Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Chính sách chống chuyển giá đối với các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Việt Nam (Luận văn thạc sĩ0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (923.15 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHÍNH SÁCH CHỐNG CHUYỂN GIÁ ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC
NGOÀI (FDI) Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

NGUYỄN THỊ NGÂN

Hà Nội – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHÍNH SÁCH CHỐNG CHUYỂN GIÁ ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC
NGOÀI (FDI) Ở VIỆT NAM
Ngành: Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

Họ và tên: Nguyễn Thị Ngân
Người hướng dẫn Khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Lan

Hà Nội – 2019




i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Chính sách chống chuyển giá đối với các Doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của
riêng cá nhân tôi. Các số liệu trích dẫn nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Các
kết quả nghiên cứu của luận văn chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào.
Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2019

Nguyễn Thị Ngân


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các Quý thầy cô Khoa Tài chính- Ngân hàng và
Khoa Sau Đại Học - Trường Đại học Ngoại thương đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt
những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt,
tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Thị Lan đã tận tình chỉ bảo, hướng
dẫn cho tôi hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2019

Nguyễn Thị Ngân


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... vi
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂNError! Bookmark not defined.
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH CHỐNG CHUYỂN GIÁ
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FDI) . 7
1.1. Tổng quan về chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(FDI) ....................................................................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp FDI ....................................... 7
1.1.2. Chuyển giá trong doanh nghiệp FDI ....................................................... 9
1.2. Chính sách chống chuyển giá ...................................................................... 18
1.2.1. Khái niệm ................................................................................................ 18
1.2.2. Các biện pháp chống chuyển giá của OECD – cơ sở để hoạch định
chính sách chống chuyển giá (7 biện pháp) .................................................... 19
1.2.3. Nội dung của chính sách chống chuyển giá.......................................... 27
1.3. Nghiên cứu chính sách chống chuyển giá của một số nước và bài học cho
Việt Nam .............................................................................................................. 29
1.3.1. Chính sách chống chuyển giá của một số nước .................................... 29
1.3.2. Bài học cho Việt Nam ............................................................................. 37
CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH CHỐNG CHUYỂN GIÁ ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP FDI Ở VIỆT NAM ................................................................................. 42
2.1. Thực trạng chuyển giá của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam............... 42
2.1.1. Thực trạng chung về chuyển giá của các doanh nghiệp FDI .............. 42
2.1.2. Nguyên nhân của tình trạng chuyển giá tràn lan của FDI .................. 54
2.2. Thực trạng chính sách chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI ở
Việt Nam .............................................................................................................. 58
2.2.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật .......................................... 58
2.2.2. Thực thi pháp luật liên quan đến chuyển giá ........................................ 65



iv
2.2.3. Đánh giá chính sách chống chuyển giá................................................. 70
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH CHỐNG
CHUYỂN GIÁ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP FDI Ở VIỆT NAM ........... 82
3.1. Dự báo xu hướng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ................................. 82
3.2. Một số giái pháp hoàn thiện chính sách chống chuyển giá ...................... 85
3.2.1.Trong quá trình xây dựng và thực thi các chính sách chống chuyển giá,
cần thống nhất quan điểm sau ......................................................................... 85
3.2.2. Hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến vấn đề chuyển giá ............... 86
3.2.3. Hoàn thiện chính sách thuế ................................................................... 87
3.2.4. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra; tập
trung vào các đối tượng có nguy cơ chuyển giá cao ....................................... 89
3.2.5. Hoàn thiện cơ chế “Thoả thuận trước về xác định giá” (APA) để nâng
cao khả năng áp dụng APA vào Việt Nam ...................................................... 89
3.2.6. Xây dựng cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác kiểm soát định giá chuyển
giao..................................................................................................................... 92
3.2.7. Một số biện pháp khác mang tính hỗ trợ ............................................... 94
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 98


v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê một số trường hợp khai tăng giá trị tài sản góp vốn .........43
Bảng 2.2. Thống kê chi phí bản quyền của Công ty Liên doanh Nhà máy Bia
Việt Nam...................................................................................................................46
Bảng 2.3: So sánh mức thuế TNDN của Việt Nam với mức trung bình của khu
vực và thế giới ..........................................................................................................54
Bảng 2.4.Thuế suất thuế TNDN của Việt Nam so với các nước .........................55

Bảng 2.5: Sự thay đổi của Nghị định 20/2017/NĐ – CP về phân tích so sánh và
điều chỉnh giá giao dịch liên kết .............................................................................64
Bảng 2.6: Kết quả thanh tra giá chuyển giao từ năm 2012 đến 2017.................70
Bảng 2.7: Sự thay đổi các hướng dẫn định giá chuyển giao................................71
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Tỷ lệ % các doanh nghiệp FDI sử dụng đầu vào trong nước ............56
Hình 3.1: FDI thực hiện trung bình giai đoạn trước và sau năm 2007 ..............82
Hình 3.2: Số vốn FDI đăng ký cấp mới và số dự án cấp mới ..............................83


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Từ viết tắt

1

APA

Giải nghĩa
Advance Pricing Arragements - Thỏa thuận trước về xác
định giá

2

ALP

Arm's Length Priciple – Nguyên tắc căn bản giá thị trường


3

CUP

Comparable Uncontrolled Price Phương pháp so sánh giá thị trường tự do

4

ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

5

FDI

Foreign Direct Investment- Đầu tư trực tiếp nước ngoài

6

GDLK

Giao dịch liên kết

7

HĐQT

Hội đồng Quản trị


8

IRS

Internal Revenue Service - Cơ quan thuế nội địa Hoa Kỳ

9

MNCs

Multinational Corporation – Công ty đa quốc gia

10

NSNN

Ngân sách Nhà nước

11

OECD

Organization for Economic Co-operation and Development
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

12

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp


13

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

14

TSCĐ

Tài sản cố định

15

USD

Đồng dollar Mỹ

16

VCCI

Vietnam Chamber of Commerce and Industry
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

17

VNĐ


Đồng Việt Nam


vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Luận văn tập trung làm rõ thực trạng chính sách chống chuyển giá đối với các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Việt Nam, đồng thời đưa ra các giải
pháp nhằm hoàn thiện chính sách chống chuyển giá này.
Trong nội dung luận văn:
Chương 1. Tập trung làm rõ những cơ sở lý luận về chính sách chống chuyển
giá. Bước đầu tiếp cận những kiến thức tổng quan về các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài (FDI) như khái niệm, đặc điểm, cũng như tìm hiểu cơ sở lý luận về
chuyển giá (một số dấu hiệu, động cơ, phương thức, hậu quả của chuyển giá).
Thông quá việc nghiên cứu chính sách chống chuyển giá của một số nước như Anh,
Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan mà rút ra được những bài học kinh nghiệm hữu ích giúp
một nước đi sau như Việt Nam có thể tham khảo, học hỏi trong việc hoạch định
chính sách chống chuyển giá phù hợp với các hướng dẫn của OECD cũng như thực
tiễn Việt Nam.
Chương 2. Luận văn làm rõ thực trạng chuyển giá của các doanh nghiệp FDI
hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam thông qua việc phân tích một số trường hợp
chuyển giá điển hình, các thủ thuật chuyển giá mà các doanh nghiệp FDI thường
hay sử dụng, cũng như đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng kinh tế này.
Luận văn cũng đi sâu tìm hiểu thực trạng chính sách chống chuyển giá ở Việt
Nam . Từ việc ban hành các quy định pháp luật để ứng phó với chuyển giá, đến việc
thực thi pháp luật, thực thi chính sách. Qua đó nhận thấy rõ những thành tựu, những
mặt đạt được cũng như những hạn chế, bất cập của chính sách, hiểu rõ nguyên nhân
của những bất cập ấy.
Chương 3. Dự báo xu hướng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đồng thời đưa
ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách chống chuyển giá. Cụ thể như việc
sớm ban hành “Luật chống chuyển giá”; hoàn thiện cơ chế “Thoả thuận trước về

xác định giá” (APA); Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quá trình thanh tra kiểm soát
hoạt động chuyển giá … cùng với một số giải pháp hỗ trợ khác.


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Quá trình toàn cầu hoá đang thúc đẩy mạnh mẽ sự hội nhập của các nước vào
nền kinh tế thế giới và khu vực. Có thể nói, hiện nay hầu như không có quốc gia nào
đứng ngoài quá trình hội nhập quốc tế, nếu không muốn tự cô lập mình và rơi vào
nguy cơ tụt hậu. Trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hoạt động
chiếm vị trí ngày càng quan trọng đối với cả nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư.
Các doanh nghiệp có vốn FDI hoạt động ở Việt Nam có nguồn gốc xuất xứ và lĩnh
vực kinh doanh khá đa dạng, trong đó có nhiều công ty đa quốc gia lớn trên thế
giới. FDI trở thành một trong những nguồn cung cấp vốn quan trọng cho nền kinh
tế, là động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển, tạo nên tính năng động và cạnh
tranh cho thị trường.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực trong việc thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, hoạt động của khu vực doanh nghiệp FDI cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất
cập. Điển hình là trong những năm gần đây, tình hình các doanh nghiệp FDI chuyển
giá tràn lan với mục đích trốn thuế, tránh thuế đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến ngân
sách nhà nước, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp trong
nước, tác động không tốt đến mục tiêu thu hút luồng vốn này của Chính phủ.
Do là nước đi sau, vẫn còn đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế
thị trường và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam gặp nhiều khó khăn và
chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đối phó với hành vi chuyển giá của các doanh
nghiệp FDI. Các giải pháp chống chuyển giá gần đây mới được triển khai, song còn
thiếu đồng bộ và hiệu lực thực thi thấp. Tình trạng nhiều doanh nghiệp có vốn FDI
khai lỗ liên tục nhưng vẫn mở rộng quy mô và doanh thu vẫn tăng đều là điều khó
hiểu và đôi lúc cơ quan chức năng gần như bất lực trước tình trạng chuyển giá được

cho là ngày càng phổ biến.
Xuất phát từ tình hình nêu trên, việc sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật về
kiểm soát và ứng phó với hành vi chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI (gắn liền
với hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia) đã trở thành vấn đề cấp thiết, ưu tiên


2
hàng đầu. Cũng chính vì vậy, em đã lựa chọn vấn đề “Chính sách chống chuyển
giá đối với các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Việt Nam ” làm
đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Những nghiên cứu ở nước ngoài
- Nghiên cứu của tác giả King, Elizabeth (1993) về “Transfer Pricing and
Valuation in Corporate Taxation. Federal Legislation vs. Administrative Practice”,
Nxb Kluwer Academic Publishers. Nghiên cứu tập trung vào vấn đề luật pháp liên
bang (cụ thể là nghiên cứu tại Hoa Kỳ) cũng như sự thực thi tại các bang của nước
Mỹ trong vấn đề chuyển giá và định giá trong thuế doanh nghiệp.
- Nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD “Transfer
Pricing Guidelines for Multinational Enterprises and Tax Administrations” (năm
2001) đã hướng dẫn chi tiết và đầy đủ các phương pháp về định giá chuyển giao, là
cơ sở để nhiều quốc gia thiết lập các công cụ kiểm soát hoạt động chuyển giá qua
định giá chuyển giao.
- Nghiên cứu của Bernard và các cộng sự trên NBER Working Paper (2006)
với bài viết “Transfer pricing by US – based Multinational Firms” đã chỉ ra rằng,
các công ty đa quốc gia có thể sử dụng đòn bẩy tài chính, đòn bẩy kinh doanh để
thực hiện gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp bằng cách cho các công ty con tại
các quốc gia khác nhau vay vốn (chuyển giá qua cho vay tài chính).
- Nghiên cứu của hai tác giả Feinschreiber, Robert và Kent, Margaret “AsiaPacific Transfer Pricing Handbook” (2012), đã làm rõ cách thức chuyển giá tại khu
vực châu Á – Thái Bình Dương. Tác giả đánh giá chính sách kiểm soát, chống
chuyển giá của một số quốc gia trong khu vực, trong đó nổi lên vấn đề thiếu các quy

định rõ ràng và thiếu luật kiểm soát hay chống chuyển giá.
- Các tác giả Feinschreiber, Robert và Kent, Margaret với “Transfer Pricing
Handbook: Guidance for the OECD Regulations” (2012), Nxb Wiley, đã diễn giải
chi tiết, cụ thể hơn tài liệu hướng dẫn của OECD về việc định giá chuyển giao.
Ngoài ra, các tác giả còn chỉ ra mối liên hệ giữa chuyển giá và cách thức quản trị,
quản lý của nhà nước.


3
- Nghiên cứu của tác giả Kratzer, Carsten và Blesgen, Martin “Transfer
Pricing in Germany: Translation of important law and regulations” (2012), Nxb
Verlag Dr. Otto Schmidt, đã đi sâu phân tích, tìm hiểu và đánh giá về vấn đề chuyển
giá trong các công ty đa quốc gia, các chi nhánh công ty nước ngoài tại CHLB Đức.
- E. Baistrocchi và I.Roxan (2012) với nghiên cứu “Resolving Transfer
Pricing Disputes: Global Analysis”, Nxb Cambridge University Press. Tác giả đã đi
sâu vào phân tích 180 trường hợp chuyển giá từ 20 khu vực pháp lý đại diện toàn
cầu, nêu rõ cách thức giải quyết tranh chấp chuyển giá, giải thích pháp luật về
chuyển giá như thế nào trong thực tế và xem xét tranh chấp giữa người nộp thuế và
cơ quan thuế.
Những nghiên cứu ở trong nước
- Bộ Tài chính (2011) với ‘Tài liệu tham khảo kinh nghiệm quốc tế về quản
lý thuế”. Tài liệu đề cập kinh nghiệm của các nước như Hàn Quốc, Anh, New
Zealand, Canada, Australia về một số vấn đề liên quan đến chuyển giá và kiểm soát
chuyển giá, về kinh nghiệm áp dụng phương pháp thỏa thuận trước về giá APA của
các quốc gia và rút ra bài học cho Việt Nam.
- NCS Dương Văn An (2016) với “Chuyển giá trong doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) – Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”,
Luận án tiến sĩ Kinh tế tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã
hội Việt Nam, đã góp phần bổ sung, hoàn thiện thêm một số lý thuyết về chuyển giá
trong các doanh nghiệp FDI; tổng hợp, cung cấp nguồn tư liệu có độ tin cậy về thực

trạng chuyển giá ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam.
- NCS Lê Thanh Hà (2017) với “ Kiểm soát hoạt động chuyển giá trong các
chi nhánh công ty đa quốc gia tại việt nam”, Luận án tiến sĩ Kinh tế tại Học viện Tài
chính. Luận án đã có những phân tích cơ bản về công ty đa quốc gia; làm rõ thực
trạng chuyển giá tại một số quốc gia trên thế giới cũng như tại Việt Nam; chỉ ra
cách thức mà các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam đang áp dụng trong
công tác kiểm soát chuyển giá đề xuất một số giải pháp kiểm soát chuyển giá tại
Việt Nam.
- Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan với“ Nhận diện các thủ đoạn trốn thuế
tránh thuế của các công ty đa quốc ga hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam“ (2016),


4
Nxb Bách Khoa Hà Nội. Tác giả là làm rõ động cơ, những thủ đoạn trốn thuế, tránh
thuế của các công ty đa quốc gia hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Nghiên cứu đề
cập đến những kinh nghiệm quốc tế trong việc chống chuyển giá, đồng thời đưa ra
quan điểm, giải pháp nhằm hạn chế thực trạng chuyển giá tràn lan hiện nay.
- Nghiên cứu “Kinh nghiệm chống chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI
của Cục Thuế Lâm Đồng” của tác giả Nguyễn Trọng Thoan trên tạp chí Tài chính
2011, số 5. Bài viết của tác giả đã đưa ra những kinh nghiệm quý báu của địa
phương này trong việc phát hiện các dấu hiệu cũng như đấu tranh với các hành vi
gian lận về giá.
- Tác giả Nguyễn Văn Phụng với nghiên cứu “Cuộc chiến chống chuyển giá
và khả năng vào cuộc của cơ quan kiểm toán nhà nước” đăng trên Tạp chí Kiểm
toán cuối tháng, số 3 năm 2013. Tác giả trình bày quan niệm về chuyển giá và gian
lận giá; đưa ra một số nhận diện bước đầu về chuyển giá ở Việt Nam; tổng hợp các
quy định pháp luật về kiểm soát chuyển giá; đề xuất kiểm toán nhà nước tham gia
đấu tranh kiểm soát chuyển giá.
- Nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhung với “Vấn đề chuyển giá của các doanh
nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Tài chính Tiền tệ

số 10 năm 2015. Bài báo đã đưa ra quan điểm của tác giả về bản chất và động cơ
thúc đẩy các doanh nghiệp FDI thực hiện chuyển giá; cùng với đó đã có được
những nét khái quát về thực trạng chuyển giá cũng như thực trạng kiểm soát chuyển
giá tại Việt Nam.
Tóm lại: Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đã có khá nhiều công trình
nghiên cứu liên quan đến vấn đề chuyển giá với nhiều cách tiếp cận, mục tiêu,
phương pháp nghiên cứu khác nhau, bao gồm các vấn đề về lý luận và thực tiễn,
nhằm làm rõ khái niệm, đặc điểm, phương thức chuyển giá; thực trạng hoạt động
chuyển giá, kiểm soát chuyển giá; các giải pháp nhằm hạn chế thực trạng chuyển
giá; nghiên cứu kinh nghiệm chuyển giá của một số nước...Tuy nhiên, chưa có
nghiên cứu nào chỉ đi sâu vào phân tích, đánh giá chính sách kiểm soát và ứng phó
với hành vi chuyển giá ở Việt Nam. Chính vì thế em đã chọn vấn đề “ Chính sách
chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở
Việt Nam” làm đề tài luận văn của mình.


5
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu thực trạng chính sách chống chuyển giá đối với
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Đánh giá những thành tựu,
những mặt đạt được cũng như những mặt hạn chế của chính sách chống chuyển giá
mà Việt Nam đang áp dụng. Qua đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn
thiện chính sách chống chuyển giá, nâng cao khả năng ứng phó với hành vi chuyển
giá trong các doanh nghiệp FDI ở Việt, hạn chế những tác động tiêu cực của hiện
tượng này đối với Việt Nam.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn đề cập tới nhiều vấn đề từ lý luận tổng quan về công ty có vốn đầu
tư nước ngoài, về lý thuyết chuyển giá đến tìm hiểu thực trạng chuyển giá và chính
sách chống chuyển giá ở Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu mà luận văn hướng đến

là chính sách chống chuyển giá của chính phủ nhằm hạn chế thực trạng chuyển giá
tràn lan của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Luận văn đã nghiên cứu, phân tích về thực trạng chuyển giá
trên phạm vi toàn quốc. Tập trung tìm hiểu những thông tư, nghị định, những văn
bản quy phạm pháp luật đã được ban hành của chính phủ nhằm hạn chế thực trạng
chuyển giá.
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu về việc ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật và triển khai thực thi pháp luật nhằm kiểm soát hoạt động chuyển giá
trong giai đoạn từ khi Việt Nam mở cửa đón nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài cho
đến thời điểm hiện tại.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu nhằm đạt được
mục tiêu nghiên cứu. Cụ thể:
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin


6
Luận văn chủ yếu sử dụng nguồn tài liệu thứ cấp đã được công bố, có độ tin
cậy cao như kết luận thanh tra một số doanh nghiệp FDI; các báo cáo, đề án của Bộ
Tài chính, Tổng cục Thống kê, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng
cục Thuế và cơ quan thuế của một số địa phương; Luận án Tiến sỹ, các bài báo
khoa học... có liên quan đến vấn đề chuyển giá
Phương pháp phân tích
Phương pháp này được sử dụng để phân tích các số liệu liên quan đến hoạt
động mua bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ… của các trường hợp doanh nghiệp FDI
có hành vi chuyển giá được nêu trong Luận văn, để làm rõ các thủ thuật chuyển giá
của các doanh nghiệp này.
Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng để đối chiếu các quy định trong hệ thống pháp

luật của Việt Nam với các quy định của OECD và một số quốc gia khác về chính
sách thuế, phương pháp định giá chuyển giao nội bộ cũng như các vấn đề khác có
liên quan. Cùng với đó, phương pháp so sánh cũng được sử dụng để đối chiếu, phân
tích sự thay đổi của các quy định pháp luật về định giá chuyển giao tại Việt Nam
qua các thời kỳ, phân tích nhằm chỉ rõ ưu nhược điểm của từng quy định.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và các tài liệu tham khảo thì nội dung
chính của luận văn được cấu trúc thành 3 chương như sau :
Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách chống chuyển giá đối với các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)
Chương 2: Chính sách chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam
Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách chống chuyển giá đối
với các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam


7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH CHỐNG CHUYỂN GIÁ
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FDI)
1.1. Tổng quan về chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài (FDI)
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp FDI
1.1.1.1. Khái niệm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hiện nay không còn là một thuật ngữ mới lạ
đối với kinh tế Việt Nam. Có thể nói trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường,
thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm vị trí vô cùng quan trọng.
Theo khái niệm của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF(1997):
FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu
dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền
kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự
doanh nghiệp.

Theo Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước
(nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng
với quyền quản lý tài sản đó.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là các doanh nghiệp
có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước
ngoài góp là bao nhiêu.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm:
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Là doanh nghiệp thuộc sở hữu hoàn
toàn của nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài) do nhà đầu
tư nước ngoài thành lập tại nước tiếp nhận đầu tư, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm
về kết quả sản xuất kinh doanh, chịu sự kiểm soát theo luật pháp của nước tiếp nhận


8
đầu tư. Hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài thường được các chủ đầu tư lựa chọn
vì họ được toàn quyền quản lý và hưởng lợi nhuận do kết quả đầu tư tạo ra.
- Doanh nghiệp liên doanh: Là hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế do hai
chủ thể hoặc nhiều hơn các chủ thể nước ngoài cùng hợp tác với một nước chủ nhà
trên cơ sở góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ
lệ góp vốn. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty TNHH,
có tư cách pháp nhân theo luật pháp của nước nhận đầu tư.
1.1.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
- Các doanh nghiệp FDI thường là thành viên của các công ty đa quốc gia
(công ty mẹ đặt tại một quốc gia và các công ty con được thành lập ở nhiều nơi trên
thế giới). Đặc điểm này khiến cho mối liên kết giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài và các bộ phận khác của công ty đa quốc gia tương đối chặt chẽ và phức
tạp. Vì vậy, khiến cho các cơ quan chức năng của ta khó tập trung quản lý, việc can
thiệp và kiểm soát các giao dịch tương đối khó khăn.
- Quyền quản lý doanh nghiệp FDI phụ thuộc vào mức độ góp vốn. Đối với

doanh nghiệp liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh thì quyền quản lý doanh
nghiệp và quản lý đối tượng hợp tác tuỳ thuộc vào mức góp vốn của các bên khi
tham gia, còn đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì chủ đầu tư toàn quyền
quản lý doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp FDI trong quá trình đầu tư, tiến hành sản xuất kinh doanh
vào nước khác thường sử dụng nguồn nguyên liệu, dây truyền công nghệ từ chính
quốc nên rất phức tạp trong việc xác định được giá trị thị trường trong quá trình góp
vốn liên doanh ảnh hưởng đến việc xác định chi phí.
- Sản phẩm được sản xuất ra thường chịu sự chi phối, bao tiêu của công ty mẹ
nên gây cản trở cho các cơ quan chức năng trong việc xác định doanh thu
Tóm lại: Chính từ thực tế đặc thù của doanh nghiệp FDI, để có thể chủ động
trong việc quản lý, kiểm soát một cách chặt chẽ và có hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của từng doanh nghiệp thì các cơ quan chức năng cần có những biện
pháp cụ thể, có sự tính toán chặt chẽ và lâu dài.


9
1.1.2. Chuyển giá trong doanh nghiệp FDI
1.1.2.1. Khái niệm
Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch
vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới
không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các công ty đa quốc gia
trên toàn cầu.
Như vậy, chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm
thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết. Hành
vi ấy có đối tượng tác động chính là giá cả. Sở dĩ giá cả có thể xác định lại trong
những giao dịch như thế xuất phát từ ba lý do sau:
Thứ nhất, xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các chủ thể
hoàn toàn có quyền quyết định giá cả của một giao dịch. Do đó họ hoàn toàn có
quyền mua hay bán hàng hóa, dịch vụ với giá họ mong muốn.

Thứ hai, xuất phát từ mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích giữa nhóm liên kết
nên sự khác biệt về giá giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể kinh doanh có
cùng lợi ích không làm thay đổi lợi ích toàn cục.
Thứ ba, việc quyết định chính sách giá giao dịch giữa các thành viên trong
nhóm liên kết không thay đổi tổng lợi ích chung nhưng có thể làm thay đổi tổng
nghĩa vụ thuế của họ. Thông qua việc định giá chuyển giao, nghĩa vụ thuế được
chuyển từ có thuế suất cao sang nước có thuế suất thấp hơn và ngược lại. Tồn tại sự
khác nhau về chính sách thuế của các quốc gia là điều không tránh khỏi do chính
sách kinh tế - xã hội của họ không thể đồng nhất, cũng như sự hiện hữu của các quy
định ưu đãi thuế là điều tất yếu. Chênh lệch mức độ điều tiết thuế vì thế hoàn toàn
có thể xảy ra.
Vì vậy, chuyển giá chỉ có ý nghĩa đối với các giao dịch được thực hiện giữa
các chủ thể có mối quan hệ liên kết. Để làm điều này họ phải thiết lập một chính
sách về giá mà ở đó giá chuyển giao có thể được định ở mức cao hay thấp tùy vào
lợi ích đạt được từ những giao dịch liên kết. Như thế, vô hình chung, chuyển giá đã


10
gây ra sự bất bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế do xác định không chính
xác nghĩa vụ thuế, dẫn đến bất bình đẳng về lợi ích, tạo ra sự cách biệt trong ưu thế
cạnh tranh.
Hành vi này chỉ có thể được thực hiện thông qua giao dịch của các chủ thể có
quan hệ liên kết. Biểu hiện cụ thể của hành vi là định giá chuyển giao. Nhưng việc
định giá chuyển giao chưa đủ để kết luận rằng chủ thể đã thực hiện hành vi chuyển
giá. Bởi lẽ nếu giao kết đó chưa thực hiện trên thực tế hoặc chưa có sự chuyển dịch
quyền đối với đối tượng giao dịch thì không có cơ sở để xác định sự chuyển dịch về
mặt lợi ích. Như vậy, ta có thể xem chuyển giá hoàn thành khi có sự chuyển giao
đối tượng giao dịch cho dù đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán hay chưa.
1.1.2.2. Một số dấu hiệu nhận biết chuyển giá
Khi thực hiện các phương pháp chống chuyển giá, điều mà cơ quan thuế quan

tâm trước hết là làm sao nhận biết được tại một doanh nghiệp có quan hệ liên kết
nào đó có tồn tại hiện tượng chuyển giá hay không? Đây là một vấn đề vô cùng khó
khăn, phức tạp trong thực tế và thậm chí đôi khi nó chịu tác động chủ quan bởi cán
bộ quản lý thuế. Do đó, đứng trên quan điểm khách quan, một số dấu hiệu cho thấy
có thể tồn tại hiện tượng chuyển giá trong một doanh nghiệp có quan hệ liên kết là:
- Các doanh nghiệp bị lỗ trong 2 năm liên tiếp trở lên, sau giai đoạn mới thành lập;
- Có các nghiệp vụ chuyển giao từ các doanh nghiệp liên kết ở những quốc gia
có thuế suất thấp;
- Các doanh nghiệp có tình hình lãi và lỗ luân phiên hoặc tình hình lãi lỗ phát
sinh không bình thường;
- Các doanh nghiệp mà tỷ suất lợi nhuận của chúng nhỏ hơn nhiều (chênh lệch
khá lớn) so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành;
- Các doanh nghiệp mà tỷ suất lợi nhuận của chúng thấp hơn tỷ suất lợi nhuận
của các doanh nghiệp khác trong cùng một tập đoàn.
- Các doanh nghiệp mà có chi phí sản xuất thực tế khá thấp.


11
Ở đây cũng xin lưu ý những dấu hiệu nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo
chứ không phải là chắc chắn sẽ có chuyển giá trong những doanh nghiệp có những
dấu hiệu đó. Tuy nhiên, khi một trong những dấu hiệu trên xuất hiện tại một doanh
nghiệp kèm theo những trường hợp như: thiết bị sản xuất của doanh nghiệp đó được
mua từ công ty mẹ ở nước ngoài; nguyên liệu hoặc các bộ phận của sản phẩm được
cung cấp bởi các công ty mẹ hoặc các công ty liên kết trong cùng một tập đoàn hay
sản phẩm của doanh nghiệp được bán cho công ty mẹ hoặc những doanh nghiệp liên
kết khác, thì khả năng xảy ra hiện tượng chuyển giá là rất cao.
1.1.2.3. Những động cơ thúc đẩy doanh nghiệp FDI chuyển giá
a. Động cơ bên ngoài:
Sự khác biệt về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
Khi hai quốc gia có sự khác biệt lớn trong thuế suất thuế TNDN, để tối đa hóa

lợi nhuận, các công ty có vốn nước ngoài sẽ tiến hành hành vi chuyển giá nhằm tối
thiểu hóa khoản thuế mà các công ty này phải nộp. Khi có chênh lệch về thuế suất
thì phương thức chuyển giá mà các công ty này thường sử dụng đó là nâng giá mua
đầu vào các nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa... Bằng cách thực hiện này thì các doanh
nghiệp FDI đã chuyển một phần lợi nhuận từ quốc gia có thuế suất thuế TNDN cao
sang quốc gia có thuế suất thuế TNDN thấp và như vậy mục tiêu tối đa hóa lợi
nhuận đã được thực hiện thành công.
Mục đích bảo tồn vốn trước những rủi ro hối đoái.
Nếu Các doanh nghiệp FDI dự đoán rằng trong tương lai đồng tiền của nước
sở tại sẽ mạnh lên nghĩa là số vốn đầu tư ban đầu của họ được bảo toàn và phát
triển, ngược lại họ sẽ rút đầu tư nếu họ dự đoán rằng trong tương lai đồng tiền của
nước sở tại bị yếu đi nghĩa là vốn đầu tư ban đầu của họ bị giảm đi. Dựa trên các dự
báo về tình hình tỷ giá mà các doanh nghiệp FDI có thể thực hiện các khoản thanh
toán nội bộ sớm hơn hay muộn hơn nhằm giảm rủi ro về tỷ giá. Các khoản công nợ
có thể được thanh toán sớm hơn nếu các dự báo cho rằng đồng tiền của nước sở tại
bị mất giá. Và ngược lại các khoản thanh toán sẽ bị lùi lại nếu dự báo cho rằng đồng
tiền của nước đó có xu hướng mạnh lên.


12
Vì thế, khi mà tỷ lệ lạm phát của quốc gia nơi doanh nghiệp FDI đầu tư cao,
đồng tiền ở nước này có xu hướng mất giá một cách tương đối so với nguyên tệ, nhà
đầu tư nước ngoài thường có động cơ chuyển nhanh lợi nhuận về nước. Khi này,
chuyển giá có thể được lựa chọn như là một kênh để chuyển lợi nhuận và có thể thu
được mối lợi “kép” khi vừa giảm được nghĩa vụ thuế, vừa hạn chế được khoản thiệt
hại do rủi ro tỷ giá.
Bảo tồn vốn trước những tác động bất lợi kinh tế, chính trị ở nước tiếp nhận
đầu tư
Những biến động trong tình hình kinh tế, chính trị của quốc gia nơi doanh
nghiệp FDI đầu tư cũng thúc đẩy doanh nghiệp FDI chuyển giá nhằm thu hồi vốn

đầu tư nhanh hơn, tránh những rủi ro phát sinh sau này. Những thay đổi về chính
sách kinh tế hoặc biến động về chính trị sẽ có tác động đến hoạt động sản xuất, kinh
doanh, quyền lợi của doanh nghiệp FDI. Thực hiện chuyển giá sẽ giúp doanh
nghiệp FDI giảm thiểu những tác động tiêu cực, bảo tồn vốn kinh doanh. Ngoài ra
hoạt động chuyển giá sẽ góp phần giảm áp lực đòi tăng lương của lực lượng lao
động, cũng như giảm sự chú ý của các cơ quan thuế của nước sở tại do tình trạng
kinh doanh thua lỗ.
b. Động cơ bên trong:
Tối đa lợi nhuận xét trên lợi ích toàn cầu
Tập đoàn đa quốc gia (MNCs) thực chất là một nhóm các doanh nghiệp liên
kết thực hiện hoạt động kinh doanh ở hai hay nhiều nước. Quan hệ liên kết được
triển khai khi một công ty ban đầu (được xem là công ty mẹ) mở rộng địa bàn kinh
doanh của mình bằng cách đầu tư ra bên ngoài để thành lập các công ty (kể cả dưới
hình thức công ty liên doanh) hay chi nhánh ở các nước khác. Với nước tiếp nhận
đầu tư, đây chính là các doanh nghiệp FDI. Như vậy, doanh nghiệp FDI, với tư cách
là một công ty thành viên của một tập đoàn đa quốc gia, có đủ điều kiện để thực
hiện hành chuyển giá. . Khi hai quốc gia có sự khác biệt lớn trong thuế suất thuế
TNDN để tối đa hóa lợi nhuận, các công ty đa quốc gia sẽ tiến hành hành vi chuyển
giá nhằm tối thiểu hóa khoản thuế mà các công ty này phải nộp.


13
Nhìn chung, đây là động cơ mạnh nhất dẫn dắt các hành vi chuyển giá. Thông
qua chuyển giá, doanh nghiệp FDI chuyển một phần lợi nhuận của mình sang bên liên
kết hoạt động ở nơi có thuế suất thuế TNDN thấp hơn hay ở các “thiên đường thuế”.
Lúc này doanh nghiệp FDI ‘rơi” vào trạng thái “thua lỗ” hay “lãi thấp”. Nhờ đó, nó
giảm được số tiền thuế phải nộp cho nước chủ nhà và xét toàn cục, tập đoàn sẽ gia tăng
được lợi nhuận của mình trên cơ sở làm giảm lợi ích của các chủ thể khác.
Thâu tóm doanh nghiệp góp vốn liên doanh
Khi doanh nghiệp FDI tồn tại dưới hình thức liên doanh, trong đó một phần

vốn sở hữu của doanh nghiệp thuộc về các cổ đông bên ngoài (của nước tiếp nhận
đầu tư hay đối tác khác bên ngoài tập đoàn) thì việc chuyển giá thông qua hành vi
nâng giá các tài sản (máy móc, thiết bị, bí quyết công nghệ, thương hiệu…) được
dùng để góp vốn thành lập doanh nghiệp sẽ giúp cho chủ đầu tư nước ngoài gia tăng
được tỷ trọng vốn góp của mình, qua đó tăng cường sức mạnh và tiếng nói của họ
trong việc điều hành doanh nghiệp, cũng như gia tăng phần lợi nhuận được chia
trong tương lai. Mặt khác, với phương thức chuyển giá, chủ đầu tư có thể làm cho
doanh nghiệp FDI bị thua lỗ (lỗ giả). Khi các khoản lỗ được tích lũy trong một thời
gian dài, nó thậm chí có thể vượt quá giá trị vốn của doanh nghiệp. Những điều này
sẽ khiến giá trị cổ phần mà các cổ đông khác sở hữu giảm hay “biến mất”. Muốn
tiếp tục duy trì hoạt động, doanh nghiệp buộc phải tăng vốn và khi các cổ đông
nước sở tại không có khả năng về tài chính, chủ đầu tư nước ngoài sẽ thâu tóm toàn
bộ doanh nghiệp.
1.1.2.4. Các hình thức chuyển giá của doanh nghiệp FDI
Chuyển giá thông qua hình thức nâng cao giá trị doanh nghiệp hay tài sản
góp vốn khi thành lập mới doanh nghiệp
Hình thức này diễn ra khi nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty mới (như
công ty 100% vốn FDI) hoặc đầu tư theo hình thức liên doanh với nước chủ nhà. Để
thực hiện chuyển giá, nhà đầu tư nước ngoài khai khống ở một mức cao hơn giá trị
thực tài sản của doanh nghiệp mới được thành lập hoặc tài sản đưa ra góp vốn liên
doanh (thường là thiết bị, máy móc hoặc các tài sản vô hình như sở hữu trí tuệ, bản
quyền, thương hiệu).


14
Việc nâng cao giá trị tài sản góp vốn khi thành lập mới doanh nghiệp 100%
vốn nước ngoài sẽ giúp nhà đầu tư nước ngoài thu hồi vốn nhanh thông qua việc
tăng mức khấu hao tài sản hàng năm, đồng thời giảm số thuế TNDN phải đóng cho
nước tiếp nhận đầu tư, từ đó giảm được những rủi ro khi đầu tư ra nước ngoài. Đối
với hình thức liên doanh, việc nâng cao giá trị tài sản đem góp vốn tạo ra cho nhà

đầu tư nước ngoài lợi thế về số vốn góp. Mặc dù số vốn thực tế nhỏ nhưng do được
khai khống nâng lên nhiều lần, giúp cho nhà đầu tư nước ngoài “bỏ ra ít, thu vào
nhiều”. Khi có số vốn góp chiếm ưu thế, nhà đầu tư nước ngoài gia tăng được quyền
biểu quyết, gia tăng tỷ suất lợi nhuận được chia. Ngược lại, vì góp vốn với giá trị
thực nên bên liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài bị thiệt hại do tỷ lệ vốn góp và
những lợi ích khác tương ứng bị đánh giá thấp một cách tương đối.
Chuyển giá thông qua nâng khống giá trị tài sản vô hình
Tài sản vô hình ở đây được hiểu là tài sản sở hữu trí tuệ, thương hiệu, bản
quyền... được sử dụng không chỉ như là một dạng tài sản vốn góp mà còn được
chuyển nhượng và khai thác sau khi quá trình góp vốn kết thúc. Hình thức này diễn
ra khi một bên liên kết (thường là công ty con) phải thanh toán cho các bên còn lại
(thường là công ty mẹ) chi phí sử dụng sở hữu trí tuệ, thương hiệu, bản quyền... với
giá quá cao, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của mình, đến nổi không có lãi
hoặc thậm chí lỗ. Từ đó, chuyển lợi nhuận đến doanh nghiệp được quyền hưởng giá
trị của tài sản vô hình.
Việc định giá chính xác tài sản vô hình trong các giao dịch này hết sức khó
khăn bởi bản chất của sở hữu tài sản vô hình là độc quyền nên giá chuyển nhượng
tài sản vô hình là giá độc quyền, do đó khó tìm thấy một giao dịch tương đương trên
thị trường để so sánh.
Chuyển giá thông qua mua, bán nguyên vật liệu, bán thành phẩm
Nhiều doanh nghiệp FDI chủ yếu nhập khẩu các yếu tố đầu vào cho sản xuất
của các công ty mẹ hoặc các công ty khác trong cùng hệ thống các công ty đa quốc
gia. Giá mua các hàng hóa, dịch vụ này thường cao hơn giá thực tế rất nhiều và bán


15
sản phẩm cho công ty mẹ với giá thấp dẫn đến tình trạng “ lỗ công ty con, lãi công
ty mẹ”.
Việc nhập khẩu các nguyên vật liệu từ nước ngoài của các doanh nghiệp FDI
cũng là một trong những nhân tố dẫn tới việc các quốc gia nhận đầu tư là có cán cân

thanh toán nghiêng về nhập siêu.
Chuyển giá thông qua các hình thức cung cấp dịch vụ
Do việc cung cấp dịch vụ giữa công ty mẹ với các công ty con và giữa các
công ty trong tập đoàn rất khó xác định giá, một số tập đoàn đa quốc gia đầu tư vốn
và cung cấp dịch vụ quản lý và hỗ trợ quản lý cho cả tập đoàn như dịch vụ kế toán,
tài chính, tư vấn, quản lý tài sản,…họ tính giá dịch vụ này rất cao để chuyển lợi
nhuận từ công ty con sang công ty mẹ với mục đích tránh thuế.
Chuyển giá thông qua tăng chi phí quảng cáo chiếm lĩnh thị trường:
Đây là một hình thức chuyển giá được nhiều MNCs và các doanh nghiệp FDI
sử dụng. Phương thức này đặc biệt hay được sử dụng nếu doanh nghiệp FDI tồn tại
dưới dạng liên doanh do phía đối tác nước ngoài nắm phần vốn chi phối.
Để có thể thâm nhập thị trường và chiếm lĩnh thị phần, các doanh nghiệp FDI
tăng cường các hoạt động quảng cáo, quảng bá sản phẩm. Việc khai các chi phí
quảng cáo với giá cao khiến các công ty này bị lỗ. Đặc biệt, đối với các doanh
nghiệp liên doanh, các công ty đa quốc gia dựa vào tiềm lực tài chính để thực hiện
hành vi chuyển giá bất hợp pháp gây ra thua lỗ kép kéo dài và chiếm lấy phần quản
lý và kiểm soát công ty. Nhiều doanh nghiệp lợi dụng chính sách ưu đãi cho giảm
trừ phần chi phí cho hoạt động quảng cáo, khuyến mãi nên đã tìm mọi cách kê khai
cả phần chi phí làm thương hiệu của công ty mẹ.
Đây là một số hình thức chuyển giá cơ bản của các công ty đa quốc gia nhưng
chắc chắn, các doanh nghiệp này còn có nhiều hình thức chuyển giá khác nữa khi
mà mô hình hoạt động của họ còn qua nhiều khâu trung gian và hoạt động chuyển
giá ngày càng tinh vi.


16
Chuyển giá thông qua cho vay trực tiếp
Chuyển giá thông qua hình thức tài trợ bằng nghiệp vụ cho vay giữa các thành
viên liên kết nhằm đẩy chi phí hoạt động tài chính, như chi phí chênh lệch tỷ giá,
chi phí lãi vay… của doanh nghiệp FDI lên cao, từ đó nhà đầu tư nước ngoài có thể

chuyển một phần lợi nhuận về nước dưới dạng lãi vay, chi phí bảo lãnh vay vốn để
tránh thuế, tránh lỗ.
1.1.2.5. Hậu quả của chuyển giá
Đối với nước tiếp nhận đầu tư
- Chuyển giá theo hướng chuyển lợi nhuận đi sẽ làm cho nước sở tại mất một
nguồn thu đáng kể từ nguồn thuế TNDN, vô hiệu hóa phần nào quyền đánh thuế
hợp pháp của quốc gia này đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp FDI.
- Chuyển giá với quy mô lớn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kế hoạch phân bổ
nguồn lực xã hội của nhà nước. Điều này thể hiện ở chỗ, thuế không chỉ là nguồn
thu ngân sách nhà nước mà còn là công cụ để nhà nước điều chỉnh các mục tiêu
kinh tế vĩ mô, trong đó có kế hoạch phân bổ nguồn lực xã hội. Nhà nước sử dụng
công cụ thuế để khắc phục một phần các thất bại thị trường, bảo đảm cho việc phân
bổ nguồn lực đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, hành vi chuyển giá để giảm thiểu
nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp FDI làm cho nhà nước gặp nhiều khó khăn
trong việc thực hiện vai trò của mình thông qua công cụ thuế.
- Trong trường hợp doanh nghiệp FDI chuyển giá thông qua việc mua nguyên
liệu, thiết bị hoặc chi phí sử dụng tài sản vô hình với giá cao thì nước tiếp nhận đầu
tư sẽ mất thêm nguồn ngoại tệ và làm sai lệch cán cân thương mại. Do doanh
nghiệp FDI không sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, phải nhập khẩu lượng
lớn thiết bị, nguyên liệu từ nước ngoài làm nên mặc dù khu vực kinh tế FDI có xuất
khẩu song nhập khẩu vẫn lớn, có thể dẫn đến nhập siêu, tác động xấu đến cán cân
thương mại và cán cân vãng lai của nước chủ nhà.
- Chuyển giá trong doanh nghiệp FDI sẽ dẫn đến sự cạnh tranh không lành
mạnh, thiếu bình đẳng giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Chuyển


×