Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

khai thác kỹ thuật hệ thống phanh trên xe ô tô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 69 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................... i
DANH MỤC HÌNH....................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................iv
LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG PHANH Ô TÔ..............................2
1.1. Những vấn đề chung về hệ thống phanh trên xe ô tô.....2
1.1.1. Công dụng, phân loại và yêu cầu của hệ thống phanh ô tô...................................2
1.1.2. Cấu tạo chung của hệ thống phanh ô tô............................................3
1.2. Sơ đồ cấu tạo, nguyên lí làm việc của một số hệ thống
phanh thường gặp...............................................................3
1.2.1. Cơ cấu phanh.......................................................................................................3
1.2.2. Dẫn động phanh..........................................................................................8
1.3. Các vấn đề chung về khai thác kỹ thuật.......................13
1.3.1. Chẩn đoán kỹ thuật.................................................................................13
1.3.2. Bảo dưỡng kĩ thuật.............................................................................................13
1.4. Giới thiệu ô tô Chevrolet cruze 2018............................14
1.4.1. Giới thiệu ô tô Chevrolet cruze 2018.................................................14
1.4.2. Thông số kỹ thuật ô tô Chevrolet cruze 2018............................................15
Chương 2: PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH CỦA XE
CHEVROLET CRUZE 2018....................................................................................17
2.1. Cấu tạo và NLLV của hệ thống phanh trên ô tô Chevrolet
cruze 2018........................................................................17
2.1.1. Bố trí hệ thống phanh trên xe Chevrolet cruze 2018..................................17
2.1.2.Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống phanh trên xe Chevrolet
cruze 2018............................................................................................................... 18


2.2. Các bộ phận chính hệ thống phanh trên ô tô Chevrolet cruze.
........................................................................................18
2.2.1. Cơ cấu phanh trước và sau................................................................................18


2.2.2. Cơ cấu phanh dừng...........................................................................................20
2.2.3. Xylanh phanh chính...........................................................................................21
2.2.4. Bầu trợ lực phanh...............................................................................................22
2.3. Hệ thống chống bó cứng bánh xe khi phanh ( ABS ).. . . .26
2.3.1. Cảm biến tốc độ.................................................................................................27
2.3.2. Bộ điều khiển điện tử ECU...............................................................................29
2.3.3. Bộ chấp hành thủy lực........................................................................................30
2.3.4. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của hệ thống ABS trên xe Chevrolet cruze.........31
2.3.5. Hệ thống chống bó cứng bánh xe ABS+EBD, BAS...........................................34
CHƯƠNG 3: KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE
CHEVROLET CRUZE 2018....................................................................................37
3.1. Những lưu ý khi sử dụng.............................................37
3.2. Lập quy trình bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống phanh.......38
3.2.1. Nội dung bảo dưỡng hàng ngày..........................................................38
3.2.2. Các cấp bảo dưỡng theo quy định của chevrolet ...............................................38
3.2.3. Quy trình bảo dưỡng hệ thống phanh theo các cấp....................39
3.3. Quy trình chẩn đoán và khắc phục các hư hỏng............50
3.3.1. Chẩn đoán và khắc phục hư hỏng liên quan đến hệ thống cơ-thủy lực...............50
3.3.2. Chẩn đoán hư hỏng hệ thống chống bó cứng phanh ABS..................................52
CHƯƠNG 4: THỰC HÀNH CDBDSC HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE
CHEVROLET CRUZE 2018....................................................................................56
4.1. Thực hành bảo dưỡng cơ cấu phanh.............................56
4.2. Thực hảnh xả air hệ thống phanh................................57
KẾT LUẬN................................................................................................................. 59


TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................60


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Cơ cấu phanh đĩa có giá xylanh cố định.........................................................4
Hình 1.2. Cơ cấu phanh đĩa có giá xylanh di động.........................................................5
Hình 1.3. Cơ cấu phanh tang trống đối xứng qua trục....................................................6
Hình 1.4. Cơ cấu phanh tang trống đối xứng qua tâm....................................................6
Hình 1.5. Cơ cấu phanh tang trống loại bơi...................................................................7
Hình 1.6. Phanh trên trục truyền....................................................................................8
Hình 1.7. Phanh tay tại cơ cấu phanh bánh sau..............................................................9
Hình 1.8. Sơ đồ hệ thống phanh thủy lực không có trợ lực............................................9
Hình 1.9. Sơ đồ hệ thống phanh thủy lực có trợ lực.....................................................11
Hình 1.10. Sơ đồ dẫn động phanh bằng khí nén...........................................................12
Hình 1.11. Sơ đồ hệ thống dẫn động kết hợp khí nén – thủy lực..................................13
Hình 1.12. Tuyến hình ô tô Chevrolet cruze 2018........................................................15
Hình 2.1. Hệ thống phanh trên xe Chevrolet cruze......................................................17
Hình 2.2. Sơ đồ hệ thống phanh Chevrolet cruze 2018.......................................18
Hình 2.3. Cơ cấu phanh trước trên xe chevrolet cruze 2018.......................................19
Hình 2.4. Đĩa phanh trước chevrolet cruze 2018.........................................................19
Hình 2.5. Cấu tạo của má phanh..................................................................................20
Hình 2.6. Cơ cấu phanh dừng......................................................................................20
Hình 2.7. Kết cấu xy lanh chính...................................................................................21
Hình 2.8.Bầu trợ lực phanh..........................................................................................22
Hình 2.9. Trạng thái không tác động phanh.................................................................23
Hình 2.10. Trạng thái khi đạp phanh............................................................................24
Hình 2.11. Trạng thái giữ phanh...................................................................................24
Hình 2.12. Trợ lực tối đa..............................................................................................25


Hình 2.13. Trạng thái khi không có chân không..........................................................26
Hình 2.14. Sơ đồ khối của ABS...................................................................................27
Hình 2.15. Cảm biến tốc độ bánh xe trước...................................................................27
Hình 2.16. Cảm biến tốc độ bánh xe sau......................................................................28

Hình 2.17. Nguyên lý làm việc của cảm biến tốc độ bánh xe.......................................28
Hình 2.18. Các chức năng điều khiển của ECU...........................................................29
Hình 2.19. Bộ chấp hành thủy lực................................................................................31
Hình 2.20. Sơ đồ thủy lực hệ thống ABS....................................................................32
Hình 2.21. Biểu đồ điều khiển chống hãm cứng bánh xe khi phanh............................34
Hình 2.22. Cấu tạo hệ thống phanh BAS.....................................................................35
Hình 2.23. Dừng xe với hệ thống BAS........................................................................36
Hình 3.1. Máy chẩn đoán G-scan 2..............................................................................54
Hình 3.2. Các dòng xe trên màn hình máy chẩn đoán G-scan 2...................................54
Hình 3.3. DTC Analysic đọc lỗi trên màn hình của máy chẩn đoán G-scan 2.............55

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thông số kỹ thuật chủ yếu của xe Chevrolet cruze 2018.............................15
Bảng 2.1. Trạng thái làm việc của mỗi cửa van và bơm dầu........................................33
Bảng 3.1. Thời hạn bảo dưỡng hệ thống phanh theo cấp.............................................38
Bảng 3.2. Quy trình bảo dưỡng hệ thống phanh cấp A (5000km)................................39
Bảng 3.3. Quy trình bảo dưỡng hệ thống phanh cấp B (10000km)..............................40
Bảng 3.4. Quy trình bảo dưỡng hệ thống phanh cấp C (20000km)..............................43
Bảng 3.5. Quy trình bảo dưỡng hệ thống phanh cấp D (40000km)..............................46
Bảng 3.6. Hư hỏng thưởng gặp trên hệ thống phanh....................................................50
Bảng 3.7. Các triệu chứng,nguyên nhân hư hỏng thường gặp trên hệ thống ABS.......53
Bảng 4.1. Bảo dưỡng cơ cấu phanh.............................................................................56
Bảng 4.2. Xả air hệ thống phanh..................................................................................57


LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, nước ta ngày một phát triển cùng với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao. Nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng
hóa ngày càng lớn. Vì vậy ô tô chiếm một vị trí quan trọng trong đất nước ta nói riêng
cũng như toàn thế giới nói chung. Càng về những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam

càng phát triển và ô tô đã dần trở nên không thể thiếu trong đời sống người dân.
Một bộ phận thực sự quan trọng trên ô tô là trang bị các cơ cấu an toàn đem lại sự
yên tâm cho người sử dụng và nổi bật nhất chính là hệ thống phanh.
Hãng xe Chevrolet là một trong những hãng có doanh thu tốt trong những năm gần
đây, với thiết kế đẹp, tiện nghi, nhiều kiểu dáng khác nhau, giá tiền phù hợp với nhiều
người. Hệ thống phanh trên xe Chevrolet cũng ngày càng hoàn thiện hơn.
Hôm nay,với đề tài “khai thác hệ thống phanh trên xe Chevrolet cruze 2018” em sẽ
làm rõ hơn những bộ phận quan trọng trên một hệ thống phanh cùng với sự giúp đỡ
chỉ bảo tận tình của thầy giáo TS. Phạm Tất Thắng đã giúp em hoàn thành đồ án này.

Sinh viên thực hiện

Lê Thành Lợi

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG PHANH Ô TÔ
1.1. Những vấn đề chung về hệ thống phanh trên xe ô tô
1.1.1. Công dụng, phân loại và yêu cầu của hệ thống phanh ô tô
1.1.1.1. Công dụng.
Hệ thống phanh dùng để làm dừng hẳn sự chuyển động của ô tô
hoặc làm giảm bớt tốc độ của ô tô khi đang chuyển động, ngoài ra
còn để giữ cho ô tô dừng được trên đường có độ dốc nhất định, chất
lượng của hệ thống phanh có ảnh hưởng tất lớn tới tốc độ chuyển
động trung bình của ô tô. Hệ thống phanh ô tô sẽ đảm bảo cho sự
chuyển động an toàn của ô tô tránh được những tai nạn sảy ra trên
đường.
1.1.1.2. Phân loại.
Theo công dụng hệ thống phanh được chia thành các loại sau:

- Hệ thống phanh chính (phanh chân)
- Hệ thống phanh dừng (phanh đỗ)
- Hệ thống phanh dự phòng
- Hệ thống phanh chậm dần (phanh bằng động cơ, thuỷ lực hoặc
điện từ)
Theo kết cấu của cơ cấu phanh hệ thống phanh được chia thành
hai loại sau:
- Hệ thống phanh với cơ cấu phanh guốc
- Hệ thống phanh với cơ cấu phanh đĩa
Theo dẫn động phanh hệ thống phanh được chia ra:
- Hệ thống phanh dẫn động cơ khí
- Hệ thống phanh dẫn động thuỷ lực
- Hệ thống phanh dẫn động khí nén
- Hệ thống phanh dẫn động kết hợp khí nén - thuỷ lực
- Hệ thống phanh dẫn động có cường hoá
Theo mức độ hoàn thiện hệ thống phanh:
Hệ thống phanh được hoàn thiện theo hướng nâng cao chất
lượng điều khiển ô tô khi phanh do vậy trang bị thêm các bộ phận
khác:
- Bộ điều chỉnh lực phanh theo tải trọng (bộ điều hòa lực phanh)
2


- Bộ chống hãm cứng bánh xe (ABS).
1.1.1.3. Yêu cầu.
Hệ thống phanh là một bộ phận quan trọng của ô tô đảm nhận
chức năng "an toàn chủ động" vì vậy hệ thống phanh phải thoả mãn
các yêu cầu sau đây :
+ Có hiệu quả phanh cao ở tất cả các bánh xe trong mọi trường
hợp đó là.

- Quãng đường phanh ngắn.
- Thời gian phanh ít nhất.
- Gia tốc chậm dần ổn định trong quá trình phanh.
+ Hoạt động êm dịu để đảm bảo sự ổn định của xe ô tô khi
phanh.
+ Điều khiển nhẹ nhàng để giảm cường độ lao động của người
lái.
+ Có độ nhậy cao để thích ứng nhanh với các trường hợp nguy
hiểm.
+ Đảm bảo việc phân bố mô men phanh trên các bánh xe phải
tuân theo nguyên tắc sử dụng hoàn toàn trọng lượng bám khi phanh với
mọi cường độ.
+ Cơ cấu phanh không có hiện tượng tự xiết.
+ Cơ cấu phanh phải có khả năng thoát nhiệt tốt.
+ Có hệ số ma sát cao và ổn định.
+ Giữ được tỷ lệ thuận giữa lực tác dụng lên bàn đạp phanh và
lực phanh sinh ra ở cơ cấu phanh.
+ Hệ thống phải có độ tin cậy, độ bền và tuổi thọ cao.
+ Bố trí hợp lý để dễ dàng điều chỉnh chăm sóc và bảo dưỡng.
1.1.2. Cấu tạo chung của hệ thống phanh ô tô
Một hệ thống phanh trên ô tô bao gồm:
- Cơ cấu phanh
- Dẫn động phanh
- Các bộ phận đảm bảo tăng hiệu quả, tăng tính an toàn của hệ thống phanh
3


+ Hệ thống chống bó cứng phanh ( ABS)
+ Hệ thống phân phối lực phanh điện tử (EBD)
+ Hổ trợ lực phanh khẩn cấp (BA)

1.2. Sơ đồ cấu tạo, nguyên lí làm việc của một số hệ thống phanh thường gặp
1.2.1. Cơ cấu phanh
1.2.1.1. Cơ cấu phanh đĩa
Các bộ phận chính của cơ cấu phanh đĩa bao gồm:
-Một đĩa phanh được lắp với moay ơ của bánh xe và quay cùng
với bánh xe.
-Một giá cố định trên dầm cầu trong đó có đặt các xi lanh bánh
xe.
- Hai má phanh dạng phẳng được đặt ở hai bên của đĩa phanh và
được dẫn động bởi các pittông của xi lanh bánh xe.
Có hai loại phanh đĩa: loại giá cố định và loại giá di động.
a. Cơ cấu phanh đĩa có giá xylanh cố định

Hình 1.1. Cơ cấu phanh đĩa có giá xylanh cố định
1. Piston; 2. Má phanh; 3. Đĩa phanh; 4. Giá cố định; 5. Giá bắt.
Loại này giá đỡ được bắt cố định trên dầm cầu. Trên giá đỡ bố trí
hai xi lanh bánh xe ở hai phía của đĩa phanh. Trong các xi lanh có
pittông, mà một đầu của nó luôn tì vào má phanh. Một đường dầu từ
xi lanh chính được dẫn đến cả hai xi lanh bánh xe.
+ Ưu điểm:
- Cơ cấu phanh đĩa là loại hở nên thoát nhiệt tốt trong quá trình
làm việc.
4


- Áp suất phân bố đều trên bề mặt ma sát.
- Biến dạng của đĩa và vỏ theo hướng trục.
- Có khả năng tự làm sạch.
- Kết cấu của phanh đĩa cho phép dễ dàng thay thế các má
phanh.

+ Nhược điểm:
- Các tấm ma sát loại phanh này hao mòn nhanh hơn phanh
tang trống.
- Cơ cấu phanh đĩa không được cân bằng vì khi phanh sẽ tạo ra
lực phụ tác dụng lên ổ bi của bánh xe.
- Khó tránh khỏi bụi bẩn đất cát vì phanh đĩa không được che kín
hoàn toàn.
+ Phạm vi sử dụng: Phanh đĩa được sử dụng chủ yếu trên các
loại ô tô nhỏ và được dẫn động bằng thủy lực.
b. Cơ cấu phanh đĩa có giá xylanh di động
1

2

3

4

5

Hình 1.2. Cơ cấu phanh đĩa có giá xylanh di động.
1. Má phanh; 2. Đĩa phanh; 3. Piston; 4. Giá di động; 5. Giá dẫn hướng
Ở loại này giá đỡ không bắt cố định mà có thể di trượt ngang
được trên một số chốt bắt cố định với dầm cầu. Trong giá đỡ di động
người ta chỉ bố trí một xi lanh bánh xe với một pittông tì vào một má
phanh. Má phanh ở phía đối diện được gá trực tiếp trên giá đỡ.
+ Ưu điểm:
- Cơ cấu phanh đĩa là loại hở nên thoát nhiệt tốt trong quá trình
làm việc.
- Trọng lượng nhẹ hơn so với cơ cấu phanh tang trống.

- Áp suất phân bố đều trên bề mặt ma sát.
5


- Có khả năng tự làm sạch.
+ Nhược điểm:
- Giá thành cao.
- Các tấm ma sát loại phanh này hao mòn nhanh hơn phanh
tang trống.
- Cơ cấu phanh đĩa không được cân bằng vì khi phanh sẽ tạo ra
lực phụ tác dụng lên ổ bi của bánh xe.
- Khó tránh khỏi bụi bẩn đất cát vì phanh đĩa không được che kín
hoàn toàn.
+ Phạm vi sử dụng: Phanh đĩa được sử dụng chủ yếu trên các
loại ô tô nhỏ và được dẫn động bằng thủy lực.
1.2.1.2. Cơ cấu phanh tang trống.
a. Cơ cấu phanh tang trống đối xứng qua trục.
Cơ cấu phanh đối xứng qua trục (có nghĩa gồm hai guốc phanh bố trí đối xứng
qua đường trục thẳng đứng) được thể hiện trên hình 1.3. Trong đó sơ đồ hình bên trái
là loại sử dụng cam ép để ép guốc phanh vào trống phanh, loại này hay sử dụng trên
ôtô tải lớn; sơ đồ hình bên phải là loại sử dụng xi lanh thủy lực để ép guốc phanh vào
trống phanh, loại này thường sử dụng trên ôtô du lịch và ô tô tải nhỏ.

Hình 1.3. Cơ cấu phanh tang trống đối xứng qua trục.
Cấu tạo chung của cơ cấu phanh loại này là hai chốt cố định có bố trí bạc lệch
tâm để điều chỉnh khe hở giữa má phanh và trống phanh ở phía dưới, khe hở phía trên
được điều chỉnh bằng trục cam ép hoặc bằng cam lệch tâm.
Trên hai guốc phanh có tán (hoặc dán) các tấm ma sát. Các tấm này có thể dài
liên tục hoặc phân chia thành một số đoạn.
Ở hình phải trống phanh quay ngược chiều kim đồng hồ và guốc phanh bên trái

là guốc xiết, guốc bên phải là guốc nhả. Vì vậy má phanh bên guốc xiết dài hơn bên
guốc nhả với mục đích để hai má phanh có sự hao mòn như nhau trong quá trình sử
dụng do má xiết chịu áp suất lớn hơn.
6


Còn đối với cơ cấu phanh được mở bằng cam ép trái áp suất tác dụng lên hai má
phanh là như nhau nên độ dài của chúng bằng nhau.
b. Cơ cấu phanh tang trống đối xứng qua tâm.

Hình 1.4. Cơ cấu phanh tang trống đối xứng qua tâm.
Cơ cấu phanh guốc đối xứng qua tâm được thể hiện trên hình 1.4. Sự đối xứng
qua tâm ở đây được thể hiện trên mâm phanh cùng bố trí hai chốt guốc phanh, hai xi
lanh bánh xe, hai guốc phanh hoàn toàn giống nhau và chúng đối xứng với nhau qua
tâm.
Mỗi guốc phanh được lắp trên một chốt cố định ở mâm phanh và cũng có bạc
lệch tâm để điều chỉnh khe hở phía dưới của má phanh với trống phanh. Một phía của
pittông luôn tì vào xi lanh bánh xe nhờ lò xo guốc phanh. Khe hở phía trên giữa má
phanh và trống phanh được điều chỉnh bằng cơ cấu tự động điều chỉnh khe hở lắp
trong pittông của xi lanh bánh xe. Cơ cấu phanh loại đối xứng qua tâm thường có dẫn
động bằng thủy lực và được bố trí ở cầu trước của ôtô du lịch hoặc ôtô tải nhỏ.
c. Cơ cấu phanh tang trống loại bơi.

7


Hình 1.5. Cơ cấu phanh tang trống loại bơi
Cơ cấu phanh guốc loại bơi có nghĩa là guốc phanh không tựa trên một chốt quay
cố định mà cả hai đều tựa trên mặt tựa di trượt.
Có hai kiểu cơ cấu phanh loại bơi: loại hai mặt tựa tác dụng đơn và loại hai mặt

tựa tác dụng kép.
+ Loại hai mặt tựa tác dụng đơn.
Ở loại này một đầu của guốc phanh được tựa trên mặt tựa di trượt trên phần vỏ xi
lanh, đầu còn lại tựa vào mặt tựa di trượt của pittông. Cơ cấu phanh loại này thường
được bố trí ở các bánh xe trước của ôtô du lịch và ôtô tải nhỏ.
+ Loại hai mặt tựa tác dụng kép.
Ở loại này trong mỗi xi lanh bánh xe có hai pittông và cả hai đầu của mỗi guốc
đều tựa trên hai mặt tựa di trượt của hai pittông. Cơ cấu phanh loại này được sử dụng ở
các bánh xe sau của ô tô du lịch và ôtô tải nhỏ.
1.2.2. Dẫn động phanh
1.2.2.1. Dẫn động cơ khí
Ngày nay dẫn dộng phanh cơ khí chỉ sử dụng cho hệ thống phanh dừng. Cấu tạo
của hệ thống dẫn động phanh cơ khí sử dụng cho hệ thống phanh dừng với cơ cấu
phanh đặt tại hệ thống truyền lực được trình bày trên hình 1.6.

Hình 1.6. Phanh trên trục truyền
1. Nút ấn; 2. Tay điều khiển; 3. Đĩa tĩnh; 4. Cốt; 5. Lò xo; 6. Tang trống; 7. Vít
điều khiển; 8. Guốc phanh
- Nguyên lý hoạt động.
Muốn hãm xe chỉ cần kéo tay điều khiển 2 về phía sau qua hệ thống tay đòn kéo
chốt 4 ra phía sau đẩy đầu trên của guốc phanh hãm cứng trục truyền động. Vị trí hãm
8


của tay điều khiển được khóa chặt nhờ cơ cấu con cóc chèn vào vành răng của bộ
khóa. Muốn nhả phanh tay chỉ cần ấn ngón tay vào nút 1 để nhả cơ cấu con cóc rồi đẩy
tay điều khiển 2 về phía trướcc. Lò xo 5 sẽ kéo guốc phanh trở lại vị trí ban đầu. Vít
điều chỉnh dùng để điều chỉnh khe hở giữa má phanh và tang trống.
Ngoài ra dẫn động phanh cơ khí sử dụng cho hệ thống phanh dừng có cơ cấu
phanh đặt tại câc bánh xe cầu sau được trình bày trên hình 1.7

Cơ cấu phanh được bố trí thêm các đòn quay 8 và thanh chống 9 nối giữa cáp kéo
và guốc phanh 6. Khi kéo phanh tay, cáp dẫn chuyển động theo chiều mũi tên. Lúc đầu
đòn quay 8 quay quanh điểm D, dịch chuyển thanh chống 9, ép guốc phanh trái vào
tang trống, tạo thành điểm tựa cố định. Đầu nối B tiếp tục di chuyển, điểm D quay và
ép guốc phanh phải vào tang trống. Do đó, hai guốc phanh ép sát vào tang trống thực
hiện phanh bánh xe. Trên các cơ cấu phanh đĩa bố trí ở cầu sau, sử dụng các kết cấu
đẩy khóa pit tông trong xilanh bánh xe. Các dạng kết cấu liên hợp giữa phanh tay và
phanh chân hiện nay rất đa dạng.

Hình 1.7. Phanh tay tại cơ cấu phanh bánh sau
6. guốc phanh; 7. vành răng; 8 .đòn quay; 9. thanh chống
1.2.2.2. Dẫn động phanh thuỷ lực.

9


Hình 1.8. Sơ đồ hệ thống phanh thủy lực không có trợ lực
1. Bàn đạp phanh; 2. Xi lanh phanh chính; 3. Đường ống dẫn dầu; 4. Guốc phanh; 5. Đĩa
phanh; 6. Giá phanh; 7. Bình dầu phanh; 8. Xi lanh phanh; 9. Pit tông thứ cấp; 10. Pit tông
sơ cấp; 11. Pit tông giữa.

10


a. Dẫn động phanh thủy lực không có trợ lực
Nguyên lý làm việc :
Khi người lái đạp bàn đạp phanh, thông qua ti đẩy làm cho pittong chuyển động
nén lò xo và làm tăng áp suất dầu và đầy dầu trong xilanh chính tới các đường ống dẫn
dầu và xinh lanh của bánh xe. Dầu trong xilanh đầy guốc phanh và guốc phanh má
phanh ép chặt vào tang trống tạo nên lực ma sát, làm cho tang trống và moay ơ bánh

xe giảm dầm tốc độ hoặc dừng hẳn lại theo yêu cầu của người lái.
Khi thôi phanh, áp suất trong hệ thống phanh giảm nhanh nhờ lò xo hồi vị kéo
các guốc phanh, má phanh rời khỏi tang trống, lò xo guốc phanh hồi vị kéo hai pít tông
của xilanh về gần nhau, đẩy dầu hồi theo ống trở về xinlanh và bình dầu.
Khi cần điều chỉnh khe hở giữa má phanh và tang trống, ta tiến hành điều chỉnh
xoay hai chốt lệch tâm của hai guốc phanh và hai cam lệch tâm trên mâm phanh.
b. Dẫn động phanh thủy lực có trợ lực
Hệ thống phanh thủy lực có trợ lực chân không với cấu tạo được thể hiện như
trên hình vẽ. Hệ thống sử dụng phương pháp truyền năng lượng thủy tĩnh với áp suất
lơn nhất trong khoảng (60-120) bar. Áp suất được hình thành khi người lái đạp bàn
đạp phanh, thực hiện tạo áp suất trong xi lanh phanh chính. Dầu phanh được dẫn theo
các đường ống tới các xi lanh bánh xe. Với áp suất dầu, các xi lannh thực hiện tạo lực
áp má phanh vào tang trống với cơ cấu phanh tang trống hoặc đĩa phanh với cơ cấu
phanh đĩa, thực hiện tại các cơ cấu phanh bánh xe.
Bộ trợ lực chân không sử dụng nguồn năng lượng là sự chênh áp giữa nguồn chân
không với áp suất khí quyển. Nguồn chân không có thể là: tân dụng độ chân không sau
họng hút dưới bộ chế hòa khí động cơ xăng hoặc độ chân không được tích trong bơm
hút chân không. Bơm hút chân không được bố trí ở máy phát điện của động cơ. Bộ trợ
lực chân không bị hạn chế bởi độ chênh áp do vậy khi cần có khả năng trợ lực cao,
đường kính bộ trợ lực sẽ lớn. Để thu nhỏ kích thước cần sử dụng bộ trợ lực chân
không hai pít tông.


Hình 1.9. Sơ đồ hệ thống phanh thủy lực có trợ lực
1. Bàn đạp phanh; 2. Trợ lực phanh; 3. Đường ống chân không 4. Bình dầu
phanh;
5. Má phanh đĩa; 6. Đĩa phanh; 7. Xinh lanh phanh chính; 8. Đường dẫn dầu; 9.
Guốc phanh; 10. Tang trống; 11. Van phân phối.
1.2.2.3. Dẫn động phanh khí nén.
Để giảm lực điều khiển trên bàn đạp, đối với ôtô tải trung bình và lớn người ta

thường sử dụng dẫn động phanh bằng khí nén. Trong dẫn động phanh bằng khí nén lực
điều khiển trên bàn đạp chủ yếu dùng để điều khiển van phân phối còn lực tác dụng
lên cơ cấu phanh do áp suất khí nén tác dụng lên bầu phanh thực hiện.
Dẫn động phanh khí nén có ưu điểm giảm được lực điều khiển trên bàn đạp
phanh, không phải sử dụng dầu phanh nhưng lại có nhược điểm là độ nhạy kém (thời
gian chậm tác dụng lớn) do không khí bị nén khi chịu lực.


Hình 1.10. Sơ đồ dẫn động phanh bằng khí nén
1. máy nén khí; 2. bầu lọc khí; 3. bộ điều chỉnh áp suất; 4. đồng hồ áp suất; 5. bàn
đạp phanh; 6. van an toàn; 7. bình chứa khí; 8. van phân phối (tổng phanh); 9. bầu
phanh; 10. cam phanh; 11. lò xo cơ cấu phanh; 12. guốc phanh.
1.2.2.4. Dẫn động phanh khí nén- thủy lực
Để tận dụng ưu điểm của hai loại dẫn động trên người ta sử
dụng hệ thống dẫn động phối hợp giữa thuỷ lực và khí nén .Loại dẫn
động này thường được áp dụng trên các ôtô tải trung bình và lớn
- Sơ đồ cấu tạo chung của hệ thống bao gồm hai phần dẫn động.
+ Dẫn động thủy lực: có hai xi lanh chính dẫn hai dòng dầu đến
các xi lanh bánh xe phía trước và phía sau;
+ Dẫn động khí nén: bao gồm từ máy nén khí, bình chứa khí,
van phân phối khí và các xi lanh khí nén.
Phần máy nén khí và van phân phối hoàn toàn có cấu tạo và
nguyên lý làm việc như trong hệ thống dẫn động bằng khí nén. Phần
xi lanh xi lanh chính loại đơn và các xi lanh bánh xe có kết cấu và
nguyên lý làm việc như trong hệ thống dẫn động bằng thủy lực. Đây
là dẫn động thủy khí kết hợp hai dòng nên van phân phối khí là loại
van kép, có hai xi lanh chính và hai xi lanh


Hình 1.11. Sơ đồ hệ thống dẫn động kết hợp khí nén – thủy lực.

1.3. Các vấn đề chung về khai thác kỹ thuật
1.3.1. Chẩn đoán kỹ thuật.
- Khái niệm: là công việc kiểm tra tình trạng kĩ thuật của ô tô,
tổng thành và hệ thống bằng phương pháp không cần tháo rời các
tổng thành và ô tô.
- Nội dung các công việc:
+ Nghiên cứu, xác lập, phân loại hư hỏng.
+ Đề ra các phương pháp, phươn tiện làm rõ hư hỏng.
- Mục đích: nhằm nâng cao tính tin cậy, an toàn và độ bền lâu, giảm chi phí lao
động và vật tư.
1.3.2. Bảo dưỡng kĩ thuật.
- Khái niệm: Bảo dưỡng kĩ thuật ô tô là công việc dự phòng được
tiến hành bắt buộc sau một chu kì vận hành nhất định trong khai
thác ô tô theo nội dung công việc đã quy định nhằm duy trì trạng
thái kĩ thuật tốt cho ô tô
- Nội dung các công việc bảo dưỡng:
+ Bảo dưỡng mặt ngoài của ô tô: quét dọn, rửa xe, xì khô, đánh
bóng

vỏ

xe

+ Kiểm tra và chẩn đoán ky thuật: bao gồm chẩn đoán mặt
ngoài, kiểm tra các mối ghép, kiểm tra nước làm mát, dầu bôi trơn,


kiểm tra chẩn đoán tình trạng của các chi tiết, tổng thành và toàn bộ
ô tô.
+ Công việc điều chỉnh và xiết chặt: tiến hành điều chỉnh các

cụm, các tổng thành theo tiêu chuẩn cho phép.
+ Công việc bôi trơn: kiểm tra và bổ sung dầu mỡ bôi trơn theo
quy định.
+ Công việc về lốp xe: kiểm tra sự hao mòn lốp, kiểm tra áp suất
hơi trong lốp xe, nếu cần phải bơm lốp và thay đổi vị trí của lốp.
+ Công việc về nhiên liệu và nước làm mát: kiểm tra bổ sung
nhiên liệu phù hợp với từng loại động cơ, bổ sung nước làm mát cho
đúng mức quy định.
- Tính chất: Bảo dưỡng kỹ thuật mang tính chất cưỡng bức, dự
phòng có kế hoạch nhằm phòng ngừa các hư hỏng có thể xảy ra
trong quá trình sử dụng. Bảo dưỡng kỹ thuật phải hoàn thành một
khối lượng và nội dung công việc đã định trước theo định ngạch do
nhà nước ban hành. Ngày nay trong thực tế bảo dưỡng kỹ thuật còn
theo yêu cầu của chẩn đoán kỹ thuật.
1.3.3. Sửa chữa ô tô.
- Khái niệm: là công việc khôi phục khả năng hoạt động bình thường của ô tô và
hệ thống trên xe.
- Nội dung công việc: Thay thế có chi tiết, cụm , hệ thống đã bị hư hỏng.
- Mục đích: Nhằm khôi phục tình trạng kỹ thuật tốt nhất của ô tô, nâng cao năng
suất và giảm giá thành vận tải.
- Tính chất: sửa chữa có tính đột suất, bắt buộc, có thể là sửa chữa nhỏ nhưng đôi
khi là những sửa chữa lớn cần thay thế cả tổng thành hay hệ thống.
1.4. Giới thiệu ô tô Chevrolet cruze 2018
1.4.1. Giới thiệu ô tô Chevrolet cruze 2018
Tiền thân của Chevrolet Cruze là mẫu xe Daewoo Lacetti, mẫu xe mang thương
hiệu Hàn Quốc chính thức đổi tên thành Chevrolet Cruze kể từ tháng 4/2010 sau khi
General Motor (GM) chính thức mua lại Daewoo. Cruze từng là một trong hai mẫu xe
chủ lực của GM Việt Nam cùng với Spark và tạo nên sự tăng trưởng thị phần nhanh
chóng của thương hiệu xe hơi nước Mỹ tại Việt Nam.



Trên thị trường ô tô Việt Nam, Chevrolet Cruze thuộc phân khúc sedan hạng C
và cạnh tranh với hàng loạt tên tuổi đình đám như Mazda 3, Kia Cerato, Hyundai
Elantra, ...
Chevrolet Cruze 2018 có số đo Dài x Rộng x Cao tổng thể đạt 4.640 x 1.797x
1.478 (mm), chiều dài cơ sở 2.685 (mm), khoảng sáng gầm xe 160 (mm) và bán kính
quay vòng tối thiểu 5,45 mét. So với đa phần các đối thủ, Cruze ghi điểm bằng vóc
dáng đồ sợ hơn hẳn cùng tính cơ động nhờ khoảng sáng gầm tốt nhất phân khúc,
nhưng đổi lại là sự thua thiệt đôi chút về khoảng cách hai trục cũng như khả năng xoay
sở, khi mà Civic, Cerato hay Mazda 3 cùng có 2.700 (mm) và chiều dài cơ sở và bán
kính quay vòng chỉ 5,30 mét
Xe cũng được trang bị hệ thống phanh ABS kết hợp với EBD, giúp chống bó
cứng phanh khi thắng gấp, đặc biệt hệ thống EBD sẽ phân bố lực phanh hiệu quả ở các
bánh giúp phanh tốt hơn, an toàn hơn trong mọi tình huống. Hệ thống đai an toàn cũng
được trang bị đầy đủ, rất tuyệt vời. Ngoài xe còn trang bị đèn báo phanh trên cao. hệ
thống chống trộm, thanh giảm chấn. Tuyến hình xe Chevrolet Cruze 2018 được
thể hiện như (Hình 1.12)

Hình 1.12. Tuyến hình ô tô Chevrolet cruze 2018
1.4.2. Thông số kỹ thuật ô tô Chevrolet cruze 2018
Thông số kỹ thuật của ô tô Chevrolet cruze 2018 được thể hiện
trong (Bảng 1.1):


Bảng 1.1. Thông số kỹ thuật chủ yếu của xe Chevrolet cruze 2018
S
T
T
1
2


Thông số kỹ thuật

5
6
7
8

Dài x Rộng x Cao toàn bộ
Chiều dài cơ sở
Chiều rộng vết các bánh xe
trước/sau
Khoảng sáng gầm
Số cửa
Trọng lượng không tải
Số chỗ ngồi

9

Kiểu động cơ

4

1
0
1
1
1
2
1

3
1
4
1
5
1
6
1
7
1
8
1
9
2
0
2
1
2
2
2
3
2
4
2

Dung tích xy lanh công tác

Đơn vị

KT/TL


mm
mm

4620/1797/1487
2685

mm

1554/1558

mm
160
Đơn vị
4
kG
1370
Người
5
Xăng, 1.6L, DOHC, MFI, 4 xi lanh
thẳng hàng
cc

Kí hiệu lốp

1598
205/ 60R16

Dung tích bình nhiên liệu


Lít

60

Công suất cực đại

kW/v/p

107/6000

Momen xoắn cực đại

Nm/rpm

150/4000

Khoảng sáng gầm
Bán kính quay vòng tối thiểu

mm

160

m

5,45

Cơ cấu phanh trước

Đĩa


Cơ cấu phanh sau

Đĩa

Hệ thống âm thanh

Radio AM/FM,CD. USB, AUX, 6
loa

Chất liệu ghế

Da

Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS)
Hệ thống phân phối lực phanh điện tử (EBD)
Hổ trợ lực phanh khẩn cấp (BA)
Túi khí (người lái và hành khách phía trước)
Hệ thống chống trộm


5


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH CỦA XE
CHEVROLET CRUZE 2018
2.1. Cấu tạo và NLLV của hệ thống phanh trên ô tô Chevrolet
cruze 2018
2.1.1. Bố trí hệ thống phanh trên xe Chevrolet cruze 2018


Hình 2.1. Hệ thống phanh trên xe Chevrolet cruze
Trên xe Chevrolet cruze 2018, đối với hệ thống phanh được cấu tạo bởi 3
phần khác nhau
- Cơ cấu phanh:
+ Cơ cấu phanh trước và sau đều là kiểu phanh đĩa có giá di động, chỉ khác là
đĩa phanh trước là loại đĩa thông gió giúp tản nhiệt, làm mát tốt trong quá trình hoạt
động .
+ Phanh dừng tác dụng vào các phanh bánh sau qua các dây kéo để xe không
dịch chuyển được.
- Dẫn động phanh:
+ Các cơ cấu phanh được dẫn động bằng thủy lực
+ Được trợ lực bởi bầu trợ lực chân không nhỏ gọn
- Các hệ thống hỗ trợ:
+ Được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS, hệ thống phân phối lực
phanh điện tử EBD , cùng với đó là hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA và hệ thống khởi
hành ngang dốc.


2.1.2.Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống phanh trên xe
Chevrolet cruze 2018

Hình 2.2. Sơ đồ hệ thống phanh Chevrolet cruze 2018
1,6.Đĩa phanh; 2.Xylanh chính; 3.Bầu trợ lực chân không; 4.Bàn đạp phanh;
5.Công tắc khởi động; 7,13.Các cảm biến; 8.Dòng dẫn động phanh sau;
9.Đèn báo phanh; 10.Đèn báo ABS; 11.Bộ thuỷ lực và ECU;
12.Dòng dẫn động phanh trước.
Nguyên lý làm việc: Khi không phanh các bánh xe lăm trơn.Còn khi đạp
phanh, lực sẽ được truyền từ bàn chân xuống cơ cấu phanh thông
qua áp suất chất lỏng được dẫn đi qua hệ thống ống thủy lực. Tiếp
theo, lực phanh sẽ được truyền tới bánh xe dưới dạng lực ma sát.

Đồng thời, bánh xe cũng sẽ truyền lực đó xuống tới mặt đường dưới
dạng ma sát giúp xe dừng lại.
2.2. Các bộ phận chính hệ thống phanh trên ô tô Chevrolet cruze.
2.2.1. Cơ cấu phanh trước và sau.
Cơ cấu phanh trước và sau trên ô chevrolet cruze 2018 đều là
loại phanh đĩa có giá di động. Tuy nhiên cơ cấu phanh trước là loại
đĩa thông gió nên sẽ tản nhiệt tốt hơn loại đĩa đặc của cơ cấu phanh
sau.


×