Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

BÀI GIẢNG MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 15 trang )

HỆ TIẾT NIỆU
MỤC TIÊU:
1. Mô tả được cấu trúc vi thể từng phần của hệ tiết niệu.
2. Vận dụng được bài học vào các môn học khác và thực tế công tác điều dưỡng.
NỘI DUNG:
1. Đại cương
Hệ tiết niệu gồm thận và đường dẫn niệu, khác nhau về cấu tạo và chức năng.
Thận đóng vai trò quan trọng trong quá trình lọc ra nước tiểu từ máu (chức
năng ngoại tiết). Ngoài ra thận còn đảm nhiệm chức năng nội tiết: sản xuất
enzyme tham gia tạo hồng cầu, điều hòa huyết áp.
Các thành phần còn lại (niệu quản, bàng quang, niệu đạo) có cấu tạo thích
nghi với chức năng chứa và dẫn nước tiểu ra ngoài cơ thể qua niệu đạo. Ở phụ
nữ niệu đạo chỉ là con đường dẫn nước tiểu ra ngoài, còn ở nam giới niệu đạo


vừa là con đường dẫn nước tiểu vừa là đường dẫn tinh.
2. Thận
2.1. Cấu tạo đại thể
Mỗi cơ thể bình thường có 2 quả thận nằm ở 2 bên cột sống thắt lưng, hình
hạt đậu có 2 mặt, 2 bờ và 2 cực, được bao bọc bởi vỏ xơ giàu sợi tạo keo. Thận
dài 10-12cm, rộng 5-6cm, dày 3-4cm. Thận có một bờ lồi, một bờ lõm và được
bao bọc bởi vỏ xơ. Bờ lõm có một chỗ lõm sâu gọi là rốn thận, là nơi động mạch
thận đi vào trong thận, tĩnh mạch thận đi ra ngoài và niệu quản thông với bể
thận.
Trên thiết đồ bổ đôi quả thận qua đường dọc, có thể phân biệt được 2 phần:
nhu mô thận và xoang thận. Trong nhu mô thận lại gồm 2 vùng có màu sắc khác
nhau, nằm xen kẽ nhau: vùng ngoại vi là vùng vỏ màu đỏ nâu sẫm, vùng trung

tâm là vùng tủy màu nhạt hơn. Xoang thận gồm đài thận bé, đài thận lớn và bể
thận qua rốn thận dẫn nước tiểu xuống niệu quản.
2.1.1.1.1. Vùng tủy.
Vùng tủy nhạt màu hơn vùng vỏ, được cấu tạo bởi 9-12 khối hình tháp gọi là
tháp thận (hay tháp Malpighi) mà đỉnh quay về phía bể thận, đáy quay về phía


bờ cong lồi của thận. Ở đỉnh mỗi tháp có 10-20 miệng những ống gọi là ống nhú
mở vào đài thận nhỏ.
Từ mặt đáy mỗi tháp thận có những khía dọc (khoảng 500 khía) gọi là tia tủy
(hay tháp Ferrein). Đó là những khối hình tháp nhỏ cao, mà đáy nằm trên đáy
tháp thận, đỉnh quay về phía vỏ xơ.

Vùng vỏ

Vùng giáp vỏ xơ

Cột trụ Bertin

Tháp thận
Đài thận bé
Nhú thận

Đài thận lớn
Tia tủy


Bể thận

Hình 1: Cấu trúc đại thể của thận
2.1.1.2. Vùng vỏ
Vùng vỏ được chia làm 3 phần: phần giáp vỏ nằm sát vỏ xơ bên ngoài đỉnh
tháp Ferrein, mê đạo là phần nhu mô thận xen vào giữa các tháp Ferrein và cột
thận (hay gọi là cột trụ Bertin) nằm xen giữa các tháp Malpighi.
2.1.2. Cấu tạo vi thể của nhu mô thận
Nhu mô thận được tạo thành bởi những đơn vị cấu tạo và hoạt động chức
năng gọi là ống sinh niệu (đơn vị thận hay Neuphron). Mỗi thận có khoảng 1,2-4
triệu ống sinh niệu. Các ống sinh niệu được vùi trong mô liên kết gọi là mô kẽ.

Ống sinh niệu là ống nhỏ, cong queo, dài khoảng 5cm, chúng chia thành 2
phần: chế tiết (tiểu cầu thận) và bài xuất (ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa,
ống thẳng và ống góp).


Tiểu cầu thận

Ống lượn

xa
Ống lượn gần
Ống góp


Ngành xuống quai Henle
Ngành lên quai Henle

Hình 2: Cấu trúc vi thể của ống sinh niệu
Mỗi đoạn có cấu tạo, vị trí và chức năng khác nhau:
- Tiểu cầu thận nằm ở vùng vỏ
- Ống lượn gần nằm ở vùng vỏ
- Quai Henle nằm ở vùng tủy gồm 2 ngành: ngành xuống và ngành lên
- Ống lượn xa nằm ở vùng vỏ
- Ống thẳng và ống góp nằm ở vùng tủy
2.2.1. Phần chế tiết (tiểu cầu thận)

Tiểu cầu thận là đoạn đầu tiên của ống sinh niệu nằm hoàn toàn trong vùng vỏ
(mê đạo thận).
Tiểu cầu thận là một khối hình cầu đường kính khoảng 200µm, gồm 1 chùm
mao mạch Malpighi và một bao Bowman bao bọc bên ngoài chùm mao mạch.
- Chùm mao mạch Malpighi :
Là chùm mao mạch được hình thành bởi tiểu động mạch đến của tiểu cầu thận
chia làm nhiều nhánh nhỏ, mỗi nhánh tỏa ra 1 lưới mao mạch. Sau đó lưới mao
mạch lại họp lại với nhau thành nhánh nhỏ của tiểu động mạch đi ra ngoài cầu
thận. Thành mao mạch thuộc chùm mao mạch Malpighi từ trong ra ngoài gồm :
lớp nội mô, màng đáy, tế bào có chân và các tế bào gian mao mạch.



Tiểu động mạch đi

Tiểu động mạch đến

Ống lượn xa
Cực mạch
Tế bào có chân
Lá ngoài bao Bowman

Tế bào nội mô
Khoang Bowman


Màng đáy

Lòng mao mạch

Cực niệu
Ống lượn gần

Hình 3: Cấu trúc vi thể của tiểu câu thận
+ Tế bào nội mô:
Đó là những tế bào dẹt, có bào tương trải rộng thành lớp mỏng và có nhiều lỗ
thủng đường kính 70-90 nm, đây là loại mao mạch có lỗ thủng lớn nhất trong các
loại mao mạch có lỗ thủng.

+ Màng đáy:
Màng đáy dày 0,1-0,15µm bọc ngoài lớp nội mô quanh mao mạch. Màng đáy
không có lỗ thủng ngăn các chất có phân tử lượng lớn trên 400.000 đơn vị đi
qua. Màng này không bọc kín từng mao mạch mà toàn bộ lưới mao mạch và tiếp
với màng đáy lót ngoài lá ngoài của bao Bowman ở cực mạch của tiểu cầu thận.
+ Tế bào gian mao mạch: là những tế bào nằm xen giữa các mao mạch
thuộc cùng lưới mao mạch. Ngoài khả năng chống đỡ còn có khả năng thực
bào và ẩm bào.
+ Tế bào có chân (Podocyte) là tế bào có các nhánh bào tương lớn , nhánh
lớn lại chia thành những nhánh nhỏ đến tiếp xúc với màng đáy của mao
mạch, cách nhau khoảng 5-25nm (là những khe lọc cuối cùng đưa nước tiểu
đầu tiên vào khoang Bowman). Tế bào này có khả năng tao ra các thành

phần của màng đáy.


Nhân tế bào có chân

Bào tương tế bào
nôi mô
Màng đáy
Tế bào gian mao mạch

Nhân tế bào nội mô


Hình 4: Cấu trúc vi thể cắt ngang qua chùm mao mạch Malpighi
- Bao Bowman: có 2 lá, giữa 2 lá có khoang Bowman chứa nước tiểu đầu tiên.
+ Lá trong chính là các tế bào có chân.
+ Lá ngoài là biểu mô lát đơn lót bởi màng đáy. Ở cực niệu, biểu mô này nối
tiếp với biểu mô ống lượn gần.
Ở cực mạch là nơi ra vào của các tiểu động mạch. Xung quanh cực mạch
của các tiểu cầu thận có các bộ phận đặc biệt đảm nhận chức năng điều chỉnh
quá trình lọc nước tiểu ở thận và tham gia điều chỉnh huyết áp họp thành bộ
máy cận tiểu cầu (bao gồm vết đặc, những tế bào dạng biểu mô có hạt và lưới
cận tiểu cầu).
2.2.2. Phần bài tiết
Phần chế tiết bao gồm: ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa, ống thẳng và

ống góp.
2.2.2.1. Ống lượn gần
Ống lượn gần có đường kính khoảng 60µm, có chiều dài từ 12-24mm, gồm 2
đoạn: đoạn thẳng và đoạn cong queo.
Một đầu ống lượn gần nối tiếp với tiểu cầu thận ở cực ngọn, thường nằm
quanh tiểu cầu thận trong vùng vỏ thận, đầu kia đi vào vùng tủy thông với ngành
xuống quai Henle.


Diềm bàn chải

Que Heidenhain


Màng đáy

Hình 5: Cấu trúc vi thể của ống lượn gần
- Quan sát dưới kính hiển vi quang học cấu tạo ống lượn gần bao gồm: biểu
mô có 5-6 tế bào hình tháp, mặt tự do có diềm bàn chải chứa nhiều enzyme phân
hủy peptid và enzym photphataza kiềm. Ở đáy tế bào có những vạch dài song
song với nhau và thẳng góc với màng đáy gọi là que Heidenhain và có enzyme
ATPase xúc tác cho sự vận chuyển Na+, K+.

Vi nhung mao


Bộ Golgi
Hạt nhân

Ti thể
Màng đáy

Hình 6: Cấu trúc siêu vi biểu mô ống lượn gần
Quan sát dưới kính hiển vi điện tử người ta thấy rõ giữa các tế bào biểu mô
ống lượn gần có các hình thái dải bịt và thể liên kết. Ở mặt ngọn mỗi tế bào có
khoảng 6000 vi nhung mao tạo nên hình ảnh diềm bàm chải. Những que
Heidenhain thực chất là những ti thể hình que dài.



2.2.2.2. Quai Henle
Là một ống hình chữ U gồm 2 ngành: ngành lên và ngành xuống

Ngành xuống
quai Henle

Ngành lên
quai Henle

Hình 7: Cấu trúc vi thể của ngành lên, ngành xuống quai Henle
- Ngành xuống tiếp nối với ống lượn gần, lòng hẹp, thành rất mỏng. Cấu tạo

của ngành xuống bởi biểu mô dẹt kiểu nội mô nhưng nhân tròn giàu bào tương
hơn. Trên mặt ngọn tế bào chỉ có rất ít vi nhung mao ngắn.
- Ngành lên là đoạn trung gian, lòng ống rộng hơn ngành xuống, thành dày vì
cấu tạo bởi biểu mô khối vuông không có diềm bàn chải chỉ có ít vi nhung mao
ngắn, bào tương ở phần đáy cũng có que Heidenhain nhưng thưa hơn.
2.2.2.3. Ống lượn xa
Là những ống có đường kính 35µm, gồm 2 phần: thẳng và cong queo khá rõ
nét. Ống lượn xa nối với ngành lên quai Henle đi lên đến vùng vỏ. Có một đoạn
của ống lượn xa quay về nằm ở cực mạch của tiểu cầu thận.
Biểu mô lợp thành ống là những tế bào hình tháp hoặc khối vuông có nhân
lớn, nằm gần cực ngọn, các tế bào liên kết với nhau bởi dải bịt. Lòng ống lượn
xa rộng hơn lòng của ống lượn gần. Cực ngọn các tế bào có ít vi nhung mao

ngắn, ở đáy tế bào không có nhiều que Heidendain như ở ống lượn gần, trong
bào tương không có chất vùi, bộ Gollgi khá phát triển, phía ngoài biểu mô là
màng đáy.


Ống lượn gần
Khoang Bowman

Chùm mao
mạch Malpighi

Ống lượn xa


Biểu mô lát đơn

Hình 8: Cấu trúc vi thể của thận vùng tủy
2.2.2.4. Ống thẳng và ống góp
Ống thẳng và ống góp có đường kính lớn dần, đến đỉnh tháp Malpighi thì mở
vào nhú thận, lúc đó đoạn ống này gọi là ống nhú. Thành của ống đoạn đầu là
biểu mô vuông đơn, ở đoạn sau các tế bào cao dần thành biểu mô trụ đơn.

Tế bào biểu mô ống lượn gần

Tế bào biểu mô ống lượn xa và

ngành lên quai Henle

Tế bào biểu mô ngành xuống
quai Henle

Tế bào biểu mô ống
thẳng và ống góp

Hình 9: Cấu trúc siêu vi của tế bào biểu mô các đoạn ống sinh niệu
2.2.3. Mô kẽ
Xen giữa những màng đáy lót ngoài các ống sinh niệu là mô kẽ của thận. Mô
kẽ của thận được cấu tạo bởi những tế bào sợi, tế bào đơn nhân, những sợi

Collagen vùi trong chất nền giàu Proteoglycan. Ngoài ra trong mô kẽ còn có tế
bào đặc biệt gọi là tế bào kẽ.


2.3. Mô sinh lý
Thận đảm nhiệm chức năng đào thải sản phẩm cuối cùng của quá trình
chuyển hóa trong cơ thể, cân bằng nội môi, loại trừ chất độc và tạo hormone.
2.3.1. Chức năng tạo ra nước tiểu.
Sự tạo ra nước tiểu bao gồm quá trình lọc, tái hấp thu, chế tiết và bài xuất tiến
hành ở các đoạn khác nhau của ống sinh niệu.
- Quá trình lọc ở tiểu cầu thận.
Tiểu cầu thận đảm nhận chức năng lọc các chất trong huyết tương để tạo ra

nước tiểu đầu tiên chứa trong khoang Bowman. Bình thường mỗi phút có 120130cm3 chất siêu lọc của huyết tương lọt qua bộ phận lọc của tiểu cầu thận tương
đương với khoảng 180 lít/24h nhưng chỉ thải ra khỏi cơ thể khoảng 1,2-1,5
lít/24h. Quá ttrình lọc ở tiểu cầu thận từ chùm mao mạch Malpighi sang khoang
Bowman thông qua các lớp:
+ Bào tương tế bào nội mô có lỗ thủng của mao mạch.
+ Màng đáy lót ngoài tế bào nội mô.
+ Những khe chen vào giữa những chân của tế bào có chân.
Quá trình lọc ở tiểu cầu thận phụ thuộc vào: tính thấm thành mạch, chênh lệch
áp lực keo giữa huyết tương trong lòng mạch với áp lực nước tiểu đầu ở khoang
Bowman, chênh lệch áp lực thủy tĩnh giữa trong lòng mạch với áp lực thủy tĩnh
của nước tiểu đầu trong khoang Bowman.
Chất siêu lọc ở tiểu cầu thận gồm: nước, glucose, ure, acid uric, creatinin,

những photphat vô cơ, chất điện giải, acid min, và những protein có trọng lượng
phân tử thấp < 70.000 đơn vị.
- Sự chế tiết và tái hấp thu:
Cấu trúc vi thể của mỗi loại tế bào tạo nên các đoạn ống sinh niệu giữ vai trò
quan trọng trong việc hình thành nước tiểu:
+ Vi nhung mao ở mặt ngọn tế bào biểu mô ống lượn gần làm tăng diện tích
hấp thu tham gia tích cực vào quá trình tái hấp thu.
+ Ti thể, các enzyme oxy hóa khử tham gia vào quá trình tạo năng lượng.
+ Enzym ở các diềm bàn chải tham gia vào quá trình trao đổi chất.


+ Tiêu thể (lysosom) tham gia vào quá trình tiêu hóa bên trong của tế bào.

- Đặc điểm chế tiết và tái hấp thu các chất ở các đoạn ống sinh niệu:
Phân đoạn
Ống lượn gần

Đặc điểm mô học
- Tế bào hình tháp
- Mặt tự do có
diềm bàn chải
- Cực đáy có que
Heidenhain

Tính thấm


Đặc điểm chế tiết và tái

- Tính thấm

hấp thu
- Tái hấp thu chủ động

cao với nước

các chất hòa tan Na+,


và các chất hòa K+,Ca++, Glucose, lactate,
tan

acid amin, photphat,….
- Tái hấp thu thụ động
ure, nước, Cl- Bài tiết H+

Quai Henle
- Ngành xuống - Biểu mô dẹt kiểu
- Tính thấm
nội mô
cao với nước,

- Ngành lên

- Biểu mô vuông
đơn

- Tái hấp thu nước và tái
hấp thu thụ động Na+, Cl-

không cao với
chất hòa tan
- Tính thấm


- Tái hấp thu tích cực

cao với chất

Na+, Cl-

hòa tan, không
Ống lượn xa

thấm nước
Tính thấm ảnh


Biểu mô vuông
đơn cực ngọn có ít
hưởng bởi
vi nhung mao
ADH,
ngắn

- Tái hấp thu Na+, Cl- Bài tiết H+, K+, NH3

Parahormon,
Ống thẳng,
ống góp


Đường kính lớn
dần, biểu mô
chuyển từ vuông
đơn thành trụ đơn

2.3.2. Chức năng nội tiết

Aldosteron…
Tính thấm ảnh
hưởng bởi nội
tiết tố


Tái hấp thu nước và ure


- Tế bào biểu mô có hạt thuộc phức hợp cận tiểu cầu tiết ra Renin (một
Proteaza) làm biến đổi Angiotesinogen (một Globulin của máu do gan sản xuất)
thành Angiotesin I (không có tác dụng gây tăng huyết áp).
- Các Enzyme của các tế bào nội mô thành mạch ở thận và diềm bàn chải ở
ống lượn tác động lên Angiotesin I làm biến Angiotesin I thành Angiotesin II có
tác dụng co mạch máu mạnh làm tăng huyết áp.
- Sự chế tiết Renin bị chi phối bởi vết đặc, sự thay đổi huyết áp ở thận, yếu tố
thần kinh. Nồng độ NaCl tăng trong ống sinh niệu làm Renin được giải phóng

nhiều, còn khi huyết áp tăng lại kìm hãm giải phóng Renin.
- Thận còn sản xuất ra một số Enzyme như Erythropoietin, Kallikrein và nội
tiết tố như Prostaglandin.
3. Đường bài xuất nước tiểu
Đường bài xuất nước tiểu từ nhú thận ra ngoài được chia làm 3 đoạn: đoạn
trên bàng quang (gồm các đài thận, bể thận và niệu quản), bàng quang và niệu
đạo. Trong đó đài thận, bể thận, niệu quản và bàng quang có cấu trúc mô học
giống nhau.
3.1. Đài thận, bể thận, niệu quản, bàng quang.
Về mặt mô học đài thận, bể thận, niệu quản và bàng quang có cấu trúc mô học
ra giống nhau từ trong ra ngoài gồm 3 tầng: niêm mạc, cơ và vỏ ngoài.
3.1.1. Tầng niêm mạc: bao gồm biểu mô và lớp đệm

- Biểu mô: thuộc loại biểu mô chuyển tiếp, gồm nhiều hàng tế bào hình đa
diện. Những tế bào hàng trên cùng lớn và thường có 2-3 nhân (ở niệu quản)
hoặc phủ lên trên các tế bào bên dưới gọi là tế bào hình vợt (ở bàng quang). Khi
bàng quang chứa nước tiểu thành bàng quang căng giãn lớp tế bào trên cùng dẹt
ra làm biểu mô mang hình dáng của biểu mô lát tầng không sừng hóa. Khi bàng
quang rỗng tế bào vợt này lại cao lên thành hình trụ làm biểu mô mang hình
dáng của biểu mô trụ tầng.


Lớp đệm

Biểu mô


Tầng cơ

Tầng vỏ ngoài

Hình 10: Cấu trúc vi thể niệu quản
Dưới kính hiển vi điện tử những tế bào phủ trên mặt biểu mô chuyển tiếp có
lớp áo glucoprotein ở trên mặt tự do, trong bào tương ngay sát màng có rất nhiều
không bào hình đĩa được coi là phần dự trữ của màng tế bào. Các tế bào hình vợt
gắn với nhau bởi cấu trúc vòng dính.
Tế bào vợt khi bàng
quang rỗng


Tế bào vợt khi bàng
quang căng

Hình 11: Cấu trúc vi thể niêm mạc bàng quang
- Lớp đệm: được cấu tạo bởi mô liên kết giàu sợi chun và mô bạch huyết.
3.1.2. Tầng cơ
- Niệu quản do các bó sợi cơ trơn xếp thành 2-3 lớp (trong dọc, giữa vòng,
ngoài dọc).
- Bàng quang: tầng cơ rất dày, các bó cơ trơn đan chéo nhau khó phân thành lớp.
3.1.3. Tầng vỏ ngoài



Là mô liên kết giàu sợi chun, ngoài ra còn có những sợi thần kinh và tế bào mỡ.
3.2. Niệu đạo
Cấu trúc mô học thành niệu đạo bao gồm:
- Biểu mô đoạn gần bàng quang giống biểu mô bàng quang, đoạn còn lại là
biểu mô lát tầng không sừng hóa xen kẽ với biểu mô trụ giả tầng. Trong biểu mô
rải rác có các tuyến tiết nhầy.
- Lớp đệm là mô liê kết chứa nhiều sợi chun và giàu mao mạch máu.


LƯỢNG GIÁ
I. Hãy chọn câu trả lời đúng/sai

1. Thận giữ chức năng ngoại tiết và nội tiết.
2. Bản chất của vùng vỏ thận là tiểu cầu thận, ống lượn gần và quai Henle.
3. Thành phần được tái hấp thu chủ động ở ống lượn gần là ure, Cl-, nước.
4. Biểu mô bàng quang thuộc loại biểu mô chuyển tiếp.
Đáp án: 1D, 2S, 3S, 4D
II. Xác định sự tương ứng giữa tên gọi mô học phù hợp với kí hiệu chữ cái ở
hình vẽ sau:
A
B
C

D

E

Đáp án:
A: Nhân tế bào có chân
B: Màng đáy
C: Tế bào gian mao mạch
D: Nhân tế bào nội mô
E: Bào tương tế bào nội mô


TÀI LIỆU
Tài liệu học tập

- Bài giảng Mô học bộ môn biên soạn
Tài liệu tham khảo
- Bài giảng Mô học – Phôi thai học. Trường ĐH Y Hà nội 2002
- Bài giảng Mô học – phôi thai học. Học viên quân y 2001
- Bài giảng Mô học. Trường ĐH y dược TP Hồ Chí Minh
- Bài giảng điều dưỡng nội, ngoại khoa…



×