Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Luận văn thạc sỹ - Năng lực báo cáo viên cấp tỉnh của tỉnh Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.63 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
==========

NÔNG THỊ THU

NĂNG LỰC BÁO CÁO VIÊN CẤP TỈNH CỦA
TỈNH LẠNG SƠN

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách
Mã ngành: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. ĐỖ THỊ HẢI HÀ

HÀ NỘI, 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Tác giả luận văn

Nông Thị Thu


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn trân thành tới


quí thầy giáo, cô giáo Trường Đại học kinh tế Quốc dân đã tận tình giảng day tôi
trong suốt thời gian học tập.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn tran trọng đến PGS, TS Đỗ Thị Hải Hà là
giáo viên đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đến tập thể Lãnh đạo, các đồng nghiệp của tôi đang
công tác tại Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lạng Sơn, cũng như các tổ chức, cá nhân khác
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát, thu nhập số liệu để tôi thực
hiện hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã rất nỗ lực, cố gắng nhưng luận văn này không thể tránh khỏi những
khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy giáo, cô
giáo, các đồng nghiệp và bạn học.
Tác giả luận văn

Nông Thị Thu


MỤC LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Báo cáo viên

BCV


DANH MỤC BẢNG BẢNG, HÌNH
BẢNG
Bảng 1.1. Khung năng lực BCV cấp tỉnh...............Error: Reference source not found
Bảng 2.1. Số lượng và trình độ báo cáo viên cấp tỉnh tỉnh Lạng SơnError: Reference

source not found
Bảng 2.2: Cơ cấu độ tuổi.......................................Error: Reference source not found
Bảng 2.3: Cơ cấu giới tính BCV cấp tỉnh của tỉnh Lạng Sơn.Error: Reference source
not found
Bảng 2.4: Cơ cấu thành phần dân tộc BCV cấp tỉnh của tỉnh Lạng Sơn............Error:
Reference source not found
Bảng 2.5. Yêu cầu về kiến thức của BCV cấp tỉnh Error: Reference source not found
Bảng 2.6. Yêu cầu về kỹ năng của BCV cấp tỉnh. .Error: Reference source not found
Bảng 2.7. Yêu cầu về ý thức, thái độ làm việc của BCV cấp tỉnh.....Error: Reference
source not found
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát thực trạng kiến thức của BCV cấp tỉnh tỉnh Lạng Sơn
............................................................Error: Reference source not found
Bảng 2.9. Tổng hợp kỹ năng BCV thông qua kết quả công việc.......Error: Reference
source not found
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát thực trạng kỹ năng của BCV cấp tỉnh tỉnh Lạng Sơn
............................................................Error: Reference source not found
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát thực trạng kỹ năng của BCV cấp tỉnh tỉnh Lạng Sơn
............................................................Error: Reference source not found
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát thực trạng đạo đức, chính trị của BCV cấp tỉnh của tỉnh
Lạng Sơn............................................Error: Reference source not found
Bảng 2.12. Kết quả đánh giá năng lực đội ngũ BCV cấp tỉnh hằng năm............Error:
Reference source not found
Bảng 2.13. Hạn chế về kiến thức của BCV cấp tỉnh........Error: Reference source not
found
Bảng 2.14. Các điểm yếu về kỹ năng của BCV cấp tỉnh..Error: Reference source not
found
Bảng 2.15. Các điểm yếu về đạo đức ý thức thái độ, phẩm chất chính trị của BCV
cấp tỉnh...............................................Error: Reference source not found



HÌNH


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
==========

NÔNG THỊ THU

NĂNG LỰC BÁO CÁO VIÊN CẤP TỈNH CỦA
TỈNH LẠNG SƠN

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách
Mã ngành: 8340410

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
==========

NÔNG THỊ THU

NĂNG LỰC BÁO CÁO VIÊN CẤP TỈNH CỦA
TỈNH LẠNG SƠN

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và chính sách

Mã ngành: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. ĐỖ THỊ HẢI HÀ

HÀ NỘI, 2019


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động của đội ngũ báo cáo viên (BCV) là cầu nối để tuyên truyền đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo nên sự thống
nhất về ý chí và hành động, sự đồng thuận trong xã hội. Những năm qua, các cấp
ủy Đảng trong tỉnh đã bám sát Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 15/10/2007 của Ban Bí
thư Trung ương Đảng (khoá X) “Về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới”, quan tâm lãnh đạo,
chỉ đạo đưa hoạt động tuyên truyền miệng của đội ngũ BCV đi vào nền nếp, tích
cực đổi mới hình thức, phương pháp tuyên truyền. Thông qua hoạt động của đội
ngũ BCV đã góp phần đưa những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp
nhân dân trong tỉnh; thông tin kịp thời, có định hướng các vấn đề thời sự quan
trọng trong nước và quốc tế, tình hình trong tỉnh; tuyên truyền các nhiệm vụ
chính trị lớn, các mục tiêu, dự án của tỉnh, đặc biệt là tuyên truyền các chủ
trương, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh và Đảng bộ các cấp. Mặt khác, tích cực góp
phần làm tốt công tác đấu tranh chống lại các âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hoà
bình” của các thế lực thù địch, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá; góp phần

củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự thống nhất tư tưởng
trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội.
Tuy nhiên qua thực tế, hoạt động tuyên truyền miệng của tỉnh còn nhiều bất
cập còn tồn tại, trong đó có vấn đề về sự hạn chế trong năng lực BCV, thể hiện ở:
Hoạt động của đội ngũ BCV vẫn chưa thực sự ngang tầm với nhiệm vụ, chưa đáp
ứng yêu cầu trong tình hình mới. Phương thức tuyên truyền còn nặng một chiều từ
trên xuống, ít chú ý trao đổi, đối thoại trực tiếp với cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Đội ngũ BCV chủ yếu hoạt động kiêm nhiệm, bận nhiều công tác chuyên môn ít có
thời gian cập nhật, nắm bắt, xử lý thông tin để tổ chức tuyên truyền định hướng
thông tin kịp thời, nhanh nhạy. Một số BCV thực hiện thông tin hai chiều, nắm bắt
dư luận, định hướng tư tưởng chưa tốt để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.


2
Trước yêu cầu của công tác tuyên truyền miệng trong thời kỳ mới, đòi hỏi
đội ngũ BCV của tỉnh cần tích cực rèn luyện cả về đạo đức, phẩm chất chính trị, kỹ
năng nghề nghiệp để năng cao năng lực hoạt động. Qua đó, khắc phục những hạn
chế, phát huy hơn nữa tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, tận tụy trong công việc, thực
hiện xuất sắc các nhiệm vụ được giao, đưa quan điểm, đường lối, chính sách của
Đảng, Nhà nước tới cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân
trên địa bàn toàn tỉnh; nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận
trong xã hội, cổ vũ cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện
thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng.
Với những lý do nêu trên, để góp phần nâng cao năng lực của BCV cấp tỉnh
của tỉnh Lạng Sơn, tác giả lựa chọn nội dung nghiên cứu: “Năng lực báo cáo viên
cấp tỉnh của tỉnh Lạng Sơn” làm luận văn Thạc sỹ. Việc nghiên cứu đề tài này là
yêu cầu cấp thiết và sẽ có ý nghĩa thiết thực về cả lý luận và thực tiễn trong giai
đoạn hiện nay.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, đã có nhiều công trình khoa học, các luận án, luận

văn tiến sĩ, thạc sỹ nghiên cứu về vấn đề “năng lực” như:
- Đề tài “Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ lãnh đạo Ủy ban Nhân dân
xã trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2012. Tác giả đã tìm hiểu nghiên cứu rõ
năng lực quản lý của cán bộ là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc
nâng cao chất lượng hiệu quả công tác của công chức nhà nước. Thông qua việc
nghiên cứu thực trạng năng lực quản lý của cán bộ lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân xã
trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, tác giả đã làm rõ những ưu
điểm, hạn chế về năng lực quản lý của cán bộ lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân xã. Những
yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp tác động đến năng lực quản lý, từ đó đưa ra
những đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực quản lý của cán bộ lãnh đạo Uỷ ban
Nhân dân xã trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.”


3
- Nguyễn Vinh Quang (2016) với đề tài “Nâng cao năng lực cán bộ thanh tra
xây dựng quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ chương trình
E.MBA, Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận văn trên tác giả đã xác định khung năng
lực, nghiên cứu về nâng cao năng lực cán bộ thanh tra xây dựng và đưa ra yêu cầu,
thực trạng năng lực cán bộ thanh tra xây dựng quận Hai Bà Trưng. Những mặt ưu
điểm, nhược điểm và hạn chế trong năng lực cán bộ thanh tra xây dựng quận Hai Bà
Trưng, thành phố Hà Nội. Qua đó tác giả đã đề xuất một số giải pháp nâng cao năng
lực cán bộ thanh tra xây dựng quận Hai Bà Trưng.
- Nguyễn Văn Phúc (2017) “Năng lực kiểm sát viên tại Viện kiểm sát nhân
dân tỉnh Sơn La” Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm
2017. Luận văn thể hiện rõ năng lực kiểm sát viên tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
Sơn La. Luận văn trên tác giả đã xác định được khung nghiên cứu để nâng cao năng
lực kiểm sát viên tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La. Tác giả đã chỉ ra những
mặt ưu điểm, nhược điểm, yêu cầu và thực trạng năng lực của kiểm sát viên tại Viện
kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng

lực kiểm sát viên tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La.
- Nguyễn Chí Kiên (2018) “Năng lực của điều tra viên tại cơ quan cảnh sát điều
tra Công an tỉnh Sơn La” Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế và chính sách, Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân năm 2018. Tác giả luận văn đã làm rõ các khái niệm cũng như
chức năng, nhiệm vụ của điều tra viên của Công an tỉnh Sơn La; phân tích thực trạng
năng lực của điều tra viên Công an tỉnh Sơn La hiện nay. Từ đó, đề ra phương hướng và
các giải pháp nâng cao năng lực điều tra viên của Công an tỉnh Sơn La đến năm 2020.
Qua nghiên cứu và tìm hiểu có rất nhiều luận văn, đề án, bài báo viết về viết
về năng lực. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể đề tài “Năng lực
báo cáo viên cấp tỉnh của tỉnh Lạng Sơn”, luận văn là độc lập, không trùng lặp
và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài hướng tới các mục đích cơ bản sau:
- Xác định được khung nghiên cứu về năng lực BCV cấp tỉnh tỉnh Lạng Sơn.
- Xác định được yêu cầu về năng lực BCV cấp tỉnh của tỉnh Lạng Sơn.


4
- Đánh giá được thực trạng năng lực đội ngũ BCV cấp tỉnh tỉnh Lạng Sơn, xác
định được ưu, nhược điểm và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế về năng lực BCV.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ BCV cấp tỉnh
của tỉnh Lạng Sơn.
Để thực hiện mục đích trên thì cần nghiên cứu và trả lời các câu hỏi sau:
- Những yếu tố cấu thành năng lực đội ngũ BCV cấp tỉnh của tỉnh Lạng Sơn?
Những yếu tố ảnh hưởng năng lực đội ngũ BCV là gì?
- Yêu cầu đối với BCV cấp tỉnh tỉnh Lạng Sơn như thế nào?
- Năng lực BCV cấp tỉnh của tỉnh Lạng Sơn đang ở mức độ nào? Có những
điểm mạnh, điểm yếu cơ bản nào?
- Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực BCV cấp tỉnh của tỉnh
Lạng Sơn.”

4. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Việc nghiên cứu luận văn nhằm thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Xác định khung nghiên cứu về năng lực BCV cấp tỉnh của tỉnh Lạng Sơn.
- Xác định yêu cầu năng lực và đánh giá thực trạng năng lực của BCV cấp
tỉnh tỉnh Lạng Sơn, tìm ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn
chế về năng lực của BCV.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực của BCV cấp tỉnh của tỉnh
Lạng Sơn.
“5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là năng lực BCV cấp tỉnh của tỉnh Lạng Sơn.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: tỉnh Lạng Sơn.
+ Về thời gian: Thời gian thu thập số liệu nghiên cứu từ năm 2016 đến
năm 2019, Điều tra sơ cấp tháng 3 đến tháng 5 năm 2019, Giải pháp đề xuất
đến năm 2023.”


5
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Khung nghiên cứu

6.2. Quy trình nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu của luận văn, quá trình nghiên cứu được thực
hiện qua các bước sau:
- Bước 1: Nghiên cứu khung lý thuyết về năng lực của BCV cấp tỉnh, từ đó
tác giả xác định khung năng lực của BCV cấp tỉnh.
- Bước 2: Thiết kế phiếu khảo sát, các tiêu chí khảo sát đưa ra dựa trên
khung năng lực BCV cấp tỉnh của tỉnh Lạng Sơn, nhằm xác định rõ yêu cầu cũng
như thực trạng năng lực của BCV cấp tỉnh của tỉnh Lạng Sơn.
Phiếu khảo sát dành cho BCV cấp tỉnh tỉnh Lạng Sơn để xác định yêu cầu

và đánh giá thực trạng năng lực của BCV cấp tỉnh.
- Mục tiêu điều tra: Đánh giá năng lực của đội ngũ BCV cấp tỉnh.
- Thời gian điều tra: Từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2019.
- Cách thiết kế phiếu điều tra: Trên cơ sở khung năng lực của đội ngũ BCV
cấp tỉnh, tác giả đã tiến hành thiết kế mẫu phiếu điều tra để xác định yêu cầu và
đánh giá năng lực của đội ngũ BCV cấp tỉnh tỉnh Lạng Sơn. Mẫu phiếu được thiết
kế chung dùng cho đối tượng đánh giá, nội dung phiếu điều tra được thiết kế tập
trung vào kiến thức về chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức, chính trị của đội
ngũ BCV cấp tỉnh (riêng trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị không thiết


6
kế trong phiếu điều tra mà lấy số liệu trực tiếp từ Quyết định thành lập và kiện toàn
đội ngũ BCV cấp tỉnh của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn). Các yếu tố cấu thành
của năng lực, được thiết kế bởi các tiêu chí năng lực khác nhau và theo thang đánh
giá từ 1 điểm – 5 điểm (trong đó:1: Rất yếu; 2: Yếu; 3: Trung bình; 4: Khá; 5: Tốt).
- Bước 3: Xác định yêu cầu và đánh giá thực trạng về năng lực của BCV
cấp tỉnh. Trên cơ sở phiếu điều tra đã thiết kế, tiến hành điều tra khảo sát 40 BCV
cấp tỉnh để làm rõ mức độ yêu cầu năng lực cũng như thực trạng năng lực của BCV
cấp tỉnh của tỉnh Lạng Sơn.
- Bước 4: Phân tích số liệu: Kết quả khảo sát được tập hợp ở các bảng so
sánh với các tiêu chí khác nhau làm căn cứ đánh giá năng lực của BCV cấp tỉnh của
tỉnh Lạng Sơn. Sau khi xác định được mức độ yêu cầu của từng năng lực và mức độ
năng lực hiện tại, từ đó xác định khoảng cách giữa hai mức độ này, tác giả sẽ tiến
hành phỏng vấn chuyên sâu lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, lãnh đạo một số Sở,
ban ngành có liên quan của tỉnh nhằm xác định nguyên nhân của những hạn chế
trong năng lực BCV cấp tỉnh của tỉnh Lạng Sơn để làm cơ sở cho các giải pháp
nâng cao năng lực BCV.
- Bước 5: Đề xuất giải pháp khắc phục điểm yếu, nâng cao năng lực của
BCV cấp tỉnh của tỉnh Lạng Sơn.

7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn chia thành 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về năng lực báo cáo viên
cấp tỉnh.
Chương 2: Phân tích thực trạng năng lực báo cáo viên cấp tỉnh của tỉnh
Lạng Sơn.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực báo cáo viên cấp
tỉnh của tỉnh Lạng Sơn.


7

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
VỀ NĂNG LỰC BÁO CÁO VIÊN CẤP TỈNH
1.1. Báo cáo viên cấp tỉnh
1.1.1. Khái niệm
BCV là những người làm công tác truyền đạt thông tin tuyên truyền trong tổ
chức đảng, đoàn thể dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng. BCV được phép phát ngôn,
thông tin chính thống những thông tin tình hình trong nước và Quốc, đồng thời là
lực lượng quan trọng trong công tác tuyên truyền, chủ lực trong đội ngũ tuyên
truyền miệng, phải đảm bảo những tiêu chuẩn nhất định và có tổ chức của cấp ủy.
“BCV của Đảng là người do cấp uỷ đảng lựa chọn và quyết định công nhận,
thực hiện công tác tuyên truyền miệng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân dưới sự
lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng; hướng dẫn, quản lý và tổ chức hoạt động của ban
tuyên giáo cùng cấp và cấp trên. Trong những trường hợp cụ thể, khi được cấp ủy
phân công, BCV là người phát ngôn của cấp ủy đảng. BCV được tổ chức từ Trung
ương đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện; quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn, đảng bộ cơ sở và tương đương” (Ban Tuyên giáo

Trung ương (2011), Quyết định số 518-QĐ/BTGTW, về việc “Ban hành Quy chế
hoạt động báo cáo viên của Đảng”).
Như vậy, BCV cấp tỉnh làm công tác tuyên truyền, được Ban Thường vụ Tỉnh ủy,
thành ủy các tỉnh quản lý. Đội ngũ BCV có trình độ chuyên môn và đảm bảo trình độ lý
luận chính trị để từ đó có hiểu biết thực tiễn; có năng lực tiếp nhận và xử lý thông tin. luôn
chủ động trong quá trình đối thoại.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của báo cáo viên cấp tỉnh

Theo quy định của Đảng, BCV cấp tỉnh có chức năng, nhiệm vụ sau:
- Cung cấp thông tin, bao gồm cả những thông tin có tính nội bộ, về tình hình
quốc tế, trong nước; phổ biến, giải thích các quan điểm, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực


8
- Phân tích, ý nghĩa chính trị của các sự kiện, các nhiệm vụ, có sức thuyết
phục cao, báo cáo viên làm rõ bản chất các sự vật, hiện tượng,
- Nắm tình hình tư tưởng dư luận xã hội đang quan tâm, từ đó định hướng tư
tưởng và hướng dẫn dư luận xã hội, góp phần xây dựng, củng cố sự thống nhất tư
tưởng sự đồng thuận trong xã hội.
- Tuyên truyền các nội dung thông tin theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy
cùng cấp và sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo cấp ủy và thực hiện quy chế hoạt
động.
1.1.3. Đặc điểm của báo cáo viên cấp tỉnh

+ Được cung cấp thông tin về tình hình thời sự và các loại tài liệu cần
thiết theo quy định; được trang bị các thiết bị phù hợp để phục vụ
+ Được trả thù lao và hưởng phụ cấp theo quy định của Nhà nước quy
định và ban hành.
+ Thực hiện theo sự phân công của cơ quan quản lý; thông tin đầy đủ,

chính xác giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn và bí mật không lộ lọt thông tin.
+ Tham gia đầy đủ các hội nghị BCV và các hoạt động BCV khi được
phân công.
1.2. Năng lực của báo cáo cáo viên cấp tỉnh
1.2.1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành năng lực của báo cáo viên cấp tỉnh
Năng lực của BCV cấp tỉnh, cũng là năng lực chung của đội ngũ BCV các
cấp đó là khả năng chuẩn bị chuyên đề, khả năng tổng hợp, phân tích và truyền đạt
thông tin bằng hình thức tuyên truyền miệng nhằm cung cấp và định hướng có hiệu
quả các thông tin .
Năng lực BCV cấp tỉnh được cấu thành bởi 3 yếu tố chính:
- Kiến thức:

Là những người trực tiếp thực hiện công tác tuyên truyền miệng của
Đảng, BCV tỉnh phải có trình độ hiểu biết nhất định về các lĩnh vực: chính trị,
tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học. Có kỹ năng phương pháp sư
phạm và nghiệp vụ tuyên truyền, nhất là tuyên truyền miệng trong hoạt động


9

tuyên truyền. đồng thời, luôn cập nhật các thông tin, sự kiện mới đang được
xã hội quan tâm.

Hình 1.1. Các yếu tố cấu thành năng lực báo cáo viên cấp tỉnh
- Kỹ năng:
+ Có khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin.
+ Có khả năng diễn đạt rõ ràng các vấn đề nêu
+ Có năng lực tự chủ trong giao tiếp, đối thoại với người nghe.
- Ý thức, thái độ làm việc
BCV tỉnh phải là những người có lập trường quan điểm đúng đắn, luôn trung

thành, gương mẫu và có mối quan hệ tốt với nhân dân.
1.2.2. Tiêu chí đánh giá năng lực của báo cáo viên
1.2.2.1. Theo kết quả đánh giá nhiệm vụ


Kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao của BCV là tiêu chí cụ thể nhất, rõ

nhất để đánh giá chất lượng đội ngũ BCV. Quá trình thực hiện nhiệm vụ, công tác
thực tế người BCV bao gồm những yếu tố cụ thể sau:
- Khối lượng
- Năng suất, hiệu quả
- Chất lượng
- Sự tín nhiệm của BCV


1.2.2.2. Theo các yếu tố cấu thành năng lực


10
- Thứ nhất, về kiến thức của BCV:
Kiến thức của BCV là mức độ hiểu biết được đánh giá theo tiêu chuẩn nhất định
thể hiện ở bằng cấp, chứng chỉ, tiêu chuẩn mà mỗi người BCV có được thông qua quá
trình đào tạo, học tập. BCV phải có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ mới đáp ứng yêu
cầu công việc, để đảm bảo thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.
- Thứ hai, về kỹ năng của BCV
“Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động
phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến
những điều kiện nhất định” (Lêvitov (1983), Tâm lý học cá nhân, tập 3, NXB Giáo
dục, Hà Nội).
“Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức đã thu nhận được trong một

lĩnh vực nào đó vào thực tiễn”

Kỹ năng là khả năng tuyên truyền miệng là tiêu chí quan trọng để đánh
giá năng lực của BCV
Ý thức đạo đức: Có phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm cao; nhiệt
tình, tâm huyết với nghề nghiệp, khiêm tốn học hỏi, gương mẫu và có mối quan hệ
tốt với mọi người. gương mẫu, gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, đoàn kết,
thân ái, nêu cao tinh thần thương yêu đồng chí, thương yêu nhân dân, lịch sự, đề cao
trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp khi thực hiện nhiệm vụ.”
Thái độ đạo đức: BCV phải có thái độ văn minh, lịch sự trong giao tiếp.
+ Phẩm chất chính trị
BCV cấp tỉnh phải là những người có lập trường quan điểm đúng đắn,
nghiêm túc thực hiện quy chế hoạt động do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ban hành.


11
Bảng 1.1. Khung năng lực BCV cấp tỉnh
TT
Năng lực
Mô tả
I VỀ KIẾN THỨC
Trình độ
1
- Có trình độ đào tạo từ đại học trở lên.
đào tạo
- Nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Kiến thức
2
- Có trình độ hiểu biết nhất định về các lĩnh vực

chuyên môn
- Biết vận dụng tâm lý học, phương pháp sư phạm
- Luôn cập nhật thông tin,
Trình độ
3
- Cao cấp hoặc cử nhân.
lý luận
II VỀ KỸ NĂNG
1
- Nội dung tuyên truyền phù hợp với chuyên môn BCV, với
Kỹ năng lựa
đặc điểm người nghe và sự điều phối.
chọn nội dung
- Lựa chọn nội dung bảo đảm tính thời sự.
Kỹ năng lựa
- Kỹ năng lựa chọn các tài liệu.
2 chọn, nghiên cứu
- Đọc, ghi chép, phân loại để xây dựng đề cương bài nói.
và xử lý tài liệu
Kỹ năng xây
- Xác định đối tượng để lựa chọn cho phù hợp
3
dựng đề cương
Kỹ năng lựa
chọn, sử dụng - Phương pháp truyền đạt thông tin cho người nghe
4
ngôn ngữ, văn hướng tới mục đích tuyên truyền bảo đảm
phong
- Khả năng trình bày các nội dung đã chuẩn bị, trình bày
Kỹ năng tiến

vấn đề rõ ràng, thuyết phục và t ạo sự tập trung chú ý của
5
hành phát biểu. người nghe;
III VỀ ĐẠO ĐỨC, CHÍNH TRỊ
- Có phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm cao;
1
Ý thức
- Gương mẫu luôn đề cao trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp
khi thực hiện nhiệm vụ.”
- Có thái độ văn minh, lịch sự, hoà nhã,
- Có lập trường quan điểm đúng đắn
2
Thái độ
- Có tính đảng, tính chiến đấu không vi phạm kỷ luật phát
ngôn.
- Nghiêm túc thực hiện quy chế hoạt động
- Có tinh thần trách nhiệm, khiêm tốn trong thực hiện
3
nhiệm vụ.
Hành vi
- Thực hiện thành tốt nhiệm vụ được giao.”
- kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái
(Nguồn: Học viên tổng hợp)


12
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực báo cáo viên cấp tỉnh
1.2.3.1. Các yếu tố thuộc về cá nhân báo cáo viên
Thứ nhất, Tự nghiên cứu thông tin của BCV. Hoạt động tuyên truyền miệng
đòi hỏi phải vận dụng các kỹ năng nghiệp vụ để bảo đảm cho các buổi truyên truyền

đạt hiệu quả cao nhất., cập nhật và rèn luyện đạo đức, phẩm chất chính trị để hoàn
chức trách được giao.
Thứ hai. Đối với mỗi BCV, đây là yếu tố quan trọng hàng đầu. BCV ở mỗi
cấp khác nhau đòi hỏi trình độ học vấn khác nhau bởi khi có học vấn, người nghe sẽ
biểu thị sự tôn trọng. Mặt khác, học vấn thể hiện sự cầu tiến và tinh thần cố gắng
phấn đấu của mỗi BCV trong việc tự rèn luyện bản thân. Do vậy khi BCV đã có nền
tảng học vấn, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thường xuyên cập nhật, bổ sung
kiến thức
Thứ ba, BCV được đúc rút qua công tác thực tiễn hoạt động tuyên truyền
miệng. Năng lực BCV phản ánh qua việc tuyên truyền miệng, kết quả, tuyên truyền
cũng phụ thuộc kinh nghiệm rút ra. Kinh nghiệm của BCV có ảnh hưởng đến hiệu
quả các bài nói.
1.2.3.2. Các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý, điều phối BCV
Tham mưu thành lập, kiện toàn đội ngũ BCV cấp tỉnh. BCV cấp tỉnh được
thành lập bởi Ban Thường vụ Tỉnh ủy phải bảo đảm các yêu cầu, tiêu chuẩn theo
hướng dẫn mà cơ quan quản lý quy định.
Công tác, điều phối BCV: Việc điều phối, sắp xếp BCV thực hiện các buổi tuyên
truyền miệng đúng chuyên ngành, đúng chuyên môn sẽ giúp cho BCV phát huy
được sở trường cũng như kiến thức chuyên ngành.
Kiểm tra đánh giá: Thông qua hoạt động này, xác định được chất lượng, hiệu
quả thực tế hoạt động của từng BCV. Từ đó có sự đánh giá khách quan.
Đào tạo, bồi dưỡng: Hàng năm quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ cho BCV sẽ tạo
tiền đề cho mỗi BCV
Chế độ đãi ngộ: Cần thường xuyên bồi dưỡng kịp thời sẽ góp phần giúp
BCV cảm thấy được trân trọng, thể hiện sự xứng đáng với công sức bỏ ra.


13
Môi trường làm việc: Nếu người BCV được trang bị đầy đủ các phương
tiên liên quan thì chất lượng các bài nói sẽ được nâng lên, góp phần thu hút sự

quan tâm của người nghe đồng thời đem hiệu quả cao cho công tác tuyên truyền
miệng.
1.2.3.3. Các yếu tố bên ngoài
Sự chỉ đạo, hoạt động của Ban Tuyên giáo Trung ương: Sự định hướng tư
tưởng, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát nội dung tuyên truyền và bồi dưỡng nghiệp
vụ hoạt động cho hệ thống BCV của Ban Tuyên giáo Trung ương có tác động
không nhỏ đến năng lực BCV.

Sự quản lý, điều phối của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: Vai trò của Ban
Tuyên giáo Tỉnh ủy là rất quan trọng, trực tiếp giúp cấp ủy chỉ đạo và quản
lý hoạt động báo cáo viên, tổ chức các hội nghị thông tin, các lớp bồi
dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ tuyên tuyền miệng; các chế độ, chính
sách với báo cáo viên; khen thưởng, động viên kịp thời các báo cáo viên có
thành tích xuất sắc,
Đặc thù kinh tế - xã hội của địa phương: Lạng Sơn là tỉnh miền núi,
biên giới phía Đông Bắc của Tổ quốc, có 11 huyện, thành phố với 226 xã,
phường, thị trấn (trong đó có 05 huyện biên giới; 21 xã, thị trấn biên giới);
dân số trên 84 vạn người với 7 dân tộc, chủ yếu là Nùng, Tày, Kinh, Dao,
Hoa, Sán Chay, Mông. Đường biên giới dài 231.74 km. Là nơi sinh sống của
nhiều dân tộc thiểu số, đời sống văn hóa khác biệt. Hiệu quả tuyên truyền
miệng để có thể đạt hiệu quả cao với người nghe có trình độ dân trí như vậy là
rất khó khăn. Do đó, yếu tố thuộc về kinh tế - xã hội của địa phương có ảnh
hưởng không nhỏ đến năng lực BCV.
1.3. Sự cần thiết nâng cao năng lực báo cáo viên cấp tỉnh
1.3.1. Báo cáo viên nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu trong tình hình
mới và hội nhập quốc tế
Đáp ứng trong tình hình mới:
Hiện nay thời kỳ công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ công nghệ thông
tin được áp dụng BCV hiện nay đã áp dụng nhiều thiết bị phục vụ cho công tác



14
tuyên truyền như máy chiếu, máy vi tính và các thiết bị hỗ trợ Bên cạnh đó, mạng
Internet phát triển cũng sẽ là một kênh để BCV tận dụng khai thác các nguồn cho
việc biên tập nội dung. có thể vận dụng và sử dụng các yếu tố đó hỗ trợ phục vụ cho
công việc.
BCVcần nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
Thời đại ngày nay, công nghệ khoa học đang phát triển toàn cầu, sự hiểu biết
các lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với sự phát triển quốc gia, dân tộc. Chính vì
vậy việc xây dựng nâng cao công tác tuyên truyền miệng cũng là một nhiệm vụ hết
sức quan trọng.
Để hội nhập quốc tế mà nền kinh tế thị trường phát triển trong khi đó
mặt trái cũng nhiều và các thế lực thù địch, phản động ngày càng gia tăng việc
chống phá ngày càng tinh vi. Do vậy BCV cần phải trang bị “Vũ khí sắc bến”
để đáp ứng với yêu cầu thực tiễn đề ra.
1.3.2. BCV tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền miệng của
Đảng bộ tỉnh
Hiện nay đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền đảm bảo các yếu tố của
BCV là nhân tố quyết định đến hiệu lực hiệu quả hoạt động công tác triển khai các
chỉ thị, nghị quyết đi vào cuộc sống; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước và các thông tin mới được bảo đảm chuyển tải đến cán bộ,
đảng viên và nhân dân chuẩn xác và được định hướng đúng đắn. Ngược lại, năng
lực BCV hạn chế sẽ làm cho những yếu tố trên không được triển khai đầy đủ,
thậm chí là sai bản chất đối với người nghe, qua đó gây ảnh hưởng tới hiệu quả
công tác tuyên truyền.Vì vậy trong thời gian tới cần nâng cao năng lực cho đội
ngũ BCV tỉnh để đáp ứng yêu cầu.
1.3.3. Trong yêu cầu công tác báo cáo viên còn hạn chế về năng lực
Hiện nay các thông tin mới đang quan tâm của dư luận chưa thực sự được
cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm và hiểu rõ, định chưa được bảo đảm… một phần
do trình độ, năng lực còn hạn chế của BCV. Do đó trong thời gian qua, việc quan

tâm đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ tuyên truyền miệng cho đội ngũ BCV
cấp tỉnh của đã được quan tâm chú trọng hơn rất nhiều.


15
1.4. Kinh nghiệm nâng cao năng lực báo cáo viên ở một số địa phương
và bài học rút ra cho tỉnh Lạng Sơn
1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực báo cáo viên ở tỉnh Bắc Giang
Nhận thức rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác tuyên truyền
miệng và hoạt động của đội ngũ BCV, tuyên truyền viên. Trong những năm
qua, tỉnh Bắc Giang đã dành sự quan tâm đến hoạt động của BCV. Cụ thể, cùng
với việc ban hành quyết định về kiện toàn đội ngũ BCV các cấp nhằm đảm bảo
về chất lượng và số lượng, tỉnh đã xây dựng khung năng lực cụ thể dành cho
BCV. Duy trì nghiêm túc việc tổ chức hội nghị BCV các cấp theo định kỳ, từ đó
định hướng tuyên truyền sâu, rộng trong toàn Đảng bộ tỉnh; hàng năm xây dựng
kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ công tác BCV. Tổ chức tổng kết hoạt động BCV,
tuyên truyền miệng hằng năm để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và phân
loại BCV. Ngoài ra, các chế độ chính sách được tỉnh quan tâm thực hiện đúng
quy định, kịp thời đến cán bộ làm công tác tuyền truyền miệng.
1.4.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực báo cáo viên ở tỉnh Yên Bái
Trong những năm qua, các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể nhân dân trong tỉnh
đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với công tác tuyên truyền miệng và đội ngũ BCV.
Ban Tuyên giáo cấp ủy trên địa bàn tỉnh đã tích cực tham mưu cho Thường trực
Tỉnh ủy ban hành Quyết định kiện toàn đội ngũ BCV. Bên cạnh việc xây dựng
khung năng lực BCV, đã chủ động tham mưu kiện toàn đội ngũ BCV và Quy chế
hoạt động của BCV; ban hành các hướng dẫn đội ngũ BCV, bảo đảm theo cơ cấu
cho theo vùng miền và hệ thống tổ chức chính trị cho phù hợp và đáp ứng đước
yêu cầu. Duy trì nghiêm túc việc tổ chức hội nghị BCV các cấp theo định kỳ;
thường xuyên mở hội nghị hoặc lồng ghép sinh hoạt chi bộ, đoàn thể, giao ban
cấp ủy, chính quyền, các cuộc họp thôn bản, tổ dân phố; hằng năm tổ chức tổng

kết, đánh giá kết quả hoạt động của BCV. Hàng năm, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
phối hợp với Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo mở lớp bồi dưỡng nghiệp
vụ cho đội ngũ BCV cấp tỉnh; phối hợp với cơ quan liên quang và chỉ đạo thường
trực cấp huyện mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho BCV. Chế độ chính sách, đãi
ngộ dành cho BCV được tỉnh đặc biệt quan tâm và coi đó là một trong những yếu


16
tố đặc biệt quan trọng để góp phần cổ vũ, động viên BCV trong thực hiện nhiệm
vụ. Đồng thời tổ chức các cuộc thi “Báo cáo viên giỏi”, “Kể chuyện về tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh”, “Bí thư chi bộ giỏi”, “Giảng viên lý luận chính trị giỏi”…
Đây là dịp để mỗi BCV giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tự bồi dưỡng, nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho BCV
1.4.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực báo cáo viên ở tỉnh Đắc Lắc
Trong nhiệm kỳ qua Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắc Lắc luôn coi trọng và phát
huy vai trò của đội ngũ BCV cấp tỉnh nhằm đưa Chỉ thị, nghị quyết và cuộc sống
và trử thành công việc thường xuyên. Cấp ủy chính quyền địa phương giao cho
cơ quan chuyên môn xây dựng được các giải pháp nâng cao năng lực của đội ngũ
BCV. Do vậy việc lựa chọn đội ngũ BCV của đỉnh đảm bảo các tiêu chí đề ra.
Hàng năm, tỉnh Đắc Lắc đã tổ chức nhiều hội nghị BCV bằng nhiều hình thức;
như tổ chức Hội ghị trực tuyến từ tỉnh đến xã, định kỳ giao ban quý, 6 tháng, 9
tháng nhằm giảm thiều việc đại biểu đi lại mà thông tin được triển khai đến đảng
viên cơ sở.. Qua đó tạo điều kiện để đội ngũ BCV, có điều kiện triển khai sâu
rộng cho nhiều đối tượng trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, tỉnh Đắc Lắc cũng đặc biệt
quan tâm đến những yếu tố khác như xây dựng được khung năng lực của BCV,
quan tâm đến công tác đào tạo bồi dưỡng, đánh giá hoạt động của đội ngũ
BCV… Chính vì vậy động đội ngũ BCV tỉnh Đắc Lắc được đánh giá đạt chất
lượng hiệu quả cao và là mô hình cho nhiều địa phương đến học tập và trao đổi
kinh nghiệm.
1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Lạng Sơn

Qua tham khảo những của tỉnh Bắc Giang và tỉnh Đắc Lắk, Cấp ủy tỉnh Lạng
Sơn rút ra một số bài học nhằm nâng cao năng lực BCV cấp tỉnh như sau:
- Một là, căn cứ vào các văn bản và tình hình thực tế của địa phương mà kiện
toàn đội ngũ BCV đảm bảo cơ cấu, phù hợp theo tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư
(khóa X) về “Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên
truyền miệng trong tình hình mới” coi đây là nhiệm vụ trọng tâm về công tác tư
tưởng của Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn; hoạt động BCV là nhiệm vụ của toàn Đảng, của
cả hệ thống chính trị. Phát huy vai trò, trách nhiệm của hệ thống chính trị các cấp


×