Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm trật tự xã hội trên địa bàn các tỉnh Miền Đông Nam Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.21 KB, 27 trang )

an toàn xã hội trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam Bộ
Tăng cường chủ thể và mối quan hệ phối hợp trong phòng ngừa
tình hình các tội xâm phạm về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn các tỉnh,
miền Đông Nam Bộ. Tăng cường cơ sở vật chất – kỹ thuật cho phòng
ngừa tình hình các tội xâm phạm về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn
miền Đông Nam Bộ

22


KẾT LUẬN
Công tác phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm về trật tự
an toàn xã hội luôn được lãnh đạo tại địa bàn miền Đông Nam Bộ quan
tâm chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai thực hiện thường xuyên, liên
tục và quyết liệt. Việc triển khai gắn kết đồng bộ các Chương trình mục
tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm và ma túy; lồng ghép với các chính
sách an sinh xã hội, giảm nghèo, tăng hộ khá, xây dựng đời sống văn hóa
ở cộng đồng dân cư và hàng năm sơ kết rút kinh nghiệm qua thực ti n
nên đã đề ra những giải pháp phù hợp, đột phá để giải quyết những vấn
đề là nguyên nhân phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội.
Tình hình tội phạm về trật tự an toàn xã hội vẫn di n biến ph c tạp
nhưng do chủ động dự báo đúng và tăng cường công tác nắm tình hình,
kịp thời nắm bắt phương th c thủ đoạn hoạt động của tội phạm nên đã
triệt phá. Những điều này đều xuất phát từ nhận th c về tội phạm và ý
th c phòng chống tội phạm của toàn dân và toàn xã hội. Chúng ta cần
phải có nhiều biện pháp tích cực để nâng cao hơn nữa nhận th c của
người dân về tội phạm và phòng ngừa tội phạm, siết chặt hơn nữa công
tác quản lý của Nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật để đảm bảo sự
công bằng, nghiêm minh và trật tự xã hội.
Liên quan đến thực trạng phòng ngừa, chúng tôi đánh giá những
kết quả đã đạt được và những hạn chế về cơ sở lý luận, chính trị, pháp lý,


về tổ ch c của lực lượng phòng ngừa tội phạm và thực trạng triển khai,
áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm về trật tự an toàn xã hội. Có
thể nhận định rằng thực ti n phòng ngừa nhóm tội phạm về trật tự an
toàn xã hội tại địa bàn các tỉnh, thành phố Đông Nam Bộ đã đạt được kết
quả bước đầu, Tuy nhiên, hoạt động này cũng tồn tại những hạn chế nhất
định
Luận án đã đề xuất các biện pháp tăng cường này gồm những vấn
đề chính: tăng cường về cơ sở lý luận, cơ sở chính trị pháp lý; tăng cường
lực lượng phòng ngừa; tăng cường triển khai áp dụng các biện pháp
phòng ngừa tội phạm về trật tự an toàn xã hội. Ba vấn đề này có liên
quan mật thiết với nhau, bổ trợ cho nhau, trong đó tăng cường hệ thống
lý luận, cơ sở pháp lý có vai trò nền tảng định hướng cho hoạt động của
các chủ thể trong việc triển khai các biện pháp phòng ngừa. Các tỉnh,
thành phố khu vực Đông Nam bộ phải dựa vào những cơ sở lý luận, cơ
23


sở pháp lý chung để áp dụng linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với đặc thù
của địa phương, cần chủ động ban hành các chủ trương, chính sách liên
quan đến công tác phòng ngừa tình hình tội phạm về trật tự an toàn xã
hội trên địa bàn.
Trong đề xuất triển khai áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm,
chuyên đề tập trung vào hai nhóm giải pháp chính đó là: biện pháp phòng
ngừa xã hội (như giáo dục chính trị tư tưởng, văn hóa xã hội, phát triển kinh
tế nâng cao đời sống), biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ của các cơ quan tư
pháp, cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm (như tuyên truyền giáo
dục pháp luật, vận động phong trào phòng ngừa tố giác tội phạm, biện pháp
quản lý hành chính, biện pháp phòng ngừa trong hoạt động điều tra, truy tố,
xét xử thi hành án hình sự). Trong những biện pháp trên thì biện pháp kinh
tế - xã hội giữ vai trò tiên quyết trong việc xóa bỏ nguyên nhân, điều kiện

phạm tội, là nền tảng để nâng cao ý th c chấp hành pháp luật, thượng tôn
pháp luật trong xã hội. Song song đó thì các biện pháp phát hiện, điều tra,
truy tố, xét xử, thi hành án hình sự cũng cần chú trọng đúng m c khi tình
hình tội phạm về trật tự an toàn xã hội còn di n biến ph c tạp trong giai
đoạn hiện nay. Công tác phòng ngừa tình hình tội phạm về trật tự an toàn xã
hội phải được tiến hành đồng bộ bằng nhiều giải pháp với sự tham gia đông
đảo của các ngành các cấp, các chủ thể phòng chống tội phạm nên đòi hỏi
phải có sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau và cùng hướng tới một mục tiêu chung là
phòng ngừa nhằm kéo giảm tình hình tội phạm.

24


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
1) Những vấn đề lý luận cơ bản về phòng ngừa tình hình tội phạm và trật
tự an toàn xã hội, Tạp chí Công thương, số 4 tháng 4/2018, tr.39-43.
2)

Thực trạng và giải pháp tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa tình
hình tội phạm về trật tự xã hội trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, Tạp
chí Công Thương, số 4, tháng 4/2018, tr 9-13

25



×