Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Điều trị phẫu thuật u lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.83 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 16(01), 111 - 116, 2018

ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT
U LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG Ở BUỒNG TRỨNG
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG
Phạm Huy Hiền Hào, Nguyễn Thị Thu Trang
Đại học Y Hà Nội

Từ khóa: U lạc nội mạc tử cung
ở buồng trứng, bóc tách u, cắt
buồng trứng.
Keywords: ovarian
endometriomas, cystectomy,
oophorectomy.

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của u LNMTC ở
buồng trứng phẫu thuật tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương 11/2016
đến 8/2017.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cỡ mẫu: 41 bệnh nhân. Tiêu
chuẩn chọn: bệnh nhân chẩn đoán đại thể trong phẫu thuật là u LNMTC
BT: trong khối u có dịch màu socola; thời gian: từ 11/2016 đến 8/2017;
Phương pháp: mô tả tiến cứu.
Kết quả: Bệnh nhân có con chiếm tỉ lệ 58,54%, có tiền sử phẫu thuật
LNMTC ở buồng trứng là 9,76%; Đau bụng kinh chiếm tỉ lệ cao nhất
là 58,54%; Có 58,50% có u ở bên phải, bên trái là 24,4%, u hai bên là
17,1; Trên siêu âm kích thước khối u ≤ 60 mm: 61%; CA-125 > 35 là
83,78%; Dính nặng với tỉ lệ 75,61%, dính trung bình là 19,51%, dính
nhẹ 4,88%; Chủ yếu là phẫu thuật nội soi (92,68%). Bóc nang: 70,73%,
cắt u: 29,27%; Giải phẫu bệnh lý không thấy tổn thương lạc nội mach


tử cung 24,39%, tổn thương lạc nội mạc tử cung ở nơi khác 17,07%.
Từ khóa: U lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng, bóc tách u, cắt
buồng trứng.

Abstract

OPERATIVE SURGERY FOR OVARIAN
ENDOMETRIOMAS AT THE NATIONAL HOSPITAL
OF OBSTETRICS AND GYNECOLOGY

Tập 16, số 01
Tháng 05-2018

Tác giả liên hệ (Corresponding author):
Phạm Huy Hiền Hào,
email:
Ngày nhận bài (received): 02/04/2018
Ngày phản biện đánh giá bài báo (revised):
02/04/2018
Ngày bài báo được chấp nhận đăng
(accepted): 27/04/2018

Objective: To describe on the clinical, clinical features of ovarian
endometriomas in surgical intervention at the OB-GYB of NH from
9/2016 to 11/2016.
Material and methodology: The sample size: 41 patients with
selection criteria during operative surgery is chocolate fluid in the
ovarian tumor; Methods: Prospective Descriptive study;
Result: have children: 58.54%, previos surgery of tumors
endometriosis: 9.76%; Dysmenorrhoea: 58.54%; There are 58.50%


111


PHỤ KHOA

PHẠM HUY HIỀN HÀO, NGUYỄN THỊ THU TRANG

of tumors on the right, 24.4% on the left, 17.1% on the left; On ultrasound tumor size ≤ 60 mm:
61%; Serum CA-125 level > 35 is 83.78%; severe adherence 75.61%, moderate: 19.51%, mild:
4.88%; Mainly laparocopic surgery: 92.68%; Cystectomie: 70.73%; Oophorectomie: 29.27%; No
finding of endometriosis lesions on pathology samples: 24,39%, outside ovary endometriosis
lesions: 17,07%.
Key words: ovarian endometriomas, cystectomy, oophorectomy.

1. Đặt vấn đề

Ở nước ta, u buồng trứng là loại khối u hay gặp
trong các khối u cơ quan sinh dục nữ, chỉ đứng thứ
2 sau u cơ trơn tử cung. Ở phía Bắc, u buồng trứng
chiếm tỷ lệ 3,6% các khối u sinh dục [1].
U buồng trứng dạng lạc nội mạc tử cung
(LNMTC) được xếp loại là u nang buồng trứng thực
thể - là tổ chức nội mạc tử cung phát triển ngay trên
bề mặt buồng trứng gây phá hủy tổ chức buồng
trứng lành. Nang thường nhỏ, vỏ mỏng, dính vào
các tổ chức xung quanh, bên trong chứa dịch màu
socola. Việc chẩn đoán chính xác LNMTC dựa
trên các triệu chứng lâm sàng là một vấn đề khó
khăn, mà hầu hết chẩn đoán xác định phải dựa

vào nội soi chẩn đoán và mô bệnh học. LNMTC
thâm nhiễm sâu và u dạng LNMTC ở buồng trứng
thường không đáp ứng với điều trị nội khoa. Điều
trị nội khoa chủ yếu dành cho mục đích giảm đau
trong thời gian ngắn hoặc trung bình. Để góp phần
tìm hiểu thêm điều trị phẫu thuật u buồng trứng
dạng LNMTC, chúng tôi tiến hành đề tàivới mục
tiêu: “Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của
u LNMTC ở buồng trứng phẫu thuật tại Bệnh viện
Phụ Sản Trung ương từ 11/2016 đến 8/2017”.

Tập 16, số 01
Tháng 05-2018

2. Đối tượng và phương
pháp nghiên cứu

112

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi gồm các
bệnh nhân được chẩn đoán u lạc nội mạc tử cung
tại buồng trứng và được chỉ định phẫu thuật. Từ

tháng 11/2016 đến tháng 8/2017; Có 41 bệnh
nhân thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
- Được chẩn đoán đại thể trong phẫu thuật là u
dạng LNMTC BT : trong khối u có dịch màu socola.
- Có mẫu bệnh phẩm sau phẫu thuật và bệnh

phẩm được gửi xét nghiệm mô bệnh học.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Không có bệnh phẩm sau phẫu thuật.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang và tiến cứu phân tích không
đối chứng
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
- Cỡ mẫu thuận tiện

3. Kết quả

3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
- Tất cả 41 bệnh nhân đều được làm xét nghiệm
mô bệnh học.
Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
- Tuổi: 20-29: 29,27% (12/41); 30-39: 39,02
(16/41); 40-49: 31,71(13/49). Tuổi trung bình
của đối tượng nghiên cứu là 34,29 ± 1,31. Nhỏ
nhất là 23 tuổi, lớn nhất là 47 tuổi.
Đặc điểm kinh nguyệt của đối tượng nghiên cứu:
Tuổi có kinh lần đầu: Tuổi trung bình (năm):
14,63 ± 0,29; Sớm nhất: 10; Muộn nhất: 20.
Vòng kinh (ngày): <21: 9,76%;21-35: 87,80%;
>35: 2,44: 2,44%. Số ngày kinh (ngày): 4,56 ±


Bảng 1. Cách thức phẫu thuật đối tượng nghiên cứu

Cách thức
Số lượng (n)
Bóc nang + Gỡ dính
29
Cắt BT bên u
8
Cắt u
Cắt TC + BT bên u
3
Cắt TC + 2 PP
1
Tổng
41

19,51
7,32
2,44

Tỉ lệ (%)
70,73
29,27
100

26,83

thương phối hợp khác: 6 nang đơn giản chảy máu,
2 nang thanh dịch lành tính, 1 nang bọc noãn
hoàng thể, 1 không có mô buồng trứng.

4. Bàn luận


- Bệnh nhân con chiếm tỉ lệ 58,54%; Lê Văn
Thụ (2007) tỉ lệ bệnh nhân chưa có con bị u
LNMTC là 57,4% [2], Hoàng Thị Liên Châu
(2013) cũng cho thấy rằng bệnh nhân chưa có
con lần nào có tỉ lệ 21,7 [3]. Vô sinh: Biến chứng
chính của lạc nội mạc tử cung là khả năng sinh
sản kém. Khoảng 1/3 đến một nửa phụ nữ bị lạc
nội mạc tử cung gặp khó khăn khi mang thai.
- Có tiền sử phẫu thuật LNMTC ở buồng trứng
là 9,76%. Theo Trần Đình Vinh (2010) hiệu quả
điều trị ngoại khoa mang tính lâu dài hơn so với
điều trị nội khoa. Tỉ lệ tái phát sau 5 năm điều
trị ngoại khoa khoảng 20% so với 50% của điều
trị nội khoa [4].
- Đau bụng kinh chiếm tỉ lệ cao nhất là 58,54%.
Trong các nghiên cứu của các tác giả khác cũng
cho kết quả tương tự với kết quả nghiên cứu của
chúng tôi như: Trần Đình Vinh (2011): thống kinh
72,0% [4], Hoàng Thị Liên Châu (2013): thống
kinh 89,12% [3], Leng JH và cộng sự (2007)
thống kinh chiếm tỉ lệ cao nhất 76,9 [5].
- Có 58,50% có u ở bên phải, bên trái là
24,4%, u hai bên là 17,10%. Kết quả này của
chúng tôi phù hợp với kết quả của Nguyễn Duy
Quang (2009), u buồng trứng bên phải 50,0%,
bên trái 41,1%, hai bên là 8,9% [6]. Lê Văn Thụ
(2007): u một bên buồng trứng là 46.8% [2].
Trần Đình Vinh (2011) cho thấy bên trái 58,7%,
u bên phải 30,7% [4].

- Kích thước u LNMTC ở buồng trứng ở nhóm
30 – 60 mm chiếm tỉ lệ cao nhất 61%; khối u có
kích thước > 60 mm có tỉ lệ 39%, không có khối
u nào kích thước < 30 mm. Kích thước khối u

Tập 16, số 01
Tháng 05-2018

Có 9,76% trường hợp cắt tử cung.
- Kết quả mô bệnh học: Trong 41 u được chẩn
đoán trong mổ là u dạng LNMTC BT khi xét nghiệm
mô u LNMTC BT: 75,61% (31/41). Không thấy
tổn thương LNMTC: 24,39% (10/41), thấy các tổn

Bảng 2. Tổn thương phối hợp của đối tượng nghiên cứu
Tổn thương
Số lượng (n)
Tỉ lệ (%)
Không có tổn thương phối hợp
30
73,17
U xơ TC
4
9,76
LNMTC ở phúc mạc
3
7,32
LNM trong cơ TC
3
7,32

17,07
LNMTC ở vòi tử cung
1
2,43
Tổng
41
100
p < 0,001

TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 16(01), 111 - 116, 2018

0,20 ngày, ngắn nhất là 03 ngày, dài nhất là
07 ngày.
- Tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên
cứu: Đã kết hôn: 80,48%(33/41); chưa kết hôn:
19,51% (8/41).
- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo số con:
Bệnh nhân chưa có con chiếm tỉ lệ 41,46% (17/41),
Đã kết hôn chưa có con: 21,95% (9/41). Có con:
58,54% (24/41); 1con: 24,39%; 2 con: 26,83%;
3 con: 7,32%.
- Tiền sử phẫu thuật của nhóm nghiên cứu:
Chưa phẫu thuật: 75,61%(31/41); Đã phẫu thuật:
24,39%; phẫu thuật LNMTC: 9,76% (4/41); phẫu
thuật ổ bụng khác: 19,51% (8/41).
Triệu chứng cơ năng: Đau bụng kinh: 58,54%;
đau bụng hạ vị: 43,90%; rối loạn kinh nguyệt là
12,20%; không triệu chứng: 24,39%
- Vị trí u: Bên phải: 58,50% (24/41); Bên trái:
24,40% (10/41); Hai bên: 17,10% (7/41).

- Kích thước u trên siêu âm: ≤ 60 mm: 61%
(25/41); > 60 mm: 39% (16/41). Khối u có kích
thước lớn nhất: 100 mm, nhỏ nhất: 30 mm.
Có 37 bệnh nhân làm xét nghiệm CA-125 ,
trong đó số bệnh nhân có CA-125 > 35 chiếm tỉ
lệ là 83,78%, bệnh nhân có CA-125 ≤ 35 chiếm tỉ
lệ 16,22% (p < 0,005). Có 18,92% bệnh nhân có
CA-125 > 200. Nhỏ nhất: 23,50 U/L. Lớn nhất:
348,40 U/L; Trung bình: 118,35±15,48 U/l
- Phương pháp phẫu thuật: Trong nhóm nghiêm
cứu của chúng tôi thì chỉ là phẫu thuật mổ mở; có
7,32% (3/41); là phẫu thuật nội soi: 92,68% (38/41).
- Mức độ dính khi phẫu thuật của u dạng lạc
nội mạc tử cung: dính nặng: 75,61% (31/41);
dính trung bình: 19,51% (8/41); dính nhẹ: 4,88%
(2/41). p < 0,0001.

113


Tập 16, số 01
Tháng 05-2018

PHỤ KHOA

PHẠM HUY HIỀN HÀO, NGUYỄN THỊ THU TRANG

114

LNMTC trung bình trong nghiên cứu của chúng

tôi là 60,41 ± 2,71. Kết quả nghiên cứu của tác
giả Hoàng Thị Liên Châu (2013) cho thấy kích
thước khối u LNMTC ≤ 60 mm chiếm tỉ lệ là 87%,
kích thước khối u LNMTC > 60 mm là 13% [3].
Trong khi đó tác giả Lê Văn Thụ (2007) lại cho
rằng kích thước khối u LNMTC < 80 mm có tỉ
lệ là 95,9% [2]. Nghiên cứu Nguyễn Văn Tuấn
(2012) cho biết kích thước khối u LNMTC ≤ 70
mm có tỉ lệ là 86,4% và kích thước trung bình là
53,9±1,6 mm [7].
- Nồng độ Ca-125 của u LNMTC buồng
trứng cao, bệnh nhân có xét nghiệm nồng độ
Ca-125 > 35u/ml chiếm tỉ lệ 83,78%, Ca125 > 200 là 18,92%, Ca-125 trung bình là
118±15,48, lớn nhất là 348 u/ml, nhỏ nhất là
23,5 u/ml. Như vật kết quả này phù hợp với
tiêu chuẩn giá trị dự đoán âm tính lạc nội mạc
tử cung là dưới ngưỡng 20ui/ml; so với nghiên
cứu của Nguyễn Văn Tuấn (2012), nồng độ Ca125 giai đọa IV là 104,3±6,1 u/ml [7], Hoàng
Thị Liên Châu (2013) có nồng độ Ca-125 trung
bình là 65,3±5,3 u/ml [3].
- Hầu hết dính nặng với tỉ lệ 75,61%, dính
trung bình là 19,51%, dính nhẹ 4,88%. Tỉ lệ
của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Trần
Đình Vinh (2011) tỉ lệ dính trung bình và nặng
chiếm cao nhất 80,7% [4]. Kết quả của Hoàng
Thị Liên Châu (2013) tỉ lệ này là 76,1% [3], tuy
nhiên kết quả của chúng tôi cao hơn một chút (tỉ
lệ dính mức độ trung bình và nặng là 95,12%).
Phân chia mức độ dính của u lạc nội mạc tử cung
ở buồng trứng: Dính nhẹ: dính một lớp mỏng,

không có mạch máu, dễ dàng bóc tách; Dính
mức độ trung bình: ít hơn một nửa buồng trứng
dính với các cơ quan kế cận và khó bóc tách hay
trên một nửa buồng trứng dính nhẹ vào các cơ
quan kế cận; Dính mức độ nặng: trên một nửa
buồng trứng bị dính vào các cơ quan kế cận, có
nhiều mạch máu, khó bóc tách.
- Chủ yếu là phẫu thuật nội soi (92,68%). Bóc
nang + Gỡ dính chiếm đa số với 70,73% cắt
u: 29,27%. Kết quả nghiên cứu của một số tác
giả khác như: Hoàng Thị Liên Châu (2013) tỷ lệ
bóc u LNMTC ở bồng trứng là 52,9%, cắt buồng
trứng 26,5%, cắt phần phụ kèm gỡ dính 20,6%
[3]. Tác giả Lê Văn Thụ (2007) cũng cho thấy

tỉ lệ được điều trị bảo tồn khi thực hiện phẫu
thuật nội soi điều trị u LNMTC là 88% [2]. Tác
giả Nguyễn Văn Tuấn (2012) có tỉ lệ bảo tồn
là 85,5% [7]. Bóc u qua nội soi là sự lựa chọn
đầu tiên trong điều trị bảo tồn LNMTC ở buồng
trứng, trong trường hơp bóc u quá khó, việc chọc
hút và đốt mặt trong nang là biện pháp lựa chọn
thay thế. Theo Chapron C. et al (2002), bóc u
trong phúc mạc với nhóm chọc hút rồi đốt mặt
trong nang bằng dao điện lưỡng cực tỉ lệ tái phát
triệu chứng thống kinh 15,8% so với 52,9%, giao
hợp đau 20% so với 75%, đau vùng chậu mãn
tính 10% so với 52,9% [8]. Jacques Donnez [9]
đưa ra khuyến cáo về phẫu thuật nội soi trong
điều trị lạc NMTC ở buồng trứng: Đối với u dạng

LNMTC có kích thước < 3cm chẩn đoán trên siêu
âm đường âm đạo, xét nghiệm CA125 nghi ngờ
sẽ nội soi ổ bụng thực hiện bóc nang hay cắt
bỏ nang hoặc đốt lòng nang. Đối với u dạng
LNMTC BT có kích thước > 3cm được chẩn đoán
bằng siêu âm đường âm đạo và xét nghiệm
CA125 sẽ thực hiện nội soi thực hiện nội soi bóc
nang hay cắt bỏ nang hoặc chọc hút dịch sau đó
điều trị GnRH ba tháng, nội soi ổ bụng lần 2 đốt
lòng nang. Đối với u dạng LNMTC BT > 10cm
nội soi chọc hút dịch u, điều trị GnRH 3 tháng,
sau đó chọc hút dịch nang dưới hướng dẫn của
siêu âm, và điều trị GnRH 2 tháng, sau đó nội
soi lần 2 để bóc nang, cắt nang hoặc đốt lòng
nang. Khuyến cáo này áp dụng trong điều kiện
Việt Nam. Cần thận trọng, cân nhắc điều kiện
bệnh nhân, trình độ thầy thuốc và trang thiết bị
cơ sở y tế.
Vì thế phải có kế hoạch điều trị toàn diện, chú
ý đến những than phiền của bệnh nhân và mong
muốn của bệnh nhân trong việc sinh sản. Điều trị
có thể nội khoa, ngoại khoa hoặc kết hợp cả hai,
mổ mở là biện pháp điều trị thích hợp hơn trong
trường hợp cắt bỏ u LNMTC ở buồng trứng lớn, gỡ
dính nhiều ở ruột, cắt đại tràng hoặc các trường
hợp quá phức tạp đối với phẫu thuật nội soi. Ưu
điểm về mặt lý thuyết của điều trị nội khoa trước
phẫu thuật là làm giảm tình trạng viêm, sự tạo
mạch và kích thước cũng như sự lan rộng của các
tổn thương lạc nội mạc tử cung. Lý do để điều trị

nội khoa sau phẫu thuật là làm tiêu các tổn thương
mà phẫu thuật không thể loại bỏ được, tiêu diệt


dạng không điển hình: tổn thương đỏ rực như
bị phỏng, như bị bắn… chính vì sự đa dạng này
của tổn thương LNMTC mà ngay cả quan sát khi
phẫu thuật nội soi có thể bị nhầm, không chẩn
đoán được [9]. U LNMTC ở buồng trứng (BT) là
nang BT mà thành nang được bao phủ bởi mô
NMTC và bên trong có chứa dịch màu nâu đen;
đối với u LNMTC ở BT tồn tại lâu mô nội mạc dần
dần được thay thế bằng mô sợi, cuối cùng, tất cả
các thành phần tuyến của NMTC biến mất và do
đó không có bằng chứng của LNMTC. Trong hầu
hết trường hợp, thành nang bị xơ hoá với những
điểm tăng sinh mạch máu và các tổn thương nội
mạc xuất huyết. Nang dạng nội mạc ở buồng
trứng là sự hiện diện lạc chỗ của tuyến nội mạc
hoặc mô đệm nội mạc tại buồng trứng. Người
ta cũng không chắc chắn rằng liệu có cần cả
nội mạc và mô đệm nội mạc tử cung hay không,
ngoài ra cũng không có các tiêu chuẩn hay yêu
cầu về hoạt động trao đổi giữa mô tuyến nội mạc
hay nang tuyến dạng nội mạc với tổ chức quanh
nó [11]. Trong trường hợp khó xác định nang
dạng nội mạc tại buồng trứng, người ta nhuộm
hóa mô miễn dịch với CD10 để khẳng định nếu
các tế bào ở đây dương tính, tổn thương phổ
biến nhất ở buồng trứng, phụ thuộc estrogen;

tỷ lệ tổn thương dạng nội mạc tử cung ung thư
buồng trứng < 1% [12].


TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 16(01), 111 - 116, 2018

5. Kết luận

- Bệnh nhân có con chiếm tỉ lệ 58,54%
- Có tiền sử phẫu thuật LNMTC ở buồng trứng
là 9,76%.
- Đau bụng kinh chiếm tỉ lệ cao nhất là 58,54%.
- Có 58,50% có u ở bên phải, bên trái là 24,4%,
u hai bên là 17,10%.
- Trên siêu âm kích thước khối u ≤ 60 mm chiếm
tỉ lệ cao nhất là 61%.
- CA-125 > 35 chiếm tỉ lệ là 83,78%.
- Hầu hết dính nặng với tỉ lệ 75,61%, dính trung
bình là 19,51%, dính nhẹ 4,88%.
- Chủ yếu là phẫu thuật nội soi (92,68%). Bóc
nang: 70,73%, cắt u: 29,27%.
- Giải phẫu bệnh lý không thấy tổn thương lạc
nội mach tử cung 24,39%, tổn thương lạc nội mạc
tử cung ở nơi khác 17,07%

Tập 16, số 01
Tháng 05-2018

các tổn thương vi thể và giảm nguy cơ phát tán
bệnh khi vỡ u LNMTC khi di động. Chọc hút dưới

hướng dẫn siêu âm: có tính khả thi nhưng sẽ có 4
vấn đề chính khi áp dụng: tỷ lệ tái phát cao (28100%), nguy cơ biến chứng, không đủ bệnh phẩm
để làm mô học và dính sau thủ thuật [8]. Như đã
biết tái phát là một đặc trưng của bệnh lý LNMTC,
nguy cơ tái phát tăng cao ở những bệnh nhân lớn
tuổi và bệnh ở giai đoạn tiến triển, những bệnh
nhân có thai sau phẫu thuật làm giảm nguy cơ.
Tác giả Bourdel và cs khi nghiên cứu về điều trị
phẫu thuật trong vô sinh do LNMTC năm 2012
đưa ra kết luận nên chỉ định hỗ trợ sinh sản nếu
không có thai tự nhiên trong vòng từ 6-12 tháng
sau phẫu thuật.
- Giải phẫu bệnh lý không thấy tổn thương
lạc nội mach tử cung 24,39%, tổn thương lạc nội
mạc tử cung ở nơi khác 17,07%. LNMTC chứa
đựng 4 thành phần chính: Tuyến nội mạc, mô
đệm, tổ chức xơ hóa và hình thái xuất huyết.
Theo quy định, phải biểu hiện ít nhất hai trong
số 4 thành phần kể trên mới có thể phân loại
kết luận tổn thương đây là LNMTC. Nội soi ổ
bụng: Đây có thể coi là tiêu chuẩn vàng trong
chẩn đoán bệnh u dạng nôi mạc tử cung ở buồng
trứng. Tổn thương điển hình của phúc mạc là tổn
thương “rực nóng”, có màu xanh đen với mô sợi
bao bọc bên ngoài ở nhiều mức độ khác nhau.
Nhưng phần lớn là tổn thương không điển hình:
đỏ hoặc phúc mạc tẩm nhuộm màu vàng nâu
hoặc những khiếm khuyết của phúc mạc. Những
tổn thương đỏ có nhiều mạch máu tăng sinh
cao và ở giai đoạn sớm của bệnh. Tổn thương

trắng ít mạch máu, ít hoạt động hơn và thường
ít triệu chứng. Theo Gere và cs (2007), các tổn
thương LNMTC màu đỏ có khả năng gây dính
cao hơn so với các tổn thương có màu đen trắng
[10]. LNMTC ở buồng trứng là những nang có
vỏ dày, dính, chứa đầy dịch nâu. Việc đánh giá
chi tiết BT có độ tin cậy cao trong việc phát hiện
LNMTC ở BT. Trong những trường hợp nghi ngờ
và không rõ ràng thì việc chọc hút buồng trứng
có thể có ích. LNMTC ở BT thường đi kèm với
tổn thương của phúc mạc [4]. Mặt khác những
hình ảnh qua nội soi rất đa dạng điển hình như
những nốt hoặc những nang màu đen, nâu đen,
xanh sậm, trong chứa dịch giống socola. Những

115


Tập 16, số 01
Tháng 05-2018

PHỤ KHOA

PHẠM HUY HIỀN HÀO, NGUYỄN THỊ THU TRANG

116

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Bá Đức, Bùi Diệu. Tình hình mắc ung thư tại VN năm 2010

qua số liệu của 6 vùng ghi nhận giai đoạn 2004-2008. Tạp chí ung thư
học Việt Nam. 1-2010; pp. 73-80.
2. Lê Văn Thụ. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết
quả điều trị phẫu thuật nội soi u lạc nội mạc tử cung. Luận văn chuyên
khoa cấp II. Đại học Y Dược Huế. 2007.
3. Hoàng Thị Liên Châu. Nghiên cứu kết quả điều trị U lạc nội mạc
tử cung tái phát tại khoa Phụ sản Bệnh viện Trung ương Huế. Luận án
chuyên khoa II. Đại học Y Dược Huế. 2013.
4. Trần Đình Vinh. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và
giá trị của siêu âm doppler màu trong chẩn đoán và theo dõi kết quả u
lạc nội mạc tử cung. Luận án Tiến sĩ y học. Đại học Y Dược Huế. 2010.
5. Leng JH, Lang JH, Dai Y et al. Relationship between pain symtons and
clinco-pathological features of pelvic endometriosis. Zhonghua Fu Chan
Ke Za Zhi. 42(3); 2007. pp.165-8.
6. Nguyễn Duy Quang. Nhận xét điều trị u buồng trứng bằng phẫu
thuật nội soi tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương. Luận văn Thạc sĩ y
học. Đại học Y Hà Nội. 2009.

7. Nguyễn Văn Tuấn. Nghiên cứu kết quả điều trị u lạc nội mạc tử
cung ở buồng trứng bằng phẫu thuật phối hợp với liệu pháp hỗ trợ chất
đồng vận GnRH. Luận án Tiến sĩ y học. Đại học Y Dược Huế. 2012.
8. Chapron C., Vercellini P., Barakat H et al. Management of ovarian
endometriomas, Human Reproduction Update. 8(6); 2002. pp.591-597.
9. Jacques Donnez. Atlas of Operative Laparoscopy and Hysteroscopy,
Third Edition (Encyclopedia of Visual Medicine Series) 3rd Edition, CRC
Press. 2007.
10. Gere S., James C. and Jacques D. Clinical evaluation of
endometriosis and differential response to surgical therapy with and
without application of Oxiplex/AP adhesion barrier gel, Fertility and
Sterility, 87; 2007. pp.485-489.

11. David L. Olive, and Lisa Barrie Schwartz. Endometriosis. N Engl J
Med; 1993. 328: 1759-1769. doi: 10.1056/NEJM199306173282407.
12. Anglesio MS, Papadopoulos N, Ayhan A, Nazeran TM, Noe M et al.
Cancer-Associated Mutations in Endometriosis without Cancer. N Engl J
Med. 2017. 11;376(19):1835-1848. doi: 10.1056/NEJMoa1614814.



×