Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 142 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN DANH HOÀI

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
TRƯỜNG HỌC AN TOÀN PHÒNG CHỐNG
TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN DANH HOÀI

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
TRƯỜNG HỌC AN TOÀN PHÒNG CHỐNG
TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐINH ĐỨC HỢI

THÁI NGUYÊN - 2020

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn
trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Danh Hoài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến thầy
giáo - TS Đinh Đức Hợi, người thầy đã tận tình giúp đỡ, định hướng khoa học
và luôn động viên, khích lệ em hoàn thành luận văn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, tập thể các thầy,
cô giáo Khoa Tâm lý - Giáo dục; Phòng Đào tạo trường Đại học Sư phạm Thái
Nguyên đã trực tiếp giảng dạy, chỉ đạo trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Phổ
Yên, Ban Giám hiệu các trường mầm non, cán bộ quản lý, giáo viên trường

mầm non trên địa bàn thị xã Phổ Yên đã giúp đỡ, chia sẻ, cung cấp cho tôi
nhiều tư liệu, thông tin cũng như đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu để
hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu, mặc dù bản thân đã có nhiều
cố gắng, tâm huyết và trách nhiệm, song luận văn không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Kính mong các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp chỉ
dẫn, góp ý.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2020
Tác giả
Nguyễn Danh Hoài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................ v
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.............................................................. 3

4. Giả thuyết khoa học ..................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nhiên cứu ..................................................................................... 4
6. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 4
8. Cấu trúc luận văn ......................................................................................... 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG
TÍCH Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON ............................................................... 7

1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................... 7
1.1.1. Trên thế giới ........................................................................................... 7
1.1.2. Ở Việt Nam .......................................................................................... 10
1.2. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 13
1.2.1. Quản lý ................................................................................................. 13
1.2.2. Xây dựng .............................................................................................. 14
1.2.3. Xây dựng trường học an toàn ............................................................... 14
1.2.4. Tai nạn thương tích .............................................................................. 15
1.2.5. Phòng chống tai nạn thương tích ......................................................... 16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1.2.6. Trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ......................... 17
1.2.7. Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở
các trường mầm non ............................................................................. 17
1.2.8. Quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai
nạn thương tích ở các trường mầm non ................................................ 18
1.3. Lý luận về hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn
thương tích ở các trường mầm non ....................................................... 19

1.3.1. Mục tiêu hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai
nạn thương tích ở các trường mầm non ................................................ 19
1.3.2. Nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn
thương tích ở các trường mầm non ....................................................... 20
1.3.3. Phương pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn
thương tích ở các trường mầm non ....................................................... 23
1.3.4. Hình thức xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn
thương tích ở các trường mầm non ....................................................... 24
1.3.5. Lực lượng tham gia xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai
nạn thương tích ở các trường mầm non ................................................ 27
1.4. Quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai
nạn thương tích ở trường mầm non ...................................................... 28
1.4.1. Lập kế hoạch hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng
chống tai nạn thương tích ở trường mầm non....................................... 28
1.4.2. Tổ chức triển khai xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai
nạn thương tích ở trường mầm non ...................................................... 30
1.4.3. Chỉ đạo hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai
nạn thương tích ở trường mầm non ...................................................... 32
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng
chống tai nạn thương tích ở trường mầm non....................................... 33
1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động xây dựng trường học an
toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non ............. 35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1.5.1. Yếu tố chủ quan ................................................................................... 35
1.5.2. Yếu tố khách quan ................................................................................ 35
Kết luận chương 1 .......................................................................................... 38

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN ...... 39

2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể điều tra .............................................. 39
2.2. Tổ chức nghiên cứu ................................................................................. 41
2.2.1. Mục đích khảo sát ................................................................................ 41
2.2.2. Nội dung khảo sát................................................................................. 41
2.2.3. Khách thể khảo sát ............................................................................... 42
2.2.4. Phương pháp khảo sát .......................................................................... 42
2.3. Thực trạng hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn
thương tích ở trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ........... 42
2.3.1. Thực trạng mục tiêu xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai
nạn thương tích ở trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ..... 42
2.3.2. Thực trạng nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai
nạn thương tích ở trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ..... 45
2.3.3. Thực trạng phương pháp xây dựng trường học an toàn, phòng
chống tai nạn thương tích ở trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh
Thái Nguyên ......................................................................................... 54
2.3.4. Thực trạng hình thức xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai
nạn thương tích ở trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ..... 55
2.3.5. Thực trạng các lực lượng giáo dục tham gia xây dựng trường học
an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non
thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ........................................................ 56
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng
chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên,
tỉnh Thái Nguyên .................................................................................. 58
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





2.4.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch xây dựng trường học an toàn,
phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm thị xã
Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên .................................................................. 58
2.4.2. Thực trạng tổ chức các hoạt động xây dựng trường học an toàn,
phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non.......... 61
2.4.3. Thực trạng công tác chỉ đạo các hoạt động xây dựng trường học an
toàn, phòng chống TNTT cho trẻ ở các trường mầm non..................... 64
2.4.4. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động phòng
chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non .................... 66
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động xây dựng
trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ ở trường mầm non .... 69
2.5.1. Các yếu tố chủ quan ............................................................................. 69
2.5.2. Các yếu tố khách quan ......................................................................... 71
2.6. Đánh giá chung ....................................................................................... 73
2.6.1. Kết quả đạt được .................................................................................. 73
2.6.2. Tồn tại, hạn chế .................................................................................... 74
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN ....... 78

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ................................................................. 78
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ....................................................... 78
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ....................................................... 78
3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả ......................................................................... 79
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .......................................................... 79
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ....................................................... 79
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng
chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên,

tỉnh Thái Nguyên .................................................................................. 80
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV về xây dựng
trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ............... 80
3.2.2. Bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng xây dựng trường học an toàn, phòng
chống tai nạn thương tích đối với trẻ mầm non cho CBQL, GV, NV ....... 84
3.2.3. Chỉ đạo xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục đảm bảo an
toàn cho trẻ ........................................................................................... 88
3.2.4. Huy động các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm xây dựng
trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường
mầm non ............................................................................................... 92
3.2.5. Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng chống tai nạn
thương tích cho học sinh nhằm xây dựng trường học an toàn .............. 96
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................ 100
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất .. 101
3.4.1. Mục tiêu ............................................................................................. 101
3.4.2. Nội dung, đối tượng khảo sát ............................................................. 101
3.4.3. Kết quả khảo nghiệm ......................................................................... 102
Kết luận chương 3 ........................................................................................ 106
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................ 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 112
PHỤ LỤC ...........................................................................................................

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





DANH MỤC VIẾT TẮT
1

CBQL

Cán bộ quản lý

2

CS,GD

Chăm sóc, giáo dục

3

CSVC

Cơ sở vật chất

4

GD

Giáo dục

5

GDĐT


Giáo dục đào tạo

6

GDMN

Giáo dục mầm non

7

GV

Giáo viên

8

NV

Nhân viên

9

PCTNTT

Phòng chống tai nạn thương tích

10

TNTT


Tai nạn thương tích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1.

Số lượng trẻ mầm non năm học 2019 - 2020 .............................. 40

Bảng 2.2.

Mục tiêu xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT
cho trẻ mầm non .......................................................................... 43

Bảng 2.3.

Thực trạng nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng
chống tai nạn thương tích ở trường mầm non thị xã Phổ
Yên, tỉnh Thái Nguyên ................................................................ 46

Bảng 2.4.

Thực trạng tổ chức nhà trường xây dựng trường học an
toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non
thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ............................................... 49


Bảng 2.5.

Thực trạng cơ sở vật chất xây dựng trường học an toàn,
phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non thị xã
Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ......................................................... 51

Bảng 2.6.

Thực trạng giáo viên/người trông trẻ xây dựng trường học
an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm
non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên........................................ 52

Bảng 2.7.

Thực trạng phương pháp xây dựng trường học an toàn,
phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non thị xã
Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ......................................................... 54

Bảng 2.8.

Thực trạng hình thức xây dựng trường học an toàn, phòng
chống tai nạn thương tích ở trường mầm non thị xã Phổ
Yên, tỉnh Thái Nguyên ................................................................ 55

Bảng 2.9.

Thực trạng các lực lượng giáo dục tham gia xây dựng
trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở
trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ................... 57


Bảng 2.10.

Kết quả công tác xây dựng kế hoạch xây dựng trường học an
toàn, phòng chống TNTT cho trẻ ở các trường mầm non .............. 59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Bảng 2.11.

Kết quả công tác tổ chức hoạt động xây dựng trường học
an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ ở các trường mầm non ...... 62

Bảng 2.12.

Kết quả công tác chỉ đạo hoạt động xây dựng trường học
an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ ở các trường mầm non ...... 64

Bảng 2.13.

Kết quả công tác kiểm tra, đánh giá GV, NV trong hoạt
động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT
cho trẻ ở các trường mầm non ..................................................... 66

Bảng 2.14.

Thực trạng các yếu tố chủ quan ảnh hưởng hoạt động xây

dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ ở
trường mầm non thi xã Phổ Yên ................................................. 70

Bảng 2.15.

Thực trạng các yếu tố khách quan ảnh hưởng hoạt động
xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ
ở trường mầm non thị xã Phổ Yên .............................................. 72

Bảng 3.1.

Kết quả thăm dò tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất .......... 102

Bảng 3.2.

Kết quả thăm dò tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất ...... 104

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Về mặt lý luận
Hiện nay, Việt Nam đã có các chủ trương, chính sách, kế hoạch, chương
trình hành động nhằm phòng chống tai nạn, thương tích, bạo lực học đường để
xây dựng trường học an toàn, đặc biệt là Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày
17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ thì trường học an toàn phải tạo ra một môi
trường giáo dục đảm bảo tốt các điều kiện về cơ sở vật chất và tinh thần cho

trẻ, tạo môi trường giáo dục an toàn mà ở đó trẻ được bảo vệ, không bị tổn hại
về thể chất và tinh thần, trẻ được học tập trong môi trường giáo dục thân thiện
mà ở đó trẻ thực sự phải được đối xử công bằng, bình đẳng, nhân ái. “Trường
học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích là trường học mà các yếu tố nguy
cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ được phòng, chống và giảm tối đa hoặc loại
bỏ. Toàn bộ trẻ em trong trường được chăm sóc, nuôi dạy trong một môi
trường an toàn. Quá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của
các cán bộ quản lý, giáo viên của nhà trường, các cấp ủy Đảng, chính quyền,
các ban, ngành, đoàn thể của địa phương và các bậc phụ huynh của trẻ” [1].
1.2. Về mặt thực tiễn
Trẻ em lứa tuổi mầm non phát triển nhanh về thể chất, trí tuệ. Ở giai
đoạn này, trẻ rất hiếu động, tò mò, thích tự khám phá, tìm hiểu thế giới xung
quanh, trong khi khả năng ứng phó để tự bảo vệ bản thân còn hạn chế. Do vậy,
môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện giúp trẻ mầm non được bảo
vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần; không có tệ nạn xã hội, không bạo
lực; trẻ, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có lối sống lành mạnh, ứng xử văn
hóa, trẻ được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái và trẻ được tạo
điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực. Trường học an toàn có môi
trường cảnh quan thân thiện, trẻ được học tập trong môi trường vui tươi, lành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




mạnh, an toàn, mọi trẻ đều cảm thấy được cô yêu thương và được đối xử công
bằng. Phòng chống tai nạn thương tích có vai trò quan trọng đối với trẻ mầm
non, vai trò đó thể hiện: mỗi nhà trường cần có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm
nhiệm về công tác y tế trường học, được tập huấn để thực hiện tốt các hoạt
động sơ cứu, cấp cứu tai nạn thương tích; Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng
đồ chơi có đảm bảo an toàn thì mới tạo được môi trường an toàn cho trẻ hoạt

động và giảm thiểu được các nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ.
Hoạt động xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích
ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên hiện nay cho thấy, Hiệu trưởng các
trường mầm non đã chỉ đạo lập kế hoạch và tổ chức thực hiện như đầu tư cơ sở
vật chất, quy hoạch khuôn viên, cảnh quan môi trường sư phạm trong các nhà
trường theo hướng xanh, sạch, đẹp, hợp vệ sinh và thân thiện...; thực hiện tốt
công tác tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên, phụ huynh về phòng chống tai nạn
thương tích cho trẻ, xây dựng phòng học thoáng mát, không trơn trượt....nhằm
đảm bảo an toàn cho trẻ. Tuy nhiên, hiện nay một số GV còn yếu kém kỹ năng
phòng chống, sơ cứu một số tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ, mục tiêu, nội
dung phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non còn sơ sài, các
phương pháp và hình thức phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm
non chưa đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non, Hiệu trưởng các trường chưa huy
động được các lực lượng giáo dục tham gia xây dựng trường học an toàn,
phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non...
Quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn
thương tích ở các trường mầm non hiện nay đã đạt được một số thành tựu như
công tác lập kế hoạch từ đầu năm học, mỗi GV đã tự xây dựng kế hoạch xây
dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ cho nhóm lớp mình quản
lý, tuy nhiên, công tác tổ chức thực hiện xây dựng trường học an toàn, phòng
chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non chưa mang lại hiệu quả thiết
thực, công tác chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá còn mang tính hình thức,
chưa tiến hành kiểm tra việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non về việc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




lồng ghép các nội dung giáo dục phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng
trường học an toàn trong nhà trường…nếu đề tài nghiên cứu thành công sẽ vận

dụng linh hoạt các biện pháp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động
xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường
mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Xuất phát từ những lý do trên tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: "Quản lý
hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở
các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng quản lý hoạt động xây dựng
trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non,
luận văn đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động xây
dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm
non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương
tích ở các trường mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống
tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
4. Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn
thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên đã đạt được những kết quả
tích cực, tuy nhiên còn có một số hạn chế. Nếu đề xuất và thực hiện một cách
đồng bộ các biện pháp quản lí có tính khoa học và tính khả thi thì sẽ nâng cao
được hiệu quả của hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn
thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, góp phần
nâng cao chất lượng giáo chăm sóc giáo dục trẻ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





5. Nhiệm vụ nhiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động xây dựng trường học
an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non.
5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động xây
dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm
non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
5.3. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động xây dựng
trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị
xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng xây dựng
trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích tại nhà trường và công tác
quản lý xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các
trường mầm non thị xã Phổ yên, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp nâng
cao hiệu quả quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai
nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Chủ
thể thực hiện các biện pháp là Phòng Giáo dục & Đào tạo và Hiệu trưởng ở các
trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian khảo sát: Tháng 7/2019 đến tháng 4/2020.
- Địa bàn nghiên cứu: Các trường mầm non: MN Ba Hàng, MN Bãi
Bông, MN Bắc Sơn, MN Đắc Sơn, MN Đông Cao, MN Phúc Thuận I, MN
Phúc Thuận II, MN Phúc Thuận III, MN Thành Công I, MN Thành Công II ở
thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái
quát hóa các vấn đề về lý luận: mục tiêu, nội dung, phương pháp hình thức…
xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và các vấn đề lý luận về quản lý
xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường
mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên như: lập kế hoạch, tổ chức thực
hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện xây dựng
trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi nhóm CBQL, GVMN về thực
trạng xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích tại nhà
trường và công tác quản lý xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn
thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn GVMN và CBQL trường MN về
hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích và
quản lý xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các
trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động xây dựng trường học an
toàn, phòng chống TNTT và quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn,
phòng chống TNTT ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
- Phương pháp khảo nghiệm: Trên cơ sở các biện pháp đã đề xuất, chúng
tôi khảo nghiệm ý kiến của các chuyên gia về các biện pháp đã đề xuất vào xây
dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT và quản lý hoạt động xây dựng
trường học an toàn, phòng chống TNTT ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên,
tỉnh Thái Nguyên.
7.3. Nhóm phương pháp xử lí số liệu
Dùng thống kê toán học để tính % và điểm trung bình nhằm phân tích,
đánh giá kết quả nghiên cứu.

8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần: Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,
luận văn gồm 3 chương:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lí hoạt động xây dựng trường học an
toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn,
phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh
Thái Nguyên.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn,
phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh
Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN
THƯƠNG TÍCH Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Những nghiên cứu về trường học an toàn trên thế giới:

Ở Mỹ, với Bộ luật dày 443 trang đã có những điều khoản quy định chi
tiết, trong đó Xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh được thể
hiện ở một số chương với các định hướng chính, bao gồm: “Chăm lo sức khỏe
cho HS và các cán bộ/GV; Xây dựng một môi trường học đường trong sạch,
lành mạnh, không có các chất gây nghiện và chất kích thích; Phòng chống các
tệ nạn như: Bạo lực học đường; bắt nạt học đường, xâm hại tình dục…; Xây
dựng một hệ thống Internet an toàn; Đảm bảo an toàn cho HS thời gian ở
trường và ngoài nhà trường” [dẫn theo 10]. Vào tháng 3/2018 Tổng thống
Donald Trump đã phân công Bộ trưởng giáo dục điều hành Ủy ban Liên bang
về An toàn học đường phải đưa ra được các khuyến nghị hành động hợp lý để
bảo đảm an toàn cho HS với thông điệp mọi trẻ em được sống trong một gia
đình đầy tình yêu thương,đều xứng đáng được sống trong một cộng đồng an
toàn, có một tương lai với nhiều cơ hội.
Ở Hàn Quốc, Bộ An ninh và Quản lý công chúng áp dụng Hệ thống xe
buýt trường học đi bộ vào năm 2010 như một cách tiếp cận giáo dục ngoài
trường học khác. Các nhóm trẻ, thường là 10 trẻ đi bộ đến trường theo các
tuyến đã định sẵn. Mỗi nhóm có 2 người hỗ trợ. Xe buýt trường học đón và trả
trẻ ở các điểm nhất định. Trẻ được học về các tuyến đường an toàn, và những
người hỗ trợ trẻ dạy chúng các kĩ năng để tự bảo vệ mình.
Singapore trong Luật Giáo dục (2017), Luật Trẻ em và Thanh thiếu niên
(1993), Luật Trung tâm chăm sóc trẻ thơ (2017) quy định rõ việc bảo vệ trẻ em
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




khỏi mọi hình thức bạo lực. Văn bản “Khung phát triển những năm đầu đời của
trẻ cho các trung tâm chăm sóc trẻ em và trường mẫu giáo” của Bộ Phát triển
Cộng đồng, Thanh niên và Thể thao đã đưa ra những quy định về việc trẻ mầm
non phải được chăm sóc trong môi trường an toàn.

Nước Úc đã thực hiện nhiều chương trình/đề án các cấp trong việc đảm
bảo môi trường an toàn cho trẻ mầm non. Đề án quốc gia về Trường học an
toàn đề cập đến cách tiếp cận toàn nhà trường đối với sự an toàn và hạnh phúc
của HS. Đề án tập trung vào việc định hướng cho nhà trường trong phòng ngừa
và đối phó với các vụ việc quấy rối, gây gổ, bạo lực và bắt nạt, thực thi trách
nhiệm nhà trường liên quan đến lĩnh vực bảo vệ trẻ em.
Những nghiên cứu về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai
nạn thương tích cho trẻ mầm non:
Theo một báo cáo mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi
đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), châu Phi chiếm tỉ lệ cao nhất về tử vong do
thương tích không chủ ý. Báo cáo cho thấy, tỉ lệ này ở châu Phi cao gấp 10 lần
so với các quốc gia có thu nhập cao tại châu Âu và Tây Thái Bình Dương như
Úc, Hà Lan, New Zealand, Thụy Điển và Vương quốc Anh - là những nước có
tỉ lệ thương tích trẻ em thấp nhất. Vấn đề này đặt ra đối với châu Phi trong việc
xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
Thụy Điển là nước đầu tiên công nhận tầm quan trọng của thương tích
như một mối đe dọa đối với sức khỏe trẻ em và giải quyết vấn đề này bằng một
phương pháp điều phối. Vào những năm 1950, Thụy Điển có tỉ lệ tử vong do
thương tích ở trẻ em cao hơn so với Mĩ. Vì vậy, từ cuối thập kỉ 80, quốc gia
này có tỉ lệ tử vong do thương tích ở trẻ em thấp nhất thế giới. Để chống
TNTT, quốc gia này đã thực hiện các quy định và pháp chế cho môi trường an
toàn hơn cho trẻ em và thực hiện chiến dịch giáo dục an toàn rộng khắp cùng
với sự hợp tác của các cơ quan khác nhau, mặt khác, Chính phủ cam kết về các
vấn đề an toàn. Như vậy, ý thức trách nhiệm hợp tác ở Thụy Điển đã giúp nhiều
trong việc bảo vệ sự an toàn của trẻ em.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Trong năm 2004, Kế hoạch Hành động An toàn Trẻ em được phát động
tại 18 quốc gia châu Âu dưới sự bảo trợ của Liên minh An toàn trẻ em của châu
Âu. Mục đích của nó là để điều phối các hành động về TNTT trẻ em ở các quốc
gia tham dự, vì vậy, mỗi quốc gia đã được khuyến khích xây dựng một Kế
hoạch An toàn trẻ em Quốc gia đặt ra các mục đích và ưu tiên cho hành động
An toàn trẻ em.
Tại Australia, đuối nước vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do
thương tích không chủ ý ở trẻ em từ 1-3 tuổi. Vì vậy, quốc gia này đã quy định
học bơi là bắt buộc nhằm giảm sự đuối nước của trẻ em. Hiện nay, hàng trăm
câu lạc bộ bơi được mở rộng tại các khu đô thị và nông thôn, tạo điều kiện để
trẻ em nâng cao kĩ năng an toàn với nước. Với các chương trình kĩ năng chống
đuối nước, chiến lược nâng cao nhận thức cộng đồng và can thiệp pháp lí, tỉ lệ
tử vong do đuối nước ở trẻ em Australia tiếp tục giảm.
“Trẻ em không bay được” là một chương trình được Sở y tế của thành
phố New York xây dựng vào đầu năm 1970 để ứng phó với tỉ lệ tử vong và
thương tích cao ở trẻ em sau khi ngã từ cửa sổ xuống. Một chiến dịch truyền
thông đại chúng đã được thực hiện trên đài phát thanh, truyền hình và báo chí,
thông báo cho mọi người về những nguy cơ trẻ em thường bị ngã từ cửa sổ.
Thiết bị: cung cấp miễn phí các chấn song cửa sổ dễ lắp đặt cho những nơi cần
thiết và cho các gia đình có trẻ em sống ở các khu vực có nguy cơ cao. Kết quả
của chương trình này là số vụ ngã được ghi nhận là giảm đáng kể, người dân đã
ý thức được việc phòng chống TNTT cho trẻ và cùng nhau xây dựng môi
trường an toàn cho trẻ.
Các nghiên cứu về đảm bảo an toàn cho trẻ nói chung và đảm bảo an
toàn cho trẻ ở trường mầm non nói riêng đã được các nhà nghiên cứu trên thế
giới đề cập đến cho thấy tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên, có
rất ít các công trình nghiên cứu về quản lý xây dựng trường học an toàn chống
tai nạn thương tích cho trẻ mầm non, do vậy, đây là khoảng trống cần tiếp tục
nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





1.1.2. Ở Việt Nam
Để nâng cao chất lượng CSGD trẻ em ở trường mầm non nói chung và
đặc biệt là công tác đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thường tích cho trẻ
nói riêng. Ở nước ta cùng với những kết quả đã đạt được trong thực tế hoạt
động chăm sóc, giáo dục trẻ thì các nhà nghiên cứu cũng luôn quan tâm đến
việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp tốt nhất để đảm bảo an toàn phòng chống
tai nạn thương tích cho trẻ.
Các công trình nghiên cứu về xây dựng trường học an toàn, phòng
tránh tai nạn thương tích:
Một nghiên cứu năm 2001, cuốn sách “Kỹ năng và bài tập thực hành quản
lý trường mầm non của hiệu trưởng” của tác giả Trần Bích Liễu, cuốn sách cung
cấp những tri thức khoa học về nghiệp vụ quản lý trường mầm non và hệ thống
các bài tập hình thành các kỹ năng cơ bản của người hiệu trưởng [19].
Những năm gần đây có tác giả tiến hành nghiên cứu các vấn đề liên quan
đến hoạt động chăm sóc, GD trẻ mầm non và đã đề ra những biện pháp quản lý
hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non đã cung cấp nhiều kiến thức lý
luận và thực tế cho các nhà quản lý GD mầm non như:
Sáng kiến kinh nghiệm về “Một số biện pháp phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non” của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh
(2015) đã đề xuất 05 biện pháp để nâng cao hiệu quả phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non, bao gồm: Xây dựng kế hoạch hoạt
động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ; Nâng cao nhận thức của giáo viên
về cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ; Chỉ đạo giáo viên tích hợp
lồng ghép nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích thông qua các
hoạt động; Chỉ đạo giáo viên cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin nhằm
phòng tránh tai nạn thương tích; Tuyên truyền về kiến thức, kỹ năng phòng

tránh tai nạn thương tích với các bậc phụ huynh học sinh. Theo tác giả, việc áp
dụng các biện pháp đó sẽ mang lại 03 lợi ích: Giúp giáo viên hiểu sâu hơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




về một số tai nạn thường xẩy ra cho trẻ để từ đó có kỹ năng trong việc sơ cứu
ban đầu cũng như cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ; Giúp trẻ có
những hiểu biết cơ bản về một số loại tai nạn thương tích, đồ dùng đồ chơi, một
số nơi có nguy cơ xẩy ra tai nạn thương tích cũng như có một số kỹ năng trong
việc phòng tránh tai nạn thương tích xây ra cho bản thân và bạn bè xung quanh;
Tăng cường nhận thức của phụ huynh về vấn đề này, từ đó nâng cao ý thức
trách nhiệm cùng kết hợp với giáo viên và nhà trường giáo dục trẻ phòng tránh
tai nạn thương tích [27].
Nghiên cứu của Đào Thị Minh Tâm đã đưa ra “Một số biện pháp đảm
bảo an toàn - phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tại các cơ sở giáo dục
mầm non”, đã chỉ ra các tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em và một số yếu
tố ảnh hưởng đến TNTT ở trẻ trong trường mầm non: Thiếu sự giám sát, chăm
nom của cô giáo; Giáo viên mầm non không được hướng dẫn cách sơ cứu cho
trẻ và không có kĩ năng xử trí các TNTT thường gặp; Cơ sở vật chất không
đảm bảo: Trường, lớp, đồ dùng đồ chơi ở trẻ em không đảm bảo an toàn, gây ra
các tai nạn như: trẻ bị đồ dùng đè lên người, té ngã, rớt xuống hố ga… Từ đó,
đưa ra các biện pháp như: Xây dựng kế hoạch hoạt động phòng, chống TNTT
cho trẻ trong các trường mầm non; Tổ chức cải tạo trường lớp, cơ sở vật chất
nhằm đảm bảo an toàn, phòng, chống TNTT tại trường mầm non; Tổ chức đánh
giá quá trình triển khai và kết quả hoạt động xây dựng trường học an toàn,
phòng, chống TNTT của các cơ sở GDMN…[28].
Nghiên cứu của Tạ Thị Kim Nhung bàn về “Thực trạng đảm bảo an toàn
và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non trên địa bàn tỉnh Thùa

Thiên Huế”, đã đề cập đến thực trạng xây dựng môi trường an toàn cho trẻ và
tai nạn thương tích: Về vấn đề xây dựng môi trường an toàn cho trẻ; Về thực
trạng tai nạn thương tích; Công tác thực hành an toàn….Từ đó, đưa ra các biện
pháp nâng cao hiệu quả đảm bảo an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích
cho trẻ: Nâng cao nhận thức của giáo viên về phòng tránh tai nạn cũng như xử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




lí các tình huống bất thường xảy ra; Hoàn thiện các cơ sở vật chất chưa đảm
bảo an toàn theo qui định; ồng ghép giáo dục các kiến thức, kĩ năng về an toàn
và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong các hoạt động chăm sóc và
giáo dục tại trường…[19].
Các tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền - Nguyễn Việt Dũng, trong bài viết
“Giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non ở một số
quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”, đã đề cập đến
tình hình tai nạn thương tích ở trẻ mầm non trên thế giới và trong khu vực, một
số chương trình phòng, chống tai nạn thương tích đối với trẻ mầm non tại một
số quốc gia, giáo dục kĩ năng phòng, tránh tai nạn thương tích của trẻ mầm non
ở một số quốc gia trên thế giới, từ đó,các tác giả đưa ra một số bài học kinh
nghiệm đối với Việt Nam về giáo dục kĩ năng phòng, tránh tai nạn thương tích
cho trẻ mầm non [10]
Các công trình nghiên cứu về xây dựng trường học an toàn, phòng
tránh tai nạn thương tích:
Đề tài: “Quản lý hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích ở các
trường mầm non thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Phạm Ngân
Hà, 2017 đã đề ra một số biện pháp giúp cho hiệu trưởng các trường mầm non
của Thành Phổ Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh quản lý tốt hơn công tác phòng
chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố

Cẩm Phả [11]. Tuy nhiên tác giả vẫn chưa đề cập đến vần đề xây dựng trường
học an toàn.
Tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo, trong luận văn “Quản lý hoạt động
phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong Trường Mầm non Sơn Ca 10
Quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh” trên cơ sở trình bày cơ sở lý luận
về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, đã đưa ra khái niệm về trường học
an toàn, tai nạn thương tích và hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích trong
trường mầm non, nội dung quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




cho trẻ trong trường mầm non. Từ đó, tác giả nghiên cứu thực trạng hoạt động
phòng tránh tai nạn thương tích và quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ trong trường mầm non Sơn Ca 10, đánh giá thực trạng về cơ
sở vật chất và công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch…Tác giả đưa
ra các biện pháp như: Tăng cường sử dụng các nguồn lực như tài chính, cơ sở
vật chất, giáo viên…; Tăng cường quản lý hoạt động giáo dục nhằm nâng cao
nhận thức của trẻ về kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích; Kế hoạch hóa
hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích…
Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam đã đề cập một số nội dung liên
quan đến xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ
em ở trường mầm non, các giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng trường học
an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Như vậy, các công trình trên
đã tập trung nghiên cứu về xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh,
thân thiện, và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động
xây dựng trườn học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các
trường mầm non. Đối với các trường mầm non ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái
Nguyên đây là vấn đề quan trọng, bức thiết nhằm nâng cao chất lượng và hiệu

quả GD trẻ em ở các trường mầm non, cần thiết phải nghiên cứu, hoàn thiện và
áp dụng vào các trường mầm non.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
Quản lí là một chức năng lao động xã hội, bắt nguồn từ tính chất xã hội
của lao động, là nhân tố không thể thiếu được trong quá trình phát triển kinh tế
xã hội của đất nước. Khái niệm quản lí được hiểu theo nhiều cách khác nhau và
dù trải qua nhiều thế hệ nghiên cứu và phát triển quản lí nhưng chưa cách giải
thích nào được chấp nhận hoàn toàn. Theo quan điểm kinh tế học thì F.W
Taylor cho rằng “Quản lí là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và
làm cái đó bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất”; hoặc A. Fayon lại cho rằng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×