Tiết 2 Soạn ngày 29 tháng 8 năm 2010
Bài 2: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
Học xong bài này, HS cần:
- Hiểu được vai trò của công cụ bằng kim loại và sự tiến bộ của sản xuất,
quan hệ xã hội.
- Nêu được quá trình tan rã của xã hội nguyên thủy và hiểu nguyên nhân
của quá trình đó.
2. Tư tưởng
- Bồi dưỡng HS thái độ đúng đắn đối với lao động, vai trò của công cụ lao
động đối với sự phát triển của xã hội loài người.
3. Kĩ năng
- Giúp HS rèn luyện kĩ năng trình bày nội dung lịch sử
- Rèn luyện các kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY-HỌC
- Tranh ảnh lịch sử
- Các tài liệu có liên quan
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Người tinh khôn có những đặc điểm gì tiến hóa hơn so với Người tối cổ?
- Thế nào là bầy người nguyên thủy? Công xã thị tộc mẫu hệ? So sánh hai
giai đoạn này về đời sống vật chất?
3. Giới thiệu bài mới
Sự xuất hiện người tinh khôn đã mở ra trang mới trong lịch sử loài người.
Con người đã biết đến hình thức tổ chức xã hội đầu tiên là công xã thị tộc mẫu hệ.
Với công cụ bằng đá, con người đã có những bước tiến đáng kể trong hoạt động
kinh tế. Tuy nhiên, bước ngoặt quan trọng làm thay đổi đời sống con người phải
đến khi công cụ bằng kim loại xuất hiện. Sự xuất hiện của công cụ bằng kim loại
có những tác động và ý nghĩa như thế nào đối với công xã thị tộc mẫu hệ? Đó là
nội dung của bài 2: Xã hội nguyên thủy.
4. Tiến trình tổ chức dạy-học
Hoạt động của thầy-trò Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1:
- GV giới thiệu sơ lược về đời
sống vất chất và tinh thần khi
cách mạng đá mới diễn ra: Từ
ghè, đẽo, đập, tước chuyển sang
khoan, cưa, mài đá. Sự kết hợp
giữa đá, xương thú và gỗ làm cho
công dụng của công cụ tăng
thêm. Năng suất lao động tăng,
nguồn dự trữ tăng. Trồng trọt và
chăn nuôi phát triển thay thế săn
bắn và hái lượm. Dân số tăng lên.
- GV hỏi: Tại sao cuối thời đá
mới, người ta biết và sử dụng rất
hạn chế đồng?
- HS suy nghĩ, trả lời. GV bổ
sung: vì đồng rất hiếm, rất mềm
và chỉ có thể làm khuyên tai hay
nhẫn, nóng chảy ở nhiệt độ
1084,5
o
C. Hơn 1000 năm sau,
người ta biết chế đồng thau hay
đồng thanh, cứng hơn nhiều, pha
với thiếc (12%), nóng chảy ở
850
o
C, tức là tốt hơn, tốn ít hơn
và dễ làm hơn.
1. Vai trò của công cụ bằng kim loại
và sự tiến bộ của sản xuất, quan hệ xã
hội
- Sự xuất hiện công cụ bằng kim loại:
+ Sự phát triển từ công cụ đá sang công
cụ bằng kim loại.
+ Khoảng 5500 năm trước, phát hiện
đồng đỏ. Nơi phát hiện sớm nhất là Tây
Á và Ai Cập.
- Khoảng 4000 năm trước, phát hiện
đồng thau ở nhiều nơi, trong đó có Việt
Nam.
- GV: Khoảng 3000 năm trước,
con người biết sử dụng sắt. Sắt
rất sẵn có, sử dụng làm công cụ,
vũ khí rất tốt nhưng khó làm,
nóng chảy ở 1535
o
C, rèn sắt cũng
không phải dễ dàng.
- GV hỏi: Việc phát hiện ra công
cụ bằng kim loại đã có những tác
động như thế nào đối với đời
sống xã hội của con người?
- HS theo dõi SGK, suy nghĩ và
trả lời. GV chốt ý.
- GV giảng giải: Trong một thời
gian dài, con người sử dụng công
cụ bằng đá, thứ nguyên liệu vừa
cứng, giòn, rất khó ghè đẽo, mất
nhiều thời gian để cải tiến. Trong
khi đó, đồng và sắt lại dung tiện
lợi, dẻo, mềm, dễ ghè, đập thành
những công cụ hoặc đồ dùng có
hình dáng theo ý muốn.
- GV minh họa bằng kênh hình.
- Khoảng 3000 năm trước, con người
biết sử dụng đồ sắt.
- Hệ quả của việc sử dụng công cụ bằng
kim loại:
+ Tính vượt trội của nguyên liệu đồng
và sắt so với đá, xương và sừng.
+ Sự tiến bộ của kĩ thuật chế tác công
cụ: kĩ thuật luyện kim, đúc đồng và sắt;
loại hình công cụ mới: lưỡi cuốc, lưỡi
cày bằng sắt.
+ Sản xuất phát triển: nông nghiệp dùng
cày khai phá đất đai, mở rộng diện tích
trồng trọt; thủ công nghiệp (luyện kim,
đúc đồng, làm đồ gỗ); năng suất lao động
tăng, làm xuất hiện một lượng sản phẩm
dư thừa thường xuyên.
- GV hình thành khái niệm: Công
xã thị tộc phụ quyền là tổ chức xã
hội trong đó quyền lực của người
đàn ông trong gia đình và xã hội
được khẳng định, chế độ hôn
nhân một vợ một chồng. GV
hướng dẫn HS so sánh với công
xã thị tộc mẫu hệ.
Hoạt động 2:
- GV giảng giải cơ chế tổ chức xã
hội trong các công xã: Những
người có uy tín chiếm đoạt một
phần sản phẩm của cộng đồng
bằng cách bớt xén của chung
thành của riêng. Khi chia phần,
họ tìm cách lấy nhiều hơn. Trải
qua nhiều thế hệ, sự giàu nghèo
càng có sự phân hóa rõ rệt.
- GV hỏi: Tại sao trong công xã
thị tộc mẫu hệ, quyền của người
phụ nữ chỉ là quyền bình đẳng,
được tôn trọng còn trong công xã
thị tộc phụ quyền, quyền lực của
người đàn ông là vô hạn?
- HS trả lời, GV nhận xét và giải
thích thêm.
+ Quan hệ xã hội: công xã thị tộc phụ
quyền thay thế công xã thị tộc mẫu
quyền.
2. Quá trình tan rã của xã hội thị tộc
và nguyên nhân của quá trình đó.
- Một số người lợi dụng chức phận,
chiếm của cải dư thừa, làm xuất hiện chế
độ tư hữu.
- Trong gia đình phụ hệ xuất hiện sự bất
bình đẳng và sự đối kháng giữa đàn ông
và đàn bà.
- Do quá trình chiếm hữu của cải dư thừa
và khả năng lao động của mỗi gia đình
khác nhau làm xuất hiện kẻ giàu-người
nghèo. Xã hội nguyên thủy chuyển dần
- GV hỏi: Nguyên nhân nào dẫn
đến sự tan rã của xã hội nguyên
thủy?
- HS suy nghĩ trả lời, GV chốt ý.
sang xã hội có giai cấp.
- Nguyên nhân: do sự phát triển của sức
sản xuất, làm xuất hiện của cải dư thừa
thường xuyên.
5. Củng cố và dặn dò
- Củng cố: GV nhấn mạnh những thay đổi theo xu thế phát triển của xã
hội nguyên thủy từ sự hình thành thị tộc, bộ lạc đến sự xuất hiện tư hữu và xã hội
có giai cấp.
- Dặn dò: HS trả lời câu hỏi SGK và đọc trước bài 3.