Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Phân tích môi trường của vinamilk và đưa ra chiến lược phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.11 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP NHÓM

Đề bài: Phân tích môi trường của Vinamilk và đưa ra chiến lược
phát triển

Nhóm 2

Nội dung


2

1. Tổng quan về công ty
1.1. Giới thiệu chung
- Tên đầy đủ: Công ty cổ phần sữa Việt Nam
- Tên viết tắt: Vinamilk
- Năm thành lập: 1976
- Trụ sở: quận 7 – thành phố Hồ Chí Minh

1.2. Lĩnh vực kinh doanh


3
- Sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ sữa.
- Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hóa chất và
nguyên liệu, sản xuất mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống,
cafe,…
- Kinh doanh nhà, môi giới cho thuê bất động sản, kho bãi, bến bãi, vận tải
hàng bằng ô tô, bốc xếp hàng hóa,…


- Bán lẻ thực phẩm và đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh.

1.3. Tầm nhìn – Sứ mệnh – Mục tiêu
- Tầm nhìn: “Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm
dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người.”
Vinamilk tập trung mọi nguồn lực để xây dựng công ty sữa và thực phẩm có
lợi cho sức khỏe với mức tăng trưởng nhanh, bền vững nhất Việt Nam.
- Sứ mệnh: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng
tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của
mình với cuộc sống con người và xã hội.”
Vinamilk không ngừng đa dạng hóa các dòng sản phẩm, mở rộng lãnh thổ
phân phối nhằm duy trì vị trí dẫn đầu trên thị trường nội địa và tối đa hóa lợi ích
của cổ đông công ty, Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm sữa được yêu thích
nhất tại mọi khu vực, lãnh thổ.
Vì thế Vinamilk tâm niệm rằng chất lượng, sáng tạo là người bạn đồng hành
của công ty và xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của
khách hàng.
Chính sách chất lượng: “Luôn luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách
hàng bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng an toàn vệ
sinh thực phẩm, với giá cạnh tranh tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân theo luật
định” (Tổng giám đốc – Bà Mai Kiều Liên).
- Mục tiêu: Không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất, thương mại và
dịch vụ trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận có thể
được của công ty cho các cổ đông, nâng cao giá trị công ty và không ngừng cải


4
thiện và nâng cao đời sống, điều kiện làm việc, thu nhập cho người lao động, đồng
thời làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước. Bên cạnh có công ty gắn kết
công nghiệp chế biến với vùng nguyên liệu nhằm tăng tính độc lập về nguồn

nguyên liệu trong hiện tại và tương lai.

2. Môi trường kinh doanh
2.1. Môi trường bên ngoài
2.1.1. Môi trường vĩ mô
2.1.1.1. Yếu tố kinh tế
- Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt trong các năm, tạo điều kiện giúp sức
mua của người tiêu dùng tăng lên. Kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 7,02%
trong năm 2019, mức tăng cao nhất cùng giai đoạn 9 năm gần đây, vượt xa dự báo
của các tổ chức quốc tế. Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, nhu cầu tiêu
dùng hàng hóa của người dân trong nước đã có nhiều thay đổi, sức mua hàng hóa
ngày càng gia tăng, đặc biệt nhu cầu về các mặt hàng thực phẩm dinh dưỡng, trong
đó có sữa. Nhờ vậy mà thị trường và cơ hội kinh doanh của Vinamilk được mở
rộng hợn.
- Sữa là một trong những mặt hàng có mức độ tăng trưởng tốt. Thống kê của
Hiệp hội Sữa Việt Nam cho thấy, doanh thu toàn ngành sữa năm 2017 đạt trên
100.000 tỷ đồng, tăng 10,5% so với năm 2016. Trong đó sản phẩm sữa tươi đạt
1.333,4 triệu lít, tăng 6,6% so với năm 2016; sữa bột đạt 127,4 ngàn tấn, tăng
10,4% so với năm 2016. Về mức tiêu thụ, hiện bình quân tiêu thụ sữa tại Việt Nam
là 26 lít/người, tăng hơn nhiều so với các năm trước đây - cho thấy nhu cầu sử dụng
sữa của thị trường không ngừng tăng. Vinamilk là một trong những doanh nghiệp
Việt Nam chuyên sản xuất các mặt hàng từ sữa. Mức độ tăng trường không ngừng
của ngành này tạo điều kiện cho Vinamilk tiếp tục phát triển.
- Hội nhập kinh tế đem lại nhiều cơ hội cũng như thách thức
+ Cơ hội:


5
 Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, tạo ra những cơ
hội cho ngành chăn nuôi tiếp cận công nghệ giống mới, sản

phẩm mới, phương thức tổ chức sản xuất và quản lý tiên tiến,
giúp Vinamilk có thể tìm kiếm cơ hội để thay đổi quy trình và
công nghệ hiện có.
 Các Hiệp định song phương, đa phương, Hiệp định thương mại
tự do có tác động mạnh đến khả năng sản xuất và đáp ứng nhu
cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi,
… tạo cơ hội phát triển và xây dựng các thị trường mới cho
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khả năng thu hút vốn đầu tư của
Vinamilk cũng tăng lên do chăn nuôi và chế biến sữa là một
ngành có tiềm năng thu hút đầu tư trong ngành nông nghiệp.
+ Thách thức:
 Hằng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng sữa và sản
phẩm sữa khá cao để phục vụ tiêu dùng trong nước do sản phẩm
trong nước chưa đáp ứng được tất cả nhu cầu của người dân.
 Năng suất chăn nuôi trong nước có xu hướng giảm, giá thành
vẫn còn cao; chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ, phân tán còn chiếm
tỷ lệ cao, ảnh hưởng không nhỏ tới việc áp dụng công nghệ tiên
tiến trong chăn nuôi và công tác kiểm soát dịch bệnh và an toàn
thực phẩm.
 Giá trị xuất khẩu thấp khiến ngành chăn nuôi thiếu đi động lực
để phát triển.
2.1.1.2. Yếu tố chính trị - pháp luật
- Việt Nam là một nước có chế độ chính trị ổn định, hệ thống pháp luật thông
thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường đầu tư. Cùng với việc gia nhập của
các tổ chức thương mại quốc tế trong những năm gần đây, chính phủ Việt Nam
cũng đã ban hành nhiều chính sách phù hợp với quá trình hội nhập toàn cầu, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư.
- Việc hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu hóa tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp sản xuất và chế biến sữa tiếp cận với công nghệ tiên tiến, hiện đại.
- Việc giảm thuế nhập khẩu xuống còn 0% cho các sản phẩm sữa giúp sữa

ngoại nhập có điều kiện thâm nhập dễ dàng thị trường Việt Nam. Điều này tạo nên
nhiều thách thức cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinamilk, đồng thời cũng
mở ra nhiều cơ hội để doanh nghiệp có thể thực hiện liên doanh khai thác những
mặt mạnh về kỹ thuật và tiếp thị của các doanh nghiệp có kinh nghiệm lâu năm
trong ngành công nghiệp sữa trên Thế giới.


6
- Việc kiểm định chất lượng sữa chỉ dừng lại ở việc kiểm tra vệ sinh an toàn
thực phẩm, một số chi tiết ghi trên bao bì chưa kiểm tra, phân tích được chất lượng
và hàm lượng các vi chất trong thành phần sữa. Các phòng thí nghiệm chưa có khả
năng kiểm định đầy đủ những vi chất này. Việt Nam hiện còn chưa có quy chuẩn về
tỷ lệ các chất bổ sung vi lượng DHA, ARA trong sữa. Bên cạnh đó, việc không
kiểm soát nổi thị trường sữa cũng gây trở ngại rất lớn cho các doanh nghiệp sản
xuất sữa ở Việt Nam.
- Thực tế cho thấy ở các nước phát triển, tỷ lệ trẻ em được tiếp cận với các
sản phẩm sữa từ rất sớm và với hàm lượng khá đầy đủ vì đây là lực lượng lao động
có chất lượng cao trong tương lai. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Chủ trương của
đất nước ta là để người dân có quyền lợi được hưởng những quyền lợi tự nhiên đó.
Đảng và nhà nước đã có những ưu tiên dành cho lĩnh vực này thông qua việc thành
lập các ban ngành hệ thống, ban hành các chính sách văn bản hướng dẫn chỉ đạo để
hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp. Đối với Vinamilk, nhà nước đã có những
biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu đầu
vào, cơ sở hạ tầng, các chuyên gia, tín dụng, hỗ trợ thị trường, quảng bá hình ảnh
thương hiệu Vinamilk…
- Thách thức phải kể đến đó là sự cạnh tranh ngày một gay gắt với những
thương hiệu sữa trong nước và thế giới. Người tiêu dùng Việt ngày càng có nhiều
sự lựa chọn về các sản phẩm sữa khi những thương hiệu lớn như: Nestle, Dutch
Lady, Abbott,… “đổ bộ” vào Việt Nam.
- Việt Nam có nhiều chính sách “mở cửa”, cắt giảm thuế với nhiều mặt hàng,

trong đó có cả sản phẩm sữa. Giảm thuế sữa bột từ 20% xuống 18%, sữa đặc từ
30% xuống 25%. Đây là cơ hội lớn để các doanh nghiệp nước ngoài xâm nhập vào
thị trường Việt, mở ra nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng.
Dựa vào những phân tích trên có thể thấy môi trường chính trị - pháp luật có
tác động mạnh và tốt đến hoạt động kinh doanh của Vinamilk.
2.1.1.3. Yếu tố công nghệ
- Hàng loạt công nghệ tiên tiến trên thế giới ra đời nhằm hỗ trợ cho việc nuôi
dưỡng đàn bò sữa thêm mập mạp, khỏe mạnh và cho ra sản lượng sữa chất lượng
cao như mạng Ethernet, công nghệ kết nối không dây Bluetooth, Wi-fi và kỹ thuật
nhận dạng song vô tuyến từ xa với các thẻ RFID (Radio Frequency Identification)
gắn chip nhận dạng tự động, camera quan sát từ xa giúp theo dõi đàn gia súc trong
chuồng, hệ thống cảm biến sinh học giúp đo bước sóng xác định mức độ linh họat
của con bò và gần đây là công nghệ cảm ứng nhiệt độ giúp xác định các chu kỳ
sinh sản của bò cũng như dò tìm các dấu hiệu bệnh. Hệ thống vi tính hỏa ở các
chuồng gia súc và trong văn phòng điều hành nông trại đã giúp sản lượng đàn bò
sữa ngày càng được nâng cao.
- Cho đến nay, công ty Cổ phần Sữa Vinamilk vẫn đang là doanh nghiệp
hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa của Việt Nam. Ban lãnh đạo


7
Vinamilk luôn coi trọng yếu tố khoa học và công nghệ, tuỳ thuộc vào nguồn vốn,
nhu cầu của thị trường, cơ cấu sản phẩm để đầu tư chuyển đổi công nghệ kịp thời.
Vinamilk đã triển khai ba đợt đánh giá trình độ công nghệ của sản xuất. Việc tổ
chức đánh giá trình độ công nghệ nhằm mục tiêu nhận biết xuất phát điểm của từng
thời kỳ, mà ở đó, có thể so sánh trình độ công nghệ của công ty so với trình độ
công nghệ của thế giới. Sau mỗi đợt đánh giá trình độ công nghệ, Vinamilk lại điều
chỉnh hoạt động đầu tư chuyển đổi công nghệ.
- Hiện nay, có thể khẳng định được rằng, lĩnh vực chế biến sữa Việt Nam nói
chung và của Vinamilk nói riêng đã đạt tới trình độ tiên tiến, hiện đại của thế giới

cả về công nghệ tân trang thiết bị qua một vài ví dụ sau:
+ Đổi mới công nghệ sản xuất sữa bột sấy phun từ công nghệ “gõ” sang công
nghệ “thổi khí”.
+ Công nghệ và thiết bị thu mua sữa tươi của nông dân, đảm bảo thu mua hết
lượng sữa bò, thúc đẩy ngành chăn nuôi sữa bò trong nước.
+ Công nghệ tiệt trùng nhanh nhiệt độ cao để sản xuất sữa tươi tiệt trùng.
+ Đầu tư và đổi mới công nghệ sản xuất vỏ lon 2 mảnh.
+ Đổi mới công nghệ chiết lon sữa bột, nhằm ổn định chất lượng sản phẩm,
nâng cao thời gian bảo quản và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,…
- Vinamilk đang thực hiện việc áp dụng thiết bị và công nghệ sản xuất đạt
chuẩn quốc tế. Vinamilk sử dụng công nghệ sản xuất và đóng gói hiện đại tại tất cả
các nhà máy. Ngoài ra, công ty còn nhập khẩu công nghệ từ các nước châu Âu như
Đức, Ý và Thụy Sĩ để ứng dụng vào dây chuyền sản xuất. Vinamilk là công ty duy
nhất tại Việt Nam sở hữu hệ thống máy móc sử dụng công nghệ sấy phun do Niro
của Đan Mạch, hãng dẫn đầu thế giới về công nghệ sấy công nghiệp, sản xuất. Các
công ty như Dutch Lady (công ty trực thuộc của Friesland Foods), Nestle và New
Zealand Milk cũng sử dụng công nghệ này và quy trình sản xuất. Ngoài ra,
Vinamilk còn sử dụng các dây chuyền sản xuất đạt chuẩn quốc tế do Tetra Pak cung
cấp để cho ra sản phẩm sữa và các sản phẩm giá trị cộng thêm khác.
Đây là một trong những yếu tố tác động quan trọng đến sự thành bại của
công ty. Đây là yếu tố vừa tác động tích cực lẫn tiêu cực đến hoạt động kinh doanh
của Vinamilk.
2.1.1.4. Yếu tố văn hóa – xã hội
Ở nước ta, sữa và các sản phẩm như phô mát, cafe, nước ép... là vô cùng tốt.
Đối với nhiều người nó đã trở thành một thói quen sử dụng hàng ngày. Đặc biệt khi
tạo nên niềm tin về uy tín chất lượng như Vinamilk thì rất dễ khiến khách hàng
trung thành sử dụng sản phẩm này. Vì một trong những đặc điểm trong quan niệm
của người Việt là thường dùng những gì mà mình cảm thấy yên tâm tin tưởng và ít
khi thay đổi.
Ngoài ra, một trong những đặc điểm về hình thể của người Việt là cân nặng

cũng như chiều cao là thấp so với thế giới cộng thêm tâm lý muốn chứng tỏ bản


8
thân và tạo được sự chú ý của người khác. Vì lẽ đó một trong những điểm nhấn
mạnh vào quảng cáo của công ty Vinamilk là hình thành nên một phong cách sống
khoẻ mạnh, phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, con người năng động, sáng
tạo, một hình mẫu lý tưởng. Dĩ nhiên hiệu quả đạt được là vô cùng lớn.
Người Việt vốn quan tâm đến sức khỏe của bản thân, gia đình, nhưng không
như Nhật Bản, Hàn Quốc... vốn đề cao tính dân tộc, ưa chuộng hàng nội địa, người
Việt lại có xu hướng thích dùng hàng ngoại hơn là hàng nội địa bởi tâm lý thường
hay đánh giá thấp chất lượng hàng nội địa so với hàng ngoại nhập. Nhưng ảnh
hưởng của vấn đề này không đáng kể đối với một hãng sữa đã gây dựng được
thương hiệu như Vinamilk.
Chính vì những lý do trên, yếu tố văn hóa - xã hội luôn ảnh hưởng mạnh và
tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinamilk nói riêng và cả ngành
công nghiệp sữa nói chung.
2.1.1.5. Yếu tố tự nhiên
Khí hậu Việt Nam mang đặc điểm của khí hậu gió mùa, nóng ẩm.
Tính chất của khí hậu có nhiều ưu điểm như: Có nơi có khí hậu ôn đới như
tại Sa Pa (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng) có nơi thuộc khí hậu lục địa như Lai Châu,
Sơn La thích hợp trồng cỏ cho chất lượng cao. Mặc dù khí hậu nóng ẩm nhưng
nhìn chung các điều kiện tự nhiên khá thích hợp cho việc phát triển ngành chăn
nuôi bò lấy sữa đặc biệt là ở các tỉnh Tuyên Quang, Lâm Đồng, Ba Vì, Nghệ An,
Sơn La...
Mặc dù đầu tư nhiều trang trại nuôi bò sữa theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng
nguồn nguyên liệu chính của hãng vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Chưa kể,
người nông dân chăn nuôi bò sữa không còn mặn mà với công việc hiện tại do lợi
nhuận thu về không cao, bị người thu mua bò sữa thô ép giá khiến nguồn nguyên
liệu sữa trong nước giảm đáng kể. Điều này buộc Vinamilk phải cạnh tranh với

nhiều doanh nghiệp thu mua nguyên liệu sữa trung gian khác.
Bên cạnh đó thì khí hậu có nhiều nhược điểm như:
- Về thức ăn, đặc biệt là thức ăn thô, ở Việt Nam cũng như các nước nhiệt
đới khác thường có chất lượng không cao như ở các nước ôn đới. Cây cỏ nhiệt đới
thường có hàm lượng hydratcacbon bị lignin hoá cao nhưng hàm lượng protein lại
thấp. Hơn nữa, hàm lượng khoáng cũng thấp và không cân bằng, đặc biệt là thường
thiếu phốt-pho. Chính vì thế mà tỷ lệ tiêu hoá của cỏ nhiệt đới thấp hơn nhiều so
với cỏ ôn đới nên bò không ăn được làm cho bò tăng trưởng chậm và chất lượng
sữa cũng không được như ý.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với bò sữa:
+ Nhiệt độ ảnh hưởng đến tập tính, khả năng thu nhận và tiêu hóa thức ăn, sự
tăng trưởng, sinh sản và sản xuất sữa của bò sữa.


9
+ Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng tới nguồn thức ăn và điều kiện thời tiết thay
đổi là tác nhân gây bệnh cho bò sữa.
+ Nhiệt độ ảnh hưởng tới quá trình lên men của sữa chua, Việt Nam là một
nước nóng ẩm, do vậy quá trình lên men của sữa chua tương đối nhanh.
- Điều kiện môi trường cũng tác động đến việc bảo quản nguyên liệu sữa thô
và sản phẩm từ sữa bò. Nước ta có nhiệt độ tương đối cao, vì vậy nguyên liệu dễ bị
ôi thiu, do đó ít nhiều có tác động đến phương cách bảo quản của mỗi doanh nghiệp
nhưng do sự tiên tiến của khoa học kỹ thuật nên đây không là mối quan tâm lớn của
các doanh nghiệp chế biến sữa trong đó có Vinamilk.
Đây là yếu tố ảnh hưởng không tốt đến công ty nhưng mức độ tác động
không đáng kể.
2.1.2. Môi trường vi mô
Môi trường vi mô có năm yếu tố cơ bản: đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà
cung cấp, các đối thủ tiềm ẩn và những sản phẩm thay thế. Sự hiểu biết các yếu tố
này giúp Vinamilk nhận ra các mặt mạnh và mặt yếu của mình liên quan đến cơ hội

và nguy cơ mà ngành kinh doanh của mình gặp phải từ đó đề ra chiến lược thành
công cho công ty
2.1.2.1. Đối thủ hiện tại
- Vinamilk đang dẫn đầu thị trường sữa Việt Nam:
+ Sữa bột hiện đang là phân khúc cạnh tranh khốc liệt nhất giữa các sản
phẩm trong nước và nhập khẩu. Trên thị trường sữa bột, các loại sữa nhập khẩu
chiếm khoảng 65% thị phần, Vinamilk và Dutch Lady hiện đang chiếm giữ thị phần
lần lượt là 16% và 20%.
+ Nhóm sữa đặc: Vinamilk chiếm 79%, Dutch Lady chiếm 21%. Sữa nước:
Dutch Lady chiếm 37%, Vinamilk 35%. Sữa bột: Dutch Lady chiếm 20%, Abbott
và Vinamilk cùng chiếm 16%, Mead Johnson 15%. Sữa chua: Vinamilk chiếm
55%.
+ Dutch Lady có thể xem như là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Vinamilk,
khi mà có một số thị phần đã vượt qua Vinamilk, một số thị phần khác chỉ chênh
nhau rất ít hoặc xấp xỉ bằng.
+ Ở lĩnh vực sữa tươi, TH True Milk, với quy mô đầu tư lớn, bài bản và
slogan ghi điểm với thị trường “thật sự thiên nhiên” đang ngày một chứng tỏ mình
là đối thủ đáng gờm của Vinamilk.


10
+ Sữa chua, vốn gần như là độc quyền của Vinamilk, giờ cũng bị các thương
hiệu khác tấn công ồ ạt, trong đó, nổi lên có sữa chua Ba Vì. Váng sữa bột cũng
chịu sự cạnh tranh ngày một lớn của các thương hiệu sữa lớn đến từ Mỹ, Úc, Pháp,
Hàn Quốc...

2.1.2.2. Khách hàng
- Khách hàng không chỉ có nhu cầu về chất lượng sản phẩm mà còn yêu cầu về sự
đa dạng, phong phú về các dòng sản phẩm. Họ muốn các sản phẩm sữa mình mua
có chất lượng tốt, tương đương với các sản phẩm của nước ngoài nhưng cũng

phong phú về các loại sản phẩm như dành cho nhiều lứa tuổi khác nhau, nhiều nhu
cầu khác nhau như bổ sung canxi, các loại vitamin hay các cách chế biến khác nhau
như sữa tiệt trùng, sữa thanh trùng, sữa đặc, sữa bột hay sữa chua.
- Bên cạnh đó, giá cả cũng là một yếu tố khách hàng quan tâm. Giá cả của các mặt
hàng phải phù hợp với thu nhập của đa số người dân, không thay đổi quá nhiều
theo thị trường.
- Đối với các khách hàng lớn, đặc biệt là các đại lý, các điểm phân phối hay các
trường học thì chiết khấu và hoa hồng cũng là một yếu tố quan trọng. Họ yêu cầu
có chiết khấu khi nhập sản phẩm số lượng lớn, có hoa hồng khi trưng bày các sản
phẩm. Ngoài ra vì đặc điểm ngành sữa là có thời gian sử dụng không quá dài thì
các khách hàng lớn cũng có yêu cầu về đổi trả sản phẩm khi gần đến hay quá hạn.

2.1.2.3. Các đối thủ tiềm ẩn và sản phẩm thay thế
Ngoài cạnh tranh với các đối thủ trong ngành thì Vinamilk còn phải cạnh
tranh với những đối thủ có sản phẩm có thể thay thế như: bột ngũ cốc, nước uống
dinh dưỡng chống lão hóa, nước diệp lục tố kích thích ăn uống, hỗ trợ tiêu hóa,
nước cam ép Twister..., một số loại kem tươi nước ngọt... Đây là những sản phẩm
thay thế tốt cho sữa trong số những sản phẩm trên có một số đối thủ lớn và có uy
tín trên thị trường, đó là những đối thủ tiềm ẩn của ngành phải kể đến một số công
ty như IMC, DOMESCO, BIBICA.

2.1.2.4. Nhà cung cấp


11
Xây dựng các chiến lược phát triển lâu dài và bền vững đối với các nhà cung
cấp trong và ngoài luôn là mục tiêu chính của Vinamilk nhằm đảm bảo được nguồn
cung nguyên liệu thô ổn định về chất lượng với giá cả cạnh tranh và các nguồn
cung cấp dây chuyền máy móc sản xuất hiện đại, đạt tiêu chuẩn.
Nguồn nguyên liệu đầu vào ngành sữa nói chung tại Việt Nam và tại

Vinamilk nói riêng phụ thuộc nhiều vào nguồn cung từ nước ngoài: 70% sữa bột
nguyên liệu, 84% sữa tươi nguyên liệu. Fonterra và Hoogwegt International là hai
tập đoàn quốc tế lớn đóng vai trò quan trọng trên thị trường sữa thế giới và tại Việt
Nam, đây cũng là đối tác lớn chuyên cung cấp sữa bột cho Vinamilk.
Tuy nhiên Vinamilk vẫn luôn xây dựng các phương án đối với nhà cung cấp
trong nước, các nông trại sữa nội là những đối tác chiến lược quan trọng của
Vinamilk, cung cấp nguồn sữa tươi đảm bảo chất lượng từ đàn bò được nuôi tại
trang trại.
Về máy móc sản xuất, Tetra Pak Indochina được biết đến là nhà cung cấp
quốc tế lớn cho Vinamilk về máy đóng hộp và đóng bìa…
Tuy nhiên do phần lớn nguyên liệu sản xuất của Vinamilk đều được nhập
khẩu nên tập đoàn phụ thuộc rất lớn và chịu áp lực cao về sức ép cạnh tranh từ các
nhà cung cấp, giá sữa nguyên liệu tăng khiến cho các chi phí sản xuất tăng. Năng
lực thương lượng nhà cung cấp ở mức trung bình.
2.2. Môi trường nội bộ
2.2.1. Nghiên cứu và phát triển
Vinamilk có một bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm lớn mạnh.
Vinamilk rất coi trọng việc nghiên cứu thị trường và tìm hiểu thị hiếu người dùng
cũng như các hoạt động bán hàng của các nhà phân phối, lắng nghe phản hồi của
người tiêu dùng trên nhiều phương diện, tận dụng tốt phương tiện truyền thông
mạng xã hội để làm thương hiệu và cũng nhờ đó, Vinamilk cung cấp các sản phẩm
sữa tốt và phù hợp nhất cho người tiêu dùng.
Vinamilk luôn quan tâm tới việc nghiên cứu và phát triển đặc biệt là trong
việc cải tiến các sản phẩm, thoát khỏi lối mòn về các sản phẩm truyền thống. Các
hoạt động R&D tiếp tục được đẩy mạnh nghiên cứu nhằm đa dạng hóa các ngành


12
hàng của công ty và phụ vụ nhu cầu ngày một đa dạng từ thị trường trong nước và
xuất khẩu.

Đồng thời không ngừng ứng dụng các công nghệ mới để cải tiến chất lượng
sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và phát triển sản phẩm, phù hợp hơn và sát với xu
hướng tiêu dùng của khách hàng.
Khối R&D còn tổ chức khám và tư vấn dinh dưỡng cùng các chương trình
Sữa học đường, thực hiện chương trình “Vinamilk vì sức khỏe cộng đồng” cho trẻ
mầm non và người cao tuổi…
2.2.2. Nguồn lực đầu vào
Vinamilk có một bước đột phá lớn trong việc thu mua nguyên liệu sữa đầu
vào, mạnh dạn nhập máy móc hiện đại nhất để sản xuất sữa tươi tiệt trùng và thu
mua sữa của nông dân với giá cao hơn nguyên liệu nhập khẩu, chấp nhận giảm lãi
để khuyến khích phát trển đàn bò sữa trong nước. Nhờ đó, hiện nay có hơn 100000
con bò sữa, sản lượng sữa 120 triệu lít/ năm chiếm 25% tổng nguyên liệu sản xuất
của công ty.
Để giảm chi phí lớn cho nguồn lực đầu vào, Vinamilk đã cho xây dựng nhiều
trang trại nuôi bò sữa. Hiện nay đã có hơn 10 trang trại trên khắp cả nước, cung cấp
lượng lớn sữa tươi cho sản xuất.
Do nhu cầu sữa tươi của người dùng ngày càng tăng cao, nguồn nguyên liệu
của trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu sản xuất, còn 70% là
nhập khẩu từ New Zealand, Mỹ, Eu và Nhật Bản. Chính bởi vậy, chi phí đầu vào
tăng và giá thành sản phẩm cũng tăng lên. Tuy nhiên, Vinamilk cũng đang đẩy
mạnh phát triển các vùng nguyên liệu để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của
người dân trong nước.
2.2.3. Sản xuất
Được biết tới là công ty sữa Việt Nam luôn dẫn đầu cả về thị phần lẫn công
nghệ sản xuất hiện đại bậc nhất, các quy trình sản xuất tại Vinamilk luôn được đảm
bảo các chuẩn mực cao nhất, chưa để xảy ra các sự cố vê chất lượng sản phẩm. Có
được điều này là do Vinamilk đã không ngừng đầu từ phát triển công nghệ sản xuất


13

và nâng cao năng lực sản xuất với những phương án hợp lý. Trong năm 2018, có 5
nhà máy hoàn tất việc đánh giá tiêu chuẩn hữu cơ (Organic) mới và 13 nhà máy
đều được hoạt động theo tiêu chí ngày càng thân thiện với môi trường.
Ngoài ra công ty còn sử dụng các dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế
do Tera Park cung cấp để cho ra sản phẩm sữa và các sản phẩm giá trị cộng thêm
khác.
Đầu tư vào dây chuyền sản xuất hiện đại bậc nhất thê giới giúp tăng công
suất sản xuất cho các nhà máy trên toàn quốc. Điển hình là hoàn thành giai đoạn 2
của nhà máy sữa nước Mega tại Bình Dương nâng tổng công suất của nhà máy lên
800 triệu lít/ năm và đầu tư thêm nhiều dây chuyển sữa nước tốc độ cao (A3 Speed)
… Cùng với đó 2 dây chuyền sữa chua ăn với công suất 80000 hũ/ giờ/ máy được
coi là dây chuyền sản xuất hiện đại với công suất lớn nhất thế giới được đầu tư lắp
đạt tại nhà máy ở Hồ Chí Minh và nhà máy Tiên Sơn.
Có thể nói các nhà máy sản xuất của Vinamilk trải dài trên toàn quốc, đáp
ứng nhu cầu lớn của khách hàng đồng thời tạo giá cả cạnh tranh so với các đối thủ.
2.2.4. Nhân sự
Năng lực cán bộ trong ban quản trị đều có trình độ chuyên môn cử nhân kinh
tế, Thạc sỹ, Kỹ sư… với nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý tài chính, quản lý
nhân sự…
Cho đến nay công ty đã có hơn 4000 cán bộ công nhân viên đông đảo. Để có được
nguồn nhân lực lớn, đó là do:
Về quản lý lao động- tiền lương: Rà soát chức năng nhiệm vụ của các bộ
phận thuộc khối, công ty con, chuẩn hóa các bản mô tả công việc. Hoàn thiệu và
ban hành quy định hỗ trợ điều kiện làm việc nhằm nâng cao phúc lợi của nhân viên.
Ban hành các quy định mới về chính sách và chế độ dành riêng cho lao động nữ.
Chú trọng đầu tư nâng cao trình độ tay nghề cho từng bộ phận, tạo điều kiện
ngày càng tốt hơn về môi trường làm việc cho nhân viên từ văn phòng đến nhà máy


14

nhằm phát huy một cách tốt nhất năng lực làm việc của từng thành viên. Đưa ra
những chương trình và tiêu chuẩn để tạo nên một lực lượng nhân sự chất lượng
cao. Thực hiện chế độ lương bổng và đãi ngộ xứng đáng, tương xứng với năng lực
và cạnh tranh so với thị trường. Tạo ra nền văn hóa tạo cảm hứng làm việc và sáng
tạo.
Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý
Công ty cổ phần sữa Việt Nam

Các chi nhánh/ đơn vị trực thuộc trong nước

Công ty con, liên kết trong nước

Công ty TNHH MTV Bò sữa VN-10
13 nhà máy sản xuất sữa tại Bắc, Trung, Nam

3 chi nhánh văn phòng bán hàng tại Hà Nội, Đà
Nẵng và Cần Thơ

trang trại

Công ty con, liên kết nước ngoài

Driftwood Dairy Holding Coporation
(100%)

CÔng ty TNHH MTV bò sữa thống nhất

Vinamilk europe Spostkaz Ograniczona

Thanh Hóa -2 trang trại


Odpowied zialnoscia (100%)

Công ty cổ phần Đường VN (65%)

Angkor Dairy Products Con, Ltd.

2 xí nghiệp kho vận tải tại Hà Nội và
TPHCM

(100%)

Trung tâm sữa tươi nguyên liệu Củ Chi

Công ty cổ phần chế biến dừa Á Châu
(25%)
Miraka Holdings limited (22,81%)

Phòng khám An Khang

Công ty cổ phần APIS (18%)

Lao-Jagro Development XiengKhouang Co., Ltd.
(51%)


15
2.2.5. Hoạt động marketing
Với một tập đoàn lớn, có bề dày thành tích như Vinamilk thì các chương
trình quảng cáo, PR, Marketing đều rất bài bản và chuyên nghiệp, mang tính nhân

văn cao, chạm đến trái tim người dùng, điển hình như các chương trình Sữa học
đường, Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam, chiến dịch “Quỹ một triệu cây xanh Việt
Nam”…
Hoạt động marketing của Vinamilk là một điểm sáng lớn, đáng kể nhất trong
các khía cạnh sau:
+ Đi đầu về cải tiến với việc đẩy mạnh tung mới và tái tung hàng loạt sản
phẩm ở tất cả các ngành hàng.
+ Nỗ lực tung ra thị trường khoảng 18 sản phẩm mới thuộc các ngành hàng
sữa nước, sữa bột, sữa chua ăn, sữa chua uống, bột dinh dưỡng… giúp mở rộng
thêm các danh mục sản phẩm, mang đến cho người tiêu dùng nhiều trải nghiệm tiện
lơi.
+ Tiếp tục đẩy mạng truyền thông qua các phương thức truyền thống cũng
như thông qua các kênh trên Internet như Youtube, Facebook…
Không ngần ngại đầu tư cho hình ảnh bao bì với các thông điệp khác nhau
cho người tiêu dùng. Chi phí cho các chương trình thay đổi mẫu mã chiếm khoảng
10% tổng chi phí.
Hình ảnh chú bò sữa Việt Nam được in trên bao bì sữa Vinamilk đã trở nên
quen thuộc với người tiêu dùng Việt, đặc biệt với trẻ nhỏ. Đây chính là cách quảng
cáo thông qua hình ảnh đặc trưng giúp cho các sản phẩm của Vinamilk in sâu trong
lòng khách hàng.
Thực hiện các chiến dịch nâng cao chất lượng có tầm ảnh hưởng lớn thông
qua các chương trình hợp tác với các tổ chức uy tín như Viện Dinh dưỡng Quốc
gia…
Thực hiện các hoạt động marketing thông qua các hoạt động xã hội như:
+ Tài trợ quỹ học bổng “ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam”
+ Tham gia các chương trình cho trẻ nhỏ trên truyền hình.


16
+ Thành lập quỹ sữa cho trẻ em.

2.2.6. Tài chính - Kế toán
(Tỷ đồng)
Tổng doanh thu
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
Vốn cổ phần
Tổng nợ phải trả

2018
51.135
12.229
10.278
34.667
23.873
14.515
10.794

2019
52.629
10.052
10.206
37.366
26.271
17.417
11.095

Tăng/ giảm
2,9%

-1,4%
-0,7%
7,8%
10,0%
20,0%
2,8%

Về quản lý vốn lưu động:
- Vốn bằng tiền: Từ kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh khả quan liên tục
trong nhiều năm, Công ty đã duy trì được mức giá trị vốn bằng tiền ở mức cao,
đồng thời quản lý dòng tiền có hiệu quả, linh hoạt và an toàn, đảm bảo đáp ứng đầy
đủ nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh cũng như các dự đầu tư theo kế hoạch.
- Nợ phải thu khách hàng: Chiếm 16% tổng tài sản ngắn hạn. Trong năm, không
phát sinh thêm các khoản nợ khó đòi trọng yếu, tiếp tục duy trì chính sách quản lý
nợ phải thu, chính sách tín dụng khách hàng theo hướng tạo điều kiện để khách
hàng mở rộng quy mô kinh doanh và an toàn.
- Hàng tồn kho: Chiếm 27% tài sản ngắn hạn. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho giảm
nhẹ so với năm 2017 từ 6,2 lần xuống còn 5,8 lần do tăng dự trữ tồn kho vào cuối
năm để chuẩn bị cho kế hoạch sản xuất năm 2019. Năm 2018, không phát sinh mới
hàng tồn kho chậm lưu. Chính sách quản lý hàng tồn kho được duy trì.
- Nợ phải trả người bán ngắn hạn: Chiếm 10,7% tổng nguồn vốn. Vòng quay nợ
phải trả tiếp tục được cải thiện, giảm xuống còn 7,4 lần so với 8,2 lần trong năm
2017 là do sự thay đổi chính sách thanh toán cho nhà cung cấp như đã được trình
bày trong BCTN 2017. Công ty duy trì chính sách thanh toán với nhà cung cấp hợp
lý và chặt chẽ, phù hợp với tình hình hoạt động của Công ty.


17

Về quản lý tài sản dài hạn: Năm 2018, tài sản cố định hữu hình tăng 27%, từ

10.290 tỉ đồng lên 13.048 tỉ đổng. Giá trị tăng chủ yếu đến từ các hoạt động chính
là i) đầu tư máy móc thiết bị để tăng năng lực sản xuất và ii) phát triển trang trại bò
sữa qui mô công nghiệp theo chiến lược kinh doanh đến năm 2021. Công ty đang
duy trì chính sách quản lý tài sản dài hạn và đầu tư mới đã được thiết lập để đảm
bảo việc quản lý tài sản đạt hiệu quả cao, phù hợp với sự tăng trưởng trong tương
lai, không để xảy ra lãng phí và thất thoát tài sản.
 Điểm mạnh:
+ Nhờ việc quản lý, đột phá trong việc đầu tư nguồn nguyên liệu đầu vào
giúp cho Vinamilk có mối quan hệ bền vững với nhà cung cấp, đảm bảo được
nguồn nguyên liệu chất lượng cao và ổn định.
+ Mạng lưới phân bối rộng khắp cả nước nên chiến lược marketing về phần
mở rộng thị trường là một điểm mạnh của Vinamilk.
+ Quan hệ bền vững với các đối tác sẽ là một lợi thế cho các chiến lược
marketing các sản phẩm mới của công ty Vinamilk.
 Điểm yếu
+ Do còn nhiều đối thủ cạnh tranh với các hãng lớn như TH true Milk, sữa
bột,… nên việc đưa ra chiến lược marketing còn nhiều hạn chế.
+ Chủ yếu tập trung vào thị trường trong nước vẫn chưa có những chiến lược
marketing đột phá về thị trường nước ngoài.
+ Hoạt động Marketing của công ty chủ yếu tập trung ở miền Nam.
2.3. Chiến lược kinh doanh
Ma trận SWOT

Cơ hội (O)
1. Tình hình chính trị ổn
định, hệ thống pháp luật
ngày càng hoàn chỉnh.
2. Tăng trưởng kinh tế Việt
Nam ổn định.
3. Hội nhập kinh tế ngày


Nguy cơ (T)
1. Sự tham gia của nhiều
đối thủ cạnh tranh.
2. Yêu cầu của khách
hàng ngày càng cao phải
đạt chuẩn quốc tế, tâm lý
thích dùng sữa ngoại.


18

Điểm mạnh (S)
1. Đội ngũ cán bộ
quản lý có trình độ
cao
giàu
kinh
nghiệm, nhiệt tình.
2. Thương hiệu
mạnh, thị phần của
doanh nghiệp lớn
3. Nguồn lực tài
chính dồi dào.
4. Lợi thế về quy mô
sản xuất và chăn
nuôi của doanh
nghiệp, mạng lưới
phân phối rộng
5. Uy tín của doanh


càng sâu rộng tạo điều kiện
đảm bảo nguồn nguyên liệu
đầu vào và tiếp thu công
nghệ mới.
4. Các chính sách hỗ trợ của
chính phủ về cơ sở hạ tầng,
tín dụng, hỗ trợ thị trường,
quảng bá hình ảnh thương
hiệu Vinamilk. “Người Việt
dùng hàng Việt”.
5. Điều kiện tự nhiên khá
thích hợp cho việc phát
triển ngành chăn nuôi bò lấy
sữa.
6. Sự phát triển của khoa
học kĩ thuật
7. Thu nhập của người dân
ngày càng tăng lên, nhu cầu
sản phẩm ngày càng cao và
họ quan tâm đến nhiều sản
phẩm chăm sóc sức khỏe
nhiều hơn.
S3.S4.S7+O1.O2.O4.O5.O7
Chiến lược mở rộng thị
trường trong nước
-S5.S7+O4.O7Củng cố xây
dựng và phát triển một hệ
thống các thương hiệu cực
mạnh đáp ứng tốt nhất nhu

cầu và tâm lý tiêu dùng của
người tiêu dùng
- S3.S9+O5.O6Tăng cường
số lượng đồng thời tăng
cường chất lượng cho đàn
bò; áp dụng kỹ thuật, khoa
học công nghệ mới vào việc
gia tăng.
-S2.S3.S5.S6.S8.S9
+

3. Xu hướng tự động hóa
của hệ thống công nghệ
cần có nguồn nhân lực
hành nghề.
4. Ảnh hưởng của khí hậu
đến việc bảo quản sản
phẩm sau chế biến và
thức ăn chăn nuôi.
5. Nguồn nguyên liệu đầu
vào không ổn định.

-S2.S3.S5.S7+T2Mở
rộng phân phối đến các
vùng xa, đảm bảo ai cũng
tiếp cận được sản phẩm
-S3.S4.S9+T1.T2Đa dạng
hoá sản phẩm với nhiều
mùi hương, nguyên liệu
khác nhau nhằm thoả

mãn các nhu cầu khác
nhau của khách hàng trên
thị trường.
-S1.S3+T2.T3Cải thiện
ngày càng tốt môi trường
làm việc, chú trọng tuyển
dụng và bố trí nhân sự
sao cho phù hợp với công
việc; đào tạo nâng cao


19
nghiệp
6. Giá bán và chất
lượng sản phẩm
7.
Chiến
lược
Marketing bài bản,
chuyên nghiệp
8. Nguồn sữa tự
nhiên chất lượng,
trang trại đạt chuẩn
quốc tế
9. Đầu tư trang thiết
bị và công nghệ hiện
đại, chất lượng cao
Điểm yếu (W)
1. Chưa tự chủ được
nguồn nguyên liệu

2. Do còn nhiều đối
thủ cạnh tranh với
các hãng lớn như TH
true Milk, sữa bột,…
nên

việc

đưa

ra

chiến lược marketing
còn nhiều hạn chế.
3. Chủ yếu tập trung
vào thị trường trong
nước vẫn chưa có
những chiến lược
marketing đột phá
về thị trường nước
ngoài.
4.

Hoạt

động

O6.O7 Không ngừng đảm
bảo và gia tăng chất lượng
sản phẩm đầu ra cũng như

tạo ra các sản phẩm vừa có
thời hạn sử dụng dài mà vẫn
có chất lượng tốt, tạo sự tin
cậy tiêu dùng của khách
hàng.

chuyên môn nghiệp vụ
cho cán bộ công nhân
viên; có chế độ lương
thưởng hợp lý.
-S1.S3.S9+T4.T5Tiến
hành nghiên cứu và cải
thiện giống để phù hợp
với điều kiện khí hậu.

-W1.W4 + O1.O2.O3.O5.O7
Chiến lược ổn định thị
trường, ổn định nguồn
nguyên liệu
-W1+O3.O5.O6Tự chủ về
nguồn nguyên liệu và nâng
cao chất lượng để mở rộng
tầm ảnh hưởng của sản
phẩm
- W4+O4.O7Củng cố hệ
thống và chất lượng phân
phối nhằm giành thêm thị
phần tại các thị trường mà
Vinamilk có thị phần chưa
cao, đặc biệt tại các vùng

nông thôn và đô thị nhỏ
-W4+O3.O4.O7Phát
triển
toàn diện danh mục các sản
phẩm sữa và từ sữa nhằm
hướng tới một lượng khách
hàng tiêu thụ rộng lớn đồng
thời mở rộng sang các sản
phẩm giá trị cộng thêm
nhằm nâng cao tỉ suất lợi
nhận chung của toàn công

W1.W2+T1.T2.T5Không
ngừng tìm kiếm nguồn
nguyên liệu mới, giá cả hợp
lí để giảm giá thành sản
phẩm; nâng cao chất lượng,
học hỏi các công ty ngoại
để có thêm kinh nghiệm
-W2+T1.T2Thiết kế bao
bì sữa phù hợp và hấp
dẫn; đảm bảo thông tin
ghi trên bao bì có nội
dung đầy đủ và thu hút
người tiêu dùng
- W2.W3.W4 + T1.T2
Đẩy mạnh các chiến lược
quảng cáo, marketing sản
phẩm thông qua chính
sách sản phẩm, chính

sách giá, chính sách phân
phối, chính sách truyền
thông..


20
Marketing của công ty.
ty chủ yếu tập trung
ở miền Nam.


21
Giải pháp thực hiện chiếm lược “Mở rộng thị trường trong nước”
Thị trường sản xuất kinh doanh của công ty có vai trò quan trọng, nó quyết
định sự tồn tại và phát triển của công ty. Do đó việc nghiên cứu tìm hiểu để làm ổn
định thị trường tiêu thụ truyền thống và mở rộng thêm các thị trường mới luôn là
mục tiêu cơ bản của mỗi công ty. Giải pháp mở rộng và ổn định thị trường dựa trên
mặt mạnh của môi trường bên trong Công ty và các cơ hội từ môi trường bên ngoài
đem lại cho công ty.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ
+ Về thị trường: Dựa vào khả năng về nguồn lực và ưu thế về thị phần của
mình, Vinamilk cần tập trung vào thị trường trọng điểm của mình, tìm hiểu, dự báo
xu hướng tiêu dùng sữa trong thời gian sắp tới. Vinamilk cần làm tốt hơn nữa công
tác nghiên cứu thị trường, tạo được một mạng lưới tiếp thị phân phối rộng khắp,
phản ứng nhanh nhạy trước những thay đổi của đối thủ như TH truemilk, Dutch
Lady,…
+ Về phân phối: Vinamilk phải có biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động
của hệ thống phân phối, kể các chất lượng phục vụ trước và sau khi bán hàng cho
phù hợp với đặc điểm thị trường tiêu dùng. Đa dạng hóa các kênh tiêu thụ sản
phẩm nhưng nên cố gắng phát triển kênh phân phối sản phẩm trực tiếp, tránh phụ

thuộc vào các đơn vị trung gian… Đưa thương mại điện tử vào như một canh phân
phối mới, năng động, hiệu quả, thường xuyên tiến hành, tuyên truyền quảng bá sản
phẩm của mình qua nhiều phương tiện khác nhau như Internet, Tivi, báo, đài,…
Thực hiện công tác phục vụ kĩ thuật khi bán và sau khi bán cho thật thuận lợi để
phục vụ tốt hơn đối với khách hàng như xây dựng hệ thống phản hồi trực tiếp, ứng
dụng, fanpage riêng nơi mà khánh hàng và nhà sản xuất có thể trao đổi thông tin.
-Tăng cường quảng bá sản phẩm
Tăng cường giới thiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh công ty thông qua việc
xây dựng một thương hiệu vững mạnh trên cơ sở soát lại quy hoạch và chiếc lược
sản phẩm đã có. Trước mắt cần tập trung ưu tiên đầu tư phát triển các mặt hàng có
khả năng cạnh tranh cao. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến thiết
kế, tạo mẫu, chuyển dần từ những mặt hàng thấp, trung bình sang những mặt hàng
chất lượng cao, giá trị lớn. Quảng cáo rộng rãi sản phẩm trên các phương tiện thông
tin đại chúng. Để xây dựng thương hiệu vững mạnh cần thực hiện tốt những cam
kết mang lại giá trị đối với khách hàng.
- Cải tổ công tác sản xuất
+ Luôn có kế hoạch sản xuất và dự trữ nguyên liệu, xây dựng kho bảo quản
nguyên liệu và thành phẩm đảm bảo chất lượng sản phẩm.
+ Luôn kiểm tra chất lượng sản phẩm, sai sót trong quá trình sản xuất.
+ Đẩy nhanh tiến bộ giao hàng, thực hiện chế độ hậu mãi cho khách hàng,
cam kết chất lượng sản phẩm.
- Thiết lập mối quan hệ với khách hàng truyền thống và các khách hàng tiềm
năng mới.


22
- Xây dựng phát triển nhiều hình thức thanh toán
Xây dựng các phương án thanh toán thuận lợi cũng là một yếu tố làm tăng độ
hài lòng của khách hàng, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của Công ty so với
các đối thủ khác. Vì vậy, Công ty cần xây dựng nhiều hình thức thanh toán phù hợp

cho khách hàng. Đối với các khách hàng truyền thống công ty có thể có chính sách
chậm thu.
- Tăng cường Công tác nghiên cứu thị trường sản xuất
Công ty cần thành lập bộ phận chuyên trách, các nhóm phân tích nhằm phân
tích, dự báo cho từng mảng thị trường. Bộ phận nghiên cứu thị trường phải thông
thạo các nghiệp vụ để có điều kiện chuyên sâu nắm vững đặc điểm của thị trường.
Bên cạnh đó , bộ phận này cũng có nhiệm vụ các cung cấp cơ sở dữ liệu đáng tin
cậy về thị trường, đối thủ cạnh tranh, các kênh phân phối nhằm giúp công ty có
định hướng tốt trong sản xuất. Bộ phận này sẽ liên kết với các bộ phận khác như bộ
phận tài chính, sản xuất,… và với bộ phận hoạch định chiến lược để đề ra các kế
hoạch sản xuất cho từng thời điểm .



×