Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

BÁO cáo THỰC tập điện THÀNH AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 25 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển với tốc độ cao, hòa cùng tốc độ
phát triển của thế giới . Kéo theo là sự phát triển không ngừng của các ngành, đặc
biệt là ngành điện, một ngành không thể thiếu trong mọi lĩnh vực.Để đáp ứng yêu
cầu ngày càng cao của xã hội, cần đào tạo ra đội ngũ kỹ sư , công nhân điện có
trình độ cao , hiểu biết rộng.
Ở trong đợt thực tập công nghiệp vừa qua, chúng em đã được sự giới thiệu
cũng như hướng dẫn của thầy Phạm Việt Phương để có cơ hội tiếp cận cũng như
tham gia vào quá trình hoạt động của công ty điện Thành An. Một công ty chuyên
về sản xuất và lắp đặt các thiết bị điện . Sau một thời gian đi thực tập thì đã trang
bị cho em nhiều kỹ năng cũng như kiến thức thực tế để chuẩn bị cho công việc
sau này khi ra trường.
Những gì đạt được trong chuyến đi em xin trình bày trong báo cáo này. Mặc
dù đã cố gắng nhưng do thời gian với kiến thức còn hạn chế nên bài báo cáo thực
tập này còn nhiều thiếu sót, vì vậy rất mong nhận được sự góp ý nhiệt tình của
các thầy cô để em có được bản báo cáo hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 8 tháng 1 năm 2020
Sinh viên thực hiện

1


MỤC LỤC

2


3



CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY
TNHH ĐIỆN THÀNH AN
CÔNG TY THÀNH AN
Tên công ty:
Tên viết tắt:
Trụ sở chính:
VPGD:
Nhà máy:
Điện thoại:
Fax:
Website:
Tổng Giám
đốc:

Công ty TNHH Điện Thành An
TA Electric
39D2 Tập thể Nguyễn Công Trứ - Hai Bà Trưng Hà Nội
486 Trần Khát Chân - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Phú Thụy - Gia Lâm - Hà Nội
(+84 4) 3.9763332 - 3.9763428
(+84 4) 3.9766146

Ông Nguyễn Văn Thúy

I. Sơ lược về công ty:

Hình 1.1: Cổng vào công ty Điện Thành An
Công ty TNHH Điện Thành An được thành lập ngày 09 tháng 01 năm 2001
theo giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0102001784 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà
4



Nội cấp ngày 09/01/2001. Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Công ty
TNHH Điện Thành An đã có những bước phát triển không ngừng trong việc
thiết kế, tư vấn và cung cấp sản phẩm cho ngành điện trong và ngoài nước. Cho
đến nay, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất các loại trạm kiôt,
tủ bảng điện, thang máng cáp; các loại cầu dao, cầu chì; cột điện bê tông li tâm…
và các thiết bị khác mang nhãn hiệu THÀNH AN với độ bền cao, chất lượng tốt.
Công ty liên tục đầu tư các trang thiết bị hiện đại, sử dụng nguồn nhân lực chất
lượng cao để phục vụ sản xuất tạo đà chủ động cho Công ty phát triển và đứng
vững trên thị trường. Năm 2004, Công ty đã áp dụng hệ thống Quản lý chất
lượng ISO 9001:2000 vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2005, được sự
chuyển giao công nghệ của xí nghiệp bê tông Chèm, công ty đưa dây chuyền sản
xuất cột bê tông li tâm với công suất 10.000 cột/năm vào hoạt động. Công ty đã
tham gia xây lắp nhiều công trình có quy mô lớn, đảm bảo yêu cầu về chất lượng
kỹ thuật tốt, uy tín cao trên thị trường.
Hiện nay sản phẩm của Thành An đã có mặt ở nhiều công trình lớn, hoạt
động chính trên các lĩnh vực: Sản xuất tủ bảng điện trung thế, hạ thế, trạm Kios
hợp bộ, thang máng cáp, các loại cầu dao cầu chì, cột điện bê tông li tâm…; cung
cấp các thiết bị đường dây và trạm, các thiết bị đóng cắt… đến 110KV. Là nhà
phân phối, làm tủ bảng điện của Schneider Electric... Với đội ngũ công nhân lành
nghề, giàu kinh nghiệm, bằng công nghệ tiên tiến, dây chuyền thiết bị hiện đại,
đồng bộ, 90% điều khiển tự động công ty hoàn toàn có khả năng đáp ứng các yêu
cầu đa dạng về sản phẩm, yêu cầu cao về chất lượng, đúng tiến độ với chi phí hợp
lý.
Trong quá trình phát triển, Công ty luôn nỗ lực tạo ra các sản phẩm và dịch
vụ tốt nhất cho khách hàng bằng cách chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại, sử

5



dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, áp dụng hệ thống ISO trong việc điều hành
quản lý.
Với phương châm sự tín nhiệm của khách hàng là chìa khóa của thành
công, tập thể cán bộ công nhân viên Công ty TNHH Điện Thành An không
ngừng vươn lên để tạo ra những sản phẩm uy tín – chất lượng và các dịch vụ
chuyên nghiệp nhằm khẳng định vị thế của mình trên thị trường ngành điện.
Mong muốn được phục vụ các khách hàng ngày càng chu đáo hơn, công ty
luôn sẵn sàng tiếp nhận và biết ơn mọi sự đóng góp ý kiến của khách hàng!

II. Sơ đồ tổ chức công ty:

Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức công ty.

6


III. Chính sách chất lượng:
Để thực hiện Chính sách chất lượng trên, Giám đốc Công ty Xây lắp và sản xuất
thiết bị điện Thành An cam kết:
- Thiết lập các mục tiêu chất lượng hàng năm trong toàn Công ty; áp dụng, duy trì và
thường xuyên cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn quốc tế ISO
9001:2000.
- Tuân thủ các quy trình, quy phạm, từng bước áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,
công nghệ tiên tiến trong sản xuất và công tác quản lý.
- Tăng cường tìm hiểu, tiếp thu ý kiến, giải quyết mọi khiếu nại, đáp ứng thoả đáng
các yêu cầu của khách hàng.
- Thường xuyên đào tạo phát triển nguồn nhân lực, tạo mọi điều kiện cho cán bộ nhân
viên được nâng cao trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng các yêu cầu
công việc được giao.

- Đảm bảo chính sách chất lượng của Công ty được truyền đạt và được thấu hiểu đến
từng bộ phận và cán bộ nhân viên.

IV. Một số máy tự động được trang bị trong nhà máy:
Trong quá trình thực tập, nhóm chúng em đã được công ty cho phép xuống dưới nhà
máy cơ sở Kiêu Kỵ- Gia Lâm – Hà Nội để có thể trực tiếp thấy được các máy móc,
công nghệ hiện đại cũng như các quy trình làm việc để tạo ra sản phẩm .Dưới đây là
một số máy em đã tìm hiểu được:

1. Máy cắt LASER FOMII-3015

7


Hình 1.3: Máy cắt laser
-

-

Dùng để gia công, cắt, đục lỗ, tạo hình chi tiết từ tấm phôi ban đầu với sự chính
xác cực kỳ cao và khả năng tự động hóa 100%.
Một số đặc điểm kỹ thuật:
+ Công suất tia laser đầu ra: 2500 W đến 4000 W
+ Vùng làm việc: 3070 x 1500 mm
+ Độ dày của tấm phôi: 0.8 mm  25 mm
+ Màn hình cảm ứng: 15 inches
+ Dung lượng bộ nhớ: 10 MB
+ Chế độ cắt tự động 100%.
+ Tối ưu hóa thời gian set-up và thi hành
+ Tự động xác định vị trí của tấm phôi

2. Máy đột CNC TRUPUNCH 1000:

- Dùng để đục lỗ, cắt, tạo hình chi tiết từ tấm phôi ban đầu.
- Một số đặc điểm kỹ thuật:

+
+
+
+

Vùng làm việc: 2050 x 1250 mm
Độ dày phôi tối đa: 6.4 mm
Lực gia công của tools: 165kN
Tốc độ thay dao: 4,4 s

8


Hình 1.4: Máy đột CNC
3. Máy chấn TRUBEND 5130, TRUBEND 7036, AMADA RG-100:

Hình 1.5: Máy chấn
-

-

Chuyên để tạo các góc gập, uốn cho tấm phôi( sau khi đã được gia công qua các
máy cắt, đột)
Một số thông số kỹ thuật của TRUBEND 5130
+ Áp lực chấn: 1300 kN

+ Độ dài có thể nén đc của chi tiết: 3230 mm
9


+ Được lập trình, người vận hành sử dụng thao tác đơn giản
+ Tốc độ: 10 mm/s
+ Hầu: 420 m
4. Máy gia công thanh cái
Chuyên dùng gia công các loại thanh đồng, thanh cái... trong các tủ điện, tủ phân
phối

Hình 1.6: Máy gia công thanh cái
Ngoài ra, ở các phân xưởng cơ khí và lắp ráp còn được trang bị hệ thống khí nén
xung quanh, rất tiện dụng cho công nhân có thể sử dụng các thiết bị khí nén để
làm việc.
Và các phân xưởng: lắp ráp, cơ khí, nhà kho cũng được trang bị hệ thống cầu
trục nâng hạ hiện đại, dễ dàng thực hiện việc di chuyển những khối nguyên vật
liệu và sản phẩm nặng tới vài tấn.

10


Hình 1.7: Nhà chứa thành phẩm

11


CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP
I


Thời gian và địa điểm:
-

II

Địa điểm: Em được phân thực tập tại xưởng điện của công ty tại Kiêu Kỵ- Gia
Lâm- Hà Nội.
Với thời gian : từ thứ 2 đến thứ 7, mỗi ngày từ 7 rưỡi sáng đến 5 giờ chiều (Trong
thời gian 3 tháng từ ngày 20/9/2019 đến ngày 20/12/2019).
Nội dung công việc:

1. Sản xuất tủ điện:
Đây là công việc chính của em trong quá trình thực tập.
Quy trình sản xuất tủ điện tại công ty TNHH Thành An, gồm các bước chính sau:
Bước 1: Đột CNC
Tấm phôi nguyên liệu thường là tôn kẽm, được đưa vào máy đột TRUPUNCH
1000, máy này sẽ được lập trình để cắt tạo hình dạng và đục lỗ trên bề mặt tạo ra
nhiều chi tiết khác nhau của sản phẩm.
Khi vận hành máy luôn cần có 2 người, một người đứng ở bảng điều khiển,
một người đứng trong gần khu vực máy làm việc. Khi cắt tách rời một chi tiết
hoặc một mảnh vật liệu thừa, máy sẽ tạm thời dừng lại, khi đó người đứng trong
khu vực máy sẽ dùng tay lấy chi tiết đó ra, người bên ngoài tiếp tục vận hành để
máy chạy tiếp.
Bước 2: Chấn CNC
Các chi tiết được tạo ra sau khi qua máy đột CNC, tiếp tục được đưa tới máy
chấn TRUBEND 3150, tại máy này, một số phần tử sẽ được uốn góc, để tạo
thành một chi tiết hoàn thiện.
Máy được lập trình sẵn để tự động thay đổi các cữ, người vận hành chỉ việc
đặt chi tiết vào cữ và nhấn máy. Tuy nhiên, người vận hành cũng cần nắm được
chu trình máy chạy, để xoay chi tiết và đặt đúng những bộ phận cần gia công lần

lượt của chi tiết vào máy.
Bước 3: Hàn

12


Một số chi tiết cần được hàn để hoàn thiện hoặc cần được gắn ốc-vít vào để
có thể ráp được với các chi tiết khác, bước này công nhân thực hiện thủ công.
Bước 4: Mài nhẵn
Sau khi hàn nối các chi tiết thành tủ điện thì sẽ được đưa đi mài nhẵn chỗ
các mối hàn bên ngoài mặt tủ điện
Bước 5: Phun sơn tĩnh điện sản phẩm
Chi tiết được đưa qua các bể hóa chất nhằm tẩy sạch dầu mỡ, rỉ sét và định
hình bề mặt sản phẩm, sau đó được sấy khô và đưa vào sơn tĩnh điện, tiếp theo lại
được sấy định hình để đưa ra lắp ráp.
Bước 6: Lắp ráp cơ khí
Bước này công nhân phải thực hiện bằng tay, lắp ráp các chi tiết lại với nhau
để tạo thành một vỏ tủ hoàn chỉnh.
Bước 7: Lắp ráp điện
Công nhân sử dụng bản vẽ auto-cad để gắn các thiết bị lên đúng vị trí đã thiết
kế.
Thực hiện đấy nối các thiết bị, công việc đấu nối này cũng cần đọc sơ đồ
auto-cad, tuy nhiên đã được đơn giản đi nhiều do các đường dây đã được đánh ký
hiệu sẵn.
Em đã được các anh chị của công ty phân vào vị trí làm bước 6 và bước 7 đó là


lắp ráp cơ khí và lắp ráp điện.
Dưới đây là một số hình ảnh về bản vẽ cad và sản phẩm em được làm quen:


13


14


Hình 2.1: Hình ảnh bản vẽ cad lắp tủ điện.

15


16


Hình 2.3: Hình ảnh một số sản phẩm tủ điện.

17


2. Lắp ráp biến áp nguồn ( TU) và biến dòng (TI):
Công việc thực hiện: cùng với các anh chị công nhân của nhà máy lắp ráp để
hoàn thiện.
Qua quá trình lắp ráp, em cũng học hỏi thêm được cách tính số lượng vòng dây
sơ cấp và thứ cấp để đạt được sai số mong muốn; và số lượng dầu cần đổ vào
máy, Và các thông tin quan trọng về sản phẩm.
a. Máy biến áp nguồn( TU):

Hình 2.4: Máy biến áp nguồn.
18



Máy biến điện áp làm nhiệm vụ cách ly mạch thứ cấp khỏi điện áp cao phía sơ
cấp và đảm bảo điện áp thứ cấp khi điện áp sơ cấp danh định có thể khác nhau.


-

-

Các tham số của TU:
Điện áp định mức: U1đm, U2đm điện áp lớn nhất mà TU có thể làm việc lâu dài.
Điện áp thứ cấp của TU
Điện áp danh định sơ cấp và thứ cấp:
TU ngoài trời thường sử dụng điện áp pha: Điện áp danh định của cuộn sơ cấp là
điện áp danh định của lưới điện.
Trong đo lường: phạm vi điện áp làm việc là 80÷120%.
Trong bảo vệ relay: từ 0.05 ÷ 1.5 hoặc 1.9 lần điện áp danh định.
Tỷ số biến đổi dòng điện định mức: kđm = U1đm/U2đm.
Sđm: công suất lớn nhất có thể nối vào mạch thứ cấp mà không làm sai số của nó

vượt quá trị số cho phép.
- Scpmax: đảm bảo cho nhiệt độ của TU không vượt quá cho phép.
- Cấp chính xác của TU là 0.2; 0.5 theo tiêu chuẩn IEC.
∗ Cách thức vận hành:
Cuộn thứ cấp của TU được mắc song song với các dụng cụ đo (vôn met, mạch áp
của các relay, mạch áp của các công tơ đo đếm). Các dụng cụ này có tổng trở vô
cùng lớn (sấp xỉ bằng vô cùng), do đó có thể coi trạng thái làm việc bình thường
của TU là trạng thái làm việc không tải. Trong vận hành không được phép làm
ngắn mạch phía thứ cấp của TU, nếu phía thứ cấp của TU ngắn mạch sẽ tương
đương với việc nối tắt mạch sơ cấp, gây sự cố ngắn mạch lưới điện.


b.

Máy biến dòng( TI):

19


Hình 2.5: Máy biến dòng đo lường.

20


Máy biến dòng điện làm nhiệm vụ cách ly mạch thứ cấp khỏi điện áp cao phía sơ
cấp và đảm bảo dòng điện thứ cấp khi dòng điện sơ cấp danh định có thể khác
nhau, tạo sự phối hợp dòng điện giữa các pha.
Các tham số của TI:
- Điện áp định mức: điện áp lớn nhất mà TI có thể làm việc lâu dài.
- Dòng điện định mức: dòng điện lớn nhất có thể chạy qua TI trong chế độ làm việc


lâu dài mà không làm cho nhiệt độ của nó vượt quá cho phép.
- Tỷ số biến đổi dòng điện định mức: kđm = I1đm/I2đm.
- SđmTI: công suất lớn nhất có thể nối vào mạch thứ cấp mà không làm sai số của nó
vượt quá trị số cho phép.
- Zđm: phụ tải lớn nhất có thể nối phía thứ cấp TI mà không làm sai số của nó vượt
quá trị số cho phép ứng với cấp chính xác đã cho.
- Cấp chính xác:
TI dùng cho đo lường, độ chính xác cao: 0.2 hoặc 0.5 với chuẩn IEC; 0.15 hoặc
0.3 hoặc 0.6 với chuẩn IEEE.

TI dùng cho relay bảo vệ, độ chính xác thấp hơn: 5P hoặc 10P theo chuẩn IEC.



Cách thức vận hành:
Cuộn thứ cấp của máy biến dòng điện được mắc nối tiếp với các dụng cụ đo
(ampe mét, mạch dòng của các relay, mạch dòng của các công tơ đo đếm điện
21


năng) các dụng cụ này có tổng trở vô cùng nhỏ sấp xỉ bằng 0, do đó có thể coi
trạng thái làm việc bình thường của các máy biến dòng là trạng thái ngắn mạch
phía thứ cấp. Trong vận hành không được phép làm hở mạch phía thứ cấp của TI,
nếu phía thứ cấp của TI hở mạch có thể dẫn tới làm hư hỏng TI với các lí do sau:
-

Khi cuộn thứ cấp của TI hở mạch, dòng điện từ hóa rất lớn, lõi thép sẽ bão hòa

-

nghiêm trọng, gây nóng lõi thép, dẫn đến làm cháy dây cuốn.
Khi lõi thép bị bão hòa, từ thông bằng đầu sẽ sinh ra suất điện động dang nhọn đầu
do đó ở đầu dây cuốn thứ cấp sẽ xuất hiện điện áp cao hàng nghìn vôn gây mất an
toàn cho người sử dụng.

3. Hỗ trợ bộ phận kĩ thuật nghiên cứu, thiết kế cầu dao tự động:

Hình 2.6: Cầu dao tự động.
Trong quá trình thực tập, em còn được tham gia vào nghiên cứu dự án của
công ty: đó là thiết kế bộ điều khiển để điều khiển đóng-cắt cầu dao điện bằng

cách điều khiển động cơ điện 1 chiều.

22


V. Kết quả đạt được:
-

Làm quen với thời gian làm việc khi đi làm.
Rèn luyện các kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp trong một môi trường mới.
Tiếp xúc thực tế với các loại thiết bị trong tủ điện, trạm điện như at tô mát, tụ bù,
thanh cái,...
Học hỏi thêm được cách đọc và vẽ bản vẽ kĩ thuật.
Biết cách tính số vòng dây sơ cấp thứ cấp cho TU- TI đạt tiêu chuẩn mong muốn.

KẾT LUẬN
Với mục đích là củng cố và phát triển những kiến thức đã được trang bị ở
trường thông qua vệc tìm hiểu thực tế sản xuất của công ty Điện Thành An bao
23


gồm các hoạt động sản xuất , dây chuyền công nghệ, trang thiết bị, máy móc và
đặc biệt là vai trò của người kĩ sư trong quá trình sản xuất. Sau một thời gian thực
tập tuy là hơi ngắn , song em cũng phần nào hiểu được về tình hình hoạt động sản
xuất tại công ty Điện Thành An. Đây chính là cơ hội đầu tiên để em củng cố các
kiến thức đã học và qua đó tích lũy một số kỹ năng sống cần thiết phục vụ cho
công việc sau này ra trường của bản thân như : phong cách làm việc chuyện
nghiệp,thao tác công việc nhanh chóng, tạo mối quan hệ đồng nghiệp…Như vậy
sau khi chuẩn bị kết thúc học lý thuyết ở trường thì bây giờ với những tích lũy
thực tập nói trên thì cũng đã cho em được một bước đệm để chuẩn bị tham gia

vào đội ngũ kỹ sư điện phục vụ các nhà máy xí nghiệp trong tương lai.
Qua đây em xin cảm ơn thầy Phạm Việt Phương cùng với toàn thể nhân viên
công ty điện Thành An đã giúp đỡ em trong thời gian vừa qua.

24


GIẤY XÁC NHẬN CỦA CÔNG TY

25


×