Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

tiểu luận kinh tế du lịch phát triển du lịch việt nam theo hướng liên kết với điện ảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.83 KB, 46 trang )

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO
HƯỚNG LIÊN KẾT VỚI ĐIỆN ẢNH
1.MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN
1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1 Du lịch và các khái niệm liên quan
-

Du lịch

Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 1 năm
liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu thăm quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ
dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài ngun du lịch hoặc kết hợp với
mục đích hợp pháp khác. (Luật Du lịch 2017)
-

Khách du lịch

Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch trừ trường
hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
Khách du lịch bao gồm khách nội địa và khách quốc tế.
+Khách du lịch nội địa: công dân Việt Nam, người nước ngoài
thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
+Khách du lịch quốc tế bao gồm:
 Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngồi vào Việt
Nam du lịch.
 Cơng dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam
ra nước ngoài du lịch.
- Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích
lịch sử văn hóa, cơng trình lao động sáng tạo của con người và các giá


trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch,
là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du
lịch, đô thị du lịch.
-

Xúc tiến du lịch

1


Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động
nhằm tìm kiếm cơ hội phát triển du lịch.
Phát triển du lịch bền vững

-

Phát triển du lịch bền vững là phát triển du lịch đáp ứng các nhu
cầu hiện tại không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch
tương lai.
Sản phẩm du lịch

-

Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn
nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch
-Đặc điểm của ngành du lịch:
Là ngành kinh tế tổng hợp và “không biên giới”
Là ngành dịch vụ
Tăng trưởng nhanh
Kinh doanh thời vụ

Sử dụng nhiều lao động
Thu lợi trực tiếp từ việc duy trì và bảo vệ các giá trị của môi








trường nhân văn và tự nhiên
 Nhạy cảm với các yếu tố về chính trị, văn hóa, xã hội
 Phụ thuộc vào tài nguyên du lịch, trình độ phát triển của các
quốc gia, nguồn khách và quốc gia điểm đến, sự phát triển của
các ngành liên quan.
1.1.2. Điện ảnh và các khái niệm liên quan
-

Điện ảnh

Điện ảnh là loại hình nghệ thuật tổng hợp thể hiện bằng hình ảnh
động, kết hợp với âm thanh, được ghi trên vật liệu phim nhựa, băng
từ, đĩa từ và các vật liệu ghi hình khác để phổ biến đến cơng chúng
thơng qua các phương tiện kỹ thuật. (Luật Điện ảnh 2006)
-

Tác phẩm điện ảnh

Tác phẩm điện ảnh là sản phẩm nghệ thuật được biểu hiện bằng
hình ảnh động kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo

nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh.

2


1.2.Một số lý thuyết liên quan
1.2.1.Lý thuyết về động cơ và sở thích của khách du lịch
1.2.1.1. Động cơ đi du lịch của con người ngày nay
-

Khái niệm

Động cơ: sự thúc đẩy con người thực hiện hoạt động theo mục
tiêu nhất định nhằm thỏa mãn các nhu cầu đặt ra.
Động cơ du lịch: phản ánh nhu cầu, mong muốn của du khách và
lý do của hành động du lịch.


Các loại động cơ đi du lịch
Động cơ về thể chất: nghỉ dưỡng, tham gia thể thao, tắm

biển, tắm suối khoáng, bảo vệ sức khỏe, ...

Động cơ về tri thức: khát khao vơ hạn của con người về
việc được nhìn, trải nghiệm, hiểu biết điều mới lạ.

Động cơ về giao lưu: làm quen, gặp gỡ, thăm thân, được
đồng hành cùng người khác, …

Động cơ về địa vị và uy tín: nhu cầu được đề cao và phát

triển cá nhân: đi du lịch để được chú ý, đánh giá, thừa nhận, tôn
trọng, ...
1.2.1.2. Những sở thích của khách du lịch
-

Khái niệm

Sở thích là những thái độ có sự rung động và ổn định của các cá
nhân đối với một sự vật hiện tượng nào đó có liên quan đến nhu cầu
và động cơ của con người.
Sở thích đóng vai trị quan trọng trong hoạt động du lịch của con
người. Trước hết sở thích tạo ra khát vọng để tìm hiểu đối tượng, từ đó
điều chỉnh hành vi của mình theo những hướng xác định:
-

Sự phát triển sở thích trong tiêu dùng du lịch của con người

phụ thuộc vào 3 yếu tố:
 Sự phát triển của các sản phẩm du lịch

3


 Đặc điểm tâm lý – xã hội của cá nhân.
 Trào lưu của xã hội
1.2.2.Lý thuyết về hành vi mua của người tiêu dùng du lịch
-

Khái niệm


Hánh vi mua của người tiêu dùng du lịch là toàn bộ hành động
mà mà lữ khách/ du khách thể hiện trong quá trình tìm kiếm, mua, sử
dụng, đánh giá sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu khi thực
hiện chuyến đi của họ.
-

Mơ hình tổng qt

a)
b)
-

Các tác nhân kích thích:
Marketing Mix (4P): Sản phẩm, Giá, Phân phối, Xúc tiến.
Các tác nhân mơi trường: Kinh tế, Xã hội, Chính trị, Tự nhiên
Các yếu tố bên trong người mua:
Các nhân tố ảnh hưởng: Văn hóa, Xã hội, Cá nhân, Tâm lý
Diễn biến tâm lý của người mua: Nhận thức, Tìm kiếm, Đánh

giá, Lựa chọn, Quyết định, Thái độ.
c) Quyết định mua: Sản phẩm gì, Nhãn hiệu gì, Thời điểm mua,
Nơi mua, Số lượng mua.
Mơ hình chi tiết

-

Quyết định mua của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của 4 nhóm
nhân tố:
-


Nhóm nhân tố văn hóa: văn hóa chung, văn hóa bộ phận.

4


-

Nhóm nhân tố xã hội: nhóm ảnh hưởng, gia đình, vị trí và tình
trạng cá nhân trong xã hội.

-

Nhóm nhân tố cá nhân: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu
nhập, đặc điểm riêng biệt của cá nhân.

-

Nhóm nhân tố tâm lý: nhận thức, kinh nghiệm, lòng tin và thái
độ

2. PHÁT TRIỂN DU LỊCH LIÊN KẾT VỚI ĐIỆN ẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÀY
2.1.Sự cần thiết của điện ảnh đối với du lịch
Điện ảnh là kênh quảng bá hữu hiệu để phát triển du lịch. Truyền
hình, điện ảnh luôn cần những bối cảnh, những phong cảnh đẹp cho
những thước phim bắt mắt. Du lịch lại cũng rất cần quảng bá giới
thiệu các hình ảnh này.
Thiên nhiên là một trong những yếu tố quan trọng nhất sẽ tạo
nên thành cơng cho các bộ phim về mặt hình ảnh. Quảng bá du lịch
qua phim khơng những làm lan tỏa hình ảnh về vùng đất, điểm đến,

danh thắng, mà còn giúp khán giả hiểu rõ hơn về truyền thống văn
hóa, tinh thần giàu lòng hiếu khách của con người mỗi vùng đất, qua
đó góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác đầu tư, giao lưu văn hóa
thế giới.
Việc tận dụng những góc quay đẹp, những cảnh quan hữu tình,
những di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng trong các bộ phim hấp dẫn để
quảng bá du lịch là cách làm được nhiều quốc gia trên thế giới áp
dụng. Ví dụ như chính phủ New Zealand quyết định thúc đẩy phát
triển điện ảnh để quảng bá hình ảnh đất nước. Loạt phim Chúa tể
những chiếc nhẫn ra đời được lấy bối cảnh tại quốc gia này. Trong ba
năm loạt phim này ra mắt, số khách du lịch đến New Zealand tăng từ
1,6 triệu lên trên 2 triệu người. Các tour du lịch tham quan những
điểm quay luôn thu hút hàng triệu lượt khách du lịch.

5


Sự đa dạng và sống động của phim ảnh đã góp phần khơng nhỏ
làm cho ngành du lịch phát triển. Mối liên hệ giữa phim, sự sáng tạo
của con người và cảnh vật của thiên nhiên khiến du khách có những
góc nhìn đặc biệt về địa điểm du lịch.
2.2. Một số hình thức “Khai thác điện ảnh để phát triển du
lịch”
-

Đầu tư làm phim giới thiệu các điểm đến và văn hóa của quốc

gia
Đây là cách làm chủ động trong hướng đi “Khai thác điện ảnh để
phát triển du lịch”. Làm phim giới thiệu du lịch cho phép tận dụng tối

đa các cảnh quay, góc máy để quảng bá các điểm đến, và làm nổi bật
văn hóa quốc gia như con người, ẩm thực và tín ngưỡng. Tuy nhiên,
hạn chế của cách làm này là các bộ phim không mang tính giải trí
cao, khó lan tỏa rộng rãi.
-

Cho các hãng phim quốc tế thuê địa điểm làm bối cảnh giúp
giới thiệu hình ảnh của quốc gia

Các quốc gia có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và hấp dẫn
không chỉ thu hút được các hãng phim trong nước mà còn thu hút cả
các hãng phim quốc tế lựa chọn làm bối cảnh phim ảnh. Đây là cơ hội
quảng bá du lịch và hình ảnh đất nước đến đối tượng khách du lịch
nước ngoài.
-

Tận dụng phim trường của nhiều bộ phim bom tấn phát triển
thành những điểm du lịch nổi tiếng

Tận dụng phim trường của các bộ phim nổi tiếng làm điểm đến
du lịch là một trong những cách làm có hiệu quả trực tiếp khi muốn
thu hút đối tượng khách du lịch có sở thích là điện ảnh.
Tại các phim trường, du khách được trải nghiệm cuộc sống của
các nhân vật được yêu thích trên phim, được ghi lại những khoảnh
khắc đáng nhớ. Đây là cách làm phổ biến ở nhiều quốc gia có nền
cơng nghiệp điện ảnh phát triển, điển hình như Hàn Quốc.

6



-

Xây dựng các địa điểm du lịch theo các sản phẩm điện ảnh nổi
tiếng

Với hiệu ứng phim thành công và bắt được tâm lí của khán giả,
những nhà đầu tư cùng với nhà sản xuất phim xây dựng những mơ
hình trong phìm trở thành hiện thực, để mọi thứ khơng cịn là sản
phẩm của trí tưởng tượng nữa, phục vụ sự hiếu kì, muốn khám phá
của khách du lịch khắp mọi nơi.
Công viên Disney Land và Trường học phù thủy Howard ngồi đời
thật là hai ví dụ tiêu biểu cho hình thức này.
2.3. Tác động của hướng đi “Khai thác điện ảnh để phát triển
du lịch” tới quá trình phát triển Kinh tế - Văn hóa – Xã hội và
Mơi trường
-

Đối với quá trình phát triển Kinh tế: “Khai thác điện ảnh để

phát triển du lịch” góp phần trực tiếp hoặc gián tiếp tới tăng trưởng
kinh tế.
Du lịch kết hợp điện ảnh giúp đẩy mạnh phát triển du lịch, thu
hút lượt du khách trong và ngoài nước ngày càng gia tăng. Bên cạnh
việc đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngành Du lịch, lượng khách du
lịch đơng đảo cịn là cơ hội để các loại hình kinh doanh khác phát triển
như: vận tải hành khách, sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ
làm quà lưu niệm, .... Tất cả các hoạt động kinh doanh này đều góp
phần trực tiếp hay gián tiếp tới tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.
-


Đối với q trình phát triển Văn hóa – Xã hội: “Khai thác điện
ảnh để phát triển du lịch” giúp quảng bá hình ảnh quốc gia.

Phát triển du lịch thông qua điện ảnh là một phương thức truyền
bá rộng rãi bản sắc dân tộc và văn hóa quốc gia. Điện ảnh mang lại
cho người xem trải nghiệm về đời sống xã hội, văn hóa của người dân
bản địa như âm nhạc, ẩm thực, lối sống, phong tục và tập quán. Như
vậy, bộ phim ngoài giới thiệu vẻ đẹp của điểm du lịch, cịn hình thành
nhận thức và hiểu biết về địa phương trong phạm vi xã hội và các hệ
thống văn hóa. Vì vậy, các chuyến tham quan được xây dựng dựa

7


theo một bộ phim khơng chỉ bao gồm việc nhìn ngắm phong cảnh mà
cịn là tìm hiểu, trãi nghiệm văn hóa địa phương.
Thực tế cho thấy việc quảng bá du lịch thông qua điện ảnh đã
giúp nhiều quốc gia chạm đến một đỉnh cao mới, nền văn hóa của họ
lan tỏa đến các quốc gia khác trong khu vực, điển hình là Mỹ và Hàn
Quốc. Nhờ những tác phẩm điện ảnh kinh điển của Hollywood, những
chuyến tham quan địa điểm quay các phim nổi tiếng đã thúc đẩy
ngành du lịch Mỹ phát triển, không chỉ ở những thành phố lớn như Los
Angeles, New York, mà cả những thành phố nhỏ hơn như New Jersey...
Hàn Quốc sau 10 năm đạt mục tiêu biến điện ảnh thành ngành cơng
nghiệp giải trí số 1, đã tạo hiệu ứng “Xem phim Hàn, dùng đồ Hàn, du
lịch Hàn” ở nhiều quốc gia khác.
-

Đối với quá trình bảo vệ Mơi trường: “Khai thác điện ảnh để
phát triển du lịch” có thể đồng thời gây ra những tác động tiêu

cực lẫn tích cực đến cảnh quan, mơi trường.

+ Tác động tích cực:
Điện ảnh kết hợp với du lịch khơng chỉ có những tác động tích
cực tới q trình phát triển Kinh tế - Văn hóa – Xã hội, những thơng
điệp ý nghĩa về mơi trường có thể được truyền tải và gây ảnh hưởng
đến đông đảo những người yêu mến điện ảnh. Qua những bộ phim,
khách du lịch có ý thức được nâng cao hơn trong việc bảo vệ cảnh
quan thiên nhiên, sinh thái của các địa điểm du lịch được quảng bá.
+ Tác động tiêu cực:
Do hướng kết hợp giữa du lịch và điện ảnh này, nhiều điểm đến
đã thu hút lượng đông khách du lịch đột biến. Sự tăng đột biến lượt
khách du lịch nhưng khơng có sự điều chỉnh trong việc tổ chức, kiểm
sốt hợp lý có thể gây ra một số hệ lụy xấu lên môi trường. Cảnh
quan thiên nhiên hoang dã, nguyên thủy của địa điểm du lịch không
được bảo tồn nguyên vẹn. Thậm chí sinh thái của địa điểm du lịch
cũng bị liễu nhoạn do ảnh hưởng từ các hoạt động của con người và
có thể khó khơi phục về trạng thái tự nhiên.

8


9


CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT
NAM THEO HƯỚNG LIÊN KẾT VỚI ĐIỆN ẢNH
1.THỰC TRẠNG CHUNG VỀ NGÀNH DU LỊCH VÀ QUẢNG BÁ DU LỊCH
QUA KÊNH ĐIỆN ẢNH TẠI VIỆT NAM
1.1. Thực trạng chung về phát triển du lịch tại Việt Nam

Hoạt động quảng bá du lịch được coi là một nhân tố then chốt
góp phần vào sự phát triển của ngành du lịch. Hơn hết trong bối cảnh
cạnh tranh gay gắt trên nhiều mặt như hiện nay, ngành du lịch cần
tận dụng triệt để những cơ hội để tăng cường quảng bá hình ảnh về
đất nước, con người Việt Nam đến du khách quốc tế.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục du lịch Việt Nam, lượng khách
quốc tế đến Việt Nam trong 5 từ năm 2011 đến 2016 như sau:
Bảng 1: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 20112016
Chỉ
tiêu
Khách
quốc
tế
Tốc

2011

2012

6.014.00 6.847.70

2013
7.572,

2014

2015

7.874.30 7.943.70


2016
10.012.7

0

0

3

0

0

35

19,1

13,86

10,6

4,0

0,9

26

độ
tăng
trưởn

g (%)
(Nguồn: Tổng cục du lịch)
Nhận thấy giai đoạn từ giữa năm 2014 đến giữa năm 2015, lượng
khách tăng trưởng chậm lại là do du lịch Việt Nam phải đối mặt với
những khó khăn chưa từng có, gây ra tác động bất lợi kéo dài. Khách
quốc tế đến Việt Nam liên tục sụt giảm do khó khăn về kinh tế trong
khu vực và trên thế giới, mà trong đó, du lịch Việt Nam khơng có sự
thu hút khiến khách du lịch quay trở lại lần thứ hai.Năm 2015 tới năm

10


2016, sự ra đời của nhieuf bộ phim điện ảnh lấy bối cảnh ở Việt Nam
cùng công tác truyển thông, lượng khách quốc tế tăng trưởng rõ rệt

Bảng 2: Lượng khách nội địa tới Việt Nam năm 2011 2016
Chỉ tiêu
Khách
nội địa
Tốc
độ
tăng
trưởng

201
1
30.0
00

7,1


2012

2013

2014

2015

2016

32.500

35.000

38.500

57.000

62.000

8,3

7,7

10,0

48,0

8,8


(%)
(Nguồn: Tổng cục du lịch)
Tương tự đối với khách nội địa, lượng khác có dấu hiệu tăng đều.
Tuy nhiên trái với khách quốc tế, lượng khách nội địa gia đoạn 20142015 có dấu hiệu tăng mạnh. Lượng khách nội địa năm 2015-2016 lại
có mức tăng trưởng khiêm tốn hơn.
Năm 2017, Việt Nam đã biết tận dụng được nhiều lợi thế và tạo
ra những điểm sáng cho bức tranh du lịch Việt Nam 2017 chính là sức
tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể là: 9 tháng liên tiếp Việt Nam là điểm
đến của hơn 1 triệu lượt khách quốc tế. Cả năm 2017, Việt Nam đón
được 12,9 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 30% so với năm 2016 và
phục vụ hơn 73 triệu lượt khách nội địa. Lần đầu tiên, Việt Nam lọt
vào danh sách các quốc gia có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất
thế giới.
Việt Nam được Tổ chức Du lịch Thế giới xếp thứ 6 trong 10 điểm
du lịch có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và đứng đầu châu Á
về tốc độ này. Đây chỉ là một trong số nhiều danh hiệu, giải thưởng

11


thế giới trao tặng cho du lịch Việt Nam trong năm qua. Điều này cho
thấy, thương hiệu du lịch Việt Nam đang ngày càng được định vị trên
trường quốc tế.
Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam luôn nỗ lực
đổi mới cách thức, nội dung quảng bá du lịch ở trong và ngoài nước
theo hướng tập chung, chuyên nghiệp và hiệu quả thông qua nhiều
kênh thông tin khác nhau như: trang thơng tin chính thức của Tổng
cục Du lịch Youtube - Vietnam Timeless
Charm, một số kênh truyền hình (CNN, BBC,…), báo chí du lịch trong

và ngồi nước (tạp chí du lịch của Tổng cục Du lịch, Vietnam.net,
Forbes, Travel+ Leisure Southeast Asia, S.E.A Backpacker, CNN
Traveller…), hội chợ du lịch và các hoạt động văn hóa du lịch trong
nước và quốc tế…
Năm 2017, bộ phim bom tấn Hollywood “Kong: Skull Island” ( hay
còn gọi “Kong – Đảo Đầu Lâu”) được cơng chiếu, sự ra mắt này có tác
động mạnh mẽ đến ngành Du lịch của Việt Nam, bởi Kong là bộ phim
quốc tế đầu tiên lấy phần lớn bối cảnh là những danh lam thắng cảnh
ở Việt Nam (Quảng Bình, Quảng Ninh, Ninh Bình). Đây có thể coi là cơ
hội vàng cho ngành Du lịch Việt Nam trong bối cảnh đất nước đang
phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
1.2.Thực trạng chung về phát triển du lịch kết hợp với điện
ảnh ở VN
Quảng bá du lịch qua phim ảnh khơng cịn là câu chuyện mới
trên thế giới, song ở Việt Nam nó chỉ mới bắt đầu được quan tâm chú
ý trong vòng vài ba năm trở lại đây. Cũng giống như nhiều quốc gia
khác, Việt Nam đang tìm hướng đi, chọn phương thức để thúc đẩy du
lịch thông qua con đường điện ảnh. Cụ thể là qua các phim:
Đối với phim trong nước,
Chuyện của Pao được coi là mốc son đối với du lịch bởi lẽ chỉ một
thời gian ngắn sau khi công chiếu, cao nguyên đá Hà Giang vốn bình
yên và trầm lặng bỗng hút khách.

12


Ở Việt Nam, nhiều bạn trẻ háo hức tìm đến để tận mắt thấy và
hịa mình vào khung cảnh đầy lãng mạn của ngôi nhà được quay
trong bộ phim “Chuyện của Pao”. Có thể thấy được sức mạnh của
phim ảnh, ghi dấu ấn sâu sắc bởi các cảnh quay đẹp, thức đẩy mong

muốn được tới với những điểm thực tế của các cảnh quay đó. Đó cũng
chính là những cảnh quay của “Đất rừng phương nam”, của “Mùa len
trâu”, “Mùa đu đủ xanh”, “Mùa hè chiều thẳng đứng”, những thước
phim được biết đến trong và ngồi nước.
Phim Tơi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, ngay ở thị trường trong
nước phim đã thu về gần 80 tỉ đồng; cùng con số doanh thu khủng
này là lượng người đến du lịch tại Phú Yên - nơi phim lấy bối cảnh
quay cũng tăng vọt, sau khi Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh ra rạp,
lượng khách đến Phú Yên đã đột ngột tăng 30% so với cùng kỳ năm
ngoái. Tỉnh này cũng đã kết hợp cùng các đơn vị lữ hành, hãng hàng
không Jetstar nhân đó phát triển thêm nhiều tour du lịch, chuyển đổi
hệ thống máy bay mới, tăng chuyến bay phục vụ du lịch.
Đối với phim nước ngoài lấy bối cảnh tại Việt Nam,
Những năm 1990, sau khi hình ảnh Việt Nam được giới thiệu qua
các phim “Đơng Dương”, “Người tình” của điện ảnh Pháp, khách quốc
tế nườm nượp tìm đến vịnh Hạ Long, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, miền
Tây Nam Bộ. Nhưng rồi điện ảnh Việt Nam đã để vuột mất nhiều cơ
hội “vàng” suốt 20 năm nay.
Tiếp đến năm 1994, Việt Nam đã từng bỏ lỡ cơ hội khi không cấp
phép cho bộ phim “Trời và Đất” của đạo diễn lừng danh Oliver Stone,
để đoàn làm phim phải sang Thái Lan quay, phim sau đó đoạt nhiều
giải thưởng danh giá thế giới. Năm 2007, đạo diễn Oliver Stone thêm
một lần không thể thực hiện dự án phim “Pinkville” (Làng Hồng) ở Việt
Nam.
Sau đó, chúng ta lại tiếp tục dành cơ hội cho Thái Lan khi không
để nhà sản xuất phim “Điệp viên 007” thực hiện trường đoạn hấp dẫn
nhất của tập phim “Ngày mai không lụi tàn” tại vịnh Hạ Long.

13



Những bộ phim nước ngoài lấy bối cảnh Việt Nam như Đơng
Dương, Người tình, Điện Biên Phủ… đã giúp quảng bá hình ảnh Việt
Nam rất nhiều. Nhiều khách du lịch đến với Hạ Long sau khi
xem Đông Dương, cụ thể thời điểm năm 1992 khách đến Hạ Long chỉ
400.000 khách nhưng sau khi phim chiếu, năm 1994 lượng khách
tăng lên 1 triệu lượt khách.
Hay gần đây nhất là phim Kong: Đảo đầu lâu, sau khi chính thức
ra rạp từ 10/3 trên khắp thế giới, chỉ tính riêng tại hệ thống rạp chiếu
ở Việt Nam ngày đầu công chiếu, Kong: Đảo đầu lâu của đạo diễn
Jordan Vogt-Roberts đã thu về hơn 18 tỷ đồng để phá vỡ mọi kỷ lục
của một bộ phim mới ra mắt. Kong: Đảo đầu lâu được chú ý bởi hình
ảnh thân thuộc của Kong khổng lồ, dàn diễn viên đình đám của
Hollywood, đồng thời 70% hình ảnh của bộ phim được ghi hình tại
Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Tràng An (Ninh Bình), Phong Nha - Kẻ
Bàng (Quảng Bình) của Việt Nam.
Có thể nói, hiệu ứng nhanh nhạy và sống động của phim ảnh đã
góp phần không nhỏ làm cho ngành du lịch “khởi sắc”. Nhờ đó, Theo
ơng Nguyễn Văn Tình, ngun Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, (Bộ
VH,TT&DL), sau bộ phim Kong: Skull Island, có ít nhất 3 bộ phim nước
ngồi được quay ở Việt Nam trong năm 2017. Bộ phim mang tên Ở
nơi tận cùng của thế giới (Pháp), có sự tham gia của diễn viên Gérard
Depardieu. Phim catsing diễn viên Việt từ tháng 1/2017 và sẽ quay
trong 2 tháng 4 và 5 tại miền Bắc Việt Nam. Tiếp đến là bộ phim
truyền hình Đức 2 tập có tên Mẹ Việt Nam. Phim thứ 3 do Mỹ sản
xuất, nội dung nói về giây phút tháo chạy cuối cùng của người Mỹ tại
Sài Gòn.
Cùng đó, Bộ VH,TT&DL cấp phép sản xuất thêm 3 bộ phim hợp
tác giữa Việt Nam với nước ngoài, nhằm giới thiệu, quảng bá du
lịch nước nhà. Đó là Người bất tử (đạo diễn Victor Vũ) kết hợp với nhà

sản xuất người Mỹ, ông Fam Ghia Ci. Một bộ phim giả tưởng, ly kỳ và
địa điểm quay phim sẽ diễn ra ở 31 tỉnh, thành trải dài khắp cả nước.
Bộ phim Tèo Em 2 của đạo diễn Charlie Nguyễn, nhà sản xuất Mỹ. Bộ

14


phim có kỉ lục cảnh quay trải dài được thực hiện tại 32 tỉnh, thành
trong cả nước, hàng nghìn bối cảnh dựng lên tại khắp các danh lam
thắng cảnh Việt Nam, phim Tèo Em 2 chắc chắn mở ra một bức tranh
thiên nhiên tuyệt đẹp làm mê đắm lòng người. Tiếp theo là phim Mùa
hè ở Việt Nam hợp tác với Trung Quốc, đoàn làm phim sẽ quay bối
cảnh tại 14 tỉnh, thành trong cả nước.
Từ đó có thể thấy việc hợp tác sản xuất phim với các đơn vị nước
ngồi, khơng chỉ đẩy mạnh được hình ảnh hợp tác tốt đẹp giữa Việt
Nam với các quốc gia, mà còn góp phần giúp người dân các nước hiểu
rõ hơn về con người, đất nước Việt Nam và tăng cường mối quan hệ
hợp tác đầu tư, về các hoạt động giao lưu văn hóa, phát triển kinh tế
giữa các nước, trong đó có hoạt động du lịch. Có thể nói điện ảnh đã
trở thành cầu nối đưa du lịch Việt Nam vươn xa đến bạn bè quốc tế
một cách nhanh nhất và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
2. MỘT SỐ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHẮN CỦA VIỆT NAM TRONG VIỆC
PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG LIÊN KẾT VỚI ĐIỆN ẢNH
2.1 Thuận lợi
- Về điều kiện vị trí địa lý:
Việt Nam có những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý, kinh tế và
chính trị: Việt Nam có tiềm năng thiên nhiên phong phú với nhiều
cảnh đẹp tự nhiên tuyệt mỹ như vịnh Hạ Long, núi non Tây Bắc, các
bãi biển và đảo ven bờ hoang sơ thuần khiết…có thể trở thành những
bối cảnh quay phim hết sức hấp dẫn nếu được các nhà làm phim quốc

tế để mắt đến.
Ở Việt Nam, động Phong Nha (Bố Trạch – Quảng Bình) được coi là
hang nước đẹp nhất thế giới. Bên cạnh đó chúng ta cịn phải kể tới
như động Tiên Cung , Đầu Gỗ (Hạ Long), Tam Cốc – Bích Động (Ninh
Bình), Hương Tích (Hà Tây) .v.v… đang rất thu hút khách du lịch, đồng
thời cũng trở thành những địa điểm quay phim lý tưởng.
-

Về điều kiện trên thế giới:

Ngày 7/11/2006 Việt Nam đã chính thức được kết nạp làm thành
viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới WTO. Từ đó tạo điều

15


kiện thuận lợi cho các đạo diễn biết tới Việt Nam nhiều hơn và sẵn
sàng chi những khoản ngân sách khổng lồ đầu tư làm phim mà khơng
có những hạn chế về mặt chính trị cũng như các điều kiện ràng buộc
về mặt kinh tế.
-

Về điều kiện trong nước:

Trên cơ sở đó, Nhà nước ta đã nắm bắt thời cơ bằng việc đưa ra
những chính sách phát triển du lịch như: chính sách đổi mới, mở cửa
và hội nhập của nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối
ngoại trong đó có du lịch phát triển. Nhà nước quan tâm lãnh đạo chỉ
đạo sát sao sự nghiệp phát triển du lịch của đất nước. Du lịch được
xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước.



Các di tích, di sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển được

tôn tạo, bảo tồn và phát triển.


Có chính sách phát triển du lịch cho từng địa phương.



Mở trường , mở khoa đào tạo về khách sạn du lịch.



Tạo dựng hình ảnh , quảng bá văn hóa , thắng cảnh của

Việt Nam ra thế giới nhằm thu hút khách quốc tế.
Đất nước con người Việt Nam đẹp và mến khách; Việt Nam có
chế độ chính trị ổn định, an ninh đảm bảo, là điểm du lịch còn mới
trên bản đồ du lịch thế giới với tiềm năng tài nguyên du lịch đa dạng
và phong phó là điều kiện đặc biệt quan trọng cho du lịch phát triển.
Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện dần, pháp lệnh du lịch
đã được ban hành, nhiều văn bản liên quan đến du lịch được sửa đổi,
bổ xung, tạo hành lang pháp lý cho du lịch phát triển.
Kết cấu hạ tầng cơ sở, hạ tầng kinh tế, xã hội đã được nhà nước
quan tâm đầu tư mới hoặc nâng cấp tạo điều kiện khai thác các điểm
du lịch, tăng khả năng giao lưu giữa các vùng, các quốc gia.
2.2.Khó khăn
- Về điều kiện tự nhiên:

Du lịch là ngành kinh tế nhạy cảm với điều kiện mơi trường tự
nhiên do đó là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất
do tác động của khí hậu và biến đổi khí hậu dẫn đến nước biển dâng
cao.

16


Khí hậu Việt Nam cũng có sự phân hóa phúc tạp về mặt khơng
gian và thời gian tạo nên tính mùa vụ du lịch và tạo nên những loại
hình du lịch thích hợp, phụ thuộc vào thời gian.
Biến đổi khí hậu tác động trực tiếp tới phát triển du lịch ở 2 hình
thức. Đó là tác động đến tài ngun du lịch, điểm hấp dẫn du lịch
trong đó có cả những tài nguyên du lịch tự nhiên đã hình thành, tồn
tại hàng triệu năm qua như Vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Phong NhaKẻ Bàng. Tiếp theo là các hoạt động du lịch, đặc biệt là hoạt động lữ
hành bị ảnh hưởng, đình trệ thậm chí hủy do điều kiện thời tiết xấu
liên tiếp, bão lụt, lũ quét di biến đổi khí hậu gây ra. Vấn đề này có thể
khiến cho các nhà làm phim vô cùng e ngại đầu tư tại Việt Nam do rủi
ro từ thiên tai cao.
-

Về điều kiện kinh tế:

Như chúng ta đã biết, du lịch là ngành dịch vụ, nhận nhiệm vụ
“chuyển tải” sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của các ngành kinh tế khác
để cung cấp cho du khách nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy điều kiện
kiện kinh tế đóng vai trị góp phần cung cấp các hàng hóa, dịch vụ
cho du lịch. Trong khi đó, chất lượng về thực phẩm, dịch vụ, nhà
nghỉ,... vẫn còn nhiều nơi chưa đạt chuẩn. Điều này gây ấn tượng xấu
cho cả du khách và đoàn làm phim khơng cịn mong muốn tới lần thứ

hai do điều kiện về sức khỏe của họ có thể khơng được đảm bảo khi
tới Việt Nam.
Từ đó khẳng định điều kiện kinh tế là một trong những nhân tố
tiên quyết quyết định sự thành bại trong tiến trình phát triển du lịch
gắn với điện ảnh.
Như vậy, từ thực tế phát triển của xã hội, có thể thấy giữa du lịch
và điện ảnh đã và đang song hành cùng nhau trên con đường phát
triển chung. Bằng cách này hay cách khác điện ảnh đang trở thành
cầu nối thúc đẩy du lịch phát triển.
3. ĐÁNH GIÁ VỀ THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN DU
LỊCH THEO HƯỚNG LIÊN KẾT VỚI ĐIỆN ẢNH Ở VIỆT NAM
3.1. Một số thành tựu chủ yếu của Ngành du lịch Việt Nam
trong việc liên kết với Điện ảnh

17


3.1.2. Hiệu quả kinh tế- xã hội của toàn Ngành du lịch ngày
càng lớn và toàn diện
-

Lượng khách nội địa và quốc tế tăng nhanh

Với sự phát triển của các sản phẩm điện ảnh cùng khả năng tiếp
cận đến nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, điện ảnh đang mang
đến tác động tích cực đến hiệu quả kinh tế_xã hội của toàn ngành Du
lịch, gia tăng đáng kể số lượng khách du lịch nội địa và quốc tế.
Với phim nước ngồi lấy bối cảnh Việt Nam,
Cơng chiếu vào tháng 3 năm 2017, bộ phim bom tấn “Kong: Đảo
đầu lâu” được quay và lấy bối cảnh tại các địa phương ở Việt Nam,

trong đó có tỉnh Quảng Bình.
Sau 2 tuần đầu cơng chiếu thì doanh thu của “Kong: Đảo đầu lâu”
đã đạt khoảng 266 triệu USD, trong đó thị trường Mỹ vào khoảng 177
triệu USD, riêng ở Việt Nam là 150 tỷ (VNĐ) - doanh số kỷ lục về
doanh thu phòng vé Việt Nam. Từ ngày 23/3 bộ phim bắt đầu được
trình chiếu ở 2 thị trường rất lớn là Trung Quốc và Hàn Quốc. Có thể
nói, bước đầu bộ phim đã gây được tiếng vang khá tốt tác động tích
cực đến việc phát triển du lịch của các địa danh là bối cảnh trong
phim.
Cụ thể, tính từ đầu năm 2017 đến thời điểm tháng 3 sau khi bộ
phim công chiếu, lượng khách đến Quảng Bình tăng khoảng 30%,
riêng lượng khách quốc tế tăng đến 39%.
Với phim nội địa,
Bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”(2015) của đạo diễn
Victor Vũ được chuyển thể từ truyện dài cùng tên của nhà văn Nguyễn
Nhật Ánh. Sau khi được dựng thành phim, chỉ trong hai tuần đầu tiên
công chiếu, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đã gây một cơn dư chấn
trong giới trẻ. Chỉ trong 2 tháng 10 và 11 năm 2015 – thời gian trong
và sau khi công chiếu bộ phim, hơn 130.000 lượt du khách đến Phú
Yên, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 2014, tạo khởi sắc cho vùng
quê nghèo Phú Yên.

18


(Nguồn ảnh: Phú Yên trong “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ
xanh”)
- Thu hút vốn đầu tư cho địa phương
Sự thu hút đến từ truyển thông qua phim ảnh và lượng khách nội
địa và quốc tế tăng vọt đã tạo đà cho nhiều dự án đầu tư tại địa

phương hoặc các điểm đến du lịch.
Năm 2015, sau khi Phú Yên trở thành một địa điểm du lịch mới lạ
và hấp dẫn của khách du lịch từ bộ phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ
xanh, hiệu ứng tích cực từ bộ phim đã khiến những người làm du lịch
bất ngờ. Trong 3 tháng sau khi bộ phim được công chiếu, nhiều đơn vị
lữ hành tại TP.HCM, Hà Nội đặt tên tour du lịch tới Phú Yên theo tên
phim để gây chú ý. Trong đó, Cơng ty TNHH MTV Du lịch Dế Mèn
(TP.HCM) đã phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTTDL)
để quảng bá tour về Phú Yên. Với tour 3 ngày 2 đêm, du khách sẽ đến
với các danh thắng độc đáo, thưởng thức các món ẩm thực đặc sản
đất Phú Yên, ở khách sạn 5 sao. Một số công ty lữ hành khác như
Relax Travel, Bách Tùng Việt, Lửa Việt... cũng đẩy mạnh bán tour về
Phú Yên.
Việc bùng nổ du lịch “ăn theo” bộ phim đã giúp khơi dậy tiềm
năng ngành du lịch tỉnh Phú Yên. Lâu nay, địa phương này vẫn “mặc
cảm” là tỉnh nghèo, giao thơng đi lại khó khăn, tiềm năng du lịch dù
được xác định nhưng vẫn loay hoay chưa biết khai thác theo hướng
nào.

19


Cùng với việc khai thác du lịch qua phim ảnh, UBND tỉnh Phú Yên
sau đó đã đẩy mạnh thu hút đầu tư và triển khai nhanh các dự án du
lịch tầm cỡ khu vực và quốc tế, đáp ứng hạ tầng, dịch vụ khai thác tối
đa tiềm năng về ngành cơng nghiệp khơng khói này. Nhiều dự án du
lịch cao cấp, vốn đầu tư lớn đã được tỉnh đầu tư, nổi bật là dự án New
City của Tập đoàn Sun Rise Việt Nam.
Trên đây là ví du điển hình cho tác động tích cực của điện ảnh
đến sự phát triển du lịch theo hình thức thu hút vốn đầu tư. Độ phổ

biến của các bộ phim điện ảnh tỉ lệ thuận với tiềm năng thu hút vốn
đầu tư và phát triển của địa phương. Từ đó, giúp các địa phương phát
triển kinh tế, cải thiện đời sống của người dân.
- Tạo ra nhiều việc làm cho người dân địa phương
Các địa phương xuất hiện trong các thước phim điện ảnh cịn có
thể góp mặt như một vai diễn quần chúng hoặc các vai chính. Bên
cạnh đó, sự ra đời của các sản phẩm “ăn theo” các tác phẩm điện ảnh
cũng tạo thêm nhiều việc làm cho người dân địa phương.
Hiện nay ước tính ngành du lịch đã tạo ra việc làm cho trên
850.000 lao động trên cả nước, trong đó số lao động trực tiếp là
khoảng 234.000 người và số lao động gián tiếp là khoảng 510.000
người. Mỗi năm ngành du lịch góp phần tạo thêm hàng ngàn chỗ làm
việc mới và hàng vạn việc làm gián tiếp.
Ngành du lịch đã từng bước được xã hội hố, góp phần bảo vệ
mơi trường và thực hiện chính sách xố đói giảm nghèo, chuyển dịch
cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.
3.1.2. Nâng cao nhận thức về du lịch
Từ khóa “Du lịch” những năm gần đây đã khơng cịn xa lạ với mọi
người, đặc biệt với giới trẻ. Lương khách nội địa từng năm tăng trưởng
rõ rệt, minh chứng cho sự phát triển của ngành Du lịch trên phương
diện nâng cao nhận thức của khách nội địa. Đặc biệt, năm 2015 với sự
ra đời của nhiều bộ phim như Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Pan –
bom tấn Hollywood lấy bối cảnh Hang Én ở Việt Nam,…lượng khách
du lịch nội địa tăng với tốc độ 48%.

20


Hình 1: Lượng khách du lịch nội địa của Việt Nam năm
2011-2015


Khach nội đia
60
50
40
nghìn lượt khách
30
20
10
0
2011

2012

2013

2014

2015

(Nguồn: Tổng cục Du lịch)
Có thể nhận thấy, những năm gần đây, lượng khách du lich nội
địa tăng trưởng rõ rệt, nhanh chóng, minh chứng cho sự thành công
của ngành Du lịch đối với riêng khách nội địa.
3.1.3. Quảng bá thương hiệu du lịch Việt Nam tới quốc tế
Trước Kong - Skull Island, đạo diễn Régis Wargnier với phim Đông
Dương

(1992),


đạo

diễn

Joe

Wright

với

Pan



vùng

đất

nerverland(2015), đã chọn Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Tràng An (Ninh
Bình), Động Phong Nha (Quảng Bình) của Việt Nam làm bối cảnh.Việc
các đạo diễn danh tiếng khi cần những bối cảnh thiên nhiên hùng vĩ
mà thơ mộng, kỳ bí mà quyến rũ đã lựa chọn Việt Nam, cho thấy
slogan “Vietnam – The Hidden Charm” (Vẻ đẹp tiềm ẩn) của Tổng cục
Du lịch ngày nào phát huy tác dụng.
Có thể nói, các thước phim cả trong và nước ngoài cùng những
chia sẻ của các diễn viên đã góp phần quảng bá hình ảnh của Việt
Nam tới khách quốc tế, từ đó góp phần phát triển du lịch Việt Nam.
Như diễn viên Tom Hiddleston, một trong số những diễn viên
chính trong bộ phim “Kong: Đảo Đầu Lâu” phải thốt lên trong buổi họp
báo giới thiệu phim “Tôi nghĩ Việt Nam đẹp nhất, đặc biệt là vịnh Hạ


21


Long. Ở đây có một quần thể các vũng nước sâu, các ngọn núi bất
chợt nhô ra khỏi mặt biển sừng sững như những tòa nhà chọc trời,
thật là điều chưa từng thấy. Không riêng tôi, các bạn diễn John
Goodman, Jason Mitchell đều nghĩ như vậy. Trong phim tơi có cảnh
chèo thuyền trên mặt biển”.
Nhờ đó, cơng tác tun truyền nâng cao hình ảnh Du lịch Việt
Nam trong mắt bạn bè quốc tế có nhiều thành tựu. Việt Nam đang ghi
tên mình thành một trong những điểm đến du lịch mới lạ, lý tưởng và
thú vị.
Kết quả, nhiều địa danh ở Việt Nam được nhiều khách du lịch biết
tới. Được đánh giá là một trong 29 Vịnh đẹp nhất thế giới, cuối tháng
3/2012, tổ chức New Open World cũng đã chính thức cơng nhận vịnh
Hạ Long là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Năm
2009, Tạp chí Travel and Leisure (Mỹ) cũng đã bình chọn ruộng bậc
thang Sa Pa là 1 trong 7 ruộng bậc thang đẹp nhất, kỳ vỹ nhất châu Á
và thế giới. Tháng 12/2011 tạp chí du lịch Lonely Planet (Anh) đã giới
thiệu vùng đất “Sa Pa là một trong 10 điểm tuyệt vời trên thế giới cho
môn đi bộ” và đầu tháng 11/2013.
Tạp chí du lịch nổi tiếng Business Insider vừa bình chọn hang Sơn
Đoong của Việt Nam là 1 trong 12 hang động ấn tượng nhất trên thế
giới, lọt vào top những địa điểm đẹp không thể tin nổi của thế giới
theo kết quả bình chọn của chuyên trang du lịch Boredpanda của Mỹ
và là hang động lớn nhất trên thế giới.

22



(Sơn Đoòng hang động lớn và đẹp nhất thế giới được giới
thiệu

trên

trang

mạng

Trip

Advisor

(Nguồn

ảnh:

vinhcity.gov.vn))
Có thể nói, hướng phát triển liên kết với điện ảnh là môt hướng
đi khôn ngoan trong việc phát triển du lịch tại Việt Nam nhằm tận
dụng vẻ đẹp hoang sơ, bí ẩn và các danh lam thắng cảnh nổi tiếng
như Động Phong Nha, Tràng An, Chùa Bái Đính, Vịnh Hạ Long,..
3.2. Những hạn chế đối với ngành du lịch Việt Nam trong việc
liên kết với Điện ảnh
3.2.1. Kinh phí đầu tư các dự án du lịch chưa cao
Theo thống kê của Forbes năm 2016 cho biết, khoản ngân sách 2
triệu USD/năm của Việt Nam dành cho việc xúc tiến du lịch trên thị
trường quốc tế chỉ bằng 2,9% ngân sách chi cho quảng bá du lịch của
Thái Lan, 2,5% của Singapore và 1,9% chi phí mà Malaysia đã bỏ ra

ttrong việc tiếp thị du lịch quốc gia. Vì vậy, tờ tạp chí uy tín này đánh
giá, ngành cơng nghiệp du lịch của Việt Nam khó có thể cạnh tranh
được với các quốc gia láng giềng chịu “đầu tư”.
3.2.2. Du lịch Việt Nam thụ động, chưa tận dụng được tiềm
năng lớn

23


-

Các cấp quản lí thiếu sự kết hợp với các đoàn làm phim để

quảng bá du lịch Việt Nam
Sở hữu nhiều điểm đến du lịch hấp dãn, danh lam thắng cảnh nối
tiếng, nhưng Việt Nam lại không phải là sự lựa chọn tốt cho các nhà
làm phim khi so sánh với 2 nước Thái Lan và Campuchia. Lí giải cho
điều này, Bà Ngô Phương Lan- Cục trưởng Cục Điện ảnh cho biết:
“Dịch vụ phục vụ các đoàn làm phim của chúng ta còn kém. Nhiều
nhà làm phim khi thực hiện làm phim ở Việt Nam phải tự đưa trang
thiết bị vào trong khi chúng ta cũng chưa có chính sách ưu đãi cho
dịch vụ này, nên khó cạnh tranh với các nước bạn”.
Bộ phim của Hollywood được công chiếu tại Việt Nam năm 2015
mang tên “Pan và vùng đất Neverland” có hình ảnh Tam Cốc (Ninh
Bình), Hang Én, vịnh Hạ Long… nhưng các tài liệu quảng bá chính
thức cho phim khơng hề nhắc đến hai chữ “Việt Nam”.
Rõ ràng, ngồi việc cởi mở hơn cho các đoàn làm phim vào Việt
Nam thì điều quan trọng nhất là sự kết hợp với các đoàn làm phim
trong quảng bá cho du lịch Việt. Tuy nhiên, các cơ quan quản lí lại vẫn
chưa tận dụng được điều này dẫn tới việc Việt Nam vẫn khó cạnh

tranh với các nước trong khu vực trong việc thu hút các nhà làm phim.
Để thật sự là điểm quay phim hấp dẫn của thế giới, ta còn cần có
những chính sách cởi mở về nhiều vấn đề như: Hải quan, đặc biệt là
chính sách hồn thuế, hỗ trợ các đoàn làm phim.
-

Thiếu đội ngũ chuyên nghiệp để làm việc với các đồn làm
phim

Việt Nam cị thiếu đội ngũ chuyên nghiệp để có thể cung ứng các
dịch vụ cho các đoàn làm phim. Đoàn làm phim “Kong: Đảo Đầu Lâu”
chia sẻ rằng, ở Thái Lan họ tìm 10 người để thực hiện một cơng việc
nào đó thì có đến 7 người có thể làm được, ở Úc cịn hơn thế. Cịn ở
Việt Nam, họ đã khơng nghĩ rằng họ tìm được, hoặc chỉ có 1 người làm
được.
Bên cạnh đó, các trang thiết bị của chúng ta cịn thiếu, hầu hết
các thiết bị của bộ phim đều phải mang từ nước ngoài sang, mất thời

24


gian và tốn kém. Điều này khiến việc quay phim tại Việt Nam trở nên
kém hấp dẫn đối với các nhà làm phim quốc tế.
3.2.3. Những hạn chế về chiến dịch marketing, quảng bá du
lịch Việt Nam
- Thụ động trong việc đưa ra các chiến dịch Marketing dài hạn,
hiệu quả
Quảng bá du lịch qua phim ảnh không phải là câu chuyện ngắn
hạn. Nó địi hỏi khơng chỉ cơng tác hỗ trợ các đồn làm phim mà cịn
là một chiến dịch Marketing hiệu quả nhằm tận dụng triệt để sức nóng

và độ phổ biến của những bộ phim ăn khách. Tuy nhiên, nhìn nhận về
sự kiện quảng bá phim “Kong – Đảo Đầu Lâu”, ngành Du lịch Việt Nam
tồn tại nhiều hạn chế về vấn đề này.
Ngay sau khi Kong được công chiếu, đạo diễn của bộ phim là
Jordan Vogt-Roberts được chọn là Đại sứ du lịch. Với việc không tiếc
những lời ngợi khen có cánh đối với vẻ đẹp của Việt Nam trong q
trình làm phim, cũng như việc cơng khai ý định chuyển đến sinh sống
và làm việc tại VN ngay sau bộ phim, việc bổ nhiệm Jordan làm Đại sứ
du lịch có thể xem là một động thái khá nhạy bén.
Nhưng, có vẻ như mọi thứ cũng chỉ dừng lại ở đó. Nhận xét về
những động thái khá nhanh nhạy kể trên của ngành du lịch Việt Nam,
không ít chun gia Marketing và du lịch ngồi việc nhìn nhận sự thay
đổi tích cực cũng cho rằng bản thân hành động đó cũng thể hiện sự
thiếu tầm nhìn. Về lý thuyết, nếu như Việt Nam mời đạo diễn Kong
làm Đại sứ du lịch từ trước khi bộ phim được cơng chiếu, thì hồn tồn
có thể thực hiện các hoạt động quảng bá cho VN và du lịch của Việt
song song với các hoạt động truyền thông của bộ phim trên tồn cầu.
Cịn đến khi bộ phim đã được cơng chiếu, chúng ta sẽ đánh mất đi cơ
hội quảng bá trên tồn cầu trong q trình truyền thơng của bộ phim.
Không nên quên rằng, Jordan Vogt-Roberts trước khi đảm nhận vai trò
đạo diễn Kong vẫn là một đạo diễn chưa thực sự có nhiều tên tuổi và
được biết đến rộng rãi để có thể tạo ra tiếng nói có ảnh hưởng lớn, kể
cả nếu Kong có thu được thành cơng lớn sau này đi chăng nữa. Khả
năng quảng bá cho Việt Nam và du lịch VN của Jordan ở thời điểm

25


×