BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
HUỲNH TRUNG TRÃI
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN NGẦM HÓA
LƯỚI ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH
VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
HUỲNH TRUNG TRÃI
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN NGẦM HÓA
LƯỚI ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH
VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong Luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Các thông tin, số liệu và tài liệu mà tôi sử dụng trong Luận văn là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và không vi phạm các quy định của pháp luật.
Tôi xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật, nếu sai, tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Học viên thực hiện
Huỳnh Trung Trãi
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy Cô Trường
Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến
thức chuyên ngành làm nền tảng lý luận cho Luận văn này, các Thầy Cô đang
công tác tại Viện đào tạo Sau đại học đã quan tâm hỗ trợ, tạo mọi điều kiện để
tôi có thể hoàn thành các môn học với kết quả tốt nhất.
Đặc biệt, tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến Giảng viên hướng dẫn
PGS.TS.Phan Thị Bích Nguyệt, cô đã tận tình đóng góp những ý kiến quý
báu, cũng như hướng dẫn, nhận xét, giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện Luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh chị em đồng
nghiệp cùng công tác tại Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh đã
hỗ trợ tôi hoàn thành Luận văn.
Tuy đã có sự nỗ lực, cố gắng nhưng do kiến thức chuyên môn còn nhiều
hạn chế nên Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi kính
mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô và các bạn để
Luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 11 năm 2019
Học viên thực hiện
Huỳnh Trung Trãi
iii
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ v
DANH MỤC HÌNH VẼ ...........................................................................................vi
TÓM TẮT ............................................................................................................... vii
ABSTRACT ..............................................................................................................ix
CHƯƠNG I GIỚI THIỆU ........................................................................................ 1
1.1. Bối cảnh nghiên cứu.............................................................................................1
1.2. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu ..................................................................2
1.2.1 Mục tiêu: ...................................................................................................... 2
1.2.2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu: ...................................... 3
1.3. Giới hạn đề tài nghiên cứu ...................................................................................3
1.4. Kết cấu luận văn ...................................................................................................4
CHƯƠNG II LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG ......................................................................................................................... 5
2.1. Khái niệm về Đầu tư xây dựng ............................................................................5
2.2. Khái niệm về hiệu quả đầu tư xây dựng ..............................................................5
2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư XDCB: .....................................................7
2.3.1. Hiện giá thu nhập thuần của dự án NPV (Net Present Value) ................... 7
2.3.2. Tỷ suất sinh lời nội bộ của dự án IRR (Internal Rate of Return, %) .......... 9
2.3.4. Tỷ số lợi ích – chi phí 𝐵𝐶 ......................................................................... 13
2.3.5. Phân tích rủi ro và độ nhạy: ...................................................................... 14
2.4. Các phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư các dự án trong Tổng công ty Điện
lực Thành phố Hồ Chí Minh .....................................................................................15
3.1. Giới thiệu chung về đặc trưng và vai trò của ngành điện Việt Nam ..................20
3.1.1. Giới thiệu ngành điện Việt Nam: ............................................................. 20
iv
3.1.2. Đặc trưng và vai trò của ngành điện: ........................................................21
3.1.3. Đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án công trình điện: ...............................24
3.2 Phương pháp nghiên cứu tình huống tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM: ...... 24
3.2.1. Giới thiệu tổng quan Tổng công ty Điện lực TP.HCM ............................24
3.2.2 Mô tả dự án mẫu chọn phân tích : Dự án Ngầm hóa lưới điện trung hạ thế
trên đường Lý Thái Tổ (đoạn từ 3 Tháng 2 đến Ngã 7 Lý Thái Tổ) ..................28
CHƯƠNG IV PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐẦU TƯ ................................................37
4.1 Phân tích về tài chính ......................................................................................... 37
4.2 Phân tích về kinh tế- xã hội: ............................................................................... 40
4.3 Kết luận: ............................................................................................................. 43
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................44
5.1 Kết luận: ............................................................................................................. 44
5.2 Kiến nghị: ........................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................46
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tổng hợp các quan điểm phân tích dự án .................................................. 17
Bảng 3.1 Tình Hình Lạm Phát .................................................................................. 31
Bảng 3.2 Doanh Thu Dự Án ..................................................................................... 32
Bảng 3.3 Chi Phí Dự Án ........................................................................................... 32
Bảng 3.4 Bảng Báo Cáo Ngân Lưu ........................................................................... 33
Bảng 3.5 Kết Quả Phân Tích Tài Chính ................................................................... 33
Bảng 3.6 Bảng tổng hợp hệ số CFi và giá kinh tế..................................................... 34
Bảng 3.7 Báo Cáo Ngân Lưu .................................................................................... 35
Bảng 4.1 Tình Hình Lạm Phát .................................................................................. 38
Bảng 4.2 Doanh Thu Của Dự Án .............................................................................. 38
Bảng 4.3 Chi phí của dự án ....................................................................................... 39
Bảng 4.4 Bảng Báo Cáo Ngân Lưu ........................................................................... 39
Bảng 4.5 Kết Quả Phân Tích Tài Chính ................................................................... 40
Bảng 4.6 Chỉ Số Tiếp Cận Điện Năng ...................................................................... 42
Bảng 4.7 Thống kế số liệu về số lần mất điện (SAIFI) và thời gian mất điện
(SAIDI)...................................................................................................................... 42
vi
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1.1. Chuỗi sản xuất - cung ứng điện năng của ngành công nghiệp điện lực .20
Hình 3.2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh .....28
Hình 4.1 chỉ số tiếp cận điện năng ............................................................................41
vii
TÓM TẮT
Những năm gần đây, bên cạnh các dự án đầu tư Đầu tư xây dựng để
nâng cấp, mở rộng và phát triển hoạt động của mình nhằm nâng cao chất
lượng phục vụ cho nhân dân., cho khách hàng, Tổng công ty Điện lực
TP.HCM còn thực hiện nhiều dự án đầu tư ngầm hóa lưới điện trên địa bàn
thành phố, tập trung chủ yếu ở các tuyến đường chính trong trung tâm thành
phố nhằm nâng cao mỹ quan đô thị cũng như hoàn thiện đồng bộ hệ thống
lưới điện góp phần giảm tổn thất và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên liệu việc phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư các dự án Ngầm hóa
lưới điện có thực sự mang lại hiệu quả kinh tế, tài chính như đã phân tích, bởi
có những quan điểm về việc đầu tư hạ ngầm không làm tăng lợi nhuận mà chi
phí đầu tư cao là không mang lại hiệu quả.
Với đề tài “Đánh giá hiệu quả dự án ngầm hóa lưới điện trên địa bàn
TP Hồ Chí Minh và một số đề xuất” tác giả chứng minh làm rõ hiệu quả của
các dự án ngầm hóa lưới điện đã thực hiện trong giai đoạn 2014-2015 có đúng
hiệu quả về tài chính, kinh tế như ngành điện đã thực hiện trước đây và đưa ra
một số đề xuất để có thể góp phần bổ sung cho công tác phân tích đánh giá
hiệu quả của các dự án này, cũng như các dự án có tính chất tương tự về sau
có sự phân tích chuyên sâu, cụ thể, rõ ràng hơn. Tuy nhiên giới hạn trong đề
tài chỉ tập trung phân tích dự án ngầm hóa lưới điện, không đánh giá nghiên
cứu cho các dự án Xây dựng mới lưới điện, trạm điện kết hợp ngầm hóa, Và
Chỉ xem xét số liệu của Tổng công ty Điện lực TP.HCM, thuộc diện phân
phối điện năng (Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Trung, Nam, Tổng công ty
Điện lực TP.Hà Nội); không xem xét đối với các Tổng công ty/Công ty thuộc
diện sản xuất điện, truyền tải điện (Công ty truyền tải Điện 1, 2, 3, 4; Các
Tổng công ty Phát điện - Gencos; Các Công ty TNHH MTV Nhiệt điện Phú
viii
Mỹ, Thủ Đức, Cần Thơ; ...). Không xét đến các yếu tố làm thay đổi mô hình
tổ chức và hoạt động của ngành, như: Công tác cổ phần hóa doanh nghiệp
Nhà nước, yếu tố hình thành thị trường điện trong giai đoạn nghiên cứu, các
thay đổi về mặt chính sách của Chính phủ,...
Phương pháp nghiên cứu là dùng các công cụ phân tích đánh giá hiệu
quả đầu tư của 01 mẫu dự án đã triển khai thực hiện là dự án ngầm hóa lưới
điện trung hạ thế trên đường Lý Thái Tổ quận 10 TP.Hồ Chí Minh. Từ đó có
đề xuất, đưa ra kết luận về tính hiệu quả tài chính, kinh tế thực của dự án, đưa
ra các mặt hiệu quả mà dự án ngầm hóa hiện chưa đánh giá đúng và đủ.
Luận văn sau khi hoàn thành nghiên cứu sẽ đóng góp thêm nội dung
đánh giá đầy đủ hơn về các dự án ngầm hóa, sẽ kết luận việc nên hay không
nên triển khai thực hiện các dự án ngầm hóa lưới điện và giải pháp nào cho
các dự án này triển khai khả thi, hiệu quả.
Từ khóa: Hiệu quả đầu tư, dự án ngầm hóa, EVNHCMC
ix
ABSTRACT
In recent years, besides construction investment projects to upgrade,
expand and develop its activities in order to improve service quality for the
people., Customers, Power Corporation Ho Chi Minh City has also carried out
many projects of undergrounding power grid in the city, focusing mainly on
the main roads in the city center to improve the urban landscape as well as
complete the system. The grid contributes to reducing losses and improving
business performance. However, does the analysis and evaluation of
investment efficiency of grid underground projects really bring economic and
financial efficiency as analyzed, because there are views on underground
investment not increase Profits that have high investment costs are not
effective.
With the topic "Evaluating the efficiency of grid underground
projects in Ho Chi Minh City and some proposals", the author proves the
effectiveness of the grid underground projects implemented in 2014. -2015
has the same financial and economic efficiency as the electricity industry has
done before and made some suggestions to be able to contribute to the
analysis and evaluation of the effectiveness of these projects, as well. as
projects of similar nature later have in-depth, specific, and more in-depth
analysis. However, the limitation of this project is only to analyze the project
of grid gridization, do not evaluate research for new projects of constructing
power grids, underground power stations, and only consider data of the
Corporation. Power Company of Ho Chi Minh City, belonging to the power
distribution (Northern, Central and Southern Power Corporation, Hanoi
Power Corporation); no consideration for the Corporations / Companies that
are in the electricity production, power transmission (Power Transmission
Company 1, 2, 3, 4; Power Generation Corporations - Gencos; Thermal One
Member Limited Liability Company electricity Phu My, Thu Duc, Can Tho;
...). Regardless of factors that change the organizational structure and
x
operation of the industry, such as: The equitization of State-owned
enterprises, the formation of the electricity market in the research period,
major changes Government books, ...
The method of research is to use analytical tools to evaluate the
investment efficiency of a sample of projects implemented as a project of
underground medium-voltage electricity grid on Ly Thai To Street, District
10, Ho Chi Minh City. From there, propose and draw conclusions about the
actual financial and economic efficiency of the project, draw out the
efficiency aspects that the implicit project has not yet properly and adequately
assessed.
The thesis, after completing the study, will contribute to the content
of more comprehensive assessments of underground projects, which will
conclude whether or not the implementation of grid underground projects
should be implemented. These projects are feasible and effective.
Keywords: Investment efficiency, ducted projects, EVNHCM
1
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
1.1. Bối cảnh nghiên cứu
Trong bối cảnh kinh tế mở cửa, vấn đề phá thế độc quyền của ngành điện trở
nên cấp thiết. Cơ chế cạnh tranh mới có thể tạo ra dịch vụ cung cấp điện tốt hơn cho
người dân và phát triển đất nước. Đồng thời, người dân sẽ không còn phải chịu cảnh
giá điện chỉ có tăng mà không thấy giảm. Việc xây dựng một thị trường cạnh tranh
trong ngành điện, cùng với việc tái cơ cấu lại EVN thu hút sự quan tâm lớn của xã
hội. Mục đích không chỉ là để người dân được cung cấp điện với giá phù hợp, chất
lượng ngày càng cao, mà còn để đảm bảo đủ điện phục vụ cho tăng trưởng kinh tế
bền vững của Việt Nam. Đến năm 2020 theo lộ trình hình thành thị trường điện
cạnh tranh đã được Chính phủ phê duyệt thì ngành điện sẽ buộc phải bán lẻ điện
cạnh tranh, dẫn đến các công ty trong ngành điện lực sẽ phải cạnh tranh nhau về giá
cả và chất lượng dịch vụ. Do đó ngay từ bây giờ ngành điện cần có những nhận
thức và tập trung cải tiến nâng cao năng lực cạnh tranh.
Riêng đối với Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (EVNHCMC)
là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam có đặc thù thuộc doanh nhiệp nhà
nước kinh doanh độc quyền, giá bán điện là một trong những loại hình giá cả có tác
động lớn đến thị trường hàng hóa. Giá bán điện là do Chính phủ quyết định tuy
nhiên một trong các yếu tố cấu thành giá bán đó là tổn thất. Tổn thất do nhiều
nguyên nhân: do quá trình vận hành, do hiệu quả đầu tư kinh doanh, do quản lý
doanh nghiệp,….Công tác đầu tư xây dựng cơ bản là một trong những yếu tố quan
trọng tác động giá bán điện hiện nay. Những năm gần đây, bên cạnh các dự án đầu
tư Đầu tư xây dựng để nâng cấp, mở rộng và phát triển hoạt động của mình nhằm
nâng cao chất lượng phục vụ cho nhân dân., cho khách hàng, Tổng công ty Điện lực
TP.HCM còn thực hiện nhiều dự án đầu tư ngầm hóa lưới điện trên địa bàn thành
phố, tập trung chủ yếu ở các tuyến đường chính trong trung tâm thành phố nhằm
nâng cao mỹ quan đô thị cũng như hoàn thiện đồng bộ hệ thống lưới điện góp phần
giảm tổn thất và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
2
Tuy nhiên liệu việc phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư các dự án Ngầm hóa
lưới điện có thực sự mang lại hiệu quả kinh tế, tài chính như đã phân tích, bởi có
những quan điểm về việc đầu tư hạ ngầm không làm tăng lợi nhuận mà chi phí đầu
tư cao là không mang lại hiệu quả. Với mong muốn phân tích đánh giá và chứng
minh làm rõ hiệu quả của các dự án ngầm hóa lưới điện và đưa ra một số đề xuất để
có thể góp phần bổ sung cho công tác phân tích đánh giá hiệu quả của các dự án
này, cũng như các dự án có tính chất tương tự về sau có sự phân tích chuyên sâu ,
cụ thể, rõ ràng hơn vì vậy tôi đã chọn đề tài nghiên cứu : “Đánh giá hiệu quả dự án
ngầm hóa lưới điện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và một số đề xuất”.
1.2. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu:
1.2.1.1 Mục tiêu tổng quát:
Nhằm mục tiêu nghiên cứu phương pháp phân tích hiệu quả của các dự án
ngầm hóa. Nhận định các tồn tại, khách quan - chủ quan từ đó đưa ra các giải pháp
nhằm khắc phục hoàn thiện phương pháp đánh giá. Đề tài mong muốn góp phần bổ
sung nội dung cho công tác phân tích đánh giá hiệu quả của các dự án này.
1.2.1.2 Mục tiêu cụ thể:
Tổng công ty Điện lực TP.HCM đã đưa ra chương trình tối ưu hóa chi phí giai
đoạn 2015-2020, với mục tiêu: nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
và đầu tư phát triển thông qua việc sử dụng tối ưu mọi nguồn lực, nguồn vốn được
giao: tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện các giải pháp để giảm giá thành sản
xuất kinh doanh và phân phối điện.
Do vậy, người viết mong muốn thực hiện nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu
quả dự án ngầm hóa lưới điện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và một số đề xuất”.
Kết quả nghiên cứu của đề tài dự kiến đóng góp cho công tác phân tích đánh giá
hiệu quả đầu tư các dự án đầu tư xây dựng của Tổng công ty Điện lực TP.HCM, cụ
thể như sau:
3
- Tổng kết, đánh giá về thực trạng phân tích đầu tư dự án ngầm hóa lưới điện
hiện tại, để làm rõ hiệu quả tài chính kinh tế thực của các dự án ngầm hóa.
- Đề ra các kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công tác phân tích đánh giá
các dự án ngầm hóa cũng như các dự án đầu tư có tính chất tương tự.
- Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để triển khai các
hoạt động phân tích hiệu quả các dự án tương tự của Tổng công ty.
1.2.2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
1.2.2.1. Đối tượng và phạm vi
Chọn 01 dự án tiêu biểu về công tác Ngầm hóa lưới điện trung hạ thế trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh. Dự án Ngầm hóa lưới điện trung hạ thế trên đường Lý
Thái Tổ Quận 10, TP.HCM.
1.2.2.2 Phương pháp nghiên cứu
Dùng phương pháp ước lượng và phân tích dòng ngân lưu dự án có chiết khấu
để tính lợi ích và chi phí. Hiệu quả đầu tư dự án được đánh giá thông qua các chỉ
tiêu chính như hệ số hoàn vốn nội tại (IRR), chi phí sử dụng vốn bình quân
(WACC), thời gian hoàn vốn, giá trị hiện tại thuần (NPV), tỷ số lợi ích/chi phí
(B/C).
Tổng kết đánh giá thực trạng kết quả phân tích hiện tại của các dự án, đưa ra
các tồn tại ưu nhược điểm từ đó bổ sung các giải pháp phân tích về kinh tế, xã hội.
1.3. Giới hạn đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu bị giới hạn như sau:
- Chỉ xem xét số liệu của Tổng công ty Điện lực TP.HCM, thuộc diện phân
phối điện năng (Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Trung, Nam, Tổng công ty Điện
lực TP.Hà Nội); không xem xét đối với các Tổng công ty/Công ty thuộc diện sản
xuất điện, truyền tải điện (Công ty truyền tải Điện 1, 2, 3, 4; Các Tổng công ty Phát
điện - Gencos; Các Công ty TNHH MTV Nhiệt điện Phú Mỹ, Thủ Đức, Cần Thơ; ...).
4
- Không xét đến các yếu tố làm thay đổi mô hình tổ chức và hoạt động của
ngành, như: Công tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, yếu tố hình thành thị
trường điện trong giai đoạn nghiên cứu, các thay đổi về mặt chính sách của Chính
phủ,...
1.4. Kết cấu luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kiến nghị và kết luận, danh mục các tài liệu tham
khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm:
Phần nội dung nghiên cứu có 5 chương:
Chương 1: GIỚI THIỆU
Chương 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG
Chương 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5
CHƯƠNG II
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
2.1. Khái niệm về Đầu tư xây dựng
Đầu tư xây dựng là quá trình sử dụng các loại vật tư, lao động, vốn để tăng
cường tài sản của doanh nghiệp thông qua các dự án xây dựng mới, cải tạo, mở rộng
cơ sở vật chất, kỹ thuật.
Trong quá trỉnh đầu tư xây dựng, một lượng lớn vốn, lao động, vật tư ứ đọng
trong suốt quá trình đầu tư, vì vậy phải có kế hoạch huy động, sử dụng hợp lý, phân
bổ nguồn vốn, vật tư, nguồn lao động hợp lý hiệu quả đảm bảo cho công trình hoàn
thành trong thời gian tối ưu, chống lãng phí nguồn lực, đầu tư kém hiệu quả.
Đầu tư xây dựng có thời gian dài và nhiều biến động, từ lúc phát sinh phương
án đầu tư đến khi kết thúc một dự án đầu tư thường kéo dài nhiều tháng, năm với
nhiều biến động xảy ra. Tuy vậy, thành quả của hoạt động đầu tư xây dựng có giá trị
sử dụng lâu dài hàng chục năm, trăm năm, hay nhiều thập kỷ như các công trình kỳ
quan thế giới : Tượng Nữ thần tự do, Vạn Lý trường thành,… Cụ thể ngay tại Tổng
công ty Điện lực TP.Hồ Chí Minh có công trình kéo cáp ngầm xuyên biển cấp điện
cho Xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ.
Vai trò của Đầu tư xây dựng, nhìn một ách tổng thể nó tác động đến tổng cung
– tổng cầu tác động đến sự tăng trưởng, sự ồng định, sự phát triển kinh tế, phát triển
khoa học, công nghệ của đất nước.
2.2. Khái niệm về hiệu quả đầu tư xây dựng
Theo quan điểm kinh tế vĩ mô, hiệu quả đầu tư được phản ánh thông qua 3
nhóm chí tiêu chính: nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, nhóm chỉ tiêu hiệu quá về khoa
học và công nghệ, nhóm chỉ tiêu hiệu quả xã hội và môi trường.
Hiệu quả của dự án đầu tư (DAĐT) là toàn bộ mục tiêu đề ra của dự án, được
đặc trưng bằng các chỉ tiêu định tính (thể hiện ở các loại hiệu quả đạt được) và bằng
các chỉ tiêu định lượng (thể hiện quan hệ giữa chi phí đã bỏ ra của dự án và các kết
6
quả đạt được theo mục tiêu của dự án). Hiệu quả của dự án đầu tư được phân làm
hai loại:
a) Phân loại hiệu quả về mặt định tính:
+ Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội: Hiệu quả có thể phân thành các loại
hiệu quả kinh tế (khả năng sinh lời), hiệu quả kỹ thuật (nâng cao trình độ và đẩy
mạnh tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật); hiệu quả kinh tế – xã hội (mức tăng thu
cho ngân sách của nhà nước do dự án đem lại, tăng thu nhập cho người lao động
nâng cao phúc lợi công cộng, giảm thất nghiệp, bảo vệ môi trường) và hiệu quả
quốc phòng.
+ Theo quan điểm lợi ích: Hiệu quả có thể là của doanh nghiệp, của Nhà nước
hay là của cộng đồng. Riêng về mặt kinh tế của đầu tư thì hiệu quá đầu tư được chia
thành hiệu quả tài chính: biểu hiện lợi ích trực tiếp của chủ dự án đầu tư và hiệu quả
kinh tế – xã hội biểu hiện lợi ích của Nhà nước và cộng đồng.
+ Theo phạm vi tác động: Bao gồm hiệu quả cục bộ và hiệu quả toàn cục, hiệu
quả trước mắt và hiệu quả lâu dài, hiệu quả trực tiếp nhận được từ dự án và hiệu quả
gián tiếp kéo theo nhận được từ các lĩnh vực lân cận của dự án và do dự án đang xét
tạo ra.
b) Phân loại hiệu quả về mặt định lượng
- Theo cách tính toán: Hiệu quả có thể được tính theo số tuyệt đối (ví dụ tổng số lợi
nhuận thu được, hiệu số thu chi, giá trị sản lượng hàng hoá gia tăng, gia tăng thu
nhập quốc dân, giảm số người thất nghiệp V.V.). Hiệu quả có thể được tính theo số
tương đối (ví dụ tỷ suất lợi nhuận tính cho một đồng vốn đầu tư, tỷ số thu chi, số
giường bệnh tãng lên tính cho một đơn vị vốn đầu tư).
Trong đó: có những chỉ tiêu được coi là độ đo hiệu quả tổng hợp để lựa chọn
phương án. Trong thực tế hiệu quả kinh tế thường được thể hiện theo số tuyệt đối
(hiệu số thu chi) và theo số tương đối (tỷ số kết quả và chi phí).
7
- Theo thời gian tính toán: Hiệu quả có thể tính cho một một đơn vị thời gian
(thường là một năm), hoặc cho cả đời dự án. Theo thời điếm tính toán hiệu quả
phân thành hiệu quả ớ thời điểm hiện tại, tương lai và hiệu quả thường niên.
- Theo độ lớn của hiệu quả: Hiệu quả có thể coi là đạt (hay là đáng giá) và hiệu quả
không đạt (hay là không đáng giá).
2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư XDCB:
2.3.1. Hiện giá thu nhập thuần của dự án NPV (Net Present Value)
* Khái niệm:
- Thu nhập còn lại sau khi đã trừ đi các chi phí gọi là thu nhập ròng. Giá
trị hiện tại của thu nhập ròng gọi là hiện giá thuần NPV.
- Hiện giá thuần (NPV) của một dự án là giá trị của dòng tiền dự kiến trong
tương lai được quy về hiện giá trừ đi vốn đầu tư dự kiến ban đầu của dự án.
* Phương pháp tính:
𝑛
𝑛
𝑡=0
𝑡=0
𝐵𝑡
𝐶𝑡
∑
𝑁𝑃𝑉 = ∑
−
(1 + 𝑖)𝑡
(1 + 𝑖)𝑡
- Trong đó:
Bt: Doanh thu bán hàng ở nâm t và giá thu hồi khi thanh lý tài sản.
Ct : Tổng chi phí bỏ ra ở nâm t
n : Tuổi thọ quy định của phûông án
i : Lãi suất chiết khấu
t : Thứ tự nâm trong thời gian thực hiện dự án
- Điều kiện thỏa mãn:
NPV > 0
+ Trûờng hợp 𝑁𝑃𝑉 ≥ 0: Dự án có hiện giá thu nhập thuần càng lớn thì
8
hiệu quả tài chính của dự án càng cao, dự án càng hấp dẫn.
+ Trûờng hợp 𝑁𝑃𝑉 < 0: Dự án không có hiệu quả tài chính, cần đûợc
sửa đổi, bổ sung.
* Ưu nhược điểm của tiêu chuẩn NPV:
Phương pháp hiện giá thuần NPV có nội dung quan trọng hơn các tiêu chuẩn
thẩm định dự án đầu tư khác bởi vì:
Thứ nhất, tiêu chuẩn NPV ghi nhận tiền tệ có giá trị theo thời gian, một đồng
ngày hôm nay có giá trị hơn một đồng ngày mai bởi vì một đồng ngày hôm nay có
thể được đầu tư để trực tiếp tạo ra thu nhập tăng thêm. Bất kỳ một nguyên tắc đầu tư
nào không ghi nhận giá trị thời gian của tiền tệ thì sẽ không thể đưa ra quyết định
đúng đắn được.
Thứ hai, NPV chỉ dựa trên duy nhất hai dữ kiện đó là dòng tiền được dự
đoán từ dự án và chi phí cơ hội của đồng vốn. Bất kỳ một dự án đầu tư nào mà kết
quả thẩm định bị tác động bởi chủ quan của nhà quản lý , sự lựa chọn công tác kế
toán hoặc khả năng sinh lợi của những dự án độc lập khác đều sẽ dẫn đến những
quyết định không đúng.
Thứ ba, vì các giá trị hiện tại đều được đo lường bởi một đồng ngày hôm nay
nên ta có thể cộng dồn nó lại. Nếu có hai dự án A và B, tiêu chuẩn NPV sẽ nhanh
chóng giúp ta biết giá trị hiện tại NPV của dự án đầu tư kết hợp là:
𝑁𝑃𝑉 (𝐴 + 𝐵) = 𝑁𝑃𝑉 (𝐴) + 𝑁𝑃𝑉(𝐵)
Tính chất có thể cộng dồn như trên mang ý nghĩa quan trọng. Giả định dự án
B có NPV âm, nếu bạn kết hợp nó với dự án A, dự án kết hợp (A+B) sẽ có một
NPV thấp hơn NPV của bản thân dự án A. Do đó bạn sẽ không bị sai lầm trong việc
chấp nhận dự án xấu B chỉ bởi vì nó được gói chung với dự án A. Như chúng ta đã
biết các tiêu chuẩn khác không có tính cộng dồn này. Nếu không cẩn thận chúng ta
có thể bị đánh lừa trong quyết định một gói dự án tốt và dự án xấu tốt hơn là dự án
tốt một mình.
9
Tuy nhiên tiêu chuẩn hiện giá thuần NPV có nhược điểm là nó không thể đưa
ra kết quả lựa chọn khi các dự án không đồng nhất về mặt thời gian cũng như xếp
hạng ưu tiên trong việc lựa chọn các dự án đầu tư khi nguồn vốn của doanh nghiệp
bị giới hạn.
* Ý nghĩa:
- Để xác định xem việc sử dụng các nguồn lực (vốn) theo dự án đó có mang lại
lợi ích lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng không. Với ý nghĩa này NPV được xem là
tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá dự án. Đây là phương pháp để hiểu và được
sử dụng rộng rãi vì toàn bộ thu nhập và chi phí của phương án trong suốt thời kỳ
phân tích được quy đổi về giá trị tương đương ở hiện tại.
- Hiện giá thu nhập thuần NPV biểu hiện mối quan hệ so sánh giá trị tuyệt đối
giữa hiện giá lợi ích và hiện giá chi phí.
⇒Có thể nói chỉ tiêu NPV là chỉ tiêu cơ bản và NPV > 0 là điều kiện cần để
đánh giá bất kỳ dự án có hiệu quả nào.
2.3.2. Tỷ suất sinh lời nội bộ của dự án IRR (Internal Rate of Return, %)
* Khái niệm:
Suất thu hồi nội bộ là mức lãi suất mà nếu dùng nó làm hệ số chiết khấu để
quy đổi dòng tiền tệ của phương án thì giá trị hiện tại của thu nhập sẽ cân bằng với
giá trị hiện tại của chi phí, nghĩa là NPV = 0.
Về thực chất chỉ số IRR là suất thu lời tính theo các kết số còn lại của vốn
đầu tư ở đầu các thời gian và khi sử dụng chỉ tiêu IRR như là mức sinh lời nộ bộ của
dự án sinh ra, người ta đã ngầm công nhận rằng hệ số thu chi dương thu được trong
quá trình hoạt động của dự án đều đi đầu tư lại ngay lập tức cho dự án chính với
suất thu hồi bằng chính IRR.
Đối với dự án độc lập dự án có IRR lớn hơn hoặc bằng suất chiết khấu thì
được chấp nhận. IRR càng lớn càng tốt.
10
* Phương pháp tính:
Để tìm IRR dùng phương pháp nội suy gần đúng. Đầu tiên cần xác định một
số trị số NPV1 dương (gần 0 càng tốt) tương ứng với trị số IRR1 sau đó xác định
một trị số NPV âm (gần 0 càng tốt) tương ứng với giá trị IRR2, trị số IRR của
phương án cần tìm nằm trong khoảng giữa IRR1 và IRR2 và được nội suy bằng
công thức:
𝐼𝑅𝑅 = 𝑟1 + (𝑟2 − 𝑟1 ) ∗
𝑁𝑃𝑉1
𝑁𝑃𝑉1 + |𝑁𝑃𝑉2|
- Trong đó:
IRR: tỷ suất sinh lời nội bộ
𝑟1 : Tỷ suất chiết khấu ban đầu để tính NPV1
𝑟2 : Tỷ suất chiết khấu giả định để tính NPV2, với yêu cầu tạo ra giá trị âm
cho NPV2.
NPV1 > 0: Hiện giá thu nhập thuần của dự án, với chiét khấu với 𝑟1 NPV2 <
0: Hiện giá thu nhập thuần của dự án, với chiét khấu với 𝑟2
* Ưu nhược điểm của tiêu chuẩn IRR:
- Ưu điểm
+ Có tính đến thời giá của tiền tệ.
+ Xem xét toàn bộ ngân lưu của dự án
+ Có tác dụng lớn khi cần sử dụng để huy động vốn hoặc quảng cáo cho dự án.
+ Khách quan vì IRR suy ra từ bản thân của dự án không phụ thuộc vào chiết
khấu.
+ Thường được dùng phổ biến trong kinh doanh
+ Có thể tính đến nhân tố trượt giá và lạm phát bằng cách thay đổi các chỉ
tiêu dòng tiền thu chi qua các năm và suất chiết khấu.
11
- Nhược điểm
+ Không thể sử dụng là chỉ tiêu duy nhất ra quyết định đầu tư.
+ Khó ước lượng các chỉ tiêu cho cả dòng đời dự án.
+ Chỉ cho kết quả chính xác với điều kiện thị trường vốn hoàn hảo, một điều
kiện khó đảm bảo trong thực tế.
+ Việc tính toán tương đối phức tạp.
* Ý nghĩa:
- Về khả năng sinh lời: Tỷ suất sinh lời nội bộ IRR biểu thị tỷ lệ sinh lời (chi
phí cơ hội) lớn nhất mà bản thân dự án đạt được (tỷ lệ sinh lời nội sinh của dự án);
phụ thuộc vào đặc điểm phát sinh dòng lợi ích và dòng chi phí trong toàn bộ thời
gian thực hiện dự án.
- Về khả năng thanh toán: Tỷ suất sinh lời nội bộ IRR biểu thị mức lãi vay
cao nhất mà dự án có khả năng thanh toán.
- Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời nội bộ IRR là chỉ tiêu hiệu quả tài chính quan trọng
nhất của dự án.
- Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời nội bộ IRR là chỉ tiêu bắt buộc trong thẩm định dự án.
2.3.3. Thời gian hoàn vốn (𝑻𝒉𝒗 )
* Khái niệm:
Thời gian thu hồi vốn của dự án là khoảng thời gian thu hồi lại vốn đầu tư
ban đầu, tức là thời gian cần thiết để tổng hiện giá thu hồi vừa bù đắp được tổng
hiện giá của chi phí đầu tư dự án.
Trong thực tế, tiêu chuẩn này được tiến hành như sau, trước hết phải
thiết lập trước thời gian thu hồi vốn tối đa có thể chấp nhận được (thời gian
thu hồi vốn chuẩn). Dự án nào mà thời gian thu hồi vốn dài hơn thời gian thu
hồi vốn chuẩn sẽ bị từ chối và dự án nào có thời gian thu hồi vốn ngắn hơn sẽ
được chấp nhận.
12
* Phương pháp tính:
𝑇ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 ℎ𝑜à𝑛 𝑣ố𝑛
= 𝑠ố 𝑛ă𝑚 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑘ℎ𝑖 𝑡ℎ𝑢 ℎồ𝑖 ℎế𝑡 𝑣ố𝑛
+ 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑐ò𝑛 𝑙ạ𝑖 𝑐ℎư𝑎 𝑡ℎ𝑢 ℎồ𝑖/𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑛ă𝑚 (𝑡 + 1)
Cơ sở để một dự án được chấp nhận 𝑇 ≤ 𝑛
* Ưu nhược điểm của chỉ tiêu hoàn vốn:
- Ưu điểm
+ Đơn giản, dễ tính toán.
+ Thể hiện khả năng thanh toán và rủi ro của dự án, thời gian hoàn vốn càng
ngắn cho thấy tính thanh khoản của dự án càng cao và rủi ro đối với vốn đầu tư
càng thấp.
+ Giúp nhà đầu tư sơ bộ xem xét thời gian thu hồi đủ vốn để bước đầu ra
quyết định.
- Nhược điểm
+ Phương pháp thời gian thu hồi vốn có một số nhược điểm và được đánh giá
thấp hơn những tiêu chuẩn trên. Một trong những bất lợi thực sự của tiêu chuẩn này
là tất cả dòng tiền phát sinh sau thời gian thu hồi vốn đã bị bỏ qua hoàn toàn.
+ Không tính đến thời giá của tiền tệ (đối với chỉ tiêu thời gian hoàn vốn
không có chiết khấu).
+ Thời gian hoàn vốn yêu cầu mang tính chủ quan không có cơ sở xác định.
* Ý nghĩa:
Mặc dù tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn không thuyết phục lắm khi thẩm
định dự án, tuy nhiên một số khía cạnh khác mà chúng ta cần biết về tiêu chuẩn này:
Thứ nhất, nếu chúng ta không chú ý đến thời gian thu hồi vốn của dự án,
nghĩa là chúng ta đã bỏ qua yếu tố rủi ro khi thẩm định dự án. Một dự án có thời
13
gian thu hồi vốn nhanh sẽ hạn chế được nhiều rủi ro và ngược lại.
Thứ hai, tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn do những thiếu sót của nó, nên
được kết hợp với các tiêu chuẩn khác như NPV hoặc IRR khi thẩm đinh dự án.
Thứ ba, tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn tỏ ra đơn giản, dễ sử dụng. Dù vậy
vấn đề này lại không quan trọng lắm trong điều kiện tin học hoá toàn cầu hiện nay.
𝑩
2.3.4. Tỷ số lợi ích – chi phí ( )
𝑪
* Khái niệm:
𝐵
- Tỷ số lợi ích – chi phí ( ) là tỷ số giữa giá trị tương đương của lợi ích trên
𝐶
giá trị tương đương của chi phí.
- Tỷ số lợi nhuận hay tỷ lệ sinh lời là tỷ số giữa tổng hiện giá với lợi ích
ròng/tổng hiện giá chi phí đầu tư ròng của dự án theo suất chiết khấu phù hợp.
𝐵
- ( ) cho thấy khả năng sinh lời của một đòng vốn đầu tư vì vậy độ tin cậy
𝐶
để xét đến tính hiệu quả của dự án rất cao, đặc biệt trong trường hợp NPV và IRR
cho kết quả trái ngược nhau.
𝐵
- Phương pháp phân tích dựa trên tỷ số thu chi ( ) được sử dụng phổ biến
𝐶
đối với các dự án công cộng, các dự án nhà nước không đặt ra yêu cầu hàng đầu là
lợi nhuận.
* Phương pháp tính:
𝐵
𝑡
𝑛
𝐵 ∑𝑡=1 (1+𝑖)𝑡
=
𝐶 ∑𝑛𝑡=1 𝐶𝑡
𝑡
(1+𝑖)
- Trong đó:
𝐵𝑡 : là lợi ích hàng năm của dự án.
𝐶𝑡 : là chi phí hàng năm của dự án.