Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ TUÂN THỦ CHẾ ĐỘ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA KHÁM BỆNH BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.93 KB, 111 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Tất
cả dữ liệu và sự kiện trong nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào.
Tác giả

TRẦN THỊ HẠNH


1

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................iii
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................v
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................4
1.1. Đại cương về đái tháo đường.....................................................................4
1.2. Kiến thức về đái tháo đường của bệnh nhân............................................11
1.3. Tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường......................................17
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........23
2.1. Thiết kế nghiên cứu..................................................................................23
2.2. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................23
2.3. Tiêu chí chọn mẫu....................................................................................24
2.4. Phương pháp chọn mẫu............................................................................24
2.5. Phương pháp thu thập số liệu...................................................................25
2.6. Tiến trình thu thập số liệu.........................................................................25
2.7. Công cụ thu thập số liệu...........................................................................25
2.8. Kiểm soát sai lệch thông tin.....................................................................26


2.9. Liệt kê và định nghĩa biến số....................................................................28
2.10. Xử lý và phân tích số liệu.......................................................................34
2.11. Vấn đề y đức...........................................................................................34
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ................................................................................36
3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân tham gia nghiên cứu..............................36
3.2. Kiến thức, thái độ và tuân thủ điều trị của bệnh nhân..............................40
3.3. Mối liên quan giữa kiến thức và các đặc điểm của bệnh nhân.................44


2

3.4. Mối liên quan giữa tái khám đúng hẹn và các đặc điểm của bệnh nhân. .47
3.5. Mối liên quan giữa kiến thức và tuân thủ tái khám..................................51
3.6. Mối liên quan giữa kiến thức và tái khám đúng hẹn, tương tác với trình
độ học vấn........................................................................................................51
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN.............................................................................53
4.1. Các đặc điểm chung của bệnh nhân.........................................................53
4.2. Kiến thức, thái độ và tuân thủ điều trị của bệnh nhân..............................62
4.3. Mối liên quan giữa kiến thức và đặc điểm của bệnh nhân.......................71
4.4. Mối liên quan giữa tái khám đúng hẹn và đặc điểm của bệnh nhân.........74
4.5. Mối liên quan giữa kiến thức và tái khám đúng hẹn................................76
4.6. Mối liên quan giữa kiến thức và tái khám đúng hẹn, tương tác với trình
độ học vấn........................................................................................................77
KẾT LUẬN....................................................................................................79
KIẾN NGHỊ...................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................81
PHỤ LỤC 1. SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN............95
PHỤ LỤC 2. BỘ CÂU HỎI..........................................................................97
PHỤ LỤC 3. BẢNG ĐỒNG THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU.......105



3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADA

: American Diabetes Association (Hiệp Hội Đái Tháo Đường Hoa
Kỳ)

CI

: Confident interval (Khoảng tin cậy)

ĐH

: Đường Huyết

ĐTĐ

: Đái Tháo Đường

EASD

: European Association for the study of Diabtets (Hiệp Hội Châu
Âu Nghiên Cứu về Đái Tháo Đường)

HATT

: Huyết Áp Tâm Thu


HATTr

: Huyết Áp Tâm Trương

IDF

: International Diabetes Federation (Liên Minh Phòng Chống Đái
Tháo Đường Quốc Tế)

JNC

: Joint National Committee (Ủy Ban Liên Quốc Gia)

NCT

: Người Cao Tuổi

PR

: Prevalence Ratio (Tỷ số số hiện mắc)

THA

: Tăng Huyết Áp

WHO

: World Health Organization (Tổ Chức Y Tế Thế Giới)



4

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Đặc điểm dân số học của bệnh nhân...............................................36
Bảng 3.2. Những đặc điểm nhân trắc và bệnh lý của mẫu nghiên cứu...........38
Bảng 3.3. Kiến thức của bệnh nhân về ĐTĐ ..................................................40
Bảng 3.4. Kiến thức đúng của bệnh nhân về điều trị ĐTĐ ............................41
Bảng 3.5. Thái độ bệnh nhân với điều trị ĐTĐ bằng thuốc đông y ...............42
Bảng 3.6. Tuân thủ đối với điều trị ĐTĐ (theo bộ câu hỏi Morisky) .............42
Bảng 3.7. Tuân thủ cách sử dụng thuốc và tái khám (theo bộ câu hỏi) ..........43
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa kiến thức và đặc điểm dân số của bệnh nhân. .44
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa kiến thức và đặc điểm bệnh lý bệnh nhân ......46
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa tái khám đúng hẹn và đặc điểm dân số của
bệnh nhân ........................................................................................................47
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa tái khám đúng hẹn và đặc điểm bệnh lý bệnh
nhân ................................................................................................................49
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa kiến thức và tuân thủ tái khám của bệnh nhân
.........................................................................................................................51
Bảng 3.13. Mức độ liên quan giữa kiến thức và tái khám đúng hẹn, tương tác
với trình độ học vấn ........................................................................................51


5

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Tình trạng béo phì của bệnh nhân trong nghiên cứu.......................39



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) đang ngày càng gia tăng trên thế giới. Theo ước
tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2007, có 190 triệu người mắc
ĐTĐ trên toàn thế giới và khoảng 330 triệu người được dự đoán mắc ĐTĐ
trong năm 2025[116]. Tuy nhiên số liệu mới nhất của WHO cho thấy năm
2014 số người trưởng thành > 18 tuổi đang mắc ĐTĐ đã là 422 triệu người
[120]. Như vậy có thể thấy số mắc ĐTĐ năm 2014 đã tăng vượt quá dự
đoán số mắc năm 2025 [88].
Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ cũng đang gia tăng nhanh
chóng. Theo kết quả điều tra năm 2012 của Bệnh viện Nội tiết Trung Ương
thì tỷ lệ ĐTĐ trên toàn quốc là 5,7% dân số[7]. Nếu so với năm 2002 thì tỷ
lệ mắc ĐTĐ đã tăng tới 211%. Dự báo đến năm 2025, số người mắc ĐTĐ
trên toàn quốc sẽ lên tới xấp xỉ 3 triệu người [2].
Tuân thủ điều trị có nhiều tác động tích cực về mặt trị liệu (giảm nhập
viện, tử vong, biến chứng) cũng như kinh tế (giảm chi phí điều trị) đối với
bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính trong đó có ĐTĐ [62], [100]. Tuân thủ
điều trị chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tuổi, giới, thời gian mắc
bệnh…[63], [107] Kiến thức về ĐTĐ cũnglà một trong nhiều yếu tố có
ảnh hưởng lớn đến tuân thủ điều trị. Nghiên cứu của Chavan năm 2015
cho thấy những bệnh nhân ĐTĐ có tuân thủ tốt có kiến thức tốt là 11,1%
còn những bệnh nhân ĐTĐ có tuân thủ kém có kiến thức tốt chỉ có 4,1%
và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê [46]. Nghiên cứu của Sweileh năm
2014 cho thấy bệnh nhân có điểm kiến thức caocó tỷ lệ tuân thủ điều trị
cao hơn so với bệnh nhân có kiến thức thấp [102].
Tại bệnh viện Y học Cổ truyền Tây Ninh, bệnh nhân khi đến khám được
chẩn đoán mắc ĐTĐ sẽ được tư vấn và điều trị bằng thuốc đông y và tân dược



2

kết hợp. Bên cạnh số lượng và liều lượng tân dược được kê theo quy định,
bệnh nhân còn được kê từ 7-10 thang thuốc đông y (1thang thuốc sắc uống
cho 1 ngày). Một câu hỏi đặt ra là việc sử dụng tân dược kết hợp với thuốc
thang sắc uống với số lượng chỉ trong 1 tuần đến 10 ngày, bệnh nhân phải đến
tái khám nếu muốn điều trị tiếp, như vậy có ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị
của bệnh nhân hay không. Ngoài ra các yếu tố như đặc điểm dân số học, lâm
sàng, và đặc biệt là kiến thức của bệnh nhân ĐTĐ có liên quan đến tuân thủ
điều trị của bệnh nhân hay không. Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào
được tiến hành tại bệnh viện Y học Cổ truyền Tây Ninh để trả lời cho những
câu hỏi nêu trên. Đó cũng chính là mục đích của nghiên cứu này.
Câu hỏi nghiên cứu
Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ đến khám tại bệnh viện Y học Cổ truyền Tây Ninh
có kiến thức, thái độ và tuân thủ đúng về điều trị đối với ĐTĐ là bao nhiêu?


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ đến khám tại bệnh viện Y học Cổ truyền
Tây Ninh có kiến thức, thái độ và tuân thủ về điều trị đối với ĐTĐ.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ đến khám tại bệnh viện Y học Cổ truyền
Tây Ninh có kiến thức, thái độ, tuân thủ điều trị đối với ĐTĐ.
2. Xác định tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức, thái độ, tuân thủ về điều trị ĐTĐ
phân bố theo đặc điểm của bệnh nhân gồm tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân,
nghề nghiệp, thu nhập gia đình, dân tộc, trình độ học vấn, bệnh lý đi kèm, thời
gian mắc ĐTĐ, thời gian điều trị ĐTĐ và biện pháp điều trị ĐTĐ.

3. Xác định mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và sự tuân thủ điều trị của
bệnh nhân ĐTĐ.


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về đái tháo đường
1.1.1. Định nghĩa đái tháo đường
WHO định nghĩa ĐTĐ là một rối loạn chuyển hóa do nhiều nguyên
nhân gây ra với đặc trưng là tăng glucose huyết mạn tính với bất thường về
chuyển hóa carbonhydrat, lipid và protein do sự khiếm khuyết trong việc
tiết insulin, hoạt động của insulin hay cả hai [113]. Còn theo định nghĩa
của Bộ Y tế Việt Nam, ĐTĐ được định nghĩa là một rối loạn mạn tính với
các thuộc tính là tăng glucose huyết, bất thường về chuyển hóa
carbonhydrat, lipid và protein và gắn liền với xu hướng phát triển các bệnh
lý về thận, đáy mắt, thần kinh và các bệnh tim mạch khác [6].
1.1.2. Tỷ lệ mắc đái tháo đường trên thế giới và tại Việt Nam
Theo ước tính của WHO năm 2007, có 190 triệu người mắc ĐTĐ
trên toàn thế giới và khoảng 330 triệu người được dự đoán mắc ĐTĐ trong
năm 2025[116]. Tuy nhiên số liệu mới nhất của WHO cho thấy năm 2014
số người trưởng thành > 18 tuổi đang mắc ĐTĐ đã là 422 triệu người
[120]. Như vậy có thể thấy số mắc ĐTĐ năm 2014 đã tăng vượt quá dự
đoán số mắc năm 2025. Bốn mươi phần trăm sự gia tăng này là do sự gia
tăng dân số và già hóa dân số toàn cầu, 28% là do tăng số mắc ở từng
nhóm tuổi và 32% là do tương tác của cả hai yếu tố này [88].
Nếu so sánh giữa các khu vực với nhau thì khu vực Đông Địa Trung
Hải có tỷ suất mắc ĐTĐ trong năm 2014 cao nhất (13,7%), kế đến là khu
vực Đông Nam Á (8,6%) và khu vực Tây Thái Bình Dương (8,4%) [120].
Số mắc ĐTĐ tại các nước có thu nhập thấp và trung bình đang có xu

hướng gia tăng nhanh hơn so với các nước có thu nhập cao.


5

Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ đang gia tăng nhanh chóng.
Theo kết quả điều tra năm 2012 của Bệnh viện Nội tiết Trung Ương thì tỷ
lệ ĐTĐ trên toàn quốc là 5,7% dân số[7]. Nếu so với năm 2002 thì tỷ lệ
mắc ĐTĐ đã tăng tới 211%. Dự báo đến năm 2025, số người mắc ĐTĐ
trên toàn quốc sẽ lên tới xấp xỉ 3 triệu người [2]. Về giới tính, theo điều tra
quốc gia năm 2002 – 2003 thì tỷ lệ mắc ĐTĐ ở nam và nữ là như nhau,
tuy nhiên các nghiên cứu riêng lẻ tại các khu vực khác nhau trong cả nước
lại cho thấy có sự khác biệt giữa nam và nữ trong đó nữ có tỷ lệ mắc
khoảng 5,3% trong khi tỷ lệ mắc ở nam là 3,5% [5], [34]. Còn về phân bố
địa dư nhiều nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ bệnh nhân thuộc khu vực nội
thành hay thành thị cao hơn tại ngoại thành hay vùng nông thôn [10].
1.1.3. Các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường
Vận động thể lực được xem như là một biện pháp phòng ngừa, giảm
thiểu nguy cơ ĐTĐ và tăng huyết áp (THA)[119]. Các nghiên cứu của
Grontved cho thấy nguy cơ mắc ĐTĐ giảm đáng kể cho dù đối tượng tập bất
kỳ loại bài tập nào (tập tạ hoặc aerobic) và thậm chí nguy cơ càng giảm nhiều
hơn nếu đối tượng tập cả hai loại hình kể trên [58], [59]. Nghiên cứu của
Sigal còn cho thấy cường độ tập luyện khác nhau có mối tương quan có ý
nghĩa thống kê với nguy cơ mắc ĐTĐ trong đó tập luyện với cường độ cao sẽ
làm giảm đáng kể nguy cơ mắc ĐTĐ [99]. Ngược lại, nghiên cứu của Hu cho
thấy những hành vi tĩnh tại chẳng hạn như ngồi coi tivi có tương quan thuận
với nguy cơ ĐTĐ, trong đó ngồi coi tivi và ngồi làm việc từ 2 giờ/ngày trở lên
có khả năng làm tăng 14% và 7% nguy cơ mắc ĐTĐ [65].
Uống rượu vừa phải (15-29 g/ngày) được chứng minh làm giảm nguy
cơ ĐTĐ type 2 ở cả nam và nữ so với những người không uống rượu [101].

Hai nghiên cứu lớn Conigrave và Rimm còn chứng minh rằng tần suất uống
rượu cũng có liên quan với nguy cơ ĐTĐ trong đó uống rượu vừa phải mỗi


6

ngày trong tuần sẽ có khả năng làm giảm đến 7% nguy cơ ĐTĐ [47], [93].
Nghiên cứu của Joosten năm 2011 cho thấy đối với người không uống rượu
hoặc uống ít (≤ 15 g/ngày) nếu thay đổi thói quen uống rượu 7,5 g/ngày trong
4 năm thì có khả năng làm giảm nguy cơ mắc ĐTĐ [68]. Một nghiên cứu
phân tích khác của Mekary cho thấy sử dụng rượu có tương quan nghịch với
nguy cơ ĐTĐ type 2 [83].Một nghiên cứu phân tích gộp của Baliunas trên dân
số Mỹ, Châu Âu, Úc, Nhật và Hàn Quốc ghi nhận uống rượu và nguy cơ mắc
ĐTĐ có tương quan tại ngưỡng rượu 24 g/ngày đối với nữ và 22 g/ngày đối
với nam [42]. Ngược lại, nếu uống rượu nhiều sẽ có nhiều tác động xấu đến
cơ chế chuyển hóa của cơ thể bao gồm tăng hấp thu calori và béo phì, tăng
nồng độ triglyceride, gây viêm tụy, rối loạn chuyển hóa carbohydrate và
glucose, và suy chức năng gan [73].
Nhiều nghiên cứu phân tích cho thấy phơi nhiễm với khói thuốc lá (thụ
động hoặc chủ động) có khả năng làm tăng nguy cơ mắc ĐTĐ ở người hút
thuốc lá so với người không hút thuốc lá [94], [121]. Nghiên cứu của Zhang
năm 2011 cho thấy nguy cơ ĐTĐ type 2 tăng lên khi số điếu thuốc hút mỗi
ngày tăng lên và nguy cơ này sẽ giảm kể từ thời điểm một người bỏ hút thuốc
lá [121]. Nghiên cứu của Luo năm 2012 khảo sát mối liên quan giữa bỏ hút
thuốc lá và nguy cơ ĐTĐ type 2 ở phụ nữ hậu mãn kinh cũng cho thấy nguy
cơ ĐTĐ type giảm ngay khi đối tượng bỏ hút thuốc lá [77].
Béo phì hoặc thừa cân là yếu tố có mối liên quan chặt chẽ đến ĐTĐ
[118], [119]. Béo phì góp phần dẫn đến khoảng 55% số ca mắc ĐTĐ [45]. Số
liệu năm 2014 của WHO cho thấy có trên 1/3 người trưởng thành> 18 tuổi
thừa cân và > 1/10 có béo phì [119]. Số hiện mắc béo phì cao nhất ở khu vực

Châu Mỹ và thấp nhất ở khu vực Đông Nam Á. Những nước có thu nhập cao
và trung bình sẽ có số mắc béo phì và thừa cân cao gấp đôi so với các nước
thu nhập thấp.


7

1.1.4. Tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường type 2
Trong nhiều thập kỷ (1970-2008) việc chẩn đoán ĐTĐ type 2 dựa
hoàn toàn vào tiêu chí đường huyết (ĐH), có thể là ĐH lúc đói hoặc ĐH
đo được sau nghiệm pháp dung nạp glucose 2 giờ [40]. Năm 1979, nhóm
Dữ Liệu Đái Tháo Đường Quốc gia đề xuất tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ
type 2 dựa trên ĐH và đến năm 1985 WHO thông qua đề xuất này đồng
thời bổ sung thêm các tiêu chí mới (chia dân số có nguy cơ mắc ĐTĐ type
2 thành người có dung nạp glucose bình thường, người giảm dung nạp
glucose và người mắc ĐTĐ type 2). Đến năm 1997, một bộ tiêu chuẩn do
Hiệp Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ (ADA) bổ sung tiêu chuẩn chẩn đoán
do WHO thiết lập năm 1985 trong đó chỉ dựa hoàn toàn vào xét nghiệm
ĐH lúc đói. Năm 1999, WHO đề xuất bộ tiêu chuẩn mới sử dụng ngưỡng
ĐH lúc đói của bộ tiêu chuẩn ADA nhưng kèm theo ngưỡng ĐH của
nghiệm pháp dung nạp glucose sau 2 giờ. Bộ tiêu chuẩn chẩn đoán này của
WHO được sử dụng rộng rãi trong những năm sau đó.
Vào năm 2009, một Uỷ Ban quốc tế gồm các đại diện của ADA,
Liên minh Phòng chống Đái Tháo Đường Quốc Tế (IDF) và Hiệp Hội
Châu Âu Nghiên cứu về ĐTĐ (EASD) đã khuyến cáo sử dụng xét nghiệm
HbA1c để chẩn đoán ĐTĐ type 2 với ngưỡng chẩn đoán là ≥ 6,5%, và
ADA đã chấp nhận ngưỡng này vào năm 2010.
Xét nghiệm HbA1c có một số lợi điểm so với xét nghiệm ĐH lúc
đói và ĐH sau nghiệm pháp dung nạp 2 giờ chẳng hạn xét nghiệm rất
thuận tiện trong việc triển khai (không cần phải làm xét nghiệm khi đói),

tính ổn định trước khi thực hiện xét nghiệm cao hơn, và giảm thời gian chờ
đợi của bệnh nhân. Tuy nhiên xét nghiệm này vẫn có những hạn chế như
giá thành cao, nhiều cơ sở y tế không thể trang bị xét nghiệm này nhất là
tại những nước có điều kiện kinh tế khó khăn. Ngoài ra mức HbA1c có thể


8

thay đổi tùy vào chủng tộc/dân tộc của bệnh nhân do đó khó có thể so sánh
theo chuẩn chung. Các nghiên cứu ủng hộ đề xuất sử dụng xét nghiệm
HbA1c cũng chỉ được thực hiện trên dân số là người trưởng thành còn các
nhóm dân số khác như trẻ em và NCT vẫn chưa được chứng minh tính
hiệu quả.
Theo ADA 2013 [41], chẩn đoán ĐTĐ type 2 dựa vào kết quả của 1
trong các xét nghiệm sau:
 Mức HbA1c ≥ 6,5%
Hoặc
 Mức glucose huyết lúc đói ≥ 7,0 mmol/L (≥ 126 mg/dL)
Hoặc
 Mức glucose huyết ≥ 11,1 mmol/L (200 mg/dL) ở thời điểm 2 giờ sau khi
thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose bằng đường uống.
Hoặc
 Có các triệu chứng của đợt tăng ĐH và mức glucose huyết ở thời điểm bất
kỳ ≥ 11,1 mmol/L (200 mg/dl).
1.1.5. Điều trị đái tháo đường
Điều trị bằng chế độ ăn
Bệnh nhân ĐTĐ cần có một chế độ ăn hợp lý để có thể duy trì mức ĐH
ở ngưỡng an toàn. Một chế độ ăn thích hợp phải đáp ứng được các yêu cầu:
(1) đủ năng lượng cho hoạt động bình thường đồng thời đáp ứng phù hợp với
những hoạt động khác như hoạt động thể lực, hoặc những thay đổi điều kiện

sống…(2) có tỷ lệ cân đối giữa các thành phần đạm, mỡ, đường; (3) phải đầy
đủ vi chất; (4) chia nhỏ bữa ăn cho phù hợp và tránh tăng đột ngột glucose
huyết; (5) phối hợp với thuốc điều trị (nếu có theo chỉ định của bác sĩ).
Để có thể có một chế độ ăn hợp lý như trên, bệnh nhân ĐTĐ cần phải
có sự lựa chọn các loại thực phẩm sao cho phù hợp với sức khỏe của bản thân.


9

Đối với việc lựa chọn các thực phẩm chứa glucid, nguyên tắc lựa chọn là
chọn các thực phẩm gần thiên nhiên để giữ đủ các chất dinh dưỡng và chất xơ
như ngũ cốc xát, gạo giã nát…và các thực phẩm có nhiều chất xơ, chỉ số ĐH
thấp như khoai củ, các loại rau trừ bí đỏ, đậu hạt (đậu xanh, đậu đen, đậu Hà
Lan...). Ngoài ra nên hạn chế các thực phẩm có chỉ số ĐH cao, hấp thu nhanh
và chỉ dùng trong các trường hợp đặc biệt (hạ ĐH) nhưđường, mật, mứt, quả
khô, kẹo, nước đường. Khi sử dụng các thực phẩm có chỉ số ĐH cao nên sử
dụng phối hợp với các thực phẩm giàu chất xơ như rau hoặc bổ sung thêm
chất xơ[39].
Đối với các thực phẩm cung cấp chất đạm, nguyên tắc lựa chọn là nên
chọn các thực phẩm giàu đạm có nguồn gốc thực vật để cung cấp các acid béo
không no cần thiết như đậu tương và các chế phẩm từ đậu tương (đậu phụ,
sữa đậu nành)… và các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít chất béo
và/hoặc nhiều acid béo chưa no như thịt nạc (thịt da cầm nên bỏ da), cá (nên
ăn cá ít nhất 3 lần trong tuần)... Ngoài ra cũng nên chọn các thực phẩm có ít
cholesterol và hạn chế sử dụng các thực phẩm có nhiều cholesterol như phủ
tạng động vật, tôm to, lươn…[39]
Đối với các thực phẩm chứa chất béo, nguyên tắc lựa chọn là nên chọn
thực phẩm ít chất béo đồng phân như cá và thịt mỡ, vừng lạc... Ngoài ra cũng
nên chọn các thực phẩm có hàm lượng mỡ thấp, hoặc sử dụng dầu, bơ thực
vật như dầu cá, dầu đậu nành, vừng, dầu lạc…[39].

Đối với các thực phẩm giàu chất xơ, nguyên tắc lựa chọn là nên chọn
các thực phẩm có nhiều chất xơ như hầu hết các loại rau (mỗi ngày nên ăn từ
4-5 đơn vị rau (300-400g)), gạo lức, bánh mì đen…Ngoài ra cũng nên chọn
thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cho cơ thể như
các loại hoa quả có chỉ số ĐH thấp (xoài, chuối, táo, nho, mận..),mỗi ngày
nên ăn 2-3 đơn vị quả chín (200-300g)[39].


10

Điều trị bằng hoạt động thể lực
Vận động thể lực là một trong ba phương pháp điều trị quan trọng nhất
đối với bệnh nhân ĐTĐ. Vận động thể lực có tác dụng điều chỉnh glucose
huyết thông qua việc làm giảm tình trạng kháng insulin nhờ giảm cân nặng,
nhất là những đối tượng thừa cân, béo phì và giảm kháng insulin. Vì vậy để
đạt được mục đích này WHO khuyến cáo bệnh nhân ĐTĐ nên luyện tập ít
nhất 30 phút mỗi ngày và 150 phút một tuần[118].
Nguyên tắc của hoạt động thể lực đối với bệnh nhân ĐTĐ bao gồm: (1)
phải coi hoạt động thể lực là một biện pháp điều trị, phải thực hiện nghiêm
túc theo trình tự được hướng dẫn; (2) hoạt động thể lực phải phù hợp với lứa
tuổi, tình trạng sức khỏe của cá nhân; (3) hoạt động thể lực với cường độ
trung bình, tối thiểu 30 phút mỗi ngày bằng cách đi bộ nhanh, đạp xe đạp
hoặc các bài tập thể dục tương tự, phù hợp với tình trạng sức khỏe, thể lực và
lối sống của bệnh nhân. Quan trọng là phải có giai đoạn khởi động và thư
giãn bằng các bài tập cường độ thấp. Khi phối hợp với các bài tập cường độ
lớn hơn (ít nhất 2-3 lần/tuần) ví dụ: chơi tennis, bơi lội sẽ mang lại hiệu quả
tốt trong việc kiểm soát ĐH.
Điều trị bằng thuốc tân dược
Điều trị bằng thuốc đóng vai trò quan trọng trong điều trị ĐTĐ. Mục đích
của điều trị bằng thuốc trong ĐTĐ type 2 là nhằm giảm cân nặng (với người

béo) hoặc không tăng cân (với người không béo) và duy trì được lượng glucose
huyết khi đói, glucose huyết sau ăn gần như mức sinh lý, đạt được mức HbA1c
lý tưởng, sẽ giảm được các biến chứng có liên quan đến ĐTĐ, giảm tỷ lệ tử
vong do ĐTĐ. Việc sử dụng thuốc phải kết hợp với chế độ ăn và hoạt động thể
lực. Bên cạnh việc sử dụng thuốc hạ ĐH cũng cần phối hợp với sử dụng thuốc
điều chỉnh các rối loạn lipid máu và duy trì số đo huyết áp hợp lý.


11

Điều trị bằng thuốc đông y
Việc sử dụng các thuốc cổ truyền trong điều trị ĐTĐ cũng được sử dụng
tại nhiều nước. Tại các vùng ở Ấn Độ các loại thuốc cổ truyền đóng vai trò
quan trọng trong điều trị ĐTĐ và một số loại cây, thảo dược và rau quả cũng
được dùng làm thuốc điều trị ĐTĐ[76], [91]. Một số loại thảo dược, rau quả
được chứng minh có tác dụng trong điều trị ĐTĐ như quế[79], bột chiết cây
cecropia obtusifolia[92], mướp đắng [84].
Theo Y học cổ truyền, các triệu chứng ăn nhiều vẫn gầy, tiểu nhiều, uống
nhiều và khát nhiều nằm trong phạm trù chứng Tiêu khát[3]. Tiêu khát được
định nghĩa là chứng khát đi kèm với uống nhiều, ăn nhiều mà người lại gầy
hóc. Để điều trị tiêu khát, tùy theo mỗi thể bệnh sẽ có các bài thuốc điều trị
tương ứng: (1) đối với thể phế âm hư, phép trị là dưỡng âm nhuận phế; (2) đối
với thể vị âm hư, phép trị là dưỡng vị sinh tân; (3) đối với thể thận âm hư,
phép trị là tư âm bổ thận, sinh tân dịch; (4) đối với thể thận dương hư, phép trị
là ôn bổ thận, sáp niệu[4]. Ngoài các thể bệnh chính trên, nếu bệnh nhân có
các chứng trạng khác (triệu chứng hồi hộp mất ngủ, chứng đầu váng mắt hoa,
chứng nhọt, lở loét thường hay tái phát, khó khỏi, răng lợi sưng đau) có thể sử
dụng thêm các bài thuốc bổ sung[4].
1.2. Kiến thức về đái tháo đường của bệnh nhân
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng kiến thức và nhận thức về bệnh ĐTĐ có tác

động tích cực lên thái độ và thực hành của bệnh nhân, từ đó giúp bệnh nhân
kiểm soát bệnh tốt hơn và đem lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho bệnh
nhân [71], [98]. Các nghiên cứu tại nhiều nước về kiến thức ĐTĐ cho thấy
kiến thức về ĐTĐ của bệnh nhân thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như dân
số nghiên cứu, phương pháp đo lường.
Nghiên cứu của El-Khawaga năm 2015 tại Ai Cập trên 750 bệnh nhân
mắc ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại 3 trung tâm chăm sóc sức khỏe gia đình.


12

Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi tự thiết kế gồm 17 câu hỏi liên quan đến kiến
thức về nguyên nhân gây ĐTĐ, kiểm soát ĐTĐ, biến chứng của ĐTĐ, 11 câu
hỏi liên quan đến thái độ của bệnh nhân đối với ĐTĐ, tuân thủ đối với sử
dụng thuốc, kiểm soát thực phẩm, 9 câu hỏi liên quan đến thực hành và mức
độ tuân thủ của bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu ghi nhận chỉ có 34,8% bệnh
nhân biết về mức ĐH bình thường, 71,3% bệnh nhân biết điều trị ĐTĐ bằng
thuốc uống và 38,8% bệnh nhân biết là có thể điều trị ĐTĐ bằng thay đổi lối
sống. Có đến 94,1% bệnh nhân biết là phải ăn nhiều bữa ăn, 36,4% biết về
tầm quan trọng của tập luyện thể dục thể thao và 30,8% biết tầm quan trọng
của chế độ ăn cá nhân hóa. Nghiên cứu cũng ghi nhận mối liên quan giữa kiến
thức về ĐTĐ và các yếu tố trong đó bệnh nhân > 30 tuổi có kiến thức cao hơn
(73,6%), bệnh nhân là nam giới (74,5%), sống ở thành thị (90,8%), có trình
độ học vấn (71,8%), đi làm (58,6%), có điều kiện kinh tế cao hơn (69,1%),
thời gian mắc bệnh ≤ 5 năm. Nghiên cứu cũng tìm hiểu mức độ tuân thủ của
bệnh nhân. Có 66,67% bệnh nhân tuân thủ điều trị ĐTĐ. Tuân thủ điều trị
ĐTĐ của bệnh nhân có mối liên quan với tuổi (bệnh nhân < 30 có tuân thủ tốt
hơn), trình độ học vấn (bệnh nhân có trình độ học vấn tuân thủ tốt hơn), bệnh
nhân đi làm (bệnh nhân đi làm có tuân thủ tốt hơn), thu nhập (bệnh nhân có
thu nhập cao tuân thủ tốt hơn), thời gian mắc ĐTĐ < 1 năm [50].

Nghiên cứu của Gautam năm 2015 tại Nepal khảo sát kiến thức, thái độ
thực hành của 244 bệnh nhân ĐTĐ type 2. Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi
kiến thức, thái độ, thực hành dựa trên một nghiên cứu trước đó. Phần kiến
thức về ĐTĐ gồm 30 câu hỏi liên quan đến kiến thức chung về ĐTĐ, dấu
hiệu nguy hiểm của bệnh, triệu chứng và biến chứng của bệnh, điều trị và
kiểm soát bệnh. Mỗi câu hỏi được đo bằng thang 3 điểm với 1 điểm là không
biết và 3 là biết chính xác. Kết quả cho thấy bệnh nhân có kiến thức tốt với
điểm trung bình kiến thức là 81 điểm. Kiến thức có mối liên quan có ý nghĩa


13

thống kê với trình độ học vấn trong đó người có trình độ học vấn cao có kiến
thức cao gấp 17 lần so với người không có học vấn. Nghiên cứu có một số
điểm hạn chế như mẫu thực hiện trong bệnh viện do đó không thể suy diễn
kết quả cho dân số ĐTĐ chung. Thiết kế nghiên cứu là cắt ngang nên không
thể thiết lập mối liên quan nhân quả giữa các biến. Các biến tình trạng kinh tế
và xã hội không được khảo sát vì đối tượng không trả lời. Một số yếu tố nguy
cơ quan trọng như BMI không được đo lường liên quan với kiến thức, thái độ
và thực hành của bệnh nhân[54].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Cần năm 2014 khảo sát kiến thức về
chế độ ăn của bệnh nhân ĐTĐ type 2 điều trị tại bệnh viện đa khoa quận 11.
Tổng cộng 385 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu và phỏng vấn với bộ câu
hỏi cấu trúc liên quan đến 5 khía cạnh của kiến thức chế độ ăn bao gồm kiến
thức về thành phần dinh dưỡng chính, kiến thức về vai trò của nhóm thực
phẩm, kiến thức về lập chế độ ăn, kiến thức về quy tắc nấu thức ăn và kiến
thức về đọc nhãn dinh dưỡng.Nghiên cứu ghi nhận đối với kiến thức về số
bữa ăn mà bệnh nhân ĐTĐ có thể ăn trong ngày, hầu hết bệnh nhân (89,35%)
đều nghĩ rằng < 3 bữa ăn là phù hợp với bệnh nhân ĐTĐ, trong khi chỉ có
4,42% nghĩ rằng 3-5 bữa ăn là tốt cho bệnh nhân ĐTĐ. Khi được hỏi là người

ĐTĐ có được uống rượu bia hay không chỉ có 8,31% bệnh nhân nghĩ rằng có
thể uống rượu bia khi mắc ĐTĐ. Điểm kiến thức chế độ ăn chung trung bình
của các đối tượng là 30,94 ± 13,82 (0-73). Giới có mối tương quan mạnh với
kiến thức chế độ ăn trong đó nam bệnh nhân có kiến thức cao hơn so với nữ
bệnh nhân (p = 0,02). Ngoài ra bệnh nhân có độ tuổi từ 45-54 có điểm kiến
thức cao nhất, trong khi bệnh nhân tuổi từ 35-44 có điểm kiến thức thấp nhất.
Bệnh nhân có trình độ học vấn cao hơn có nhiều khả năng có kiến thức chế độ
ăn cao hơn so với những bệnh nhân có trình độ học vấn thấp (p< 0,001). Bệnh
nhân có thu nhập cao có nhiều khả năng có kiến thức cao hơn so với những


14

bệnh nhân có thu nhập thấp (p< 0,001). Thời gian mắc ĐTĐ có tác động đến
kiến thức của bệnh nhân trong đó bệnh nhân càng có thời gian mắc ĐTĐ càng
lâu sẽ có kiến thức càng cao (p = 0,003). Bệnh nhân điều trị ĐTĐ > 5 năm
cũng có kiến thức cao hơn so với các nhóm khác và sự khác biệt này cũng có
ý nghĩa thống kê (p=0,003) [9].
Nghiên cứu của Feleke năm 2013 tại Ethiopia khảo sát kiến thức và thực
hành của 422 bệnh nhân ĐTĐ type 2 đến khám tại bệnh viện tuyến huyện.
Tác giả sử dụng bộ câu hỏi gồm 11 câu liên quan đến kiến thức và 8 câu hỏi
liên quan đến thực hành. Có 70% bệnh nhân biết điều trị ĐTĐ chỉ cần uống
thuốc và tiêm thuốc trong khi chỉ có 20% bệnh nhân biết là phải kết hợp uống
thuốc, tập thể dục và kiểm soát chế độ ăn. Có 73,2% và 47,6% bệnh nhân biết
là để phòng ngừa ĐTĐ cần tập thể dục và chế độ ăn lành mạnh. Có 31% bệnh
nhân biết về chế độ ăn khuyến cáo dành do người ĐTĐ. Điểm trung bình kiến
thức của các đối tượng là 12,7 ± 3,73 với điểm tối đa là 29 điểm. Có 49,8%
bệnh nhân có kiến thức tốt và 50,2% bệnh nhân có kiến thức kém về ĐTĐ.
Nghiên cứu cũng khảo sát mối liên quan giữa kiến thức và các yếu tố. Những
bệnh nhân có độ tuổi < 50 có khả năng có kiến thức cao hơn so với bệnh nhân

người cao tuổi (NCT). Bệnh nhân có trình độ học vấn cao hơn cũng có kiến
thức cao hơn so với bệnh nhân mù chữ hoặc biết đọc, biết viết (p< 0,05).
Những bệnh nhân có thời gian điều trị ĐTĐ càng lâu thì có kiến thức cao hơn
so với bệnh nhân điều trị < 1 năm [51].
Nghiên cứu của Foma năm 2013 tại Gambia khảo sát kiến thức của bệnh
nhân về ĐTĐ đến khám tại bệnh viện điều trị ngoại trú. Tổng cộng có 200
bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng một bộ câu hỏi tự
thiết kế gồm các câu hỏi liên quan đến kiến thức của bệnh nhân về nguyên
nhân, biến chứng, cách kiểm soát và phòng ngừa ĐTĐ. Đối với kiến thức về
kiểm soát ĐTĐ, chỉ có 67% bệnh nhân biết rằng ĐTĐ có thể kiểm soát bằng


15

chế độ ăn và uống thuốc, 28,5% bệnh nhân biết là phải kết hợp chế độ ăn, tập
thể dục và uống thuốc. Đối với biện pháp phòng ngừa gần 50% bệnh nhân
không biết cách phòng ngừa ĐTĐ. Chỉ có 1/3 bệnh nhân biết là có thể phòng
ngừa ĐTĐ bằng chế độ ăn và 6% biết rằng có thể phòng ĐTĐ bằng vận động
thể lực. Nghiên cứu này còn ghi nhận kiến thức về ĐTĐ của bệnh nhân có
liên quan đến trình độ học vấn trong đó bệnh nhân có trình độ học vấn cao có
kiến thức cao hơn so với bệnh nhân có trình độ học vấn thấp (OR = 10,4; p =
0,03). Giữa thời gian mắc ĐTĐ và kiến thức cũng có mối liên quan thuận
trong đó bệnh nhân có thời gian mắc bệnh > 10 năm có kiến thức cao hơn
bệnh nhân mắc bệnh ≤ 1 năm (OR = 3,8; p = 0,04).Nghiên cứu không tìm
thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức ĐTĐ và tuổi, giới, dân
tộc, nghề nghiệp, nơi sống và bệnh đi kèm [53].
Nghiên cứu của Bùi Nam Trung và cộng sự năm 2013 tại bệnh viện lão
khoa Trung Ương khảo sát kiến thức về chế độ dinh dưỡng của 330 bệnh nhân
ĐTĐ type 2. Bộ công cụ thu thập dữ liệu là một bộ câu hỏi tự thiết kế gồm
các câu hỏi liên quan đến phân bố bữa ăn trong ngày, các loại thực phẩm nên

sử dụng, và các loại thực phẩm nên hạn chế. Kết quả nghiên cứu cho thấy có
tới 98,8% bệnh nhân có kiến thức đúng nên ăn các loại rau, 63% bệnh nhân
không có kiến thức về hạn chế ăn các chất tinh bột như cơm, miến dong.
Trong nhóm các thực phẩm cần tránh có một tỷ lệ lớn 82,4% không có kiến
thức về lựa chọn thực phẩm dưa hấu [33].
Nghiên cứu của Thungathurthi năm 2012 tại Ấn Độ khảo sát kiến thức tự
chăm sóc ĐTĐ của bệnh nhân. Tổng cộng có 456 bệnh nhân tham gia nghiên
cứu này. Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi gồm 30 câu liên quan đến nhận thức,
kiến thức, các nhận thức sai, chăm sóc ĐTĐ, biến chứng và liều dùng insulin.
Kết quả cho thấy có 50% bệnh nhân biết ĐTĐ là gì. Có 89,69% bệnh nhân
biết về triệu chứng ĐTĐ. Có 52,63% bệnh nhân thiếu kiến thức về mức ĐH


16

duy trì. Có 68,64% bệnh nhân biết về nguy cơ của ĐTĐ và các xét nghiệm
đường huyết tại nhà. Nhìn chung nghiên cứu cho thấy kiến thức của bệnh
nhân kém và vì vậy cần phải tập huấn cho các bệnh nhân này [104].
Nghiên cứu của Ng và cộng sự năm 2012 tại Malaysia khảo sát kiến thức,
thái độ và thực hành của 75 bệnh nhân ĐTĐ type 2 đến khám tại một trung
tâm chăm sóc ĐTĐ. Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi từ một nghiên cứu trước
gồm 25 câu hỏi liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành của bệnh nhân.
Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm kiến thức trung bình của bệnh nhân là
11,85 ± 2,45 (điểm tối đa là 14) còn điểm thái độ là 3,36 ± 1,29 (điểm tối đa
là 5) và điểm thực hành là 4,39 ± 1,36 (điểm tối đa là 6). Tác giả kết luận các
bệnh nhân có kiến thức, thái độ và thực hành tốt về ĐTĐ. Có mối liên quan có
ý nghĩa thống kê giữa kiến thức, thái độ và thực hành (p< 0,05). Điểm hạn chế
của nghiên cứu này là mẫu nhỏ và sử dụng bộ câu hỏi tự điền.
Nghiên cứu của Nguyễn Trung Kiên và Lưu Thị Hồng Vân năm 2011 tại
bệnh viện đa khoa huyện Hòa Bình, Bạc Liêu trên 130 đối tượng ĐTĐ type 2

nhằm khảo sát kiến thức, thực hành của bệnh nhân về ĐTĐ. Nghiên cứu sử
dụng bộ câu hỏi soạn sẵn dựa trên các nghiên cứu khác. Kết quả nghiên cứu
cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức tốt về các yếu tố nguy cơ, triệu chứng,
chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện, dùng thuốc và các biến chứng của bệnh
ĐTĐ lần lượt là 30,00%, 68,46%, 16,15%, 88,46%, 95,38% và 23,08%.
Nghiên cứu cũng nhận thấy bệnh nhân có kiến thức tốt về dinh dưỡng, dùng
thuốc và dự phòng biến chứng thì có tỷ lệ thực hành tốt về các lĩnh vực này
cao hơn các bệnh nhân khác. Điển hạn chế của đề tài này là cỡ mẫu nhỏ, và
dân số nghiên cứu chỉ là bệnh nhân đến khám tại bệnh viện do đó không thể
suy diễn kết quả cho dân số ĐTĐ chung tại Bạc Liêu. Ngoài ra nghiên cứu
không đo lường mối liên quan giữa kiến thức và các yếu tố nguy cơ của ĐTĐ
như BMI, tuổi, giới…[18].


17

1.3. Tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường
1.3.1. Định nghĩa tuân thủ điều trị và đo lường tuân thủ điều trị
Cho đến nay chưa có một khái niệm thống nhất về tuân thủ điều trị.
Gordis trong một cuốn sách năm 1976 đã lần đầu tiên định nghĩa không tuân
thủ điều trị có nghĩa là bệnh nhân không đạt mức kỳ vọng vào phương pháp
điều trị đưa ra [57]. Tuy nhiên Sackett trong cuốn sách năm 1979 lại đưa ra
khái niệm về tuân thủ điều trị trong đó tuân thủ điều trị được định nghĩa là
mức độ bệnh nhân uống thuốc, theo chế độ dinh dưỡng hợp lý hoặc thay đổi
cách sống theo lời tư vấn của nhân viên y tế [96]. Urquhar trong một nghiên
cứu vào năm 1997 lại định nghĩa tuân thủ điều trị là mức độ bệnh nhân sử
dụng thuốc đúng theo đơn thuốc được bác sĩ kê toa [106].Như vậy có thể thấy
có nhiều định nghĩa về tuân thủ điều trị khác nhau tùy vào quan điểm của
người nghiên cứu.
Bệnh ĐTĐ là một bệnh mạn tính phải điều trị phức tạp, kéo dài và tùy

thuộc nhiều vào hành vi của bệnh nhân. Các biện pháp điều trị ĐTĐ được
khuyến cáo ngày nay là sự kết hợp của kiểm soát ĐH (uống thuốc và kiểm tra
ĐH), kiểm tra nước tiểu, thực hành chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thể
chất phù hợp và chăm sóc chân thường xuyên. Chính vì vậy trong nhiều
nghiên cứu tuân thủ điều trị ĐTĐ thường sử dụng định nghĩa của WHO như
sau: “Tuân thủ điều trị của bệnh nhân ĐTĐ là sự kết hợp của 4 biện pháp: chế
độ dinh dưỡng, chế độ hoạt động thể lực, chế độ dùng thuốc, chế độ kiểm soát
ĐH & tái khám theo chỉ định của bác sĩ” [22].
Một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để đo lường tuân thủ điều trị. Phương pháp
xác định tuân thủ điều trị có thể được chia thành hai nhóm là phương pháp trực
tiếp và phương pháp gián tiếp. Phương pháp trực tiếp mắc tiền, xâm lấn và khó
thực hiện hơn phương pháp gián tiếp, tuy nhiên độ nhạy và độ đặc hiệu lại cao
hơn so với phương pháp gián tiếp. Các phương pháp trực tiếp đo lường tuân thủ


18

điều trị bao gồm đo các chỉ số trong máu bệnh nhân, và một trong các chỉ số này
là HbA1c. Tuy nhiên ở bệnh nhân có HbA1c cao không đồng nghĩa với việc họ
tuân thủ điều trị kém. Đo lường nồng độ thuốc trong máu là một phương pháp
trực tiếp đo lường tuân thủ điều trị, tuy nhiên phương pháp này có điểm hạn chế
là bệnh nhân có sự khác biệt về khả năng hấp thu, chuyển hóa và bài tiết thuốc vì
vậy một bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt vẫn có thể có nồng độ thuốc trong máu
rất thấp hoặc một bệnh nhân tuân thủ điều trị kém lại có thể có nồng độ thuốc
cao. Bên cạnh đó sử dụng nồng độ thuốc cũng không thể đánh giá được là bệnh
nhân có uống thuốc đúng giờ hay không. Một số phương pháp trực tiếp khác
cũng được đề xuất tuy nhiên các phương pháp này vẫn còn nhiều vấn đề về độ
tin cậy và tính giá trị trong việc đo lường tuân thủ điều trị.
Phương pháp đo lường tuân thủ điều trị gián tiếp được sử dụng phổ biến nhất
chính là phương pháp tự báo cáo và phỏng vấn bệnh nhân. Morisky đã phát triển

một bộ câu hỏi 8 câu dùng để đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân.
Bộ câu hỏi đã được chứng minh là có tính giá trị và độ tin cậy cao trong việc đo
lường tuân thủ điều trị [86],[103]. Phương pháp đếm số viên thuốc cũng là một
phương pháp đo lường tuân thủ điều trị gián tiếp khác, tuy nhiên phương pháp
này gặp phải vấn đề là bệnh nhân có thể đổ thuốc vì vậy việc đếm viên thuốc
thường ước lượng thấp mức độ tuân thủ của bệnh nhân [95]. Đạt mục tiêu điều
trị cũng được sử dụng để đo lường tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Khi bệnh
nhân hoàn thành mục tiêu như ĐH ở mức bình thường thì được coi là tuân thủ
điều trị [44]. Tuy nhiên một bệnh nhân không tuân thủ điều trị vẫn có thể đạt
mục tiêu điều trị đề ra vì “hiệu ứng chải răng”, nghĩa là trước khi tham gia khảo
sát trong nghiên cứu bệnh nhân đã uống thuốc nên ĐH giảm xuống vì vậy kết
quả cho thấy bệnh nhân đạt mục tiêu ĐH nhưng lại có mức độ tuân thủ kém.
Ngoài ra một bệnh nhân có thể tuân thủ điều trị nhưng vì kháng với thuốc điều
trị nên có thể không đạt được mục tiêu điều trị, điều này vẫn thường xảy ra với


19

nhiều bệnh nhân. Do đó đo lường dựa trên kết cục điều trị có thể cung cấp rất ít
thông tin về tuân thủ điều trị.
Trong nghiên cứu này bộ Morisky 8 câu được sử dụng để đo lường mức độ
tuân thủ điều trị của bệnh nhân ĐTĐ. Tuy nhiên vì bộ Morisky chỉ đánh giá hành
vi sử dụng thuốc của bệnh nhân, do đó một số câu hỏi được bổ sung để đánh giá
sự tuân thủ của bệnh nhân về liều lượng uống, số thuốc uống và thời gian uống
thuốc cũng như thời gian hẹn tái khám của bệnh nhân.
1.3.2. Các nghiên cứu về tuân thủ điều trị của bệnh nhân ĐTĐ
Các nghiên cứu trong các giai đoạn trước đây cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị
ở bệnh nhân ĐTĐ vào khoảng 60-70%[82]. Tuy nhiên, tương tự như kiến thức
về ĐTĐ, việc đo lường tuân thủ điều trị ĐTĐ chưa có sự thống nhất do đó các
nghiên cứu sử dụng các công cụ đo lường khác nhau dẫn đến tỷ lệ tuân thủ điều

trị của bệnh nhân ĐTĐ giữa các nghiên cứu thường rất khác nhau.
Nghiên cứu của Chavan năm 2015 tại Ấn Độ khảo sát kiến thức về ĐTĐ và
tuân thủ điều trị trên 307 bệnh nhân ĐTĐ đến khám tại bệnh viện nông thôn.
Kiến thức của bệnh nhân được đánh giá bằng các câu hỏi chung về ĐTĐ và các
biến chứng của ĐTĐ. Điểm kiến thức tối đa là 24 điểm trong đó nếu điểm bệnh
nhân < 50% thì là kiến thức kém, 50-75% là kiến thức trung bình và 75% là kiến
thức tốt. Tuân thủ dùng thuốc được đánh giá bằng việc bệnh nhân quên uống > 2
liều trong vòng 15 ngày trước khi phỏng vấn được xếp4444 vào nhóm không
tuân thủ. Điểm kiến thức trung bình của bệnh nhân là 14,82 ± 3,5. Tuổi, tình
trạng hôn nhân, trình độ học vấn và nghề nghiệp không liên quan đến kiến thức
(p> 0,05) trong khi giới lại có liên quan đến kiến thức (p=0,005 (nam có kiến
thức tốt hơn nữ). Tuân thủ dùng thuốc có liên quan với kiến thức. Ở nhóm bệnh
nhân có tuân thủ tốt thì 88,5% có kiến thức từ vừa đến tốt so với chỉ 56,2% ở
nhóm bệnh nhân có tuân thủ kém. Tuân thủ không dùng thuốc cũng có mối liên
quan với kiến thức[46].


×