Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Nghiên cứu về tường, trần, sàn và các vật liệu, công nghệ mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.96 MB, 14 trang )

BÀI THU HOẠCH
MÔN: NGUYÊN LÍ THIẾT KẾ NỘI THẤT
GVHD: Thiều Minh Tuấn

Đề tài: Nghiên cứu về tường, trần, sàn và các vật liệu, công nghệ mới.


Sàn, tường, trần là giới hạn 3 chiều của một không gian. Trong nội thất
chúng được gọi là các thành phần bao che. Không gian nội thất có thể đủ các
thành phần trên hoặc là thiếu một trong các thành phần ấy ( không gian mở )

I: SÀN
Sàn là giới hạn dưới của một không gian nội thất, là nơi diễn ra các hoạt
động sinh hoạt của con người, là nơi đặt các đồ đạc, ... Thiết kế sàn là lựa chọn
hình thức sàn; vật liệu, màu sắc và hoa văn trang trí mặt sàn
I.1: Các loại sàn phổ biến
Có hai loại sàn thông dụng được sử dụng phổ biến tại Việt Nam hiện nay là
- Sàn phẳng : Đây là loại sàn thông
dụng nhất, được sử dụng trong hầu
hết các loại không gian nội thất từ
công trình nhà ở đến không gian
công cộng. Loại hình này thuận tiện
trong việc sử dụng cũng như thay
đổi các chức năng, dễ dàng bố trí
đồ đạc
- Sàn khác cốt. Loại này ít được sử dụng hơn nhưng lại rất hiệu quả trong
các trường hợp như
 Phân chia không gian sử dụng
 Thực hiện ý đồ thiết kế
đặc biệt
 Khắc phục các nhược


điểm hình học của căn
phòng hoặc che hệ
thống kỹ thuật bắt
buộc phải có
I.2: Các vật liệu lát sàn


a: Sàn gạch, đá tự nhiên
Đây là vật liệu lát sàn thông dụng nhất, được gia công bằng vật liệu tự
nhiên, tạo kích thước định hình sẵn, có độ cứng cao, chịu mài mòn tốt.

Một số loại sàn lát gạch phổ biến ở Việt Nam:
- Đá Granit, đá hoa cương, ...: là các loại đá thiên nhiên được cắt xẻ, đánh
bóng. Có vân tự nhiên đẹp tùy màu sắc, không phong phú nhưng khi bị
xước có thể đánh bóng lại. Chịu mài mòn tùy thuộc vào từng loại đá.

- Sàn Granito: Được làm bằng đá hạt nhỏ, trộn xi măng pha màu và đánh
bóng. Loại sàn này chịu mài mòn tốt, hoa văn màu sắc tùy vào ý đồ thiết
kế. Có thể thi công tại chỗ hoặc sản xuất tại nhà máy rồi ghép vào.


- Sàn gạch bông: Đây là loại gạch được đúc bằng xi măng cát, bề mặt phủ
màu hoặc hoa văn. Loại này rẻ tiền, ít trơn, màu sắc hoa văn phong phú,
hút ẩm tốt không gây hiện tượng nồm. Tuy nhiên không hiệu quả với các
công trình sang trọng và nơi công cộng
-

Sàn gach đất nung ( Gạch tàu, gạch lá nem ): Có màu đỏ tươi, rẻ tiền, càng
sử dụng nhiều càng đẹp. Hút ẩm chống trơn tốt.


- Sàn gạch Ceramic: Là loại gạch gốm có phủ men, được nung trong lò
Tuynen. Được sử dụng rộng rãi bởi màu sắc hoa văn phong phú. Chịu
mài mòn tốt nhưng chịu lực kém vì mỏng. Dễ bị đọng nước trên bề mặt


b: Sàn gỗ
Đây được coi là một loại vật
liệu cao cấp. Các thanh gỗ thường
được gia công thành các thanh định
hình, ghép lại với nhau bằng rãnh,
bảo vệ bề mặt bằng xi. Mầu sắc chủ
yếu là màu vàng nâu

c: Sàn phủ chất dẻo
Loại sàn này giá thành rẻ
nhưng tuổi thọ thấp, không chịu
được nước và nhiệt. Chịu mài mòn
kém. Màu sắc hoa văn phong phú,
có thể giả được vật liệu khác.

d: Các loại sàn khác.


Ngoài các loại sàn trên còn có các loại sàn với các vật liệu ít gặp như sàn tấm
kim loại, sàn kính, sàn dán gạch Mozaic, sàn phủ bê tông tạo hình, sàn xi măng vỏ
ốc, sàn lát mảnh gốm, sàn phối hợp các loại vật liệu, ...

II: TƯỜNG, VÁCH
Trong không gian nội thất, tường nằm trong tầm nhìn bị động của con
người nên đóng 1 vai trò trang trí rất quan trọng. Tường có thể là kết cấu chịu lực

của công trình, cũng có thể chỉ để bao che ngăn không gian mà không chịu lực.
II.1: Các thể loại tường
a: Tường chịu lực.
Thường là tường bên tông hoặc xây gạch kín từ sàn tới trần. Vì thế kết cấu
chịu lực của nó không thể phá vỡ và khó có thể thay đổi. Thông thường loại tường
này được chát vữa xi măng và có thể đắp gờ phào và chỉ cần quét vôi, sơn bả. Đây
là loại tường thi công nhanh, giá thành rẻ, bền vững nên được sử dụng rộng rãi.

b: Tường bao che.
Có thể xây bằng gạch mỏng, dựng bằng
gỗ, ván hoặc các tấm chế tạo sẵn để ngăn chia
không gian tạo ra hình căn phòng theo ý đồ nội
thất. Có các loại tường bao che phổ biến như
sau:

- Tường lửng: Không kín đến trần hoặc
chỉ che 1 phần của cạnh phòng. Dùng
để ngăn 1 phạm vi tầm nhìn nhất định
để chia không gian.


- Tường thoáng: Thường xây bằng gạch hoa, đóng bằng nan gỗ, đan bằng
mây tre, ... Cũng để ngăn 1 phần tầm nhìn nhưng lại hiệu quả khác ( nhìn
thấp thoáng ). Thường dùng để ngăn 2 phòng không cùng không gian
hặc nối tiếp 2 không gian

- Tường kính: Được xây
bằng gạch kính hoặc lắp
bằng kính khung nhôm,
gỗ. Có thể là kính trong,

kính mờ hoặc kính vẽ
màu, kính mài hoa văn.
Tác dụng để ngăn tiếng
động, không khí gữa
các không gian chính

II.2: Các loại vật liệu phủ bề mặt tường
a: Sơn, vôi.
Đây là loại vật liệu thông dụng nhất, có nhiều màu sắc, giá thành phải
chăng.


b: Ốp gạch, đá, gỗ:
Tường ốp đá, gạch, ... được dùng trong một số trường hợp tạo ấn tượng
riêng cho nột thất như vẻ hoang dã, cổ điển hoặc để nối không gian tầng trệt với
sân vườn. Sẽ rất hiệu quả nếu ta dùng gạch đá hoặc gỗ ốp lên tường để tạo điểm
nhấn.

c; Dán giấy, phủ vải, dán xốp:
Làm cho bề mặt đẹp, hoa văn , màu sắc phong phú, thi công nhanh, dễ sửa
chữa và thay thế. Tuy nhiên không thích hợp mới môi trường ẩm như khí hậu Việt
Nam, phù hợp với các nước lạnh như châu âu.


d; Tường ốp gương.
Loại này thường sử
dụng cho một số loại
không gian đặc thù ví dụ
như phòng tập thể thao,
phòng dạy khiêu vũ, ...

Tường ốp gương còn được
tận dụng khả năng phản xạ
của nó để giúp cải thiện
không gian căn phòng,
giúp cho có cảm giác sâu
hơn, rộng hơn và sáng sủa
hơn.

e: Vật liệu khác.
Cũng có thể sử dụng nhiều loại vật liệu ốp tường khác như tấm hợp kim,
gạch sinh thái ( có khả năng hút và nhả hơi nước chống nồm ) , hoặc xây thô sơn
nước, xây đá vẩy vữa, ... tùy theo ý đồ của nhà thiết kế.

III: TRẦN
Trần là giới hạn trên trong một không gian nội thất, tuy không nằm trong
tầm nhìn thường xuyên nhưng tác động mạnh đến tâm lí con người thông qua
cảm giác về độ cao và độ thoáng, sự nhẹ nhàng hay nặng nề do hình thức, màu
sắc của nó đen lại.
III.1: Các hình thức trần
a, Trần phẳng


Đây là hình thức trần thông dụng nhất thường gặp, đơn giản, thi công
nhanh. Dễ tạo hình, dễ mang lại cảm giác thanh thoát nhẹ nhàng, phù hợp nhiều
loại không gian nội thất
b, Trần giật cấp
Thường được sử dụng trong nội thất có yêu cầu cao về mặt thẩm mĩ hoặc
để che cấu kiện chịu lực, hệ thống kĩ thuật trên trần. Loại này đắt hơn, thi công
phức tạp hơn và đòi hỏi không gian phòng phải đủ rộng.


c, Trần dốc, trần cong
Trần này dùng để tận dụng không gian, tạo ấn tượng hoặc do cấu kiện đặc
biệt của kết cấu, hoặc nhằm mục đích đặc biệt


III.2: Các loại vật liệu làm trần
a, Trần bê tông
Loại trần này sử dụng mặt dưới của cấu kiện bê tông sàn làm trần. Loại này
đơin giản, rẻ tiền, bền và không làm giảm chiều cao của phòng. Được sử dụng khá
phổ biến

b, Trần gỗ


Trần gỗ có nhiều hình thức trang trí như ghép dề mặt phẳng bằng thanh
thẳng nối tiếp, ghép ô vuông, ghép hở kiểu đan karo, .... Loại này đẹp, thường
dùng cho các không gian nội thất sang trọng với diện tích không quá lớn

c, Trần thạch cao
Loại này thường được sản xuất trước rồi ghép lại. Thường đúc theo mẫu
thiết kế có sẵn. Có ưu điểm dễ thể hiện ý đồ thiết kế của công trình do có hoa văn
phong phú, bề mặt có thế sơn màu hoặc để tắng. Tuy nhiên loại trần này nặng, dễ
mốc và dễ bắt bụi, khó bảo dưỡng.


d, Trần bọc giả da
Loại này thường được da công thủ công, bằng khung gỗ bọc giả da tạo múi.
Có nhiều hình thức tạo dáng, màu sắc phong phú nhưng thi công phức tạp, độ
bền không cao nên ít được sử dụng.


e, Trần kính, trần sáng
Loại này được sử
dụng trong trường hợp
muốn tạo không gian
cao hơn thực tế. Lắp các
mảng kính sát trần sẽ
tạo được hiệu ứng
gương làm trần có vẻ
cao hơn

f, Các loại vật liệu khác


Ngoài ra tùy theo nhu cầu thẩm mĩ và sử dụng có thể dùng một số loại trần
khác như trần chất dẻo, ốp tre, nứa hoặc quấn dây chão. Cũng có thể treo vải gấp
nếp tạo vẻ mềm mại, dánh tranh, bản đồ để trang trí, ...



×