Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Chia trứng trong thụ tinh ống nghiệm sẻ chia hạnh phúc - nhân đôi cơ hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.48 KB, 4 trang )

TỔNG QUAN

VŨ MINH NGỌC

CHIA TRỨNG TRONG THỤ TINH ỐNG NGHIỆM
SẺ CHIA HẠNH PHÚC - NHÂN ĐÔI CƠ HỘI
Vũ Minh Ngọc
Bệnh viện Từ Dũ

Tóm tắt

Thực tế cho thấy, nhiều phụ nữ khó khăn hoặc không thể có trứng
hoặc chất lượng trứng không tốt (đôi khi nguyên nhân do phụ khoa, đôi
khi chỉ đơn giản là vấn đề về tuối) mong muốn có con nhưng không
thể tìm được người cho trứng. Trong khi đó, không ít phụ nữ chức năng
buồng trứng tốt có nhiều trứng nhưng không có đủ kinh phí hoặc khi làm
thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) số trứng dư thừa quá nhiều, để lãng
phí trứng không cần dùng đến trong tương lai. Có một giải pháp mang
lại rất nhiều lợi ích cho 2 đối tượng này đó là chia trứng. Chia trứng là 1
phương pháp điều trị TTTON kết hợp cho những phụ nữ có nhiều trứng
(người chia trứng) với những phụ nữ không có trứng (người nhận trứng).
Chia trứng cho phép 2 nhóm phụ nữ này giúp đỡ lẫn nhau – người chia
trứng nhận được giảm phí hoặc miễn phí điều trị TTTON, trong khi đó
người nhận trứng có trứng cần cho họ làm TTTON với giá phải chăng.
Hiện nay, chia trứng là phương pháp áp dụng phổ biến trên thế giới
và hàng năm, có hàng ngàn phụ nữ được hưởng lợi ích mà phương pháp
mang lại. Các nghiên cứu đã được công bố chỉ ra rằng chia trứng không
làm giảm cơ hội có thai của người chia trứng và việc có thai đồng thời
giữa người chia trứng và người nhận là phổ biến. Với số liệu thống kê
này, hầu hết phụ nữ tham gia chương trình này đã ủng hộ nó.


Abstract

Tập 14, số 02
Tháng 05-2016

EGG SHARING IN IN VITRO FERTILISATION
SHARE HAPPINESS - DOUBLE CHANCE

26

Tác giả liên hệ (Corresponding author):
Vũ Minh Ngọc, email:

Ngày nhận bài (received): 10/03/2016
Ngày phản biện đánh giá bài báo (revised):
20/04/2016
Ngày bài báo được chấp nhận đăng
(accepted): 25/04/2016

The fact that, many women find it difficult or impossible to produce
their own eggs or whose egg quality is poor (Sometimes the cause is
gynaecological; sometimes it may simply be a matter of age) desire to
have children but can not find anyone to donor eggs. Meanwhile, many
women have ovarian function well with eggs but not enough money or
when doing In Vitro Fertilisation (IVF) some eggs too much excess,
to waste without the use of eggs in future. There is a solution to bring


Ngày nay, trên thế giới ngày càng nhiều phụ nữ
kết hôn muộn hoặc có con muộn. Điều này khiến

họ rơi vào tình trạng không thể sinh con bởi vì họ
bị mãn kinh sớm hoặc hoặc do lớn tuổi. Chất lượng
trứng thường bắt đầu giảm sau tuổi 35, bị nhiều
tổn hại nghiêm trọng sau 40 tuổi và gần như bị
suy giảm toàn bộ sau tuổi 43. Điều này là do một
số bất thường của tế bào trứng, đặc biệt là với các
trục chính phân bào giảm nhiễm, mà kết quả cho
tỷ lệ phần trăm cao của phôi bất thường. Bên cạnh
đó còn có những phụ nữ không có buồng trứng
do bị cắt buồng trứng bởi bệnh lý ở buồng trứng
hoặc bị căn bệnh di truyền không thể có con bằng
chính trứng của họ. Tất cả họ nếu muốn có con
đều cần phải xin trứng làm thụ tinh ống nghiệm.
Chương trình thụ tinh ống nghiệm bằng trứng hiến
đã trở thành phổ biến hơn với những tiến bộ nhanh
chóng trong công nghệ hỗ trợ sinh sản đã mang
lại hạnh phúc lớn lao được làm mẹ cho những phụ
nữ này. Tuy nhiên, nguồn trứng hiến thì thật khan
hiếm không những ở các nước kém phát triển mà
kể cả những nước phát triển. Trong khi đó, có nhiều
phụ nữ trẻ tuổi, buồng trứng rất tốt và cần phải
làm TTTON thì mới có con nguyên nhân do chồng
hoặc bị tắc 2 vòi trứng nhưng không có đủ kinh phí.
Thêm vào nữa có 1 số phụ nữ làm TTTON có nhiều
trứng dư thừa mà họ không cần dùng cho tương
lai sau khi họ đã có thai và bị bỏ phí. Cần giải
pháp nào cho vấn đề này? Từ nhu cầu từ thực tế,
chương trình chia trứng TTTON đã ra đời và ngày

càng phát triển trên khắp thế giới và hàng ngàn

phụ nữ được hưởng lợi ích mà nó mang lại hàng
năm. Chia trứng là 1 phương pháp điều trị TTTON
kết hợp cho những phụ nữ có nhiều trứng (người
chia trứng) với những phụ nữ không có trứng (người
nhận trứng). Chia trứng cho phép 2 nhóm phụ nữ
này giúp đỡ lẫn nhau – người chia trứng nhận được
điều trị TTTON với chi phí thấp, trong khi đó người
nhận trứng nhận được trứng cần cho họ làm TTTON
với giá phải chăng. Các nghiên cứu đã được công
bố chỉ ra rằng chia trứng không làm giảm cơ hội có
thai của người chia trứng, và việc có thai đồng thời
giữa người chia trứng và người nhận là phổ biến

2. LỢI ÍCH CỦA CHIA TRỨNG

Lợi ích của chia trứng với người chia trứng,
người nhận và xã hội thể hiện:
• Cung cấp điều trị IVF miễn phí hoặc hỗ trợ
kinh phí cho những phụ nữ đủ điều kiện trở thành
người chia trứng.
• Cung cấp một lựa chọn an toàn cho những
phụ nữ cần xin trứng.
• Giảm sự lãng phí trứng cho các trường hợp
nhiều trứng và không sử dụng hết.
• Loại bỏ sự phụ thuộc vào những người cho
trứng không phải là bệnh nhân. Do đó loại trừ các
rủi ro liên quan đến IVF và can thiệp y tế không cần
thiết cho nhóm phụ nữ này.
• Thúc đẩy sự giúp đỡ lẫn nhau giữa những
người phụ nữ hiếm muộn, mang tính nhân đạo cao.

• Tiền đề cho việc thành lập ngân hàng trứng.

Tập 14, số 02
Tháng 05-2016

1. Đặt vấn đề

TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 14(02), 26 - 29, 2016

many benefits to the both of them that is egg-sharing. Egg-sharing is an IVF treatment that brings
together women who produce surplus eggs (an egg sharer) with those unable to produce eggs (an
egg recipient). Egg-sharing enables these two groups of women to help one another - egg sharers
receive free or subsidised IVF treatment, whilst egg recipients receive the eggs they need for IVF.
Egg-sharing now takes place across the world, every year several thousand women have
benefitted from this process. Published studies indicate that sharing eggs does not diminish the
sharer’s chances of a successful pregnancy, and simultaneous pregnancies between sharers and
their matched recipients are common. Given these statistics, almost of women who have been
involved in the programme are in favour of it.

27


TỔNG QUAN

VŨ MINH NGỌC

3. Đối tượng tham gia chương
trình chia trứng làm TTTON

1.Người xin trứng

a. Chỉ định của người xin trứng
• Buồng trứng không còn chức năng hoặc đã
bị cắt
• Chất lượng trứng kém
• Vô sinh không rõ nguyên nhân
• Người đã từng điều trị bằng phương pháp IVF
bị thất bại nhiều lần.
• Người bị sẩy thai nhiều lần.
• Bất thường di truyền nghiêm trọng
b. Điều kiện của người xin trứng
• Có đủ sức khỏe có thể mang thai
• Đã được tư vấn sẵn sàng về vấn đề chia trứng
• Về mặt tài chính có thể đủ khả năng điều trị
2. Người chia trứng
a. Chỉ định của người chia trứng
• Phụ nữ với các vấn đề về sinh sản như là tắc
vòi trứng hoặc buồng trứng đa nang
• Người phụ nữ chức năng sinh sản bình thường
nhưng chồng bị vô sinh
• Đồng tính nữ và phụ nữ đơn thân
b. Điều kiện của người chia trứng
• Tuổi 18 - < 35 tuổi
• Không có bệnh truyền nhiễm hoặc rối loạn
di truyền.
• Phải có xét nghiệm nội tiết (FSH/AMH) để
đánh giá tình trạng của buồng trứng.
• Không hút thuốc lá ít nhất trong 3 tháng
• Chỉ số khối cơ thể (BMI) < 28.
• Không có tiền căn bệnh buồng trứng, bao
gồm LNMTC

• Không quá 2 lần IVF thất bại.

Tập 14, số 02
Tháng 05-2016

4. Cách tiến hành và kết
quả của TTTON chia trứng
trên thế giới

28

Các chi phí của IVF có thể là rào cản đối với
một số bệnh nhân. Đôi khi IVF là điều trị duy nhất
có thể giúp một người phụ nữ có con. Điều này có
thể là do bệnh nặng ở vòi trứng hoặc có chất lượng
tinh trùng quá kém trong khi đó chức năng buồng
trứng còn rất tốt. Các chương trình chia trứng lần
đầu tiên được thành lập ở Mỹ khoảng năm 1988
với mục đích làm cho việc thực hiện thụ tinh trong
ống nghiệm giá cả phải chăng hơn [1]. Đối với

những người cho trứng đủ điều kiện các chương
trình chia trứng cung cấp một cách hợp lý để họ
làm TTTON trong khi giúp đỡ được người khác
một cách kín đáo. Đối với những người nhận, quá
trình hiến trứng cho phép người phụ nữ xin trứng
mang thai đứa trẻ có liên quan huyết thống với
chồng mình. Điều này cho phép các cặp vợ chồng
có quyền cơ bản nhất của con người là bản năng
- sinh con. Bằng cách tham gia các chương trình

chia trứng, chi phí cho những người nhận cũng
được giảm đáng kể.
Còn ở Anh, những người cần xin trứng để làm
TTTON phải chờ đợi trong thời gian rất dài do
khan hiếm người cho trứng, rất nhiều phụ nữ Anh
phải ra nước ngoài để xin trứng với chi phí rất
cao. Trong khi chưa có giải pháp nào cho vấn đề
này thì năm 1992, có 3 bệnh nhân đến gặp Bác sĩ
Kamal Ahuija và Eric Simon tại phòng khám phụ
khoa của họ ở Durham và đề nghị được chia trứng
làm TTTON. Điều này là ý tưởng giúp cho 2 vị bác
sĩ người Anh này đi tiên phong trong vấn đề chia
trứng ở Anh [2], [3]
Trứng thường được chia đều giữa người chia
trứng và người nhận, với sự sắp xếp chính xác đã
thỏa thuận trước.Trong trường hợp số trứng chia lẻ,
ở Anh trứng dôi sẽ được chia cho người chia trứng
còn ở Mỹ trứng dôi ra sẽ được chia cho người nhận
trứng. Khi trứng của người chia quá nhiều sẽ được
chia cho 2 người nhận (Tối đa số người nhận được
cho phép ở Anh và ở Mỹ là 2). Nếu không đủ trứng
để chia (ít hơn 8 trứng), người chia trứng phải lựa
chọn quyết định không chia trứng và giữ lại tất cả
trứng cho mình, tuy nhiên trong trường hợp này
họ phải trả phí IVF. Còn người xin trứng sẽ phải
hủy chu kỳ và được hoàn trả phí đã thực hiện cho
người chia trứng[1], [3]. Tại sao lại có mốc tối thiểu
là 8 trứng thì mới được chia trứng, mà không phải
là 10 hay 12 trứng?….Nghiên cứu của Efstratios
cho thấy nếu giảm số lượng tế bào trứng tối thiểu

cần thiết để thực hiện chia trứng từ 12 xuống 8 và
chia các tế bào trứng bằng nhau giữa người cho
và người nhận đã làm giảm đáng kể tỷ lệ hủy bỏ
chu kỳ trong khi đó tỷ lệ sinh sống của người cho
và người nhận không bị ảnh hưởng [4]..
Các nghiên cứu đã được công bố chỉ ra rằng
chia trứng không làm giảm cơ hội có thai của người
chia trứng, và việc có thai đồng thời giữa người


1. www.houstonfertilitysolutions.com/egg-sharing-progrm
2. Blyth. E. “Subsidized IVF: the development of ‘egg sharing’ in the UK”.
Hum. Reprod. (2002) 17 (12):3254-3259.
3. www.ivf.org.uk/egg-sharing
4. Efstratios M Kolibianakis, Herman Tournaye, Kaan Osmanagaoglu,
Michel Camus, Linda Van Waesberghe, Andre Van Steirteghem, Paul
Devroey. Outcome for donors and recipients in two egg-sharing policies.
Fertility and Sterility Volume 79, Issue 1, January 2003, Pages 69 – 73
5.
www.hertsandessexfertility.com/egg-sharing-and-egg-donationsharing-our-results
6. Ahuja K.K, Simons E.G, Fiamanya W, Dalton M, Armar N.A,
Kirkpatrick P, Sharp S.J, Arian-Schad M, A. Seaton A, and Watters A.J.
“Egg-sharing in assisted conception: ethical and practical considerations”.
Hum. Reprod. (1996) 11 (5):1126-1131.
7. Zeynep B. Gürtin, Kamal K. Ahuja and Susan Golombok. “Emotional

5. Kết luận

TTTON chia trứng ngày càng phát triển rộng
khắp trên thế giới. Với nhiều lợi ích, sự chia sẻ

trứng – sẻ chia hạnh phúc đã mang lại cơ hội
có thai không những cho phụ nữ vô sinh trẻ chức
năng buồng trứng tốt mà còn cho cả những phụ
nữ không thể có con bằng chính trứng của mình.
Nhân đôi niềm hạnh phúc được làm cha, làm mẹ
cho hàng ngàn cặp vợ chồng vô sinh trên thế giới.

and relational aspects of egg-sharing: egg-share donors’ and recipients’
feelings about each other, each others’ treatment outcome and any
resulting children”. Hum. Reprod. (2012) 27 (6):1690-1701.
8. Thum M.Y, Gafar. A, Wren. M, Faris. R, Ogunyemi. B , Korea.
L, Scott. L and Abdalla H.I. Does egg‐sharing compromise the chance
of donors or recipients achieving a live birth?. Hum. Reprod. (2003) 18
(11):2363-2367.
9. Krinos M. Trokoudes, Constantinos Pavlides, Xiao Zhang. Comparison
outcome of fresh and vitrified donor oocytes in an egg-sharing donation program.
Fertility and Sterility Volume 95, Issue 6, May 2011, Pages 1996 – 2000.
10. Ling-Bo Cai, Xiao-Qiao Qian, Wei Wang, Yun-Dong Mao, Zheng-Jie
Yan, Cui-Zhen Liu, Wei Ding, Jie Huang, De-Chun Chai, Ri-Cheng Chian,
Jia-Yin Liu. Oocyte vitrification technology has made egg-sharing donation
easier in China. Reproductive BioMedicine Online Volum 24 Issure 2,
February 2012, Pages 1076 – 1080

Tập 14, số 02
Tháng 05-2016

Tài liệu tham khảo

dụng một số trứng tươi cho bản thân và sau đó
đông trứng phần còn lại. Nếu họ có thai hoặc có

một số lý do khác nên họ không muốn sử dụng
những trứng đã đông lạnh họ có thể hiến số trứng
đông lạnh cho ngân hàng trứng. Nếu hai vợ chồng
không có thai, họ có thể sử dụng trứng đông lạnh
của họ và chỉ phải trả phí bình thường để làm rã
đông, thụ tinh, nuôi phôi và chuyển phôi.
Ở Trung quốc những bệnh nhân làm TTTON có
trên 20 trứng được khuyến khích thụ tinh tối thiểu
15 trứng với tinh trùng của chồng để tạo thành
phôi. Số trứng còn dư sẽ được trữ đông bằng
phương pháp thủy tinh hóa. Thông thường những
phụ nữ này sau khi sinh con khỏe mạnh và họ
thường hiến số trứng trữ vào ngân hàng để cho
các cặp vợ chồng hiếm muộn khác. Tỷ lệ có thai
lâm sàng của trứng trữ hiến là 42,3%, tỷ lệ làm tổ
là 25,5%. Không có bé bị dị tật bẩm sinh. Những
kết quả này chỉ ra rằng trữ trứng thủy tinh hóa là
một phương pháp hiệu quả cho một chương trình
chia trứng hiến với kết quả làm tổ và có thai chấp
nhận được. [10]

TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 14(02), 26 - 29, 2016

chia trứng và người nhận là phổ biến. Tại The Lister
Fertility Clinic ở Anh, từ năm 2005 – 2012, kết
quả của người chia trứng với tỷ lệ có thai 55,8%
và tỷ lệ sinh sống 40,4% tương đương với kết quả
có thai ở phụ nữ < 35 tuổi làm TTTON (tỷ lệ có
thai 54,4% và tỷ lệ sinh sống là 41,2%) [3]. Đây là
những con số của trung tâm sinh sản Herts & Essex

bao gồm dữ liệu từ tháng 1 năm 2012 đến tháng
12 năm 2013 và đã được xác minh bởi các HFEA
(Human Fertilization and Embryology Authority):
Người chia trứng tỷ lệ có thai là 56,3%, tỷ lệ thai
lâm sàng là 42,5%, tỷ lệ sinh sống 40%. Người
nhận trứng chia tỷ lệ có thai là 64,4%, tỷ lệ thai
lâm sàng 55,6%, tỷ lệ sinh sống là 45,6% [5 ]. Một
số nghiên cứu cũng cho thấy: không có sự khác
biệt về số lượng trung bình của trứng được chia, tỷ
lệ thụ tinh hoặc số phôi chuyển trung bình và tỷ lệ
sinh sống mặc dù tuổi người nhận cao hơn người
chia trứng [6], [7]. Cơ hội có thai hoặc sinh sống
của người chia trứng và người nhân cũng giống
như bệnh nhân làm TTTON tiêu chuẩn. Người chia
trứng cũng không có nguy cơ bị hội chứng kích
thích buồng trứng cao hơn so với người làm TTTON
tiêu chuẩn [8].
Nhờ có kỹ thuật đông trứng bằng phương pháp
thủy tinh hóa ra đời với tỷ lệ trứng sống sau rã
đông rất cao, nghiên cứu của Krinos cho thấy:
trứng đông lạnh bằng phương pháp thủy tinh hóa
có thể cung cấp cùng một chất lượng phôi, thai,
và khả năng làm tổ giống trứng tươi [9]. Với kết
quả ấn tượng của phương pháp đông trứng thủy
tinh hóa, bệnh nhân có thể làm một chu kỳ và sử

29




×