Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

THỰC TRẠNG TUÂN THỦ điều TRỊ của NGƯỜI BỆNH đái THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 THEO dõi tại KHOA KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN BẠCH MAI năm 2018 và một số yếu tố LIÊN QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.05 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

PHẠM THANH HƯƠNG

THùC TR¹NG tu©n thñ §IÒU TRÞ CñA NG¦êI
BÖNH
§¸I TH¸O §¦êNG TYPE 2 THEO DâI T¹I KHOA KH¸M
BÖNH, BÖNH VIÖN B¹CH MAI N¡M 2018 Vµ
MéT Sè YÕU Tè LI£N QUAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

PHẠM THANH HƯƠNG

THùC TR¹NG tu©n thñ §IÒU TRÞ CñA NG¦êI
BÖNH
§¸I TH¸O §¦êNG TYPE 2 THEO DâI T¹I KHOA KH¸M
BÖNH, BÖNH VIÖN B¹CH MAI N¡M 2018 Vµ
MéT Sè YÕU Tè LI£N QUAN
Chuyên ngành : Y tế công cộng
Mã số
: 8 72 07 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG


Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Đồng Văn Thành
2. PGS.TS. Trần Đức Phấn

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này,Tôi xin chân thành cám ơn tới Ban Giám
Hiệu nhà trường, Phòng Sau Đại học, bộ môn y tế Công Cộng Trường Đại
học Thăng Long, Hà Nội. Với tình cảm chân thành cho phép tôi được bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy, cô giáo bộ môn Y tế Công Cộng. Đặc biệt
là PGS. TS Trần Đức Phấn – GV Trường Đại Học Y Hà Nội đã tạo mọi điều
kiện giúp đỡ, truyền đạt kiến thức cũng như góp ý kiến quý báu giúp tôi hoàn
thành luận văn này.
Đặc biệt hơn nữa tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và biết ơn sâu sắc
tới TS.BS Đồng Văn Thành – Phó Trưởng Khoa Khám Bệnh – Bệnh Viện
Bạch Mai đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn trong suốt
thời gian qua.
Tôi xin chân thành cám ơn Khoa Khám Bệnh – Bệnh viện Bạch
Mai,nơi tôi công tác. Đặc biệt là các bác sỹ, Điều dưỡng tại phòng quản lý
người bệnh Đái Tháo Đường đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành luận
văn này.Xin gửi lời cám ơn tới các anh chị, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn giúp
đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cũng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến gia đình thân yêu đã
luôn bên tôi, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


PHẠM THANH HƯƠNG



LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Phạm Thanh Hương- Học viên lớp Cao học Y tế Công Cộng
khóa V - Trường Đại Học Thăng Long. Tôi xin cam đoan đề tài: “Thực trạng
tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 theo dõi tại Khoa
Khám Bệnh - Bệnh viện Bạch Mai năm 2018 và một số yếu tố liên quan” do
chính bản thân tôi thực hiện, tất cả các số liệu trong luận văn là trung thực, khách
quan và chưa từng được công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác cho
tới thời điểm này. Nếu có điều gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2018
Người viết cam đoan

Phạm Thanh Hương


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADA:

American diabetes Association
Hiệp hội đái tháo đường Mỹ

BMI:

Body Mass Index
Chỉ số khối cơ thể


B/M:

Chỉ số bụng mông

ĐTĐ:

Đái tháo đường

HDL-C: High Density Lipoprotein
Cholesterol tỷ trọng cao
IDF:

International Diabetes Federation
Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế

JNC:

United States Joint National Committee
Liên ủy ban Quốc gia Hoa Kỳ

LDL- C: Low Density Lipoprotein
Cholesterol - Cholesterol tỷ trọng thấp
TC:

Total Cholesterol - Cholesterol toàn phần

TG:

Triglycerid


THA:

Tăng huyết áp

UKPDS: United Kingdom Prospective Diabetes Study
Nghiên cứu tiến cứu về đái tháo đường của Vương quốc Anh
WHO:

World Health Organization
Tổ chức Y tế Thế giới
Bảo hiểm y tế


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1. Khái niệm và lịch sử bệnh học về đái tháo đường.................................3
1.1.1. Một số khái niệm về đái tháo đường

3

1.1.2. Lịch sử bệnh học về đái tháo đường

3


1.2. Phân loại đái tháo đường........................................................................4
1.2.1. Đái tháo đường type 1

4

1.2.2. Đái tháo đường type 2

5

1.2.3. ĐTĐ thai kỳ 6
1.2.4. Các loại ĐTĐ khác 6
1.3. Tình hình đái tháo đường ở trên thế giới và ở Việt Nam........................6
1.3.1. Trên thế giới 6
1.3.2. Tại Việt nam 7
1.4. Chẩn đoán và điều trị đái tháo đường.....................................................8
1.4.1. Chẩn đoán

8

1.4.2. Điều trị 10
1.4.3. Biến chứng bệnh đái tháo đường 14
1.4.4. Một số yếu tố liên quan đến đái tháo đường

17

1.5. Tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị.......18
1.5.1. Quản lý điều trị đái tháo đường 18
1.5.2. Tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị
của người bệnh ĐTĐ


20

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

25

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu.......................................25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

25

2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu25
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................26


2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 26
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 26
2.3. Thu thập thông tin................................................................................26
2.3.1. Quy trình thu thập số liệu 26
2.3.2. Các số liệu cần thu thập

27

2.4. Các biến số/chỉ số trong nghiên cứu.....................................................28
2.5. Xử lý và phân tích số liệu.....................................................................30
2.6. Sai số và cách khống chế sai số............................................................31
2.6.1. Hạn chế của nghiên cứu

31


2.6.2. Các sai số có thể gặp phải 31
2.6.3. Cách khống chế sai số

31

2.7. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

32

3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu..........................................32
3.1.1. Thông tin tuổi, giới, nghề nghiệp, học vấn của đối tượng nghiên cứu
32
3.1.2. Thông tin tiền sử bệnh tật của người bệnh trong nghiên cứu
34
3.2. Tuân thủ điều trị của người bệnh..........................................................37
3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành tuân thủ điều trị......................41
Chương 4: BÀN LUẬN 54
4.1. Bàn về tuân thủ điều trị........................................................................54
4.1.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

54

4.1.2. Về tiền sử của người bệnh 55
4.1.3. Về đặc điểm mỡ máu và đường huyết

57

4.2. Về tuân thủ điều trị của người bệnh.....................................................58

4.3. Về các yếu tố liên quan đến thực hành tuân thủ điều trị......................61
KẾT LUẬN

69

KHUYẾN NGHỊ 71


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ và các rối loạn đường huyết 9
Bảng 2.1. Nhóm biến số/chỉ số về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
28
Bảng 2.2. Nhóm biến số/ chỉ số phục vụ mục tiêu 1.

29

Bảng 2.3. Nhóm biến số/ chỉ số phục vụ mục tiêu 2

30

Bảng 3.1. Phân bố người bệnh điều trị theo nhóm tuổi, giới tính

32

Bảng 3.2. Phân bố người bệnh theo trình độ học vấn 33

Bảng 3.3. Phân bố người bệnh theo nghề nghiệp 33
Bảng 3.4. Bệnh mắc kèm của người bệnh (n=370)

35

Bảng 3.5. Kết quả xét nghiệm mỡ máu và đường huyết theo giới tính
36
Bảng 3.6. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu tuân thủ các chế độ điều trị (n=370)
37
Bảng 3.7. Tỷ lệ đối tượng nhận được hướng dẫn về tuân thủ điều trị
38
Bảng 3.8. Tỷ lệ lý do các đối tượng không tuân thủ chế độ điều trị 39
Bảng 3.9. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ chế độ ăn

41

Bảng 3.10. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ chế độ luyện tập 43
Bảng 3.11. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ chế độ dùng thuốc
45
Bảng 3.12. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ chế độ thử đường huyết
47
Bảng 3.13. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ việc khám định kỳ
49
Bảng 3.14. Mô hình hồi quy logistic đa biến giữa tuân thủ các chế độ điều trị


với các yếu tố liên quan

51



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố tiền sử bệnh tật của người bệnh 34
Biểu đồ 3.2. Phân bố tiền sử ĐTĐ của gia đình người bệnh theo thể bệnh ĐTĐ
35


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của xã hội mô cơ cấu bệnh tật cũng thay đổi, các
bệnh nhiễm trùng, suy dinh dưỡng ngày càng giảm thì các bệnh rối loạn
chuyển hóa, tim mạch, di truyền, tâm thần ngày càng chiếm một tỷ lệ lớn
trong mô hình bệnh tật.
Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa đường, đây là bệnh di
truyền đa nhân tố [50], [53], sự biểu hiện bệnh có vai trò của di truyền và cả
tác động của yếu tố môi trường bên ngoài. Ngày nay, chế độ ăn, chế độ sinh
hoạt với việc sử dụng nhiều đồ ăn nhanh và lượng lipid cao đã và đang góp
phần làm cho tỷ lệ người bị đái tháo đường, đặc biệt đái tháo đường type 2
trên toàn thế giới [65]. Hiện số người mắc đái tháo đường trên thế giới là
157,3 triệu và dự báo sẽ tăng lên 300 triệu vào năm 2025. Đái tháo đường đặc
biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam tăng nhanh [22], [71].
Đái tháo đường gây ra rất nhiều biến chứng mạn tính trên tim mạch, gây tổn
thương thận, võng mạc, tổn thương thần kinh, bệnh mạch máu lớn, loét chân,
nhiễm trùng [8], [13], [29], [30], [31], [49], [57].
Do là bệnh mạn tính, việc điều trị phải có quy trình cho từng giai đoạn,
phụ thuộc vào các tổn thương phối hợp ở các cơ quan và một điều rất quan
trong là phải có chế độ ăn, chế độ sinh hoạt thích hợp. Do việc điều trị kéo dài
và cần có nhiều biện pháp phối hợp nên người bệnh hay có hiện tượng không
tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị, hậu quả là biến chứng ảnh hưởng đến

các cơ quan khác cũng dễ xuất hiện [32], [38], [39], [45], [46].
Tại Việt Nam, đã có những nghiên cứu đánh giá về hiệu quả điều trị với
một số thuốc và phác đồ cho người bệnh đái tháo đường, tuy nhiên các nghiên


2

cứu về việc tuân thủ điều trị và các biện pháp hạn chế yếu tố nguy cơ gây biến
chứng còn chưa nhiều.
Câu hỏi đặt ra ở đây là: tình hình tuân thủ điều trị của người bệnh đái
tháo đường, đặc biệt đái tháo đường type 2 như thế nào? Các yếu tố liên quan
đến tuân thủ điều trị là gì, làm gì để nâng cao chất lượng điều trị. Để trả lời
các câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này nhằm mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng việc tuân thủ điều trị ở người bệnh đái tháo đường
type 2 đang được theo dõi và điều trị tại Khoa Khám bệnh bệnh viện
Bạch Mai năm 2018.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị đái tháo
đường type 2 ở các đối tượng trên.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm và lịch sử bệnh học về đái tháo đường
1.1.1. Một số khái niệm về đái tháo đường
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, “Đái tháo đường (ĐTĐ) là hội chứng có sự
tăng đường máu do mất hoàn toàn insulin hoặc do có liên quan đến sự suy
yếu trong bài tiết insulin” [1]. Theo Liên đoàn ĐTĐ quốc tế (IDF) 2010,
“ĐTĐ là nhóm những rối loạn không đồng nhất gồm tăng đường huyết và rối

loạn dung nạp glucose do thiếu insulin, do giảm tác dụng của insulin hoặc cả
hai” [41], [52]. Hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) định nghĩa “ĐTĐ type 2 là bệnh
chuyển hóa đặc trưng bởi tăng đường huyết do sự phối hợp giữa kháng insulin
và thiếu đáp ứng insulin” [35], [46], [54], [58].
Khái niệm “Tiền ĐTĐ (TĐTĐ) là tình trạng suy giảm chuyển hóa
glucose bao gồm hai tình huống là rối loạn glucose lúc đói và giảm dung nạp
glucose” [9]. Năm 1979, Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) nêu khái niệm
giảm dung nạp glucose thay cho thuật ngữ “ĐTĐ giới hạn”. Giảm dung nạp
glucose được TCYTTG và Hội ĐTĐ Mỹ xem là giai đoạn tự nhiên của rối
loạn chuyển hóa carbohydrate. Năm 1999, rối loạn glucose lúc đói là thuật
ngữ mới được giới thiệu. Cả hai trạng thái này đều có tăng glucose máu
nhưng chưa đạt tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ [35], [42], [47], [59]. Năm
2008, tình trạng trên được Hội ĐTĐ Mỹ có sự đồng thuận của TCYTTG đặt
tên chính thức là TĐTĐ (Pre-diabetes) [37].
1.1.2. Lịch sử bệnh học về đái tháo đường
Ngay từ thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, Aretaeus đã bắt đầu mô tả về
những người mắc bệnh đái nhiều. Đến năm 1775, Dobson lần đầu tiên hiểu
được vị ngọt của nước tiểu ở những người bệnh ĐTĐ là do sự có mặt glucose.


4

Năm 1869, Langerhans tìm ra tổ chức tiểu đảo, gồm 2 loại tế bào bài tiết ra
insulin và Glucagon không nối với đường dẫn tụy. Năm 1889, Minkowski và
Von Mering gây ĐTĐ thực nghiệm ở chó bị cắt bỏ tụy, đặt cơ sở cho học
thuyết ĐTĐ do tụy [1].
Ngày nay, Y học hiện đại xếp loại ĐTĐ vào trong nhóm các bệnh lý
chuyển hoá thường gặp nhất. ĐTĐ nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều
tổ chức chuyên môn y học nên cũng dẫn đến có nhiều định nghĩa và khái
niệm khác nhau, tuy nhiên đều trong xu hướng hòa nhập.

Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng về kiểm soát bệnh và biến chứng
ĐTĐ (1993) và nghiên cứu UKPDS (1998) đã mở ra một kỷ nguyên mới cho
quản lý bệnh ĐTĐ đó là kỷ nguyên của sự kết hợp y tế chuyên sâu và y học
dự phòng, dự phòng cả về lĩnh vực hạn chế sự xuất hiện và phát triển bệnh.
Đáng lưu ý là trong nghiên cứu UKPDS, có tới 50% người bệnh khi phát hiện
bệnh thì đã có các biến chứng [2]. Điều này nhấn mạnh thêm tầm quan trọng
của việc cần phải phát hiện và điều trị sớm bệnh ĐTĐ [1].
1.2. Phân loại đái tháo đường
1.2.1. Đái tháo đường type 1
ĐTĐ type 1 chiếm 5-10% tổng số người ĐTĐ. Loại ĐTĐ này phụ
thuộc nhiều vào yếu tố gen và thường được phát hiện trước 40 tuổi. Cơ chế do
tế bào  bị phá huỷ dẫn tới thiếu insulin hoàn toàn. Theo nguyên nhân có 2
loại đái tháo được type 1:
- Đái tháo đường type 1 do bệnh tự miễn dịch: Là loại ĐTĐ do các tế bào 
tuyến tuỵ bị phá huỷ bởi chất trung gian miễn dịch, sự phá huỷ này có thể
nhanh hoặc chậm. Dạng phá huỷ nhanh thường xảy ra ở trẻ em nhưng cũng có
thể gặp ở người lớn. Dạng phá huỷ chậm hay gặp ở người lớn, gọi là ĐTĐ tự
miễn dịch tiềm tàng ở người lớn.


5

Về tự miễn dịch, có thể phát hiện được tự kháng thể kháng đảo tuỵ, tự
kháng thể kháng insulin và tự kháng thể kháng GAD ở 85 - 90% người ĐTĐ
type 1. ĐTĐ type 1 còn liên quan đến kháng nguyên HLA-DR3/ HLA-DR4
và HLA-DQ. Những người bệnh này còn có thể mắc các bệnh tự miễn dịch
khác như Basedow, viêm tuyến giáp Hashimoto... [41], [62], [64].
- ĐTĐ type 1 vô căn, không thấy căn nguyên tự miễn dịch: những người bệnh
này có thiếu hụt insulin liên tục và có khuynh hướng nhiễm toan ceton.
1.2.2. Đái tháo đường type 2

Trên thế giới, ĐTĐ type 2 chiếm tỷ lệ khoảng 90% ĐTĐ, thường gặp ở
người trưởng thành trên 40 tuổi, trước đây được gọi là ĐTĐ không phụ thuộc
insulin. Đặc trưng của ĐTĐ type 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu hụt
insulin tương đối. Trong phần lớn thời gian bị bệnh, những người bệnh ĐTĐ
type 2 không cần insulin cho điều trị. Căn nguyên của ĐTĐ type 2 còn chưa
biết rõ nhưng không thấy sự phá huỷ tế bào  do tự miễn dịch như trong ĐTĐ
type 1 và cũng không thấy các nguyên nhân khác.
Người ĐTĐ type 2 thường có thừa cân hoặc béo phì, vì vậy biểu hiện
béo phì luôn được chú ý phát hiện ở người ĐTĐ [28]. Béo phì trong ĐTĐ
thường là béo bụng, chính là 1 nguyên nhân gây kháng insulin, ở những người
bệnh không có béo phì thì có thể có tăng mỡ ở bụng, nội tạng. Nguy cơ mắc
ĐTĐ type 2 tăng ở người tuổi cao, béo phì, ít hoạt động thể lực, ở người tăng
huyết áp, rối loạn lipid máu hoặc ở những phụ nữ có tiền sử ĐTĐ thai nghén.
Bệnh ĐTĐ type 2 có tiền căn di truyền hơn ĐTĐ type 1.
Người bệnh ĐTĐ type 2 thường được chẩn đoán muộn (8-10 năm) vì
giai đoạn đầu đường máu tăng âm thầm, không có triệu chứng. Mức insulin
máu bình thường hoặc tăng nhưng không đủ bù cho tình trạng kháng insulin.


6

Đặc điểm lớn nhất trong cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ type 2 là có sự tương
tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường quy định bệnh. Người mắc bệnh ĐTĐ
type 2 có thể điều trị bằng thay đổi thói quen, kết hợp dùng thuốc để kiểm soát
glucose máu, tuy nhiên nếu quá trình này thực hiện không tốt thì người bệnh
cũng sẽ phải điều trị bằng cách dùng insulin.
1.2.3. ĐTĐ thai kỳ
Là những phụ nữ được phát hiện ĐTĐ lần đầu tiên khi có thai. Sau đẻ
họ có thể trở thành ĐTĐ thực sự sau vài năm, có thể trở thành giảm dung nạp
glucose hoặc có thể trở về bình thường nhưng có thể lại bị ĐTĐ trong những

lần có thai tiếp theo. ĐTĐ thai kỳ thường không có triệu chứng gì nên phải
làm nghiệm pháp dung nạp glucose mới phát hiện ra.
1.2.4. Các loại ĐTĐ khác
- Thiếu hụt di truyền chức năng tế bào : ĐTĐ thể MODY.
- Bệnh tuyến tuỵ ngoại tiết: Viêm tuỵ mạn, xơ sỏi tuỵ, cắt tuỵ toàn bộ...
- ĐTĐ thứ phát sau các bệnh nội tiết: bệnh to đầu chi, hội chứng Cushing,
cường giáp, u tuỷ thượng thận, u tế bào tiết Glucagon...
- ĐTĐ do thuốc hoặc hoá chất, một số thuốc có thể là nguyên nhân gây
ĐTĐ như: glucocorticoid, hormon tuyến giáp.
- Nhiễm virus: một số trường hợp nhiễm virus là nguyên nhân gây ĐTĐ
như: nhiễm virus sởi, quai bị, cytomegalovirus.
- Một số hội chứng di truyền kết hợp với bệnh ĐTĐ hay gặp là: hội chứng
Down, hội chứng Klinefelter, hội chứng Turner.
1.3. Tình hình đái tháo đường ở trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
Những năm gần đây, tỷ lệ ĐTĐ tăng mạnh trên toàn cầu, nó là 1 trong 4
bệnh không lây nhiễm có tốc độ phát triển rất nhanh. Theo Hiệp hội ĐTĐ
quốc tế (IDF: International Diabetes Federation), năm 2006 ước tính có


7

khoảng 246 triệu người mắc bệnh, trong đó ĐTĐ type 2 chiếm 85 - 95% tổng
số người bệnh, năm 2011 toàn thế giới đã có 366 triệu người mắc ĐTĐ. Dự
tính tới năm 2030, sẽ là 552 triệu người ĐTĐ [11], [52], [71].
Tỷ lệ bệnh ĐTĐ khác nhau ở từng nước và vùng địa lý. Nơi có tỷ lệ
ĐTĐ cao nhất là khu vực Bắc Mỹ (7,8%), khu vực Địa Trung Hải và khu vực
Trung Đông (7,7%), châu Âu (4,9%) và châu Phi (1,2%) [1].
Tỷ lệ ĐTĐ ở châu Á cũng tăng mạnh, đặc biệt ở Đông Nam Á (5,3%)
[2]. Nguyên nhân của sự tăng này là do mức độ đô thị hóa nhanh, sự di dân từ

khu vực nông thôn ra thành thị nhiều, sự thay đổi nhanh về lối sống công
nghiệp, giảm hoạt động chân tay, tăng trưởng kinh tế và chế độ ăn nhiều mỡ.
ĐTĐ là bệnh gây nên các hậu quả nặng nề do không được phát hiện
hoặc phát hiện quá muộn nhất là ĐTĐ type 2 nhiều khi có biến chứng mới
phát hiện được. Hoặc phát hiện bệnh nhưng điều trị không đúng nên kiểm
soát bệnh không tốt dẫn đến hậu quả nặng nề như cắt cụt chân, mù loà.
1.3.2. Tại Việt nam
Thống kê tại Việt Nam và 11 quốc gia châu Á khác năm 1998, thì tại
Việt Nam tỷ lệ ĐTĐ type 2 là 91,8% chỉ có 7,3% là ĐTĐ type 1 và 0,9% là
các ĐTĐ khác [1].
Một nghiên cứu được tiến hành trên 2394 đối tượng từ 30 - 64 tuổi đang
sinh sống tại 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Thành phố
Hồ Chí Minh thấy rằng tỷ lệ mắc ĐTĐ là 4,6% - 4,9% [2]. Đa số người bệnh
ĐTĐ không được chẩn đoán và điều trị.
Theo nghiên cứu của Đặng Thị Ngọc - Đỗ Trung Quân tại bệnh viện
Bạch Mai, tỷ lệ ĐTĐ type 2 chiếm 81,5%; tỷ lệ ĐTĐ type 1 là 18,5%; tỷ lệ
nữ chiếm 61,2%; tỷ lệ nam là 38,8% [7], [21]. Nghiên cứu của Lê Minh Sứ tại
Thanh Hóa; Vũ Huy Chiến tại Thái Bình, Hồ Văn Hiệu tại Nghệ An cho tỷ lệ
mắc ĐTĐ lần lượt là 4%; 4,3% và 3% [10], [24].


8

Tạ Văn Bình và cộng sự (2004) nghiên cứu tại Cao Bằng thấy tỷ lệ mắc
ĐTĐ là 6,8% [2]. Cũng năm 2004, Trần Thị Mai Hà nghiên cứu tại Yên Bái,
Hoàng Kim Ước nghiên cứu tại Phú Thọ, Sơn La thấy ĐTĐ gặp chủ yếu ở
người có thu nhập cao, có địa vị trong xã hội [9], [32]. Đó là một thách thức
lớn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội và sức khoẻ cộng đồng.
Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ theo vùng, Hà Nội: 1,1% (Theo Phan Sĩ Quốc, Lê
Huy Liệu và cs năm 1991) [22]; Huế: 0,96% (Trần Hữu Dàng và cs năm

1996) [4]; Hồ Chí Minh: 2,52% (Mai Thế Trạch và cs năm 1993). Nghiên cứu
của Lê Cảnh Chiến tại Tuyên Quang; Hoàng Thị Đợi, Nguyễn Kim Lương tại
Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam, ở nhóm ít hoạt động
thể lực cao hơn nhóm hoạt động thể lực nhiều [13].
1.4. Chẩn đoán và điều trị đái tháo đường
1.4.1. Chẩn đoán
Theo ADA (1997) và Tổ chức Y tế Thế giới (1998), ĐTĐ được chẩn
đoán xác định khi có bất kỳ một trong ba tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn 1: Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l. Kèm theo các triệu
chứng uống nhiều, đái nhiều, sút cân không có nguyên nhân.
- Tiêu chuẩn 2: Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l, xét nghiệm lúc
người bệnh đã nhịn đói sau 6 - 8 giờ không ăn.
- Tiêu chuẩn 3: Glucose máu ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm
pháp tăng glucose máu ≥ 11,1 mmol/l.


9

Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ và các rối loạn đường huyết
(TCYTTG - 1999) [1].
Chẩn đoán
Đái tháo đường
Glucose lúc đói
Hoặc 2 giờ sau test
dung nạp Glucose
RLDNG (IGT)
Glucose lúc đói
Và 2 giờ sau test dung
nạp Glucose
RLĐHLĐ (IFG)

Glucose lúc đói
Và đo 2 giờ sau test
dung nạp Glucose

Nồng độ Glucose máu mmol/l
Tĩnh mạch toàn Mao mạch toàn Huyết tương tĩnh
phần
phần
mạch
≥ 6,1

≥ 6,1

≥7

hoặc ≥ 10,0

hoặc ≥ 11,1

hoặc ≥ 11,1

5,6 ≤ 6,1

5,6 ≤ 6,1
hoặc 7,8 ≤ và <

6,1 ≤ và < 7
hoặc

11,1


7,8 ≤ và < 11,1

5,6 ≤ và < 6,1

5,6 ≤ và < 6,1

5,6 ≤ và < 6,1

hoặc < 6,7

hoặc < 7,8

hoặc < 7,8

hoặc 6,7 ≤ 11,1

Các xét nghiệm trên phải được lặp lại 1 - 2 lần trong những ngày sau đó
[1]. Chẩn đoán xác định với xét nghiệm lần thứ hai trừ khi có triệu chứng của
tăng Glucose máu rõ và có Glucose máu bất kỳ từ 11,1mmol/l trở lên. Nếu 2
xét nghiệm khác nhau đều đủ tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ thì được chẩn đoán
xác định. Nếu 2 xét nghiệm khác nhau nên lặp lại cùng xét nghiệm có kết quả
đủ tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ và chẩn đoán dựa vào kết quả lần sau. Những
người này được xem là mắc bệnh ĐTĐ [34].
Năm 2007, Trung tâm kiểm soát bệnh Mỹ (CDC) sử dụng nồng độ
Glucose huyết tương lúc đói để ước tính TĐTĐ - ĐTĐ chưa được chẩn đoán.
Năm 2011, CDC sử dụng cả nồng độ Glucose huyết tương lúc đói và HbA1c
để sàng lọc TĐTĐ - ĐTĐ chưa được chẩn đoán. Những xét nghiệm này được
chọn vì được thường xuyên sử dụng trong lâm sàng [50].
1.4.2. Điều trị



10

Mục tiêu điều trị ĐTĐ là kiểm soát đường huyết và hướng tới:
- HbA1c < 7% cho cả ĐTĐ type 1 và type 2.
- Glucose máu (GM) lúc đói duy trì ở 3,9-7,2mmol/l (70-130mg/dl).
- Glucose máu sau ăn 2 giờ < 10mmol/l (< 180mg/dl).
- Kiểm soát các yếu tố nguy cơ đi kèm như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu
[26], [36], [39].
1.4.2.1. Chế độ ăn
Chế độ ăn hợp lý, cân đối các thành phần: glucid 50- 60%, protid 15- 20%,
lipid 20 - 30% tổng số calo trong ngày, chọn thực phẩm có chỉ số tăng đường
huyết (GI) thấp, nhiều chất xơ (rau 100 - 200g/bữa), kiêng đồ ngọt. ĐTĐ type 2
ăn 3 bữa chính (sáng, trưa, tối). Người bệnh đang tiêm insulin có thể ăn 4-5 bữa
phòng hạ đường huyết. Đặc biệt trong ĐTĐ type 2 việc tránh sinh ra đỉnh
(peak) đường huyết cao là rất quan trọng. Để tránh việc tạo ra peak đường
huyết cao dẫn đến thận không tái hấp thu được hết đường gây đường niệu thì
người ta dùng chế độ ăn với các thức ăn chậm tiêu, việc ăn uống chia ra thành
nhiều bữa, ăn nhiều chất sơ để việc hấp thu chậm lại [30], [42], [51].
Tiết chế dinh dưỡng
ĐTĐ cả hai thể chế độ ăn cần giảm glucid giảm lipid (đặc biệt hạn chế
thức ăn có acid béo bão hoà). Chế độ ăn là hết sức quan trọng, là nền tảng cơ
bản của chế độ điều trị bệnh ĐTĐ, nó cần phù hợp với từng người bệnh và
phải thoả mãn đầy đủ 1 số yếu tố cơ bản sau:
1. Đủ chất đạm, béo, bột, đường, vitamin, muối khoáng và nước với khối
lượng hợp lý.
2. Không làm tăng đường máu nhiều sau ăn.
3. Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.
4. Đủ duy trì hoạt động thể bình thường hàng ngày.

5. Duy trì cân nặng ở mức lý tưởng hoặc giảm cân đến mức hợp lý.


11

6. Không làm tăng các yếu tố nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp,
suy thận...
7. Phù hợp tập quán ăn uống theo địa dư, dân tộc và gia đình.
8. Đơn giản và không quá đắt tiền.
9. Không nên thay đổi quá nhiều, quá nhanh cơ cấu khối lượng các bữa ăn.
Đảm bảo nhu cầu calo theo giới, tuổi nghề nghiệp, cân nặng lý tưởng,
với nam đảm bảo 35 kcalo /kg, với nữ 30 kcalo/kg.
1.4.2.2. Hoạt động thể lực
Hoạt động thể lực có tác dụng giảm béo, đặc biệt với các bài tập rèn sức
bền có hiệu quả giảm béo cao. Trong loại hình vận động này thì đi bộ nhanh
là phương pháp giảm béo rất tốt. Đi bộ nhanh kết hợp chế độ ăn uống hạn chế
thức ăn có chứa nhiều calo có tác dụng giảm cân nhanh [32]. Nên đi bộ nhanh
5-7 buổi/ tuần, mỗi buổi 40-60 phút trong 4-6 tháng, rồi sau đó chuyển sang
tập luân phiên giữa đi bộ nhanh và chạy bước nhỏ để tăng cường phát triển
chức năng của hệ thống tim mạch và hô hấp [6], [18], [32], [35] [67].
Để giảm nguy cơ bệnh tim, giảm cholesterol, người ĐTĐ cần 30 phút
hoạt động vừa phải trong hầu hết và tốt nhất là tất cả các ngày trong tuần bằng
đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe, bơi... Mức hoạt động này cũng làm giảm nguy
cơ đột quỵ, ung thư đại tràng, THA, ĐTĐ… Cường độ càng về sau càng tăng,
ở 50-85% nhịp tim tối đa.
+ Đi bộ: Trong số các loại hình thể dục thể thao củng cố và nâng cao
sức khoẻ thì đi bộ nhanh có vị trí quan trọng và có tính đại chúng cao, đặc
biệt là đối với những người cao tuổi. Đi bộ có ảnh hưởng tốt lên toàn bộ cơ
thể, đặc biệt là đối với tim mạch, hô hấp, giảm cân, chữa bệnh cường độ vận
động phụ thuộc vào số bước đi/phút và lượng calo tiêu thụ [50]:

+ Chạy: chạy là loại rèn luyện phổ biến, có nhiều người tham gia, ở mọi
lứa tuổi. Trừ một số ngoại lệ, tất cả mọi người đều có thể chạy, không phụ


12

thuộc vào tuổi, giới tính, trình độ luyện tập [32]. Môn chạy rất đơn giản
không đòi hỏi huấn luyện kỹ thuật, nhưng nó rất tốt đối với cơ thể.
+ Bơi: Ngay từ phút đầu khi người bơi xuống nước, chưa thực hiện các
động tác vận động, tiêu hao năng lượng của cơ thể đã tăng thêm 50% so với
bình thường để giữ tư thế trong nước, tiêu hao năng lượng đã tăng 2-3 lần, vì
tính dẫn nhiệt của nước cao hơn không khí 25 lần. Do lực cản và tính dẫn
nhiệt của nước lớn nên tiêu hao năng lượng khi bơi cao hơn 4 lần so với đi bộ
cùng tốc độ (3 kcal/kg/km; 0,7 kcal/kg/km tương đương). Như vậy, bơi là
phương pháp tuyệt vời để giảm cân. Để đạt được hiệu quả rèn luyện sức khoẻ
của khi bơi, cần phải phát triển tốc độ bơi đủ lớn để mạch đập đạt trên 130
lần/phút, bơi 3 buổi/tuần, mỗi buổi khoảng 30 phút [6], [7].
+ Thể dục nhịp điệu: Cần tập tối thiểu tuần 2 lần, mỗi lần 30 phút với
cường độ cao, với yêu cầu có hơn 2/3 số cơ của cơ thể tham gia vận động.
Hiệu quả tập luyện chỉ đạt được khi cường độ vận động tương đương 65-85%
của F max, nhịp tim đạt 136-156 nhịp/phút. Với người trên 40 tuổi, người mới
tập hoặc sau khi nghỉ tập một thời gian dài cần phải tập với cường độ 65%
của F max (hay 130-140 nhịp/phút). Nếu đối tượng đang tham gia tập luyện
thường xuyên và có trình độ rèn luyện tốt thì có thể tập ở vùng cường độ gần
85 % Fmax (hay Số lượng mạch đạt 156 nhịp/phút) [7], [9].
Lựa chọn hoạt động để thực hiện thành công một chương trình rèn
luyện cần lựa chọn một hoạt động hoặc những hoạt động phù hợp cho bản
thân, thuận lợi về thời gian và những lợi ích gì sẽ thu được từ hoạt động.
1.4.2.3. Điều trị bằng thuốc uống
Có các nhóm thuốc sau:

* Nhóm thuốc kích thích tụy bài tiết insulin (sulphonylurea):


13

- Chỉ định: ĐTĐ type 2 thể trạng trung bình hoặc gầy. Phối hợp với
metformin, thiazolidinedion (TZD), acarbose, insulin.
- Chống chỉ định: ĐTĐ type 1, suy thận, suy gan nặng, ĐTĐ nhiễm toan
ceton, có thai hoặc dị ứng với sulfolilurea.
* Biguanid: thuốc duy nhất còn sử dụng là metformin:
- Chỉ định: ĐTĐ type 2, nhất là người bệnh có thừa cân hoặc béo phì.
- Chống chỉ định: ĐTĐ type 1, nhiễm toan ceton, thiếu oxy tổ chức
ngoại biên, suy thận, rối loạn chức năng gan, có thai, chế độ ăn ít calo (để
giảm cân), ngay trước và sau phẫu thuật hoặc người bệnh > 70 tuổi.
* Thiazolidinedion:
- Chỉ định: điều trị kết hợp với sulfonylurea hoặc metformin hoặc insulin.
- Chống chỉ định: mẫn cảm với các thành phần của thuốc, có thai, cho
con bú, bệnh gan (ALT > 2,5 lần giới hạn cao của bình thường), suy tim.
* Nhóm ức chế enzyme alpha glucosidase làm giảm hấp thu glucose:
- Chỉ định: tăng nhẹ đường huyết sau ăn. Điều trị đơn trị liệu kết hợp với
chế độ ăn hoặc phối hợp với thuốc khác.
* Nhóm Glinid:
Chỉ định: tăng đường huyết sau ăn, uống thuốc 1-10 phút trước bữa ăn,
thường là bữa chính.
* Các thuốc đồng phân GLP-1 (glucagon - like peptide 1):
Chỉ định: ĐTĐ type 2, tăng đường huyết sau ăn.
* Thuốc ức chế DPP IV:
Chỉ định: ĐTĐ type 2, tăng đường huyết sau ăn.
1.4.2.4. Điều trị bằng insulin



×