Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

trách nhiệm xã hội ngành dệt may việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.82 KB, 42 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---

TIỂU LUẬN
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI NGÀNH DỆT
MAY VIỆT NAM

Lớp

: Lãnh đạo doanh nghiệp

Giảng viên

: Ths. Vương Thị Thanh Trì


MỤC LỤC
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI.....................................................1
THỰC TRẠNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM.....................................................8
GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO DOANH NGHIỆP
DỆT MAY...................................................................................................................29


DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ, HÌNH ẢNH
BẢNG 2.1. NHẬP KHẨU NGUYÊN PHỤ LIỆU NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
..................................................................................................................................... 11
BẢNG 2.2. TIỀN LƯƠNG BÌNH QUÂN LAO ĐỘNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT
NAM (2006 - 2009).....................................................................................................12
BẢNG 2.3. CHI TIÊU XUẤT KHẨU 2009-2010.....................................................19
BẢNG 2.4. TỶ LỆ BIẾN ĐỘNG LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH DỆT MAY NĂM


2008-2010.................................................................................................................... 24
BẢNG 2.5. TĂNG GIẢM LAO ĐỘNG THEO LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
NĂM 2010...................................................................................................................24

DANH MỤC VIẾT TẮT
DN

Doanh nghiệp

SXKD

Sản xuất kinh doanh

NPL

Nguyên phụ liệu


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, ngành Dệt may hiện nay
đang đóng một vai trò quan trọng như là một trong những ngành mũi nhọn của nền
kinh tế. Tuy nhiên, việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của các doanh nghiệp
trong lĩnh vực này đã và đang đặt ra cho đất nước ta nhiều vấn đề không tốt về môi
trường và các vấn đề liên quan tới trách nhiệm xã hội. Chính vì vậy, để có thể giải
quyết triệt để những vấn đề này thì rất cần sự chung tay góp sức của các doanh nghiệp
Dệt may, nếu không sự phát triển của doanh nghiệp sẽ không bền vững và sẽ phải trả
giá đắt về môi trường và những vấn đề xã hội.
Trên thực tế, không phải đến bây giờ người ta mới nhắc đến vấn đề trách nhiệm
xã hội của các doanh nghiệp, mà trái lại, ngay trong thời kì nước ta chưa đổi mới cũng

đã nói nhiều về vấn đề trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp đối với nhà nước và
người lao động, cũng như đối với cộng đồng nói chung. Nhưng trong những năm gần
đây, trách nhiệm xã hội được hiểu một cách rộng rãi hơn, không chỉ từ phương diện
đạo đức mà cả từ phương diện pháp lý và nhiều phương diện khác. Với mong muốn sẽ
hiểu rõ hơn thực trạng hiện tại về vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh
nghiệp Dệt May cũng như mong muốn đóng góp những giải pháp để giúp những
doanh nghiệp này phát triển bền vững và ngày càng có trách nhiệm với xã hội hơn, vì
vậy nhóm chúng em quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Thực trạng và các giải pháp
để nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trong ngành Dệt May Việt
Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu và nghiên cứu về thực trạng hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội của
các doanh nghiệp Dệt May hiện nay. Trong đó có các doanh nghiệp thực hiện được
những trách nhiệm của mình đối với xã hội và cũng có những doanh nghiệp chưa thực
hiện được những chương trình trách nhiệm xã hội của mình. Đề tài cũng nhằm đưa ra
một số kiến nghị và giải pháp để nâng cao trách nhiệm xã hội đối với các doanh
nghiệp trong ngành Dệt May.
3. Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ ngành dệt may của Việt Nam, tập trung vào các doanh nghiệp đã thực
hiện tốt trách nhiệm xã hội cũng như những doanh nghiệp chưa làm được điều này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên nhữn cơ sở lý luận của đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội,
cũng như dựa vào những thực trạng thực tế của các doanh nghiệp Dệt May để tiến


hành phân tích. Đồng thời, đề tài cũng sử dụng và phối hợp theo các phương pháp
như: Phân tích và tổng hợp, so sánh và đối chiếu theo hệ thống cấu trúc…
5. Kết cấu khoá luận
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ hình vẽ, danh
mục chữ viết tắt, phụ lục, kết cấu tiểu luận gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội
Chương 2: Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội hiện nay tại các doanh
nghiệp trong ngành Dệt May.
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội cho các doanh
nghiệp trong ngành Dệt May.
Chúng em xin trân trọng cảm ơn cô giáo Ths Vương Thị Thanh Trì đã giao đề tài
và định hướng, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận. Do thời gian
nghiên cứu và trình độ còn hạn chế nên bài tiểu luận không tránh khỏi các thiếu sót. Vì
vậy, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa của cô giáo để bài tiểu luận được
hoàn thiện hơn.


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
1.1. Khái niệm
“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, theo các chuyên gia của Ngân hàng thế
giới được hiểu là “ Cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế
bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về
giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển
nhân viên, phát triển cộng đồng… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như sự
phát triển chung của xã hội”
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự tự cam kết của doanh nghiệp thông
qua việc xây dựng và thực hiện hệ thống các quy định về quản lý của doanh nghiệp,
bằng phương pháp quản lý thích hợp trên cơ sở tuân thủ pháp luật hiện hành, nhằm kết
hợp hài hòa lợi ích của doanh nghiệp người lao động , nhà nước và xã hội. Trách
nhiệm xã hội còn là việc ứng xử trong quan hệ lao động của doanh nghiệp nhằm đảm
bảo lợi ích của người lao động, doanh nghiệp, khách hàng và cộng đồng, bảo vệ người
tiêu dùng và tuân thủ các quy định trong bộ luật kinh tế của nhà nước quy định nhằm
đạt được mục tiêu chung là phát triển bền vững.
Các doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách đạt
một chứng chỉ quốc tế và áp dụng những quy tắc ứng xử. Trách nhiệm xã hội là nghĩa

vụ mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội. Có trách nhiệm với xã hội là
tăng đến mức tối đa các tác dụng tích cực và giảm tối thiểu các hậu quả tiêu cực đối
với xã hội.
Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
là tham gia vào các chương trình trợ giúp các đối tượng trong xã hội như hỗ trợ người
tàn tật, trẻ em mồ côi, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt và thiên tai,…
Điều đó là đúng nhưng hoàn toàn chưa đủ, mặc dù các hoạt động xã hội là một phần
quan trọng trong trách nhiệm của một công ty, mà quan trọng hơn các doanh nghiệp
phải dự đoán được và đo lường được những tác động về xã hội và môi trường hoạt
động của doanh nghiệp và phát triển những chính sách làm giảm bớt những tác động
tiêu cực. Đồng thời trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn là cam kết của doanh
nghiệp đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế bền vững, hợp tác cùng người lao động,
gia đình họ, cộng đồng và xã hội nói chung để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ
sao cho vừa tốt cho doanh nghiệp vừa ích lợi cho phát triển.
Vì vậy ngày nay, một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội liên quan đến mọi khía
cạnh vận hành của một doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội bao gồm 4 khía cạnh: Kinh
tế, Pháp lý, Đạo đức và Nhân văn.

1


1.1.1. Khía cạnh kinh tế
Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là phải sản xuất
hàng hoá và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì doanh
nghiệp và làm thoả mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu tư; là tìm kiếm
nguồn cung ứng lao động, phát triển những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ
công nghệ, phát triển sản phẩm; là phân phối các nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch
vụ như thế nào trong hệ thống xã hội.
Trong khi thực hiện các công việc này, các doanh nghiệp thực sự góp phần vào
tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đối

với người lao động, khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp là tạo công ăn việc làm với
mức thù lao xứng đáng, cơ hội việc làm như nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên
môn, hưởng thù lao tương xứng, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm
bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc. Đối với người tiêu dùng, trách nhiệm kinh
tế của doanh nghiệp là cung cấp hàng hoá và dịch vụ, trách nhiệm kinh tế của doanh
nghiệp còn liên quan đến các vấn đề chất lượng, an toàn thực phẩm, định giá. Thông
tin về sản phẩm, phân phối, bán hàng và cạnh tranh. Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp,
trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là bảo tồn và phát triển các giá trị và tài sản
được uỷ thác. Những giá trị và tài sản này có thể là của xã hội hoặc cá nhân được họ tự
nguyện giao phó cho tổ chức, doanh nghiệp mà đại diện là một quản lý điều hành, với
những điều kiện ràng buộc chính thức. Đối với các bên liên đới khác, nghĩa vụ kinh tế
của doanh nghiệp là mang lại lợi ích tối đa và công bằng cho họ. Nghĩa vụ này được
thể hiện bằng việc cung cấp trực tiếp những lợi ích này cho họ qua hàng hoá, việc làm,
giá cả, chất lượng, lợi nhuận đầu tư….
Khía cạnh trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cơ sở cho các hoạt động
của doanh nghiệp. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chế
hoá thành các nghĩa vụ pháp lý.
1.1.2. Khía cạnh pháp lý
Pháp lý luôn là sự khởi đầu cho bất kì một hoạt động nào, nhất là trong sự xây
dựng và phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã
hội của một doanh nghiệp là doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định về
pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan. Những điều luật như thế này sẽ điều tiết
được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công bằng và an
toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái. Các nghĩa vụ pháp
lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm
năm khía cạnh: Điều tiết cạnh tranh, Bảo vệ người tiêu dùng, Bảo vệ môi trường, An
toàn và bình đẳng, Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.

2



Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các
hành vi được chấp nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện
trách nhiệm pháp lý của mình. Chính vì vậy, một doanh nghiệp hoạt động một cách
chuyên nghiệp và có trách nhiệm thường có ý thức rất tốt vào việc thực hiện đầy đủ
trách nhiệm pháp lý của mình. Một doanh nghiệp thực hiện đầy đủ cũng là một hoạt
động để nhà nước có thể bảo vệ doanh nghiệp đó với các tổ chức trôi nổi thiếu trách
nhiệm khác.
1.1.3. Khía cạnh đạo đức
Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành
vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong
hệ thống luật pháp, không được thể chế hóa thành luật. Nó không có những thước đo
cụ thể nhưng lại rất dễ nhận thấy.
Khía cạnh này liên quan tới những gì các công ty quyết định là đúng, công bằng
vượt qua cả những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt, nó chỉ những hành vi và hoạt động mà
các thành viên của tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp dù
cho chúng không được viết thành luật.
Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những
nguyên tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược
của công ty. Thông qua các công bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim
chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên trong công ty và với các bên
hữu quan. Ví dụ như doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có đảm bảo chất lượng
không, đảm bảo vệ sinh không, quảng cáo của họ có đúng sự thực không … Nếu
doanh nghiệp vi phạm những nguyên tắc về đạo đức sẽ rất dễ dàng khiến cho người
tiêu dùng tẩy chay họ.
1.1.4. Khía cạnh nhân văn
Khía cạnh nhân văn trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những
hành vi và hoạt động thể hiện những mong muốn đóng góp và hiến dâng cho cộng
đồng và xã hội. Ví dụ như, thành lập các tổ chức từ thiện và ủng hộ các dự án cộng
đồng là các hình thức của lòng bác ái và tinh thần tự nguyện của công ty đó. Những

đóng góp có thể trên bốn phương diện: Nâng cao chất lượng cuộc sống, San sẻ bớt
gánh nặng cho chính phủ, Nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên và Phát triển
nhân cách đạo đức của người lao động.
Khía cạnh này liên quan tới những đóng góp về tài chính và nguồn nhân lực cho
cộng đồng và xã hội lớn hơn để nâng cao chất lượng cuộc sống. Khía cạnh nhân ái của
trách nhiệm pháp lý liên quan tới cơ cấu và động lực của xã hội và các vấn đề về chất
lượng cuộc sống mà xã hội quan tâm. Người ta mong đợi các doanh nghiệp đóng góp
cho cộng đồng và phúc lợi xã hội. Các công ty đã đóng góp những khoản tiền đáng kể

3


cho giáo dục, nghệ thuật, môi trường và cho những người khuyết tật. Các công ty
không chỉ trợ giúp các tổ chức từ thiện địa phương và trên cả nước, mà họ còn tham
gia gánh vác trách nhiệm giúp đào tạo những người thất nghiệp. Lòng nhân ái mang
tính chiến lược kết nối khả năng của doanh nghiệp với nhu cầu của cộng đồng và của
xã hội.
Đây là thứ trách nhiệm được điều chỉnh bởi lương tâm. Chẳng ai có thể bắt buộc
các doanh nghiệp phải bỏ tiền ra để xây nhà tình nghĩa hoặc lớp học tình thương, ngoài
những thôi thúc của lương tâm. Tuy nhiên, “thương người như thể thương thân” là đạo
lý sống ở đời. Nếu đạo lý đó ràng buộc mọi thành viên trong xã hội, thì nó không thể
không ràng buộc các doanh nhân. Ngoài ra, một xã hội nhân bản và bác ái là rất quan
trọng cho hoạt động kinh doanh. Bởi vì trong xã hội như vậy, sự giàu có sẽ được chấp
nhận. Thiếu điều này, động lực của hoạt động kinh doanh sẽ bị tước bỏ.
1.1.5. Đánh giá chung
Dưới đây chúng ta sẽ kiểm định 4 thành tố của trách nhiệm xã hội, vai trò quan
trọng khác nhau cũng như sự cần thiết của các thành tố:
Đầu tiên, thông qua trách nhiệm pháp lý - cơ sở khởi đầu của mọi hoạt động kinh
doanh, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi được chấp nhận. Các tổ
chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình.

Đây sẽ là điều kiện tiên quyết để một tổ chức có thể hoạt động lâu dài và phát triển.
Tiếp theo, các tổ chức cần lưu tâm là trách nhiệm đạo đức. Các công ty phải
quyết định những gì họ cho là đúng, chính xác và công bằng theo những yêu cầu
nghiêm khắc của xã hội. Nhiều người xem pháp luật chính là những đạo đức được hệ
thống hoá. Một sự quyết định tại thời điểm này có thể sẽ trở thành một luật lệ trong
tương lai nhằm cải thiện tư cách công dân của tổ chức. Trong việc thực thi trách nhiệm
pháp lý và trách nhiệm xã hội của mình, các tổ chức cũng phải lưu tâm tới những mối
quan tâm về kinh tế của các cổ đông. Thông qua hành vi pháp lý và đạo đức thì tư cách
công dân tốt sẽ mang lại lợi ích lâu dài.
Cuối cùng, của trách nhiệm xã hội là trách nhiệm về lòng bác ái. Bằng việc thực
thi trách nhiệm về lòng bác ái, các công ty đóng góp các nguồn lực về tài chính và
nhân lực cho cộng đồng để cải thiện chất lượng cuộc sống. Khía cạnh lòng bác ái và
kinh tế của trách nhiệm xã hội có mối liên hệ mật thiết với nhau bởi vì tổ chức càng
làm được nhiều lợi nhuận bao nhiêu thì cơ hội họ đầu tư vào các hoạt động nhân đức
càng lớn bấy nhiêu. Mỗi khía cạnh của trách nhiệm xã hội định nghĩa một lĩnh vực mà
các công ty phải đưa ra quyết định biểu thị dưới dạng những hành vi cụ thể sẽ được xã
hội đánh giá. Để đáp ứng được đầy đủ các khía cạnh này đỏi hỏi doanh nghiệp phải
thực sự có tâm, có hiểu biết và có trách nhiệm với xã hội.

4


1.2. Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội
Đối với doanh nghiệp:
- Nâng cao uy tín và thương hiệu: Ngày nay, người tiêu dùng càng ngày càng
quan tâm đến doanh nghiệp nào là doanh nghiệp có trách nhiệm, có uy tín hơn trên thị
trường. Vì vậy việc thực hiện trách nhiệm xã hội giúp cho doanh nghiệp tăng giá trị
thương hiệu và uy tín một cách đáng kể. Chương trình trách nhiệm xã hội với ý tưởng
mới, có ích cho cộng đồng sẽ thu hút sự tham gia của các phương tiện truyền thông.
Như vậy doanh nghiệp tận dụng được sự hỗ trợ của bên thứ ba khách quan để đưa hình

ảnh đến với công chúng. Điều này giúp gia tăng “tình cảm” của người tiêu dùng cũng
như các đối tác, các nhà đầu tư đối với thương hiệu hay sản phẩm của doanh nghiệp.
- Thu hút được nguồn lao động có chuyên môn cao: Chất lượng nguồn lao động
quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì vậy việc thu hút và giữ được đội
ngũ lao động có chuyên môn cao là một thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp.
Người lao động nào cũng đều muốn có điều kiện và môi trường làm việc tốt; tiền
lương và phúc lợi đảm bảo được cuộc sống, được quan tâm, hỗ trợ khi khó khăn, chế
độ bảo hiệm đầy đủ, được nâng cao chuyên môn…Những doanh nghiệp thực hiện
trách nhiệm xã hội thỏa mãn những điều kiện đó sẽ thu hút được những lao động giỏi.
Hơn nữa, ngày nay nhiều người lao động không còn đặt mục tiêu kiếm tiền lên hàng
đầu khi lựa chọn chỗ làm việc. Như vậy hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp khiến họ cảm thấy họ đang tạo ra giá trị và ý nghĩa cho xã hội. Họ tự hào về
công việc và sẽ tâm huyết, gắn bó với doanh nghiệp.
- Tăng doanh thu: Ngày nay, người tiêu dùng không chỉ quan tâm tới chất lượng
hàng hóa mà còn quan tâm tới cách thức tạo ra sản phẩm đó. Vì thế thông qua việc
thực hiện trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp nâng cao được uy tín, thu hút được nhiều
khách hàng, ký thêm được nhiều hợp đồng mới. Với các chế độ phúc lợi xã hội cao,
lương bổng hợp lý doanh nghiệp thu hút đội ngũ nhân viên giỏi, họ lao động với tinh
thần trách nhiệm và ý thức cao nên tăng năng suất lao động. Hơn nữa điều đó còn giúp
giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới.
Kết quả khảo sát gần đây do Viện khoa học lao động và xã hội tiến hành trên 24 doanh
nghiệp thuộc hai ngành Giầy da và Dệt may cho thấy, nhờ thực hiện các chương trình
trách nhiệm xã hội, doanh thu của các doanh nghiệp này đã tăng 25%, năng suất lao
động cũng tăng từ 34.2 lên 35.8 triệu đồng /1 lao động/1 năm.
- Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới: Khi các doanh nghiệp có
hoạt động kinh tế như nhau thì doanh nghiệp nào nổi bật có tinh thần trách nhiệm xã
hội hơn thì doanh nghiệp đó sẽ có tính cạnh tranh cao hơn. Các doanh nghiệp chỉ có
thể cạnh tranh, giành được thị trường nếu đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của các

5



nhà nhập khẩu. Và một trong các yêu cầu bắt buộc đó của nhiều nhà nhập khẩu là trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp có thực hiện tốt không. Ví dụ như: sản phẩm muối i-ốt
của Unilever có thề trong một thời gian ngắn chiếm 35% thị trường Ấn Độ vì đã gắn
kết sản phẩm của mình với sức khỏe cộng đồng thông qua hợp tác với Quỹ nhi đồng
Liên Hợp Quốc.
Đối với cộng đồng:
- Làm từ thiện: Những hoạt động từ thiện của doanh nghiệp như: ủng hộ đồng
bào lũ lụt, xây dựng nhà tình thương, quyên góp cho quỹ vì người nghèo…góp phần
phát triển cộng đồng, xã hội. Đã có hàng trăm trẻ em bệnh tim bẩm sinh được cứu
sống, trẽ em chất độc màu da cam được giúp đỡ,…từ chương trình từ thiện của các tập
đoàn: Kinh đô, Ngân hàng ACB, Samsung…Giá trị mà những hoạt động từ thiện mang
lại là vô cùng lớn. Đó không chỉ bao hàm giá trị về kinh tế mà còn chứa đựng giá trị
tinh thần lớn lao, khơi gợi tình thương trong xã hội hiện đại.
- Người tiêu dùng có thể mua được những sản phẩm chất lượng tốt: Doanh
nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội sản xuất ra những sản phẩm an toàn vệ sinh, giá
cả phải chăng, an toàn khi sử dụng…Người tiêu dùng có thể yên tâm về chất lượng
của sản phẩm sẽ tác động như thế nào tới sức khỏe, tới cuộc sống của mình.
- Như vậy có thể thấy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có tầm quan trong
chiến lược đối với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Trách nhiệm
xã hội không phải là cam kết mà là một yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp
trong nền kinh tế hội nhập hiện nay. Doanh nghiệp nào càng chủ động cam kết và thực
hiện đủ, đúng trách nhiệm xã hội của minh, doanh nghiệp đó càng củng cố được vị thế
vững chắc của mình trên thương trường.
1.3. Kinh nghiệm thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh
nghiệp nước ngoài
Do nền kinh tế ở nước ngoài phát triển trước chúng ta hàng thập kỉ, vì thế khái
niệm cũng như các kinh nghiệm thực hiện trách nhiệm xã hội của họ cũng nhiều hơn
chúng ta. Thông qua việc tìm hiểu và đánh giá được kinh nghiệm của các doanh

nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ rút ra được những bài học quý báu.
Trong thập niên 40, 50 của thế kỉ XIX, vấn đề trách nhiệm xã hội đã được một số
doanh nghiệp trên thế giới đề cập đến và dần dần phát triển mạnh mẽ hơn ở các nước
châu Âu, Hoa Kì,…Những phương pháp thực hiện trách nhiệm xã hội đã được các
thương hiệu nổi tiếng trên thế giới áp dụng và thành công. Có thể kể ra một số hình
mẫu của doanh nghiệp nước ngoài về việc coi trách nhiệm xã hội là tất yếu đi liền với
kinh doanh như hang dược Novartis, Công ty West Consul, tập đoàn bán lẻ Wal-mart,
General Electric(GE), hang Johnson&Johnson…

6


Hãng dược Novartis đã vượt qua khủng hoảng của thị trường do tìm ra cách bán
hàng cho hàng triệu người nghèo tại những thị trường trước đó họ không tiếp cận
được. Novartis đặt chân vào thị trường Ấn Độ với chiến lược hết sức bài bản khi đưa
ra sáng kiến giúp giảm tỷ lệ bệnh tật cho người dân nghèo ở các làng xã của nước này.
Lãnh đạo hãng này đã đề nghị Chủ tịch tập đoàn cho phép đưa 300 nhân viên y tế đến
các làng xã của Ấn Độ dạy người dân chăm sóc y tế cơ bản đồng thời đào tạo miễn phí
cho các bác sĩ ở địa phương về chẩn đoán bệnh. Novartis cũng liên hệ với công ty điện
thoại di động để bác sĩ có thể cập nhật danh mục thuốc trên điện thoại di động khi kê
đơn. Sau 30 tháng, 50 trạm y tế ở làng xã đã trở thành các trung tâm cung cấp thuốc
cho Novartis và cho 490 triệu người dân nghèo.
Công ty West Consul ở Bangladesh sau khi phát hiện có rất nhiều khu dân nghèo
không được thu gom rác và sống trong ô nhiễm môi trường, đã thuê những người thất
nghiệp tại các khu nghèo đó thu gom rác thải để tái chế thành phân bón và khí gas tự
nhiên. Sau 6 năm thu nhập rác cho 3.5 triệu người dân, công ty kiếm được một khoản
lợi nhuận khổng lồ.
Tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới Wall-mart đã giảm được đáng kể lượng khí
CO2 ra môi trường và tiết kiệm được 200 triệu USD từ việc sử dụng bao bì và cắt giảm
100 triệu dặm cho lộ trình giao hàng của mình. Đây là một cách cắt giảm thông minh,

vừa giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp lại vừa có tác động tốt tới môi trường nói
chung.
General Elictric (GE) đầu tư hàng chục tỷ USD vào công tác nghiên cứu và phát
triển, tập trung vào 2 lĩnh vực vừa thể hiện trách nhiệm xã hội, vừa giúp tập đoàn tăng
doanh số. Đó là bảo tồn nguồn tài nguyên môi trường và đưa dịch vụ y tế rẻ và dễ tiếp
cận đến những người nghèo khó. Thông qua những hoạt động này, uy tín của GẺ đã
được tang lên rất nhiều và củng cố trên thị trường.
Hãng Johnson & Johnson đã thuyết phục nhân viên không hút thuốc lá- giúp
hãng giữ lại được khoản tiền 250 triệu USD lẽ ra phải chi cho y tế. Hãng cũng đã đưa
ra cương lĩnh trong đó vai trò của cổ đông được đưa xuống dưới cùng và quyền lợi của
khách hàng được đặt lên trên hết, thể hiện rõ cam kết với cộng đồng và thực hiện
những hành động đầy tính trách nhiệm. Điều đó đã giúp cho Johnson & Johnson được
Tạp chí Wall Street Journal (Mỹ) bầu chọn là “Doanh nghiệp đạo đức nhất thế kỷ”
năm 1999. Cho đến ngày nay, Công ty vẫn kinh doanh thành công theo hướng thương
hiệu trách nhiệm.
Trong bối cảnh hậu khủng hoảng kinh tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp trên khắp
thế giới vẫn đang xây dựng và triển khai các chương trình văn hóa kinh doanh để giải
quyết các vấn đề pháp lý, đạo đức, trách nhiệm xã hội và môi trường mà họ phải đối
mặt.

7


THỰC TRẠNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
1.1. Đặc điểm về ngành dệt may Việt Nam
1.1.1. Ngành dệt may là một ngành đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước
Điều đó được thể hiện rõ qua số liệu về kim ngạch xuất khẩu của ngành tăng
trưởng như thế nào, cũng như ngành đã tạo công ăn việc làm cho bao nhiêu lao động.
Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam là 11,2 tỷ USD, thì

năm 2011 đã đạt mức 15,6 tỷ USD, năm 2012 ngành dệt may Việt Nam đã về đích
thành công với 17,2 tỷ USD kim ngạch (chưa kể 65 triệu USD kim ngạch xuất khẩu
nguyên phụ liệu dệt may, da giày) đạt mức tăng trưởng 8,5% so với năm 2011. Đây là
lần thứ 4 liên tiếp ngành dệt may đứng đầu trong nhóm ngành hàng xuất khẩu của cả
nước. dự kiến năm 2013 ngành dệt may phấn đấu đạt 18,8 - 19,2 tỷ USD kim ngạch
xuất khẩu (không tính xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày) đạt tốc độ tăng
trưởng từ 10,4-12%. Trong đó, sẽ xuất khẩu sang thị trường Mỹ là 8,5 tỷ USD, tăng
11% so với năm 2012; EU 2,4 tỷ USD; Nhật Bản 2,4 USD, tăng 18%; Hàn Quốc 1,5 tỷ
USD, tăng 15%
Ngành cùng tạo việc làm cho hơn 2,2 triệu lao động trong số khoảng 6 triệu lao
động công nghiệp và định vị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong bản đồ thương
mại quốc tế.
Kim ngạch xuất khẩu dệt may chiếm từ 15-17% trong tổng kim ngạch xuất
khẩu cả nước. Hiện nay, ngành Dệt May Việt Nam đang đứng thứ 10 trong số 153
nước xuất khẩu dệt may trên thế giới, đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam, sau dầu thô.

Biểu đồ 2.1. Giá Trị xuất khẩu Dệt May Việt Nam 2005 -2010

8


1.1.2. Dệt May được mệnh danh là “công xưởng” của thế giới
Tuy hiện nay kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là rất lớn nhưng phần lớn đều là
sản phẩm được gia công. Tức là các công ty nước ngoài sẽ xuất nguyên vật liệu sang
Việt Nam, thuê Việt Nam gia công, rồi sau đó Việt Nam xuất những sản phẩm đó ra
nước ngoài. Nhìn qua thì kim ngạch xuất khẩu rất cao nhưng trên thực tế, giá trị lợi
nhuận mà các doanh nghiệp Việt Nam thu được là rất nhỏ, đó chỉ là phí gia công . Còn
giá trị sản phẩm sẽ được gán mác nước ngoài, bán kèm thương hiệu nước ngoài với
mức giá rất cao mà Việt Nam vì chưa xây dựng được thương hiệu riêng sẽ không được

hưởng.
Điều này đã tồn tại từ lâu và là đặc điểm không mong muốn của ngành dệt may.
Lao động Việt Nam là những lao động có tay nghề, chăm chỉ, cẩn thận... Nếu như Việt
Nam tự xây dựng được thương hiệu riêng cho mình thì những giá trị lao động mới
được đánh giá đúng. Còn hiện tại, ngành dệt may đơn giản như một phân xưởng lớn
làm thuê, làm công cho thế giới.
1.1.3. Ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển và tay nghề lao động chưa cao
Một trong những nguyên nhân chính cản trở sự phát triển của ngành dệt may
chính là do các ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển cao. Hiện nay, công nghệ
nhuộm và may các sản phẩm cao cấp chậm được cải tiến, chủ yếu là công nghệ
trung bình có từ lâu đời. Nếu Việt Nam có thể cải thiện được trình độ phát triển, máy
móc hiện đại hơn sẽ làm gia tang năng suất trong ngành lao động.
Trên thực tế, tỷ lệ lao động có tay nghề cao, kỹ năng kỹ xảo là thấp. Phần lớn các
lao động tuy có tay nghề nhưng đều do sự chăm chỉ và kinh nghiệm tạo nên. Họ
thường làm các sản phẩm đơn giản, giống nhau, không quá đòi hỏi về kỹ năng kỹ xảo
cao. Một trong nguyên nhân chính của việc này là do sự thiếu đầu tư của lãnh đạo
ngành dệt may dành cho người lao động.
1.2. Phân Tích SWOT
1.2.1. Điểm mạnh:
Giá công nhân rẻ: Do đặc điểm nhân khẩu, dân số, kinh tế mà nguồn cung lao
động ở Việt Nam là rất dồi dào. Ở mọi địa phương rất dễ dàng tìm được những
người lao động học nghề, sẵn sang tham gia vào phân xưởng dệt may. Vì vậy
nguồn cung lao động dệt may là rất dồi dào và ở mức lương rẻ . Đối với Doanh
Nghiệp , đây là một điểm có lợi. Vì điều đó sẽ giúp làm giảm chi phí đầu vào
của doanh nghiệp , cũng như tăng doanh thu và lợi nhuận. Ngoài ra, việc giá
nhân công rẻ cũng giúp Việt Nam dễ thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Người lao động cần cù chăm chỉ và khéo léo: Đây là một điểm chung của
người lao động Việt Nam từ xưa đến nay. Người lao động luôn luôn làm việc rất
cần cù chịu khó, khéo léo, cẩn thận và ham học hỏi. Đối với đặc thù của ngành


9


dệt may thì điều này lại càng cần thiết và trở thành một điểm mạnh của ngành.
Vì thế, nó sẽ giúp làm tăng năng suất của doanh nghiệp, chất lượng của sản
phẩm.
Ngành dệt may Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao: Số lượng các công ty
liên tục tăng qua các năm và quy mô của công ty ngành càng lớn cả về mọi
nguồn lực.Giá trị xuất khẩu 260 triệu USD/tháng và tăng ở các thị
trường chính là Mỹ, EU, Nhật Ngành dệt may Việt Nam có thế mạnh
trong việc sản xuất các sản phẩm dệt kim. Điều này cũng rất hợp lý vì nhu
cầu may mặc của Thế Giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều rất cao . Việc
các công ty dệt may ở Việt Nam tang trưởng cùng với nhu cầu của thế giới thể
hiện ngành dệt may Việt Nam cũng đang rút ngắn khoảng cách phát triển với
thế giới.
Ngành dệt may được đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại hơn: So với trước
đây, các phân xưởng dệt may ở Việt Nam được trang bị các loại máy cắt, máy
ép, là hơi…giảm bớt các công đoạn thủ công. Nó sẽ giúp làm giảm thời gian
làm việc, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Mặc dù khi so sánh với các
nước trong khu vực và trên thế giới, các máy móc của ngành vẫn chưa sánh kịp
nhưng việc cải tiến máy móc như hiện nay cũng làm gia tăng đáng kể năng suất
công việc.
Một số thương hiệu được khẳng định trên thị trường trong và ngoài nước:
Con đường hội nhập và khẳng định vị thế ngành dệt may Việt nam với thế giới
là một con đường dài và nhiều thách thức. Vì vậy, nếu như Việt nam có những
doanh nghiệp dệt may tạo dựng được tên tuổi sẽ làm tang được cái sự nhận biết
của thế giới với ngành dệt may Việt Nam. Đó cũng chính là cánh cửa mở ra cho
các doanh nghiệp dệt may khác. Ví dụ như các công ty May 10, may Việt Tiến,
dệt kim Đồng Xuân, Gấm Thái Tuấn, áo sơ mi An Phước…Mỗi thương hiệu
với một thế mạnh riêng của mình: Dệt may, Vải, Gấm, Áo sơ mi v..v...đã tìm

được chỗ đứng của mình và bản thân các doanh nghiệp cũng đã có các hoạt
động marketing, bảo vệ thương hiệu bài bản, chuyên nghiệp.
Việt Nam đã gia nhập WTO chính thức: Sự kiện này đã giúp chúng ta xóa bỏ
được hoàn toàn hạn ngạch xuất khẩu dệt may với các nước thành viên của
WTO. Doanh nghiệp không còn lo lắng về giới hạn việc xuất khẩu sản phẩm
trong ngành. Chính phủ có một cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ và tăng tốc
ngành dêt may từ năm 2001 -2005. Quỹ hỗ trợ đã cho doanh nghiệp vay 118
triệu USD, khoảng 5% tổng số vốn đầu tư theo kế hoạch cần phải huy động của
ngành.

10


1.2.2. Điểm yếu
• Nguyên vật liệu vẫn phải nhập khẩu: Nguyên vật liệu vẫn phải nhập khẩu
chủ yếu là sợi dệt, bông và một số nguyên phụ liệu dệt may cần thiết, mà ngành dệt có
tốc độ tăng trưởng chậm hơn ngành may nên nếu ngành may không có sự chủ động
trong sản xuất kinh doanh sẽ làm ảnh hưởng tới các đơn đặt hàng về thời gian, chất
lượng và hiệu quả kinh tế, tỷ lệ nội địa hóa. Các sản phẩm ngành may còn thấp và hiệu
quả kinh tế chưa cao.
Nguyên nhân chính dẫn tới sự kém phát triển của ngành bông, xơ ở Việt Nam là
do nước ta không có lợi thế so sánh tự nhiên, không có quá nhiều kinh nghiệm và cũng
không chú trọng đầu tư trong việc trồng bông và sản xuất xơ. Trồng bông là ngành rất
thâm dụng đất đai và cũng do trình độ thâm canh của nông dân chưa tốt, không có
chuyên môn.
Năm

Bông

Xơ Sợi (Khối lượng)


Khối lượng
Giá trị
(ngàn tấn) (triệu USD)
2005

150

167

2006

181.2

219

2007

209.9

268

2008

289.3

2009
2010

Xơ Sợi (Giá trị)




Sợi

Xơ Sợi

(ngàn tấn)

(ngàn tấn)

(triệu USD)
340

338.8

544

160.5

423.5

744

468

171.7

413.4


788

297.2

392

226.6

503.2

811

352.9

664

243.4

581.4

1,164

Bảng 2.1. Nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành dệt may Việt Nam
(Nguồn Tổng hợp từ Hiệp hội Bông Sợi và Hiệp hội dệt may Việt Nam)
• Sử dụng lao động và chất lượng lao động không tốt, đào tạo chuyên môn
gặp nhiều khó khăn: Theo số lượng thông kê, đến năm 2009 có khoảng 1,6 triệu lao
động làm việc tại các cơ sở, nhà máy dệt may trong cả nước. Số lao động này chiếm
25% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp. Nhưng nhìn chung, khả
năng sản xuất phát triển của ngành dệt may còn có những hạn chế như: còn thiếu cán
bộ có trình độ quản lý, chuyên ngành…Thêm vào đó do giá lao động rẻ, lao động có

trình độ chuyên môn thấp chiếm 60% nên nâng suất lao động thấp, Lương thấp cũng
gây ra tình trạng di chuyển lao động trong cùng ngành hoặc ra khỏi ngành
làm cho việc đào tạo chuyên môn gặp nhiều khó khăn. Tiền lương công nhân dệt
may được biểu hiện cụ thể qua bảng dưới đây.

11


Năm
Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

820

830

840

850

(USD/người/năm
Tiền lương


Bảng 2.2. Tiền lương bình quân lao động ngành dệt may Việt Nam (2006 - 2009)
(Nguồn />Theo Vinatex, ngành dệt may Việt Nam chỉ có 0.4% kỹ sư công nghệ, 1.9% đạt
trình độ trung cấp. Ngành sử dụng lao động nhiều, tỷ lệ ở mức cao (72 – 77%) nên khi
doanh nghiệp không có việc làm, không tiêu thụ sản phẩm dẫn tới nghỉ việc tràn lan,
gây ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội, tệ nạn gia tăng.
• Phân phối còn yếu kém: Do chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho
ngành dệt may nên ngành chưa có hệ thống các kênh phân phối rộng khắp, kể cả thị
trường nội địa và nước ngoài mà chỉ có các cửa hàng của công ty tự lập để tiêu thụ sản
phẩm.
Đơn cử việc so sánh với một nước láng giếng như Trung Quốc: Theo nghiên cứu
khả năng thiết kế và xây dựng thương hiệu sản phẩm của các công ty dệt may Việt
Nam đã được chú trọng nhưng còn rất yếu. Có thể nói khía cạnh này Việt Nam thua xa
Trung Quốc. Nằm trên con đường tơ lụa nên hàng dệt may Trung Quốc được biết đến
từ hàng ngàn năm nay. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã đầu tư nghiên cứu và phát triển
hàng loạt mặt hàng vải mới này mỗi năm trong khi ngành dệt Vịêt Nam do thiếu đầu tư
vào nghiên cứu, thiết kế nên phần lớn chỉ quanh quẩn với những mặt hàng cơ bản, đơn
điệu từ hàng chục năm nay. Các sản phẩm Trung Quốc xuất hiện trên thị trường thế
giới với nhãn hiệu “made in China” đã ngày càng trở nên quen thuộc và góp phần
khẳng định tiềm lực và vị trí của hàng Trung Quốc. Trong khi đó, sản phẩm với nhãn
mác tên tuổi của Việt Nam vẫn không được xuất hiện trên thị trường quốc tế, một số
thương hiệu hàng may mặc Việt Nam tuy đã tiếp cận được thị trường nhưng chưa tạo
lập được chỗ đứng vững chắc trên thị trường nên chính là điểm bất lợi cho hàng may
mặc Việt Nam khi hàng Việt Nam chủ yếu là gia công, hàng xuất khẩu nhưng gắn tên
của doanh nghiệp trung gian nước ngoài như Pierne Cardin, Youth, Polo, Hangsin,
Nice...Điều này có thể có lợi trước mắt, giải quyết được những khó khăn về công
nghệ, trình độ quản lý, việc làm cho người lao động… nhưng về lâu dài sẽ là bất lợi
bởi người nước ngoài tiêu dùng sản phẩm dệt may Việt Nam nhưng lại không biết là
do Việt Nam sản xuất và như vậy Việt Nam đã vô tình bỏ qua cơ hội được tự giới thiệu
mình với thế giới.


12


Đối với thị trường nội địa thì không tập trung phát triển kênh phân phối, chậm trễ
trong việc quảng bá phân phối sản phẩm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
có tiếng của nước ngoài vào phát triển kênh phân phối. Dẫn đến kênh phân phối ngay
tại nước mình trở nên hẹp hơn.
Các công ty không có sự phối hợp với nhau trong việc quảng cáo để cạnh
tranh trong nội bộ tại thị trường trong nước: Đây là thực trạng chung
không chỉ ở ngành dệt may mà còn ở nhiều ngành khác ở Việt Nam do tập
quán thói quen của người Việt thường chỉ quan tâm đến lợi ich nhỏ cá
nhân. Các doanh nghiệp thường hoạt động riêng lẻ, chưa nghĩ đến được
những lợi ích dài hạn nếu các doanh nghiệp cùng tồn tại trên thị trường.
Tuy rằng việc phối hợp có thể sẽ làm san sẻ lợi nhuận trong ngắn hạn
nhưng nếu trong dài hạn, sự hợp tác này sẽ làm tang tính cạnh tranh, củng
cố vị thế cho các doanh nghiệp trong nước. Không những thế, các doanh
nghiệp dệt may sẽ còn có thể thoát khỏi cảnh gia công và tạo dựng được
tên tuổi trên thị trường Quốc tế. Rất nhiều lợi ích có thể mang lại nếu các
doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm với nhau, cùng hoạt động như một tập
thể lớn mạnh.
Khả năng tự thiết kế còn yếu: Một trong những nguyên nhân gây ra sự
cạnh tranh kém của ngành dệt may Việt nam chính là ở khâu thiết kế sản
phẩm. Phần lớn các công ty là làm theo mẫu mã đặt hàng của phía nước
ngoài để xuất khẩu. Chưa tập trung nghiên cứu và đầu tư nhu cầu thị
trường nên nhiều đoạn khúc thị trường còn bỏ trống tạo điều kiện cho
nhiều sản phẩm ngoại thâm nhập sâu vào thị trường trong nước như các
sản phẩm: chăn, ga, gối…hầu hết là sản phẩm của Trung Quốc, Hàn
Quốc, Thái Lan, Singapore,…
Một số sản phẩm may mặc ở Việt Nam cũng được thiết kế bởi các nhà tạo mẫu
danh tiếng nhưng nó chưa có tính ứng dụng cao, chỉ hoạt động riêng lẻ, đáp ứng nhu

cầu tiêu thụ của một bộ phận văn nghệ sĩ và những người có thu nhập cao.
Khâu thiết kế cũng nhiều hạn chế, chưa xây dựng được thương hiệu mang nét
đặc trưng và đạt tầm cỡ quốc tế và đó cũng chớnh là một trong những nguyên nhân
khiến hàng dệt may Việt Nam dù có ưu thế nhưng vẫn chưa thể tự chủ để phát triển và
hội nhập được.
Ví dụ: Hàng may mặc Việt Nam khi hàng Việt Nam chủ yếu là gia công, hàng
xuất khẩu nhưng gắn tên của doanh nghiệp trung gian nước ngoài như Pierne Cardin,
Youth, Polo, Hangsin, Nice...Bên cạnh đó, thương hiệu dệt may Việt Nam vẫn còn quá
ít. Doanh nghiệp Việt Nam thiếu ý thức về đăng ký bản quyền bảo hộ thương hiệu,
thường bị động trong việc bảo vệ thương hiệu khi xâm nhập thị trường nước ngoài.

13


Theo thông kê có 70% giá trị xuất khẩu là sản phẩm gia công và mang nhãn hiệu hàng
hóa của bên đặt hàng.
Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng chưa được chuẩn hóa: Vì chưa thiết lập
được hệ thống tiêu chuẩn chất lượng nên mỗi công ty trong ngành có định mức
về tiêu chuẩn khác nhau mà không thống nhất trong toàn ngành. Đây là một
điểm yếu mang tính chất cục bộ của ngành dệt may vì chỉ khi nào có những tiêu
chuẩn chung nhất, các sản phẩm của Việt Nam mới có thể được cải tiến đồng
bộ, biết được điểm mạnh - yếu của mình để cải thiện, cạnh tranh với công ty
nước ngoài. Việc thiểu nhất quán tạo sự làm ăn mông lung, các doanh nghiệp
không tự nhận thức được mình sẽ có những chiến lược phát triển sai lầm, thiếu
sót.
Ông Nguyễn Văn Thông - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Dệt may - cho biết, hầu
hết các DN trong ngành đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001- 2000; hệ thống quản lý môi trường ISO 14000; hệ thống trách nhiệm xã hội
SA8000, quản lý phòng thí nghiệm ISO/IEC 17025... Gần đây, nhiều DN thành công
trong áp dụng tích hợp 3 hệ thống: ISO 9001-2000, ISO 14000, SA 8000, như: May

Đức Giang, Hưng Yên, Thắng Lợi... Việc áp dụng hệ thống quản lý đã giúp DN tiết
kiệm chi phí hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên đối với hệ thống tiêu chuẩn chất
lượng sản phẩm và phương pháp thử, phần lớn các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu sử
dụng tiêu chuẩn theo yêu cầu của khách hàng. Đó là các tiêu chuẩn quốc tế đang được
sử dụng rộng rãi trên thế giới: Tiêu chuẩn châu Âu (EN); tiêu chuẩn Hoa Kỳ (ASTM
và AATCC); tiêu chuẩn Nhật Bản (JIS)... nên mỗi công ty trong ngành có định mức về
tiêu chuẩn khác nhau mà không thống nhất trong toàn ngành
Qua kết quả khảo sát 2009 về “đổi mới thiết bị công nghệ tại các doanh nghiệp
công nghiệp Việt Nam” ta có thực trạng trình độ công nghệ của ngành dệt may như sau:
+ Thiết bị công nghệ kéo sợi: Hiện nay, toàn ngành có khoảng 1.050.000 cọc
kéo sợi và số cọc đã sử dụng trên 20 năm chiếm 44.67%; số cọc sợi đã sử dụng từ 10 –
20 năm chiếm 36.62%; số cọc sợi đã sử dụng dưới 10 năm chiếm 8.6%. Nhìn chung,
cong nghệ kéo sợi chưa đạt yêu cầu về chất lượng, công ty sợi được trang bị máy móc
hiện đại nhất cũng mới chỉ đạt khoảng 50%. Công nghệ kéo sợi OE là công nghệ phổ
biến nhất cũng mới chỉ đạt xấp xỉ 5% sản lượng kéo sợi.
+ Thiết bị công nghệ dệt thoi: Tỷ lệ máy dệt mới được trang bị chỉ chiếm
khoảng 15% toàn ngành có khaongr 14 ngìn máy dệt vải, 450 máy dệt kim. Hầu hết
các doanh nghiệp mới kéo được sợi có chỉ số 50, một số ít làm được 60 còn sợi chất
lượng cao chỉ số 80 – 100 thì chưa làm được.

14


+ Thiết bị công nghệ in nhuộm: Hiện nay, các xí nghiệp in nhuộm có năng lực
sản xuất khoảng 6000trm/năm nhưng năng suất rất thấp. Tỉ lệ nhuộm đúng ngay từ mẻ
đầu thường là 45 – 50%, cơ sở tốt nhất là 75% trong khi đó tỷ lệ này ở các nước khác
là 90%. Tỷ lệ nhuộm sai cũng rất cao từ 15 – 25% trong khi đó ở nước ngoài chỉ 1 – 4%.
+ Thiết bị công nghệ may: Dây chuyền thiết bị không đồng đều, chênh lệch
nhau. Ở khâu may và hoàn tất sản phẩm sử dụng thiết bị mới và hiện đại, còn ở khâu
chuẩ bị sản xuất, khâu cắt thì vẫn sử dụng lao động thủ công, năng suất thấp.

Quản lý yếu kém: Hầu hết các doanh nghiệp dệt may chưa có kinh nghiệm và
cũng thụ động trong hoạt động tiếp thị, chưa có chiến lược tiếp thị đối với hàng
dệt may Việt Nam. Cũng tạo xúc tiến thương mại chưa kết hợp khai thác sử
dụng triệt để 4 công cụ: quảng cáo, xúc tiến bán hàng, bán hàng trực tiếp và
tuyên truyền. Các doanh nghiệp dệt may trong nước đang trong tình trạng thiếu
trầm trọng các kỹ sư công nghệ, quản đốc, cán bộ quản lý chất lượng sản phẩm,
công nhân…có tay nghề vì thế dẫn đến hầu hết năng suất lao động của các
doanh nghiệp trong ngành dệt may là rất thấp. Đội ngũ lao động của các doanh
nghiệp này chỉ được đào tạo rất hạn chế, đặc biệt là đội ngũ quản lý. Hệ thống
thiết bị đào tạo hiện tại vẫn chỉ mang tính lý thuyết.
Ngoài ra, chất lượng dịch vụ trong ngành dệt may như hệ thống thông tin, giao
dịch, khả năng giao hàng đúng tiến độ của các doanh nghiệp nước ta cũng cú khoảng
cách so với các nước khác. Dù có ngày càng nhiều nhà máy được mở ra nhưng số
lượng đơn hàng lại ít đi dẫn đến tình trạng “mật ớt - ruồi nhiều”, các doanh nghiệp
thường xảy ra tình trạng không có hạn ngạch để sản xuất hàng xuất khẩu hoặc là
không nhận được đơn hàng, ngay cả việc có đơn hàng lớn nhưng không dám ký kết vì
sợ khụng được giao hạn ngạch và năng lực sản xuất không đáp ứng kịp thời để đảm
bảo giao hàng đúng tiến độ.
Dệt may Việt Nam đã vượt qua dầu khí, trở thành ngành dẫn đầu về kim ngạch
xuất khẩu (XK) với tốc độ tăng trưởng 30%/năm. Tuy nhiên do phần lớn là gia công,
phải phụ thuộc đến 70% - 80% vào nguồn nguyên phụ liệu (NPL) nhập khẩu nên giá
trị XK vẫn rất thấp. Trong khi đó, mục tiêu mà ngành dệt may Việt Nam đưa ra là đến
năm 2010 phải chủ động 50% nguồn nguyên liệu để “tăng chất” XK, đang có nguy cơ
không thành hiện thực.
1.2.3. Cơ hội :
Thị trường nội địa rộng lớn : Các doanh nghiệp dệt may nước ngoài ngày
càng quan tâm hơn đến thị trường Việt Nam. điều này là rất dễ hiểu vì với đặc
điểm nhân khẩu Việt Nam rộng lớn, mức độ gia tang dân số cao kéo theo nhu
cầu của thị trường cũng biến động không ngừng. Dù nền kinh tế có khủng


15


hoảng nhưng nhu cầu may mặc của người dân vẫn là rất lớn. Không chỉ có sự
khác biệt về nhu cầu được phân theo độ tuổi, giới tính, thu nhập… mà các yếu
tố khác như địa điểm sống, phong cách sống cũng làm thị trường trở nên màu
mỡ hơn, đa dạng hơn…Các doanh nghiệp có thể tận dụng sự khác biệt này để
tìm cho mình những thị trường tiềm năng, thị trường ngách… Đáp ứng và
thống lĩnh được thị trường nội địa, ngành dệt may Việt Nam cũng sẽ đạt được
những thành tích đáng nể.
Nhu cầu ở khu vực và Quốc tế rộng lớn: Ngoài ra, nếu Việt Nam có thể xây
dựng được những doanh nghiệp có thương hiệu thì nguồn cầu sẽ còn được mở
rộng ra khu vực và trên thế giới. Tuy có nhiều khó khăn, thách thức bởi các đối
thủ cạnh tranh và những cản trở do năng lực hạn chế nhưng đó vẫn là một mục
tiêu quan trọng mà các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam hướng đến.
Phát triển vào các sản phẩm dệt may thủ công, đòi hỏi sự khác biệt: Một
trong những sản phẩm của Việt nam đang được thế giới rất ưa chuộng chính là
các sản phẩm thủ công đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo, khác biệt… Ngoài những sản
phẩm dệt may sẵn ồ ạt, các doanh nghiệp trong ngành cũng có thể tập trung đào
tạo nâng cao tay nghề lao động, cải tiến mẫu mã, tham khảo thị trường để phát
triển sản phẩm xuẩt khẩu sang các nước phương Tây.
1.2.4. Thách thức
Đối thủ cạnh tranh rất mạnh: Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp đe
dọa thị phần, nguồn thu của các doanh nghiệp trong ngành. Ở thị trường quốc tế
có các quốc gia có kinh nghiệm lâu năm trong dệt may như Trung Quốc, Ấn
Độ, Pakistan.. Các đối thủ này không chỉ mạnh về nhiều mặt như: tiềm lực về
các nguồn lực, con người, vật chất, thông tin mà còn có kinh nghiệm và hệ
thống phân phối rất mạnh, kể cả việc bán lẻ cũng chuyên nghiệp hơn
các doanh nghiệp Việt Nam. Sự tăng trưởng lớn của 4 “đại gia”: Trung Quốc,
Bangladesh, Campuchia và Ấn Độ; nguy cơ tiềm ẩn từ thị trường Hoa Kỳ, do

lần đánh giá thứ 2 (vào tháng 3-2008 việc Trung Quốc ra nhập tổ chức thương
mại thế giới (WTO) đó làm tăng lợi thế của Trung Quốc so với Việt Nam. Hiện
tại kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc vào các thị trường Mỹ,
Nhật, EU là rất lớn. Đồng thời chất lượng hàng của Trung Quốc lại chiếm ưu
thế so với chất lượng hàng của ta, hầu hết cỏc sản phẩm nguyờn phụ liệu để
phục vụ cho việc sản xuất hàng xuất khẩu Trung Quốc đều đáp ứng đủ nhu cầu
trong nước và cũng xuất khẩu sang nước ngoài. Chính vì vậy giỏ cả mặt hàng
dệt may của Trung Quốc tương đối thấp. Nói chung tất cả các khâu từ quá trình
sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp dệt may của Trung Quốc đều
thực hiện một cách hoàn chỉnh, đáp ứng tốt những yêu cầu và đòi hỏi của khách

16


hàng ở mọi thị trường cả trong nước lẫn nước ngoài. Không chỉ thế, ngay cả tại
Việt Nam thỡ hàng dệt may Trung Quốc đang chiếm tới 60% thị phần, đây là
một tỷ lệ đáng lo ngại cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Sau khi gia
nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thỡ Trung Quốc đó được dỡ bỏ hạn
ngạch hạn chế xuất khẩu vào cỏc thị trường lớn trên thế giới do hàng dệt may
Việt Nam khó có thể cạnh tranh với hàng của Trung Quốc thời nay lại càng khó
khăn hơn.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh
tranh để hiểu rõ họ, biết được điểm mạnh - điểm yếu để từ đó có các hoạt động chiến
lược thích hợp.
Việc xoá bỏ hạn ngạch, hàng rào thuế quan: Việc xỏa bỏ hàng rào thuế quan
là một con dao hai lưỡi vừa giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển vừa đe dọa
sự phát triển đó. Việc này làm cho các doanh nghiệp Việt Nam phải đối đầu
với Trung Quốc, Ấn độ trong việc xuất khẩu hàng hóa sang các nước WTO.
Sức ép của quá trình hội nhập: Đây là sức ép thường có đối với các quốc gia
nhỏ, nền kinh tế còn non yếu, chưa có quá nhiều kinh nghiệm khi xâm nhập thị

trường như Việt nam. Nó tạo nên một hiện tượng tâm lý, vừa bất an vừa buông
xuôi. Bất an do chúng ta không biết nhiều về các đối thủ cạnh tranh, vì việc
kinh doanh quốc tế không được chú trọng. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ
của nhà nước không còn, các công ty dệt may phải tự mình đối mặt với các
biến động của thị trường trong và ngoài nước.
1.3. Phân Tích Chuyên Sâu
Năm 2012 là một năm kinh tế diễn biến đầy phức tạp và gây ra những khó khăn
không nhỏ đối với toàn bộ nền kinh tế không chỉ riêng đất nước Việt Nam mà còn ảnh
hưởng lên toàn thế giới. Điều này tác động tiêu cực tới khả năng phát triển kinh tế của
các quốc gia, làm giảm thu nhập của người dân và đồng thời làm giảm mức chi tiêu
của họ. Tuy nhiên với sự phát triển và tiến bộ từng ngày của ngành dệt may Việt Nam,
ngày càng cho ra những sản phẩm được ưa thích trên các thị trường quen thuộc, ngành
vẫn đạt được những thành tựu và mang về những con số vượt mức so với kỳ vọng.
Cùng với một số ngành mũi nhọn khác đã kéo lại phần nào sự xuống dốc của cả nền
kinh tế quốc gia. Cởi bỏ sự lạc hậu, các doanh nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu và phát
triển những sản phẩm mang tính thời trang cao, bắt kịp với xu thế hiện đại từ đó cho ra
đời những sản phầm không chỉ có mẫu mã đẹp mà còn được đánh giá cao về chất
lượng. Tuy nhiên, giá lại rẻ hơn so với hàng của nhiều nước khác. Điều đó đã tạo cho
dệt may Việt Nam một lợi thế lớn trong công cuộc thâm nhập các thị trường phát triển,
mang về một khoản tiền không nhỏ mỗi năm. Theo số liệu thu thập và công bố thường

17


niên của website www. sau đây là số liệu về kim ngạch xuất khẩu
sang một số thị trường lớn trên thế giới của ngành:

18



Chỉ tiêu
2010
Kim ngạch xuất khẩu (tỷ
9,5
USD):
- Thị trường Mỹ
5,5
- Thị trường EU
1,8
- Thị trường Nhật Bản
0,8
Sản phẩm:
- Sợi toàn bộ (tấn)
100,000
- Vải lụa thành
683
phẩm(triệu m2)
- Quần áo dệt kim
188,5
(triệu sản phẩm)
- Quần áo may sẵn
1,591
(triệu sản phẩm)
Bảng 2.3. Chi tiêu xuất khẩu 2009-2010

2010/2009
21,8

8,7
9,1

8,1
16,6

(Nguồn />Là một ngành lớn, mũi nhọn ở Việt Nam đồng nghĩa với việc trách nhiệm xã hội
của các doanh nghiệp Dệt may lại càng lớn. Hiện nay, các hoạt động trách nhiệm xã
hội mà các doanh nghiệp Dệt may đã làm được cũng như còn chưa làm được đang
diễn ra song song với nhau .
1.4. Những đóng góp tích cực của ngành dệt may trong việc thực hiện trách
nhiệm xã hội
Cung cấp hàng hóa cho thị trường nội địa, đáp ứng được nhu cầu cơ bản
của xã hội: Không chỉ tập trung thị trường bên ngoài thông qua đường xuất khẩu,
ngành dệt may tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong
nước. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, do vậy thu nhập trung bình trên đầu
người không cao (năm 2012 đạt khoảng 1.540 USD). Do vậy, giá cả phù hợp của hàng
dệt may Việt Nam chính là yếu tố quan trọng đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên,
không chỉ đáp ứng những nhu cầu cơ bản, các dòng sản phẩm của ngành dệt may luôn
được cải tiến nhằm đáp ứng nhu cầu thời trang của người tiêu dùng. Song song với
việc chất lượng ngày càng được nâng cao là việc “người Việt dùng hàng Việt” đang lan
rộng một cách mạnh mẽ. Đặc biệt điều này ngày càng trở lên có ý nghĩa hơn khi mà thị
trường Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều hơn những tên tuổi cung cấp trang phục
thời trang nước ngoài

19


Thúc đẩy phát triển kinh tế với mức kim ngạch lớn, đóng góp vào GDP:
Ngành dệt may phát triển kéo theo sản lượng tăng theo tỉ lệ thuận với lượng nguyên
liệu đầu vào. Nói cách khác, các ngành khác sẽ nhận được những ích lợi gián tiếp nhất
định từ kết quả phát triển của ngành dệt may. Ví dụ như: máy móc và điện cần nhiều
hơn cho sản xuất, điều này giúp ngành điện có được lượng điện lớn tiêu thụ đều đặn.

Hoặc lượng bông, tơ, chỉ… đầu vào tăng lên giúp các doanh nghiệp ngược chiều phát
triển (các doanh nghiệp nằm trong chuỗi hội nhập dọc) ví dụ như: diện tích trồng bông
vải tăng, năng suất tăng đáp ứng nhu cầu về sản lượng từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế.
Nâng cao đời sống người lao động: Lãnh đạo Ngành, lãnh đạo Tập đoàn Dệt
May Việt Nam và rất nhiều các Giám đốc doanh nghiệp đã cùng các cấp công đoàn
ngành Dệt May Việt Nam, cùng công nhân viên chức lao động có nhiều cách làm mới,
sáng tạo nhằm chăm lo tốt nhất đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
Giúp đỡ người lao động vượt qua khó khăn, nhiều đơn vị đã bố trí nhà ở cho công
nhân điển hình như: Tổng Công ty May Hưng Yên (77 phòng, 308 công nhân), Tổng
Công ty May 10 (31 phòng, 309 người), May Phương Đông (40 phòng, 250 người),
Dệt kim Đông Xuân (8 phòng 32 người)..., đặc biệt Tổng Công ty CP Phong Phú xây
nhà chung cư cao cấp với giá cả hợp lý phù hợp với từng đối tượng nhằm góp phần
giải quyết một phần quan trọng nhu cầu về nhà ở cho người lao động, duy trì nhà trẻ
mẫu giáo (Tổng Công ty May Việt Tiến, May 10, May Hưng Yên, May Đáp Cầu, Dệt
May Nam Định...), hỗ trợ tiền nhà trọ, tiền gửi trẻ, mẫu giáo, tổ chức tham quan, nghỉ
mát trong và ngoài nước, khám sức khởe định kỳ, hỗ trợ xây nhà tình thương...Hơn
thế, nhiều đơn vị đã có sự đầu tư rất lớn nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho công
nhân, lao động, kể cả trong xưởng cũng như khu vệ sinh, nghỉ ngơi. Ngoài ra, để tạo
môi truờng làm việc ổn định, Công đoàn đã phối hợp với chuyên môn xây dựng tốt
mối quan hệ lao động hài hoà, tiến bộ tại doanh nghiệp, không để xảy ra đình công,
ngừng việc tập thể. Do đó thu nhập của người lao động có nhiều cải thiện. Năm 2012
đạt bình quân 4,47 triệu đồng/người/tháng, bằng 204,1% so với năm 2008. Đây là yếu
tố quan trọng thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu
của ngành dệt may Việt Nam năm 2012 đạt trên 17 tỷ USD bằng 187% so với năm
2008 (9,1 tỷ USD).
Giúp chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế: Trong những năm Việt Nam ta thực hiện
quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, ngành dệt may đã giúp quá trình
diễn ra một cách nhanh chóng hơn. Do đặc điểm ngành, số lượng nhân công cần mỗi
năm một tăng cao, yêu cầu không cao do hệ thống tiêu chuẩn hóa và sản xuất đồng bộ
hóa cho nên số lượng nông dân chuyển dịch sang làm công nghiệp tăng. Điều này giúp

cơ cấu lao động Việt Nam chuyển dịch rõ rệt. Bên cạnh đó là tỷ trọng xuất nhập khẩu
ngày một tăng do được thị trường nước ngoài ưa thích. Ngành dệt may đã góp phần

20


×