Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Hãy nghiên cứu đọc về trần, tường, sàn trong sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, viết tóm tắt thu hoạch từ 5 10 trang gồm cả hình minh họa, giới thiệu các dạng vật liệu, chất liệu thông dụng ở việt nam hiện nay giới thiệu mở rộng các

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 14 trang )

Đề 1: Hãy nghiên cứu đọc về Trần, Tường, Sàn trong sách giáo khoa và tài liệu tham
khảo, viết tóm tắt thu hoạch từ 5-10 trang gồm cả hình minh họa, giới thiệu các
dạng vật liệu, chất liệu thông dụng ở Việt Nam hiện nay. Giới thiệu mở rộng các vật
liệu trên thế giới.

1


Bài làm

I. TRẦN:
- Là một bề mặt nội thất bao gồm giới hạn bên trên của một căn phòng. Trần
nhà thường không được coi là một yếu tố cấu trúc mà chỉ là một bề mặt hoàn
thiện nằm mặt dưới của cấu trúc mái hoặc mặt sàn của tầng trên.
- Phân loại:
Gồm 2 loại là: Trần treo (Trần chìm) và Trần thả (Trần nổi)
+ Trần treo (Chìm): Trần chìm là loại trần có cấu tạo khung xương
được ẩn giấu toàn bộ bên trên các tấm vật liệu, bạn sẽ không nhìn
thấy các khung xương nhìn giống như trần bê tông bình được được
sơn tô đẹp mắt.
Khi xảy ra sự cố với các yếu tố kỹ thuật như đường dây điện
chạy dọc trần hay ống điều hòa, đường dây quạt,… bắt buộc
bạn phải tháo dỡ cả hệ thống trần để sửa chữa.Vì thế khả năng
khó sửa chữa , bảo hành, chi phí cao chính là nhược điểm lớn
nhất của loại trần này.

Cấu tạo trần chìm thông thường:

2



+Trần thả (Nổi): Trần nổi có thể hiểu là loại trần khung xương
được định hình sẵn, chỉ cần thả các tấm trần vào các ô đã được
định hình trước đó. Sử dụng trần khung nổi sẽ giúp rút ngắn
thời gian thi công hơn vì vấn đề sơn bả đã không còn cần thiết.
Đây chính là một trong những ưu điểm lớn của loại trần này.
Trần nổi được thiết kế khá đơn giản, không quá cầu kỳ nên dễ
dàng bảo hành hay sửa chữa sau nhiều năm sử dụng. Trần thả
có ưu điểm hơn so với trần chìm đó là giá thành thấp hơn và có
ưu thế khi thi công.
Tuy nhiên, vì chúng được thiết kế không quá cầu kỳ nên thường
không được đẹp, chỉ dùng để che đi các chi tiết kỹ thuật như
dây điện, ống nước,.. Vì vậy nên tính toán thật kỹ lưỡng
Cấu tạo trần nổi:

3


- Các loại vật liệu phổ biến thường dùng ở Việt Nam:
+ Trần thạch cao: Trần thạch cao là loại trần phổ biến nhất hiện nay, bất
kỳ không gian nào cũng có thể sử dụng trần thạch cao. Trần nhà thạch cao có
ưu điểm là dễ thi công, dễ tạo hình, nhẹ và an toàn. Hơn nữa, trần nhà làm
bằng thạch cao cũng có khả năng chống thấm, cách âm rất tốt. Với chi phí
thấp, độ bền cao nên trần nhà thạch cao được sử dụng rộng rãi từ nhà ở, văn
phòng, nhà hàng, siêu thị,…

+ Trần gỗ: Trần nhà bằng gỗ mang đến sự sang trọng và tinh tế cho
không gian. Các loại gỗ thường được sử dụng trong thiết kế trần nhà bao
gồm: gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, gỗ xoan, vật liệu giả gỗ,… Trần nhà bằng
4



gỗ tạo cho không gian tinh tế, sang trọng và dễ dàng kết hợp với các món đồ
nội thất bằng gỗ khác như tủ, ghế, giá sách,…

+ Trần nhựa PVC: Trần nhà sử dụng chất liệu nhựa PVC cũng khá phổ
biến bởi giá thành khá thấp cũng như nhiều mẫu mã, thi công lắp đặt dễ
dàng, đặc biệt phù hợp với những căn nhà cao tầng. Trần nhựa PVC là một
chọn những giải pháp để tăng thêm giá trị thẩm mỹ cùng với khả năng cách
nhiệt sẽ giảm thiểu hiện tượng ẩm ướt và giảm thiểu hiện tượng ngưng đọng
nước gây ẩm mốc.

5


+ Trần nhôm: Với đặc tính cách nhiệt tốt và độ bền cao, nhôm cũng
được lựa chọn làm chất liệu để thiết kế trần nhà. Ưu điểm của trần nhôm là
có thể dễ dàng tạo hình và độ bền cao. Tuy nhiên khi lựa chọn và sử dụng
trần nhôm cần phải lưu ý rằng đây là một trong những loại vật liệu chỉ mang
đến khả năng chống nóng và khá hạn chế về giá trị thẩm mỹ. Ngoài ra, còn
rất nhiều những nhược điểm liên quan đến vấn đề an toàn điện đặc biệt là với
tiếng ồn khó chịu.

+ Trần tôn: Trần nhà bằng tôn được sử dụng khá phổ biến tại các công trình
nhà ở và xây dựng. Tùy theo mục đích người dùng có thể sử dụng trần tôn lạnh, trần
nhà bằng tôn giả vân gỗ hoặc trần tôn 3 lớp.Trần nhà bằng tôn lạnh là một trong
những dòng sản phẩm được thiết kế và sử dụng cho trần nhà dân dụng, văn phòng
công ty, các tòa nhà cao ốc,… Nguyên liệu chính của tôn lạnh là thép nền với mạ kẽm
và hợp kim nhôm kẽm phủ màu chất lượng. Tôn lạnh có khả năng chống nóng không
kém gì ngói đồng thời giá thành của chúng cũng rẻ hơn rất nhiều.


6


II. TƯỜNG:
1. Định nghĩa:
- Tường là bộ phận quan trọng trong công trình kiến trúc nó có chức năng không
những là kết cấu bao che, ngăn cách giữa các không gian mà còn là kết cấu chịu lực
trong những công trình tường chịu lực. Chủ yếu chịu nén, ngoài ra còn chịu các lực
đẩy ngang của gió bão.
Tường chiếm khối lượng vật liệu tương đối lớn, thường đựoc xây bằng gạch, đá hay
bêtông cốt thép .Bề dày của tường phụ thuộc vào chiều cao , tải trọng công trình, vật
liệu và hình thức kết cấu.
2. Phân loại tường:
- Phân loại tường có nhiều cách như dựa vào hình thức, hoặc theo công năng hay
theo bề dày của tường để phân loại, nhưng thông thường người ta phân lọai tường
theo mấy cách:
- Theo vị trí:
-Tường trong nhà để ngăn chia không gian trong nhà hoặc để chịu lực.
-Tường ngoài nhà để bao che, ngăn mưa, gió, cách nhiệt, cách âm..hoặc để
chịu lực
- Theo vật liệu xây dựng:
- Tường đất: còn gọi là tường trình, dùng đất để đúc thành tường
- Tường đá: dùng những phiến đá đã gia công hoặc chưa gia công để xây
tường.
- Tường gạch: dùng gạch đất nung, gạch silicát, gạch latarit, gạch xỉ, gạch
bêtông... để xây tường.
- Tường bêtông cốt thép: có thể dùng những tấm bêtông cốt thép đúc sẵn
hoặc đỗ tại chỗ để làm tường.
3. Các loại vật liệu tường khác:
- Gỗ:

Gỗ là loại vật liệu tự nhiên và truyền thống đã được ứng dụng trong cuộc
sống con người từ hàng nghìn năm nay. Những ngôi nhà gỗ truyền thống,
những bộ khung kết cấu gỗ, hay chi tiết, đồ nội thất gỗ luôn hấp dẫn tất cả
những người yêu thích kiến trúc và nội thất. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ nghĩ
đến việc dùng gỗ để trang trí những bức tường nhà mình? Những bức tường
gạch, bê tông đơn điệu được phủ bên ngoài một lớp gỗ giống như ví dụ trong
hình. Hiệu quả hoàn toàn tương tự như nhà gỗ, thậm chí còn chiếm ưu thế
hơn nhờ tính bền vững cao.

7


- Tấm ván xi măng sợi (Fiber Cement Board):
Đây là loại vật liệu cực kỳ thú vị với bản chất chống thấm, cứng, tổng hợp bởi
sợi hữu cơ và xi măng tạo nên vật liệu an toàn và bền vững với thời gian.
Đồng thời nhờ tính chất của vật liệu cấu thành, các tấm xi măng sợi có
texture bề mặt đẹp, hiện đại, hoàn toàn phù hợp để trang trí cho những bức
tường nội – ngoại thất.

8


- Tấm nhựa PVC:
Nhựa là loại vật liệu dễ tạo hình, bởi vậy những tấm nhựa trang trí có thể có
những texture đa dạng khác nhau, nhờ đó bức tường sẽ trở nên độc đáo.
Chưa kể nhựa thường nhẹ, dễ tháo dỡ và di chuyển, giá thành thấp.

- Kính :
Kính là loại vật liệu hiện đại được sử dụng ngày càng nhiều trong các thiết kế,
nó phù hợp hầu hết với mọi loại phong cách và xu hướng kiến trúc. Nhìn

chung kính trong nội thất mang lại cảm giác cao cấp, xa hoa và chiều sâu cho
không gian. Kính có rất nhiều loại từ vừa túi tiền cho đến đắt đỏ. Tuy nhiên
loại kính dùng trong trang trí nội thất với chất lượng cao, có họa khắc họa tiết
hoa văn, kính gương (loại kính có một mặt là kính, một mặt là gương), kính
màu, hay kính mờ… thường có giá không rẻ.

9


- Gạch đá ốp nội – ngoại thất:
Đá ốp nội – ngoại thất có thể thay đổi hoàn toàn diện mạo bức tường nhà
bạn. Đặc biệt với sự chọn lọc và sử dụng có ý đồ, đá ốp tường có thể tạo ra
những dạng texture khác nhau, mang lại họa tiết, và cảm giác bề mặt thú vị.

- Đá:
Những bức tường đá luôn luôn mang lại nhiều cảm xúc khác thường. Cũng
giống như gỗ, đá là vật liệu tự nhiên được khai thác và sớm đem vào sử
dụng trong thiết kế, xây dựng nhà ở. Dù vậy, đá được dùng nhiều trong thiết
kế trang trí ngoại thất hơn là nội thất.

10


III. SÀN:
1. Khái niệm:
-Mặt phẳng nằm ngang của không gian kiến trúc, trên đó tiến hành các loại
hoạt động theo công năng của không gian và tuỳ thuộc vào đó mà bề mặt của
sàn được lát bằng vật liệu tương ứng (gỗ, gạch lát các loại, đá... hoặc phủ
thảm) để đảm bảo tiện nghi; trong nhà có nhiều tầng thì sàn là bộ phận để
phân cách giữa hai tầng giáp nhau (sàn giữa các tầng). SN gồm: kết cấu chịu

lực (bản, dầm, panen sàn, vv.), lớp phủ mặt sàn. Mặt sàn ghép bằng các tấm
gỗ ván có tên gọi là sàn packê (gọi theo tiếng Pháp - parquet). Sàn nấm: sàn
không có dầm, cột đỡ trực tiếp bản sàn, tại chỗ tiếp giáp cột và bản sàn tiết
diện cột được mở rộng như hình cái nấm. Sàn ô cờ: có hệ dầm giao nhau với
khoảng cách dầm nhỏ (0,8 - 1,2 m) tạo thành những ô như ô cờ.
2. Các loại vật liệu lát sàn phổ biến:
- Gạch ceramic (gạch gốm):
Là loại vật liệu lát sàn phổ biến nhất hiện nay, được làm từ đất nung.
Hiện có rất nhiều công ty sản xuất và kinh doanh gạch ceramic trong nước có
chất lượng tốt như Đồng Tâm, Viglacera, Mỹ Đức, Thạch Bàn…
- Ưu điểm: Có rất nhiều lựa chọn về mẫu mã, màu sắc và kích cỡ.
- Nhược điểm: Không phải loại gạch ceramic nào cũng được phủ lớp chống
thấm. Dễ vỡ và sứt mẻ nếu bị va đập, thi công cần có vữa xi măng lót và liên
kết.

11


- Gạch men màu:
Cũng giống gạch ceramic, được phủ lớp men sứ bảo vệ và tạo hoavăn.
- Ưu điểm: Có rất nhiều lựa chọn về mẫu mã, màu sắc và kích cỡ. Bề mặt
giống đá tự nhiên, cứng hơn gạch ceramic, bền và hầu như không cần bảo
dưỡng.
- Nhược điểm: Trơn và gây cảm giác không thoải mái khi đi chân trần hoặc
nằm lâu.
- Gạch granite và đá nhân tạo:
Được làm từ bột (hạt) đá, chất kết dính và tạo màu, sau đó được ép với
cường độ cao và mài bóng.
- Ưu điểm: Cứng, độ chống mài mòn cao, không thấm nước. Bề mặt dễ tạo
bóng (bóng gương hoặc bóng mờ), trông giống đá granite tự nhiên, dễ lau

chùi. Giá thành hợp lý. Sử dụng thích hợp ở những sàn có nhiều người đi lại.
- Nhược điểm: Mẫu mã không đa dạng.

12


- Đá tự nhiên:
Vốn là đá granite, đá marble, đá slate… được xẻ thành tấm hoặc cắt thành
các viên đã hoàn thiện bề mặt.
- Ưu điểm: Đẹp và sang trọng, hoặc tạo cảm giác gần gũi tự nhiên. Đá granite
rất cứng, dễ tạo bóng mà không trơn, thường sử dụng ở những sàn có nhiều
người đi lại.
- Nhược điểm: Vì là vật liệu tự nhiên nên kích thước và hoa văn phụ thuộc
vào từng thời điểm và nguồn xuất xứ. Đá có độ dày lớn (khoảng 1,5 cm – 1,8
cm) và nặng. Thi công đòi hỏi thợ tay nghề cao và thường phải cắt ghép
nhiều tại chỗ gây bụi bẩn và tiếng ồn.
- Gỗ ván sàn công nghiệp (sàn Laminate):
Tuy là vật liệu mới nhưng hiện nay lọai vật liệu này cũng rất phổ biến
Cấu tạo gỗ ván sàn công nghiệp
- Ưu điểm: Bề mặt rất giống gỗ tự nhiên, màu sắc và vân phong phú. Giá
thành không cao và thi công rất nhanh, không cần đinh hay keo liên kết.
Chống bám bẩn, trầy xước cao. Dễ dàng tháo dỡ và lặp đặt vào vị trí khác.
- Nhược điểm: Không chịu được nước, do đó không nên lát sàn nhà vệ sinh
hoặc sàn tầng 1 hoặc những sàn thường xuyên bị dính nước. Lưu ý không
dùng loại ván sàn công nghiệp rẻ tiền hoặc không rõ xuất xứ, những loại kém
chất lượng này dễ cong vênh và bạc màu không đều.
- Gỗ tự nhiên
Là loại vật liệu tự nhiên, truyền thống, luôn đứng ở vị trí hàng đầu về vật liệu lát nền.
Trên thị trường phổ biến là sàn gỗ Giáng Hương, Căm Xe, Pơ mu, Teak, Birch, Kenji…
với nhiều quy cách (kích thước của mỗi tấm ván sàn) và kiểu ghép khác nhau. Ván

13


sàn gỗ tự nhiên thường có chiều dày 1,5m hoặc 1,8cm. Ván sàn có kích thước tấm
càng lớn thì càng ít vết ghép và giá thành cùng càng cao.
- Ưu điểm:
+ Bền, đẹp, thân thiện và tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng (ấm áp vào
mùa đông và mát vào mùa hè). Chưa bao giờ (cũng có thể sẽ không bao giờ) là vật
liệu lỗi mốt. Sơn hoàn thiện bề mặt có loại bóng và bóng mờ, che đi vết xước của thớ
gỗ nhưng vẫn nhìn thấy và cảm nhận được vẻ đẹp tự nhiên của các vân gỗ.
+ Sàn gỗ tự nhiên dễ lau chùi, không cứng như sàn gạch, đá. Ngày nay, sàn gỗ tự
nhiên lắp ráp theo công nghệ hèm khoá, không cần xương gỗ và không dùng đinh,
keo nên thời gian thi công cũng rất nhanh, khả năng tháo dỡ và lắp lại cũng dễ dàng
như sàn gỗ công nghiệp.
- Nhược điểm: Tốn chi phí bảo dưỡng. Không đa dạng về màu sắc và vân gỗ. Hiện nay
rất ít sàn gỗ tự nhiên có màu sáng (do gỗ màu sáng thường không cứng hoặc công
nghệ làm trắng gỗ trong nước còn hạn chế), phổ biến là sàn gỗ màu nâu đỏ. Độ giãn
nở của sàn gỗ tự nhiên lớn nên phải để khe co giãn ở góc phòng và che bằng phào
chân tường. Đối với sàn rộng có thể phải tạo khe co giãn ở giữa sàn. Cát, bụi có thể
tích tụ vào khe nối giữa các tấm ván sàn.
-Thảm:
Là loại vật liệu quen thuộc với nhiều người, có loại thảm cuộn lớn, thảm tấm
và thảm ghép miếng. Thảm có thể trải trên nền bê tông phẳng, nền gạch hoặc
trên bất kỳ nền phẳng nào khác.
- Ưu điểm: Là loại vật liệu nhẹ nên rất dễ thi công lắp đặt, thời gian thi công
rất nhanh. Đa dạng về màu sắc, hoa văn và kích cỡ. Dễ thay đổi và giá thành
thấp.
- Nhược điểm: Độ bền thấp. Chịu mài mòn và chống bám bẩn kém. Không sử
dụng được khu vực có nước. Làm vệ sinh cần có máy móc chuyên dụng.
-Gạch và ván sàn nhựa:

Là loại vật liệu mới, được làm bằng tấm hợp chất Poly Vinyl Clorua, được lắp
trực tiếp lên bề mặt nền xi măng (nền bê tông), sau đó được hàn lại với nhau.
- Ưu điểm: Sản phẩm có rất nhiều mẫu mã như giả đá, giả gỗ, giả kim loại,
ghép mosaic, nhiều hoa văn và đa dạng về màu sắc. Dễ thi công và thời gian
lắp đạt nhanh. Tính đàn hồi cao, không sứt mẻ và biến dạng khi đặt vật nặng.
Có cảm giác êm chân khi sử dụng.
- Nhược điểm: Vì sản phẩm này làm hoa văn và màu sắc giả đá, gỗ… nhưng
mềm nên không thể có các đặc tính ưu điểm như các vật liệu tự nhiên.

14



×