Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Phát triển chuỗi cung ứng của công ty Cổ phần sữa TH trong nền kinh tế số (Luận văn thạc sĩ0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN SỮA TH TRONG NỀN KINH TẾ SỐ

Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại

TRẦN THỊ THU HUYỀN

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Phát triển chuỗi cung ứng
của Công ty cổ phần Sữa TH trong nền kinh tế số
Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Kinh doanh thƣơng mại
Mã số: 83.40.121

Họ và tên: TRẦN THỊ THU HUYỀN
Người hướng dẫn: PGS, TS TRẦN THỊ NGỌC QUYÊN

Hà Nội - 2019



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng
dẫn khoa học của PGS, TS Trần Thị Ngọc Quyên. Các nội dung nghiên cứu, kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kì hình thức nào trước đây.
Những số liệu trong bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được
chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Tôi xin chịu trách nhiệm cá nhân về luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2019
Tác giả

Trần Thị Thu Huyền


ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iv
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................v
DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG ANH................................................................. vi
DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ............................................................................ vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ NỀN KINH
TẾ SỐ .........................................................................................................................7
1.1. Tổng quan về nền kinh tế số ......................................................................................... 7
1.1.1. Bối cảnh phát triển và khái niệm nền kinh tế số ...........................................7
1.1.2. Đặc điểm của nền kinh tế số .......................................................................10
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế số .....................12
1.1.4. Vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế số ...........................................16

1.2. Tổng quan về chuỗi cung ứng ....................................................................................17
1.2.1. Khái niệm và nhiệm vụ của chuỗi cung ứng ..............................................17
1.2.2. Mô hình chuỗi cung ứng .............................................................................19
1.2.3. Thành phần của chuỗi cung ứng .................................................................19
1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của chuỗi cung ứng .........................20
1.3. Chuỗi cung ứng trong nền kinh tế số .........................................................................22
1.3.1. Đặc điểm của chuỗi cung ứng trong nền kinh tế số ....................................22
1.3.2. Ảnh hưởng của nền kinh tế số đến chuỗi cung ứng....................................23
1.3.3. Thực tiễn phát triển chuỗi cung ứng sữa tại một số quốc gia .....................29
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CP SỮA
TH TRONG NỀN KINH TẾ SỐ ...........................................................................35
2.1. Giới thiệu về công ty CP sữa TH ...............................................................................35
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................35
2.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh .....................................................................................37
2.1.3. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................39
2.1.4. Lĩnh vực hoạt động .....................................................................................40


iii
2.2. Phân tích chuỗi cung ứng của công ty CP sữa TH....................................................44
2.2.1. Mô hình chuỗi cung ứng của công ty CP sữa TH.......................................44
2.2.2. Quy trình hoạt động của chuỗi cung ứng của công ty CP sữa TH .............46
2.2.3. Những nhân tố tác động đến chuỗi cung ứng của CTCP sữa TH trong bối
cảnh nền kinh tế số................................................................................................60
2.3. Đánh giá Chuỗi cung ứng của CTCP sữa TH trong bối cảnh nền kinh tế số ..........67
2.3.1. Kết quả đạt được .........................................................................................67
2.3.2. Hạn chế .......................................................................................................70
CHƢƠNG 3: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CỦA TH VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG CÔNG TY CP SỮA TH TRONG
NỀN KINH TẾ SỐ ..................................................................................................74

3.1. Xu hướng phát triển của ngành sữa Việt Nam trong bối cảnh kinh tế số ................74
3.2. Chiến lược phát triển của công ty CP sữa TH giai đoạn 2015-2025 .......................77
3.2.1. Tăng thị phần chiếm lĩnh thị trường ...........................................................77
3.2.2. Tăng giá trị nguồn cung ứng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng ............................................................................................................77
3.2.3. Tập đoàn TH và chiến lược phát triển sạch vì sức khỏe cộng đồng ...........79
3.3. Một số giải pháp phát triển chuỗi cung ứng CTCP sữa TH trong nền kinh tế số ...80
3.3.1. Quản trị chuỗi cung ứng .............................................................................80
3.3.2. Các hoạt động của chuỗi cung ứng .............................................................83
3.3.3. Xây dựng và quản trị các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng ....................87
3.3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào chuỗi cung ứng ...................................92
KẾT LUẬN ..............................................................................................................94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................95
PHỤ LỤC .................................................................................................................97


iv
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường
Đại học Ngoại Thương đã tạo điều kiện cả về thời gian và tinh thần cho học viên;
tới Ban chủ nhiệm Khoa Sau Đại học và toàn bộ đội ngũ cán bộ Khoa Sau Đại học
–trường Đại học Ngoại Thương vì những hỗ trợ, giúp đỡ cần thiết cho học viên
trong thời gian học tập cũng như thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS, TS Trần Thị Ngọc Quyên đã tận
tình hướng dẫn, chỉnh sửa nội dung luận văn tốt nghiệp này trong suốt quá trình từ
xây dựng tên đề tài, hoàn thiện đề cương sơ bộ cho đến khi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Công ty cổ phần TH True Milk đã cung cấp nhiều
thông tin và tài liệu tham khảo giúp tôi thực hiện được đề tài.
Cuối cùng, tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

Trân trọng cám ơn.

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2019
Tác giả

Trần Thị Thu Huyền


v
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nghiên cứu này nhằm phân tích mô hình chuỗi cung ứng, phân tích thực
trạng hoạt động của chuỗi cung ứng, tìm hiểu và nêu ra những ứng dụng kỹ thuật và
công nghệ xuyên suốt chuỗi cung ứng của công ty Cổ phần sữa TH. Nghiên cứu này
cũng chỉ ra và đánh giá ưu, nhược điểm của chuỗi cung ứng và việc ứng dụng kỹ
thuật và công nghệ vào chuỗi cung ứng. Từ ưu, nhược điểm trên thì tác giả đưa ra
các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng và hoạt động kinh
doanh của công ty trong nền kinh tế kỹ thuật số.


vi
DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG ANH

Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

IT


Information technology Công nghệ thông tin

AI

Artificial Intelligence

Trí tuệ nhân tạo

IoT

Internet of things

Vạn vật kết nối

ML

Machine Learning

Máy học

DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

Từ viết tắt

Tiếng Việt

CMCN 4.0

Cách mạng công nghiệp 4.0


Kinh tế số

Kinh tế kỹ thuật số

TH True Milk

Công ty Cổ phần sữa TH

CNTT

Công nghệ thông tin

VNCERT

Trung tâm ứng cứu sự cố máy tính Việt Nam

DN

Doanh Nghiệp

CN

Công nghệ

CTCP

Công ty Cổ phần


vii

DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ
Bảng 2.1: Tình hoạt động sản xuất kinh doanh của TH True Milk giai đoạn
2016-2018 ........................................................................................................ 42
Bảng 2.2: Một số nhà cung cấp chính của TH True Milk ......................................... 50
Bảng 2.3: Tỉ lệ giao hàng của các nhà cung ứng ....................................................... 51
Bảng 2.4: Tình hình thanh toán cho các nhà cung cấp ............................................. 52
Hình 1.1: Đặc điểm của nền kinh tế kỹ thuật số ....................................................... 10
Hình 1.2: Mô hình chuỗi cung ứng ........................................................................... 19
Hình 1.3: Mô hình chuỗi cung ứng Công ty Abbott Hoa Kỳ ................................... 29
Hình 1.4: Quy trình sản xuất và phân phối của công ty Abbott Hoa Kỳ .................. 30
Hình 1.5: Mô hình chuỗi cung ứng sữa của Newzealand ......................................... 32
Hình 1.6: Quy trình xử lý sản xuất sữa của Newzealand .......................................... 33
Hình 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức công ty CP sữa TH .............................................. 39
Hình 2.2: Các sản phẩm sữa của Công ty CP sữa TH (2018) ................................... 41
Hình 2.3: Mô hình chuỗi cung ứng của Công ty CP sữa TH (2018) ........................ 44
Hình 2.4: Quy trình hoạt động chuỗi cung ứng của công ty CP sữa TH 2018 ......... 46
Hình 2.5: Vai trò của hệ thống siêu thị trong hệ thống phân phối của công ty CP sữa
TH (2018) ..................................................................................................................57
Hình 2.6: Hệ tthống kênh phân phối của công ty CP sữa TH (2018) ....................... 58
Hình 2.7: Hệ thống quản lý Cloud DMS của công ty CP sữa TH ............................ 66


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường sữa Việt Nam là một trong những thị trường có tốc độ phát triển
rất nhanh với nhiều doanh nghiệp lớn trong nước và các công ty đa quốc gia. Để có
một ly sữa đến với tay người tiêu dùng không chỉ đơn giản là một vài thao tác, một
vài công đoạn... mà là cả một chu trình một chuỗi các hoạt động đa dạng, phức tạp,
và ẩn chứa không ít rủi ro. Tuy nhiên, tổng sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước

mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Nhiều doanh nghiệp đã thất bại tuy nhiên cũng có nhiều công ty thu về không ít
thành công nhờ có phương pháp vận hành tốt chuỗi cung ứng của mình. Công ty cổ
phần sữa TH True Milk là một ví dụ điển hình trong số đó trong đó việc chuỗi cung
ứng là động lực nền tảng dẫn đến thành công của doanh nghiệp.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) diễn ra, các doanh nghiệp cần
phải thay đổi mạnh mẽ với sự tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong sản xuất, kinh
doanh và quản lý của doanh nghiệp. Trong CMCN 4.0, khái niệm Kinh tế kỹ thuật
số được đề cập đến là một nền kinh tế dựa trên các công nghệ kỹ thuật số, đó là Trí
tuê nhân tạo (AI), vạn vật kết nối (IoT), và Dữ liệu lớn (Big Data). Nền kinh số phát
triển đã mở đường cho sự đổi mới và phát triển trên toàn cầu và mở ra vô số cánh
cửa cho ngành công nghiệp công nghệ cao. Trí tuệ nhân tạo với máy học (machine
learning) ngày càng phức tạp, các công cụ có thể cuối cùng đưa ra quyết định tốt
hơn cả những bộ óc của các nhà quản lý chuỗi cung ứng tốt nhất. Mọi quy trình,
công đoạn trong chuỗi cung ứng đang trở nên số hóa với việc tự động hóa; mọi thứ
và mọi người đều được kết nối và chia sẻ qua điện toán đám mây, mọi dữ liệu đều
có sẵn trực tiếp với nguồn dữ liệu lớn liên tục cập nhật. Do vậy, nền kinh tế kỹ thuật
số sẽ thay đổi chuỗi cung ứng từ việc thiết kế, lập kế hoạch, sản xuất, vận chuyển và
vận hành, việc vận hành và quản trị chuỗi cung ứng, đây là xu hướng tất yếu đối với
bất cứ quốc gia nào, ngành nào, doanh nghiệp nào nếu không muốn tụt hậu lại phía sau.
Chuỗi cung ứng ngành sữa còn được gọi là “từ đồng cỏ đến bàn ăn” là một
chuỗi cung ứng khép kín và phức tạp từ việc chăn nuôi, vắt sữa bò đến phân phối
sản phẩm, người chăn nuôi bò sữa tuân thủ các yêu cầu xử lý và xử lý nghiêm ngặt


2
để đảm bảo rằng người tiêu dùng được hưởng sữa tươi và an toàn nhất có thể. Khi
việc lựa chọn các sản phẩm sữa trên thị trường trở nên đa dạng hơn bao giờ hết,
chuỗi cung ứng chỉ trở nên ngày càng phức tạp, đòi hỏi tốc độ và độ chính xác cao
hơn trong suốt chuỗi cung ứng. Những tiến bộ kĩ thuật gần đây trong việc theo dõi

các công nghệ và giải pháp thu thập dữ liệu đã khiến chuỗi cung ứng sữa trở nên dễ
theo dõi hơn bao giờ hết. Đồng thời nền kinh tế số cũng đòi hỏi cao hơn trong việc
định hướng, quản lý và vận hành chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp hiện nay đang
đối mặt với thách thức về tài chính, trình độ nhân lực cao để có thể phát huy tối đa
lợi thế trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Trong ngành sữa Việt Nam, Công ty CP sữa TH là một doanh nghiệp trẻ và
đi đầu trong việc áp dụng công ngh xuất phát từ nhu cầu thực hay không,
nếu không thì hạn chế những đơn hàng ảo này bằng cách có một đội ngũ nhân viên
kinh doanh theo dõi tư vấn nhu cầu đặt hàng cho nhà phân phối.
- Bên cạnh các ưu đãi cho nhà phân phối thì công ty CP sữa TH cũng phải
xây dựng chương trình khuyến mãi kéo cho người tiêu dùng: Để mạnh mạnh hoạt
động bán hàng, giảm tồn kho cho nhà phân phối công ty nên chú trọng các chương
tình hỗ trợ bán hàng như tặng quà khi mua sản phẩm cho người tiêu dùng và một số
chương trình giảm giá khác để kích thích nhu cầu thực.
3.3.3. Xây dựng và quản trị các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng
Quản lý mối quan hệ với các nhà cung cấp
Chất lượng sản phẩm với giá cả cạnh tranh, ổn định được khách hàng đặc
biệt quan tâm. Vai trò của các nhà cung cấp là rất quan trọng để đảm bảo đáp ứng
cho nhu cầu của khách hàng vì có nguồn nguyên liệu đầu vào tốt mới có thể làm ra
sản phẩm có chất lượng, có nhà cung cấp chiến lược mới có thể đảm bảo được giá
bán ổn định tạo điều kiện cho Công ty xây dựng được một cơ cấu giá thành hợp lý,
lâu dài. Vì vậy, việc xây dựng các chính sách phát triển các nhà cung cấp là điều
cần thiết bằng những hành động cụ thể sau:


88
- Tạo những chính sách ưu đãi đối với các nhà cung cấp có quá trình hoạt
động tốt và lâu dài:
Với các nhà cung cấp đã có quan hệ hợp tác lâu dài và họ đã thực hiện tốt
các đơn hàng đã ký, Công ty cần có những cam kết mua hàng đặc biệt nhằm thắt

chặt mối quan hệ đồng thời tạo sự tin tưởng lẫn nhau trong quá trình hoạt động.
Ký hợp đồng: thiết lập các hợp đồng dài hạn cho một số các mặt hàng, dịch
vụ với các nhà cung cấp có năng lực tốt, có kinh nghiệm về mặt hàng, dịch vụ đó.
Như vậy, công ty cũng tiết kiệm được chi phí, thời gian, nhân lực trong việc tổ chức
lại đấu thầu.
- Liên lạc thường xuyên và cập nhật với nhà cung cấp những thay đổi trong
nhu cầu hàng hóa của mình, điều này sẽ giúp họ thích nghi và chuẩn bị hàng hóa
cho những thay đổi của công ty
- Tìm kiếm các nhà cung cấp trong nước để nội địa hóa sản phẩm và rút ngắn
thời gian giao hàng.
- Tiếp tục tìm kiếm và phát triển các đối tác mới nhằm tạo sự cạnh tranh:
Việc tìm kiếm và phát triển các nhà cung cấp mới cũng là điều cần thiết phải
làm để tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà cung cấp, tránh xảy ra trường hợp
độc quyền, làm giá… của các nhà cung cấp. Tuy nhiên, đối với các đối tác mới,
Công ty cần phải nghiên cứu thật kỹ về hồ sơ nguồn gốc công ty, tư cách pháp
nhân, doanh số bán, thị trường đang hoạt động. Việc lựa chọn các đối tác mới cũng
tùy thuộc vào từng loại hàng hóa, thiết bị, dịch vụ mà Công ty cần đặt mua.
- Xây dựng các nhóm mặt hàng chiến lược để phát triển nhà cung cấp tiềm năng:
Việc phát triển các nhà cung cấp tiềm năng là một vấn đề cần được thực hiện
nhanh chóng vì nó sẽ giúp cho Công ty thu được nhiều ưu đãi như giá cả, thời hạn
giao hàng, chất lượng…
Quản lý mối quan hệ khách hàng
* Hiểu rõ khách hàng - Xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng
* Giao tiếp với khách hàng: Theo dõi mọi hoạt động giao dịch


89
* Xác định khách hàng mục tiêu:
- Xây dựng mối quan hệ khách hàng theo chiến lược chuỗi cung ứng mà
công ty đã chọn trong giai đoạn hiện tại thì công ty cần phải phân loại khách hàng

những khách hàng nào là khách hàng rất quan trọng, khách hàng nào là quan trọng,
khách hàng nào là khá quan trọng, hay khách hàng tiềm năng… để từ đó công ty
xây dựng mối quan hệ nào cho phù hợp.
- Nhân viên bán hàng phải có được thái độ tốt với khách hàng. Một nhân
viên luôn biết lắng nghe yêu cầu, cởi mở, trung thực sẽ luôn tạo được thiện cảm tốt
với khách hàng, ngược lại khách hàng cũng luôn mong muốn được tiếp xúc với
những nhân viên như vậy. Do đó tăng cường đào tạo huấn luyện các kỹ năng bán
hàng cho đội ngũ nhân viên kinh doanh.
- Luôn giữ liên lạc với khách hàng, email cho họ thường xuyên kèm theo một
thông cáo về sản phẩm, chương trình khuyến mại để họ nắm bắt kịp thời thông tin
bán hàng.
- Thường xuyên có những chính sách ưu đãi kèm với mức chiết khấu hấp dẫn
để thu hút thêm các khách hàng mới và củng cố các đối tác cũ.
- Thường xuyên theo dõi lượng hàng tồn kho tại khách hàng để có các chính
sách hỗ trợ nhà phân phối bán hàng, tăng doanh thu và tiền thưởng cho nhà phân phối.
- Thường xuyên kiểm tra đánh giá hoạt động của các nhà phân phối, đại lý để
tiếp tục phát triển các nhà cung ứng có uy tín và điều chỉnh kịp thời các thiếu sót.
Việc kiểm tra đánh giá hoạt động của các nhà phân phối, đại lý có thể được
lồng ghép qua quá trình theo dõi thực hiện các đơn hàng, tuy nhiên, chúng sẽ không
đưa ra những nhận xét về ưu khuyết điểm khái quát và chung nhất cho từng nhà
cung ứng trong một chuỗi thời gian dài.
Tác giả đề xuất cần xây dựng một bảng tiêu chí đánh giá nhà cung ứng, hỗ
trợ các nhà phân phối, đại lý có khả năng bán hàng cao, doanh số cao và phát triển
các nhà phân phối, đại lý có tiềm năng phát triển. Các nhà phân phối hiện nay nếu
không đủ điều kiện thì chuyển xuống làm đại lý cấp 1 cho nhà phân phối trong khu
vực đồng thời điều chỉnh các chính sách với nhà phân phối, với đại lý.


90
Triển khai chương trình quản lý xuất - nhập - tồn xuống từng nhà phân phối

để một mặt Công ty kiểm soát chặt chẽ, kịp thời hoạt động kinh doanh đồng thời hỗ
trợ công tác đặt hàng, giao hàng kịp thời cho nhà phân phối.
- Tổ chức hội nghị khách hàng hằng năm (Đối với khách hàng tiềm năng) để
củng cố mối quan hệ, giao lưu kinh nghiệm bán hàng, tuyên dương những khách
hàng có doanh số cao, có đóng góp lớn vào sự phát triển thị trường của TH.
- Bộ phận dịch vụ khách hàng nắm rõ thông tin khách hàng như: Ngày thành
lập, ngày sinh nhật chủ nhà phân phối hoặc người đứng đầu đối tác để gửi thiệp
chúc mừng và các chính sách ưu đãi đi kèm để đối tác luôn nhớ đến TH và củng cố
mối quan hệ hơn nữa
Đầu tư lớn và bài bản vào nguồn nguyên liệu sữa tươi của công ty: Nguồn
cung cấp sữa là khâu quan trọng nhất, vì vậy, một chuỗi cung ứng chuyên nghiệp và
hiện đại cần có quy trình kiểm tra chặt chẽ về chất lượng, nguồn gốc nguyên liệu
phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và minh bạch về tất cả các thông tin.
Mở rộng nhà máy nhằm tăng năng suất đáp ứng nhu cầu phát triển dài hạn
của thị trường, tối ưu hóa công suất của các nhà máy hiện có, đầu tư xây dựng thêm
nhà máy hiện đại nhằm duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn
quốc tế.
Xây dựng một chiến lược truyền thông thương hiệu tích hợp. Không sử dụng
tiếp thị đại trà, tăng cường kết nối thương hiệu của công ty trên từng điểm tiếp xúc
(khách hàng, nhà đầu tư,…) các chiến lược truyền thông cần được thử nghiệm với
khách hàng trước khi tung ra thị trường.
Hoàn thiện kênh phân phối để sản phẩm có thể đến tay người tiêu dùng nhiều
hơn, thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm: Mở rộng khu vực phân phối qua đặt
hàng trực tiếp tại các tỉnh thành để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra,
Công ty CP sữa TH cũng nên mở rộng kênh phân phối trong và ngoài nước; đẩy
mạnh phân phối hàng vê khu vực nông thôn.
Thực hiện các chính sách riêng cho các kênh phân phối. Đặc biệt xây dựng
được các chương trình ưu đãi khuyến khích tiêu dùng cho kênh thương mại điện tử.
Đây là bước không thể thiếu để phát triển chuỗi cung ứng trong nền kinh tế số.



91
Liên kết với các ngân hàng, tích hợp chức năng thanh toán trực tuyến trên hệ
thống website.
Thực hiện các chương trình đào tạo nguồn lao động hiện thời nhằm nâng cao
chất lượng lao động đáp ứng được sự phát triển theo nền kinh tế số. Đồng thời tìm
kiếm và đào tạo thêm các tài năng trẻ trong nước.
Nghiên cứu và đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải hiện đại ứng dụng
công nghệ kỹ thuật số là một công việc cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất,
hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng, hơn nữa đây là hành động bảo vệ môi
trường sống, đem lại niềm tin của người tiêu dùng
Nghiên cứu ứng dụng hệ thống bán hàng tự động trên toàn quốc. Trong nền
kinh tế kỹ thuật số, may móc dần thay thế con người trong các khâu của chuỗi cung
ứng. Hiện nay chưa có Doanh nghiệp sữa nào thực hiện được thành công việc đặt
các điểm bán hàng tự động phục vụ người tiêu dùng. Nếu Công ty CP sữa TH thực
hiện được điều này sẽ mang lại nhiều lợi thế trong kinh doanh của Công ty CP sữa TH
Đa dạng hóa sản phẩm: Để nâng cao sức cạnh tranh của mình, Công ty CP
sữa TH cũng cần đầu tư nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới, đáp ứng nhu
cầu sản phẩm dinh dưỡng cho người tiêu dùng.
Nghiên cứu và tìm ra giải pháp công bố một cách hiệu quả chất lượng, thông
tin thành phần của sản phẩm trên hệ thống thông tin giúp người tiêu dùng có thể dễ
dàng tra cứu. Đồng thời xây dựng cách kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm
một cách minh bạch và công khai.
Xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng trực tuyến có thể ứng dụng trí tuệ
nhân tạo như trả lời tự động hỗ trợ tối đa người tiêu dùng cũng như tiết kiệm thời
gian và nhân lực cho công ty.
Xây dựng và đưa ra ứng dụng kiểm tra sản phẩm như công nghệ QR code, in
3D,.. giúp người tiêu dùng tránh mua phải những sản phẩm giả mạo, kém chất
lượng. Thực hiện tốt quản lý, bảo quản sản phẩm nhằm nâng cao hình ảnh thương
hiệu và trách nhiệm xã hội.



92
3.3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào chuỗi cung ứng
Hiện tại công ty đang triển khai áp dụng hệ thống quản lý doanh nghiệp ERP
R12 giai đoạn đầu nên mới chỉ kiểm soát và giảm thiểu thủ tục giấy tờ và quản lý hệ
thống tồn kho bán hàng.
Để nâng cao chất lượng dịch vụ giải thiểu tối đa chi phí hệ thống và chi phí
vận tải TH True Milk nên nhanh chóng triển khai tiếp ERP R12 giai đoạn tiếp theo
nhằm kiểm soát tốt hơn chi phí hệ thống (Hệ thống ERP tính luôn chi phí vận tải
căn cứ vào khối lượng trên đơn hàng).
Ứng dụng RFID vào quản lý chuỗi cung ứng: công nghệ RFID (Radio
Frequency Identification - nhận dạng tần số sóng vô tuyến) được các nhà quản trị
xem là một giải pháp hữu ích trong việc quản lý chuỗi cung ứng, ứng dụng công
nghệ vào quản lý chuỗi cung ứng giúp các doanh nghiệp giải quyết tốt việc lên kế
hoạch sản xuất, mua hàng, tồn kho, quản lý kho, giao và vận chuyển hàng hóa…,
ứng dụng công nghệ vào quản lý này giúp giảm lượng hàng tồn kho xuống còn 520%, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động 15-40%. Chi phí chuỗi cung
ứng chiếm 30-60% giá bán của các sản phẩm hàng tiêu dùng. Do vậy, việc sử dụng
hệ thống quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ góp phần làm giảm chi phí hoạt động
của các doanh nghiệp.
Ứng dụng phần mềm quản lý chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp (SCM) vào
TH. Quản lý dây chuyền cung cấp (Supply Chain) được định nghĩa là quá trình từ
lúc doanh nghiệp tìm kiếm, thu mua nguyên vật liệu đầu vào, sản xuất/chế biến ra
sản phẩm, và đưa sản phẩm đó đến tay khách hàng. Nói chung hệ thống phần mềm
quản lý chuỗi cung ứng SCM là tập hợp các công cụ quản lý các công việc từ lập kế
hoạch mua nguyên vật liệu, lựa chọn nhà cung cấp, đưa ra các quy trình theo đó nhà
cung cấp sẽ phải tuân thủ trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp, lập
kế hoạch cho lượng hàng sản xuất, quản lý quá trình giao hàng bao gồm quản lý kho
và lịch giao hàng, cho đến quản lý hàng trả lại và hỗ trợ khách hàng trong việc nhận
hàng. Phần mềm quản lý chuỗi cung ứng là đề cập đến một loạt các công cụ được

thiết kế để kiểm soát quá trình kinh doanh, thực hiện các giao dịch cung cấp nguyên
liệu/hàng hóa theo chuỗi, và quản lý mối quan hệ với các nhà cung cấp. Các chức


93
năng của phần mềm SCM là rất đa dạng tùy theo nhu cầu ứng dụng theo đặc thù
hoạt động của của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, có thể kể ra các tính năng thông
thường bao gồm: thực hiện đơn đặt hàng (order fullfilment), vận chuyển
(shipping/TMS), kiểm kê hàng tồn kho (inventory), Hệ thống quản lý kho (warehouse
Management System - WMS), quản lý nguồn cung ứng (supplier sourcing).
Một số phần mềm SCM được trang bị chức năng tiên tiến. Ví dụ chức năng
dự báo thị trường giúp các công ty kiểm soát được các biến động về nguồn cung cầu
bằng cách sử dụng các thuật toán phức tạp, chức năng phân tích tiêu thụ
(consumption analysis) để đánh giá khách hàng qua lịch sử giao dịch mua bán...
Phần mềm chuỗi cung ứng nếu được triển khai thành công sẽ một bộ công cụ vô giá
cho công ty trong việc tối ưu hóa hiệu quả sản xuất và lập kế hoạch cho tương lai.
Công ty cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý bán hàng DMS (quản lý online) và
hoàn thiện hệ thống đánh giá cho lực lượng bán hàng và nhà phân phố.


94
KẾT LUẬN
Trên đây tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các hoạt động của chuỗi
cung ứng của công ty CP sữa TH theo xu hướng của nền kinh tế kỹ thuật số. Phát
triển chuỗi cung ứng trong nền kinh tế kĩ thuật số là một công việc khó khăn, tốn
kém về tiền bạc và thời gian, đòi hỏi sự quyết tâm cao độ và bền bỉ của lãnh đạo
công ty và sự cố gắng của toàn bộ nhân viên trong công ty nhằm nâng cao hiệu quả
của hoạt động kinh doanh cũng như nâng cao vị thế của công ty trên thị trường.
Để thực hiện được điều này công ty phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá
đầy đủ chính xác mọi hoạt động trong chuỗi cung ứng, các ưu điểm, nhược điểm

của công ty bằng những đánh giá vi mô và vĩ mô, đồng thời tìm ra những giải pháp
phát triển chuỗi cung ứng mang lại cả hiệu quả kinh tế và sức mạnh tinh thần công ty.
Chuỗi cung ứng áp dụng kỹ thuật số sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh rất lớn cho
công ty trên thị trường. Phát triển bắt đầu từ việc phát triển sản phẩm mới, marketing/
bán hàng, sản xuất, phân phối và dịch vụ theo xu hướng CMCN 4.0. Việc này đòi hỏi
phải có sự tham gia, phối hợp một cách đồng bộ của các bộ phận trong chuỗi.
Đối với các công ty Việt Nam nói chung, chuỗi cung ứng có vai trò rất to
lớn, bởi không chỉ giải quyết cả đầu ra, đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu
quả mà còn mang lại những giá trị vô hình cho doanh nghiệp. Nhờ có thể tối ưu hóa
bằng các ứng dụng công nghệ kĩ thuật số chuỗi cung ứng có thể giúp tiết kiệm chi
phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp đồng thời nâng cao vị thế của
doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp đã bước đầu gặt hái
thành công lớn nhờ biết áp dụng giải pháp, công nghệ, kĩ thuật số thích hợp, nhưng
cũng có những doanh nghiệp tụt hậu lại phía sau do những tư duy, tư tưởng bảo thủ,
không tiếp thu hoặc ứng dụng một cách không đúng công nghệ kĩ thuật. Nền kinh tế
số đang đóng vai trò then chốt trong việc phát triển chuỗi cung ứng một cách hiệu
quả nhất.


95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1.

A. Toffler, Làn sóng thứ 3, NXB Thông tin lí luận, 1992;

2.

Bộ Công Thương, Tài liệu Diễn đàn CMCN 4.0,11/4/2017;


3.

Burlaxki F.M, Tư duy mới: đối thoại và nhận định về cách mạng công nghệ
trong cải cách của chúng ta, NXB. Chính trị, 2009.

4.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Báo cáo cạnh tranh toàn cầu, 2017

5.

Đoàn Thị Hồng Vân, Quản trị cung ứng, NXB Thống kê, 2002;

6.

Ganeshan và Harrison, Giới thiệu về quản trị chuỗi cung ứng, Đại học Penn
State, Đại học Park, PA, 1995;

7.

Lương Việt Hải, Hiện đại hóa xã hội trong thời đại cách mạng khoa học - kĩ
thuật, Matxcơva: Tủ sách lí luận, 1997;

8.

Lương Việt Hải, Hiện đại hóa xã hội - một số vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB.
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001;

9.


Michael.E.Porter, Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia, dịch giả Nguyễn Ngọc
Toàn, NXB TP HCM, 1990;

10. Nguyễn Tuyết Mai, Supply Chain Management - Quản Lý Chuỗi Cung Ứng, 2007;
11. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Ban Kinh tế TW và Tổ chức Liên
hợp quốc tại Hà Nội, Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và những vấn đề đặt ra đối
với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, Tài liệu Hội thảo Khoa học, 2016;
12. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Phát triển nền kinh tế số nhìn từ
kinh nghiệm một số nước châu Á và hàm ý đối với Việt Nam, Chuyên đề 4, 2018;
13. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Phát triển nền kinh tế số: Kinh
nghiệm của Trung Quốc Và hàm ý chính sách cho Việt Nam, Chuyên đề 5, 2018
14. Ủy ban khoa học công nghệ môi trường của Quốc hội, Khoa học và công nghệ
với DN Việt Nam trong CMCN 4.0, 2018;
15. />

96
Tiếng Anh
1.

Accenture Consulting, Manning the Mission for Advanced Manufacturing: New
Demands on Talent in Singapore’s Energy, Chemicals and Utillities Industries,
2017;

2.

Mentzer John T., William DeWitt, James. Keebler, Soonhong Min, Nancy Ư.
Nix, Carlo D.Smith, Xach G. Zacharia, Defining suooly chain management ?, A
crilical Review of Definitions, Frameworks and Terminology, Journal of
Managenment Policy and Practice, vol.11, 2001;


3.

Martin Christopher, Logistics and Supply Chain Management, 1992;

4. Ivan Anatol’yevich Bliznets, Aleksandr Amiranovich Kartskhiya, Mikhail
Guramovich Smirnov, Technology Transfer in Digital Era: Legal Environment,
Journal of History Culture and Art Research, 2018.
5.

Katherine V.Schinasi, Do can helps contribute more to weapon system
program, 1998;

6.

Kate Vitasek, Supply Chain Visions, 2005;

7.

Klaus Schwab, The Fourth Industrial Revolution; Geneva: WEF, 2016;

8.

David Taylor, Ph.D., Supply Chain A Manager's Guide, Addison Wesley
Publisher, 2003;

9.

Devezas, T, Leitao, J & Sarygulov, A (eds), Indutry 4.0: entrepreneurship,
structural change in the new digital landscape, Springer, Switzerland, 2017;


10. Lambert, Stock and Elleam, Fundaments of Logistics Management, Boston
MA: Irwin/McGraw-Hill, c.14, 1998
11. Nur Haziqah A Malek, ASEAN backup needed to face Industry 4.0, the
Malaysian Reserve, May 2nd 2018.
12. Chopra Sunil and Pter Meindl, Supplychain management: strategy, planing
and operation, Upper Saddle Riverm NI: Prentice Hall, c.1, 2001;
13. />

97
PHỤ LỤC

Đàn bò của TH đƣợc nhập khẩu từ New Zealand (2018)
Nguồn: Công ty CP sữa TH

Thu hoạch ngô bằng máy móc tại vùng nguyên liệu vùng dự án
của Trang trại bò sữa TH (2018)
Nguồn: Công ty CP sữa TH


98

Chuyên gia nƣớc ngoài kiểm tra thức ăn cho đàn bò trang trại TH True Milk
(2018)
Nguồn: Công ty CP sữa TH

Hệ thống chuồng trại của TH True Milk (2018)
Nguồn: Công ty CP sữa TH



99

Hệ thống vắt sữa của TH True Milk (2018)
Nguồn: Công ty CP sữa TH

Nhà máy chế biến của Công ty CP sữa TH (2018)
Nguồn: Công ty CP sữa TH


100

Dây chuyển sản xuất sữa hiện đại của TH True Milk (2018)
Nguồn: Công ty CP sữa TH

Chuỗi của hàng Truemart (2018)
Nguồn: Công ty CP sữa TH


101

Đoàn xe giao hàng của tập đoàn TH (2018)
Nguồn: Công ty CP sữa TH

TH True Milk tại siêu thị (2018)
Nguồn: Công ty CP sữa TH


×