Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tam đại cải cách trong Minh Trị Duy Tân ở Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.09 KB, 24 trang )

MỤC LỤC

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Nhật Bản là một đất nước mà mỗi khi được nhắc đến, chính phủ và nhân dân
của nhiều quốc gia phải ngưỡng mộ. Dù trong chiến tranh thế giới, Nhật Bản trong phe
phát xít, đã gây nên nhiều nỗi đau cho nhân loại; thế nhưng đất nước “mặt trời mọc”
này cũng đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề sau chiến tranh, khi phải gánh hai quả
bom nguyên tử từ Mỹ, trên hai thành phố là Hiroshima và Nagasaki. Sự vục dậy sau
chiến tranh mà Nhật Bản thực hiện được khiến biết bao quốc gia trên thế giới phải
trầm trồ thán phục. Đó là sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952 –
1973. Chỉ bảy năm ngắn ngủi mà thực hiện được một điều tưởng chừng như không
tưởng ấy đã nâng cao vị thế của Nhật trên trường quốc tế. Trước đó, vào nửa cuối của
thế kỉ XIX, Nhật Bản cũng đã từng làm thế giới phải nể phục khi đạt được những
thành tựu rất lớn trong cuộc Duy tân Minh Trị. Sau cuộc cải cách ấy, Nhật Bản đã thay
đổi vượt bậc và vươn lên xứng tầm thế giới cùng với Mỹ. Công cuộc cải cách vỏn vẹn
30 năm nhưng đã tạo nên những kì tích không thể ngờ tới, tạo nền móng cho sự phát
triển của Nhật Bản về sau.
Về Minh Trị Duy tân, rất nhiều tựa sách, bài viết, bài nghiên cứu, luận án, luận
văn viết về đề tài này, bởi đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất nửa cuối thế
kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Theo nhà Nhật Bản học người Mỹ, Marius B. Jansen, nhận
định: “Minh Trị Duy tân là một sự kiện trọng đại đối với lịch sử Nhật Bản, Đông Á và
toàn thế giới.” Sự quan tâm của giới sử học thế giới về đề tài này được thể hiện trên rất
nhiều văn đàn, trong đó không thể không kể đến các nhà nghiên cứu Nhật bản người
Việt Nam như Vĩnh Sính, Đào Trinh Nhất… Như vậy, có thể nói, Minh Trị Duy tân là


một vấn đề mang tầm quốc tế, có ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều quốc gia trên thế giới
chứ không chỉ riêng Nhật Bản.
Trong bối cảnh quan hệ hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản đang có những thành
quả tốt đẹp thì số lượng các nhà nghiên cứu Việt Nam nghiên cứu về Nhật Bản ngày
càng gia tăng. Chính vì thế mà số lượng các bài nghiên cứu về Nhật Bản cũng tăng
lên. Thế nhưng, đặc thù về ngôn ngữ của tiếng Nhật chính là cản trở lớn nhất trong
việc tiếp cận các nguồn tư liệu về lịch sử Nhật Bản, bởi tiếng Nhật là một ngôn ngữ
khó và đòi hỏi sự kiên nhẫn, cần cù học tập thì mới hiểu được. Do vậy, dù nguồn tư
liệu về lịch sử, đặc biệt là vấn đề Minh Trị Duy tân, sách bản ngữ có rất nhiều, thế
nhưng những người tiếp cận được lại không được bao nhiêu. Đây chính là nguyên
nhân khiến cho việc nghiên cứu Nhật Bản ở Việt Nam một cách chuyên sâu chưa mấy
phát triển. Điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng ngôn ngữ và vốn kiến thức
về lịch sử, văn hóa Nhật Bản. Vậy nên, dù rất yêu thích đất nước và con người Nhật
2


Bản, thế nhưng một bộ phận người Việt Nam vẫn không mấy hiểu biết gì nhiều khi
được hỏi về các vấn đề lịch sử Nhật Bản. Phải chăng nguồn tư liệu về lịch sử Nhật Bản
còn khá hiếm hoi, hay tại người Việt Nam không thích tìm hiểu về lịch sử, hay còn
một lý do nào khác chăng?
Minh Trị Duy tân là một cuộc cải cách đáng học hỏi mà Việt Nam ta cũng nên
học tập: từ tinh thần Duy tân đến nội dung Duy tân. Xét thấy tầm quan trọng của việc
phổ cập các vấn đề cơ bản của lịch sử Nhật Bản cho một bộ phận người yêu thích Nhật
Bản và những người yêu thích tìm hiểu các vấn đề lịch sử, cùng việc bổ sung kiến thức
về Nhật Bản cho các học sinh, sinh viên mong muốn du học Nhật Bản và làm việc tại
các công ty Nhật, tôi nhận thấy việc nghiên cứu về lịch sử Nhật Bản là điều tối cần để
có thể thực hiện được những điều nêu trên. Để tạo thêm nguồn tư liệu tham khảo cho
những người yêu Sử, đặc biệt là lịch sử Nhật Bản, tôi thiết nghĩ cần phải có những bài
viết tổng quát cũng như chuyên sâu, các vấn đề lịch sử Nhật Bản, từ thuở bình minh
đến thời hiện đại, để giúp người học có cái nhìn rõ nét hơn về toàn cảnh lịch sử cũng

như chi tiết về một số vấn đề lịch sử quan trọng trong lịch sử Nhật Bản. Đặc biệt đáng
chú ý hơn cả là Minh Trị Duy tân – cuộc cải cách toàn diện trên mọi lĩnh vực, từ chính
trị, kinh tế đến quân sự, giáo dục; đây là vấn thể không thể không nhắc đến mỗi khi
nói đến Nhật Bản. Chính vì thế, tôi quyết định lựa chọn đề tài “BƯỚC ĐẦU TÌM
HIỂU VỀ “TAM ĐẠI CẢI CÁCH” TRONG CUỘC MINH TRỊ DUY TÂN Ở NHẬT
BẢN”, để có thể phần nào giải đáp được những kiến thức chuyên sâu hơn, về một vấn
đề có tầm ảnh hưởng lớn tới Nhật Bản và cả thế giới như cuộc cải cách Minh Trị Duy
tân, cho những bạn đọc Việt Nam yêu thích Nhật Bản có cơ hội tìm hiểu về Nhật Bản
thông qua bài viết này của tôi.
2.

Lịch sử nghiên cứu

Về vấn đề Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản, đã có rất nhiều tác giả viết về vấn đề
này. Số lượng các bài nghiên cứu cũng như sách viết về Minh Trị Duy tân rất nhiều,
không chỉ được viết bởi các soạn giả Nhật Bản mà còn của các nhà nghiên cứu lịch sử
của phương Tây cũng như phương Đông, trong đó có các nhà nghiên cứu của Việt
Nam. Trong kho tàng những danh mục tài liệu đồ sộ ấy, tôi xin trích dẫn bốn cuốn sách
mà tôi cho rằng khá đầy đủ và chi tiết mà trong tầm khả năng của mình, tôi có thể hiểu
được và áp dụng kiến thức rút ra được để hoàn thành bài nghiên cứu một cách đầy đủ
nhất.
[1] Nguyễn Quốc Hùng (Chủ biên), Lịch sử Nhật Bản, NXB. Thế giới, Hà Nội,
2007
Đây là cuốn sách lịch sử đầu tiên do khoa Đông phương học, trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, tổ chức biên soạn và dùng
3


làm giáo trình cho sinh viên. Cuốn sách gồm 10 chương, tổng hợp những thông tin và
kiến thức cơ bản liên quan tới các vấn đề lịch sử của Nhật Bản, từ thuở sơ khai đến

trước năm 2007. Thoạt đầu là bức tranh về xã hội Nhật Bản thời nguyên thủy, đến khi
Quốc qia cổ đại hình thành và Nhà nước luật lệnh ra đời. Sau đó là tiến trình lịch sử
qua các triều đại và thời kì: từ thời Heian đến thời Mạc phủ Kamakura, Muromachi,
Azuchi Momoyama và cuối thời là Mạc phủ Tokugawa (vẫn thường gọi là thời Edo).
Đến chương 7 của cuốn sách, thời kì Minh Trị Duy tân và sự hình thành các quốc gia
cận đại được tái hiện lại một cách cơ bản nhất, các khía cạnh của chuỗi cải cách Minh
Trị cũng được đề cập đến như là vấn đề trung tâm của toàn chương. Trong chương này,
các tác giả đã khái quát lại lịch sử thành lập chính quyền Minh Trị cùng những chuỗi
cải cách trên nhiều lĩnh vực như kinh tế - thương mại, chính trị - xã hội, quân đội, giáo
dục, ngoại giao. Từ đó cho người đọc có cái nhìn tổng quát về thời kì này cùng diễn
tiến của các cuộc chiến tranh Nhật – Thanh, chiến tranh Nhật – Nga, cũng như sự phát
triển kinh tế và văn hóa như là hệ quả của quá trình Duy tân đất nước. Chương 8 của
cuốn sách nói về tình hình Nhật Bản trong giai đoạn 1914 -1945, tức là từ cuộc chiến
tranh thế giới thứ I đến chiến tranh thế giới thứ II. Trong giai đoạn này, Nhật Bản đã
xuất hiện chủ nghĩa quân phiệt và thực hiện chính sách bành trướng ra nước ngoài, cụ
thể là bành trướng sang Trung quốc và các nước Đông Á, thông qua các cuộc chiến
tranh “Đại Đông Á”, và kết thúc là sự thất bại thảm hại trong thế chiến thứ II khi phải
lãnh hai quả bom nguyên tử của Mỹ. Nhật tuyên bố đầu hàng và kết thúc chiến tranh
thế giới thứ II. Chương 9 nói về sự phục hồi của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới
thứ 2. Sau thất bại ấy Nhật lâm vào tình cảnh thiệt hại nặng nề về người và của, chính
phủ buộc phải giải giáp quân đội phát xít và tiến hành các cải cách kinh tế - xã hội. Tới
đây Nhật bước vào quá trình dân chủ hóa đất nước và dần phục hồi lại nền kinh tế. Để
đến giai đoạn 1952 – 1973 nền kinh tế Nhật phát triển thần kì và vươn lên đứng thứ 2
thế giới. Chương cuối cùng của cuốn sách (chương 10) là những vấn đề cơ bản trong
quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản từ truyền thống (trước thế kỉ XIX) đến hiện
đại (những năm đầu của thế kỉ XXI). Vì là sách giáo trình nên cuốn sách chỉ nêu lên
những vấn đề và những phía cạnh chung nhất, cơ bản nhất giúp người đọc có cái nhìn
toàn cảnh về Nhật Bản mà không đi sâu vào từng nội dung cốt lõi. Vì thế tôi đã tham
khảo cuốn sách này để có cái nhìn toàn diện về thời kì Minh Trị Duy tân, làm bước
đệm cho việc đi sâu tìm hiểu đề tài nghiên cứu của mình.

[2] Nguyễn Tiến Lực, Nhật Bản – Những bài học từ lịch sử, NXB. Thông tin và
Truyền thông, Hà Nội, 2013
Đây là cuốn sách được tác giả viết nhân kỉ niệm 40 thiết lập quan hệ ngoại giao
Việt Nam – Nhật Bản (1973 – 2013). Cuốn sách gồm 12 chương, viết về những vấn đề
lớn của Nhật Bản, từ việc Thái tử Shotoku trở thành Nhiếp chính trong triều đình và
4


vai trò của ông đối với sự phát triển của Nhật Bản. Chương 2 của cuốn sách bàn về
việc tiếp nhận văn minh Trung Hoa thông qua Khiển đường sứ và những chuyến viếng
thăm Trung Quốc. Đến chương 3, tác giả đề cập đến “Châu ấn thuyền” và việc khám
phá ra thị trường ngoại thương mới của Nhật Bản. Trong chương này, tác giả đề cập
đến vai trò và vị trí của Việt Nam trong Mậu dịch Châu ấn thuyền đó. Các chương tiếp
theo, tác giả bàn về chính sách Tỏa quốc (sakoku), từ nguyên nhân dẫn tới chính sác
này, nội dung của chính sách và hệ quả của Sakoku đối với sự phát triển nội thương
Nhật Bản, phát triển nội thương nhưng không bị lạc hậu quá xa so với các nước
phương Tây. Sau đó là việc Nhật Bản “mở cửa”, tiến hành giao thương buôn bán cũng
như giao lưu văn hóa với nước ngoài. Từ đó, tạo tiền đề cho cuộc Minh Trị Duy tân
diễn ra. Vấn đề “Minh Trị Duy tân” được tác giả đề cập tới ở một số khía cạnh như quá
trình hình thành cương lĩnh Duy tân, tiến trình duy tân và ý nghĩa của công cuộc duy
tân đất nước. Các khía cạnh Duy tân được thể hiện rõ trong cuốn sách là vấn đề giáo
dục, từ việc sai các sứ đoàn đi nước ngoài học tập và phong trào du học, tới việc thuê
các chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy tại Nhật. Tác giả đề cập đến vấn đề này để
cho thấy sự chú trọng và quan tâm đặc biệt của Nhật Bản tới lĩnh vực giáo dục. Đến
chương 10, tác giả nêu lên vai trò của Fukuzawa Yukichi với tư tưởng khai sáng của
ông. Ở chương 11, tác giả cũng đề cập đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật
Bản giai đoạn 1952 – 1973 cùng những nguyên nhân tạo nên điều đó. Chương 12 tác
giả đề cập tới Nhật Bản trong việc giải quyết các vấn đề ở Biển Đông. Phần kết luận,
tác giả nêu lên những giá trị Nhật Bản từ lịch sử mà tác giả rút ra được, từ tư tưởng
“Hòa” (Wa) đến việc nhạy bén với bên ngoài, sống hòa hợp với thiên nhiên và tinh

thần võ sĩ đạo (Bushido). Vì đây là cuốn sách tập hợp những bài viết của tác giả đã
viết trước đó, ra đời trong hoàn cảnh kỉ niệm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản
nên nó có ý nghĩa rất lớn, giúp người đọc Việt Nam hiểu rõ hơn các vấn đề ảnh hưởng
sâu sắc đến sự phát triển của Nhật Bản một cách tổng quan nhất. Vì thế tôi đã tham
khảo cuốn sách, nhất là chương 6 (Nhật Bản Duy tân) để hoàn thiện thêm bài viết của
mình.
[3] Nguyễn Tiến Lực, Minh Trị Duy tân và Việt Nam, NXB. Giáo dục Việt Nam,
Hà Nội, 2015
Cuốn sách gồm ba phần lớn nêu lên các vấn đề về Minh Trị Duy tân và liên hệ
với Việt Nam.
Phần một: Minh Trị Duy tân, gồm 4 chương.
Phần hai: Những vấn đề về Minh Trị Duy tân, gồm 6 chương.
Phần ba: Minh Trị Duy tân và Việt Nam, gồm 2 chương.
5


Ở phần một, tác giả khái quát về thuật ngữ Minh Trị Duy tân, quá trình đánh đổ
chính quyền Mạc Phủ Tokugawa và thiết lập chính quyền Minh Trị. Ở chương 3, tác
giả viết về việc tiến hành các cuộc cải cách được tiến hành vào thời kì đầu của Minh
Trị (xóa bỏ chế độ Baku Han và tàn dư của nó), xây dựng cái mới để tạo nền tảng cho
một quốc gia độc lập, tư bản chủ nghĩa. Tác giả nêu lên các cuộc cải cách trong cuộc
Minh Trị Duy tân trên các lĩnh vực kinh tế (cải cách địa tô, cải cách tài chính và công
nghiệp), cải cách xã hội, cải cách quân đội và cải cách giáo dục. Văn minh khai hóa
cũng được nói đến như là một điểm sáng của công cuộc Duy tân. Cuối phần một, tác
giả còn trình bày quá trình ban hành Hiến pháp Minh Trị, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa cũng như sự thay đổi kì diệu của Nhật Bản trên tất cả các lĩnh vực để trở
thành một cường quốc đứng thứ 2 thế giới.
Đến phần hai, tác giả đưa ra những vấn đề về Minh Trị Duy tân, bắt đầu từ việc
trình bày vai trò của ba nhà cải cách lớn, có ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình duy tân
đất nước trong công cuộc Minh Trị Duy tân, gồm Saigo Takamori, Okubo Toshimichi
và Kido Takayoshi. Tác giả cũng nêu lên vai trò của các sứ đoàn gửi đi giao thương

với nước ngoài như sứ đoàn Iwakami, vai trò của các thanh niên Nhật Bản đi du học
cũng như vai trò của các chuyên gia nước ngoài trong công cuộc Duy tân. Qua đây
người đọc có thể hiểu phần nào lý do mà nền giáo dục Nhật Bản thời kì Minh Trị phát
triển và sự coi trọng giáo dục một cách đặc biệt của chính phủ Nhật Bản đến tận ngày
nay.
Phần ba và cũng là phần cuối cùng, tác giả đề cập đến Việt Nam trong mối quan
hệ hữu nghị giữa hai quốc gia, về việc người Nhật Bản nhận định thế nào về Việt Nam
và người Việt Nam. Đổi lại, nhà trí thức Việt Nam (tiêu biểu là Phan Bội Châu) nhận
định về Nhật Bản thế nào thông qua Minh Trị Duy tân, để từ đó học tập và giáo dục
tinh thần Duy tân cho nhân dân Việt Nam. Cuốn sách là nguồn tư liệu tham khảo rất
hữu ích và đầy đủ để tôi có thể hoàn thiện bài tiểu luận của mình. Tôi cũng đã lựa chọn
điểm nhìn của tác giả khi phân chia giai đoạn của Minh Trị Duy tân ở chương 1 trong
bài viết của mình.
[4] Vĩnh Sính, Nhật bản cận đại, NXB. Lao động, Hà Nội, 2014
Đây là cuốn sách viết khá chi tiết và đầy đủ về lịch sử Nhật Bản qua các thời kì.
Đầu tiên tác giả giới thiệu về đất nước và con người Nhật Bản, các thông tin về địa lý
tự nhiên và sư ảnh hưởng của nó tới việc hình thành và phát triển văn hóa Nhật Bản;
những nét đặc trưng trong văn hóa và con người Nhật Bản. Các chương tiếp theo là
những vấn đề lịch sử của Nhật Bản qua các thời kì, từ thuở bình minh đến Nara,
Heian; sau đó là toàn cảnh Nhật Bản thời Tokugawa (1603 – 1868); sự sụp đổ của
chính quyền Tokugawa và thay vào đó là chính quyền Minh Trị và việc Nhật Bản tiến
6


hành công cuộc Minh Trị Duy tân. Tác giả phân Minh Trị Duy tân ra 2 giai đoạn: giai
đoạn 1 (1868 – 1885) và giai đoạn 2 (1886 – 1912). Giai đoạn 1 gồm các vấn đề về
những cải cách chính yếu đầu thời kì Minh Trị, văn minh khai hóa, tôn giáo trong thời
kì này và sự biến đổi của xã hội Nhật Bản. Ở giai đoạn 2, tác giả nêu lên các cuộc cải
cách lớn về chính trị, kinh tế (công nghiệp), ngoại thương và phát triển văn hóa - nghệ
thuật trong giai đoạn này (tiếp thu văn hóa, tư tưởng phương Tây). Sau thời kì Minh

Trị là khuynh hướng tự do, bành trướng, quân phiệt Nhật Bản, thể hiện trong cuộc
Chiến tranh thế giới thứ nhất, các trào lưu dân chủ tự do. Tác giả cũng đề cập đến văn
hóa Nhật Bản thời Taisho và đầu thời Showa. Chương 8 của cuốn sách là vấn đề chiến
tranh Mãn Châu và chiến tranh “Đại Đông Á” mà Nhật Bản tham chiến. Chương cuối
cùng (chương 9) bàn về sự chuyển mình của Nhật Bản, sau khi gánh chịu những thất
bại và tổn hại nặng nề sau cuộc chiến tranh thế giới thứ II. Tác giả cũng đề cập đến
thời kì kinh tế Nhật Bản phát triển cao độ (1960 – 1970) và một số vấn đề gặp phải về
vấn đề kinh tế từ sau 1970 như vấn đề về dầu lửa, thiếu tài nguyên thiên nhiên hay sự
lệ thuộc vào tài nguyên nước ngoài, giải quyết các đụng chạm về quyền lợi kinh tế với
Mỹ và các nước Châu Âu. Vấn đề này vẫn còn đang bỏ ngỏ và cần có những đề tài
nghiên cứu chuyên sâu hơn. Tôi đã sử dụng những tư liệu có được từ cuốn sách để
tham khảo cho bài viết của mình. Đặc biệt là ở chương 5 và 6 là hai chương rất rõ nét
về Minh Trị Duy tân. Tôi đã tiếp nhận các tri thức về nội dung của các cuộc cải cách
địa tô và quân đội để bài viết được rõ nét hơn.
3.

Phương pháp nghiên cứu

3.1

Phương pháp lịch sử

-

-

3.2
-

Là phương pháp nghiên cứu bằng cách tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát

triển và biến hóa để phát hiện bản chất và quy luật vận động của đối tượng.
Phương pháp lịch sử trong nghiên cứu lý thuyết còn được sử dụng để phân tích các
tài liệu lý thuyết đã có nhằm phát hiện xu hướng, các trường phái nghiên cứu… từ
đó xây dựng tổng quan về vấn đề nghiên cứu còn gọi là lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Trong bài nghiên cứu này, tôi sử dụng phương pháp lịch sử nhằm tìm hiểu rõ bối
cảnh của vấn đề nghiên cứu, các cách phân giai đoạn của vấn đề; đồng thời tôi
cũng sử dụng phương pháp này để viết phần “Lịch sử nghiên cứu” ở mục 2 (phía
trên).
Phương pháp logic
Là phương pháp nghiên cứu tổng quát các sự kiện, hiện tượng lịch sử, loại bỏ các
yếu tố ngẫu nhiên, không cơ bản để làm bộc lộ bản chất, tính tất yếu và quy luật
vận động và phát triển khách quan của sự kiện, hiện tượng lịch sử.

7


-

3.3
-

-

4.

Trong bài nghiên cứu này, tôi sử dụng phương pháp logic để phân bố cục cho vấn
đề nghiên cứu; suy luận và đúc rút ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu ở chương 3 của
bài nghiên cứu này.
Mối quan hệ giữa phương pháp lịch sử và phương pháp logic
Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp khác nhau, nhưng

có quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình nghiên cứu khoa học.
Về bản chất, phương pháp logic không phải là cái gì khác là phương pháp lịch sử,
chỉ có điều là nó thoát khỏi những hình thức lịch sử và những ngẫu nhiên pha trộn.
Hai phương pháp này giúp nhà khoa học mô tả lịch sử của các sự vật, hiện tượng,
từ đó đi đến vạch ra bản chất, quy luật phát triển của chúng. Nếu phương pháp lịch
sử có nhiệm vụ khôi phục bức tranh quá khứ sinh động và phong phú của hiện
thực thì phương pháp logic sẽ có nhiệm vụ đi tìm cái logic, cái tất yếu bên trong
“bức tranh quá khứ” đó để vạch ra bản chất, quy luật vận động, phát triển khách
quan của hiện thực.
Trong bài nghiên cứu của mình, tôi đã vận dụng hai phương pháp nảy để làm nổi
bật lên nội dung các cuộc cải cách trong Minh Trị Duy tân và rút ra được ý nghĩa
của Minh Trị Duy tân đối với sự phồn thịnh và phát triển của đất nước Nhật Bản,
trong giai đoạn giao thoa văn hóa phương Tây, đã vươn lên để sánh vai với các
cường quốc lớn trên thế giới như thế nào. Từ đó cũng nêu ra những đánh giá về
những mặt tích cực và mặt hạn chế mà cuộc cải cách này đem lại cho nhân dân
Nhật Bản.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Minh Trị Duy tân là một sự kiện trọng đại trong lịch sử Nhật Bản, có ảnh hưởng
to lớn đối với sự phát triển của Nhật Bản nói riêng và phong trào cải cách của toàn thế
giới nói chung. Việc đi sâu tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Minh Trị Duy tân giúp
cho chúng ta hiểu được lý do tại sao Nhật Bản lại có thể phát triển đến mức trở thành
cường quốc như ngày nay.
Chính vì thế, khi nghiên cứu về “Tam đại cải cách” trong cuộc Minh Trị Duy
tân, tôi đã đào sâu tìm hiểu về ba cuộc cải cách lớn, có ảnh hưởng sâu sắc tới đất nước
Nhật, để rồi phát hiện thêm một số yếu tố đánh giá tích cực và những hạn chế của cuộc
Minh Trị Duy tân. Điều này có thể đóng góp một phần nhỏ cho kho tàng tư liệu về lịch
sử Nhật Bản, góp phần tạo thêm nguồn tài liệu tham khảo cho những ai hứng thú và có
ý muốn tìm hiểu về lịch sử Nhật Bản, cách riêng là tìm hiểu về Minh Trị Duy tân. Dù
còn nhiều hạn chế nhưng bài tiểu luận này cũng có thể cung cấp một số thông tin cơ

bản về ba cải cách lớn trong cuộc cải cách Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản cho những
bạn đọc thật sự cần và yêu thích tìm hiểu các vấn đề lịch sử, cách riêng ở đây là lịch sử

8


Nhật Bản – một khía cạnh rất nhỏ trong kho tàng lịch sử vĩ đại của thế giới; để rồi thấy
được vai trò đặc biệt quan trọng của Duy tân Minh Trị đối với lịch sử Nhật Bản.
5.

Kết cấu của đề tài

Bài nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về Minh Trị Duy tân
1.1.
1.2.

“Minh Trị Duy tân” là gì?
Các giai đoạn của Minh Trị Duy tân

Chương 2: Nội dung của “Tam đại cải cách” trong cuộc Minh Trị Duy tân
2.1.

Cải cách xã hội

2.2.

Cải cách địa tô

2.2.


Cải cách quân đội

Chương 3: Đánh giá về “Tam đại cải cách” trong cuộc Minh Trị Duy tân
3.1.

Về cải cách “tứ dân bình đẳng”

3.2.

Về cải cách địa tô

3.3.

Về cải cách quân đội

-----o0o-----

9


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ MINH TRỊ DUY TÂN
1.1

“Minh Trị Duy tân” là gì?

Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa, Minh Trị Duy tân
(明明明明 Meiji-ishin) hay cách mạng Minh Trị, cải cách Minh Trị là một chuỗi các sự
kiện cải cách, cách tân dẫn đến các thay đổi to lớn trong cấu trúc xã hội và chính

trị của Nhật Bản1. Đây là cuộc cải cách có sự chuyển biến trên phạm vi rộng, ở nhiều
lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội cũng như quân đội. Cuộc cải cách Minh Trị Duy
tân được xem như một sự kiện lịch sử quan trọng nhất Nhật Bản và là một vấn đề lịch
sử được quan tâm hàng đầu của giới sử học và người đọc Nhật Bản2 .
Minh Trị Duy tân là một trong những sự kiện quan trọng nhất Nhật Bản, đã đưa
nước Nhật từ một nước theo chế độ phong kiến quân chủ chuyên chế bước vào thời kì
quá độ tiến lên hình thái tư bản chủ nghĩa. Theo thời gian, Minh Trị Duy tân lại càng
có ý nghĩa to lớn đối với không chỉ riêng đất nước Nhật Bản mà còn với cả thế giới.
Theo nhà Nhật Bản học người Mỹ, Marius B. Jansen, nhận định: “Minh Trị Duy tân là
một sự kiện trọng đại đối với lịch sử Nhật Bản, Đông Á và toàn thế giới.” 3 Đối với
Việt Nam, người chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất bởi cuộc Duy tân Minh Trị là Phan Bội
Châu. Ông đã phát động phong trào Đông Du, khuyến khích học sinh, sinh viên Việt
Nam qua Nhật du học, để học tập phong trào Duy tân của Nhật Bản, góp phần vào
công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp; để có thể xây dựng đất nước theo mô
hình Duy tân trong tương lai.
Có bốn trường phái lớn nói về tính chất của cuộc Minh Trị Duy tân4:
Trường phái thứ nhất: coi Minh Trị Duy tân là phục cổ, là sự thiết lập nền
chuyên chế tuyệt đối của Thiên Hoàng. Tác phẩm tiêu biểu cho trường phái này là bộ
Lịch sử Minh Trị gồm 6 cuốn do Khoa Sử, Đại học Đế quốc Tokyo (nay là Đại học
Tokyo) biên soạn, do Katsubunsha xuất bản vào trước Chiến tranh thế giới thứ II. Bộ
sách này viết về Lịch sử Minh Trị giai đoạn 1848 – 1871 và coi Minh Trị Duy tân là sự
nghiệp “Vương chính phục cổ” (Osei Fukko).

1 Bách khoa toàn thư mở, Wikipedia định nghĩa, /wiki/Minh_Tri_Duy_Tan
2 Nguyễn Tiến Lực (2015), Minh Trị Duy tân và Việt Nam, NXB. Giáo dục Việt Nam, tr.13.
3 Nguyễn Tiến Lực (2015), Minh Trị Duy tân và Việt Nam, sđd, tr.13.
4 Nguyễn Tiến Lực (2015), Minh Trị Duy tân và Việt Nam, sđd, tr.15.

10



Trường phái thứ hai: coi Minh Trị Duy tân là một cuộc cách mạng. Nhưng xét
về tính chất của cuộc cách mạng này còn có rất nhiều luồng quan điểm khác nhau. Bởi
Minh Trị Duy tân, ban đầu được bắt đầu bằng phong trào “nhương Di”, tức là chống
phương Tây, nhưng sau đó chính sách này đã bị từ bỏ và chuyển sang chính sách mở
cửa. Như vậy, Minh Trị Duy tân không phải là nền chuyên chính tuyệt đối nhưng cũng
không hẳn là cuộc cách mạng tư sản, mà nó được xem như cuộc cách mạng dân tộc, về
đối ngoại là bảo vệ độc lập dân tộc, về đối nội là cải cách xã hội, cải biến đất nước 5.
Cũng có quan điểm cho rằng, Minh Trị Duy tân là cuộc cách mạng tư sản toàn diện,
trên nhiều lĩnh vực, nhưng cũng có những luồng quan điểm chỉ xem Minh Trị Duy tân
là cuộc cách mạng văn hóa. Tại Việt Nam, qua những cuốn sách viết về Lịch sử Nhật
Bản, các tác giả thường dùng cụm từ “cuộc cách mạng tư sản không triệt để” khi nói
về cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản6.
Trường phái thứ ba: coi Minh Trị Duy tân là một chuỗi cải cách. Đây là quan
điểm được chú trọng hơn cả ở giới nghiên cứu Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản từ những
năm 1980 trở lại đây. Bởi cuộc cải cách này được thực hiện trên nhiều lĩnh vực như
Kinh tế, thương mại, quân đội, giáo dục … một chuỗi cải cách toàn diện hướng tới
“phú quốc cường binh”7.
Trường phái thứ tư: coi Minh Trị Duy tân vừa là cách mạng, vừa là cải cách,
bởi nó gồm nhiều giai đoạn. Đầu tiên là cuộc cách mạng để lật đổ chính quyền Mạc
phủ Bakufu, sau đó là chuỗi các cải cách trên nhiều lĩnh vực, để biến nước Nhật từ một
nước phong kiến sang một nước Tư bản chủ nghĩa8.
1.2

Các giai đoạn của Minh Trị Duy tân

Nếu coi Minh Trị Duy tân bắt đầu vào năm 1853 và kết thúc vào năm 1895, có
thể chia toàn bộ quá trình thành ba (3) giai đoạn9:
Giai đoạn 1 (1853 – 1868): Từ khi chiến hạm của Đô đốc Perry đến Nhật
(1853), Nhật Bản mở cửa (1854), “Vương chính phục cổ” (1867), chiến tranh Mậu

Thìn (Boshin Senso, 1868). Giai đoạn này gồm các sự kiện chính như đấu tranh lật đổ
chính quyền Tokugawa, thiết lập chính quyền Minh Trị.

5 Nguyễn Tiến Lực (2015), Minh Trị Duy tân và Việt Nam, sđd, tr.16.
6 Vũ Dương Ninh – Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử thế giới cận đại, NXB. Giáo dục, Hà Nội, 2003, tr.305.
7 Nguyễn Tiến Lực (2015), Minh Trị Duy tân và Việt Nam, sđd, tr.18.
8 Nguyễn Tiến Lực (2015), Minh Trị Duy tân và Việt Nam, sđd, tr.19.
9 Nguyễn Tiến Lực (2015), Minh Trị Duy tân và Việt Nam, sđd, tr.25.

11


Tình hình chính trị lúc này xảy ra nhiều xung đột tư tưởng trong nội bộ những người
cầm quyền của chính quyền Mạc phủ, dẫn tới quá trình cách mạng “Tôn vương
nhương Di” (Sonno Joi) sau đó chuyển thành “Tôn Vương đảo Mạc” (Sonno Tobaku),
lật đổ chế đô Baku Han cũ, thiết lập chính quyền mới – chính quyền Minh Trị.
Việc bị buộc mở cửa các hải cảng và chấp nhận mức thuế quan do các nước phương
Tây đề ra đã dấy lên trong lòng người Nhật nhiều nỗi bất mãn, dẫn đến nhiều phong
trào đấu tranh chống Mạc phủ Tokugawa nổi lên ở khắp nơi trên đất nước Nhật. Các
Shogun vì không đủ sức chống lại nên chế độ Baku Han dần dần tan rã. Các võ sĩ cấp
tiến cùng với quý tộc triều đình nhân cơ hội này để buộc chính quyền Bakufu trao trả
quyền lực cho Thiên Hoàng. Ngày 03 - 01 - 1868, chính phủ mới do Thiên Hoàng
Minh Trị cầm quyền được thiết lập, tạo điều kiện cho chủ nghĩ tư bản phát triển, nên
dù giai cấp tư sản lúc bấy giờ không được nắm chính quyền nhưng họ vẫn ủng hộ
chính phủ Minh Trị.
Giai đoạn 2 (1869 – 1878): giai đoạn cải cách, loại bỏ cái cũ, xác lập cái mới.
Bắt đầu từ sau chiến tranh Mậu Thìn đến khi kết thúc chiến tranh Tây Nam (1877).
Đây là giai đoạn chính của Minh Trị Duy tân, là thời kì giải quyết những áp lực từ bên
ngoài và từ nội bộ chính quyền Baku Han để lại, xây dựng chế độ mới và hiện đại hóa
đất nước.

Sau chiến tranh Mậu Thìn 1868, chế độ Baku Han trên thực tế đã tan rã. Thông qua
các chính sách như “Bản tịch phụng hoàn” (1869) và “phế Han lập Ken” (1871), đã
thành lập nên đất nước Nhật Bản theo đường hướng tư bản chủ nghĩa mang tính chất
chuyên chế với bộ máy quan liêu. Thời kì này, chính quyền Minh trị ra sức xây dựng
một quốc gia độc lập, đồng thời thi hành chính sác bành trướng sang các nước Đông
Á. Tiến hành hàng loạt các cuộc cải cách về kinh tế, ngoại thương, giáo dục, đặc biệt
là sự nghiệp “văn minh khai hóa”, đã làm biến đổi sâu sắc đời sống người dân Nhật
Bản cuối thế kỉ XIX10.
Giai đoạn 3 (1878 – 1895): giai đoạn hoàn thiện, củng cố sự nghiệp Duy tân.
Giai đoạn này diễn ra hàng loạt các sự kiện như chính biến năm Minh Trị thứ 14
(1881), công bố Hiến pháp Minh Trị (1889), triệu tập Quốc Hội (1890), kí “Hiệp ước
Thương mại mới giữa Nhật – Anh” (1894), chiến tranh Nhật – Thanh (1894 – 1895).
Đây là giai đoạn cuối của Minh Trị Duy tân.
Việc triệu tập Quốc hội, ban hành Hiến pháp … đã giúp nước Nhật khẳng định
chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc của mình. Hiến pháp Minh Trị, được xem như
hiến pháp đầu tiên ở Châu Á, tuy còn nhiều hạn chế nhưng đã trở thành cơ sở pháp lí
10 Nguyễn Tiến Lực (2015), Minh Trị Duy tân và Việt Nam, sđd, tr.26.

12


vô cùng vững chắc cho việc thiết lập chính quyền Quân chủ lập hiến ở Nhật Bản 11. Sau
khi giành thắng lợi trước nhà Thanh – Trung Quốc trong cuộc chiến tranh Nhật Thanh, Nhật Bản lại càng khẳng định vị thế của mình ở Châu Á. Đã khẳng định lại chủ
quyền quốc gia không thể mất và vị thế Minh chủ châu Á. Đây được xem như mốc
đánh dấu sự chấm dứt của sự nghiệp Minh Trị Duy tân. Tuy còn kéo dài đến tận năm
1912, khi Thiên Hoàng Minh Trị mất, nhưng Minh Trị Duy tân được xem như đã chấm
dứt từ sau chiến tranh Nhật – Thanh12.

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CỦA “TAM ĐẠI CẢI CÁCH” TRONG
CUỘC MINH TRỊ DUY TÂN

2.1.

Cải cách xã hội

Song song với việc thiết lập chính quyền mới một cách thuận lợi thông qua các
chính sách như “phế phiên lập huyện”, “bản tịch phụng hoàn”, chính quyền Minh Trị
cũng gặp phải những vấn đề hết sức khó khăn trong việc thực hiện các cải cách xã hội.
Tiêu biểu là vấn đề bình đẳng giữa “tứ dân” trong xã hội đương thời. Nhiệm vụ quan
trọng và cấp bách hơn cả là việc xóa bỏ sự bất bình đẳng giữa các giai cấp, tầng lớp đã
được hình thành và in sâu trong tâm trí người dân Nhật Bản từ thời Edo là sĩ, nông,
công, thương. Bốn giai cấp này có một địa vị xã hội và đẳng cấp nhất định trong xã hội
từ thời Edo, chính vì thế việc xóa bỏ sự phân chia xã hội theo đẳng cấp phong kiến là
điều rất cần thiết cho việc thực hiện các cải cách về sau.
Trong số bốn giai cấp mà ta vẫn gọi là “tứ dân” ấy, việc xóa bỏ các đặc quyền
của tầng lớp võ sĩ là một công việc khó khăn và nguy hiểm hơn cả 13. Họ từng là tầng
lớp vốn được hưởng độc quyền về sức mạnh quân sự, chính trị, giáo dục theo hình
thức cha truyền con nối, thế nhưng khi “bản tịch phụng hoàn” được thực hiện, các
lãnh chúa trao trả quyền hành và đất đai cho Thiên Hoàng và mặc nhiên không còn
mối liên hệ giữa lãnh chúa và võ sĩ phụ thuộc nữa, các quyền lợi vốn “đặc quyền”
trước đây của các võ sĩ cũng bị xóa bỏ. Nếu vẫn giữ nguyên những bổng lộc và quyền
lợi cho họ, ngân sách quốc gia sẽ càng kiệt quệ, trong khi chính quyền Minh Trị lại
đang ra sức củng cố và xây dựng nền kinh tế thì hiển nhiên vấn đề xóa bỏ các đặc
quyền của giới võ sĩ là điều rất cần thiết trong bối cảnh đất nước thời bấy giờ.
Vì vậy, năm 1869 chính quyền Minh Trị đã ra sắc lệnh xóa bỏ sự phân chia
đẳng cấp sĩ – nông – công – thương, xóa bỏ các đặc quyền của tầng lớp võ sĩ và đặt ra
11 Nguyễn Tiến Lực (2015), Minh Trị Duy tân và Việt Nam, sđd, tr.28.
12 Nguyễn Tiến Lực (2015), Minh Trị Duy tân và Việt Nam, sđd, tr.31.
13 Nguyễn Quốc Hùng (2007), Lịch sử Nhật Bản, NXB. Thế giới, tr.250.

13



bốn tầng lớp mới không phân đặc quyền. Bốn tầng lớp mới gồm hoa tộc (Kazoku), sĩ
tộc (shizoku), tốt tộc (sotsuzoku) và bình dân (heimin), đồng thời đưa ra tuyên bố “Tứ
dân bình đẳng”14. Theo đó, các lãnh chúa (daimyo) và quý tộc cao cấp được xếp vào
tầng lớp Kazoku. Các võ sĩ của lãnh chúa và Mạc phủ được xếp vào tầng lớp shizoku.
Nông dân, công nhân, thương nhân được gọi chung là heimin. Còn tầng lớp sotsuzoku
gồm các võ sĩ lớp dưới, do không có nghề nghiệp cụ thể nên ít lâu sau họ cũng trở
thành tầng lớp heimin.15. Từ năm 1871, các tầng lớp trước đây gọi là uế đa (eta), phi
nhân (hinin) không dùng nữa. Họ được giải phóng và gộp chung vào tầng lớp heimin,
có địa vị và chức nghiệp tương tự. Từ năm 1870, heimin được phép mang họ - một đặc
quyền trước đây chỉ dành cho tầng lớp võ sĩ và quan lại; họ được quyền kết hôn với
các tầng lớp kazoku và shizoku, được tự do có nhà ở và nghề nghiệp; được tự do cưỡi
ngựa và mặc lễ phục (nếu muốn).
Quyền đeo kiếm của tầng lớp kazoku và shioku cũng bị bước bỏ, kể từ năm
1870. Đây là một quyết định đầy mạnh mẽ của chính phủ Minh Trị. Nhưng thay vào
đó, chính phủ cũng tích cực đề ra các biện pháp nhằm giải quyết việc làm cho các võ sĩ
cũ đã bị tước chức vị và bổng lộc. Theo đó, họ được ưu tiên vào các ngành nghề như
quân đội, cảnh sát, giáo viên hay quan chức. Có tới 100,000 người thuộc tầng lớp sĩ
tộc được đưa vào làm quan chức nhà nước. Đồng thời, chính phủ cũng đưa các sĩ tộc
nghèo đi khai khẩn đất ở vùng Hokkaido, và kết quả là giai đoạn 1869 – 1886 đã có
khoảng 82,000 người đến Hokkaido khai khẩn, đóng góp một phần không nhỏ vào sự
phát triển của Nhật Bản. Thêm vào đó, chính phủ Minh Trị cũng khuyến khích sĩ tộc
tham gia đầu tư vào hoạt động thương mại. Nhà nước đã phải chi trả 9 triệu Yen cho
việc đào tạo quản lí và kinh doanh cho các sĩ tộc 16. Từ đó giải quyết một phần nào
gánh nặng cho chính phủ và tạo dựng niềm tin trong lòng các sĩ tộc, đang rối ren và
chưa biết tương lai sẽ ra sao.
2.2.

Cải cách địa tô


Theo Wikipedia định nghĩa, “địa tô” là phần sản phẩm thặng dư mà người sản
xuất nông nghiệp tạo ra và nộp lại cho chủ sở hữu ruộng đất 17. Vào thời Minh Trị, cải
cách địa tô được xem như một trong ba cải cách quan trọng, có ảnh hưởng sâu sắc đến
sự phát triển của đất nước Nhật về sau. Khi tiến hành cải cách địa tô, chính phủ cũng
gặp rất nhiều khó khăn bởi vì việc thiết lập một chế độ tô thuế chung và áp dụng trên
14 Nguyễn Tiến Lực (2015), Minh Trị Duy tân và Việt Nam, sđd, tr.93.
15 Nguyễn Quốc Hùng (2007), Lịch sử Nhật Bản, sđd, tr.251.
16 Nguyễn Tiến Lực (2015), Minh Trị Duy tân và Việt Nam, sđd, tr.94.
17 Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

14


toàn quốc là điều không mấy dễ dàng gì. Bởi thế, các nhà cải cách đã đưa ra nguyên
tắc cải cách tô thuế, để rồi được chính phủ lựa chọn làm phương châm và thực hiện
theo vào năm 1872. Đây chính là cơ sở để cải cách địa tô được thực hiện nhất quán
trên cả nước và tạo dựng được những hệ quả đẹp.
Nguyên tắc cải cách địa tô của chính phủ Minh Trị như sau18:
Thứ nhất, hủy bỏ chế độ tô thuế bất bình đẳng trước đây và thực hiện sự công bằng về
tô thuế;
Thứ hai, chuyển từ thuế hiện vật (thuế gạo) sang thuế hiện kim (tiền);
Thứ ba, hủy bỏ việc cấm mua bán và công nhận quyền sở hữu đất đai.
Những nguyên tắc này đã hủy bỏ chế độ tô thuế cũ, xây dựng chế độ tô thuế mới theo
đường hướng tư bản chủ nghĩa, lấy sở hữu tư nhân và nền kinh tế hàng hóa làm nền
tảng cho sự phát triển kinh tế; làm cơ sở để phát triển đất nước trở thành một nước văn
minh, tiên tiến.
Tháng 7 - 1873, cải cách địa khoán (Kaisei Chiken) được ban hành. Mục đích
của cuộc cải cách địa tô là xác định người chủ sở hữu ruộng đất và quy định người chủ
sở hữu ruộng đất là người nộp thuế, chính vì thế cải cách địa khoán được coi là

phương thức để xác nhận quyền sở hữu. Ban đầu, địa khoán là chứng từ chứng nhận
quyền sở hữu đất và chỉ được phát hành khi mua bán hoặc chuyển nhượng đất. Về sau,
địa khoán được cấp cho tất cả các chủ sở hữu đất trên toàn quốc, hình thành thể chế
bảo hộ quyền sở hữu19. Khi tiến hành cải cách địa khoán, chính phủ trao cho người
chủ sở hữu ruộng đất địa khoán, trên đó có ghi tên chủ sở hữu đất, giá đất và mức thuế
phải nộp. Như vậy, địa khoán vừa là giấy chứng nhận quyền lợi của chủ đất, vừa là thứ
quy định nghĩa vụ nộp thuế của người sở hữu nó.
Tuy nhiên việc phát hành địa khoán trên cả nước đã làm nảy sinh nghi ngờ
trong người dân rằng, liệu đây có phải là một cách để tăng thuế hay điều tra đất đai
hay không. Vì thế chính phủ đã ban hành các văn bản giải thích về địa khoán như “địa
khoán cáo luận” (Chiken kokuron) hay “Cáo luận thư” (Kokuronsho), theo đó trình
bày rõ cho người dân biết địa khoán chỉ là giấy tờ chứng minh quyền sở hữu ruộng đất
mà không phải nhằm mục đích tăng thuế hay bất kì mục đích khác, để xua tan những
nghi ngờ của người dân mà điều này có ảnh hưởng rất lớn tới việc tiến hành cải cách
địa khoán trên phạm vi cả nước.

18 Nguyễn Tiến Lực (2015), Minh Trị Duy tân và Việt Nam, sđd, tr.78.
19 Nguyễn Tiến Lực (2015), Minh Trị Duy tân và Việt Nam, sđd, tr.80.

15


Trong giai đoạn Nhâm Thân địa khoán, mức thu tô thuế vẫn bằng với mức thuế
thời Mạc phủ, chỉ khác là thuế được thu bằng tiền và giá trị quy đổi theo giá thóc thời
bấy giờ. Chế độ này rất phù hợp với sự phát triển cao độ của nền kinh tế hàng hóa của
Nhật Bản vào thời điểm đó.
Đến ngày 28 - 07 - 1873, Sắc lệnh cải cách địa tô (Chiso Kaiseiho) được ban
hành, có nội dung như sau20:
Thứ nhất, giá trị đất đai được tính trên cơ sở nguồn lợi thu được từ mảnh đất đó;
Thứ hai, hình thức nộp thuế được chuyển từ thuế hiện vật sang thuế tiền;

Thứ ba, mức thuế được quy định là 3% giá trị của đất đai;
Thứ tư, người có nghĩa vụ nộp thuế địa tô là chủ sở hữu đất.
Theo sắc lệnh này, khoản thuế mà người nông dân phải đóng phụ thuộc vào giá trị đất
đai, mà giá trị mảnh đất lại được quy định bởi nguồn lợi thu được từ mảnh đất đó. Như
vậy, nếu có trường hợp khai khống nguồn lợi thu được từ mảnh đất thì giá trị đất sẽ
khác, và như vậy thì khoản thuế phải đóng của người dân sẽ khác nhau. Rất có thể đã
xảy ra trường hợp này, để rồi gây nên những bất bình trong dư luận, dẫn đến những
tranh chấp không đáng có và những hiểu lầm không mong muốn, cho rằng Chính phủ
bắt chẹt nhân dân bằng việc đóng thuế và chỉ bảo vệ cho những daimyo lớn mà thôi.
Chính vì thế, đây trở thành một nỗi trở ngại cho chính phủ khi áp dụng chế độ tô thuế
trên phạm vi cả nước. Hơn nữa, mức thuế là 3% giá trị đất cũng còn khá cao so với
tình hình kinh tế lúc bấy giờ; khiến cho nhiều người dân lâm vào tình cảnh khó khăn
chồng chất, mới dẫn đến các cuộc nổi loạn sau này.
Chính sách tô thuế này đã được đưa vào thực hiện vào cuối năm 1874, đến năm
1876 đã thực hiện được 60% đất canh tác và đất ở. Năm 1877, cải cách này bị gián
đoạn do chiến tranh Tây Nam và sau đó tiếp tục trở lại. Đến năm 1879 cải cách tô thuế
đất canh tác và đất ở cơ bản được hoàn thành.
2.3.

Cải cách quân đội

Để xây dựng một đất nước hùng mạnh, đủ sức đương đầu với các thế lực bên
ngoài, chính phủ Minh Trị đã tiến hành các cải cách về quân đội. Những người có
công lớn, đi đầu trong cuộc cải cách về quân đội phải kể đến Obura Masujiro (1824 –
1869), Saigo Toshimichi (1827 – 1877), Yamagata Aritomo (1838 – 1922) và một số
nhà cải cách khác.
Lực lượng bộ binh hiện đại đầu tiên của Nhật Bản được thành lập năm 1869 có
nòng cốt là một vạn tinh binh lấy từ 3 han Satsuma, Choshu và Tosa (gọi tắt là
20 Nguyễn Tiến Lực (2015), Minh Trị Duy tân và Việt Nam, sđd, tr.81.


16


SatChoTo). Đội quân này gọi là Ngự thân binh (goshinpei) đặt dưới sự kiểm soát của
bộ binh, dưới sự lãnh đạo của thiên tài quân sự han Choshu là Omura Masujiro. Nhưng
tháng 9 – 1869, Omura bị ám sát và Yamagata Aritomo lên thay. Đến năm 1872, đội
quân này được đổi tên thành Cận vệ binh (Konoe hei) và đến năm 1891 mang tên mới
là Cận vệ sư đoàn (Konoe sudan)21.
Sau khi thi hành chính sách “phế phiên lập huyện”, vào tháng 2 - 1872, chính
phủ đã chia bộ binh ra thành hai bộ là bộ Lục quân (rikugunsho) và bộ Hải quân
(kaigunsho). Bộ Hải quân được tổ chức theo Royal Navy của Hải quân Anh, còn bộ
Lục quân được tổ chức theo mẫu hình Lục quân Phổ (Prussia). Lực lượng hải quân bao
gồm hạm đội chính quyền Tokugawa và của nhiều han để lại (đặc biệt là han
Satsuma). Hầu hết các sĩ quan hải quân cao cấp trong mấy chục năm đầu đều xuất thân
từ Satsuma. Truyền thống đánh cá và đi biển lâu đời của người dân Nhật Bản khiến
cho hải quân phát triển nhanh chóng22. Bộ Lục quân do Yamagata Aritomo, người xuất
thân từ han Choshu, tư lệnh của goshinpei nắm giữ.
Để đáp ứng việc huy động quân đội trên toàn quốc theo chế độ mới, tháng 11
-1872, Thái chính quan đưa ra Thông báo trưng binh và đến tháng 1 – 1873, Lệnh
trưng binh được công bố23. Nếu như trước đây, quân đội của chính phủ chủ yếu được
lấy từ tầng lớp võ sĩ và theo nguyên tắc cha truyền con nối thì đến năm 1873, nguồn
lực được trưng dụng vào quân đội đã thay đổi. Vì là lệnh tuyển quân trên toàn quốc
nên đối tượng tuyển quân chính là tất cả các tầng lớp trong xã hội, bất kể là sĩ tộc
(shizoku) hay bình dân (heimin). Theo đó, tất cả các thanh niên đủ 20 tuổi đều có
nghĩa vụ nhập ngũ trong 3 năm và 6 năm dự bị. Học sinh được tạm miễn trưng binh,
khi nào hoàn thành chương trình học mới phải nhập ngũ. Sinh viên có học thức thì
được giảm thời hạn trưng binh, ví dụ như sinh viên cao đẳng, chỉ nhập ngũ 2 năm; sinh
viên đại học nhập ngũ 1 năm. Còn những học sinh trung học trở xuống thì vẫn phải
nhập ngũ 3 năm24. Có 12 đối tượng được tạm thời miễn nhập ngũ như những người có
chiều cao thấp hơn 155 cm, con trai trưởng, người thừa kế cai quản gia đình, nhân viên

ngoại giao, những người làm nghề đặc biệt hay đang thụ án; những người nộp thuế
270 Yen trong 1 năm…25

21 Vĩnh Sính (2014), Nhật bản cận đại, NXB. Lao động, Hà Nội, tr.134.
22 Vĩnh Sính (2014), Nhật bản cận đại, sđd, tr.135.
23 Nguyễn Quốc Hùng (2007), Lịch sử Nhật Bản, sđd, tr.252.
24 Nguyễn Tiến Lực (2015), Minh Trị Duy tân và Việt Nam, sđd, tr.86.
25 Nguyễn Quốc Hùng (2007), Lịch sử Nhật Bản, sđd, tr.252.

17


Như vậy, vào năm 1876, tỉ lệ nam giới đủ 20 tuổi được miễn nhập ngũ chiếm
tới 82%. Trên toàn quốc có khoảng 46,000 quân vào thời bình, tập trung ở 6 khu 26. Số
lượng nam giới đủ điều kiện và gia nhập quân đội chiếm 18%, đây quả là một con số
không hề nhỏ. Thế nhưng nó đã thể hiện những quyết sách và chính sách trưng binh vô
cùng phù hợp với thời thế lúc bấy giờ. Những chính sách này rất bài bản và thể hiện rõ
sự quan tâm của chính phủ đối với lực lượng học sinh – sinh viên, trí thức đang trong
quá trình học tập. Nó đã phần nào gián tiếp nói lên sự quan tâm chú trọng giáo dục của
chính phủ Nhật Bản đối với lực lượng trí thức trong xã hội, lấy giáo dục làm nòng cốt
hơn là việc chú trọng phát triển quân đội.
Quân đội vào thời điểm này gồm có bốn loại: quân chính quy, quân dự bị, quân
bổ sung và dân binh.
Quân chính quy: chia làm quân tại ngũ và quân dự bị 2 kì. Đối với lính tại ngũ thì Lục
quân là 3 năm, Hải quân là 4 năm. Đối với lính dự bị, Lục quân là 4 năm 4 tháng, còn
Hải quân là 3 năm.
Quân dự bị: Những người đăng kí vào quân dự bị thì mỗi năm đi nghĩa vụ quân sự 1
tháng, kì hạn dự bị là 5 năm. Hết 5 năm thì được gạch tên khỏi sổ Quân dự bị. Quân
dự bị khác với quân chính quy ở chỗ, họ vẫn làm việc và sinh hoạt bình thường; đến
khi có chiến tranh, được chính phủ động viên thì học tham gia vào lại quân đội.

Quân bổ sung: dành cho những quân nhân vì sức khỏe không đủ, không thể chiến đâu
ngoài chiến trường nên ghi tên đăng kí vào ngạch Quân bổ sung.
Dân binh: là những người đã mãn hạn nghĩa vụ quân sự nhưng tự nguyện đăng kí ở lại
để phục vụ vĩnh viễn trong quân đội.
Thế nhưng, trưng binh là một cải cách mang tính cách mạng bởi nó đã thay thế
hoàn toàn cái cũ trong lịch sử. Theo đó, người dân – những người trước đây không
được quyền mang kiếm hay sử dụng kiếm nhưng nay, ngay khi vào quân đội, họ trở
thành lực lượng chủ chốt và được quyền sử dụng kiếm, là một nét đổi mới mang tính
cách mạng trong cải cách quân đội của chính phủ. Tuy nhiên điều này cũng gây bất
bình trong giới võ sĩ cũ, những người mà trước đây chỉ có giai cấp của họ mới có đặc
quyền mang kiếm thì nay, đặc quyền ấy không còn nữa. Họ cảm thấy rất phẫn nộ và
không mấy bằng lòng về điều này. Vì vậy đây cũng có thể coi là một khó khăn trong
việc tiến hành cải cách quân đội Nhật Bản. Thêm vào đó, Lệnh trưng binh cũng gặp
phải một khó khăn không nhỏ khi gặp sự hiểu lầm trong việc sử dụng từ. Chính phủ
lúc đó sử dụng danh từ “ketsuzei”, tức huyết thuế hay thuế máu, để chỉ nghĩa vụ quân
sự nói chung. Nông dân cứ nghĩ rằng đi lính thì sẽ bị lấy máu. Cùng với tin đồn rằng
26 Inoue Kyoshi (1992), Nihon no rekishi, NXB. Shueisha, tr.113.

18


sau khi nhập ngũ sẽ bị bán cho người ngoại quốc vắt lấy dầu, còn tử thi dùng làm thịt.
Bởi vậy, lòng dân hoang mang đến độ nổi loạn chống lại Lệnh trưng binh 27. Trong các
năm 1873 – 1874 đã có tới 16 lần nhân dân vùng phía tây Kinki nổi dậy. Nhưng đến
năm 1883, toàn bộ quân độn Nhật bản đã trở thành lính động viên theo Lệnh trưng
binh này. Họ đã khẳng định tính ưu việt của đội quân mình khi giành chiến thắng trước
những cựu võ sĩ nổi loạn ở Satsuma trong cuộc chiến tranh Tây Nam năm 1877 28.
Sau này, vào năm 1899, sau khi Hiến pháp Minh Trị được ban hành thì quân đội
(kể cả Lục quân và Hải quân) đều đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Thiên Hoàng.
Ngoài việc gia tăng lực lượng quân đội, chính quyền Minh Trị còn rất chú trọng

sức mạnh vũ trang. Hàng năm đều mua các loại vũ khí và cử người ra nước ngoài học
đóng tàu chiến. Kết quả là đến năm 1876, Nhật Bản đã có những chuyên gia đóng tàu,
đã có thể tự mình đóng tàu chiến mà không phải thuê các chuyên nhà nước ngoài trong
lĩnh vực này. Đây quả thực là một thành tựu lớn lao mà chính phủ Minh Trị đã đạt
được.

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VỀ “TAM ĐẠI CẢI CÁCH” TRONG
CUỘC MINH TRỊ DUY TÂN
3.1.

Về cải cách “tứ dân bình đẳng”

Nhìn chung, trong quá trình tiến hành cải cách làm cho “tứ dân bình đẳng”, có
thể nói tầng lớp phải hi sinh nhiều nhất là tầng lớp sĩ tộc. Nếu như trước đây họ được
hưởng rất nhiều bổng lộc và đặc quyền thì trong Minh Trị Duy tân, các đặc quyền mà
họ có trước đây bị xóa sạch, từ đặc quyền đeo kiếm đến các đặc quyền mang tính cha
truyền con nối… Bổng lộc thì ngày một ít dần đi để giảm bớt gánh nặng cho Nhà
nước. Vào năm 1873, chính phủ cho phép các shizoku nghèo, nếu muốn, có thể nhận
một khoản lương hưu trung bình 500 Yen bằng công trái. Số lương hưu này chỉ bằng
1/10 số bổng lộc trước kia mà họ từng được nhận 29. Vì vậy họ đã trở nên quá nghèo
túng, đành phải tự tìm kế sinh nhai trong một thế giới mới mà họ chưa hề ngờ tới.
Một bộ phận sĩ tộc, vì không chấp nhận được việc bị xóa bỏ các đặc quyền
trước đây, họ tỏ ra rất bất mãn. Họ liên kết với tầng lớp thương gia và nông gia phản
đối các chính sách của chính phủ Minh Trị, tiến hành ám sát các quan chức cấp cao
của chính phủ và tiến hành các cuộc nổi dậy chống chính phủ. Nhưng chính phủ vẫn
rất cương quyết và có lần còn dùng các hành động quân sự để trấn áp các cuộc bạo
27 Xem Vĩnh Sính (2014), Nhật bản cận đại, sđd, tr.136.
28 Xem Nguyễn Quốc Hùng (2007), Lịch sử Nhật Bản, sđd, tr.253.
29 Nguyễn Quốc Hùng (2007), Lịch sử Nhật Bản, sđd, tr.251.


19


động, phản loạn quy mô lớn mà sĩ tộc cầm đầu 30. Khi xét về khía cạnh này, ta có thể
thấy được phần nào sự ích kỉ của chính phủ Minh Trị trong việc đối đãi với các võ sĩ –
những người từng chiến đấu hết mình vì đất nước, những người từng giúp đỡ Thiên
Hoàng khôi phục địa vị của mình và tạo dựng chính quyền mới, vậy mà nay lại bị đối
xử không xứng đáng. Đây có thể xem là một sự thiệt thòi cho giới võ sĩ thời bấy giờ.
Đó là lý do giải thích vì sao giai cấp sĩ tộc lại nổi loạn nhiều đến thế trong thời kì này.
Tuy nhiên, dù công cuộc cải cách xã hội đã tước bỏ rất nhiều đặc quyền đặc lợi
của giới sĩ tộc đi chăng nữa thì cũng vẫn không thể phủ nhận một điều hết sức lớn lao
mà nó đã tạo ra – đó là giải phóng thân phận cho hàng chục triệu dân, cho họ một danh
phận và chỗ đứng bình đẳng trong xã hội – cái mà trước đây họ chưa bao giờ đạt được.
Tầng lớp bình dân trở nên có chỗ đứng hơn trong xã hội và có quyền bình đẳng với
tầng lớp quý tộc, võ sĩ mà trước đây họ chưa từng dám nghĩ tới. Chính vì thế, các cải
cách xã hội làm cho “tứ dân bình đẳng” đã giúp những người bình dân thêm động lực
để sống, để lao động và tạo ra nhiều của cải vật chất; góp phần giải phóng mạnh mẽ
sức lao động cho xã hội, tạo tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa theo
như những chính sách mà chính phủ đề ra.
3.2.

Về cải cách địa tô

Cải cách địa tô, về cơ bản, đã giúp chính phủ Minh Trị ổn định được nguồn tài
chính. Từ nguồn thuế thu được từ nông dân, chính phủ sử dụng chúng như một nguồn
vốn để đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế khác, tập trung phát triển khoa học – kĩ thuật để
kiến thiết đất nước, để chạy đua với sự phát triển của thế giới mà không còn bị lạc hậu
nữa. Đây là cơ sở quan trọng để thực hiện những chính sách mới về sau như phú quốc
cường binh, thực sản hưng nghiệp và văn minh khai hóa. Lượng tô thuế thu được cũng
đã hỗ trợ chính phủ rất nhiều trong việc chi trả trợ cấp cho tầng lớp võ sĩ và các chi phí

khác trong triều đình.
Thế nhưng việc áp dụng chính sách này lại làm cho cuộc sống của người tiểu
nông có phần khó khăn hơn, dẫn đến một số cuộc nổi dậy chống lại cải cách ruộng đất
vào năm 1876. Vì thế đến năm 1877, chính phủ buộc phải giảm mức thuế xuống từ 3%
còn 2,5% giá đất31. Cuộc cải cách này vô hình chung biến chính phủ như trở thành một
địa chủ lớn, thâu tóm và tập trung quyền lợi về mình như thời phong kiến; và cuộc cải
cách này cũng làm cho nền kinh tế địa chủ phát triển. Tuy còn nhiều hạn chế nhưng
xét cho cùng mà nói, cuộc cải cách này cũng đã công nhận quyền tự do canh tác và tư
30 Nguyễn Tiến Lực (2015), Minh Trị Duy tân và Việt Nam, sđd, tr.94.

31 M.Y.Yoshino, Hệ thống quản lí của Nhật Bản – truyền thống và đổi mới, tập 1, Hà nội, 1986, tr.235.

20


hữu đất đai, để nông dân có thể tự do mua bán ruộng đất. Nếu xét về khía cạnh này thì
có thể nói, đây cũng được xem như một cuộc cải cách mang tính tư bản, chứ không
đơn thuần là cuộc cải cách mang tính phong kiến nặng nề đã nêu trên.
3.3.

Về cải cách quân đội

Về vấn đề cải cách quân đội, không thể phủ nhận một điều rằng các chính sách
cải cách quân đội mà chính quyền Minh Trị đưa ra thật sự rất có hiệu quả, vừa đảm
bảo được an ninh trong nước, vừa phòng vệ được khi có sự xâm nhập từ các nước
khác. Quân đội được quản lí một cách chặt chẽ và huấn luyện có hiệu quả, phù hợp với
tình hình kinh tế đất nước lúc bấy giờ. Kết quả của việc cải cách quân đội chính là
chiến thắng năm 1874 khi Nhật Bản đưa quân đánh chiếm đảo Đài Loan, hay lớn hơn
và vang dội hơn là chiến thắng trước nhà Thanh của Trung quốc trong cuộc chiến tranh
Nhật – Thanh năm 1894 – 1895. Cuộc cải cách quân đội cũng tạo cho Nhật Bản đội

ngũ các chuyên gia về tàu chiến, giúp Nhật Bản có thể tự lực về quân sự mà không
phải thuê mướn chuyên gia nước ngoài. Đây thực sự là một thành tựu.
Thế nhưng việc Thiên Hoàng trực tiếp thống lĩnh quân đội cũng cho thấy được
tính Quân phiệt và chuyên chế trong bộ máy chính quyền Minh Trị. Để rồi hệ lụy theo
sau đó là những chính sách bành trướng, mở mang thuộc địa của Nhật Bản sang khu
vực Đông Á, điển hình qua cuộc chiến tranh Nhật – Nga. Sau cuộc chiến này, Nhật
Bản chính thức được xem như một nước Đế quốc do đã chiếm được thuộc địa ở Đài
Loan, Bành Hồ; cùng với mong muốn trở thành cường quốc quân sự như các nước
phương Tây, Nhật Bản đã bắt đầu có dã tâm và tư tưởng hiếu chiến, với mong muốn
về tiền, về thuộc địa và về địa vị trên trường quốc tế. Để rồi với chính tư tưởng Quân
phiệt, hiếu chiến ấy, Nhật Bản đã phải gánh chịu tổn hại nặng nề bởi hai quả bom
nguyên tử trong chiến tranh thế giới thứ hai, hệ lụy sau đó là nỗi mất mát nặng nề
không bao giờ bù đắp được. Từ đó Nhật Bản mới giải giáp quân đội phát xít và yêu
chuộng hòa bình hơn.

21


KẾT LUẬN
Nhật Bản là một thế giới muôn màu và muôn hình vạn trạng, trong đó lịch sử
Nhật Bản là cả một kho tàng đồ sộ và vĩ đại, với một lượng kiến thức khổng lồ và hấp
dẫn mà không mấy ai nhận ra. Chỉ khi thật sự đam mê và yêu thích tìm hiểu thì chúng
ta mới có thể thấy được cái hay, cái đẹp của nó; chứ không đơn thuần chỉ là đọc cho
biết vậy thôi. Điều quan trọng ở đây là sau khi đọc lịch sử Nhật Bản, bạn cảm nhận
được gì và bạn có liên hệ được gì tới lịch sử dân tộc mình hay không. Chính điều này
đã thôi thúc tôi tìm hiểu về Nhật Bản và “cảm” những biến cố mà Nhật Bản đã trải
qua, để rồi thấy được sự tài ba và khôn ngoan của người Nhật trong mọi vấn đề của
cuộc sống.
Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản được cả thế giới biết đến và là một mốc son quan
trọng, có ảnh hưởng sâu sắc nhất tới sự phát triển của Nhật Bản. Các vấn đề về Minh

Trị Duy tân vẫn đang là đề tài được thảo luận thường xuyên trên các văn đàn, các bài
nghiên cứu. Tại Việt Nam, cũng đã có nhiều nhà nghiên cứu yêu thích và tìm hiểu về
lịch sử Nhật Bản, thế nhưng những cuốn sách hay những bài nghiên cứu chuyên sâu
thì còn khá ít. Vẫn còn nhiều vấn để vẫn đang bỏ ngỏ và chờ đợi những bài nghiên cứu
tiếp theo.
Bài tiểu luận của tôi chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu ba cuộc cải cách trong công
cuộc cải cách Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản và đưa ra một số nhận định, đánh giá trên
cơ sở lý thuyết đã tìm hiểu. Ở khía cạnh kinh tế, tôi lựa chọn cải cách địa tô như là một
vấn đề điển hình của cuộc cải cách; với khía cạnh xã hội, tôi đã viết về vấn đề “tứ dân
bình đẳng” như là nội dung cốt yếu trong việc cải cách xã hội; còn về mặt quân sự, tôi
đã lựa chọn viết về cải cách quân đội vì nó thể hiện khá rõ nét điều tôi quan tâm. Như
vậy, ở cả ba lĩnh vực Kinh tế - xã hội – quân sự, Minh Trị Duy tân đều đã thể hiện rõ
nét tính toàn diện của mình trong việc cải biến tình hình đất nước và góp phần xây
dựng một nước Nhật giàu mạnh. Từ đó ta thấy được Minh Trị Duy tân có ý nghĩa vô
cùng to lớn đối với sự phát triển toàn diện của Nhật Bản giai đoạn cuối thế kỉ XIX, đầu
thế kỉ XX. Chính từ đây, Nhật Bản đã khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế.
Dù xem Minh Trị Duy tân là một “công cuộc cải cách”, “cách mạng tư sản” hay “cách
mạng văn hóa” đi chăng nữa, không ai có thể phủ nhận những thành tựu, hệ quả mà nó
đem lại cho đất nước Nhật Bản. Qua đây cũng thấy được vai trò to lớn của Thiên
hoàng Minh Trị và các nhà cải cách lỗi lạc thời bấy giờ, đã đặt nền móng cho sự phát
triển toàn diện của Nhật Bản về sau. Chỉ 30 năm đổi mới mà đã để lại những thành tựu
vô cùng to lớn, khiến cả thế giới phải ái mộ thì có thể thấy Nhật Bản quả là một siêu
cường đáng gờm và rất đáng để các nước nể phục trên nhiều phương diện, ngoại trừ
chủ nghĩa Quân phiệt khi bành trướng sang khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
22


Tóm lại, những cải cách mà Nhật Bản thực hiện được trong cuộc Minh Trị Duy
tân (1853 – 1895) đã tạo nên những cú “hích” tuyệt vời cho sự phát triển kinh tế - xã
hội Nhật Bản, tạo tiền đề hay nói cách khác, đặt nền móng cho sự phát triển về lâu về

dài của Nhật Bản và đưa Nhật bản trở thành một cường quốc trên thế giới, điều mà ít
có quốc gia châu Á nào có thể thực hiện được.
-----o0o-----

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
A.

Danh mục tài liệu điện tử:

1.

Nguyễn Ngọc Anh, “Một số chính sách và sự thay đổi trong xã hội Nhật Bản
thời kỳ đầu Minh Trị Duy tân (1868-1911)”, Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản,
ngày đăng 10 - 04 – 2016, />
2.

Nguyễn Thanh Bình, “Thử bàn về cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản và Thái
Bình thiên quốc ở Trung Quốc”, bài viết tạp chí năm 2007, số 6, Viện nghiên
cứu Đông Bắc Á, ngày đăng 17 - 04 – 2012, />
3.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia tiếng Việt: />
B.

Danh mục tài liệu sách:

1.

2.

George Sansom, Lịch sử Nhật Bản, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994-1995;
Nguyễn Quốc Hùng (Chủ biên), Lịch sử Nhật Bản, NXB. Thế giới, Hà Nội,
2007;
Inoue Kyoshi, Nihon no rekishi, NXB. Shueisha, 1992;
Nguyễn Tiến Lực, Nhật Bản – Những bài học từ lịch sử, NXB. Thông tin và
Truyền thông, Hà Nội, 2013;
Nguyễn Tiến Lực, Minh Trị Duy tân và Việt Nam, NXB. Giáo dục Việt Nam, Hà
Nội, 2015;
Vũ Dương Ninh – Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử thế giới cận đại, NXB. Giáo dục,
Hà Nội, 2003;
Lê Văn Quang, Lịch sử Nhật Bản, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, TP.HCM, 1998;
Vĩnh Sính, Nhật bản cận đại, NXB. Lao động, Hà Nội, 2014.

3.
4.
5.
6.
7.
8.

24



×