Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại huyện châu đức tỉnh bà rịa vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU
-----------------------

NGÔ ĐỨC PHÚ

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN CHÂU
ĐỨC TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Bà Rịa - Vũng Tàu, tháng 6 năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU
-----------------------

NGÔ ĐỨC PHÚ

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN CHÂU
ĐỨC TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 83 40 101

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VÕ THỊ THU HỒNG



Bà Rịa - Vũng Tàu, tháng 6 năm 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ VÀ
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SAU ĐẠI HỌC
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 18 tháng 6 năm 2020

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Ngô Đức Phú

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 04/11/1976

Nơi sinh: Thừa Thiên Huế

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

MSHV: 17110061

I - Tên đề tài:
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại huyện Châu Đức,
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
II - Nhiệm vụ và nội dung:
Nghiên cứu đóng góp và củng cố lý thuyết về thu nhập của nông hộ, tạo điều
kiện thuận lợi cho các nghiên cứu sâu hơn. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà
quản lý kinh tế tại huyện Châu Đức nhìn nhận được các nhân tố ảnh hưởng đến thu

nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Từ đó, đề
tài đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập cho nông hộ đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ngày càng toàn diện.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 20/11/2019
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 18/6/2020
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Võ Thị Thu Hồng
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ VÀ SAU ĐẠI
HỌC (Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn, tác giả đã nhận được sự
hướng dẫn, hỗ trợ và chỉ bảo nhiệt tình của quý thầy cô Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô TS. Võ Thị Thu Hồng đã dành nhiều
thời gian, tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tác giả hoàn thành luận văn của
mình.
Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình của tôi đã luôn động viên, giúp đỡ về
mặt tinh thẫn lẫn vật chất trong thời gian thực hiện đề tài của mình.
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 18 tháng 6 năm 2020
Người thực hiện

Ngô Đức Phú


ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự
hướng đẫn của TS. Võ Thị Thu Hồng. Các nội dung, kết quả được trình bày nêu
trong Luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 18 tháng 6 năm 2020
Người thực hiện

Ngô Đức Phú


iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Một trong những mục tiêu quan trọng phát triển kinh tế của Chính phủ là nâng
cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cho người dân. Trong đó, thu nhập của người dân
đặc biệt là nông dân luôn là mối quan tâm hàng đầu của chính quyền trong nhiều
năm qua.
Đề tài thực hiện phân tích hồi quy đa biến với dữ liệu dựa trên khảo sát 200 hộ
nông dân hiện đang sinh sống và hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện
Châu Đức tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên định
mức. Qua kết quả phân tích tương quan và hồi quy, tác giả thấy rằng có 8/8 yếu tố
ảnh hưởng đến thu nhập từ mô hình nghiên cứu đề xuất. Các nhân tố ảnh hưởng đến
thu nhập của nông hộ sắp theo thứ tự mức độ ảnh hưởng giảm dần bao gồm Kinh
nghiệm làm nông nghiệp của chủ hộ; Trình độ học vấn chủ hộ; Diện tích đất sản
xuất; Giới tính chủ hộ; Số hoạt động tạo thu nhập; Tiếp cận vốn vay; Số lao động
trong hộ; Tham gia hoạt động khuyến nông. Do đó, các giả thuyết H 1, H2, H3, H4,

H5, H6, H7, H8 đều được chấp nhận ở độ tin cậy 95%. Kết quả nghiên cứu là những
cơ sở cần thiết để tác giả đề xuất các hàm ý quản trị cho chính quyền địa phương
nhằm nâng cao thu nhập cho các nông hộ với một số chính sách cần thiết.


iv

MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN............................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................... ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN........................................................................................... iii
MỤC LỤC............................................................................................................... iv
DANH MỤC VIẾT TẮT......................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH............................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG................................................................................................ ix
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI...................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát........................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................ 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................. 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 4
1.5.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu.............................................................. 4
1.5.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý dữ liệu............................................................... 5
1.5.3. Phương pháp phân tích.................................................................................... 5
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................ 5
1.7. Bố cục của đề tài................................................................................................ 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU........................7
2.1. Tổng quan cơ sở lý thuyết.................................................................................. 7

2.1.1. Khái niệm hộ................................................................................................... 7
2.1.2. Khái niệm nông hộ.......................................................................................... 7
2.1.3. Kinh tế nông hộ............................................................................................... 8
2.1.4. Thu nhập nông hộ............................................................................................ 9
2.2. Tổng quan nghiên cứu trước đây...................................................................... 10


v

2.2.1. Nghiên cứu nước ngoài................................................................................. 10
2.2.2. Nghiên cứu trong nước.................................................................................. 11
2.3. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.................................................. 15
2.3.1. Mô hình nghiên cứu...................................................................................... 15
2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................... 16
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................. 22
3.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................................... 22
3.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 23
3.2.1. Nghiên cứu định tính..................................................................................... 23
3.2.2. Nghiên cứu định lượng.................................................................................. 27
3.3. Chọn mẫu và thu thập dữ liệu........................................................................... 28
3.3.1. Xác định kích thước mẫu............................................................................... 28
3.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu........................................................................ 29
3.4. Phương pháp phân tích số liệu.......................................................................... 30
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................ 33
4.1. Khái quát địa điểm nghiên cứu......................................................................... 33
4.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu...................................................................... 34
4.3. Kết quả phân tích hồi quy................................................................................. 39
4.3.1. Kết quả phân tích tương quan........................................................................ 39
4.3.2. Kết quả phân tích hồi quy.............................................................................. 40
4.3.3. Kiểm định các hệ số hồi quy......................................................................... 45

4.3.4. Thảo luận kết quả hồi quy............................................................................. 46
4.3.5. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu................................................................... 51
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ........................................... 54
5.1. Kết luận............................................................................................................ 54
5.2. Một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao thu nhập cho nông hộ........................... 54
5.2.1. Kinh nghiệm làm nông nghiệp...................................................................... 55
5.2.2. Trình độ học vấn chủ hộ................................................................................ 55
5.2.3. Diện tích đất sản xuất.................................................................................... 56


vi

5.2.4. Hỗ trợ người phụ nữ...................................................................................... 57
5.2.5. Số hoạt động tạo thu nhập............................................................................. 58
5.2.6. Tiếp cận vốn vay........................................................................................... 58
5.2.7. Số lao động trong hộ..................................................................................... 59
5.2.8. Tham gia hoạt động khuyến nông................................................................. 59
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo............................................................ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 62


vii

DANH MỤC VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Tiếng anh


Tiếng Việt

1

Sig.

Observed significance level Mức ý nghĩa quan sát

2

TNHH

3

SPSS

Statistical Package for the
Social Sciences

Phần mềm thống kê cho khoa
học xã hội

4

VIF

Variance inflation factor

Hệ số nhân tố phóng đại
phương sai


Trách nhiệm hữu hạn


viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất.................................................................... 16
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu.............................................................................. 22
Hình 4.1: Biểu đồ tần số Histogram........................................................................ 42
Hình 4.2: Biểu đồ phân phối tích lũy P-P Plot........................................................ 43
Hình 4.4: Biểu đồ phân tán Scatterplot................................................................... 44


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả thảo luận các nhân tố................................................................ 24
Bảng 3.2: Tổng hợp biến nghiên cứu...................................................................... 26
Bảng 3.3: Phân bổ mẫu khảo sát hộ nông dân........................................................ 29
Bảng 4.1: Thống kê Đặc điểm về nhân khẩu........................................................... 35
Bảng 4.2: Thống kê về kinh nghiệm làm nông nghiệp của chủ hộ........................... 36
Bảng 4.3: Thống kê về diện tích đất sản xuất.......................................................... 37
Bảng 4.4: Thống kê về tham gia hoạt động khuyến nông........................................ 37
Bảng 4.5: Thống kê về tiếp cận vốn vay.................................................................. 38
Bảng 4.6: Thống kê về thu nhập.............................................................................. 38
Bảng 4.7: Ma trận hệ số tương quan....................................................................... 39
Bảng 4.8: Mức độ giải thích mô hình...................................................................... 41
Bảng 4.9: Phân tích phương sai ANOVA................................................................. 41
Bảng 4.10: Hệ số phóng đại phương sai VIF.......................................................... 44

Bảng 4.11: Kết quả kiểm định phương sai của phần dư.......................................... 45
Bảng 4.12: Kết quả hồi quy..................................................................................... 46
Bảng 4.13: Vị trí quan trọng của các nhân tố......................................................... 47
Bảng 4.14: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu...............................51


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Chương 1 đề tài trình bày tổng quan thông qua lý do chọn đề tài; mục tiêu nghiên
cứu; câu hỏi nghiên cứu; phạm vi và đối tượng nghiên cứu; phương pháp nghiên
cứu tổng quát; ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài; cuối cùng là bố cục của đề
tài.
1.1. Lý do chọn đề tài
Thu nhập của người dân đặc biệt là người làm nghề nông luôn là vấn đề được đặt
lên hàng đầu của Chính phủ trong mọi hoàn cảnh. Bởi “Dân có giàu thì nước mới
mạnh”, đó luôn là kim chỉ nam để đánh giá mức sống của người dân, khoảng cách
giàu nghèo, sự phát triển của mỗi khu vực, từ đó làm cơ sở cho việc hoạch định
chính sách nhằm nâng cao mức sống của người dân (Vũ Thanh Liêm và Dương
Mạnh Hùng, 2014).
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong tiến trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là cơ sở và lực lượng không thể thiếu để phát
triển kinh tế - xã hội bền vững, ổn định chính trị, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá
dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Việc giải quyết vấn đề về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Chính vì vậy, nghiên cứu về thu nhập của người dân nói chung và thu nhập của
người nông dân sống ở những vùng nông thôn nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng ở Việt Nam.
Từ nhiều năm qua, những nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
tương đối đa dạng đặc biệt là thu nhập của nông hộ như giải pháp nhằm nâng cao

thu nhập của người trồng cà phê ở khu vực Tây Nguyên (Đinh Phi Hổ và Phạm
Ngọc Dưỡng, 2010), phân tích các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình
nông thôn địa bàn huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp (Cao Trọng Danh, 2015), Các
yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre


2

(Nguyễn Chí Thanh, 2017)... Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ được áp dụng trong
điều kiện cụ thể của mỗi địa phương mà không có mối liên hệ với các nơi khác. Vì
ở mỗi nơi có đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội như diện tích đất sản xuất,
trình độ học vấn, số lao động, kinh nghiệm sản xuất, kiến thức nông nghiệp, chi phí
sản xuất… khác nhau. Để có những cơ sở cho việc đề ra những chính sách nhằm
tăng thu nhập cho người nông dân trên địa bàn huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào về chủ đề thu nhập nông hộ
này.
Châu Đức là một huyện nông nghiệp của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Huyện có tổng
diện tích đất tự nhiên là 42.104 ha với trên 150.000 dân, chiếm khoảng 22% dân số
toàn tỉnh. Hầu hết dân cư sinh sống chủ yếu trên địa bàn sống tập trung dọc quốc lộ
56, đường liên huyện Mỹ Xuân - Ngãi Giao - Xuân Sơn và các trục đường liên xã.
Các hộ gia đình nông thôn tại địa bàn hiện nay nói chung đang gặp rất nhiều khó
khăn, những trở ngại lớn như như tập quán sản xuất lạc hậu, thiếu vốn, giao thông đi
lại khó khăn, hạn chế về trình độ học vấn, nhận thức, năng lực sản xuất, nguồn vốn
đầu tư… Đa số người dân trong huyện sống phụ thuộc vào nghề nông, trong khi đó
quỹ đất nông nghiệp có hạn, dân số ngày càng tăng, năng suất lao động chưa cao từ
đó dẫn đến phần lớn thu nhập của nông hộ còn thấp, đời sống vật chất còn nhiều
khó khăn, việc phát triển kinh tế xã hội của huyện gặp nhiều trở ngại. Vì vậy, nghiên
cứu để tìm ra và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trên địa
bàn và làm cách nào để nâng cao thu nhập nông hộ là vấn đề hết sức thiết thực và
mang tính cấp bách.

Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu” là cần thiết và hữu ích.


3

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn tập trung xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến thu nhập hộ nông dân tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và
mức độ ảnh hưởng của chúng, trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm
nâng cao thu nhập cho nông hộ trên địa bàn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung trên, đề tài nghiên cứu này được thực hiện nhằm giải
quyết những mục tiêu cụ thể sau đây:
- Thứ nhất, để xác định những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại
huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
- Thứ hai, để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thu nhập của nông
hộ tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
- Thứ ba, để đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập cho nông
hộ tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời gian tới.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đó, nghiên cứu sẽ trả lời các câu hỏi sau:
- Câu hỏi 1: Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại huyện Châu
Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là gì?
- Câu hỏi 2: Các nhân tố đó ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập của nông hộ tại
huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu?



4

- Câu hỏi 3: Hàm ý chính sách nào có thể thực hiện nhằm giúp nông hộ tại huyện
Châu Đức tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống của mình
trong thời gian tới?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến thu nhập của các hộ nông dân
trên địa bàn huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Phạm vi thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ 2016-2018 để đảm bảo
tính cập nhật của số liệu và chỉ tiêu. Các dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 15/12/2019
đến 31/12/2019 nhằm làm rõ các nội dung mà mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra. Đề tài
nghiên cứu được thực hiện từ tháng 09/2019 đến tháng 06/2020.
+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu. Trong đó, nghiên cứu tập trung phân tích các hộ nông dân tại 15 xã
và 1 thị trấn của huyện Châu Đức.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
- Tài liệu, số liệu thứ cấp
Các tài liệu, dữ liệu, số liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau
trong các Báo cáo của chính quyền huyện, xã, các thông tư, nghị định, các văn bản
phát luật liên quan... Bên cạnh đó, tài liệu thứ cấp còn được thu thập từ các trường
đại học, từ một số sách báo, tạp chí khoa học chuyên ngành, văn bản pháp luật...
Các dữ liệu này đều được trích dẫn đầy đủ.
- Dữ liệu sơ cấp


5

Dữ liệu sơ cấp được thu thập trên cơ sở tiến hành điều tra chọn mẫu, phỏng vấn

chủ hộ nông dân tại các xã và thị trấn trên địa bàn huyện Châu Đức.
1.5.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý dữ liệu
Thông tin, dữ liệu thứ cấp được tác giả trích dẫn, chọn lọc thông qua phương
pháp tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu nhằm phục vụ nghiên cứu. Dữ liệu thu thập từ
quá trình khảo sát các nông hộ với các phiếu khảo sát được kiểm tra kỹ càng, mã
hóa, nhập liệu, sau đó được xử lý phân tích kết hợp giữa phần mềm SPSS.
1.5.3. Phương pháp phân tích
- Phương pháp định tính: Từ cơ sở lý luận và các nghiên cứu trước đó, đề tài xây
dựng mô hình nghiên cứu, tham khảo ý kiến chuyên gia hoàn thiện thang đo biến
nghiên cứu và bảng khảo sát được xây dựng phục vụ cho nghiên cứu định lượng.
- Phương pháp định lượng: Bao gồm các phương pháp thu thập dữ liệu, xử lý dữ
liệu, thống kê mô tả, đánh giá thang đo, phân tích tương quan, phân tích hồi quy...
được sử dụng để phân tích dữ liệu sơ cấp.
- Phương pháp so sánh: làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có của đối
tượng nghiên cứu; từ đó giúp cho các đối tượng quan tâm có căn cứ để đề ra quyết
định lựa chọn.
- Phương pháp thống kê được sử dụng trong việc phân tích các dữ liệu thu thập
được từ các phiếu khảo sát thu thập được. Thống kê mô tả bao gồm các chi tiêu thể
hiện các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
-

Về mặt lý thuyết, nghiên cứu đóng góp và củng cố lý thuyết về thu nhập của

nông hộ tạo điều kiện cho các nghiên cứu sâu hơn.


6

- Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà quản lý của ngành nông

nghiệp Việt Nam nói chung và huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng
tìm hiểu được những nhân tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ nông dân và
mức độ tác động, từ đó đưa ra hàm ý quản trị để khuyến khích và góp phần nâng
cao thu nhập của các hộ nông dân.
1.7. Bố cục của đề tài
Luận văn có kết cấu gồm có 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương đầu tiên trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu thông qua lý do dẫn dắt
để hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu tổng quát, ý nghĩa và bố cục. Những nội dung này tạo cơ
sở cho việc nghiên cứu chi tiết hơn về các cơ sở lý thuyết liên quan và xây dựng mô
hình nghiên cứu trong chương tiếp theo.


7

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 2 đề tài trình bày các cơ sở lý luận và các nghiên cứu có liên quan thu
nhập của nông hộ. Các lý thuyết này sẽ làm cơ sở cho việc đề xuất mô hình nghiên
cứu của đề tài và các giả thuyết nghiên cứu.
2.1. Tổng quan cơ sở lý thuyết
2.1.1. Khái niệm hộ
Vương Thị Vân (2009) đưa ra 3 tiêu thức chính thường được nói đến khi định
nghĩa khái niệm hộ gia đình: Thứ nhất họ có quan hệ huyết thống và hôn nhân; Thứ

hai họ có cùng cư trú và thứ ba họ có chung cơ sở kinh tế. Đa phần các hộ gia đình
ở Việt Nam đều gồm những người có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống. Do
đó, khái niệm hộ thường được hiểu đồng nghĩa với thuật ngữ gia đình và thậm chí
có thể gộp chung thành thuật ngữ hộ gia đình.
Phạm Thị Hương Dịu (2009) có cùng quan điểm với Vương Thị Vân (2009)
nhưng có phần mở rộng khái niệm hơn khi cho rằng hộ gia đình là nhóm người
cùng huyết tộc và hôn nhân. Gia đình hạt nhân là gia đình có một vợ, một chồng và
con cái của họ. Và đây là được xem là đơn vị cơ bản của xã hội. Gia đình mở rộng
gồm nhiều thế hệ con người khác nhau cung chung sống dưới một mái nhà. Theo
đó, khi đã là một hộ gia đình thì thành viên trong gia đình phải có trách nhiệm và
nghĩa vụ đảm bảo đời sống cho các thành viên khác.
Từ quan niệm trên cho thấy hộ gia đình được hiểu là tập hợp chủ yếu và phổ biến
của những người có quan hệ hôn nhân và chung huyết thống với nhau, tuy vậy cũng
có trường hợp đặc biệt thành viên của hộ không phải cùng chung huyết thống nhưng
vẫn được xem là gia đình (như trường hợp con nuôi, người được sự đồng ý của các
thành viên trong hộ công nhận cùng chung hoạt động kinh tế lâu dài...)
2.1.2. Khái niệm nông hộ


8

Nông hộ hay hộ nông dân là hộ gia đình mà hoạt động sản xuất chủ yếu của họ là
nông nghiệp. Bên cạnh đó họ còn tham gia một số hoạt động khác nhằm mục đích
gia tăng thu nhập cho họ nhưng đó chỉ là hoạt động không chính thức. Có nhiều
định nghĩa khác nhau về nông hộ:
Chayanov (1925) cho rằng hộ nông dân là đơn vị kinh tế cơ sở, đó vừa là một
đơn vị sản xuất, đồng thời là một đơn vị tiêu dùng. Hộ nông dân là một doanh
nghiệp không sử dụng lao động làm thuê mà họ chỉ sử dụng lao động chính là các
thành viên trong gia đình.
Ellis (1993) cho rằng hộ nông dân là các hộ gia đình thu hoạch các phương tiện

sống từ ruộng đất trong hoạt động nông nghiệp, sử dụng chủ yếu lao động là những
thành viên gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng
lớn hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị
trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao.
Đào Thế Tuấn (1997) định nghĩa hộ nông dân là những hộ gia đình chủ yếu hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả các nghề làm
rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc FAO (2007) định nghĩa
nông hộ là những hộ có các hoạt động trong các ngành bao gồm nghề trồng trọt,
nghề rừng, nghề cá, nghề chăn nuôi và nghề nuôi trồng thủy sản. Các sản phẩm hình
thành qua quá trình quản lý và tổ chức sản xuất bởi các thành viên trong hộ gia đình
và đa phần dựa vào lao động là thành viên trong gia đình.
Nông hộ dù có nhiều khái niệm từ các nhà nghiên cứu, tổ chức nhưng có những
điểm chung sau đây: Đó là những hộ gia đình sống ở khu vực nông thôn, có ngành
nghề sản xuất chính là nông nghiệp; nguồn thu nhập chủ yếu bằng nghề nông; vừa
là đơn vị kinh tế cơ sở, đơn vị sản xuất và đơn vị tiêu dùng.
2.1.3. Kinh tế nông hộ


9

Phạm Anh Ngọc (2008) cho rằng kinh tế nông hộ là một hình thức kinh tế cơ
bản có hiệu quả và tự chủ trong lĩnh vực nông nghiệp. Kinh tế nông hộ được tạo
thành và phát triển một cách khách quan, lâu dài, dựa trên sự tư hữu các yếu tố
sản xuất và kinh tế nông hộ là loại hình kinh tế có hiệu quả, phù hợp với sản
xuất nông nghiệp trong mọi hoàn cảnh xã hội.
Chayanov (1924) định nghĩa kinh tế nông hộ là một phương thức sản xuất có
thể tồn tại trong mọi chế độ xã hội khác nhau trong lịch sử. Mục tiêu của hộ
nông dân là có thu nhập cao mà bất kể thu nhập đó có nguồn gốc ở đâu như
trồng trọt, chăn nuôi hay đó là kết quả lao động chung của gia đình (trích trong

Đào Thế Tuấn, 1995).
Ở Việt Nam, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khóa VI về “Đổi mới quản lý kinh
tế nông nghiệp” ra đời thì hộ được tự chủ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh,
toàn quyền điều hành sản xuất, sử dụng lao động, mua sắm vật tư, hợp tác sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Như vậy, theo Mai Thị Thanh Xuân và Đặng Thị Thu
Hiền (2013), kinh tế hộ gia đình là một tổ chức tham gia các hoạt động sản xuất,
kinh doanh thuộc sở hữu của hộ gia đình, theo đó các thành viên trong hộ gia đình
có tài sản chung, cùng đóng góp chung công sức với nhau để hoạt động kinh tế chủ
yếu trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực khác theo quy định
pháp luật.
2.1.4. Thu nhập nông hộ
Theo Samuelson và Nordhause (1997), thu nhập là số tiền thu được mà một
người hay hộ gia dình kiếm được trong một khoảng thời gian nhất định.
Singh và Strass (1986) định nghĩa thu nhập của hộ gia đình gồm thu nhập chính
từ hoạt động nông nghiệp và thu nhập từ phi nông nghiệp.
Theo Chayanov (1925), thu nhập hộ nông dân khác với các xí nghiệp tư bản. Hộ
nông dân là một doanh nghiệp không sử dụng lao động làm thuê mà chỉ sử dụng lao


10

động gia đình, trong khi đó xí nghiệp tư bản chủ yếu thuê lao động ngoài gia đình.
Thu nhập hộ nông dân được xác định là phần còn lại sau khi lấy tổng giá trị sản xuất
trừ đi tổng chi phí vật chất.
Tổng cục thống kê (2010) định nghĩa thu nhập nông hộ là toàn bộ số tiền và giá
trị hiện vật có thể quy đổi thành tiền sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất mà các thành
viên trong hộ nhận được trong khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm. Các
khoản thu nhập của nông hộ bao gồm: (1) Tiền thu từ tiền công, tiền lương; (2) Tiền
thu từ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp (đã trừ đi chi phí sản xuất và thuế sản xuất);
(3) Tiền thu từ ngành nghề phi nông, lâm, ngư nghiệp (đã trừ đi chi phí sản xuất và

thuế sản xuất); (4) Tiền thu khác được tính vào thu nhập (không tính tiền rút tiết
kiệm, vay thuần túy, thu nợ, bán tài sản và các khoản chuyển nhượng vốn).
Tóm lại, thu nhập của nông hộ được xác định là thu nhập bằng tiền và giá trị hiện
vật còn lại sau khi trừ chi phí sản xuất mà hộ và thành viên của hộ nhận được trong
một thời kỳ nhất định. Công thức như sau:
Thu nhập bình quân đầu người/hộ = Thu nhập của nông hộ/Số nhân khẩu
2.2. Tổng quan nghiên cứu trước đây
2.2.1. Nghiên cứu nước ngoài
Theo nghiên cứu của Ghafoor và cộng sự (2010) về các nhân tố ảnh hưởng đến
thu nhập và tiết kiệm của nông hộ tại huyện Sargodha, tỉnh Punjab của Parkistan.
Mục tiêu nghiên cứu tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập và tiết kiệm của
nông hộ, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó và gợi ý các chính sách. Tác giả đã
chọn 6 biến để đưa vào mô hình: Độ tuổi, trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất
sản xuất, số lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp, chi phí gia đình, chi phí sản
xuất nông nghiệp. Tác giả đã sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng,
tiến hành khảo sát 90 hộ nông dân trong huyện Sargodha. Kết quả cho thấy biến
trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất sản xuất, chi phí sản xuất nông nghiệp, số


11

lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng có ý nghĩa đến thu nhập nông
hộ.
Nghiên cứu của Parvin và Akteruzzaman (2012) về các nhân tố ảnh hưởng đến
thu nhập nông hộ vùng Haor ở Bangladesh. Tác giả đã sử dụng phương pháp lấy
mẫu ngẫu nhiên đơn giản, phỏng vấn 60 nông dân vùng Haor. Mô hình được tác giả
đề xuất có 5 biến: tuổi của chủ hộ, số người trong hộ, quy mô đất sản xuất, trình độ
học vấn, thu nhập phi nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 biến ảnh
hưởng có ý nghĩa đến thu nhập của nông hộ là: số người trong hộ, quy mô đất sản
xuất, thu nhập phi nông nghiệp.

Nghiên cứu của Thabit (2015) về phân tích kinh tế các yếu tố ảnh hưởng đến thu
nhập nông hộ canh tác theo phương thức truyền thống ở Nam tiểu bang Darful ở
Sudan nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ và đánh giá mức độ
ảnh hưởng của các yếu tố đó. Tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 7 biến
độc lập: tuổi của chủ hộ, số người trong hộ, số lao động trong hộ, các hoạt động tạo
thu nhập, diện tích canh tác, khoảng cách từ nhà đến chợ và biến giả là điều kiện
thời tiết. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 biến ảnh hưởng có ý nghĩa đến thu nhập
của nông hộ: tuổi của chủ hộ, các hoạt động tạo thu nhập, diện tích canh tác, điều
kiện thời tiết. Từ kết quả nghiên cứu tác giả đã gợi ý nhiều chính sách nhằm nâng
cao thu nhập của nông hộ sản xuất theo phương thức truyền thống ở Nam tiểu bang
Darful, Sudan.
2.2.2. Nghiên cứu trong nước
Theo Hoàng Thị Thu Huyền (2009) “Các yếu tố tác động đến thu nhập hộ gia
đình nông thôn Trung du Bắc Bộ - Trường hợp huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ”
nhằm đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố đến thu nhập nông hộ, đề tài đã phỏng
vấn 200 nông dân bằng bảng câu hỏi với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân
tầng. Tác giả đã sử dụng phương pháp hồi quy bội, ứng dụng hàm sản xuất CobbDouglass với 5 biến: quy mô đất nông nghiệp, quy mô lao động gia đình, vốn vay từ


12

các định chế chính thức, kiến thức, đa dạng cơ cấu kinh tế hộ. Kết quả có 2 biến ảnh
hưởng đến thu nhập nông hộ: biến quy mô đất nông nghiệp, sự đa dạng cơ cấu kinh
tế hộ và cả 2 biến đều có ảnh hưởng thuận chiều đến thu nhập nông hộ.
Theo một nghiên cứu khác của Đinh Phi Hổ và Phạm Ngọc Dưỡng (2010) “Một
số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của người trồng cà phê ở khu vực Tây
Nguyên” nhằm tìm kiếm các giải pháp có căn cứ khoa học nhằm nâng cao thu nhập
của nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên. Nghiên cứu tiến hành điều tra trực tiếp
293 hộ trồng cà phê ở hai tỉnh Lâm Đồng và Đắc Lắc thuộc khu vực Tây Nguyên,
sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Nhóm tác giả sử dụng phương pháp phân

tích ma trận SWOT đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của
người trồng cà phê ở khu vực Tây Nguyên trong thời kỳ hội nhập.
Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011) thực hiện nghiên cứu về sự ảnh hưởng của
các nhân tố tới thu nhập của nông hộ ở khu vực nông thôn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh
Long. Nhóm tác giả phỏng vấn trực tiếp 182 nông hộ ở khu vực nông thôn huyện
Trà Ôn. Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp hồi quy tuyến
tính bội. Kết quả đề tài đã xác định các nhân tố có tác động tới thu nhập của nông hộ
bao gồm số lượng nhân khẩu trong gia đình, kinh nghiệm làm việc của chủ hộ, độ
tuổi lao động, trình độ học vấn của chủ hộ và số hoạt động tạo ra thu nhập của hộ
gia đình.
Nguyễn Lan Duyên (2014) đã sử dụng bộ dữ liệu với 598 hộ gia đình nông dân ở
địa phương An Giang nhằm xác định các nhân tố tác động tới thu nhập của họ theo
phương pháp thu thập ngẫu nhiên phân tầng. Các nhân tố được đề xuất trong nghiên
cứu bao gồm: trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất sản xuất, thời gian cư trú, số
lượng lao động của hộ, vị trí xã hội của hộ, khả năng vay vốn, khoảng cách từ nơi ở
của hộ đến đô thị gần nhất, lượng vốn vay từ nguồn tín dụng chính thức và lãi suất
vay vốn của hộ. Kết quả phân tích cho thấy, lãi suất và số lao động trong hộ, thời
gian sống cư trú, khoảng cách từ nơi ở đến đô thị gần nhất, diện tích đất sản


13

xuất, lượng vốn vay, trình độ học vấn của chủ hộ có tác động đến thu nhập của nông
hộ.
Nguyễn Tiến Dũng và Phan Thuận (2014) thực hiện nghiên cứu về các yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập của các hộ nông dân làm nghề trồng lúa trên địa bàn tỉnh Cần
Thơ. Nghiên cứu thu thập dữ liệu khảo sát theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
theo cụm với 307 nông hộ tại 3 huyện. Mô hình hồi quy bội với 5 biến độc lập
tương ứng với 5 yếu tố bao gồm giá lúa, chỉ tiêu sản xuất, giới tính, sản lượng lúa,
và diện tích đất canh tác. Kết quả cho thấy, 5 yếu tố trong mô hình nghiên cứu đề

xuất đều có ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng lúa.
Nguyễn Khánh Doanh và cộng sự (2014) thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng tới thu nhập của hộ nông dân tại huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. Đề tài
đã khảo sát theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo số lượng gồm 200 hộ tại 5
xã trong huyện. Dữ liệu được điều tra lặp lại vào hai năm 2007 và 2011 để ước
lượng mô hình. Kết quả phân tích cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng bao gồm trình độ
học vấn của chủ hộ, hoạt động chăn nuôi, trồng trọt, diện tích canh tác và lao động.
Tuy vậy, mức độ tác động của các nhân tố có sự khác biệt qua 2 năm 2007 và 2011,
cụ thể theo chiều hướng giảm; trong đó nhân tố trình độ học vấn ảnh hưởng mạnh
tới thu nhập của hộ nông dân.
Cao Trọng Danh (2015) phân tích các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ gia
đình nông thôn địa bàn huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp từ đó đề xuất một số giải
pháp để nâng cao thu nhập. Nghiên cứu được tiến hành phỏng vấn 257 hộ, dữ liệu
mẫu thu thập được phân tích thống kê mô tả và phân tích tích hồi quy tuyến tính đa
biến. Kết quả cho thấy mức sống các hộ gia đình có cải thiện nhưng vẫn còn nhiều
khó khăn. Nguồn thu chính từ nông nghiệp vì thế mức thu nhập thấp và nhiều bấp
bênh. Nghiên cứu còn xác định các nhân tố ảnh hưởng bao gồm: Nghề nghiệp của
chủ hộ, kinh nghiệm làm nông nghiệp của chủ hộ, số năm đi học của chủ hộ, diện
tích đất, số hoạt động khác tạo ra thu nhập và khả năng vay vốn từ các định chế
chính thức.


×