Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN ÁP DỤNG TẠI NHÀ MÁY CƠ KHÍ CNS THUỘC TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP SÀI GÒN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729.93 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN
ÁP DỤNG TẠI NHÀ MÁY CƠ KHÍ CNS THUỘC
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP SÀI GÒN

Họ và tên sinh viên: Trương Thị Đan Tâm
Ngành: Quản lý môi trường và du lịch sinh thái
Niên khóa: 2009 - 2013

Tháng 12/2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ
Khoa:

Môi trường và Tài nguyên

Ngành:

Quản lý môi trường



Chuyên ngành:

Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Họ và tên sinh viên:

Trương Thị Đan Tâm

Mã số sinh viên:

09157156

Niên khóa:

2009 - 2013

1. Tên khóa luận: "Nghiên cứu, đề suất giải pháp SXSH áp dụng tại nhà máy
cơ khí CNS thuộc Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn".
2. Nội dung khóa luận:
 Tổng quan về SXSH và tổng quan về ngành sản xuất, lắp ráp quạt.
 Khái quát về nhà máy cơ khí CNS: hiện trạng môi trường tại nhà máy và
tình hình sản xuất thực tế (công nghệ sản xuất; lượng tiêu thụ nguyên nhiên
liệu; quy trình sản xuất).
 Đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại nhà máy.
3. Thời gian thực hiện:
Băt đầu: tháng 09/2012

Kết thúc: tháng 12/2012


4. Họ và tên giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Vinh Quy.
Nội dung và yêu cầu của khóa luận tốt nghiệp đã được thông qua Khoa và Bộ môn.
Ngày tháng năm 2012
Ban chủ nhiệm khoa

Ngày tháng

năm 2012

GVHD

TS. Nguyễn Vinh Quy


NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN
ÁP DỤNG TẠI NHÀ MÁY CƠ KHÍ CNS THUỘC
TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP SÀI GÒN

Tác giả

TRƯƠNG THỊ ĐAN TÂM

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư chuyên ngành
Quản lý môi trường và du lich sinh thái

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Nguyễn Vinh quy

Tháng 12 năm 2012


i


LỜI CẢM ƠN
Thời gian học tập tại trường và thực tập tại nhà máy cơ khí CNS đã mang lại cho
tôi những kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế về chuyên ngành của mình, bước
đầu hướng dẫn tôi hướng tới công việc mới và chuẩn bị trở thành một người lao động
mới của xã hội.
Đầu tiên, xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô khoa Môi trường và Tài nguyên –
trường Đại học Nông Lâm TP.HCM vì đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho tôi
những kiến thức và kinh nghiệm quý báu.
Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Nguyễn Vinh Quy, vì
đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo và tập thể nhà máy Cơ khí CNS vì đã cho tôi
cơ hội thực tập tại nhà máy và đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tại đây.
Xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn của tôi vì đã luôn bên tôi, giúp đỡ, chia
sẽ và ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi, những người thân yêu của tôi vì họ
đã cho tôi điều kiện được học tập và vì những tình cảm yêu thương mà họ dành cho
tôi.
Xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc tốt đẹp đến tất cả mọi người.
Trương Thi Đan Tâm
Khoa Môi Trường và Tài Nguyên
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

ii



TÓM TẮT
Đề tài “ Nghiên cứu, đề xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn áp dụng tại nhà máy cơ
khí CNS thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn” được thực hiện trong khoảng thời
gian từ tháng 09/2012 đến tháng 12/2012 tại nhà máy cơ khí CNS thuộc Tổng công ty
công nghiệp Sài Gòn số 11/121 Lê Đức Thọ, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí
Minh.
Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm: tổng quan về sản xuất sạch hơn và tổng
quan về ngành sản xuất, lắp ráp quạt; nghiên cứu tình hình sản xuất thực tế, công nghệ
sản xuất, lượng tiêu thụ nguyên nhiên liệu tại nhà máy và đề xuất các giải pháp sản
xuất sạch hơn phù hợp áp dụng tại nhà máy.
Đề tài thực hiện sử dụng các phương pháp: phương pháp nghiên cứu tài liệu;
khảo sát thực địa; phỏng vấn tại chỗ; tổng hợp thông tin; tổng hợp, phân tích, xử lý số
liệu; phương pháp tham khảo chuyên gia; phương pháp ma trận; trọng số và phương
pháp đánh giá nhanh.
Kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu thực tế tại nhà máy cho thấy nhà máy
có nhiều tiềm năng trong việc giảm thiểu nước thải và tiết kiệm nguyên liệu thông qua
áp dụng sản xuất sạch hơn tại các công đoạn: xử lý làm sạch bề mặt; làm ráo - sấy 1;
sơn tĩnh điện và kiểm tra – đóng gói.
Đề tài đã đề xuất được 21 giải pháp, trong đó có 12 giải pháp thực hiên ngay, 4
giải pháp nghiên cứu thêm và 5 giải pháp loại bỏ.
Hầu hết các giải pháp đều có chi phí đầu tư thấp hoặc không cần đầu tư khi được
thực hiện mang lại hiệu quả cao về kinh tế và môi trường.
Khi thực hiện tốt các giải pháp được đề xuất lượng nước, nguyên liệu tiêu thụ
cũng như chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất được giảm thiểu đáng kể; từ đó
tiết kiệm được chi phí sản xuất và cải thiện được các vấn đề môi trường trong nhà
máy.

iii



MỤC LỤC
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... viii
Chương 1 MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu đề tài .....................................................................................................2
1.3 Nội dung nghiên cứu của đề tài ..........................................................................2
1.4 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................2
1.5 Giới hạn và phạm vi của đề tài ...........................................................................3
Chương 2 TỔNG QUAN VỀ SXSH VÀ TỔNG QUAN VỀ NGÀNH SẢN XUẤT
LẮP RÁP QUẠT ...........................................................................................................4
2.1 Tổng quan về sản xuất sạch hơn ........................................................................4
2.1.1 Sự hình thành và phát triển ý tưởng SXSH .................................................4
2.1.2 Khái niệm về SXSH .......................................................................................6
2.1.3 Phương pháp luận dánh giá SXSH ..............................................................6
2.1.4 Kỹ thuật thực hiện SXSH ..............................................................................7
2.1.6 Lợi ích và rào cản khi áp dụng SXSH ........................................................11
2.2 Tổng quan về ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp quạt ..............................14
2.2.1 Khái quát về ngành sản xuất, lắp ráp quạt ................................................14
2.2.2 Các vấn đề môi trường và tiềm năng áp dụng SXSH trong ngành sản
xuất, lắp ráp quạt ..................................................................................................16
Chương 3 KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY CƠ KHÍ CNS ...........................................17
3.1 Khái quát về nhà máy cơ khí CNS ...................................................................17
3.1.2 Giới thiệu chung về nhà máy cơ khí CNS ..................................................17
3.1.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất của nhà máy .......................................................18
3.1.4 Tình hình sản xuất tại nhà máy..................................................................19
3.2 Hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường tại nhà máy ..........24
3.2.1Hiện trạng môi trường nước và công tác quản lý .......................................24
3.2.2 Nguồn phát sinh và hiện trạng quản lý chất thải rắn ...............................25

3.2.3 Nguồn phát sinh và hiện trạng quản lý chất thải nguy hại .......................25
3.2.4 Nguồn phát sinh và công tác quản lý môi trường không khí....................26
3.3 Đánh giá và lựa chọn công đoạn SXSH ...........................................................27
iv


Chương 4 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN .........................28
4.1 Sơ đồ dòng chi tiết công đọan xử lý làm sạch bề mặt; làm ráo - sấy 1; sơn
tĩnh điện - kiểm tra - đóng gói ................................................................................28
4.1.1 Công đoạn xử lý làm sạch bề mặt ...............................................................28
4.1.2 Công đoạn làm ráo – sấy 1 ..........................................................................29
4.1.3 Công đoạn sơn tĩnh điện – kiểm tra – đóng gói .........................................30
4.2 Cân bằng vật liệu ...............................................................................................31
4.3 Định giá dòng thải .............................................................................................35
4.4 Phân tích nguyên nhân dòng thải và đề xuất các giải pháp SXSH ...............38
4.5 Sàng lọc các giải pháp SXSH ............................................................................40
4.6 Đánh giá khả thi cho các giải pháp SXSH.......................................................43
4.6.1 Mô tả các giải pháp .....................................................................................43
4.6.2 Đánh giá khả thi các giải pháp SXSH ........................................................46
4.7 Lựa chọn các giải pháp và sắp xếp thứ tự ưu tiên các giải pháp ..................52
4.8 Kế hoạch thực hiện các giải pháp SXSH .........................................................54
4.8.1 Thành lập đội SXSH....................................................................................54
4.8.2 Lập kế hoạch chuẩn bị thực hiện ...............................................................54
4.9 Duy trì SXSH .....................................................................................................56
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................57
5.1 Kết luận ..............................................................................................................57
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................59
PHỤ LỤC .....................................................................................................................60


v


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
BTP

Bán thành phẩm

CPI

Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong Công nghiệp

CTTB

Cải tiến thiết bị

EOP

Xử lý cuối đường ống

KSQT

Kiểm soát quy trình

QLNV

Quản lý nội vi

SXSH


Sản xuất sạch hơn

TĐCN

Thay đổi công nghệ

TĐNVL

Thay đổi nguyên vật liệu

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UNEP

Chương trình môi trường của Liên hợp quốc

UNIDO

Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc

VNCPC

Trung tâm Sản xuất Sạch Việt Nam

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Quá trình phát triển của tiến trình ứng phó với ô nhiễm ................................5
Hình 2.2: Các bước thực hiện SXSH..............................................................................7
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức nhà máy cơ khí CNS ...........................................................18
Hình 4.1:Sơ đồ dòng công đoạn xử lý làm sạch bề mặt ...............................................28
Hình 4.2:Sơ đồ dòng công đoạn làm ráo – sấy 1 ..........................................................30
Hình 4.3: Sơ đồ dòng công đoạn sơn tĩnh điện – kiểm tra – đóng gói .........................30

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả triển khai thực hiện SXSH ở Việt Nam ............................................9
Bảng 3.1: Số lượng sản xuất trung bình năm của nhà máy ..........................................19
Bảng 3.2: Các loại máy móc thiết bị sản xuất. .............................................................21
Bảng 3.3: Tiêu thụ hóa chất trong 01 tháng.................................................................22
Bảng 3.4: Tiêu thụ nguyên, nhiên liệu trong 01 tháng .................................................23
Bảng 3.5: Tiêu thụ nguyên nhiên liệu trên 1.000 bộ lồng thành phẩm ........................23
Bảng 3.6: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất trước và sau xử lý ......24
Bảng 3.7: Lượng chất thải nguy hại phát sinh hàng tháng ...........................................26
Bảng 4.1: Cân bằng vật liệu cho 1.000 sản phẩm .........................................................32
Bảng 4.2: Đơn giá các loại nguyên nhiên liệu, hóa chất ..............................................35
Bảng 4.3: Định tính – định giá dòng thải......................................................................36
Bảng 4.4: Kết quả tổng hợp phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp SXSH ..39
Bảng 4.5: Sàng lọc các giải pháp SXSH.......................................................................41
Bảng 4.6: Kết quả sàng lọc các giải pháp SXSH ..........................................................43
Bảng 4.7: Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật của các giải pháp SXSH .........................46
Bảng 4.8: Tiêu chí đánh giá khả thi kinh tế ..................................................................49
Bảng 4.9: Đánh giá tính khả thi về kinh tế của các giải pháp SXSH ...........................49
Bảng 4.10: Tiêu chí đánh giá khả thi môi trường .........................................................51
Bảng 4.11: Đánh giá tính khả thi về môi trường của các giải pháp SXSH ..................51

Bảng 4.12: Lựa chọn các giải pháp SXSH để thực hiện...............................................53
Bảng 4.13: Đội SXSH của nhà máy .............................................................................54
Bảng 4.14: Kế hoạch thực hiện các giải pháp SXSH đã chọn ......................................55

viii


Nghiên cứu, đề xuất giải pháp SXSH áp dụng tại nhà máy cơ khí |CNS
thuộc Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn

Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Quá trình công nghiệp hóa nhanh và rộng là một trong những yếu tố đóng góp
quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, đi kèm với sự bùng
nổ tăng trưởng công nghiệp thường là các vấn đề về môi trường. Một trong các cách
thức tiếp cận để giải quyết vấn đề này là phương pháp tiếp cận “cuối đường ống
(EOP)”, tức là xử lý chất thải sau khi chúng đã phát sinh. Về thực tiễn, điều này đồng
nghĩa với xây dựng và vận hành các cơ sở xử lý nước thải, các thiết bị kểm soát ô
nhiểm không khí và các bãi chôn lấp an toàn - đây là những công việc rất tốn kém.
Hiện nay tiếp cận xử lý cuối đường ống vẫn đang được áp dụng phổ biến trong
các cơ sở công nghiệp, nhưng khả năng tiếp nhận ô nhiễm của môi trường đang gần
như cạn kiệt. Điều này đã dẫn đến sự xuất hiện khái niệm về một tiếp cận mang tính
chủ động để giảm chất thải tại nguồn trong quản lý chất thải. Tiếp cận chủ động này
được gọi là Sản xuất sạch hơn (SXSH). SXSH là cách tiếp cận giảm thiểu ô nhiễm tại
nguồn thông qua việc sử dụng nguyên nhiên liệu có hiệu quả hơn. Việc áp dụng sản
xuất sạch hơn không chỉ giúp các doanh nghiệp cắt giảm chi phí sản xuất, mà còn
đóng góp vào việc cải thiện hiện trạng môi trường.
Nhà máy cơ khí CNS thuộc Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn là cơ sở kinh

doanh sản xuất, lắp ráp quạt cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang một
số nước khác. Như những cơ sở sản xuất kinh doanh khác, vấn đề đặt ra cho nhà máy
là giảm chi phí sản xuất, cải thiện chất lượng môi trường, nâng cao hình ảnh nhà máy,
tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nhận thấy SXSH là một công cụ hữu hiệu
giúp nhà máy giải quyết các vấn đề đặt ra, đề tài: “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp
SXSH áp dụng tại nhà máy cơ khi CNS thuộc Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn”
được thực hiện.

1


Nghiên cứu, đề xuất giải pháp SXSH áp dụng tại nhà máy cơ khí |CNS
thuộc Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn

1.2 Mục tiêu đề tài
Mục tiêu hướng tới khi thực hiện đề tài:
-

Đánh giá thực tế tiêu hao nguyên nhiên liệu trong quá trình sản xuất và hiện
trạng môi trường tại nhà máy.

-

Trên cơ sở số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu, đề xuất các giải pháp
SXSH áp dụng tại nhà máy.

1.3 Nội dung nghiên cứu của đề tài
Để đặt được mục tiêu đề ra, đề tài nghiên cứu được thực hiện với những nội dung
sau:
-


Tổng quan về SXSH và tổng quan về ngành sản xuất, lắp ráp quạt.

-

Khái quát về nhà máy cơ khí CNS: hiện trạng môi trường tại nhà máy và tình
hình sản xuất thực tế (công nghệ sản xuất; lượng tiêu thụ nguyên nhiên liệu;
quy trình sản xuất).

-

Đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng tại nhà máy.

1.4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng:
-

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu tài liệu về SXSH, tài liệu ngành
sản xuất quạt,tài liệu nhà máy cung cấp, tài liệu trên internet.

-

Phương pháp khảo sát thực địa: khảo sát quy trình sản xuất tại nhà máy; tình
trạng máy móc, thiết bị hiện có; hiện trạng môi trường và công tác quản lý.

-

Phương pháp phỏng vấn tại chỗ: phỏng vấn công nhân về quy trình, thao tác
thực hiện trong sản xuất.


-

Phương pháp tổng hợp thông tin: tổng hợp thông tin về SXSH, ngành sản xuất,
lắp ráp quạt, thông tin về nhà máy và quy trình sản xuất.

-

Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu: phân tích, tổng hợp xử lý số
liệu về tiêu thụ hóa chất, nguyên vật liệu, điện, nước.

-

Phương pháp tham khảo chuyên gia: tham khảo ý kiến với giáo viên hướng dẫn.

-

Phương pháp ma trận: trong các bảng đánh giá khả thi các giải pháp SXSH.

-

Phương pháp trọng số: dùng để lựa chọn và sắp xếp thứ tự ưu tiên đánh giá các
giải pháp SXSH.
2


Nghiên cứu, đề xuất giải pháp SXSH áp dụng tại nhà máy cơ khí |CNS
thuộc Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn

-


Phương pháp đánh giá nhanh: dùng trong bảng sàng lọc các giải pháp SXSH.

1.5 Giới hạn và phạm vi của đề tài
Đề tài được thực hiện tại nhà máy cơ khí CNS thuộc Tổng công ty công nghiệp
Sài Gòn trong khoảng thời gian từ tháng 09/2012 đến tháng 12/2012.
Do hạn chế về thời gian và điều kiện nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung thực hiện
nghiên cứu đề xuất giải pháp SXSH áp dụng tại tổ lồng và tổ sơn thuộc xưởng cơ khí
dân dụng của nhà máy.

3


Nghiên cứu, đề xuất giải pháp SXSH áp dụng tại nhà máy cơ khí |CNS
thuộc Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn

Chương 2
TỔNG QUAN VỀ SXSH VÀ TỔNG QUAN VỀ NGÀNH SẢN
XUẤT LẮP RÁP QUẠT
2.1 Tổng quan về sản xuất sạch hơn
2.1.1 Sự hình thành và phát triển ý tưởng SXSH
Thực tế cho thấy các quá trình công nghiệp luôn gây ra ô nhiễm môi trường do
khí thải, nước thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại.
Trong vòng 60 năm qua, các cách thức ứng phó với sự ô nhiễm công nghiệp gây
nên suy thoái môi trường thay đổi theo thời gian như sau:
 Bỏ qua, thiếu nhận thức: trước năm 1950, các doanh nghiệp không quan tâm
đến ô nhiễm môi trường do hậu quả của ô nhiễm gây ra chưa thực sự nghiêm
trọng, mức độ phát triển của các doanh nghiệp còn nhỏ, lẻ.
 Phát tán và pha loãng: nhận thức về ô nhiễm và tìm các giải pháp nhưng chỉ là
hình thức đối phó do phân tán và pha loãng thì tổng lượng chất thải đưa vào
môi trường là không đổi. Phân tán và pha loãng diễn ra trong khoảng thập kỷ

60.
 Xử lý cuối đường ống: lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải, khí thải ở cuối
dòng thải để phân hủy hay làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm nhằm đáp ứng
yêu cầu bắt buộc trước khi thải vào môi trường. Phương pháp này phổ biến từ
thập kỷ 70.
Tuy nhiên, xử lý cuối đường ống thường nảy sinh các vấn đề:
 Gây nên sự chậm trễ trong việc tìm ra giải pháp xử lý
 Đôi khi sản phẩm sinh ra trong qúa trình xử lý là các tác nhân gây ô nhiễm
thứ cấp
 Chi phí đầu tư và sản xuất sẽ tăng thêm do chi phí xử lý

4


Nghiên cứu, đề xuất giải pháp SXSH áp dụng tại nhà máy cơ khí |CNS
thuộc Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn

 SXSH và các biện pháp phòng ngừa: ngăn chặn phát sinh chất thải ngay tại
nguồn bằng cách sử dụng năng lượng và nguyên vật liệu một cách có hiệu quả
nhất, nghĩa là có một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm
thay vì phải loại bỏ. Tiếp cận này này bắt đầu từ thập kỷ 80 với những cách gọi
khác nhau như: “phòng ngừa ô nhiễm”, “giảm thiểu chất thải”. Ngày nay, thuật
ngữ “sản xuất sạch hơn” được sử dụng phô biến trên thế giới dể chỉ cách tiếp
cận này, mặc dù các thuật ngữ tương đương vẫn còn được sử dụng ở vài nơi.
 Trong tương lai: hướng tới sinh thái công nghiệp
Quá trình phát triển của tiến trình ứng phó với ô nhiễm được thể hiện qua hình
2.1 sau:
Sinh thái
công nghiệp
SXSH

Xử lý cuối
đường ống
Phát tán,
pha loãng
Bỏ qua, thiếu
nhận thức

Tương lai

Thập kỷ
80

Thập kỷ
70

Thập kỷ
60

1950
Thời gian
Hình 2.1: Quá trình phát triển của tiến trình ứng phó với ô nhiễm
Như vậy, từ bỏ qua, thiếu nhận thức rồi phát tán, pha loãng chất thải, đến xử lý
cuối đường ống, hiện nay là SXSH và tương lai hướng tới sinh thái công nghiệp là một
quá trình phát triển khách quan tích cực có lợi cho môi trường và kinh tế cho doanh
nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung. Ba cách ứng phó đầu là những tiếp cận
quản lý chất thải bị động trong khi cách ứng phó sau cùng là tiếp cận quản lý chủ
động. Như vậy, SXSH là tiếp cận “nhìn xa, tiên liệu và phòng ngừa”. Nguyên tắc
“phòng bệnh hơn chữa bệnh” bao giờ cũng là chân lý. Tuy nhiên, điều này không có
nghĩa là xem nhẹ biện pháp xử lý cuối đường ống. Phòng ngừa ô nhiễm là nguyên tắc
chủ đạo và phải kết hợp với xử lý ô nhiễm.

5


Nghiên cứu, đề xuất giải pháp SXSH áp dụng tại nhà máy cơ khí |CNS
thuộc Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn

2.1.2 Khái niệm về SXSH
Theo chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), SXSH được định
nghĩa là sự áp dụng liên tục chiến lược môi trường tổng hợp mang tính phòng ngừa
trong các quy trình, sản phẩm, và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất và giảm thiểu rủi ro
cho con người và môi trường.
 Với các quy trình sản xuất, SXSH bao gồm việc bảo tồn các nguyên liệu thô và
năng lượng, loại bỏ các nguyên liệu thô độc hại, và giảm lượng và độc tính của
tất cả các dạng chất thải;
 Với các sản phẩm, SXSH bao gồm việc giảm thiểu các tác động tiêu cực trong
vòng đời sản phẩm, từ khi khai thác nguyên liệu thô cho tới khi thải bỏ cuối
cùng;
 Với các dịch vụ, SXSH là sự tích hợp các mối quan tâm về môi trường trong
quá trình thiết kế và cung ứng dịch vụ.
Đánh giá SXSH là các hoạt động được tiến hành nhằm xác định các khả năng có
thể mang lại hiệu quả cho cơ sở sản xuất. Đánh giá SXSH là một tiếp cận có hệ thống
để kiểm tra quá trình sản xuất hiện tại và xác định các cơ hội cải thiện quá trình đó
hoặc sản phẩm.
2.1.3 Phương pháp luận dánh giá SXSH
SXSH là một chiến lược mang tính phòng ngừa nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường, đồng thời giảm tiêu thụ các nguyên vật liệu. SXSH hướng tới giảm thiểu phát
thải ngay tại nguồn thông qua sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu. Đánh giá SXSH được
thực hiên theo 6 bước được thể hiện qua hình 2.2 sau:

6



Nghiên cứu, đề xuất giải pháp SXSH áp dụng tại nhà máy cơ khí |CNS
thuộc Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn

Hình 2.2: Các bước thực hiện SXSH
SXSH là một quá trình liên tục. Sau khi kết thúc bằng một cuộc đánh giá SXSH
thì cần thực hiện bước tiếp theo để cải tiến nhiều hơn hoặc tiếp tục với một khu vực
trọng tâm khác.
2.1.4 Kỹ thuật thực hiện SXSH
Mặc dù có rất nhiều kỹ thuật thực hiện SXSH, tuy vậy, tất cả các kỹ thuật này có
thể được phân thành 08 nhóm:
 Quản lý nội vy tốt: Đây là loại giải pháp SXSH đơn giản nhất. Quản lý tốt nội
vi không đòi hỏi phải đầu tư hoặc chỉ đầu tư với thời gian hoàn vốn rất ngắn và
có thể triển khai ngay khi xác định được giải pháp. Ở đây bao gồm các kỹ thuật
phòng ngừa các chỗ rò rỉ, chảy tràn thông qua bảo dưỡng phòng ngừa và kiểm
tra thiết bị thường xuyên, cũng như kiểm soát việc thực hiện đúng hướng dẫn
công việc hiện có. Mặc dù quản lý nội vi là một công tác không phức tạp
nhưng đòi hỏi có sự tập trung nghiêm túc của ban lãnh đạo, có sự đào tạo nhân
viên và giám sát phù hợp.Nhận thức được về cơ hội ít tốn kém và thậm chí là
không cần chi phí thuộc loại này. Nhóm giải pháp này không cần nhiều đầu tư,
nhưng cần có sự quan tâm và ý thức xây dựng cao. Thường thì các khoản tiết
kiệm thu được từ nhóm giải pháp này là rất khó định lượng, nhưng lại có đóng
góp rất lớn vào kết quả chung.

7


Nghiên cứu, đề xuất giải pháp SXSH áp dụng tại nhà máy cơ khí |CNS
thuộc Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn


 Thay đổi nguyên vật liệu đầu vào: Dùng nguyên liệu đầu vào có chất lượng cao
hơn để có được hiệu suất cao hơn. Thường thì có một mối quan hệ trực tiếp
giữa chất lượng của nguyên liệu thô và số lượng cũng như chất lượng sản phẩm
đầu ra. Xa hơn nữa là sự tìm kiếm và thay thế các nguyên liệu đang dùng với
các nguyên liệu có tính thân thiện với môi trường.
 Kiểm sóat quy trình tốt hơn: Kiểm sóat quy trình tốt hơn là nhằm đảm bảo các
điều kiện của quy trình ở trạng thái tối ưu về mặt tiêu thụ tài nguyên, sản xuất
và phát thải. Các thông số quy trình như nhiệt độ, thời gian, áp suất, độ pH, tốc
độ chế biến,… cần phải được giám sát cẩn thận và duy trì càng gần trạng thái
tối ưu càng tốt. Cùng với việc quản lý nội vi tốt, kiểm soát quy trình tốt hơn đòi
hỏi phải cải tiến được công tác giám sát và có sự chú trọng của ban ngành lãnh
đạo.
 Cải tiến thiết bị: là biện pháp cải tiến các thiết bị hiện có để giảm thiểu lãng phí
nguyên liệu. Điều chỉnh thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ động cơ, tối ưu hóa
kích cỡ thùng chứa, cách nhiệt các bề mặt nóng và lạnh, hoặc cải tiến thiết kế
cho một bộ phận quan trọng trong thiết bị. Trang bị thêm hoặc cải tiến nhỏ cho
thiết bị trong công ty có thể giúp công ty tìm ra các giải pháp sản xuất hữu hiệu
hơn, chủ yếu bằng việc tiêu thụ ít năng lượng hơn. Đôi khi các chi phí thay thế
hoặc sửa đổi cải tiến có vẻ như khá cao nhưng thời gian hoàn vốn trên thực tế
lại rất ngắn.
 Thay đổi công nghệ: là việc lắp đặt thiết bị mới hiện đại có hiệu suất cao hơn,
như lò hơi hiệu suất cao hay máy nhuộm phun có tỉ lệ nước thấp. Công nghệ
chế biến mới yêu cầu đầu tư lớn hơn các giải pháp SXSH khác vì thế cần
phải được nghiên cứu cẩn thận. Tuy nhiên việc tiết kiệm và cải tiến chất
lượng thường giúp cho doanh nghiệp bù lại khoản đầu tư rất nhanh.
 Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ: là việc thu thập “phế thải” và tái sử dụng chúng
ngay tại chỗ hoặc tại một bộ phận khác trong dây chuyền sản xuất. Một ví dụ
đơn giản là tái sử dụng nước rửa từ một công đoạn này sang một công đoạn rửa
khác.

 Sản xuất các sản phẩm phụ hữu ích: là việc thu thập và xử lý “các dòng thải”
để bán cho khách hàng hoặc các công ty khác.
8


Nghiên cứu, đề xuất giải pháp SXSH áp dụng tại nhà máy cơ khí |CNS
thuộc Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn

 Thay đổi sản phẩm: nghĩa là suy nghĩ lại về sản phẩm và các yêu cầu
đối với sản phẩm đó. Cải tiến để trở nên ít ô nhiễm hơn, thay đổi thiết kế sản
phẩm có thể giúp tiết kiệm một lượng nguyên liệu lớn và sử dụng ít các chất
hóa học độc hại hơn, thay đổi cách thức đóng gói cũng có ý nghĩa quan trọng.
2.1.5 Tình hình áp dụng SXSH ở Việt Nam
Trên thế giới, SXSH bắt đầu từ “Chương trình SXSH” của UNEP năm 1989. Tại
Việt Nam, SXSH áp dụng một cách chính thức năm 1998 với sự thành lập Trung tâm
Sản xuất Sạch Việt Nam (VNCPC) tại Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường,
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội trong khuôn khổ dự án US/VIE/96/063 do Chính
phủ Thụy Sỹ tài trợ thông qua sự điều hành của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên
hợp quốc (UNIDO).
Từ năm 1998 đến nay, công tác triển khai áp dụng SXSH tại Việt Nam đã có
được những thành công đáng kể. Mặc dù vậy, việc triển khai SXSH vào thực tiễn quản
lý môi trường trong công nghiệp vẫn còn rất nhiều tồn tại và thách thức.
Từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 2 năm 2011, Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong
Công nghiệp (CPI) đã thực hiện khảo sát số liệu nền cho các mục tiêu trong chiến lược
SXSH với 63 Sở Công Thương và 9.012 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên toàn
quốc. Kết quả triển khai thực hiện SXSH trên phạm vi toàn quốc tính tới tháng 2/2011
được trình bày qua bảng 2.1.
Bảng 2.1: Kết quả triển khai thực hiện SXSH ở Việt Nam
Mục tiêu giai
đoạn

201020162015
2020

Hiện
trạng
2010

1. Tỷ lệ doanh nghiệp công nghiệp có nhận thức về
sản xuất sạch hơn

50%

90%

28%

2. Tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn
giảm được tiêu thụ năng lượng, nguyên nhiên liệu
trên một đơn vị sản phẩm

25%

50%

11%

3. Mức độ giảm năng lượng, nguyên nhiên liệu trên
một đơn vị sản phẩm

5-8%


8-13%

Đa dạng

Mục tiêu chiến lược

9


Nghiên cứu, đề xuất giải pháp SXSH áp dụng tại nhà máy cơ khí |CNS
thuộc Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn

4. Tỷ lệ doanh nghiệp vừa và lớn có bộ phận chuyên
trách về hoạt động sản xuất sạch hơn
5. Tỷ lệ Sở Công Thương có cán bộ chuyên trách đủ
năng lực hướng dẫn sản xuất sạch hơn cho công
nghiệp

70%

90%

-

90%

18%

(Nguồn: Sản xuất sạch hơn ở Việt Nam , 2011)

 Về việc đáp ứng mục tiêu 1 của chiến lược: Tỷ lệ cơ sở sản xuất công nghiệp
nhận thức về SXSH
 Tính đến tháng 2/2011, có 2509 doanh nghiệp, tương ứng 28% doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp trên toàn quốc có nhận thức về SXSH với mức
độ nhận thức khác nhau, từ việc nghe nói đến SXSH và nhận thức chưa đầy
đủ về lợi ích song hành kinh tế và môi trường của SXSH đến việc thực hiện
áp dụng SXSH và đáp ứng mục tiêu chiến lược.
 So với mục tiêu chiến lược, trên toàn quốc có 10 tỉnh có trên 50% doanh
nghiệp khảo sát có nhận thức về SXSH, có 9 tỉnh có tỷ lệ nhận thức về
SXSH gần sát mục tiêu chiến lược (trên 40%).
 SXSH được biết đến tại hầu hết các ngành sản xuất công nghiệp. Có 8
ngành sản xuất có trên 100 doanh nghiệp nhận thức về SXSH là dệt may,
rau quả nông sản, mỏ và khai khoáng, xi măng-gạch-gốm, thủy sản, thực
phẩm khác, gỗ-tre-nứa và nhựa-cao su.
 Về việc đáp ứng mục tiêu 2 của chiến lược: Tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng SXSH
giảm được tiêu thụ năng lượng, nguyên nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm
 Tính đến tháng 2/2011 có 1031 doanh nghiệp, tương ứng 11% doanh nghiệp
sản xuất công nghiệp trên toàn quốc có áp dụng SXSH.
 Có 7 tỉnh, thành phố đáp ứng được mục tiêu 25% doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp thực hiện SXSH.
 Về việc đáp ứng mục tiêu 3 của chiến lược: Mức độ giảm năng lượng, nguyên
nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm
 Tính đến tháng 2/2011 có 309 doanh nghiệp trong số 1031 doanh nghiệp có
áp dụng SXSH, tương ứng có 3% doanh nghiệp thu nhận được mức tiêu thụ
nguyên nhiên liệu giảm 5-8% (đạt mục tiêu chiến lược giai đoạn 1).

10


Nghiên cứu, đề xuất giải pháp SXSH áp dụng tại nhà máy cơ khí |CNS

thuộc Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn

 Sản xuất sạch hơn được áp dụng rộng rãi và thu được kết quả giảm trên 5%
tiêu thụ nguyên nhiên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm tại hầu hết các
ngành sản xuất công nghiệp. Dệt may và xi măng-gạch-gốm có số lượng
doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn lớn nhất (84 doanh nghiệp mỗi
ngành).
 Về việc đáp ứng mục tiêu 5 của chiến lược: Tỷ lệ các Sở Công Thương có cán
bộ có năng lực hướng dẫn áp dụng SXSH
 Tính đến tháng 2/2011, có 12 Sở Công Thương có cán bộ có đủ năng lực
hướng dẫn áp dụng SXSH, 50 Sở Công Thương có cán bộ có khả năng phổ
biến, đào tạo về SXSH và 1 Sở Công Thương chưa xác định được năng lực
SXSH.
 Phần lớn các Sở Công Thương có cán bộ có khả năng phổ biến, đào tạo về
SXSH do hoạt động đào tạo giảng viên cho các Sở Công Thương năm 2010
của Hợp phần SXSH trong Công nghiệp thực hiện.
 Toàn quốc có 390 cán bộ Sở Công Thương có hiểu biết về SXSH thông qua
các kênh hội thảo, đào tạo hoặc thông tin đại chúng. Trong số đó, số cán bộ
Sở Công Thương có khả năng hướng dẫn áp dụng SXSH còn hạn chế (17
người). Có nhiều Sở Công Thương chỉ có 1 cán bộ có năng lực hướng dẫn
hoặc tuyên truyền/đào tạo về SXSH.
2.1.6 Lợi ích và rào cản khi áp dụng SXSH
SXSH không chỉ là một công cụ cải thiện môi trường, SXSH là cách tiếp cận chủ
động phòng ngừa ô nhiễm lên quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ. SXSH là công
cụ 4 trong 1, vừa là công cụ quản lý, công cụ kinh tế, công cụ môi trường và công cụ
cải thiện chất lượng. Khi thực hiện SXSH, những lợi ích đạt được và những rào cản có
thể gặp phải như sau:
2.1.6.1 Lợi ích khi áp dụng SXSH
Sản xuất sạch hơn có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở công nghiệp, lớn hay nhỏ,
tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, nước nhiều hay ít. Đến nay, hầu hết các doanh

nghiệp đều có tiềm năng giảm lượng nguyên nhiên liệu tiêu thụ từ 10-15%.
SXSH nỗ lực để duy trì cùng một lượng đầu ra dựa trên một lượng đầu vào ít
hơn, qua đó, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải thiện hiện trạng môi trường, nâng cao
11


Nghiên cứu, đề xuất giải pháp SXSH áp dụng tại nhà máy cơ khí |CNS
thuộc Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn

hiệu suất của quá trình sản xuất, giảm chi phí sản xuất. Việc giảm thải tại nguồn giúp
tiết kiệm chi phí cho xủ lý chất thải, đáp ứng yêu cầu về tuân thủ quy định luật pháp về
môi trường. SXSH còn giúp cải thiện chất lượng sản phẩm, cải thiện môi trường làm
việc, giảm tác động xấu tới an toàn và sức khỏe con người. Từ đó. SXSH góp phần
nâng cao hình ảnh công ty, giúp có được các cơ hội thị trường mới tốt hơn.
 Giảm nguyên liệu và năng lượng sử dụng
 Do giá thành ngày một tăng của các nguyên liệu sử dụng cũng như hiện
trạng ngày càng khan hiếm nước, không một doanh nghiệp nào có thể chấp
nhận việc thải bỏ các tài nguyên này dưới dạng chất thải. Nước và năng
lượng là đặc biệt quan trọng, đặc biệt với các doanh nghiệp sử dụng với khối
lượng lớn.
 Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn
 Các cơ quan tài chính ngày một nhận thức rõ sự nghiêm trọng của việc huỷ
hoại môi trường và hiện đang nghiên cứu các dự thảo dự án mở rộng hoặc
hiện đại hoá mà trong đó các khoản vay đều được nhìn nhận từ góc độ môi
trường. Các kế hoạch hành động về sản xuất sạch hơn sẽ đem lại hình ảnh
môi trường có lợi về doanh nghiệp của bạn tới các nhà cho vay, do đó sẽ tạo
điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn hỗ trợ tài chính.
 Các cơ hội thị trường mới và được cải thiện:
 Việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề môi trường đã
dẫn đến sự bùng nổ nhu cầu về sản phẩm xanh trên thị trường quốc tế.

Chính vì vậy, khi bạn đã có những nỗ lực nhận thức về sản xuất sạch hơn,
bạn sẽ có thể mở ra đựoc nhiều cơ hội thị trường mới và sản xuất ra các sản
phẩm có chất lượng cao hơn và có thể bán ra với giá cao hơn.
 Các doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn
môi trường, ví dụ như ISO14001, hoặc các yêu cầu của thị trường như nhãn
sinh thái.
 Thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn sẽ giúp cho việc thực hiện hệ thống
quản lý môi trường như ISO 14001 dễ dàng hơn.
 Tạo nên hình ảnh công ty tốt hơn

12


Nghiên cứu, đề xuất giải pháp SXSH áp dụng tại nhà máy cơ khí |CNS
thuộc Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn

 Sản xuất sạch hơn phản ánh và cải thiện hình ảnh chung về doanh nghiệp
của bạn. Không cần phải nhắc lại, một công ty với hình ảnh "xanh" sẽ được
cả xã hội và các cơ quan hữu quan chấp nhận dễ dàng hơn.
 Môi trường làm việc tốt hơn
 Việc nhận thức ra tầm quan trọng của một môi trường làm việc sạch và an
toàn đang ngày một gia tăng trong số các công nhân. Bằng cách đảm bảo
các điều kiện làm việc thích hợp thông qua thực hành sản xuất sạch hơn, bạn
có thể làm tăng ý thức của các cán bộ, đồng thời xây dựng ý thức kiểm soát
chất thải. Các hoạt động như vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn đạt được
khả năng cạnh tranh.
 Tuân thủ luật môi trường tốt hơn
 Các tiêu chuẩn môi trường về phát thải các chất thải (lỏng, rắn, khí) đang trở
nên ngày một chặt chẽ hơn. Để đáp ứng được các tiêu này thường yêu cầu
việc lắp đặt các hệ thống kiểm soát ô nhiễm phức tạp và đắt tiền. Sản xuất

sạch hơn hỗ trợ cho việc xử lý các dòng thải, và do đó doanh nghiệp sẽ tuân
thủ các tiêu chuẩn thải một cách dễ dàng, đơn giản và rẻ tiền hơn. Sản xuất
sạch hơn dẫn dến việc giảm chất thải, giảm lượng phát thải và thậm chí
giảm cả độc tố theo qui luật vòng tròn.
2.1.6.2 Rào cản khi áp dụng SXSH
Gần đây SXSH đã được chứng minh là một trong những cách thức tiếp cận chủ
động nhằm nâng cao khả năng sinh lợi, cải thiện môi trường làm việc và giảm ô
nhiễm. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng có thể gặp phải một số rào cản như sau:
 Rào cản thái độ
 Doanh nghiệp bàng quan với các vấn đề quản lý nội vi và thờ ơ với các vấn
đề môi trường.
 Không muốn thay đổi: doanh nghiệp thường không muốn thay đổi do sợ
thất bại hoặc do không hiểu biết. Suy nghĩ “tại sao tôi là người đầu tiên?”,
nghĩa là họ không sẵn sàng với thay đổi.
 Rào cản hệ thống
 Các hệ thống quản lý chưa đầy đủ, thiếu hiệu quả.
13


Nghiên cứu, đề xuất giải pháp SXSH áp dụng tại nhà máy cơ khí |CNS
thuộc Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn

 Các hồ sơ sản xuất sơ sài: doanh nghiệp thường không thực hiện được đầy
đủ công tác ghi chép hồ sơ tiêu thụ nước, năng lượng, nguyên liệu; kiểm kê
hóa chất, nhiên liệu và nguyên liệu thô; các phiếu ghi chép hàng ngày tại
xưởng về thông tin đầu vào, đầu ra, thời gian dừng máy,... hoặc các ghi chép
về môi trường như chất lượng và khối lượng chất thải lỏng, rắn và khí.
 Rào cản tổ chức
 Tập trung hóa quyền ra quyết định: không được chia sẻ trách nhiệm đưa ra
quyết định, các nhân viên khác thiếu chủ động tham gia các nhiệm vụ.

 Quá chú trọng vào sản xuất: sức ép sản xuất có thểdẫn đến việc không chú
trọng dành thời gian và công sức cần thiết để tiến hành đánh giá SXSH.
 Không có sự tham gia của công nhân.
 Rào cản kỹ thuật
 Doanh nghiệp thiếu nhân viên có năng lực về môi trường và về SXSH.
 Rào cản kinh tế
 Các ưu đãi tài chính phổ biến hiện nay như miễn, giảm thuế thu nhập doanh
nghiệp thường ưu tiên khối lượng sản xuất hơn các chi phí sản xuất. Do đó,
các doanh nghiệp thường có xu hướng tập trung tối đa hóa sản xuất để tạo ra
lợi nhuận tài chính tối đa và xếp việc thực hành giảm chi phí sản xuất như
SXSH sang hàng thứ yếu.
2.2 Tổng quan về ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp quạt
2.2.1 Khái quát về ngành sản xuất, lắp ráp quạt
Quạt điện hay quạt máy là một thiết bị dẫn động bằng điện được dùng để tạo ra
các luồng gió nhằm phục vụ lợi ích cho con người (nhất là giảm sức nóng của cơ thể,
hạ nhiệt, giúp con người cảm thấy mát, thoải mái), thông gió, thoát khí, làm mát, hoặc
bất kỳ tác động liên quan đến không khí trong môi trường sống. Hiện nay, trên thị
trường, có rất nhiều loại quạt: quạt treo tường, quạt để bàn, quạt đứng, quạt trần, quạt
âm trần , quạt âm tường, quạt hút gió, quạt thổi gió...
Quạt máy được coi là thiết bị chống nóng chủ yếu trong mùa hè vì nó đơn giản và
ít tốn kém về mặt kinh tế. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới, nhu cầu
14


Nghiên cứu, đề xuất giải pháp SXSH áp dụng tại nhà máy cơ khí |CNS
thuộc Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn

làm mát cao. Ngành sản xuất, lắp ráp quạt ở Việt Nam có điều kiện hình thành và ngày
một phát triển.
 Nguyên liệu

Nguyên liệu cho ngành sản xuất, lắp ráp quạt chủ yếu là dây đồng, nhựa và sắt
thép. Nguồn nguyên liệu này chủ yếu, phải nhập từ nước ngoài. Doanh nghiệp sản xuất
quạt trong nước bị cạnh tranh từ phía nước ngoài về mặt bằng giá cả từ các nước trong
khu vực, nhất là hàng Trung Quốc có giá bán thấp hơn khoảng 20% do thiếu chủ động
trong nguồn nguyên liệu.
 Máy móc thiết bị và quy trình công nghệ
Quá trình công nghệ sản xuất quạt chủ yếu được hình thành từ kinh nghiệm sản
xuất và được cải tiến theo thời gian, áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến và hiện đại
trong dây chuyền sản xuất. Các nguyên liệu được đi qua các công đoạn: đúc, đột dập,
ép nhựa, … gia công cơ khí, sơn, mạ, tẩm sấy cách điện. Cuối cùng sản phẩm được
đưa tới khâu lắp ráp và đóng gói. Các máy móc thiết bị được sử dụng trong dây
chuyền sản xuất như: máy cắt dây, máy xung điện cực, trung tâm gia công đứng, máy
đúc áp lực, máy đột cao tốc, máy mài vô tâm, các máy chuyên dùng và máy tự động:
máy tiện, hệ thống sản xuất lưới bảo vệ, thiết bị vào dây stato, …
 Sản phẩm
Sản phẩm quạt được thiết kế với mẫu mã và kiểu dáng đa dạng phù hợp với nhu
cầu của thị trường. Một số sản phẩm quạt phổ biến như: quạt bàn, quạt trần, quạt đứng,
quạt tháp, quạt hơi nước, quạt treo tường,… Một số nhãn hiệu quạt trên thị trường
như: quạt máy Asia, quạt máy Cophaco, quạt máy Senko, quạt máy Saiko, quạt máy
Lifan, quạt máy Bifan, quạt máy Panasonic, quạt máy Rowenta, quạt máy Fusibo, quạt
máy Legi, quạt máy Mitsubishi, quạt máy Sunhouse, quạt máy Alpha, quạt máy
Mistral,… trong đó, các thương hiệu quạt Việt Nam Asia, Lifan, Cophaco, Bifan...
ngày càng có uy tín trên thị trường, lấn át một số thương hiệu quạt ngoại.
Thiết bị quạt điện từ ngày 1/1/2013 thực hiện dán nhãn năng lượng theo hình thức
bắt buộc theo Quyết định số 51/2011/QĐ – TTg. Tính đến tháng 3/2012 có 3 doanh
nghiệp sản xuất quạt điện được dán nhãn tiết kiệm năng lượng là công ty Cổ phần quạt
Việt Nam (thương hiệu quạt Asia), công ty TNHH sản xuất và thương mại Liên Hiệp

15



×