Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Tội đánh bạc từ thực tiễn tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.34 KB, 73 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN ĐÌNH THÀNH

TỘI ĐÁNH BẠC TỪ THỰC TIẾN TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

HÀ NỘI, 2020


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN ĐÌNH THÀNH

TỘI ĐÁNH BẠC TỪ THỰC TIẾN TỈNH BẮC NINH

Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. CAO THỊ OANH

HÀ NỘI, 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các


kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Học viện Khoa học xã hội –
Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.
NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Đình Thành


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
Chương 1 ........................................................................................................... 7
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI ĐÁNH BẠC...................................... 7
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ................................................... 7
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý tội đánh bạc........................................ 7
1.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam
về tội đánh bạc................................................................................................. 15
1.3. Tội đánh bạc trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới ............. 20
Chương 2 ......................................................................................................... 25
THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI ĐÁNH BẠC TẠI TỈNH BẮC NINH................ 25
2.1. Quy định tội đánh bạc của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 ............ 25
2.2. Phân biệt tội đánh bạc với tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc………...…37
2.3.Thực tiễn xét xử tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ........................ 40
2.4. Những vướng mắc khi xét xử tội đánh bạc .............................................. 45
Chương 3 ......................................................................................................... 51
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÉT XỬ .................................... 51
TỘI ĐÁNH BẠC TẠI TỈNH BẮC NINH...................................................... 51
3.1. Một số yêu cầu nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật tội đánh bạc......... 51
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật tội đánh bạc trên

địa bàn tỉnh Bắc Ninh...................................................................................... 53
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 64


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
B
L
B
L
C
T
G
S
H
Đ
H
T
H
Đ
N
X
N
Q
P
L
T
A
T
A

T
h.
T
N
T
S
V
K

:
B
:
B
:
C
:
G
:
H
:
H
:
H
:
N
:
N
:
P
:

T
:
T
:
T
:
T
:
T
:
V


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã và đang tiến hành công cuộc đổi
mới đất nước, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và đạt được nhiều thành tựu
nổi bật. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, Việt Nam đã trở thành nước thu
nhập trung bình, nền kinh tế Việt Nam phát triển năng động, tốc độ tăng
trưởng cao, kinh tế vĩ mô ổn định, quốc phòng được giữ vững, an ninh, trật tự
an toàn xã hội được bảo đảm. Tuy nhiên sự phát triển của kinh tế - xã hội
cũng kéo theo những mặt tiêu cực trong cuộc sống như ôi nhiễm môi trường,
phân hóa giàu nghèo…chính điều đó đã làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội,
trong đó có tệ nạn cờ bạc. Về yếu tố lịch sử tệ nạn cờ bạc không phải bây giờ
mới xuất hiện ở nước ta mà đã có ở Việt Nam từ rất lâu. Tuy nhiên cùng với
sự phát triển của xã hội thì nó đã được lai tạp và biểu hiện với nhiều hình
thức, mức độ chơi tinh vi và quy mô lớn hơn trước rất nhiều.
Thực chất tệ nạn cờ bạc có thể hiểu là kiếm tiền bằng những vận may
rủi và không mất mồ hôi công sức. Kết quả thắng thua kéo theo những màn cá
cược về tiền, tài sản có giá trị. Hệ lụy từ tệ nạn cờ bạc làm cho đạo đức xã hội

bị suy thoái và xuống cấp trầm trọng. Cờ bạc ẩn náu với nhiều hình thức khác
nhau, có thể kể đến: Xóc đĩa, tú lơ khơ, ba cây, số đề, chắn cạ, chọi gà …và
một hình thức mới xuất hiện trong những năm gần đây chính là cá cược thể
thao. Các hình thức đánh bạc này được phát triển lan rộng khắp các tỉnh thành
từ nông thôn đến thành thị với nhiều thành phần trong xã hội tham gia. Vì vậy
tệ nạn về cờ bạc nói chung, tội phạm đánh bạc nói riêng đang gây bức xúc
trong xã hội. Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã và đang lãnh đạo nhân dân
thực hiện công cuộc phát triển kinh tế, cùng với đó là nhiệm vụ xây dựng xã
hội văn minh, tiến bộ. Vì vậy mỗi công dân phải đóng góp sức lực, trí tuệ của

1


mình vào công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên, hành vi đánh bạc trái
phép đã và đang cản trở quá trình này.
Thời gian qua, tình hình tội phạm đánh bạc đây trên địa bàn cả nước
nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng có những diễn biến hết sức phức tạp. Số
lượng các vụ việc liên quan đến đánh bạc ngày càng gia tăng, tính chất ngày
càng phức tạp. Nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi đánh
bạc, trong thời gian qua công tác phòng chống đấu tranh, điều tra, truy tố, xét
xử của các cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đối với tội
phạm nói chung và tội đánh bạc nói riêng đã đạt được nhiều kết quả tích cực,
góp phần quan trọng trong việc đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh chính
trị, tạo môi trường ổn định phát triển kinh tế. Tuy nhiên vẫn còn những khó
khăn vướng mắc nhất định trong việc xử lý tội phạm đánh bạc. Vì vậy tác giả
chọn đề tài “Tội đánh bạc từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh” để có cái nhìn tổng
quan về tội đánh bạc trên địa bàn. Trên cơ sở đó đánh giá chính xác những kết
quả đạt được, nhìn nhận những hạn chế trong quá trình áp dụng pháp luật và
đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng
cao hiệu quả phòng chống tội đánh bạc.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tội đánh bạc trong thời gian qua nhận được sự quan tâm lớn của các
chuyên gia pháp lý, giảng viên, những người công tác trong lĩnh vực pháp
luật. Vì vậy đã có không ít các công trình nghiên cứu, luận văn, giáo trình, các
bài viết bình luận trong đó, nổi bật như:
- Dưới góc độ giáo trình, sách tham khảo: GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa,
chương XXV – Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, trong
sách “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam” của Trường Đại học Luật Hà Nội;
- Luận văn Thạc sĩ của tác giả PGS.TS Cao Thị Oanh - Đại học Luật
Hà Nội với đề tài “Đấu tranh phòng chống các tội cờ bạc trên địa bàn thành

2


phố Hà Nội năm 2002”; Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học
Quốc gia Hà Nội của tác giả Bùi Minh Giang với đề tài “Tội đánh bạc theo
Luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”; Luận
văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội của tác giả Phan
Thị Ngọc Quí với đề tài “Tội đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam”; Luận
văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội của tác giả Trịnh
Công Thương với đề tài “Các tội liên quan đến cờ bạc theo luật hình sự Việt
Nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”; Luận
văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội của tác giả Lê
Hồng Nam với đề tài “Tội tổ chức đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam trên
cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Đà Nẵng”; Luận văn thạc sĩ Luật
học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; Vũ Thị Len (2015) “Các tội liên
quan đến cờ bạc theo luật hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”,
- Bài viết: “Tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc theo Bộ luật hình sự
2015 – Những vướng mắc và kiến nghị” của TS. Phạm Minh Tuyên - Chánh

án Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh (Tạp chí Tòa án ngày 04/4/2020); “Một số
ý kiến về tội tổ chức đánh bạc và gá bạc và tội đánh bạc” của tác giả Nguyễn
Quang Lộc - Nguyên Thẩm phán TANDTC (Tạp chí Tòa án ngày 06/6/2019);
“Những bất cập và một vài kiến nghị hoàn thiện đối với hướng dẫn áp dụng
tội đánh bạc” của tác giả Thạc sĩ Thái Chí Bình, Tòa án nhân dân thị xã Châu
Đốc, tỉnh An Giang (http:toaan.gov.vn); “Những điểm mới của tội đánh bạc
theo Luật số 37/2009/QH12 về sửa đổi và bổ sung một số điều của Bộ luật
hình sự” của tác giả Thạc sĩ Bùi Ngọc Hà – Trường Đại học Cảnh sát nhân
dân (http:www/pup.edu.vn)…
Các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến tội đánh bạc ở các
góc độ khác nhau, trong đó có nhiều đề tài được nghiên cứu trước khi BLHS

3


năm 2015 có hiệu lực pháp luật, một số đề tài nghiên cứu sau khi BLHS năm
2015 có hiệu lực pháp luật. Có những công trình nghiên cứu bài viết tổng quát
tội đánh bạc trên phạm vi cả nước nhưng có những công trình nghiên cứu trên
phạm vi tỉnh, huyện. Tuy nhiên tính đến nay, chưa có công trình nghiên cứu
nào đề cập đến tội đánh bạc theo PLHS Việt Nam một cách cụ thể, chuyên
sâu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống, làm rõ những vấn đề lý
luận và thực tiễn áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ án tội
đánh bạc trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019,
luận văn kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật
về tội đánh bạc trong BLHS Việt Nam và đề xuất những giải pháp bảo đảm áp
dụng đúng PLHS về tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm sáng tỏ những vấn đề chung như khái niệm, đặc điểm và các dấu
hiệu pháp lý của tội đánh bạc. Tìm hiểu lịch sử lập pháp của tội đánh bạc
trong PLHS Việt Nam giai đoạn từ năm 1945 đến khi BLHS năm 2015 có
hiệu lực pháp luật.
- Phân tích những quy định pháp luật hiện hành về tội đánh bạc. Đánh
giá những kết quả đạt được, những vướng mắc hạn chế và nguyên nhân của
những vướng mắc, hạn chế trong quá trình áp dụng pháp luật trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng
pháp luật về tội đánh bạc trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng và cả nước nói
chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4


4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tội đánh bạc theo PLHS sự Việt
Nam từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh. Cụ thể luận văn đi sâu phân tích hoạt động
áp dụng pháp luật trong quá trình xét xử các vụ án hình sự về tội đánh bạc của
TAND hai cấp tỉnh Bắc Ninh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu quy định của PLHS Việt Nam về tội đánh bạc mà
trọng tâm là BLHS năm 2015, trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm
2019 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của Chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, quan điểm, định
hướng của Đảng và Nhà nước về xây dựng nhà nước pháp quyền, về chính
sách hình sự, đường lối đấu tranh phòng chống tội phạm của Nhà nước ta, làm

kim chỉ nam xuyên suốt trong toàn bộ cấu trúc nghiên cứu của luận văn.
Cơ sở thực tiễn của luận văn là kết quả giải quyết xét xử các vụ án về
tội đánh bạc tại TAND hai cấp tỉnh Bắc Ninh. Số liệu thống kê, báo cáo tổng
kết của TAND hai cấp tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015 -2020.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể và đặc thù của khoa học luật
hình sự như: lịch sử, so sánh, đối chiếu, thống kê, diễn dịch, quy nạp, phân
tích, đánh giá và tổng hợp…Ví dụ như phương pháp đánh giá được dùng khi
đánh giá thực trạng tội phạm đánh bạc, những khó khăn, vướng mắc trong quá
trình áp dụng pháp luật; phương pháp liệt kê được sử dụng khi liệt kê một số
vụ án đánh bạc tiêu biểu đã xét xử tại TAND hai cấp tỉnh Bắc Ninh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

5


6.1. Về mặt lý luận
Kết quả nghiên cứu được nêu trong luận văn có ý nghĩa bổ sung vào hệ
thống lý luận về tội đánh bạc. Từ một số giải pháp đưa ra, luận văn sẽ góp
phần nâng cao hoạt động áp dụng pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói
riêng, cả nước nói chung.
6.2. Về mặt thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu
tham khảo trong công tác nghiên cứu khoa học chuyên ngành, tài liệu tham
khảo đối với người làm công tác giảng dạy và công tác thực tiễn. Đặc biệt, kết
quả nghiên cứu của luận văn góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
của các cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Để việc nghiên cứu và tìm hiểu luận văn một cách khoa học và dễ hiểu
thì ngoài các phần: Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội

dung luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tội đánh bạc theo PLHS Việt
Nam.
- Chương 2: Thực tiễn xét xử tội đánh bạc tại tỉnh Bắc Ninh.
- Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng xét xử tội đánh bạc tại tỉnh
Bắc Ninh.

6


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI ĐÁNH BẠC
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý tội đánh bạc
1.1.1. Khái niệm tội đánh bạc
Khái niệm tội phạm là khái niệm trung tâm, các khái niệm, phạm trù,
chế định khác đều xuất phát, xoay quanh khái niệm này. Khái niệm tội phạm
là cơ sở để xây dựng các CTTP cụ thể với ý nghĩa là mô hình pháp lý của
từng loại tội phạm và qua đó cũng là cơ sở để quy định hình phạt tương ứng
[14, tr.8].
Hiện nay, khái niệm tội phạm được quy định tại Điều 8 BLHS năm
2015 quy định như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy
định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân
thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ
kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi
ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã
hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.[45]
Theo BLHS năm 2015, tội đánh bạc được quy định tại Điều 321, chương XXI

phần các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng.
Về khái niệm tội đánh bạc đến nay các nhà làm luật vãn chưa đưa ra
khái niệm cụ thể trong BLHS. Bởi vì hành vi đánh bạc là hiện tượng xã hội
nên nó phát sinh trong các điều kiện xã hội nhất định. Tại mỗi giai đoạn của
xã hội, hành vi đánh bạc có những biểu hiện khác nhau. Trong khoa học luật
hình sự, liên quan đến khái niệm tội đánh bạc cũng có nhiều công trình nghiên
cứu đưa ra khái niệm tội đánh bạc.


Có quan điểm cho rằng “Đánh bạc là tham gia trò chơi có được thua
bằng tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào” [23]. Quan điểm này mới
chỉ định nghĩa hành vi đánh bạc chứ chưa làm rõ khái niệm tội đánh bạc. Hơn
nữa hành vi phạm tội khác tội phạm vì khái niệm tội phạm phải có đầy đủ nội
hàm như quy định tại Điều 8 BLHS năm 2015.
Có tác giả lại cho rằng: “Đánh bạc được hiểu là nhiều người (ít nhất
hai người trở lên) cùng tham gia hành vi được thua bằng tiền hay hiện vật
dưới bất kỳ hình thức nào”[38,tr176]. Quan niệm này nhìn nhận khái niệm tội
đánh bạc ở góc độ chung, chưa nêu bật và đầy đủ của những dấu hiệu đặc
trưng tội phạm.
Đánh bạc có thể hiểu là dựa vào kết quả của trỏ chơi mà người thua
cuộc phải trả cho bên thắng cuộc một khoản lợi ích vật chất nhất định. Kết
quả của trò chơi thường không rõ ràng nên đánh bạc mang yếu tố “đỏ đen”
“may rủi”. Kết quả của trò chơi có thể được biết trong một khoảng thời gian
cố định như đánh số lô, số đề (phụ thuộc vào kết quả quay sổ xố kiến thiết tại
khung giờ nhất định trong một ngày) hoặc kết quả diễn ra trong thời gian
ngắn như đánh ba cây, xóc đĩa…cũng có trường hợp kết quả đánh bạc diễn ra
trong một thời gian dài như trường hợp cá độ đội bóng vô địch của một mùa
giải bóng đá.
Tính giải trí là mục đích của đa số các trò chơi, giúp cho người chơi thư
giãn tinh thần, gắn kết tình cảm, nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên các đối tượng

đánh bạc đã lợi dụng tính giải trí của trò chơi gắn với sự được mất về vật chất.
Tệ nạn cờ bạc nói chung và hành vi đánh bạc nói riêng từ lâu đã trở thành vấn
đề gây bức xúc trong xã hội. Tệ nạn cờ bạc hiện nay phổ biến từ thành thị đến
nông thôn với nhiều hình thức đánh bạc như số lô, số đề diễn ra công khai
hàng ngày. Trong quá trình đánh bạc, tâm lý người đánh bạc nếu được ít
muốn được nhiều hơn, còn thua thì muốn gỡ lại. Sau một thời gian sa đà vào


tệ nạn cờ bạc, đánh thâu đêm suốt sáng dẫn đến lười lao động, sức khỏe giảm
sút. Từ tệ nạn này còn phát sinh biết bao hệ lụy khác, gây mất an ninh trật tự,
làm suy đồi lối sống và đạo đức xã hội. Vì vậy tệ nạn cờ bạc có tác động tiêu
cực đến bản thân người đánh bạc, không chịu lao động, chỉ muốn kiếm tiền
bằng trò may rủi. Đối với các gia đình có người thân đánh bạc lúc nào cũng lo
lắng tài sản của gia đình bị đem “nướng” vào trò đỏ đen, mặc cảm với hàng
xóm. Xã hội lại thêm gánh nặng khi các đối tượng đánh bạc không lao động
làm ra của cải cho xã hội mà còn là thành phần dễ bị lôi cuốn vào con đường
phạm tội.
Xét về thiệt hại vật chất: Hành vi đánh bạc sử dụng tiền, hiện vật có giá
trị để thanh toán cá cược được thua với nhau. Ví dụ như trong hình thức lô đề,
các chủ đề luôn nắm trong tay một lượng vốn đủ lớn cộng với các khoản thu
từ người chơi để trả cho người chơi trúng hoặc khi đánh xóc đĩa các con bạc
thường sử dụng tiền mặt để chơi. Cùng với sự phát triển xã hội, tâm lý người
phạm tội, giá trị tài sản các con bạc sử dụng trong quá trình đánh bạc ngày
càng lớn. Người đánh bạc nếu thắng bạc thường ngựa quen đường cũ, không
chịu lao động mà bám vào cờ bạc để có cuộc sống sung túc nhàn hạ. Đối với
người thua cuộc nếu biết điểm dừng cũng đã mất một số tài sản nhất định, nếu
tiếp tục tâm lý gỡ gạc, cay cú thì dễ nướng hết tài sản của bản thân, gia đình
vào xới bạc. Nguy hiểm hơn, khi không có tài sản để đánh bạc, các con bạc có
thể trộm cắp, cướp tài sản của người khác. Nhiều kẻ đã bị pháp luật xử lý
nghiêm khắc, xã hội lên án nhưng không hối cải, sửa chữa lỗi lầm, tiếp tục rủ

rê, lôi kéo, tụ tập người khác tham gia đánh bạc để thỏa mãn máu đỏ đen của
mình. Chính vì vậy đối tượng tham gia đánh bạc có tiền án, tiền sự về hành vi
đánh bạc ngày càng gia tăng.
Nếu những thiệt hại vật chất như đã nêu ở trên dễ dàng nhìn thấy thì
những thiệt hại phi vật chất thường xuất hiện một cách từ từ, gặm nhấm dần


hạnh phúc của những gia đình có thành viên ham mê cờ bạc. Hành vi đánh
bạc đã làm tha hóa lối sống của người phạm tội. Hành vi đó không những làm
cho nhiều gia đình kiệt quệ, điêu đứng về kinh tế mà còn làm rạn vỡ sự gắn
bó, tình yêu thương, trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình với nhau.
Khi hạnh phúc gia đình tan nát, đặc biệt là những trường hợp cha mẹ vào tù
thì không ít con cái của người phạm tội rất dễ bị lôi cuốn vào tệ nạn xã hội
như nghiện hút, mại dâm, trộm cắp… và lúc này xã hội lại phải chịu thêm
gánh nặng mới. Như vậy, hậu quả do hành vi đánh bạc gây ra là vô cùng lớn.
Vì vậy tội phạm hóa hành vi đánh bạc nhằm áp dụng chế tài nghiêm khắc là
hình phạt để bảo vệ quan hệ xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước,
tổ chức, công dân. Thể hiện thái độ kiên quyết của Đảng và Nhà nước ta trong
việc xử lý, đấu tranh, phòng chống các tệ nạn xã hội nói chung và tội đánh
bạc nói riêng. Điều này dựa trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trong quá
trình áp dụng pháp luật thời gian qua.
Trong khoảng thời gian 40 năm đầu (1945-1985) PLHS chưa được
pháp điển hóa và 33 năm sau (1985-2018) đã được pháp điển hóa ba lần với
BLHS các năm 1985,1999 và 2015. Cụ thể BLHS năm 1985 các tội phạm về
cờ bạc gồm đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc được quy định trong cùng một
điều luật. Sau một thời gian áp dụng, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, khắc
phục những hạn chế khiếm khuyết để phù hợp với sự thay đổi, phát triển của
xã hội, BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 đã tách tội đánh bạc thành một
điều độc lập còn tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong cùng một điều luật.
Từ những phân tích và cơ sở pháp lý nêu trên có thể đưa ra khái niệm

tội đánh bạc như sau: Tội đánh bạc là hành vi tham gia trò chơi được tổ chức
trái pháp luật (dưới bất kỳ hình thức nào), được thua bằng tiền hay hiện vật
có giá trị từ 5 triệu đồng hoặc dưới 5 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm
hành chính hoặc bị kết án về hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc


chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, chưa được
xóa án tích mà còn vi phạm do người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu
TNHS thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, xâm phạm đến trật tự công cộng.
1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội đánh bạc
Xét về mặt cấu trúc thì tội phạm được hợp thành từ bốn yếu tố: chủ thể,
khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan. Sau đây luận văn đi phân tích
CTTP của tội đánh bạc.
a) Khách thể của tội phạm.
Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ
và bị tội phạm xâm hại. Các hành vi đánh bạc với tính chất chung là sát phạt
về kinh tế giữa nhiều người (hai người trở lên) đã tác động tiêu cực đến nếp
sống văn minh, hủy hoại nhân cách của người phạm tội, nhiều người khánh
kiệt tài sản, hạnh phúc gia đình tan nát và nguyên nhân gia tăng một số tội
phạm trong xã hội. Ví dụ trong trường hợp con bạc thua cuộc không trả tiền
cho đối tượng thắng bạc thì có thể xiết nợ bằng cách đánh đập, giam giữ, đe
dọa hoặc khủng bố tinh thần như ném chất bẩn vào nhà nhằm lấy bằng được
số tiền đã thắng bạc. Đối với người thua bạc thì luôn tìm mọi cách có tài sản
như trộm cắp, cướp tài sản…để tiếp tục có tài sản đánh bạc. Thậm chí có
trường hợp giết người nhằm mục đích không phải trả khoản tiền thua bạc. Từ
đó có thể thấy đánh bạc là hành vi mang tính tiêu cực trong xã hội nên cần
phải xử lý nghiêm minh. Theo BLHS năm 2015 tội đánh bạc được xếp trong
nhóm các tội xâm phạm trật tự công cộng. Vì vậy khách thể của tội đánh bạc
là trật tự công cộng.
b) Mặt khách quan của tội phạm.

Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm ra bên
ngoài thế giới khách quan. Thông qua các dấu hiệu như hành vi nguy hiểm
cho xã hội của hành vi vi phạm pháp luật, hành vi đó gây tác hại như thế nào


cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả tác
hại do hành vi phạm tội gây ra. Ngoài ra còn có các dấu hiệu như thời gian
phạm tội, địa điểm phạm tội, công cụ phạm tội.
Trong số các dấu hiệu của mặt khách quan thì dấu hiệu hành vi nguy
hiểm cho xã hội là dấu hiệu quan trọng nhất. Nếu cá nhân thực hiện hành vi
không nguy hiểm cho xã hội thì không coi là tội phạm. Chỉ có hành vi nguy
hiểm cho xã hội mới gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự
bảo vệ. Hành vi nguy hiểm cho xã hội là cách xử sự nguy hiểm của chủ thể,
hành vi đó bị luật hình sự nghiêm cấm.
Các hình thức đánh bạc hiện nay rất phong phú như xóc đĩa, ba cây, số
lô, số đề…Thủ đoạn của các đối tượng sử dụng trong quá trình đánh bạc ngày
càng tinh vi nhằm tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng và quy mô đánh
bạc ngày càng lớn.Bên cạnh các hình thức đánh bạc có từ ngày xưa như tổ
tôm, đánh chắn, đánh phỏm thì hiện nay ở nước ta đã xuất hiện một số hình
thức đánh bạc mới du nhập từ nước ngoài vào. Tuy nhiên không phải hành vi
đánh bạc nào cũng bị coi là vi phạm pháp luật. Có những hành vi đánh bạc
được nhà nước cấp phép và quản lý mục đích thu hút du lịch, tạo công ăn việc
làm và thu thuế cho ngân sách địa phương. Chỉ những hành vi đánh bạc
không được nhà nước cho phép hoặc cấp phép nhưng hoạt động không đúng
mới bị coi là tội phạm. Trong BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999 chỉ quy
định “Người nào đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay
hiện vật…”, như vậy tất cả các hành vi đánh bạc đều bị coi là vi phạm pháp
luật. Đến năm 2009 Quốc hội ban hành Luật số 37/2009/QH12 và tại BLHS
năm 2015 đã bổ sung cụm từ “trái phép” như sau: “Người nào đánh bạc trái
phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật…”. Điều

này hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tiễn và thể hiện quan điểm của các
nhà làm luật nhằm phân biệt trường hợp tham gia trò chơi sát phạt nhau bằng


tiền, hiện vật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Ví dụ Ngày
29/10/2019 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1440/QĐ-TTg về chủ
trương đầu tư casino tại Phú Quốc. Đồng thời thí điểm cho người Việt Nam
vào đánh bạc với thời gian thực hiện thí điểm là 3 năm. Tuy nhiên, các cá
nhân muốn vào đánh bạc tại các casino phải thỏa mãn các điều kiện về độ tuổi
và chứng minh thu nhập như sau: Nam muốn vào casino phải từ 21 tuổi trở
lên, đồng thời chứng minh thu nhập hàng tháng từ 10 triệu đồng trở lên.
Những giấy tờ chứng minh thu nhập là hợp đồng cho thuê nhà, cho thuê tài
sản, sổ tiết kiệm ngân hàng, sao kê tài khoản tiền gửi ngân hàng… thể hiện
tổng số tiền thu nhập thường xuyên từ 10 triệu đồng/tháng trở lên…
Tội đánh bạc được xây dựng dưới dạng CTTP hình thức, nghĩa là yếu
tố bắt buộc trong mặt khách quan của tội phạm đánh bạc là hành vi nguy hiểm
cho xã hội, biểu hiện của hành vi đó là hành động. CTTP hình thức được coi
là hoàn thành từ thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được mô
tả trong điều luật của BLHS. Như vậy tội đánh bạc không quy định hậu quả là
dấu hiệu bắt buộc trong việc xác định tội phạm hoàn thành. Khi các con bạc
thực hiện hành vi đánh bạc và thực hiện các hành vi khác như trộm cắp tài
sản, cướp giật tài sản để có tiền đánh bạc đã cấu thành tội độc lập.
Tuy nhiên một dấu hiệu quan trọng, bắt buộc của CTTP đánh bạc là giá
trị tài sản sử dụng để đánh bạc. Tùy vào giai đoạn kinh tế xã hội nhất định,
các nhà làm luật quy định mức khởi điểm giá trị tài sản các con bạc sử dụng
đánh bạc để xác định có bị truy cứu TNHS hay bị xử lý hành chính. Hiện nay
tỷ lệ người tham gia đánh bạc trái phép là khá cao, nhiều người “đánh vui”
cũng đã có giá trị một vài triệu đồng, nếu quy định mức khởi điểm quá thấp
thì không phù hợp. Khi giá trị tài sản đánh bạc dưới mức khởi điểm, căn cứ
nhân thân người phạm tội như đã bị xử phạt hành chính, bị kết án về một

trong 03 hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc mà chưa hết thời hạn


được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, chưa được xóa án tích thì phải
chịu TNHS. Theo pháp luật Việt Nam, thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi
phạm hành chính quy định tại Điều 7 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và
thời hạn đương nhiên xóa án tích quy định tại Điều 70 BLHS 2015. Dấu hiệu
trên nhằm phân hóa tội phạm, đối với những cá nhân đã từng bị xử lý về các
tội cờ bạc mà tiếp tục phạm tội sẽ bị trừng trị nghiêm khắc.
Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm
tội, BLHS năm 2015 phân loại thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm
nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Trên cơ sở hình phạt tù được quy định tại khoản 1, 2 Điều 321 BLHS năm
2015, có thể xác định tội đánh bạc là tội ít nghiêm trọng (phạt tù đến 03 năm)
và tội nghiêm trọng (phạt tù đến 07 năm). Tội phạm đánh bạc không thuộc
nhóm tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.
c) Mặt chủ quan của tội phạm
Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, đặc trưng là
lỗi, động cơ, mục đích. Đối với tội đánh bạc chủ thể thực hiện với lỗi cố ý
trực tiếp. Khi người thực hiện hành vi đánh bạc biết rõ đánh bạc trái phép là
hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật ngăn cấm nhưng vẫn thực hiện
nhằm mục đích sát phạt, thu lời bất chính. Có một số trường hợp người chơi
cho rằng hành vi cá cược các trò chơi là hợp pháp nhưng thực tế lại là trái
phép. Ví dụ trong khu vui chơi, hội chợ, triển lãm... thường có các trò chơi
trúng thưởng, tuy nhiên các trò chơi này không được cơ quan nhà nước đứng
ra tổ chức mà do một số cá nhân, tổ chức muốn trục lợi bất chính đứng ra tổ
chức. Người vào khu vui chơi, hội trợ, triển lãm nghĩ rằng trò chơi đó được tổ
chức trong khuôn viên nên nghĩ là hợp pháp.
Như đã phân tích ở trên, bên cạnh yếu tố lỗi, mặt chủ quan của tội
phạm còn có dấu hiệu mục đích, động cơ. Tuy nhiên trong tội đánh bạc, các



dấu hiệu nêu trên không phải là dấu hiệu bắt buộc được mô tả trong CTTP.
d) Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi chịu
TNHS tại thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm các
quan hệ xã hội được PLHS bảo vệ. Người phạm tội có khả năng nhận thức
được tính chất nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra. Bên cạnh
việc nhận thức, người phạm tội phải có khả năng điều khiển được hành vi đó.
Tại Điều 12 BLHS năm 2015 quy định:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi
tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại
một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170,
171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299,
303 và 304 của Bộ luật này” [45]
Căn cứ quan trọng để xác định chủ thể của tội đánh bạc là độ tuổi.
Ngoài ra chủ thể đó phải có năng lực TNHS tại thời điểm họ thực hiện hành
vi đánh bạc. Đối với trường hợp tại thời điểm đánh bạc người đó không có
khả năng điều khiển hành vi hoặc không nhận thức được hậu của xã hội của
hành vi thì không được coi là chủ thể của tội đánh bạc. Ví dụ tại thời điểm
thực hiện hành vi đánh bạc người đánh bạc mắc bệnh tâm thần có kết luận của
cơ quan chuyên môn thì được xác định không có năng lực TNHS và không
phải chịu chế tài hình sự.
1.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật hình
sự Việt Nam về tội đánh bạc
1.2.1.Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước
khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985



Trong thời kỳ thực dân Pháp đô hô nước ta, nhằm thực hiện chính sách
nô dịch ngu dân để dễ cai trị, thực dân Pháp cho phép mở các sòng bạc tự do
trên đất nước và không bị pháp luật nghiêm cấm. Mục đích của việc khuyến
khích tệ nạn cờ bạc nhằm tạo tâm lý tự ti, vong bản và thủ tiêu ý chí đấu tranh
của nhân dân. Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945 đã đánh dấu
sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Với thắng lợi mang ý nghĩa
chính trị lịch sử này, bên cạnh việc hình thành một nhà nước kiểu mới đồng
thời cũng đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử lập pháp nói chung và PLHS
nói riêng.
Ngay từ ngày mới thành lập, trong công tác xây chính quyền non trẻ,
Đảng và Nhà nước nhận thức rõ tác động tiêu cực của tệ nạn cờ bạc đối với xã
hội. Bên cạnh việc đánh đuổi giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt…việc xóa bỏ
tệ nạn cờ bạc trong xã hội được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Ngày
14/4/1948, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã ban hành Sắc lệnh
168/SL về việc ấn định cách trừng trị tội đánh bạc.
“Điều thứ 1
Tất cả các trò chơi cờ bạc, dù là có tính cách may rủi hay là có thể
dùng trí khôn để tính nước, mà được thua bằng tiền, đều coi là tội đánh bạc
và bị phạt như sau.
Những cuộc đánh đố nhau bằng tiền, những cuộc xổ số bằng tiền hay
bằng đồ mà không có nhà chức trách có thẩm quyền cho phép trước, cũng
đều bị phạt như tội đánh bạc” [59]
Có thể coi Sắc lệnh 168/SL là văn bản pháp luật đầu tiên của nước ta
ban hành để điều chỉnh, xử lý tội đánh bạc. Điều này cho thấy đường lối và sự
quyết tâm của Nhà nước ta trong việc xử lý đối với tệ nạn cờ bạc nói chung,
tội phạm đánh bạc nói riêng.
Sắc lệnh 168/SL là dấu mốc quan trọng trong quá trình lập pháp của đất
nước ta liên quan đến tội đánh bạc. Tuy vậy cũng nhận thấy kỹ thuật lập pháp



thời điểm đó chưa cao, các tội phạm về cờ bạc mới dừng lại ở mức độ liệt kê,
chưa mô tả hành vi cụ thể.
Sau khi ký “Hiệp định Genève” năm 1954, miền Bắc thực hiện công
cuộc xây dựng Xã hội chủ nghĩa, vừa chi viện cho chiến trường miền Nam.
Tình hình chính trị, xã hội, kinh tế ở miền Bắc có nhiều biến động. Chính vì
vậy một số nội dung của Sắc lệnh 168/SL không còn phù hợp. Để khắc phục
những hạn chế của Sắc lệnh, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 301/BTBTP
ngày 14/01/1957 và Thông tư 2098/VHH-HS ngày 31/5/1957 về việc bài trừ
tệ nạn cờ bạc nhằm giải quyết một phần vướng mắc của Sắc lệnh 168/SL.
Sau thời gian áp dụng, trên cơ sở thắc mắc của một số TAND, Bộ
trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 2098/VHH-HS bổ sung Thông tư
301/BTBTP để giải đáp các thắc mắc của TAND khi áp dụng Sắc lệnh
168/SL trong thời gian chờ Chính phủ, Quốc hội ban hành văn bản mới thay
thế. Nội dung Thông tư này được Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành để giải
thích một số nội dung của Sắc lệnh 168/SL theo hướng ghi nhận tinh thần của
Sắc lệnh chứ không áp dụng nguyên văn nội dung của văn bản này vì một số
nội dung không còn phù hợp với hoàn cảnh thực tế nữa.
Ngày 30-4-1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng đã kết thúc hơn
100 năm đô hộ của chế độ Thực dân cũ và mới trên đất nước Việt Nam, non
sông thu về một mối, Nam - Bắc một nhà. Để phù hợp với tình hình mới,
ngày 15/3/1976 Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời ban hành Sắc luật số
03-SL/76 quy định các tội phạm và hình phạt. Văn bản này ra đời trong hoàn
cảnh miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, tuy nhiên đời sống kinh tế xã hội cả
nước còn gặp nhiều khó khăn. Kinh tế, xã hội giữa hai miền Nam, Bắc có
nhiều sự khác biệt. Công tác quản lý xã hội sau thời hậu chiến còn lúng túng.
Nghiên cứu lịch sử xây dựng pháp luật của đất nước ta trước thời kỳ
năm 1985 có thể thấy: Thời buổi ban đầu, kỹ thuật lập pháp còn hạn chế, đó là



điều khó tránh khỏi đối với nhà nước non trẻ, vẫn đang trong quá trình đầu
tranh thống nhất đất nước. Sau năm 1975, cả nước ta gặp nhiều khó khăn về
kinh tế do cơ chế quan liêu, bao cấp. Tuy nhiên về mặt tích cực, giai đoạn
1945-1985 đã đặt nền móng đầu tiên cho quá trình lập pháp liên quan đến xử
lý tội đánh bạc sau này.

1.2.2.Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến
năm
1999
Bộ luật hình sự năm 1985 được ban hành là kết quả của hoạt động pháp
điển hóa pháp luật, là đạo luật hình sự đầu tiên của nhà nước ta trong đó quy
định tất cả các vấn đề về tội phạm và hình phạt. BLHS năm 1985 có hiệu lực
từ ngày 1/1/1986, đánh dấu một bước ngoặt to lớn trong lịch sử lập pháp hình
sự của đất nước. BLHS năm 1985 quy định tội đánh bạc tại Điều 200:
“1- Người nào đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền
hay hiện vật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc
bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm
2- Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thì bị phạt cảnh cáo, cải
tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Phạm tội trong trường hợp tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù từ hai
năm đến bảy năm” [41].
Nhà nước ta đã xây dựng được cơ sở pháp lý thống nhất để truy cứu
TNHS về hành vi đánh bạc, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của công
dân cũng như hiệu quả của công tác đấu tranh, phòng chống, xử lý tội phạm
đánh bạc. Tuy nhiên, BLHS năm 1985 được ban hành trong thời kỳ quan liêu,
bao cấp, nền kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, quy định của
BLHS về tội đánh bạc vẫn còn đơn giản, mang tính chất liệt kê, gây khó khăn
trong công tác đấu tranh, phòng chống, xét xử tội đánh bạc. Từ thực tiễn đó
đặt ra yêu cầu BLHS phải được sửa đổi một cách toàn diện.



1.2.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999
đến năm 2015
Như đã phân tích ở trên, sau một thời gian áp dụng BLHS năm 1985 đã
bộc lộ một số hạn chế nhất định. Trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế xã
hội trong và ngoài nước có nhiều biến động, BLHS năm 1999 được Quốc hội
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành có hiệu lực thi hành
ngày 01/7/2000 (sửa đổi bổ sung năm 2009) phần nào đáp ứng công tác đấu
tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới. Tội đánh bạc được quy định
tại Điều 248 BLHS 1999 như sau:
“1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua
bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu
đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định
tại Điều 249 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị
phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ
đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
hai năm đến bảy năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ năm mươi triệu đồng
trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi
triệu đồng” [42]
Điểm mới đáng chú ý nhất của BLHS năm 1999 so với BLHS năm
1985 là tách tội đánh bạc thành điều riêng biệt, độc lập với tội tổ chức đánh
bạc hoặc gá bạc. Ngoài ra Luật số 37/2009/QH12 ngày 19/6/2009 sửa đổi bổ
sung một số điều của BLHS năm 2009 trong đó có tội đánh bạc, đã thêm cụm



từ “trái phép” vào trong điều luật. Mục đích để phân biệt với trường hợp cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Trong một thời gian dài, BLHS quy
định mọi hành vi đánh bạc (thỏa mãn về mức khởi điểm hoặc nhân thân) đều
bị coi là vi phạm pháp luật thì hiện nay một số hành vi đánh bạc được pháp
luật cho phép không coi là vi phạm pháp luật. Về khái niệm “Đánh bạc trái
phép” được quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP
ngày 22-10-2010 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao: “Đánh bạc trái
phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục
đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép
nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp [55].
Ngoài ra còn một số văn bản hướng dẫn việc áp dụng pháp luật trong quá
trình giải quyết vụ án về tội đánh bạc, như:
- Nghị quyết số 02/2003/NQ - HĐTP ngày 17/4/2003 của HĐTP
TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS 1999;
- Nghị quyết số 01/2006/NQ - HĐTP ngày 12/5/2006 của HĐTP
TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS 1999;
Tóm lại, qua từng thời kỳ lịch sử, các chế tài của Nhà nước đối với tội
đánh bạc thay đổi để phù hợp với sự phát triển của xã hội và diễn biến tình
hình tội phạm. BLHS năm 1999 quy định tội đánh bạc và tội tổ chức đánh bạc
hoặc gá bạc thành hai điều luật độc lập nhằm mục đích xác định rõ TNHS đối
với người phạm tội xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đấu tranh, phòng chống và
xét xử tội đánh bạc.
1.3. Tội đánh bạc trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới
Trên thế giới hiện nay có những nước xác định hành vi đánh bạc là vi
phạm pháp luật nhưng có quốc gia coi đánh bạc là hợp pháp và đóng góp
không nhỏ vào GDP của đất nước. Theo quan điểm cờ bạc luôn luôn tồn tại



×