên Huế, là một trong các tỉnh , thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
miền trung, tập trung huy động lớn nguồn lực cho sự phát triên mạnh mẽ và trở thành
một trong tỉnh, thành phố phát triển nhất cả nước.
Tổng số vốn đầu tư giai đoạn 2000 -2009 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là
36.975 tỷ đồng, tăng từ 1.288 tỷ đồng năm 2000 lên 7.243 tỷ đồng năm 2009, tốc độ
tăng bình quân hàng năm là 22,99% ,trong đó vốn đầu tư công tăng bình quân
14,33%, vốn đầu tư ngoài nhà nước tăng bình quân 52,3% do vậy tỷ trọng vốn đầu tư
công giảm nhanh.
Báo cáo tình hình thực hiện xây dựng cơ bản 6 tháng đầu năm 2015 của giám
đốc Sở kế hoạch đầu tư : Tổng số vốn đầu tư trong 6 tháng đầu năm 2015 ước đạt
7.550 tỷ đồng, bằng 46.6% KH năm, tăng 7.55% so với cùng kỳ năm trước, trong đó
vốn trung ương quản lý là 2.432 tỷ đồng, bằng 49.8% KH, tăng 34.4%, chiếm 32.2%
tổng vốn, vốn địa phương quản lý 5.118 tỷ đồng, bằng 45.2% KH, giảm 1.8% so với
cùng kỳ.

a. Thành công
Trong 6 tháng đầu năm 2017, trên địa bàn tỉnh Thừa Thưa Huế có nhiều công
trình được thực hiện, đông thời đẩy nhanh tiến độ và giải ngân vốn đầu tư xây dựng
cơ bản. Một số công trình chuyển tiếp đã hoàn thành và đi vào hoạt động có hiệu quả.
Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện 6 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh là
8.533 tỷ đồng, đạt 44.9% KH, bằng 104.5% so với cùng kỳ. Trong đó, vốn địa phương
quản lý thực hiện 6 tháng đầu năm là 6.073 tỷ đồng, đạt 43.8% KH. Vốn đầu tư qua
Bộ, ngành TW thực hiện là 2.460 tỷ đồng, đạt 48% KH.


Thực hiện 14 dự án ODA, gồm 6 dự án do tỉnh quản lý và 8 tiểu dự án thuộc Bộ
chuyên ngành tập trung vào các lĩnh vực nông lâm nghiệp, công cộng, y tế và giáo
dục… Tỉnh cũng đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 21 dự án với tổng mức
đầu tư 2.200 tỷ đồng.
Từ nguồn vốn doanh nghiệp trong nước, đã thực hiện nhiều dự án như: dự án xi

măng, thủy điện, dự án xây dựng nhà ở, đô thị - thương mại, du lịch… Bên cạnh đó
một số dự án lớn đã được triển khai như: dự án về giao thông, dự án trùng tu, tôn tạo
di tích Cố đô Huế, các dự án khu đô thị mới An Vân Dương, trong khu kinh tế Chân
Mây – Lăng Cô, các dự án văn hóa xã hội…
b. Hạn chế
Tổ chức bộ máy, quản lý, trình độ chuyên môn và sự phối hơp đặc biệt từ khi
thực hiện chương trình cải cách hành chính vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Thu hút vốn trong đầu tư , xây dựng chưa đáp ứng được dự kiến của Tỉnh nhà
mong đợi.
Công tác kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư còn nhiều thiếu sót trong quản lý,
huy động vốn trong đầu tư còn nhiều hạn chế bất cập.
Thủ tục còn nhiều phần phức tạp rườm rà, thực hiện nguyên tắc công khai, minh
bạch, giám sát độc lập, quy chế độ trách nhiệm cá nhân trong từng khâu của quá trình
đầu tư, thiết kế, thẩm định, thi công, giám sát, quyết toán ... chưa thực sự minh bạch
công khai.
2.1.1.2. Nguyên nhân của việc đầu tư công kém hiệu quả
Quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước, công
trái Quốc gia, trái phiếu chính phủ, nguồn vốn hổ trợ phát triển chính thức(ODA) và
vốn vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài chưa thực sự hiệu quả và thỏa đáng
Chính phủ chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ đối với hoạt động của các DN nước
ngoài, nhất là đối với việc đầu tư. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước được
coi là "tự chủ" của doanh nghiệp, nên quá trình kiểm tra, kiểm soát chưa cao


Các bộ cũng không thể can thiệp vào quá trình sản xuất kinh doanh của các DN
nước ngoài. Thêm vào đó, quá trình cổ phần hoá cũng tiến triển chậm, nên sự giám sát
các doanh nghiệp nhà nước cũng chưa chặt chẽ
Nhiều DN nước ngoài vay nợ lớn để mở rộng quy mô, đầu tư dàn trải vào nhiều
lĩnh vực, nhiều ngành nghề, phát triển các hoạt động ngoài ngành nghề chính, độc
quyền và có khả năng lũng đoạn thị trường, quản lý kém gây thất thoát vốn, kinh

doanh thua lỗ. Tình trạng sử dụng chưa hiệu quả vốn đầu tư ở các DN nước ngoài đã
trở thành phổ biến và đáng báo động
Đầu tư kém hiệu quả kéo dài của khu vực nhà nước do những nguyên nhân chủ
quan như chiến lược kinh doanh và đầu tư sai lầm, quản lý kém, thiếu trách nhiệm,
lãng phí, tham nhũng...
2.1.1.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục đầu tư công kém hiệu quả
cần thay đổi quan điểm đầu tư công, nhà nước chỉ đầu tư vào những công trình
công cộng mà kinh tế tư nhân không hay chưa đầu tư, không đầu tư vào những lĩnh
vực thương mại, chạy theo lợi nhuận (chứng khoán, khách sạn, nhà hàng )
Ban hành Luật Đầu tư công, Luật mua sắm công, thu hút nguồn vốn từ khu vực
tư nhân cùng đầu tư với nhà nước theo nguyên tắc công tư kết hợp. Thực hiện triệt để
nguyên tắc công khai, minh bạch, giám sát độc lập. quy chế độ trách nhiệm cá nhân
trong từng khâu của quá trình đầu tư, thiết kế, thẩm định, thi công, giám sát, quyết
toán ...
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của báo chí trong việc phát hiện, giám sát đầu tư
công. Nâng cao vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong toàn bộ quá trình thực hiện đầu
tư công. Kiểm toán Nhà nước giúp mang lại lòng tin vào các hệ thống quản trị và chi
tiêu công; vì thế, điều tối quan trọng là các quốc gia cần phải có một hệ thống kiểm
toán đáng tin cậy và có trách nhiệm cao.
Phải xây dựng quy hoạch phát triển Quốc gia tổng thể, có tầm nhìn. Đây là cơ
sở để quyết định khung khổ đầu tư công. Do sự khan hiếm vốn và tình trạng thâm hụt
ngân sách nghiêm trọng, phải và chỉ có thể tập trung nguồn lực cho một số tọa độ đột


phá mạnh, có khả năng lan tỏa rộng và mang lại hiệu ứng phát triển cao nhất. Đồng
thời, phải thiết kế lộ trình đầu tư công theo một trật tự nghiêm ngặt.
Để tận dụng hiệu quả lan tỏa của đầu tư công đối với việc nuôi dưỡng kích thích
sự phát triển của DNTN nói chung, cần tiến hành cải cách DNNN một cách triệt để
nhằm bảo đảm một môi trường cạnh tranh tự do bình đẳng thực chất. Cải cách không
chỉ vì sức ép hội nhập mà phải thay đổi vì sự phát triển của quốc gia.

Vấn đề cải cách DNNN cần phải được xem lại một cách cơ bản, theo nghĩa
nhằm mục tiêu cơ bản là trả lại đúng chức năng vốn có của bộ phận này. Trong nền
kinh tế thị trường, doanh nghiệp nhà nước được thành lập để cung cấp hàng hóa dịch
vụ công, trong chừng mực đầu tư tư nhân chưa đủ năng lực thực hiện chức năng này.
2.1.2. Báo cáo từ chuyên gia về vấn đề Xúc tiến đầu tư
2.1.2.1. Tình hình xúc tiến đầu tư và hổ trợ đầu tư tại tỉnh TT-Huế
Ưu tiên các dự án vào các lĩnh vực tỉnh có thế mạnh như dịch vụ Du lịch, hạ tầng
khu công nghiệp, công nghiệp hổ trợ, giáo dục, y tế, công nghiệp công nghệ cao, khu
kinh tế Chân Mây- Lăng Cô…
Đối với thị trường trong nước: Kêu gọi các nhà đầu tư lớn, có thương hiệu uy tín
trong các lĩnh vực kinh doanh, các đối tác có uy tín với ngân hàng, các quỹ đầu tư
trong và ngoài nước. Tạo tối đa những tiền đề thuận lợi trong việc thúc đẫy đầu tư vào
TT Huế.
Đối với thị trường ngoài nước: Kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài , tạo điều kiện
thuận lợi cho các nhà đầu tư trực tiếp bỏ vốn đầu tư vào TT Huế. Đẫy mạnh xúc tiến
đầu tư mở cửa kêu gọi các thì trường truyền thống như: Singapore, Nhật Bản, Hoa kỳ,
Hàn Quốc, Hồng Kong…
2.1.2.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu từ
Đào tạo tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư.
Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư.


Nghiên cứu đánh giá tiềm năng thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư. Xây dựng
cơ sở dữ liệu phục vụ cho xúc tiến đầu tư.
Tạo tối đa những điều kiện thuận lợi để mời gọi đầu tư trong và ngoài nước đến
đầu tư.
2.1.3. Báo cáo của chuyên gia Chi cục quản lý thị trường
Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ,
nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo
các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm,

dịch vụ. Thực chất, Thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có một yêu
cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn
nhu cầu đó.
Nói cách khác Thị trường là một tập hợp những người mua và người bán tác
động qua lại lẫn nhau, dẫn đến khả năng trao đổi.
2.1.3.1. Nguyên nhân việc quản lý thị trường chưa đạt hiệu quả
Doanh nghiệp Việt Nam đang bộc rõ sự yếu thế, sử dụng nguồn lao động giá rẻ
không hiệu quả, quá trình chuyển giao công nghệ chậm và khó tiếp cận với đồng vốn.
Tư tưởng bao cấp, muốn được nhà nước bảo hộ còn nặng nề, quản lí theo kiểu cũ
vẫn còn tồn tại gây ra nhiều cản trở không nhỏ trong quá trình đầu tư và thực hiện dự
án.
Do đầu tư quá nhiều dự án nhưng không đủ vốn nên các dự án thường bị kéo dài
tiến độ làm tăng chí phí đầu tư và chậm đưa công trình vào sử dụng làm giảm hiệu quả
của dự án. Ngoài ra, công tác giải phóng mặt bằng và hỗ trợ, tái định cư còn gặp nhiều
khó khăn do các chính sách về đất đai, đền bù, tái định cư còn nhiều bất cập cũng là
nguyên nhân kéo dài tiến độ thực hiện dự án.
Công tác phân tích dự báo chưa được coi trọng đúng mức khi nghiên cứu, hoạch
định chính sách, dẫn đến thường xuyên phải sửa đổi, bổ sung, thiếu sự đồng bộ và
nhất quán.


Lũng đoạn thị trường là hoạt động có chủ đích nhằm tác động đến sự vận hành
tự do và công bằng của thị trường, tạo ra các hiệu ứng giả tạo liên quan đến giá cả của
thị trường chứng khoán, hàng hóa hoặc tiền tệ.
2.1.3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý thị trường
Coi trọng công tác phân tích dự báo: Nâng cao năng lực và hiệu lực hoạt động
của các cơ quan kinh tế có nhiệm vụ nghiên cứu, hoạch định chính sách.
Thay đổi quan điểm đầu tư công: Nhà nước chỉ nên đầu tư vào những công trình
công cộng mà kinh tế tư nhân chưa hoặc không đầu tư.
Vốn đầu tư: Không nên chỉ dùng vốn đầu tư được lấy từ ngân sách Nhà nước và

vốn trái phiếu Chính phủ mà nên thu hút nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân cùng
đầu tư với Nhà nước theo nguyên tắc công tư kết hợp.
2.2. Kết quả thứ hai
2.2.1. Những hoạt động, công việc đã thực hiện trong quá trình thực tập nghề
nghiệp tại Công Ty Cổ Phần Thành Đạt
Những công việc trong 3 tuần thực tập tại cơ sở (từ ngày 17/07/2017 đến ngày
06/08/2017).
Nội Dung Công Việc
Tuần1

Tuần 2















Đến công ty thực tập
Lắng nghe công tác hướng dẫn trực tiếp tại công ty
Làm quen với các anh chị trong phòng kế hoạch
Tham khảo hồ sơ tài liệu của công ty

Tham quan trực tiếp toàn bộ hoạt động của công ty
Được anh chị trong phòng kế hoạch hướng dẫn công tác
cụ thể trong công việc
Chọn đề tài nghiên cứu
Tìm hiểu cụ thể công việc của các phòng ban liên quan
Được giới thiệu đến bộ phận kho để tham quan
Được hướng dẫn sơ lược về các hợp đồng thương mại
Làm quen với các phần mềm chuyên dụng của công ty
Làm quen với các mẫu form của công ty
Nhập số liệu vào máy tính


Tuần 3







Nghiên cứu tài liệu có liên quan
Thu gom số liệu chuẩn bị viết báo cáo
Xin báo cáo tài chính của công ty
Hoàn tất kỳ thực tập tại công ty
Làm báo cáo thực tập

2.2.2. Phân tích tình hình hoạt động đầu tư xây dựng của Công Ty Cổ Phần
Thành Đạt
2.2.2.1. Khái quát và đánh giá môi trường đầu tư tại TT-Huế của Công Ty Thành
Đạt

 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:
Chỉ đạo chung là Ông Trần Bảo Thu Tổng giám đốc Công ty CP Thành Đạt.
Ngoài ra còn có các phòng ban và các đơn vị chức năng giúp các Giám đốc và Chỉ
huy trưởng công trình xử lý tất cả các công việc và các vướng mắc nảy sinh trong quá
trình thi công.
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý công ty Thành Đạt:

TỔNG GIÁM ĐỐC
CÔNG TY
P. TỔNG GIÁM ĐỐC
CÔNG TY
CHỈ HUY TRƯỞNG


Phụ trách

Kỹ thuật

Quản lý

tài chính

công trình

Vật tư, xe



Đội thi công S1


Đội thi công S2

Thí nghiệm
KCS
Đội thi công S3

(Phòng nhân sự - Công ty cổ phần Thành Đạt)
Ban lãnh đạo công ty:
 Tổng Giám Đốc: Trần Bảo Thu


 Điện thoại: 0905850485
 Kế toán trưởng: Nguyễn Văn Hà
 Điện thoại: 02343938866
 Mã số thuế: 3300332410
 Số tài khoản: 7301-0853H
 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty:
- Bộ phận quản lý tiến độ, kỹ thuật:
Chỉ huy trưởng công trường: Là kỹ sư Hoàng Ngọc Lợi, đã trải qua nhiều năm
kinh nghiệm, đã từng trực tiếp chỉ huy trưởng nhiều công trình lớn kể từ nhiều năm
nay.
Phó chỉ huy trưởng công trường: Là kỹ sư Phan Hữu Tiến, đã trải qua nhiều
năm kinh nghiệm, đã từng trực tiếp chỉ huy nhiều công trình lớn kể từ nhiều năm nay.
Đội trưởng thi công: Là kỹ sư Hồ Ngọc Linh đã trải qua nhiều năm kinh
nghiệm, đã từng làm đội trưởng của nhiều công trình lớn kể từ nhiều năm nay.
Cán bộ thanh toán: Là kỹ sư Trần Văn Hiền đã từng làm cán bộ thanh toán của
nhiều công trình lớn kể từ nhiều năm nay.
Cán bộ kỹ thuật thi công: Là các kỹ sư Nguyễn Đoàn Vũ Minh, Nguyễn
Xuân Thuận đã trải qua nhiều năm kinh nghiệm, đã từng trực tiếp phụ trách kỹ thuật
thi công nhiều công trình lớn kể từ nhiều năm nay.

* Bộ phận kiểm tra chất lượng, vật tư, thiết bị, an toàn, an ninh, môi
trường:
Ngoài các cán bộ chủ chốt trên, Nhà thầu bố trí thêm các cán bộ khác có kinh
nghiệm chuyên môn cao để phục vụ việc kiểm tra chất lượng, vật tư, thiết bị, an
toàn, an ninh, môi trường.
Các cán bộ trên là các cán bộ năng nổ trong công việc, nhiệt tình có năng lực
có kinh nghiệm trong nhiều năm qua.
Trợ giúp Chỉ huy trưởng công trường còn có nhóm kế toán tài chính, là những
cử nhân có trách nhiệm trong công việc, nhiệt tình hoạt động trên mọi lĩnh vực công
tác, có trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu của công trường.
Việc chỉ đạo sản xuất thông qua các phương tiện thông tin, thư tín... báo cáo
nhanh từ công trình về Văn phòng Công ty. Thực hiện chế độ bàn giao theo ngày để
chỉ đạo sản xuất, ở công trường thực hiện chế độ một thủ trưởng. Mọi hoạt động ở
công trường đều do Chỉ huy trưởng công trình quyết định, Chỉ huy trưởng chịu trách
nhiệm trước Giám đốc, Chủ đầu tư và pháp luật về mọi quyết định của mình.
 Năng lực của đội ngũ cán bộ thi công công trình.


a. Chỉ huy trưởng công trường:
- Là người chịu trách nhiệm thực thi dự án và chịu trách nhiệm trước Giám đốc
Công ty về tiến độ và chất lượng công trình.
- Trực tiếp điều hành quản lý và giải quyết mọi công việc tại hiện trường như
quan hệ với Chủ đầu tư, tư vấn giám sát làm thủ tục nghiệm thu, lập phiếu giá thanh
toán, họp bàn công việc, quan hệ với địa phương giải quyết tốt các mối quan hệ.
- Phân công nhiệm vụ cho các kỹ sư hiện trường các công việc cụ thể đảm bảo
công trình thi công có chất lượng và đúng tiến độ.
- Báo cáo Giám đốc Công ty và phối hợp với các phòng, ban chức năng Công
ty để kịp thời giải quyết các vướng mắc mà Ban điều hành dự án không tự giải quyết
được.
b. Phó chỉ huy trưởng công trường:

- Điều hành, chỉ đạo thi công trên công trường, giải quyết các vấn đề liên quan
đến kỹ thuật và giải pháp thi công.
- Chỉ đạo trực tiếp đơn vị thi công, các kỹ sư hiện trường, tổ thí nghiệm hiện
trường. Thay thế chỉ huy trưởng công trình giải quyết mọi công việc tại hiện trường
khi Chỉ huy trưởng đi vắng.
c. Các kỹ sư phụ trách thi công hiện trường:
- Chịu trách nhiệm trước Chỉ huy trưởng về chất lượng các hạng mục thi công
công trình.
- Giám sát quá trình thi công hiện trường để việc thi công đúng yêu cầu kỹ
thuật, mỹ thuật.
- Trực tiếp chỉ đạo về kỹ thuật, giúp đơn vị thi công thi công đúng yêu cầu kỹ
thuật.
d. Tổ thí nghiệm hiện trường:


- Chịu trách nhiệm trước chủ nhiệm kỹ thuật về công tác thí nghiệm.
- Phối hợp với TV giám sát làm thí nghiệm hiện trường, kiểm tra chất lượng
công việc thi công hiện trường kịp thời chính xác, trung thực để đơn vị thi công công
trình đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả.
e. Đội thi công:
- Chịu trách nhiệm toàn diện trước Chỉ huy trưởng.
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban chỉ huy công trường điều hành dự án để
đảm bảo thi công đúng tiến độ và phối hợp thống nhất giữa các dây chuyền thi công
trên hiện trường.
- Chịu sự chỉ đạo, giám sát của các kỹ sư hiện trường để các hạng mục công
trình thi công đúng quy trình, đảm bảo tiến độ và chất lượng.
- Kịp thời phản ánh với giám đốc điều hành dự án những vấn đề liên quan tới
vốn cấp cho thi công, nhu cầu về thiết bị, con người cho đơn vị để việc thi công trên
công trường nhanh chóng và hiệu quả cao.
f. Cán bộ thanh toán:

- Chịu trách nhiệm cập nhật khối lượng thực tế ngoài công trường, báo cáo
hàng ngày, hàng tuần về cho công ty. Kết hợp đơn vị tư vấn giám sát, chủ đầu tư để
làm các thủ tục pháp lý, hoàn công và thanh toán giai đoạn công trình.
2.2.2.2. Các nhân tố thu hút đầu tư trong xây dựng công trình dân dụng Công
Nghiệp
a. Về kinh tế
- Về thị trường: Quy mô thị trường và tiềm năng trong nhu cầu về nhà ở giao
thông đi lại là hai yếu tố được Công ty cổ phần Thành Đạt quan tâm nhất khi đầu tư.
Tuy nhiên bên cạnh đó công ty còn quan tâm đến các yếu tố như: tình hình dân cư của
khu vực đầu tư; nền kinh tế ổn định, năng động và tốc độ tăng trưởng cao; cán cân
thương mại và than toán ổn định; chỉ số lạm phát thấp và thuận tiện trong việc xuất


nhập khẩu các sản phẩm. Đây là lợi thế không thể bỏ qua mà công ty quyết định cân
nhắc lựa chọn các địa điểm đầu tư.
- Về lợi nhuận: Yếu tố lợi nhuận luôn là động cơ chủ chốt và cuối cùng của công
ty khi quyết định đầu tư. Việc công ty năm ở đường số 6, khu đô thị mới An Cựu City
là một trong những thế mạnh của công ty, nơi mà nhu cầu về nhà ở cũng như đi lại
đang rất cần thiết. Ngoài ra việc đầu tư trên địa bàn tỉnh TT-Huế được hưởng các dịch
vụ hỗ trợ cũng là một thuận lợi giúp công ty phát triển kinh doanh.
- Về chi phí: Chi phí về lao động thấp luôn là nhân tố thu hút lớn. Ngoài ra chi
phí vận chuyển thấp, ưu đãi về các hàng rào thuế và chi phí sử dụng vốn thấp cũng là
một yếu tố thu hút giúp công ty cân nhắc đầu tư vào địa bàn Tỉnh.
b. Về chính sách
- Các yếu tố về tình hình an ninh, chính trị và pháp luật ổn định giúp công ty yên
tâm trong các hoạt động đầu tư. Ngoài ra các yếu tố như: tính minh bạch và dễ dàng
tiếp cận các thông tin, tài liệu cơ quan nhà nước trong tỉnh, thủ tục đăng ký kinh
doanh đơn giản, ưu đãi thuế, giảm tiền thuê đất, giãn tiến độ thanh toán tiền sử dụng
đất, hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến đầu tư xây dựng trong địa bàn Tỉnh đẩy nhanh các
tiến độ phê duyệt cấp tín dụng cho các dự án đầu tư xây dựng dân dụng Công nghiệp.

Tất cả các yếu tố có mối quan hệ rất chặt chẽ nhau và tạo nên sự bền vững đầu tư phát
triển cũng như dành sự ưu đãi đầu tư vào địa bàn và khu vực.
c. Về tài nguyên
- Nguồn nhân lực: Nhân lực trẻ, dồi dào, trình độ thấp và giá rẽ, trong đó nguồn
lao động phổ thông luôn đáp ứng được các yêu cầu của công ty trong địa bàn tỉnh TTHuế.
- Tài nguyên thiên nhiên và di sản văn hóa: Tỉnh TT-Huế có truyền thống lịch sử
văn hóa lâu đời điều này tạo thuận lợi rất lớn cho công ty kinh doanh và phát triển.
Bên cạnh đó còn có các yếu tố như nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, điều kiện tự
nhiên khá thuận lợi để kinh doanh và sản xuất các mặt hàng về nông nghiệp. Đó là các


yếu tố góp phần không nhỏ giúp doanh nghiệp phát triển và đứng vững trên địa bàn
tỉnh TT-Huế.
- Vị trí địa lý: Lợi thế về vị trí địa lý đặc biệt quan trọng giúp tiết kiệm đươc
phần lớn chi phí vận chuyển, mở rộng được quy mô thị trường xung quanh và khai
thác được nguồn nhân lực và thúc đẩy tập trung hóa doanh nghiệp.
2.2.2.3. Tình hình hoạt động trong đầu tư xây dựng của Công Ty trong giai đoạn
2014 - 2016
Bảng 2.1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ
phần Thành Đạt giai đoạn 2014 - 2016
(Đơn vị tính: Đồng)
CHỈ TIÊU



T.M

Năm 2014

Năm 2015


Năm 2016

1

số
2

3

4

5

6

1. Doanh thu bán hàng và

01

VII.1

24.896.936.094

102.230.226.528

150.517.856.874

2. Các khoản giảm trừ


02

VII.2

doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán

10

24.896.936.094

102.230.226.528

150.517.856.874

18.272.860.303

92.702.207.120

136.604.468.628

6.624.075.791

9.528.019.408

13.913.388.246

cung cấp dịch vụ

hàng và cung cấp dịch vụ

(10=01-02)
4. Giá vốn bán hàng

11

5. Lợi nhuận gộp về bán

20

VII.3

hàng và cung cấp dịch vụ
(20=10-11)
6. Doanh thu hoạt động

21

VII.4

4.721.797

tài chính
7. Chi phí tài chính

22

VII.5

4.177.669.132


4.230.350.738

6.506.354.985

- Trong đó: Chi phí lãi

23

vay
8. Chi phí bán hàng

25

VII.8

9. Chi phí quản lý doanh

26

VII.8

2.686.938.526

4.652.409.043

6.623.822.928

925.331

3.157.008



nghiệp
10.Lợi nhuận thuần từ

30

235.810.070

646.184.958

732.367.341

317.871.895

38.671.140

15.421.000

317.871.895

38.671.140

14.011.203
1.409.797

82.031.825

684.856.098


733.777.138

18.053.602

150.668.342

181.387.253

64.008.223

534.187.756

552.389.885

hoạt động KD
(30=20+(21-22)-(25+26)
11. Thu nhập khác

31

VII.6

12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận

32
40

VII.7


khác(40=31-32)
14. Tổng lợi nhuận kế

50

toán trước thuế (30+40)
15. Chi phí thuế TNDN

51

VII.10

hiện hành
16. Chi phí thuế TNDN

52

VII.11

hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế

60

TNDN
(60=520-51-52)
18. Lãi cơ bản trên cổ

70


phiếu(*)
19. Lãi suy giảm trên cổ

71

phiếu(*)
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính Công ty cổ phần Thành Đạt)
 Nhận xét :
- Qua bảng báo cáo kết quả tài chính của Công ty cổ phần Thành Đạt (20142016). Ta thấy lợi nhuận sau thuế của hai năm 2015 và 2016 có nhiều sự thay đổi vượt
bậc so với năm 2014. Cụ thể là lợi nhuận sau thuế của năm sau có xu hướng tăng so
với năm trước. Năm 2014 lợi nhuận sau thuế là 64.008.223 (đồng) thì đến năm 2015
lợi nhuận sau thuế đã lên đến con số 534.187.756 (đồng) tức tăng đến
470.179.533(đồng). Đến năm 2016 thì lợi nhuận sau thuế là 552.389.885 (đồng) tức
tăng 18.202.129 (đồng) tăng nhẹ so với năm 2015.
- Nguyên nhân lợi nhuận sau thuế của 2 năm 2015 và 2016 tăng một cách mạnh
mẽ hơn năm 2014. Năm 2014 Công ty gặp một số khó khăn trong việc tiếp cận thị
trường và khó khăn trong việc tìm dự án cho mình, Công ty chỉ nhận những dự án khá


nhỏ nên lợi nhuận thu về không đáng kể. Nhưng đến năm 2015 và 2016 thì lợi nhuận
tăng cao đáng kể, nhiều dự án lớn của Công ty đã được triển khai thành công , lợi
nhuận thu về từ các dự án này rất lớn.
- Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu hướng tăng. Từ năm
2014 chỉ 24.896.936.094 (đồng) thì đến năm 2015 đã là 102.230.226.528 (đồng) tăng
đến

99.740.590.434

(đồng).


Năm

2016



150.517.856.874

(đồng)

tăng

48.278.630.346 (đồng).
- Giá vốn bán hàng năm 2016 tăng 43.902.261.508 (đồng) so với năm 2015.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2015 tăng 2.903.943.617 (đồng)
so với năm 2014. Tăng mạnh vào năm 2016 với mức tăng 4.385.368.838 (đồng) so
với năm 2015.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp ngày càng tăng. Tăng từ 2.686.938.526 (đồng)
của năm 2014 lên đến 6.623.822.928 (đồng) vào năm 2016, tức là tăng 1.971.413.885
(đồng). Qua đó cho thấy rằng Công ty luôn chú trọng đến quản lý tổ chức bộ máy
công ty, chăm lo đến đời sống của cán bộ nhân viên trong công ty.
Nhìn chung, qua 3 năm công ty đã đạt được nhiều thành tựu trong vệc mở rộng
hoạt động sản xuất kinh doanh, đem lại lợi nhuận cao cho công ty. Điều này đồng
nghĩa với việc đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty phần nào cũng được
nâng cao, nâng cao uy tín của công ty góp phần vào ngân sách Nhà nước.
2.2.2.4. Những đánh giá trong hoạt động đầu tư xây dựng của doanh nghiệp
Trải qua gần 15 năm hình thành và phát triển. Công ty cổ phần Thành Đạt đã và
đang dần hoàn thành các mọi mặt, từ cơ cấu tổ chức đến quản lý, hoạt động sản xuất,
quan hệ và ngày càng có xu hướng mở rộng hoạt động đầu tư xây dựng công trình dân
dụng Công nghiệp, giao thông thủy lợi. Công ty luôn luôn nổ lực một cách cao độ để

chứng minh là một công ty hoạt động hiệu quả cao.
Tuy nhiên, qua 3 tuần thực tập tại Công ty cổ phần Thành Đạt có thể thấy môi
trường kinh doanh của Công ty có những thuận lợi và khó khăn sau:
 Thuận lợi:


- Tỉnh Thừa Thiên Huế đang có các chính sách quan tâm, tạo điều kiện cho
doanh nghiệp phát triển kinh doanh.
- Môi trường kinh doanh tỉnh Thừa Thiên Huế đang được cải thiện một cách
đáng kể.
- Nguồn lao động tốt, đội ngũ lao động nhiệt tình với công việc và chi phí thuê
lao động khá rẻ.
- Nhu cầu trong việc đi lại, nhà ở đang tăng cao. Nhất với khu đô thị mới An
Cựu City, đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của chính quyền địa phương cũng
như xuất phát từ sự mong muốn của khách hàng.
- Việc mở cửa giao lưu kinh tế, văn hóa cũng đang tạo tiền đề lớn đến sự thu
hút vốn đầu tư nước ngoài vào TT Huế.
 Khó khăn:
- Hạn chế về vốn đầu tư.
- Khách hàng trong Tỉnh chưa thực sự tiềm năng
- Môi trường đầu tư chưa thực sự năng động và phát triển bằng các thành phố
lớn khác như: Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội…
- Trang thiết bị vật tư còn hạn chế.
- Khả năng thu hút vốn FDI không cao, xúc tiến đầu tư chưa thực sự hiệu quả.
Luồng vốn đầu tư tâp trung chủ yếu ở các Tỉnh, thành phố lớn như: Hồ Chí Mình, Đà
Nẵng, Hà Nội…
- Thủ tục hành chính chưa thực sự thỏa đáng, còn nhiều bất cập cũng là những
khó khăn trong việc các nhà đầu tư suy nghĩ có nên bỏ đồng vốn của mình vào hay
không.



PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận
- Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Tỉnh nhà, hiện nay Công ty cổ phần Thành
Đạt đã dần khẳng định được chổ đứng cũng như thương hiệu của mình và không
ngừng nghiên cứu, tìm hiểu thị trường để tim cho mình hướng đi tốt nhất.
- Công ty luôn chú trọng trong việc đầu tư xây dựng có hiệu quả về chất lượng của
mọi công trình. Vẫn đề an toàn trong thi công luôn đặt lên hàng đầu, nghiệm thu công
trình đúng hạn cũng luôn được quan tâm.
- Không ngừng nâng cao chất lượng quản lý doanh nghiệp. Chú trọng trong vấn đề đời
sống của cán bộ nhân viên trong cơ quan về tiền lương, bảo hiểm XH, bảo hiểm y tế…
3.2. Kiến nghị
- Tăng cường quảng bá, giới thiệu chú trọng xây dựng một thương hiệu có uy
tín, chất lượng trên thị trường.
- Đổi mới các trang bị máy móc trong xây dựng, cũng như có biện pháp nhằm
bảo vệ kéo dài tuổi thọ của chi tiết máy.


- Tạo dựng các mối quan hệ trong đầu tư với các bên tham gia như: công ty vật
liệu xây dựng , nhà thầu… Từ đó cung cấp cho các công trình xây dựng những nguyên
vật liệu tốt nhất, tạo điều kiện trong thi công và xây lắp công trình có hiệu quả cao.
- Không ngừng tìm kiếm cho Công ty những khách hàng tiềm năng trong tương
lai. Xây dựng mối quan hệ hợp tác cùng phát triển, chú trọng các mối quan hệ hợp tác
với những nhà đầu tư nước ngoài có ý định đầu tư vào TT Huế.
- Chăm lo đến đời sống của cán bộ nhân viên trong cớ quan, tập huấn thực tập
cho các nhân viên giỏi để nâng cao trình độ quản lý.

Tài liệu tham khảo:
/> />Phòng Kế toán – tài chính Công ty cổ phần Thành Đạt.

Phòng quản lý nhân sự Công ty cổ phần Thành Đạt.



×