Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

tiểu luận kinh tế du lịch ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sự phát triển bền vững của tp hồ chí minh và các định hướng phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.06 KB, 44 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, du lịch trên phạm vi toàn cầu đã và đang phát triển nhanh chóng và trở thành
một hiện tượng xã hội phổ biến. Từ chỗ ban đầu là hoạt động mang tính tâm linh của giới quý
tộc, tầng lớp thượng lưu, đến nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời
sống của mọi người dân. Ngày nay, ngành Du lịch thế giới có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với
nhiều ngành kinh tế khác. Du lịch được coi là ngành kinh tế quan trọng giúp các nước đang phát
triển đẩy nhanh mục tiêu phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và góp phần cải thiện đời sống
cho người dân. Du lịch góp phần tạo ra hàng triệu cơ hội việc làm trực tiếp hay gián tiếp đối với
các ngành có liên quan khác như vận tải, tài chính, nơng nghiệp… Trong thời đại tồn cầu hóa,
và hội nhập, du lịch đang trở thành nhịp cầu kết nối, giải quyết những bất đồng về ngơn ngữ, văn
hóa và tơn giáo của các dân tộc trên tồn thế giới. Vì vậy, ngành “cơng nghiệp khơng khói” mang
về một nguồn thu khơng nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên, chặng đường phát triển của
ngành du lịch nước ta vẫn còn đối diện nhiều thách thức cần phải vượt qua.
Là một thành phố phát triển năng động thuộc loại bậc nhất cả nước, Thành phố Hồ Chí
Minh cũng là một trong những thành phố dẫn đầu về việc thu hút khách du lịch. Với lượng du
khách đến thành phố ngày càng tăng, điều đó cũng đặt ra cho thành phố những cơ hội và thách
thử để duy trì, phát triển bền vững trong du lịch. Để thực hiện tốt chiến lược phát triển bền vững,
thành phố cần có những hoạt động tích cực để có thể vừa làm thỏa mãn nhu cầu của khách du
lịch nhằm thu hút lượng khách đến với thành phố ngày một tăng, vừa tạo cơ sở động lực cho sự
phát triển kinh tế của thành phố, bên cạnh đó có thể duy trì được vẻ đẹp của mơi trường tự nhiên.
Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả sẽ phân tích “ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT
TRIỂN DU LỊCH TỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA TP. HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN”. Vì sự giới hạn thời gian nên chúng em mong được cô nhận xét
bổ sung để đề tài của nhóm được hồn thiện hơn.

1


CHƯƠNG I - CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.Các khái niệm
1.1.Phát triển


Phát triển là một khái niệm được đề cập đến ở nhiều mặt của cuộc sống, đặc biệt là trong các
lĩnh vực về kinh tế - xã hội với những quan điểm khác nhau. Những nhà khoa học phương Tây
cho rằng khái niệm về “phát triển” mới chỉ xuất hiện vào đầu thế kỉ XX cụ thể là những năm sau
chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong các tài liệu của Hội Quốc liên năm 1919, khái niệm phát
triển được sử dụng đi đôi với khái niệm không phát triển, chậm phát triển. Khái niệm phát triển
lúc này gắn với khái niệm văn minh. Chính là với khái niệm đó mà chủ nghĩa thực dân phương
tây đã tự cho mình có nhiệm vụ lịch sử đem ánh sáng văn minh đến khai hóa cho các dân tộc lạc
hậu, dã man.
Mãi sau này, đến những năm 30, khái niệm phát triển mới gắn với kinh tế, và lúc này người
ta sử dụng nó gần như đồng nhất với phát triển kinh tế. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khi đã
thành lập Liên hợp quốc, các chuyên gia của tổ chức quốc tế này mới bắt đầu nêu ra lý thuyết về
phát triển.
Như vậy, Phát triển là một q trình tiến hóa của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc trong đó
các chủ thể lãnh đạo và quản lý, bằng các chiến lược và chính sách thích hợp với những đặc
điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã hội và cộng đồng dân tộc mình, tạo ra,
huy động và quản lý các nguồn lực tự nhiên và con người nhằm đạt được những thành quả bền
vững và được phân phối công bằng cho các thành viên trong xã hội vì mục đích khơng ngừng
nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. (Bùi Đình Thanh, 2015)
Phát triển là một phạm trù của triết học, là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn
giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sự vật. Quá trình vận động đó
diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Sự phát triển
là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo
đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở mức (cấp độ)
cao hơn. (Giáo trình Triết học Mac - Lê nin,“Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật”)
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “phát triển là phạm trù triết học chỉ ra tính chất của
những biến đổi đang diễn ra trong thế giới. Phát triển là một thuộc tính của vật chất. Mọi sự vật
và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái khác nhau từ khi xuất hiện đến lúc tiêu
vong,... nguồn gốc của phát triển là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập”.

2



1.2. Phát triển du lịch
1.2.1. Du lịch
Tổ chức du lịch thế giới (WTO) năm 1995 đưa ra thuật ngữ: “Du lịch là các hoạt động của
con người liên quan đến việc dịch chuyển tạm thời của con người đến một điểm đến nào đó bên
ngồi nơi mà họ sống và làm việc thường xuyên cho mục đích giải trí,và các mục đích khác”.
Theo định nghĩa của Luật du lịch Việt Nam (2005) thì du lịch là các hoạt động có liên quan
đến chuyến đi của con người (cá nhân hoặc tập thể) đến những nơi khơng thuộc khu vực mình cư
trú thường xuyên nhằm mục đích tham quan, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời
gian nhất định (khơng bao gồm mục đích cơng việc).
Qua hai khái niệm cơ bản trên có thể hiểu, con người có nhu cầu đi du lịch là để khám phá,
tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng,…tại các điểm đến du lịch ngồi nơi cư trú của khách du lịch.
Ngành du lịch có mối liên kết mạnh mẽ với các nhóm ngành khác (nhất là về dịch vụ) như:
ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, giao thơng, giải trí. Có thể nói, chúng có mối quan hệ cùng tiến,
cùng lùi với nhau. Ngành du lịch hiện mang lại rất nhiều cơ hội việc làm, mức thu nhập tốt dành
cho người lao động.
Tiếp cận dưới giác độ nhu cầu, du lịch là hiện tượng con người rời khỏi nơi cư
trú thường xuyên để đến một nơi xa lạ vì nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm
việc làm (kiếm tiền) và trong thời gian đó (họ) phải tiêu tiền mà họ đã kiếm được.
Tiếp cận dưới giác độ tổng hợp, Michael Coltman đã đưa ra khái niệm như sau: “Du lịch là
tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa
khách du lịch, những nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại, cộng đồng cư dân địa phương
trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch”.
1.2.2.Phát triển du lịch
Bản chất của du lịch là văn hóa. Kinh tế vừa là phương tiện vừa là mục tiêu phát triển du
lịch. Sự gắn bó hữu cơ giữa kinh tế và văn hóa là đặc điểm cơ bản của du lịch và là xu hướng lớn
trên thế giới hiện nay.
Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến và phát triển với tốc
độ nhanh và ổn định. Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế (World Travel and Tourism Council –

WTTC) đã công nhận du lịch là ngành kinh tế lớn nhất thế giới. Việc đẩy mạnh phát triển du lịch
thường được các quốc gia trên thế giới quan tâm đề cao vì tính hiệu quả và khả năng phát triển
của “ngành cơng nghiệp khơng khói” này được đánh giá là mang lại những tác động đáng kể đến
với sự phát triển bền vững của một quốc gia. Phát triển du lịch có thể được hiểu là làm gia tăng

3


sản lượng và doanh thu cùng mức độ đóng góp của ngành du lịch cho nền kinh tế, đồng thời có
sự hồn thiện về mặt cơ cấu kinh doanh, thể chế và chất lượng kinh doanh của ngành du lịch.
1.3. Phát triển du lịch bền vững
1.3.1. Phát triển bền vững
Phát triển bền vững xuất hiện khi những ảnh hưởng tiêu cực của tăng trưởng kinh tế đối với
tương lai của thế giới ngày càng trở nên rõ ràng.
Lần đầu tiên, năm 1987, trong báo cáo “Tương lai của chúng ta” Hội đồng thế giới về môi
trường và phát triển (WCED) do cựu thủ tướng Na Uy, Gro Harlem Brundtland làm chủ tịch đã
đưa ra ý tưởng và khái niệm về phát triển bền vững. Đó là “Những thế hệ hiện tại cần đáp ứng
các nhu cầu của mình, mà khơng làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp
ứng các nhu cầu của họ”..
Tiếp theo sau đó, nhiều định nghĩa khác nhau lần lượt ra đời như:
“ Phát triển bền vững là quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân loại trong phạm
vi đáp ứng được của các hệ sinh thái”. Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc (UNEP).
“ Phát triển bền vững chính là sự duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người về
mặt xã hội, kinh tế, môi trường trong giới hạn khả năng chịu tải của các hệ sinh thái dịch vụ và
cơ sở tài ngun của mơi trường, nghĩa là vẫn đảm bảo tính bền vững của môi trường” (Ngân
hàng thế giới –WB).
“ Phát triển bền vững là một quá trình dàn xếp, thoả hiệp giữa các hệ thống kinh tế, tự nhiên
và xã hội”, tức là phát triển phải đảm bảo 3 mục tiêu kinh tế, xã hội và mơi trường hài hịa với
nhau (H.Barton, International Institute for environmental and development –IIED).
“ Phát triển bền vững là q trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba

yếu tố: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường” ( Hội nghị Thượng
đỉnh thế giới về Phát triển bền vững)
Và theo Luật Bảo vệ môi trường 2005 của nước ta:“ Phát triển bền vững là phát triển đáp
ứng được nhu cầu của các thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó
của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm
tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”.

4


Từ những khái niệm trên có thể thấy rằng, về bản chất, phát triển bền vững là một quá trình
biến đổi mạnh mẽ trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội nhằm tạo ra sự tối ưu nhất trong tăng trưởng
để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của con người mà không làm tổn hại đến hệ
các sinh thái và môi trường trong hiện tại cũng như trong tương lai. Tổng quát hơn, phát triển
bền vững chính là một q trình liên tục cân bằng và hồ nhập các mục tiêu kinh tế, xã hội và
mơi trường sinh thái. Nó đảm bảo sự trường tồn của nhân loại. Chính vì vậy, phát triển bền vững
đã trở thành mục tiêu chiến lược cho toàn cầu, cho từng quốc gia, từng khu vực cũng như cho
từng ngành.
Như vậy, phát triển bền vững là sự phát triển tổng hợp, tồn diện về tất cả các phương diện
mơi trường, mơi sinh, kinh tế và chính trị - xã hội.
1.3.2. Phát triển du lịch bền vững
Machado, 2003 đã định nghĩa phát triển du lịch bền vững là: “Các hình thức du lịch đáp ứng
nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch, và cộng đồng địa phương nhưng không ảnh
hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Du lịch khả thi về kinh tế nhưng
không phá huỷ tài nguyên mà tương lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là mơi trường tự
nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phương”. Định nghĩa này tập trung vào tính bền vững
của các hình thức du lịch (sản phẩm du lịch) chứ chưa đề cập một cách tổng quát tính bền vững
cho toàn ngành du lịch.
Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), 1996 thì “Phát triển du lịch bền vững
là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả

năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai” Đây là một định nghĩa ngắn gọn dựa trên
định nghĩa về phát triển bền vững của UNCED. Tuy nhiên, định nghĩa này còn quá chung chung,
chỉ đề cập đến sự đáp ứng nhu cầu của du khách hiện tại và tương lai chứ chưa nói đến nhu cầu
của cộng đồng dân cư địa phương, đến mơi trường sinh thái, đa dạng sinh học…
Cịn theo Hens L.,1998 thì cho rằng “Phát triển du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả
các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và
thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hố, các q trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh
học và các hệ đảm bảo sự sống”. Định nghĩa này mới chỉ chú trọng đến công tác quản lý tài
nguyên du lịch để cho du lịch được phát triển bền vững.

5


Tại Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992, Tổ
chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đưa ra định nghĩa: “Phát triển du lịch bền vững là việc phát
triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản
địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển
hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã
hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự tồn vẹn về văn hố, đa dạng sinh
học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người”.
Trong Luận án này, khái niệm phát triển du lịch bền vững được hiểu theo nội hàm định
nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), năm 1992. Mục tiêu của Du lịch bền vững theo
Inskeep, 1995 là:






Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và mơi trường;

Cải thiện tính cơng bằng xã hội trong phát triển;
Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa;
Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách;
Duy trì chất lượng môi trường.

Phát triển du lịch bền vững được định nghĩa tại Luật du lịch 2017 (có hiệu lực từ ngày
01/01/2018). Theo đó: “Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các
yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hịa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt
động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai. Hay
nói một cách đơn giản nhất, du lịch được coi là phát triển bền vững khi nền du lịch đó tốt cho đất
nước lúc này và cịn bền vững dài lâu mai sau”.
Như vậy, với những quan điểm trên đây thì có thể coi phát triển du lịch bền vững là một
nhánh của phát triển bền vững nói chung đã được Hội nghị của Ủy ban Thế giới về Phát triển và
Môi trường xác định năm 1987. Phát triển du lịch bền vững là hoạt động phát triển du lịch ở một
khu vực cụ thể sao cho nội dung, hình thức và quy mơ là thích hợp và bền vững theo thời gian,
khơng làm suy thối mơi trường, không làm ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợ các hoạt động phát
triển khác. Ngược lại tính bền vững của hoạt động phát triển du lịch được xây dựng trên nền tảng
sự thành công trong phát triển của các ngành khác, sự phát triển bền vững chung của toàn xã hội.

6


1.4. Mối quan hệ giữa các khái niệm
1.4.1. Phát triển và phát triển bền vững
Phát triển và phát triển bền vững đều là quá trình lâu dài và do các tác nhân nội tại gây nên
và đều làm thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế, thay đổi về cả lượng và chất
trong xã hội và nền kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên về bản chất hai khái niệm này lại có
những điểm khác nhau cần phân biệt rõ ràng.
Phát triển hay xét cụ thể là phát triển kinh tế là sự thay đổi về chất trong cơ cấu nền kinh tế –
xã hội và dịch chuyển theo hướng tiến bộ. Phát triển là điều kiện nâng cao mức sống vật chất của

một quốc gia. kinh tế hướng tới là việc xóa đói giảm nghèo, suy dinh dưỡng, tăng tuổi thọ trung
bình, vấn đề việc làm, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, nguồn nước...
Phát triển bền vững là khái niệm nâng cao hơn phát triển vì nó khơng chỉ đáp ứng nhu cầu
của hiện tại mà cịn có khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai. Phát triển bền vững được
đề cập bên cạnh những vấn đền môi trường, yếu tố xã hội hướng đến bảo vệ môi trường, chống ô
nhiễm môi trường, bảo vệ tài nguyên.
1.4.2. Phát triển bền vững và phát triển du lịch bền vững
Phát triển du lịch bền vững và phát triển bền vững có mối quan hệ rất chặt chẽ. Trên thực tế,
phát triển bền vững và phát triển du lịch bền vững đều liên quan đến môi trường. Trong du lịch,
môi trường mang một hàm ý rất rộng. Đó là mơi trường tự nhiên, kinh tế, văn hố, chính trị và xã
hội; là yếu tố rất quan trọng để tạo nên các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo. Rõ ràng, nếu
khơng có bảo vệ mơi trường thì sự phát triển sẽ suy giảm; nhưng nếu khơng có phát triển thì việc
bảo vệ mơi trường sẽ thất bại. Chính vì vậy, chúng ta cần phát triển du lịch nhưng không được
làm tổn hại đến tài nguyên, không làm ảnh hưởng tiêu cực đến mơi trường. Hay nói một cách
khác, du lịch bền vững phải là xu thế phát triển của ngành du lịch.
Ngồi sự phát triển thân thiện với mơi trường, khái niệm bền vững còn bao hàm cách tiếp
cận du lịch thừa nhận vai trò của cộng đồng địa phương, phương thức đối xử với lao động và
mong muốn tối đa hóa lợi ích kinh tế của du lịch cho cộng đồng địa phương. Nói cách khác, du
lịch bền vững khơng chỉ có bảo vệ mơi trường, mà cịn quan tâm tới khả năng duy trì kinh tế dài
hạn và công bằng xã hội. Du lịch bền vững không thể tách rời phát triển bền vững.

2. Các tiêu chí đánh giá
7


2.1. Đối với phát triển bền vững
2.1.1. Kinh tế
Về mặt kinh tế, cần phải phân biệt phát triển và tăng trưởng. Tăng trưởng chú ý đến vật chất
và số lượng, tích lũy và bành trướng trong khi phát triển quan tâm tới tiềm năng, phẩm chất,
phục vụ con người một cách toàn diện về cả vật chất và tinh thần. Phát triển bền vững phải đi đôi

với các yếu tố kinh tế, nhưng khơng làm tổn hại đến lợi ích của con người. Yếu tố được chú
trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi
nhuận cho số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái, cũng như không xâm hại đến
quyền cơ bản của con người.
Phát triển bền vững về kinh tế là phát triển nhanh và an tồn, chất lượng. Điều đó địi hỏi sự
phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo
điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động
kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng. Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng
chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới
hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền cơ bản của con người.
Khía cạnh phát triển bền vững về kinh tế gồm một số nội dung cơ bản sau: Một là, giảm dần
mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác thông qua công nghệ tiết kiệm và thay đổi lối
sống. Hai là, thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến đa dạng sinh học và mơi trường. Ba là,
bình đẳng trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, mức sống, dịch vụ y tế và giáo dục.Bốn là, xóa
đói, giảm nghèo tuyệt đối. Năm là, cơng nghệ sạch và sinh thái hóa công nghiệp (tái chế, tái sử
dụng, giảm thải, tái tạo năng lượng đã sử dụng).
Như vậy, có thể nhận định rằng nền kinh tế được coi là bền vững cần đạt được những yêu
cầu sau:
Thứ nhất, tăng trưởng GDP và GDP đầu người đạt mức cao. Nước phát triển có thu nhập cao
vẫn phải giữ nhịp độ tăng trưởng, nước càng nghèo có thu nhập thấp càng phải tăng trưởng mức
độ cao. Các nước đang phát triển trong điều kiện hiện nay cần tăng trưởng GDP vào khoảng
5%/năm thì mới có thể xem có biểu hiện phát triển bền vững về kinh tế.
Thứ hai, cơ cấu GDP đồng đều và đi đúng định hướng phát triển. Chỉ khi tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ trong GDP cao hơn nông nghiệp thì tăng trưởng mới có thể đạt được bền
vững.
8


Thứ ba, tăng trưởng kinh tế phải là tăng trưởng có hiệu quả cao, khơng chấp nhận tăng
trưởng bằng mọi giá.

2.1.2. Văn hóa - xã hội
Về mặt xã hội, phát triển bền vững là xã hội công bằng, đời sống an bình. Sự phát triển bền
vững cần đề phịng tai biến, xã hội không thể phát triển bền vững nếu có một tầng lớp đứng
ngồi cơng cuộc xây dựng quốc gia. Con người khơng bị đe dọa bởi đói nghèo, dịch bệnh và
thiên tai.
Phát triển bền vững về xã hội được đánh giá bằng các tiêu chí, như chỉ số phát triển con
người(HDI - Human Development Index), hệ số bình đẳng thu nhập, các chỉ tiêu về giáo dục, y
tế, phúc lợi xã hội, hưởng thụ văn hóa. Ngồi ra, bền vững về xã hội là sự bảo đảm đời sống xã
hội hài hịa; có sự bình đẳng giữa các giai tầng trong xã hội, bình đẳng giới; mức độ chênh lệch
giàu nghèo khơng q cao và có xu hướng gần lại; chênh lệch đời sống giữa các vùng miền
không lớn.
Công bằng xã hội và phát triển con người, chỉ số phát triển con người (HDI) là tiêu chí cao
nhất về phát triển xã hội, bao gồm: thu nhập bình qn đầu người; trình độ dân trí, giáo dục, sức
khỏe, tuổi thọ, mức hưởng thụ về văn hóa, văn minh. HDI cho ta cái nhìn tổng quát về sự phát
triển của một quốc gia.
Phát triển bền vững về xã hội chú trọng vào sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện
thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển
tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được. Phát triển bền vững về xã hội gồm một
số nội dung chính:
Một là, ổn định dân số, phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị. Hai là, giảm
thiểu tác động xấu của mơi trường đến đơ thị hóa. Ba là, nâng cao học vấn, xóa mù chữ. Bốn là,
bảo vệ đa dạng văn hóa. Năm là, bình đẳng giới, quan tâm tới nhu cầu và lợi ích giới. Sáu là,
tăng cường sự tham gia của công chúng vào các quá trình ra quyết định.
2.1.3. Mơi trường
Về mơi trường, phát triển đô thị phải quan tâm đến khả năng tái tạo của môi trường, môi
sinh. Yêu cầu bền vững của môi trường – môi sinh buộc phải giới hạn sự tăng trưởng kinh tế, cần

9



phải thừa nhận rằng kinh tế chỉ là một bộ phận của hệ sinh thái và phát triển kinh tế phải đi đôi
với bảo vệ môi trường – môi sinh.
Phát triển bền vững về mơi trường là một tiêu chí đánh giá vơ cùng quan trọng vì mơi trường
ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của lồi người. Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát
triển nơng nghiệp, du lịch; q trình đơ thị hóa, xây dựng nơng thơn mới,... đều tác động đến môi
trường và gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, điều kiện tự nhiên. Bền vững về môi trường là
khi sử dụng các yếu tố tự nhiên đó, chất lượng mơi trường sống của con người phải được bảo
đảm. Đó là bảo đảm sự trong sạch về khơng khí, nước, đất, khơng gian địa lý, cảnh quan. Chất
lượng của các yếu tố trên luôn cần được coi trọng và thường xuyên được đánh giá kiểm định
theo những tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.
Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và cải thiện chất
lượng môi trường sống. Phát triển bền vững về mơi trường địi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng
giữa bảo vệ mơi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích
con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất
định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên
trái đất.
Phát triển bền vững về môi trường gồm những nội dung cơ bản: Một là, sử dụng có hiệu quả
tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo. Hai là, phát triển không vượt quá ngưỡng chịu
tải của hệ sinh thái. Ba là, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tầng ôzôn. Bốn là, kiểm sốt và giảm
thiểu phát thải khí nhà kính. Năm là, bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm. Sáu là, giảm
thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm (nước, khí, đất, lương thực thực phẩm), cải thiện và khôi phục
môi trường những khu vực ô nhiễm...
Như vậy, phát triển bền vững được đánh giá trên sự phát triển về kinh tế, xã hội và môi
trường. Phát triển du lịch đúng hướng, lâu dài cũng góp phần phát triển bền vững tại mỗi địa
phương hay quốc gia.
2.2. Đối với phát triển du lịch bền vững
Mạng Lưới tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc (United Nation World Tourism
Organization Network - UNWTO) chỉ ra rằng du lịch bền vững cần phải:
Về mơi trường: Các tiêu chí cơ bản được xem xét là: Tỷ lệ các khu điểm du lịch được bảo
vệ, quản lý áp lực môi trường tại các khu, điểm du lịch; Mức độ đóng góp của ngành du lịch cho

10


bảo tồn, tôn tạo và bảo vệ môi trường; Số lượng các khu, điểm du lịch được quy hoạch. Sử dụng
tốt nhất các tài ngun mơi trường đóng vai trị chủ yếu trong phát triển du lịch, duy trì quá trình
sinh thái thiết yếu, và giúp duy trì di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học tự nhiên.
Về xã hội và văn hóa: Phát triển du lịch bền vững về mặt xã hội địi hỏi ngành du lịch phải
có những đóng góp cho q trình phát triển ngày càng cao trong việc thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội. Tơn trọng tính trung thực về xã hội và văn hóa của các cộng đồng địa phương, bảo
tồn di sản văn hóa và các giá trị truyền thống đã được xây dựng và đang sống động, và đóng góp
vào sự hiểu biết và chia sẻ liên văn hóa.
Về kinh tế: Kinh tế du lịch phát triển nhanh chóng và trở thành ngành kinh tế quan trọng
trong thời đại ngày nay của các quốc gia. Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo kinh tế du
lịch có tăng trưởng cao, liên tục, ổn định dài hạn. Bảo đảm sự hoạt động kinh tế tồn tại lâu dài,
cung cấp những lợi ích kinh tế xã hội tới tất cả những người hưởng lợi và được phân bổ một cách
công bằng, bao gồm cả những nghề nghiệp và cơ hội thu lợi nhuận ổn định và các dịch vụ xã hội
cho các cộng đồng địa phương, và đóng góp vào việc xóa đói giảm nghèo.
Bắt đầu từ năm 2007, Hiệp hội Tiêu chuẩn toàn cầu về du lịch bền vững – một liên minh với
27 tổ chức thành viên, đã nhóm họp các nhà lãnh đạo để cùng nhau phát triển bộ tiêu chuẩn du
lịch bền vững. Trong vòng 15 tháng Hiệp hội này đã trao đổi, thảo luận với các chuyên gia về
tính bền vững của ngành du lịch và phân tích 4.500 tiêu chí của hơn 60 chứng chỉ hiện hành với
sự tham gia của hơn 80.000 người bao gồm những nhà bảo tồn, các nhà lãnh đạo ngành, các cơ
quan chức năng của chính phủ và Liên hợp quốc.
Theo các chuyên gia, những tiêu chuẩn này chỉ là bước khởi đầu trong tiến trình hướng đến
một tiêu chuẩn chung áp dụng trong tất cả các hình thức hoạt động của du lịch. Bộ tiêu chuẩn
này chỉ đưa ra những việc nên làm, song không chỉ ra cách thức thực hiện hay xác định tính khả
thi của mục tiêu. Vì vậy, vai trị bổ sung của việc quản lý giám sát cùng với công cụ giáo dục
truyền thông và các cách tiếp cận sẽ là những yếu tố không thể thiếu để góp phần hồn thiện.
Thứ nhất là quản lý hiệu quả và bền vững.
Các công ty du lịch cần thực thi một hệ thống quản lý bền vững, phù hợp với quy mơ và

thực lực của mình để bao qt các vấn đề về mơi trường, văn hóa xã hội, chất lượng, sức khỏe và
an toàn. Tuân thủ các điều luật và quy định có liên quan trong khu vực và quốc tế. Tất cả nhân
viên được đào tạo định kỳ về vai trò của họ trong quản lý mơi trường, văn hóa xã hội, sức khỏe
và các thói quen an tồn. Cần đánh giá sự hài lịng của khách hàng để có các biện pháp điều
chỉnh phù hợp. Quảng cáo đúng sự thật và không hứa hẹn những điều khơng có trong chương
trình kinh doanh.
11


Thiết kế và thi công cơ sở hạ tầng: (i) Chấp hành những quy định về bảo tồn di sản tại địa
phương; (ii) Tôn trọng những di sản thiên nhiên và văn hóa địa phương trong cơng tác thiết kế,
đánh giá tác động, quyền sở hữu đất đai và lợi nhuận thu được; (iii) Áp dụng các phương pháp
xây dựng bền vững thích hợp tại địa phương; (iv) Đáp ứng yêu cầu của các cá nhân có nhu cầu
đặc biệt.
Cung cấp thông tin cho khách hàng về môi trường xung quanh, văn hóa địa phương và di
sản văn hóa, đồng thời giải thích cho khách hàng về những hành vi thích hợp khi tham quan các
khu vực tự nhiên, các nền văn hóa và các địa điểm di sản văn hóa.
Thứ hai là gia tăng lợi ích kinh tế xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng
địa phương.
Cơng ty du lịch tích cực ủng hộ các sáng kiến phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và phát triển
cộng đồng như xây dựng cơng trình giáo dục, y tế và hệ thống thoát nước; Sử dụng lao động địa
phương, có thể tổ chức đào tạo nếu cần thiết, kể cả đối với vị trí quản lý. Các dịch vụ và hàng
hóa địa phương nên được doanh nghiệp bày bán rộng rãi ở bất kỳ nơi nào có thể.
Cơng ty du lịch cung cấp phương tiện cho các doanh nghiệp nhỏ tại địa phương để phát triển
và kinh doanh các sản phẩm bền vững đựa trên đặc thù về thiên nhiên, lịch sử và văn hóa địa
phương (bao gồm thức ăn, nước uống, sản phẩm thủ công, nghệ thuật biểu diễn và các mặt hàng
nông sản); Thiết lập một hệ thống quy định cho các hoạt động tại cộng đồng bản địa hay địa
phương, với sự đồng ý và hợp tác của cộng đồng
Công ty phải thi hành chính sách chống bóc lột thương mại, đặc biệt đối với trẻ em và thanh
thiếu niên, bao gồm cả hành vi bóc lột tình dục; Đối xử cơng bằng trong việc tiếp nhận các lao

động phụ nữ và người dân tộc thiểu số, kể cả ở vị trí quản lý, đồng thời hạn chế lao động trẻ em;
Tuân thủ luật pháp quốc tế và quốc gia về bảo vệ nhân công và chi trả lương đầy đủ. Các hoạt
động của công ty không được gây nguy hiểm cho nguồn dự trữ cơ bản như nước, năng lượng hay
hệ thống thoát nước của cộng đồng lân cận.
Thứ ba là gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm nhẹ các tác động tiêu cực.
Tuân thủ các hướng dẫn và quy định về hành vi ứng xử khi tham quan các điểm văn hóa hay
lịch sử, nhằm giảm nhẹ các tác động từ du khách. Đồ tạo tác khảo cổ hay lịch sử không được
phép mua bán hay trưng bày, trừ khi được pháp luật cho phép; Có trách nhiệm đóng góp cho
cơng tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, khảo cổ và các tài sản có ý nghĩa quan trọng về tinh
thần, tuyệt đối không cản trở việc tiếp xúc của cư dân địa phương. Tơn trọng quyền sở hữu trí tuệ
của cộng đồng địa phương khi sử dụng nghệ thuật, kiến trúc hay các di sản văn hóa của địa
phương trong hoạt động kinh doanh, thiết kế, trang trí, ẩm thực.
Thứ tư là gia tăng lợi ích mơi trường và giảm nhẹ tác động tiêu cực.
12


Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: (i) Ưu tiên buôn bán những sản phẩm thân thiện môi trường
như vật liệu xây dựng, thức ăn và hàng tiêu dùng; (ii) Cân nhắc khi bn bán các sản phẩm tiêu
dùng khó phân hủy và cần tìm cách hạn chế sử dụng các sản phẩm này; (iii) Tính tốn mức tiêu
thụ năng lượng cũng như các tài nguyên khác, cần cân nhắc giảm thiểu mức tiêu dùng cũng như
khuyến khích sử dụng năng lượng tái sinh; (iv) Kiểm soát mức tiêu dùng nước sạch, nguồn nước
và có biện pháp hạn chế lượng nước sử dụng.
Giảm ơ nhiễm: (i) Kiểm sốt lượng khí thải nhà kính và thay mới các dây chuyền sản xuất
nhằm hạn chế hiệu ứng nhà kính, hướng đến cân bằng khí hậu; (ii) Nước thải, bao gồm nước thải
sinh hoạt phải được xử lý triệt để và tái sử dụng; (iii) Thực thi kế hoạch xử lý chất thải rắn với
mục tiêu hạn chế chất thải không thể tái sử dụng hay tái chế; (iv) Hạn chế sử dụng các hóa chất
độc hại như thuốc trừ sâu, sơn, thuốc tẩy, thay thế bằng các sản phẩm không độc hại, quản lý
chặt chẽ các hóa chất được sử dụng; (v) Áp dụng các quy định giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, ánh
sáng, nước thải, chất gây xói mịn, hợp chất gây suy giảm tầng ozon và chất làm ơ nhiễm khơng
khí, đất.

Bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên: (i) Các loài sinh vật hoang dã
khai thác từ tự nhiên được tiêu dùng, trưng bày hay mua bán phải tuân theo quy định nhằm đảm
bảo việc sử dụng là bền vững; (ii) Không được bắt giữ các lồi sinh vật hoang dã, trừ khi đó là
hoạt động điều hòa sinh thái. Tất cả những sinh vật sống chỉ được bắt giữ bởi những tổ chức có
đủ thẩm quyền và điều kiện ni dưỡng, chăm sóc chúng; (iii) Việc kinh doanh có sử dụng các
lồi sinh vật bản địa cho trang trí và tơn tạo cảnh quan cần áp dụng các biện pháp ngăn ngừa các
loài sinh vật ngoại lai xâm lấn; (iv) Đóng góp ủng hộ cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học,
bao gồm việc hỗ trợ cho các khu bảo tồn thiên nhiên và các khu vực có giá trị đa dạng sinh học
cao; (v) Các hoạt động tương tác với môi trường khơng được có bất kỳ tác hại nào đối với khả
năng tồn tại của quần xã sinh vật, cần hạn chế, phục hồi mọi tác động tiêu cực lên hệ sinh thái
cũng như có một khoản phí đóng góp cho hoạt động bảo tồn (UNEP và GSTC Partnership).

13


CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
DU LỊCH CỦA TP HỒ CHÍ MINH
1. Thực trạng nguồn lực phát triển du lịch TP Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chi Minh nằm trên đất miền Đơng Nam Bộ có diện tích 2091 km2 và dân
số khoảng 7 triệu người, từng được mệnh danh là Hịn Ngọc Viễn Đơng, là trung tâm kinh tế, văn
hóa, khoa học kỹ thuật, du lịch lớn của Việt Nam. Đây là một thành phố trẻ mới 300 năm tuổi,
nhưng hội tụ tương đối đầy đủ các nguồn lực để trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn
nhất của đất nước.
1.1. Tài nguyên du lịch
Về vị trí địa lý, TP.HCM nằm ở miền nam của Việt Nam, phía Bắc giáp Tây Ninh, Bình
Dương, phía Đơng giáp Đồng Lai, phía Tây giáp Long An, phía Nam giáp biển Đơng và Tiền
Giang. Đây là vị trí thuận lợi giúp TP.HCM trở thành trung tâm trung chuyển giữa các vùng, kết
nối với thế giới.
Khí hậu thành phố chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô
(tháng 12 đến tháng 4 sang năm), nhiệt độ trung bình năm tầm 27,55oC và ít chịu ảnh hưởng của

gió bão. Đó là điệu kiện lý tưởng để phát triển du lịch quanh năm.
Thành phố có kệ thống kênh rạch lớn, rừng ngập mặn Cần Giờ với 15km đường biển, 69
cù lao lớn nhỏ với hệ sinh thái đa dạng sinh học cao, vườn cò Thủ Đức với 2000 con,v.v. Bên
cạnh đó cịn kết hợp đầu tư xây dựng công viên, hệ sinh thái như Thảo Cầm Viên, Suối Tiên,
Đầm Sen,…Tuy số lượng lớn nhưng do chưa có sự quảng bá tương xứng, thiếu đầu tư cải tạo
nên còn nhàm chán với khách du lịch nội địa, chưa thu hút được khách du lịch nước ngồi.
Thành phố Hồ Chí Minh khơng chỉ được nhiều người biết đến là một trung tâm kinh tế
lớn nhất cả nước mà còn là “thiên đường mua sắm” sầm uất nhất nước ta. Các khu chợ lớn, trung
tâm thương mại lúc nào cũng luôn tấp nập dù là ban ngày lẫn đêm. Không chỉ được mua sắm
thoải mái mà du khách cịn được chiêm ngưỡng khơng gian bên trong hồnh tráng và đẹp
mắt. Các trung tâm mua sắm cao cấp – Trung tâm thương mại như: TTTM Saigon Centre
(Takashimaya), Crescent Mall, VivoCity Shopping Center, Vincom, Diamond Plaza, Parkson
Plaza, hệ thống siêu thị Big C, hệ thống chợ bình dân, cửa hàng lưu niệm, sân khấu, phòng trà.
14


Các lễ hội, sự kiện văn hóa lớn như Ngày hội Du Lịch, Ngày hội trái cây Nam Bộ, “TP.HCM100 điều thú vị”,…cũng góp phần làm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch nhưng vẫn chưa khai
thác xứng với tiềm năng.
1.2. Nhân lực du lịch
Với việc mở rộng hệ thống đào tạo đa ngành, đa cấp trong hệ thống các trường đại học
thời gian gần đây đã phần nào đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn, nhưng nhìn chung cịn
nhiều khiếm khuyết: ngành Du lịch đã thừa nhận: nguồn nhân lực của ngành có trình độ đại học
chỉ chiếm khoảng hơn 3%, trong tổng số hơn một triệu lao động của ngành. Vài năm gần đây, tuy
các cơ sở đào tạo cũng đã “dốc lực” vào lĩnh vực này nhưng chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu. Bên
cạnh đó, vấn đề chất lượng đào tạo cũng là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp Du lịch tại thành phố
đặc biệt quan tâm. Theo khảo sát của một số cơng ty du lịch, có tới 30 – 45% hướng dẫn viên du
lịch, điều hành tour và 70 -80% nhân viên lễ tân nhà hàng không đạt chuẩn ngoại ngữ. Từ đó,
dẫn đến thực tế là nguồn nhân lực của ngành “thừa nhưng vẫn thiếu”.
1.3. Cơ sở lưu trú
Theo thống kê Sở du lịch TP.HCM năm 2018 có 478 doanh nghiệp lữ hành quốc tế.

Thành phố đứng đầu cả nước về số lượng doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã nói lên lượng khách
quốc tế đến TP.HCM lớn nhất trong cả nước. Để đáp ứng nhu cầu khách tham quan, cơ sở lưu
trú, buồng lưu trú tại thành phố luôn dứng đầu cả nước, lớn hơn vị trí thứ hai từ 35-50%. Các
khách sạn lớn Renaissance Riverside, Ommi, Lengend, Sofitel Plaza, Saigon Prince,…đều có hệ
thống đặt phịng tồn cầu, trang thiết bị hiện đại, dịch vụ chất lượng cao, khả năng tổ chức hội
nghị, hội thảo lớn. Tuy nhiên đều có vốn của nước ngồi, các khách sạn từ 3 sao trở xuống thì
chất lượng khơng đều. Cịn các khách sạn, nhà nghỉ chưa được xếp loại thì đa số trang thiết bị cũ,
hoạt đông chưa khởi sắc. (Nguyễn Cao Trí, 2011). Điều này được thể hiện rõ qua bảng dưới đây:
Bảng 1. Cơ sở lưu trú - buồng lưu trú tại VN và TP.HCM giai đoạn 2015-2017
Năm
2017
2016
2015

Cả nước
17424
14459
13029

Cơ sở lưu trú
Buồng lưu trú
TP HCM
Hà Nội
Cả nước
TP HCM
Hà Nội
2312
603
396437
55105

23743
2211
570
318237
51355
21463
2084
514
288935
49413
20433
(Nguồn: Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh, Cơ sở dữ liệu 2015 - 2017)

15


1.4. Giao thông vận tải
Nhờ điều kiện tự nhiên và hệ thống sân bay, đường sắt, đường thủy, đường bộ phát triển
nên TP.HCM trở thành đầu mối giao thông của cả miền Nam và một trong hai thành phố có hệ
thống trung chuyển lớn nhất cả nước.
Giao thông đường không: Sân bay Tân Sơn Nhất lớn nhất cả nước về diện tích và cả
cơng suất nhưng so với các sân bay quốc tế trong khu vực thì vẫn cịn yếu kém. Hệ thống đang
từng bước được hiện đại hóa nhưng chưa đồng bộ và xuống cấp nhanh, chất lượng chuyến bay
thường chưa thực sự tốt.
Giao thơng đường sắt: Có hệ thống đường sắt nối liền Bắc-Nam, hai nhà ga lớn chính là
Sóng Thần và Sài Gịn, nhiều nhà ga nhỏ. Tuy nhiên hệ thống đường sắt cũ kĩ không được nâng
cấp dẫn đến tình trạng di chuyển lâu chi phí cao. Hệ thống đường sắt chỉ chuyển trở 0,6% lượng
khách du lịch.
Giao thơng đường bộ: TP.HCM có có 6 bến xe khách liên tỉnh được phân bố ở các cửa
ngõ ra vào, vận chuyển khách bằng đường bộ chiến tới 98%. Nhưng cũng như các bến xe trong

nước, sự xuống cấp, trả đón khách bừa bãi vẫn cịn là điều đáng quan ngại của thành phố.
1.5. Vốn
Theo Niên giám thống kê Việt Nam và TP. HCM, tổng vốn đầu tư xây dựng TP.HCM
chiến 15-18% tổng vốn đầu tư xây dựng cả nước trong những năm gần đây, đối với huy động
vốn thường có tỷ kệ cao hơn trung bình cả nước. Cho thấy ngồn vốn thành phố không quá phục
thuộc vào ngân sách nhà nước hay nước ngoài, nguồn vốn lớn, dồi dào.
Tổng kết lại, phân tích nguồn lực du lịch TP.HCM cho thấy thành phố có đầy đủ các tiềm
quang quan trọng để phát triển ngành du lịch. Tuy nhiên lại thiếu tính ổn định, khơng đủ để đáp
ứng phát triển lâu dài trong tương lai.
2. Thực trạng du lịch TP HCM
2.1. Lượt khách đến
Theo ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, Trưởng ban chỉ đạo phát triển
du lịch, cho biết: “Du lịch TP.HCM phát triển mạnh nhưng khơng có bản sắc”
Thành phố đang có 8 loại hình du lịch cơ bản gồm ẩm thực, mua sắm, sinh thái, y tế, MICE (du
lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm), du lịch đường thủy và vòng quanh thành phố.
16


Tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm (CAGR) của lượt du khách quốc tế đến Tp.HCM
đạt mức 11% trong suốt giai đoạn 2010-2018. Chính nhu cầu nghỉ dưỡng của khách quốc tế gia
tăng đã kéo theo sự nhộn nhịp của thị trường khách sạn cao cấp tại Tp.HCM. Tính đến tháng
11/2018, TP.HCM có 20 khách sạn đạt chuẩn 5 sao, 2 khu căn hộ du lịch cao cấp trên tổng số
2.310 cơ sở lưu trú. Hầu hết công ty lữ hành lớn trong nước đều tập trung tại thành phố với 1.280
doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh du lịch. Dự kiến, vào năm 2020 Tp.HCM sẽ có thêm 13
khách sạn với 3.500 phòng trung và cao cấp đi vào hoạt động.
Được biết, lượng du khách quốc tế đến TP. Hồ Chí Minh chỉ yếu thuộc các thị trường
châu Âu như Pháp, Đức, Tây Ban Nha… và từ châu Mỹ, với mức tăng từ 10-15%; khách từ các
thị trường Đông Bắc Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc tăng trưởng mạnh hơn so với năm
trước. Không chỉ thu hút du khách quốc tế, theo các công ty lữ hành tại TP. Hồ Chí Minh, số
lượng khách nội địa đặt tour trong dịp này cũng tăng từ 5-10%.

Bảng 2: Lượt khách quốc tế đến Việt Nam và TPHCM giai đoạn 2015 – 06/2018

Năm

Lượt khách đến Việt Nam (triệu lượt)

2015

7,9

2016

10,0

2017

12,9

2018

15,5

6/2019

8,4
Nguồn: />
Theo bảng 2, lượng khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng tăng
qua các năm. Trong giai đoạn từ 2015 đến 06/2019, tỷ lệ khách quốc tế đến TP.HCM chiếm tỷ
trọng gần 50% trên tổng số khách quốc tế đến Việt Nam. Mặc dù số lượng khách vẫn gia tăng
hằng năm và tỷ trọng khách quốc tế đến Thành phố luôn chiếm khoảng 50% tỷ trọng của cả

nước, nhưng sự tăng trưởng lượt khách của Thành phố chậm hơn so với cả nước. Trong giai đoạn
2015 – 06/2019, tốc độ tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam trung bình 16,68% trong khi đó
17


tốc độ tăng trưởng trung bình của TP.HCM là 13,28%. Sự sút giảm này báo hiệu sự vươn lên
vượt bậc của một số tỉnh thành trong phát triển du lịch nhưng cũng là dấu hiệu cảnh báo về sự
mất dần lợi thế của Thành phố nếu không tạo ra được “vật hấp dẫn du lịch” đặc thù.
Thông tin từ Sở Du lịch TP. HCM, 6 tháng đầu năm 2019, TP. HCM đã đón gần 4,3 triệu
khách quốc tế, tăng 10,1% so cùng kỳ năm 2018, đạt 50,1% kế hoạch đề ra. Với sự kiện tổ chức
lễ đón khách quốc tế trong ngày đầu năm mới tại sân bay Tân Sơn Nhất được xem là hoạt động
tạo được ấn tượng, thiện cảm tốt cho du khách khi đặt chân đến TP. HCM để du lịch và công tác.
Bảng 3: Lượt khách nội địa đến Việt Nam và TPHCM giai đoạn 2015 – 06/2018

Năm

Lượt khách đến Việt Nam (triệu lượt)

2015

57

2016

62

2017

73,2


2018

80

6/2019

45,5
Nguồn: />
Dựa và kết quả thống kê trong bảng trên, khách du lịch nội địa tại Việt Nam và TP.HCM
có xu hướng tăng qua các năm, đối với Việt Nam tốc độ tăng trung bình 18,52%, tốc độ trung
bình của TP.HCM là 12,19%. Hiện Việt Nam có rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng có thể kể
đến như Sa Pa, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang tuy nhiên tỷ khách du lịch nội địa đến TP.HCM vẫn
chiếm tỷ trọng tương đối cao (trung bình 33,48%) … Mặc dù vậy, tốc độ tăng trưởng lượng
khách du lịch nội địa tại TP.HCM cũng thấp hơn so với cả nước, điều này cho thấy sự phát triển
vượt bậc của các khu du lịch khác trên cả nước nhưng cũng xuất hiện những cảnh báo đối với du
lịch của TP.HCM khi đang có dấu hiệu sụt giảm. Theo số liệu từ Sở Du lịch TP.HCM, 6 tháng
đầu năm 2019 khách nội địa được ghi nhận đạt 12,8 triệu lượt, tăng 16.60% so với cùng kỳ năm
2018.

18


Nhìn chung, du lịch tại TP.HCM đóng vai trị rất quan trọng đối với ngành du lịch tại Việt
Nam khi đây là một điểm du lịch lớn thu hút rất nhiều khách du lịch quốc tế và nội địa, tuy nhiên
tốc độ tăng trưởng khách du lịch của 2 khu vực trên của TP.HCM đang thấp hơn tốc độ trung
bình của cả nước, đây có thể coi là dấu hiệu cảnh báo về sự mất dần lợi thế của Thành phố nếu
không tạo ra được “vật hấp dẫn du lịch” đặc thù.
2.2. Thu nhập du lịch của TPHCM
Hàng năm Thành phố đón trên 60% lượt khách quốc tế và 23% lượt khách nội địa của
Việt Nam. Hà Nội chỉ đón gần 32% lượt khách quốc tế và 32% lượt khách nội địa.

Bảng 4: Thu nhập du lịch của Việt Nam, Hà Nội và TPHCM giai đoạn 2015 – 06/2019

Năm

Thu nhập du lịch của Việt Nam (ng

2015

337,83

2016

400

2017

510,9

2018

620

6/2019

338,2

Tăng trưởng bình quân
Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2018) và tính tốn của tác giả.
Hàng năm Thành phố đón trên 60% lượt khách quốc tế và 23% lượt khách nội địa của
Việt Nam. Hà Nội chỉ đón gần 32% lượt khách quốc tế và 32% lượt khách nội địa. Qua bảng số

liệu thống kê trên có thể nhận thấy thu nhập từ du lịch của TP.HCM ln lớn hơn Hà Nội, có thể
khẳng định TP.HCM là điểm du lịch hấp dẫn chi tiêu hơn Hà Nội. Cụ thể vào năm 2018, doanh
thu du lịch (lữ hành, khách sạn, nhà hàng) ước đạt 140 nghìn tỷ đồng, tăng 21,55% so với cùng
kỳ năm 2017.

19


Theo thông tin của một số hãng lữ hành, vào các dịp lễ lớn của dân tộc, lượng khách
trong nước và quốc tế đến TPHCM vui chơi, tham quan du lịch khá đông, tạo thêm động lực thu
hút du khách. Điển hình, tại Ngày hội Du lịch TPHCM 2019, đã có khoảng 250.000 lượt khách
tham quan, đặt mua tour trực tiếp hoặc gián tiếp. Hay như đối với Chương trình kích cầu du lịch
TPHCM, các doanh nghiệp bán được hàng ngàn vé, bao gồm các tour đi Cần Giờ; tour du thuyền
trên sơng Sài Gịn; tour Củ Chi; City tour; tour liên vùng TPHCM - Phan Thiết. “Rõ ràng, việc
tạo dấu ấn bằng việc duy trì, nâng cấp sản phẩm du lịch hiện hữu đã ghi dấu ấn tốt đối với du
khách đến TPHCM, góp phần giúp TP sống động hơn, quyến rũ hơn trong lịng du khách”, ơng
Nguyễn Quang, chuyên gia du lịch, nhìn nhận.
Tuy nhiên hiện nay tại TP.HCM đang gặp vấn đề: Du khách đang tiêu tiền ít hơn hoặc có
số ít sử dụng các dịch vụ du lịch nhưng thông qua các kênh buôn bán khác đã không đem lại thu
nhập cho thành phố. Nguyên nhân lớn nhất là khách chủ động mua tour, mua vé máy bay và đặt
phịng khách sạn thơng qua hình thức trực tuyến của các đơn vị nước ngoài. Điều này đã làm các
doanh nghiệp dịch vụ, lữ hành trong và ngoài nước thất thu.
Cụ thể là “Dịch vụ AirBnB tại TP.HCM đang phát triển nhộn nhịp, loại hình này đã đem
đến phòng nghỉ giá thấp cho du khách và đem lại nguồn thu cho chủ nhà thuê. Đồng nghĩa các
khách sạn đang mất đi một lượng khách nên giảm một phần doanh thu.
Theo số liệu thống kê thực tế tại các cửa hàng mua bán hàng lưu niệm, số lượng khách
đến mua hàng thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm trong năm 2018 giảm về giá trị đơn hàng và số
lượng. Khách đa phần chọn mua những món quà trị giá vài chục hoặc vài trăm ngàn đồng.
Nhằm thu hút khách du lịch đến TPHCM, thời gian qua ngành du lịch thành phố cũng tập
trung phát triển nhiều sản phẩm du lịch mới lạ, nâng cao chất lượng sản phẩm mới như du lịch

đường thủy, du lịch y tế, du lịch sinh thái, nơng nghiệp, chương trình kích cầu du lịch…
Bảng 5: Chi tiêu bình quân một ngày khách du lịch quốc tế xếp theo khoản chi
Đơn vị: USD

Bình quân chung

Tổng số

Hà Nội

155,8

Đà Nẵng

110,29
20


Quảng Nam

134,31

TPHCM

145,89
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2018.

Bảng thống kê chung đã cho thấy có lẽ do sự phong phú về chủng loại phịng mà chi phí
cho th phịng ở TPHCM khá cao. Chỉ thấp hơn so với Hà Nội nhưng lại nhỉnh hơn so với các
tỉnh được nghiên cứu. Chi phí đi lại ở Thành phố khá rẻ. Chi phí mua hàng tuy cao nhưng lại

thấp hơn nhiều so với Quảng Nam. Thành phố cần tìm hiểu thêm hoạt động mua sắm của khách
du lịch khi đến Quảng Nam để tìm ra bài học cho mình. Theo quan điểm của các chuyên gia du
lịch, hoạt động mua hàng của khách khơng những đóng góp vào nguồn thu của quốc gia mà cịn
là cơng cụ tiếp thị hàng hóa, tiếp thị du lịch rất mạnh mẽ.
Như vậy, các phân tích trên đã cho thấy du lịch TPHCM đang giữ vai trò then chốt trong
sự phát triển của du lịch Việt Nam. Tuy nhiên kết quả trên cũng cho thấy Thành phố đang mất
dần lợi thế và dường như đã bỏ quên nguồn thu lớn từ lượng khách nội địa, Thành phố cần xây
dựng những sản phẩm du lịch đặc thù và tìm hiểu thêm về hoạt động mua sắm của khách du lịch
tại các tỉnh thành.
Theo Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, để thu hút nhiều du khách hơn nữa trong năm
2019, đồng thời để kéo dài thời gian lưu trú và gia tăng mức chi tiêu của du khách, Sở Du lịch
cùng các Sở, Ban ngành thành phố sẽ tiếp tục tổ chức, duy trì và nâng cao chất lượng các sự kiện
du lịch tiêu biểu như: Đường hoa Nguyễn Huệ, Lễ hội Áo dài, Ngày hội Du lịch, Hội chợ Du lịch
Quốc tế TP.HCM (ITE HCMC), Giải Marathon quốc tế TP.HCM, và tổ chức thêm một số sự kiện
mới như: Liên hoan nhạc kèn Quốc tế… Năm 2019, thành phố Hồ Chí Minh dự kiến sẽ đón
khoảng 8,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng khoảng 14% so với năm 2018.

21


CHƯƠNG III - ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỚI SỰ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA TP. HỒ CHÍ MINH
1. Ảnh hưởng kinh tế
1.1.Tăng trưởng GDP của thành phố Hồ Chí Minh
Xét tồn cảnh nền kinh tế Việt Nam, du lịch là một trong những ngành kinh tế giữ
được sự tăng trưởng liên tục, tạo ra nhiều việc làm và đóng góp lớn vào sự phát triển
kinh tế. Với Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã xác định rõ phát triển du lịch thành ngành kinh tế
mũi nhọn, ban hành nhiều chính sách để tạo thuận lợi cho du lịch phát triển. Theo Hội đồng Du
lịch và Lữ hành Thế giới, ngành du lịch – lữ hành đóng góp trực tiếp cho GDP Việt Nam 294 tỉ
đồng chiếm 5,9% tổng GDP năm 2017, và dự đoán sẽ tiếp tục tăng lên. Đối với thành phố Hồ

Chí

Minh

nói

riêng,

ngành

du

lịch

đã



đang

trở

thành

một

trong ba ngành kinh tế mũi nhọn hàng đầu của TPHCM với doanh thu tăng trưởng mỗi
năm 15-16% và đến năm 2020 sẽ đạt đến 165.000-170.000 tỉ đồng, đóng góp trên 11%
trong cơ cấu GDP của thành phố.
Tuy nhiên, tiềm năng du lịch của thành phố vẫn chưa được khai thác một cách

triệt để và hiệu quả. Với đặc điểm du lịch về thu nhâp từ du lịch và lượt khách đến đã đề cập
phần II phần nào đã chứng minh rõ điều này, dù Hồ Chí Minh là đầu tàu của nền kinh tế nước ta
song vẫn còn nhiều mặt hạn chế cần khắc phục để giữ vững tốc độ tăng trưởng du lịch trong
GDP thành phố
1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế được xem là một trong những giải
pháp hàng đầu của TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu theo
hướng bền vững. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh đã chuyển dịch
đúng hướng, giảm tỷ trọng của các ngành sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng của các ngành phi
nông nghiệp trong tổng GDP.

22


1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu khu vực kinh tế
Bảng 6. Cơ cấu GDP trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh chia theo khu vực kinh tế giai
đoạn 2010 – 2014 (tính theo giá thực tế)
Giá

trị Cơ

Giá

trị Cơ

Giá

trị Cơ

Giá


trị



(tỷ

cấu

(tỷ

cấu

(tỷ

cấu

(tỷ

đồng)

(%)

đồng)

(%)

đồng)

(%)


đồng)

463.295

100,00

4.900

1,06

199.014

42,96

259.381

55,98

576.225

100,00

5.946

1,03

237.228

41,17


333.051

57,80

658.898

100,00

7.140

1,08

265.369

40,27

386.389

58,65

764.561

100,00

7.769

1,02

310.640


40,63

446.152

58,35

852.523

100,00

8.778

1,00

335.571

39,40

508.174

59,60

cấu

(%)

Nguồn: Niên giám thớng kê TP. Hồ Chí Minh các năm 2010 – 2014
Trong giai đoạn 2010 – 2014, cơ cấu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh đã chuyển dịch
tích cực theo hướng, giảm dần tỷ trọng GDP hai khu vực nông nghiệp – lâm nghiệp –

thủy sản và công nghiệp – xây dựng, đồng thời tăng dần tỷ trọng GDP khu vực dịch vụ. Sự
chuyển dịch này đã và đang đi đúng hướng theo định hướng của Chính phủ và của UBND TP.
Hồ Chí Minh và sẽ là bước đệm để Thành phố từng bước trở thành trung tâm thương mại, khoa
học



công

nghệ,

giáo

dục



đào

tạo

của

khu

vực.

Khu vực nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản giảm dần từ 1,06% năm 2010,
xuống còn 1,00% năm 2014 vẫn còn cao so với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. Khu vực công nghiệp – xây dựng giảm từ 42,96% năm 2010
xuống còn 39,40% năm 2014. Khu vực dịch vụ tăng dần từ 55,98% năm 2010 lên

59,60% năm 2014. Như vậy, tính đến cuối năm 2014, cơ cấu kinh tế trên địa bàn Thành phố là
dịch vụ – công nghiệp, xây dựng – nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu theo nhóm ngành kinh tế
Trong giai đoạn 2010 – 2014, ngành dịch vụ trung gian tài chính có bước phát
triển mang tính đột phá, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng cho toàn khu vực dịch vụ. Tỷ trọng
gia tăng đáng kể lên mức 11,07% năm 2014 trong cơ cấu GDP dịch vụ TP. Hồ Chí Minh… Dịch
vụ khoa học – cơng nghệ, có tỷ trọng đóng góp vào GDP trong khu vực dịch vụ giai đoạn 2010 –
23


2014 tăng cao. Từ đó cho thấy, lĩnh vực này đã nhận được nhiều sự quan tâm và đầu tư phát triển
hơn so với thời gian trước đây. Dịch vụ thương nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, đồng thời có
xu hướng ổn định qua các năm trong giai đoạn 2010 – 2014. Thành phố hiện có hơn 350.000 cơ
sở thương mại, 243 chợ, 184 siêu thị, 30 trung tâm thương mại, 475 cửa hàng tiện ích và 2.310
văn phịng đại diện nước ngồi. Dịch vụ vận tải – thơng tin liên lạc cũng chiếm tỷ trọng cao và
tăng dần qua các năm, lên 12,15% năm 2014. Giai đoạn 2011 – 2014, nhiều cơng trình giao
thơng đã hồn thành và đưa vào sử dụng; đồng thời, tiếp tục khởi công nhiều
dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng khác… Như vậy, tỷ trọng ngành phi nông
nghiệp bao gồm du lịch và các loại hình dịch vụ khác liên quan và hỗ trợ cho ngành công nghiệp
không khói này ngày càng tăng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cả nước nói chung và thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng.
1.3. Rị rỉ thu nhập
Ngun nhân có thể xuất phát từ số lượng doanh nghiệp lữ hành quốc tế và cơ sở
lưu trú có vốn từ nước ngồi chiếm tỷ trọng lớn nhất cả nước. Trong đó bao gồm cụ thể các
khách sạn lớn Renaissance Riverside, Ommi, Lengend,… đều có trang thiết bị nhập khẩu hiện
đại từ các nước tiên tiến. Điều này dẫn đến việc dù lượng khách du lịch nội địa và quốc tế lớn
nhưng việc lựa chọn tin dùng hàng hóa du lịch nội địa còn bị hạn chế do vấn đề như chất lượng.
1.4. Mức giá cả địa phương gia tăng
Rõ ràng rằng khi cầu du lịch (lượng khách du lịch) tăng dẫn đến cầu về hàng hóa
và dịch vụ thiết yếu tăng dẫn đến mức giá chung của địa phương đó đối với các loại

hàng hóa thiết yếu tăng. Theo website cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số giá tiêu dùng
CPI tháng 6/2018 của thành phố tăng 0,55% so với tháng 5/2018 và tăng 3.47% so với cùng kỳ
năm trước trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0.84%; văn hóa giải trí và du lịch
tăng 0,11%; nhà ở, điện nước, chất đốt, vật liệu xây dựng tăng 0,72%. Như vậy mức giá chung
của thành phố của giỏ hàng hóa và dịch vụ ở thành phố HCM có xu hướng gia tăng.
2. Ảnh hưởng xã hội
Khơng giống như bất kỳ ngành nào khác có liên quan tới việc khai thác, sử dụng tài
nguyên thiên nhiên và văn hóa xã hội, ngành Du lịch nhận thức sâu sắc rằng sự đa dạng, giàu có
và độc đáo của nguồn tài nguyên mà nó phụ thuộc vào có mối liên hệ mật thiết với phát triển bền
vững kinh tế và văn hóa xã hội của địa phương nói riêng và quốc gia nói chung. Đó là lý do vì
24


sao Liên hiệp quốc xây dựng các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) và Chương trình nghị sự
cho phát triển bền vững đến năm 2030. Phát triển du lịch bền vững và có trách nhiệm là yếu tố
cơ bản tạo ra sự thay đổi của môi trường và xã hội. Nhưng du lịch chỉ thực sự mang lại những lợi
ích hữu hình khi nó tạo ra việc làm và nâng cao đời sống của người dân địa phương, thể hiện qua
hiệu quả trong hoạt động thương mại và tác động tích cực đối với mơi trường. Kết quả của việc
tôn trọng và bảo vệ môi trường thiên nhiên và văn hóa là điểm đến thu hút khách du lịch nhiều
hơn.
2.1 Ảnh hưởng tích cực
2.1.1 Phát triển du lịch góp phần tạo việc làm và giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp của thành phố.
Du lịch là ngành tạo ra nhiều việc làm thứ hai, sau nông nghiệp, ở các nước đang phát
triển, trong đó có Việt Nam. Phát triển du lịch được coi là một lối thoát lý tưởng để giảm bớt nạn
thất nghiệp, nâng cao mức sống cho người dân. (Hiện nay ngành du lịch Việt Nam có hơn
200.000 cán bộ, nhân viên đang làm việc, một phần ba được đào tạo nghiệp vụ du lịch). Trong
khi đó để có thể đón tiếp được 9 triệu du khách quốc tế và 25 triệu du khách nội địa vào năm
2020 dự tính sẽ tạo ra khoảng 1,34 triệu chỗ làm trong ngành du lịch. Ngoài việc giải quyết việc
làm cho những lao động hoạt động trực tiếp trong ngành, du lịch còn tạo việc làm cho những lao
động ở các ngành khác. Ở Việt Nam, theo tính tốn của tổng cục du lịch số nhân nhân dụng là

2,2. Nghĩa là, cứ mỗi người làm việc trực tiếp trong ngành du lịch như lễ tân, hướng dẫn viên du
lịch thì sẽ có thêm 1,2 lao động được tạo ra ở các ngành khác.
Bảng 7: Lao động đang làm việc theo khu vực kinh tế Tp.HCM năm 2016-2018
Khu vực kinh tế
2016

2017

2018

Nông - Lâm - Ngư nghiệp

9.639

12.716

14.850

Công nghiệp - Xây dựng

1.421.271

1.467.818

1.510.120

Dịch vụ

1.524.825


1.652.387

1.792.088

Tổng:

2.955.735

3.132.921

3.317.058

Đơn vị tính: người
Nguồn: Niên giám thớng kê TP.HCM năm 2018 và tính tốn Trung tâm Dự báo
nhu cầu nhân lực và Thông tin Thị trường lao động TP.HCM
25


×