Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Quản lý bồi dưỡng năng lực sử dụng thiết bị dạy học cho giáo viên các trường trung học cơ sở thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỒNG DUY ĐĂNG

QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SỬ DỤNG
THIẾT BỊ DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ XÃ PHỔ YÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỒNG DUY ĐĂNG

QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SỬ DỤNG
THIẾT BỊ DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ XÃ PHỔ YÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thùy Linh

THÁI NGUYÊN - 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của riêng cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công bố trong bất kỳ chương
trình nghiên cứu khoa học nào trước đây.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020
Tác giả

Đồng Duy Đăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Quản lý bồi dưỡng năng lực sử dụng thiết bị dạy học cho giáo
viên các trường trung học cơ sở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” được
hoàn thành, với tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc, em xin trân trọng gửi lời cảm
ơn tới Khoa Tâm lý giáo dục, Phòng sau đại học trường Đại học sư phạm Thái
Nguyên cùng các Thầy giáo, Cô giáo đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ em trong

quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Lê Thùy Linh, người đã
tận tình hướng dẫn khoa học, cung cấp cho em những kiến thức lý luận, thực
tiễn cùng với những kinh nghiệm quý báu, động viên khích lệ em trong suốt
thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ, động viên, giúp đỡ của Ban giám
hiệu, các thầy cô giáo các trường THCS trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái
Nguyên đã nhiệt tình cung cấp số liệu, đóng góp ý kiến và tư vấn khoa học cho
tôi trong việc thực hiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đã khích lệ tạo
điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Dù đã có nhiều cố gắng trong học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận
văn, song không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, kính mong các
Thầy giáo, Cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và những ai quan tâm tới vấn đề
nghiên cứu, đóng góp ý kiến để bản luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020
Tác giả
Đồng Duy Đăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... iv

DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................. 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3
5. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 3
6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4
8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG
LỰC SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN THCS.............. 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề....................................................................... 6
1.1.1. Ở nước ngoài ............................................................................................. 6
1.1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 6
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài .............................................................. 9
1.2.1. Quản lý giáo dục ........................................................................................ 9
1.2.2. Bồi dưỡng, bồi dưỡng giáo viên .............................................................. 10
1.2.3. Quản lý bồi dưỡng giáo viên ................................................................... 13
1.2.4. Năng lực................................................................................................... 14
1.2.5. Thiết bị dạy học ....................................................................................... 14
1.2.5. Quản lý bồi dưỡng năng lực sử dụng thiết bị dạy học cho giáo viên ...... 16
1.3. Những vấn đề cơ bản về bồi năng lực sử dụng thiết bị dạy học cho
giáo viên THCS ................................................................................................. 16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





1.3.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 16
1.3.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 17
1.3.3. Nội dung bồi dưỡng năng lực sử dụng thiết bị dạy học cho giáo viên
THCS ................................................................................................................. 17
1.3.4. Phương pháp bồi dưỡng năng lực sử dụng thiết bị dạy học cho giáo
viên THCS ......................................................................................................... 19
1.3.5. Hình thức bồi dưỡng bồi dưỡng năng lực sử dụng thiết bị dạy học
cho giáo viên THCS .......................................................................................... 20
1.4. Một số vấn đề cơ bản về quản lý bồi dưỡng năng lực sử dụng thiết bị
dạy học cho giáo viên THCS ............................................................................. 24
1.4.1. Phòng Giáo dục và Đào tạo với hoạt động quản lý bồi dưỡng giáo
viên THCS ......................................................................................................... 24
1.4.2. Mục tiêu quản lý bồi dưỡng năng lực sử dụng thiết bị dạy học cho
giáo viên THCS ................................................................................................. 26
1.4.3. Nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực sử dụng thiết bị dạy học cho
giáo viên THCS ................................................................................................. 26
1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực sử dụng thiết
bị dạy học cho giáo viên THCS ......................................................................... 34
Kết luận chương 1.............................................................................................. 38
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SỬ
DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ
SỞ THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN .......................................... 39
2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu...................... 39
2.1.1. Khái quát đặc điểm KT - XH thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ........... 39
2.1.2. Khái quát về các trường THCS thị xã Phổ Yên ...................................... 40
2.1.3 Tình hình phát triển giáo dục và quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo
viên của thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ...................................................... 40
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ....................................................................... 42
2.2.1. Mục đích khảo sát .................................................................................... 42
2.2.2. Nội dung khảo sát .................................................................................... 42

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2.2.3. Đối tượng khảo sát................................................................................... 42
2.2.4. Phương pháp khảo sát và xử lý các kết quả ............................................ 42
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng ........................................................................ 44
2.3.1. Thực trạng bồi dưỡng năng lực sử dụng thiết bị dạy học cho giáo
viên THCS thị xã Phổ Yên ................................................................................ 44
2.3.2. Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực sử dụng thiết bị dạy học cho
giáo viên THCS. ................................................................................................ 61
2.3.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực
sử dụng thiết bị dạy học cho giáo viên THCS ................................................... 69
2.4. Đánh giá chung về thực trạng ..................................................................... 72
2.4.1. Ưu điểm ................................................................................................... 72
2.4.2. Hạn chế .................................................................................................... 72
2.4.3. Nguyên nhân ............................................................................................ 73
Kết luận chương 2.............................................................................................. 76
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SỬ
DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ
SỞ THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN .......................................... 77
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .................................................................... 77
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học ......................................................... 77
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .......................................................... 77
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ............................................................. 78
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả .......................................................... 78
3.2. Các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực sử dụng thiết bị dạy học
cho giáo viên THCS thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên. ......................................... 79
3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức của CBQL

và GV về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực sử dụng thiết bị
dạy học cho đội ngũ giáo viên các trường THCS trước yêu cầu đổi mới
giáo dục .............................................................................................................. 79
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3.2.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường THCS thực hiện đổi
mới công tác lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực sử dụng thiết bị dạy học
cho giáo viên theo yêu cầu đổi mới giáo dục .................................................... 82
3.2.3. Chỉ đạo hoàn thiện khung chương trình bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng. .............................................................. 85
3.2.4. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực sử
dụng thiết bị dạy học cho đội ngũ giáo viên các trường THCS thị xã Phổ
Yên, Thái Nguyên............................................................................................. 87
3.2.5. Xây dựng chính sách động viên khích lệ hoạt động bồi dưỡng năng
lực sử dụng thiết bị dạy học cho đội ngũ giáo viên THCS. .............................. 90
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý
bồi dưỡng năng lực sử dụng thiết bị dạy học .................................................... 92
3.3.1. Tính cấp thiết ........................................................................................... 92
3.3.2 Tính khả thi ............................................................................................... 94
3.3.3. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi........................................ 96
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................. 97
Kết luận chương 3.............................................................................................. 98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 99
1. Kết luận .......................................................................................................... 99
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 100
2.1. Đối với UBND thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên .................................. 100
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên ................................ 100

2.3. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên . 100
2.4. Đối với các trường THCS thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ................. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 102
PHẦN PHỤ LỤC ........................................................................................... 104

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BD

:

Bồi dưỡng

CBQL

:

Cán bộ quản lý

CM - NV :

Chuyên môn - Nghiệp vụ

CSVC


:

Cơ sở vật chất

DH

:

Dạy học

GDĐT

:

Giáo dục đào tạo

GDTX

:

Giáo dục thường xuyên

GV

:

Giáo viên

HS


:

Học sinh

KCN

:

Khu công nghiệp

TBDH

:

Thiết bị dạy học

TH

:

Tiểu học

THCS

:

Trung học cơ sở

THPT


:

Trung học phổ thông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đánh giá của giáo viên về thực trạng thực hiện mục tiêu bồi dưỡng ...... 45
Bảng 2.2. Nhận thức về vai trò của thiết bị dạy học ......................................... 47
Bảng 2.3: Đánh giá của GV về thực trạng thực hiện nội dung bồi dưỡng ........ 50
Bảng 2.4: Bảng đánh giá về hình thức và phương pháp bồi dưỡng năng
lực sử dụng thiết bị dạy học cho giáo viên THCS ............................ 53
Bảng 2.5. Đánh giá kiến thức chuyên môn về thiết bị dạy học của GV ........... 55
Bảng 2.6. Biểu đồ về kỹ năng giảng dạy của giáo viên THCS ......................... 58
Bảng 2.7: Đánh giá của CBQL về thực trạng về công tác lập kế hoạch tổ
chức hoạt động bồi dưỡng ................................................................. 61
Bảng 2.8: Thực trạng công tác tổ chức bồi dưỡng ............................................ 64
Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL về thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch
bồi dưỡng ........................................................................................... 66
Bảng 2.10: Đánh giá của CBQL về thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả
bồi dưỡng ........................................................................................... 68
Bảng 2.11. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực sử dụng
thiết bị dạy học cho giáo viên THCS ................................................ 70
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các nhóm biện pháp ..... 93
Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các nhóm biện pháp ........ 95

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





DANH MỤC CÁC HÌNH
Biểu đồ 2.1. Nhận thức về vai trò của thiết bị dạy học ..................................... 49
Biểu đồ 2.2. Đánh giá kiến thức chuyên môn về thiết bị dạy học của GV ....... 56
Biểu đồ 2.3. Biểu đồ về kỹ năng giảng dạy của giáo viên THCS ..................... 60
Biểu đồ 2.4. Đánh giá việc lập kế hoạch bồi dưỡng.......................................... 62
Biểu đồ 2.5. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng
lực sử dụng thiết bị dạy học cho giáo viên THCS ....................... 71
Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các nhóm biện pháp . 94
Biểu đồ 3.2: Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các nhóm biện pháp .... 96

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để trang bị cho học sinh những năng lực cốt lõi theo yêu chương trình
giáo dục phổ thông mới, giáo viên phải đóng vai trò tổ chức, định hướng,
hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện, tạo ra
những tình huống có vấn đề khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các
hoạt động học tập, tự phát huy năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện
thói quen và năng lực tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ băng
đã tích lũy được để phát triển. Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm
hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng
dụng những điều đã học để phát triển và giải quyết những vấn đề có thực trong

cuộc đời). Những hoạt động học tập này, được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết
bị dạy học, đồ dùng học tập và công cụ khác. Đặc biệt, là công cụ tin học và
các hệ thống tự động hóa của kỹ thuật số.
Thiết bị dạy học là một bộ phận cấu thành về phương diện tổ chức của
giáo dục. Là thành tố cơ bản không thể thiếu được của quá trình giáo dục góp
phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo. Theo tinh
thần đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã xác định rõ “Đổi mới nội dung
chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải được thực hiện đồng
bộ với nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học”. Thiết bị dạy học là phương
tiện quan trọng góp phần nâng cao khả năm sư phạm trong quá trình dạy học,
thiết bị dạy học là đối tượng và là tiền đề của quá trình nhận thức của học sinh.
Thiết bị dạy học là cơ sở cho việc đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh
thu nhận thông tin một cách sinh động, đầy đủ, chính xác, mở rộng và đào sâu tri
thức đã lĩnh hội được, rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết; phát triển hứng
thú nhận thức, năng lực quan sát, phân tích tổng hợp các hiện tượng, rút ra
những kết luận có độ tin cậy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Trên thực tế, giáo viên tại các nhà trường đang sử dụng thiết bị dạy học
một cách thường xuyên, nhưng còn mang tính kinh nghiệm, giáo viên còn lúng
túng trong việc tổ chức các giờ học thực hành, giờ học có sử dụng thiết bị dạy
học, chưa khai thác triệt để vai trò của thiết bị phụ vụ cho công tác giảng dạy
dẫn đến chất lượng của các giờ dạy chưa cao bởi thiếu hiểu biết và vai trò tác
dụng của các thiết bị dạy học, kỹ năng tổ chức giờ dạy tiếp cận tinh thần đổi
mới theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Thị xã Phổ Yên nằm ở vị trí cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, tiếp
giáp với Thủ đô Hà Nội, Phổ Yên là trung tâm tổng hợp về công nghiệp, thương

mại và dịch vụ, đầu mối giao thông của tỉnh và là cửa ngõ giao lưu kinh tế - văn
hóa của Thái Nguyên với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
Cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội trình độ dân trí của thị xã cũng ngày
một nâng cao đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng
Giáo dục và Đào tạo của địa phương. Năm học 2018-2019, thị xã Phổ Yên có 17
trường THCS với 241 lớp, 9226 học sinh, 30 cán bộ quản lý và 415 giáo viên.
Chất lượng đội ngũ tương đối tốt song không đồng đều. Trong bối cảnh đổi mới
giáo dục hiện nay, công tác bồi dưỡng giáo viên là hết sức cần thiết.
Với vị trí, vai trò là một người cán bộ quản lý đang công tác tại Phòng
Giáo dục và Đào tạo thị xã Phổ Yên, hàng ngày trực tiếp thực hiện các công
việc quản lý các đơn vị trường, tôi nhận thấy còn nhiều hạn chế trong việc khai
thác, sử dụng các thiết bị dạy học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và
đào tạo của đội ngũ giáo viên các trường THCS trên địa bàn thị xã. Trước yêu
cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục - đào tạo, trước yêu cầu thực tiễn phải
nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục
học sinh trên địa bàn thị xã, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý bồi
dưỡng năng lực sử dụng thiết bị dạy học cho giáo viên các trường trung học
cơ sở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” để góp phần vào mục tiêu nâng cao
được chất lượng giáo dục toàn diện của ngành một cách bền vững.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, đề tài đề xuất các biện pháp
quản lý bồi dưỡng năng lực sử dụng thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng
đội ngũ giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các
trường THCS trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý bồi dưỡng năng lực cho giáo viên các trường THCS.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực sử dụng thiết bị dạy học cho giáo
viên các trường THCS thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực sử dụng thiết bị
dạy học cho giáo viên THCS.
Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực sử dụng thiết
bị dạy học cho giáo viên THCS thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực sử dụng thiết bị dạy
học cho giáo viên THCS thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và khảo nghiệm sự
cần thiết, khả thi của các biện pháp.
5. Giả thuyết khoa học
Hoạt động quản lý bồi dưỡng năng lực sử dụng thiết bị dạy học cho giáo
viên THCS thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên thời gian qua đã được quan tâm
thực hiện, tuy nhiên chưa mang lại hiệu quả như mong muốn và chưa đáp ứng
được yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Nếu đề xuất được các
biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực sử dụng thiết bị dạy học cho giáo viên
THCS mang tính khoa học, hệ thống, khả thi thì sẽ góp phần nâng cao năng lực
sư phạm cho đội ngũ giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cấp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




THCS của địa phương, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GDĐT của
Đảng, Nhà nước.
6. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý bồi
dưỡng năng lực sử dụng thiết bị dạy học cho giáo viên dạy các môn Khoa học
Tự nhiên.
Về khách thể: Đề tài triển khai khảo sát 20 cán bộ quản lý, chuyên viên
Phòng Giáo dục và Đào tạo và 100 giáo viên giảng dạy các môn Khoa học Tự
nhiên của 17 trường THCS thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Về thời gian: Sử dụng số liệu thống kê từ năm học 2016- 2017 đến năm
học 2018-2019.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp để nghiên cứu các văn
kiện của Đảng, của Bộ GDĐT về đổi mới giáo dục, đặc biệt là về việc sử dụng
thiết bị dạy học. Nghiên cứu các giáo trình, sách báo, các công trình sản phẩm
liên quan đến cơ sở lý luận về giáo dục, hoạt động giáo dục, năng lực sử dụng
thiết bị dạy học, quản lý giáo dục, bồi dưỡng kỹ năng cho giáo viên, .... nhằm
xây dựng khung lý luận của vấn đề nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra viết: Xây dựng phiếu điều tra với các loại câu hỏi
đóng, mở dành cho CBQL và giáo viên nhằm thu thập thông tin trên diện rộng
một cách khách quan về thực trạng bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng năng lực sử
dụng thiết bị dạy học cho giáo viên THCS của thị xã Phổ Yên.
Phương pháp phỏng vấn: Gặp gỡ và đặt câu hỏi cho các giáo viên, cán
bộ quản lý của trường THCS,… để thu thập chính xác thêm các thông tin có
liên quan đến công tác bồi dưỡng, hỗ trợ thêm cho phương pháp sử dụng
phiếu hỏi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của chuyên gia, những người có
trình độ cao, nhiều kinh nghiệm về chuyên ngành, phương pháp sư phạm,
năng lực quản lý để tìm kiếm các kết luận thỏa đáng trong việc đánh giá thực
trạng và trong việc đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
bồi dưỡng.
Phương pháp quan sát: Quan sát giáo viên, học sinh trong các giờ học
nhằm thu thập thêm thông tin về thực trạng sử dụng thiết bị trong các giờ học.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: qua nghiên cứu các văn
bản triển khai sử dụng thiết bị dạy học của các cấp quản lý, nghiên cứu kế
hoạch bài học của giáo viên để tìm hiểu thêm thông tin về thực trạng vấn đề
nghiên cứu.
7.3. Phương pháp thống kê
Vận dụng các công thức toán học, thống kê để xử lý số liệu điều tra, kết
quả nghiên cứu, hỗ trợ cho các phương pháp nghiên cứu thực tiễn đã nêu ở trên
nhằm rút ra kết luận khoa học.
Phân tích, lập biểu đồ, hình ảnh minh họa nhằm nâng cao tính thuyết
phục và tính cụ thể của dữ liệu.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục,
nội dung chính của luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực sử dụng thiết bị
dạy học cho giáo viên THCS
Chương 2: Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực sử dụng thiết bị dạy
học cho giáo viên các trường THCS thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3: Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực sử dụng thiết bị dạy
học cho giáo viên các trường THCS thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC SỬ DỤNG
THIẾT BỊ DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ở nước ngoài
Một số công trình nghiên cứu có đề cập đến thiết bị dạy học:
Trong cuốn sách “Những vấn đề quản lý trường học” của các tác giả
P.V. Zimin - M.I. Kônđkốp - N.I. Saxerđôtôp đã đề cập các phương tiện cơ sở
vật chất của trường học (thiết bị của các phòng học, hệ thống các phòng học
trong trường phổ thông…), đồng thời cũng nêu ra yêu cầu và cách thức quản lý
các phương tiện nhưng mang tính chất khái quát [17].
- Evaluation Rating criteria for the VTE Institution. ADB/ILO - Bangkok
1997, đưa ra 9 tiêu chuẩn và điểm đánh giá cơ sở giáo dục - đào tạo, trong đó:
Các điều kiện cơ sở hạ tầng của nhà trường: khuôn viên, CSVC và TBDH và
thư viện chiếm 125/500 tổng điểm chung [22].
- Country Report on Quality Assurance in Higher Education, Bangkok Thailand, 1998, đưa ra tỉ lệ đánh giá các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục
của Malaysia với 6 chỉ số, trong đó: Các điều kiện đảm bảo về CSVC và TBDH
cho công tác đào tạo chiếm 20% tổng điểm đánh giá chung [23].
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu ở ngoài nước đã đề cập nhiều đến
nội dung và hình thức bồi dưỡng, đề xuất được một số phương pháp để công
tác bồi dưỡng giáo viên đạt hiệu quả, tuy nhiên các công trình đang dừng lại ở
các phương pháp bồi dưỡng chung chưa nghiên cứu đến các nội dung bồi
dưỡng các năng lực cụ thể.
1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục là một trong những xu hướng của quản lý giáo dục
hiện nay. Xuất phát từ nhận thức về vai trò của giáo viên và tính chất chuyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





nghiệp trong lao động nghề nghiệp của giáo viên nên các nghiên cứu về vấn đề
phát triển nghề nghiệp của giáo viên tương đối nhiều. Nhiều đánh giá thiết thực
về công việc của giáo viên và đề cao kỹ năng giảng dạy như một lĩnh vực
chuyên nghiệp cần được đào tạo, huấn luyện đã được khẳng định.
* Nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng năng lực cho giáo viên
Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như: Tác giả Diệp Thị Thu
Hường nghiên cứu “Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm
cho đội ngũ giảng viên ở trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Đồng Hỷ tỉnh
Thái Nguyên”, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu là điều tra bằng phiếu
hỏi và phỏng vấn trực tiếp đối với 13 giáo viên, 25 lãnh đạo các ban xây dựng
đảng và 155 học viên lớp bồi dưỡng tại trung tâm, đề tài đã cho thấy thực trạng
bồi dưỡng năng lực sư phạm và thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng
lực sư phạm chỉ đạt mức khá, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng bồi dưỡng và
quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên ở trung tâm bồi
dưỡng chính trị huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên tác giả đề xuất 4 biện pháp
quản lý để nghiên cứu thực trạng nói trên. [Diệp Thị Thu Hường (2013), “Biện
pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm cho cho đội ngũ giảng
viên ở trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên”, Luận
văn thạc sĩ Quản lý giáo dục, ĐHSP - ĐHTN]
Tác giả Lý Thị Hồng nghiên cứu “Quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng
tư vấn giáo dục cho giáo viên chủ nhiệm các trường THPT huyện Chiêm Hóa
tỉnh Tuyên Quang”, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu chính là điều tra
bằng phiếu hỏi với 18 CBQL, 120 giáo viên chủ nhiệm và 300 học sinh tại 6
trường THPT trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, đề tài đã cho thấy thực trạng kỹ
năng tư vấn giáo dục và quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng tư vấn chỉ đạt
mức khá, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi

dưỡng kỹ năng tư vấn giáo dục cho giáo viên chủ nhiệm các trường THPT
huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang tác giả đề xuất 5 biện pháp quản lý để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




nâng cao thực trạng nói trên [Lý Thị Hồng (2016), “Quản lý hoạt động bồi
dưỡng kỹ năng tư vấn giáo dục cho giáo viên chủ nhiệm các trường THPT
huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang”, Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục,
ĐHSP - ĐHTN].
Tác giả Vũ Văn Phước nghiên cứu “Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng
lực dạy học cho giáo viên các trường trung học phổ thông huyện Bình Giang,
tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”. Tác giả đã sử dụng
phương pháp nghiên cứu điều tra bằng phiếu hỏi và phỏng vấn trực tiếp các nhà
quản lý, và các chuyên viên Sở GDĐT Hải Dương, thực trạng quản lý hoạt
động bồi dưỡng năng lực dạy học chỉ đạt ở mức khá, trên cơ sở nghiên cứu
thực trạng năng lực dạy học cho giáo viên các trường trung học phổ thông
huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương tác giả đề xuất 5 biện pháp quản lý để nâng
cao thực trạng nói trên [Vũ Văn Phước (2017), “Quản lý hoạt động bồi dưỡng
năng lực dạy học cho giáo viên các trường trung học phổ thông huyện Bình
Giang, tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”, Luận văn thạc sĩ
Quản lý giáo dục, ĐHSP - ĐHTN].
Tác giả Phạm Thị Mỹ Hạnh nghiên cứu “Quản lý hoạt động bồi dưỡng
năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường THCS quận Lê Chân Thành phố
Hải Phòng”, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu là điều tra bằng phiếu hỏi
và phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý, giáo viên 3 trường THCS, đề tài đã cho
thấy thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học và quản lý hoạt động bồi dưỡng
năng lực dạy học chỉ đạt mức khá, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng bồi dưỡng
và quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên của trường

THCS quận Lê Chân Thành phố Hải Phòng tác giả đề xuất 6 biện pháp quản lý
để nghiên cứu thực trạng nói trên.
* Nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng năng lực sử dụng thiết bị dạy học
Hiện nay, chưa có một nghiên cứu độc lập về quản lý bồi dưỡng năng lực
sử dụng thiết bị dạy học cho giáo viên. Nhưng hoạt động này được đề cập trong
một số nghiên cứu sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Tác giả Trần Thị Hải Yến đã nghiên cứu quản lý bồi dưỡng năng lực dạy
học cho giáo viên trung học phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp. Trong nghiên
cứu này, tác giả đã căn cứ vào chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông
để xác định nội dung bồi dưỡng, trong đó có chú ý đến việc lựa chọn phương
tiện và sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học [Trần Thị Hải Yến (2015), Quản lý
bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông theo chuẩn nghề
nghiệp, Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội]
Tác giả Trần Đăng Khởi nghiên cứu quản lý bồi dưỡng giáo viên theo
tiếp cận năng lực đã đề cập tới mô hình năng lực của giáo viên trung học cơ sở
- một cơ sở xác định nội dung bồi dưỡng và quản lý nội dung bồi dưỡng, trong
đó có nhấn mạnh đến việc sử dụng thiết bị dạy học làm tăng hiệu quả dạy học
[Trần Đăng Khởi (2019), “Quản lý bồi dưỡng giáo viên theo tiếp cận năng lực,
Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam]
Tuy nhiên, căn cứ vào thực tiễn về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
giáo dục các trường THCS thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên tác giả nhận thấy
còn có những hạn chế, bất cập mà giáo dục địa phương chưa đáp ứng được yêu
cầu về đổi mới giáo dục. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo
có mặt còn chưa đáp ứng yêu cầu, chậm đổi mới, phương pháp dạy học đôi khi
còn nặng về truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng

tạo đặc biệt là kỹ năng thực hành của người học; Chế độ, chính sách còn có chỗ
chưa phù hợp, chưa tạo được động lực mạnh mẽ để phát huy tiềm năng của đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Trong đó đặc biệt cần quan tâm đến
vấn đề năng lực sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên trước thực tiễn đổi mới
giáo dục phổ thông như hiện nay.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý giáo dục
Khái niệm Quản lý giáo dục có nhiều cách giải thích khác nhau
- Theo tác giả M.I.Kondacov: “Quản lí giáo dục là tập hợp những biện
pháp kế hoạch hóa, nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của cơ quan trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển, mở rộng hệ thống cả về số lượng cũng
như chất lượng” [16]
- Tác giả Đặng Quốc Bảo khái quát “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng
quát là hoạt động điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy
mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội” [1].
- Tác giả Phạm Minh Hạc cũng nhấn mạnh “Quản lý giáo dục là hệ
thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý (hệ
giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của
Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo
dục tới mục tiêu dự kiến lên trạng thái mới về chất”.[15]
Như vậy, quản lý giáo dục chính là quá trình tác động có định hướng của
nhà quản lý trong việc vận dụng nguyên lý, phương pháp chung nhất của kế
hoạch nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Những tác động này có tính khoa
học đến nhà trường làm cho nhà trường tổ chức một cách khoa học, có kế

hoạch trong việc dạy và học theo mục tiêu đào tạo chung
1.2.2. Bồi dưỡng, bồi dưỡng giáo viên
Theo quan niệm của UNESCO thì bồi dưỡng với ý nghĩa là nâng cao
nghề nghiệp, quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng
cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng
nhu cầu lao động nghề nghiệp.
Theo cách lý giải của Đại từ điển tiếng Việt: “Bồi dưỡng là làm cho tăng
thêm năng lực hoặc phẩm chất” [19].
Theo Từ điển Giáo dục học: “Bồi dưỡng là trang bị thêm kiến thức, kỹ
năng, nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động trong các
lĩnh vực cụ thể” [14]. Ví dụ: bồi dưỡng lý luận, bồi dưỡng kiến thức chuyên
môn, bồi dưỡng năng lực dạy học...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Tác giả Nguyễn Minh Đường cho rằng: “Bồi dưỡng là khâu tiếp nối của
quá trình đào tạo, có thể coi bồi dưỡng là quá trình cập nhật những kiến thức
còn thiếu hoặc đã lạc hậu, bổ túc nghề nghiệp, đào tạo thêm hoặc củng cố kỹ
năng nghề nghiệp theo các chuyên đề” [13].
Như vậy, bồi dưỡng là một trong những hoạt động quan trọng nhất của
quá trình phát triển nguồn nhân lực. Hoạt động đó luôn phải được tiến hành
thường xuyên, liên tục và có kế hoạch. Mặt khác, khi thực hiện tốt hoạt động
bồi dưỡng, nó sẽ tạo ra sức mạnh cho tổ chức đó.
Bồi dưỡng là quá trình tác động của chủ thể giáo dục đến đối tượng được
giáo dục, làm cho đối tượng được bồi dưỡng tăng thêm năng lực, phẩm chất và
phát triển theo chiều hướng tốt hơn.
Khái niệm bồi dưỡng được hiểu theo hai nghĩa, nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Bồi dưỡng theo nghĩa rộng là quá trình giáo dục, đào tạo nhằm hình thành nhân

cách và những phẩm chất riêng biệt của nhân cách theo định hướng mục đích
đã chọn. Như vậy, bồi dưỡng theo nghĩa rộng bao hàm cả đào tạo. Bồi dưỡng
theo nghĩa hẹp là trang bị thêm những kiến thức, thái độ, kỹ năng nhằm mục
đích nâng cao và hoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể. Như
vậy, bồi dưỡng theo nghĩa hẹp là một kế tục và bổ sung cho quá trình đào tạo.
Bồi dưỡng là quá trình diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng
cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân để đáp ứng
nhu cầu lao động nghề nghiệp. Hay bồi dưỡng là một quá trình cập nhật kiến
thức và kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học và
thường được xác nhận bằng một chứng chỉ. Thực chất của quá trình bồi dưỡng
là để bổ sung tri thức và kỹ năng còn thiếu hụt, hoặc đã lạc hậu để nâng cao
trình độ, phát triển thêm năng lực trong một lĩnh vực hoạt động chuyên môn,
dưới một hình thức phù hợp. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thể hiện quan
điểm giáo dục hiện đại đó là: “Đào tạo liên tục và học tập suốt đời”. Nội dung
bồi dưỡng được triển khai ở các mức độ khác nhau, phù hợp cho từng đối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




tượng cụ thể. Sau khi được bồi dưỡng, năng lực cá nhân được gia tăng, đáp ứng
nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trong hiện tại và trong tương lai của tổ chức.
Từ các khái niệm nêu trên thì bồi dưỡng là khâu tiếp nối của quá trình
đào tạo nhằm trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng để nâng cao năng suất và
hiệu quả công việc. Sau khi được bồi dưỡng, năng lực cá nhân được nâng cao,
đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực hiện tại và trong tương lai của của
tổ chức.
Việc bồi dưỡng giáo viên cũng giống như bồi dưỡng các nghề nghiệp nói
chung nhưng có đặc thù riêng. Thuật ngữ này chỉ việc nâng cao, hoàn thiện trình
độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên đang giảng dạy. Trên thế giới

việc bồi dưỡng giáo viên được xem là việc đào tạo lại, đổi mới, cập nhật kiến
thức kỹ năng nghề nghiệp. Ở nước ta việc bồi dưỡng giáo viên cũng được xem
như là đào tạo tiếp nối đào tạo ban đầu, đào tạo trong khi đang làm việc.
Từ đó, chúng tôi quan niệm: bồi dưỡng giáo viên thực chất là bổ sung
“bồi đắp” cho giáo viên những thiếu hụt về tri thức, cập nhật cái mới trên cơ sở
“nuôi dưỡng” những cái cũ còn phù hợp để mở mang có hệ thống những tri
thức, kỹ năng, nghiệp vụ, làm giàu vốn hiểu biết, nâng cao hiệu quả của hoạt
động giáo dục”…
Chủ thể của bồi dưỡng là giáo viên, những người đã được đào tạo để có
một trình độ chuyên môn nhất định, có thể hiểu: Bồi dưỡng giáo viên là quá
trình đào tạo và hoàn thiện năng lực sư phạm của giáo viên. Đây là hoạt động
đào tạo lại giúp giáo viên cập nhật được kiến thức khoa học chuyên ngành, tiếp
thu kinh nghiệm giáo dục tiên tiến, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn và
nghiệp vụ sư phạm.
Mục đích bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực
chuyên môn cho giáo viên giúp giáo viên có cơ hội củng cố, mở mang nâng cao
hệ thống tri thức, kỹ năng sư phạm có sẵn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu
quả công tác giáo dục và dạy học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1.2.3. Quản lý bồi dưỡng giáo viên
Quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên là việc thực hiện các chức năng
quản lí trong quá trình tổ chức bồi dưỡng giáo viên, từ chức năng lập kế hoạch, tổ
chức, điều khiển đến khâu kiểm tra đánh giá để công tác bồi dưỡng giáo viên đạt
được mục tiêu và hiệu quả. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ là yêu cầu thường xuyên, liên tục đối với nghề dạy học. Nó có ý nghĩa
quyết định đối với chất lượng giảng dạy của nhà trường và với bản thân giáo viên.

Để công tác bồi dưỡng giáo viên có hiệu quả, các cấp quản lý cần đánh giá đúng
tình hình thực trạng đội ngũ giáo viên về năng lực, giáo viên xác định yêu cầu bồi
dưỡng của bản thân về nội dung, mức độ cần đạt. Mục tiêu quản lý hoạt động bồi
dưỡng giáo viên là nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực sư phạm, năng lực giáo
dục của giáo viên, đồng thời chuẩn hóa trình độ của đội ngũ nhà giáo, từng bước
nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, cung cấp nguồn nhân lực có chất
lượng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Quản lý bồi dưỡng năng lực sử dụng thiết bị cho giáo viên là một hoạt
động nhằm thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên của
các cơ quan quản lý giáo dục mà ở đây chính là hoạt động của phòng giáo dục
và sở giáo dục. Hoạt động quản lý thực hiện các chức năng chính lập kế hoạch,
tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá. Đây có thể được coi là các bước để tiến
hành hoạt động quản lý.
Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sử dụng thiết bị dạy học cho giáo
viên THCS là quá trình tác động đến hoạt động bồi dưỡng năng lực sử dụng
thiết bị cho giáo viên (mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức và kết quả
bồi dưỡng) hợp quy luật của nhà quản lý đến các khâu, các cấp, các mắt xích
của hoạt động bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động bồi
dưỡng năng lực sử dụng thiết bị dạy học cho giáo viên, phát triển hệ thống kỹ
năng sử dụng thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu về năng lực tổ chức hoạt động
dạy học của giáo viên trong giai đoạn hiện nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực sử dụng thiết bị dạy học cho giáo
viên được hiểu là việc thực hiện chức năng quản lý của Phòng Giáo dục và Đào
tạo trong quá trình bồi dưỡng. Vì vậy, quản lý bồi dưỡng năng lực sử dụng thiết
bị cho giáo viên được thể hiện ở một số công việc như Quản lý mục tiêu bồi

dưỡng, quản lý nội dung bồi dưỡng và quản lý hình thức tổ chức bồi dưỡng.
1.2.4. Thiết bị dạy học
Thiết bị dạy học là những phương tiện vật chất cần thiết giúp cho giáo
viên và học sinh tổ chức quá trình giáo dục, giáo dưỡng hợp lí, có hiệu quả các
môn học ở nhà trường.
Thiết bị dạy và học bao gồm các các phương tiện mang tin, phương tiện
kỹ thuật dạy học và phương tiện tương ứng được sử dụng trực tiếp trong quá
trình dạy học để truyền tải nội dung, tương tác với phương pháp dạy học nhằm
đạt mục tiêu xác định.
Thiết bị dạy và học là toàn bộ sự vật, hiện tượng tham gia vào quá trình
dạy học, đóng vai trò là công cụ hay điều kiện để giáo viên và học sinh sử dụng
làm khâu trung gian tác động vào đối tượng dạy học. Thiết bị dạy và học có
chức năng khơi dậy, dẫn truyền và làm tăng sức mạnh tác động của người dạy
đến nội dung và người học.
Thiết bị dạy học: Bao gồm các thiết bị dùng chung, các thiết bị trực
quan, thực nghiệm và các thiết bị kỹ thuật (Các phương tiện nghe nhìn). Thiết
bị dạy học các bộ môn được sử dụng thường xuyên nhất, chúng trực tiếp tham
gia vào quá trình giảng dạy và học tập, gắn liền với nội dung và phương pháp
trong từng tiết học. Các thiết bị giảng dạy và học tập tại lớp, thiết bị phòng thí
nghiệm, thiết bị thể dục thể thao, thiết bị nhạc - họa và các thiết bị khác trong
vườn trường, phòng truyền thống ,… nhằm đảm bảo cho việc nâng cao chất
lượng dạy và học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
Sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ dạy nhằm cung cấp kiến thức cho
HS một cách chắc chắn, chính xác và trực quan; do đó hấp dẫn và kích thích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





×