NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
(SCM01A)
THUYẾT MINH NGHIÊN CỨU
Đề tài:
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ỨNG DỤNG PHẦN MỀM
KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI HÀ NỘI
Nhóm 10 - Lớp: CLCKTA – K19
Hà Nội, tháng 12 năm 2018
DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ TỶ LỆ ĐÓNG GÓP
TT
Họ tên
Email
Điện thoại
Tỷ lệ đóng
góp (%)
1
Lê Thị Trà
My
0333551616
25
2
Nguyễn Thị
Hà Trang
0975521798
25
3
Đỗ Mỹ Duyên
0399544972
25
4
Nguyễn Thị
Lan Anh
0363682391
25
1. Giới thiệu nghiên cứu (Tính cấp thiết của đề tài)
Trước những tác động của công nghiệp hóa hiện đại hóa, việc ứng dụng tin học
vào công tác điều hành quản lí hoạt động của các doanh nghiệp không còn là điều mới
mẻ. Những năm gần đây Bộ Tài chính đã ban hành những thông tư mới nhằm đưa kế
toán Việt Nam hòa nhập với các chuẩn mực kế toán quốc tế và sự phát triển nhanh chóng
của các doanh nghiệp, điều đó buộc các phần mềm kế toán phải có những thay đổi để
đáp ứng những nhu cầu ngày càng lớn của các doanh nghiệp. Theo ước tính ở
Việt Nam hiện có hơn 130 nhà cung cấp phần mềm kế toán, mỗi nhà cung cấp thường
có từ một đến vài sản phẩm phần mềm kế toán khác nhau đáp ứng với nhu cầu và quy
mô của mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Với số lượng phần mềm kế toán ngày càng nhiều,
doanh nghiệp sẽ có những phân vân trong việc lựa chọn và phát sinh nhu cầu tìm kiếm
thông tin, phân tích và đánh giá về các phần mềm kế toán. Sự ảnh hưởng và mức độ tác
động của các nhân tố tới ứng dụng phần mềm kế toán có thể giúp ích cho các doanh
nghiệp Việt Nam nghiên cứu, tham khảo khi ra quyết định lựa chọn phần mềm kế toán
phù hợp.
Đại hội Hanoisme lần thứ 5 đã thống kê trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có
tổng số 232.000 doanh nghiệp, trong đó số doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 97% số
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Đại hội đã nhận định, đội ngũ doanh nghiệp nhỏ
và vừa thành phố đang ngày càng khẳng định vai trò nòng cốt, tiên phong trong công
cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô. Do đó nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến
doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được nhiều nhà nghiên cứu hướng tới, tuy nhiên phần lớn
các tác giả mới chỉ dừng lại chủ yếu ở việc phân tích các tác động ảnh hưởng tới sự lựa
chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa áp dụng trên nhiều khía
cạnh thực tế để đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cho các doanh nghiệp về phần mềm kế toán.
Chính vì vậy, đề tài “Những nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng phần mềm kế toán tại
các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội” được triển khai nhằm bổ sung những vấn đề
nghiên cứu còn thiếu trước đó là cần thiết.
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài
Các nghiên cứu tiêu biểu trên thế giới phải kể đến nghiên cứu của Pulakanam &
Suraweera (2010); Kabir & cộng sự (2015), Bishop (2018). Nghiên cứu của Pulakanam
& Suraweera (2010) đã đặt ra những thách thức mà các doanh nghiệp thường phải đối
mặt khi triển khai ứng dụng phần mềm kế toán cũng như xác định được vai trò của chúng
trong các doanh nghiệp, đồng thời cũng đưa ra các định hướng phát triển nhằm tăng tính
ứng dụng của công nghệ phần mềm trong các nghiệp vụ kế toán tại các doanh nghiệp.
Bằng một cách tiếp cận khác, Kabir & cộng sự (2015) đã chỉ ra được sự khác biệt
trong mục đích sử dụng phần mềm kế toán giữa các trường đại học và các doanh nghiệp
tại Banglades cũng như xác định được khách hàng tiềm năng sử dụng phần mềm kế
toán. Bài nghiên cứu đã điều tra được mức độ thực hành quy trình kế toán tự động thông
qua các ứng dụng phần mềm tại các trường đại học tư thục ở Banglades cũng như các
rào cản và vấn đề gặp phải khi ứng dụng phần mềm kế toán trong các giao dịch. Bài
nghiên cứu đã khẳng định ngày nay khi số lượng giao dịch và người dùng thông tin kế
toán đang ngày một gia tăng trong khi dữ liệu bị giới hạn theo cách quản lý thủ công thì
việc áp dụng các phần mềm kế toán là vô cùng cấp thiết đối với các trường đại học và
doanh nghiệp.
Không chỉ thế, nghiên cứu về phần mềm kế toán cũng được Bishop (2017) lựa
chọn đề làm đề tài nghiên cứu. Tác giả đã nêu ra những thách thức mà các doanh nghiệp
vừa và nhỏ phải đối mặt khi ra quyết định lựa chọn phần mềm kế toán, đưa ra chức năng
của từng loại phần mềm, chứng minh được rằng: Thời gian, chi phí và các nỗ lực của
doanh nghiệp liên quan đến việc lựa chọn phần mềm kế toán sẽ giúp thúc đẩy lợi ích
kinh tế trong dài hạn.
2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, các nghiên cứu chủ yếu tập trung về các nhân tố ảnh hưởng tới
việc lựa chọn phần mềm kế toán, mà chưa đưa ra cách thức lựa chọn và quan điểm về
phần mềm kế toán phù hợp với đa phần các doanh nghiệp niêm yết vừa và nhỏ.
Vu Quang Hung (2010) đã tiến hành nghiên cứu về các tiêu chí lựa chọn phần
mềm kế toán và phân tích sự phù hợp của phần mềm MISA đối với các doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại tỉnh Nam Định. Tác giả sử dụng lý thuyết hành vi được lập kế hoạch và
lý thuyết hành động hợp lý, kết hợp với mô hình TAM nhằm kiểm tra, khảo sát quy mô
và nhu cầu sử dụng thực tế của MISA.SME.NET 2010. Tuy nhiên, phạm vi của bài
nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở quy mô cỡ mẫu nhỏ, tập trung chính vào 9 công ty trên
địa bàn tỉnh Nam Định nên nghiên cứu chưa thực sự có đại diện cao, do đó khó tìm được
các bài học thực tế có giá trị cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Khác biệt so với nghiên cứu trước đó của Vu Quang Hung (2010), Huỳnh Thị
Hương (2015) đã sử dụng thuyết hành vi dự định (TPB), tiến hành nghiên cứu, phỏng
vấn trực tiếp những đối tượng đã và đang sử dụng phần mềm kế toán tại khu vực Thành
phố Hồ Chí Minh. Từ đó, dựa trên các kết quả có được, tác giả đưa ra các tiêu chuẩn
đánh giá chung về phần mềm kế toán đối với các danh nghiệp vừa và nhỏ như: Khả năng
đáp ứng yêu cầu của người sử dụng, tính kiểm soát cao, tính linh hoạt, tính phổ biến và
ổn định cao,…Tuy nhiên, bài nghiên cứu này vẫn gặp phải một số hạn chế nhất định do
chưa đi sâu vào nghiên cứu hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của
đến ứng dụng phần mềm kế toán.
Mở rộng hơn về phạm vi nghiên cứu so với Huỳnh Thị Hương (2015), nghiên
cứu của Nguyễn Ngọc Hoàng Khiêm (2018) đã tập trung sâu hơn vào nghiên cứu cũng
như xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của các nhân tố này đến việc
ra quyết định lựa chọn sử dung phần mềm kế toán của doanh nghiệp. Đồng thời đưa ra
được một số tổng hợp sơ bộ về tính năng cũng như hiệu quả hoạt động của một số phần
mềm kế toán phổ biến dựa trên các đánh giá, khảo sát trực tiếp từ các đối tượng doanh
nghiệp đã và đang sử dụng phần mềm kế toán. Tuy nhiên, bài nghiên cứu này được đánh
giá là chỉ thích hợp áp dụng đối với các tổ chức mua mới phần mềm kế toán hoặc chuyển
từ kế toán thủ công sang sử dụng phần mềm kế toán nên chưa có tính tổng quát và tính
thực tiễn cao.
Qua nghiên cứu cho thấy, phần lớn các tác giả ở Việt Nam mới dừng lại chủ yếu
ở việc phân tích các tác động ảnh hưởng tới sự lựa chọn phần mềm kế toán của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa áp dụng trên nhiều khía cạnh thực tế để đưa ra sự lựa
chọn tốt nhất cho các doanh nghiệp về phần mềm kế toán, đặc biệt tại các khu vực kinh
tế trọng điểm như thành phố Hà Nội. Vì vậy, đề tài “Những nhân tố ảnh hưởng đến
ứng dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội” được triển
khai nhằm bổ sung những vấn đề nghiên cứu còn thiếu là cần thiết.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm mục tiêu giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ lựa chọn được phần mềm kế
toán phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Đồng thời giúp các nhà cung cấp phần mềm
kế toán hiểu được những vấn đề và tiêu chí mà doanh nghiệp thường quan tâm khi lựa
chọn phần mềm, từ đó có thể nâng cao tính năng và hiệu quả của phần mềm kế toán. Vì
vậy, nghiên cứu sẽ tập chung vào các mục tiêu chính sau:
Thứ nhất, làm rõ, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định lựa chọn
sử dụng phần mềm kế toán của doanh nghiệp.
Trong mục tiêu này sẽ trình bày các khái niệm liên quan đến hệ thống thông tin
kế toán, phần mềm kế toán. Đồng thời trình bày và giải thích một số nhân tố chủ yếu,
mức độ tác động của các nhân tố này đến việc ra quyết định lựa chọn sử dụng phần mềm
kế toán hay tính ứng dụng của phần mềm này tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thứ hai, tổng hợp các kinh nghiệm lựa chọn phần mềm kế toán cũng như đánh
giá của từng loại hình doanh nghiệp về tính ứng dụng phần mềm.
Dựa trên kết quả phỏng vấn, đánh giá của các nhà quản lí hay nhân viên trực tiếp
sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội, đưa ra được bản
tổng hợp so sánh tính ứng dụng, sự khác nhau cơ bản của ba loại phần mềm kế toán phổ
biến bao gồm Misa, Fast và LinkQ bao gồm ưu điểm, nhược điểm, chức năng và chi phí
ứng dụng của từng loại phần mềm kế toán trên.
Thứ ba, nghiên cứu đưa ra được những giải pháp nhằm tăng tính ứng dụng của
phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hà Nội.
Để thực hiện được mục tiêu này, cần tìm ra những bất lợi mà các doanh nghiệp
sẽ gặp phải khi áp dụng phần mềm kế toán, từ đó đưa ra được một số giải pháp nhằm
giúp các doanh nghiệp ứng dụng phần mềm kế toán đạt hiệu quả cao nhất.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
việc ứng dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Hà Nội.
Đồng thời đưa ra các khuyến nghị hay giải pháp về việc lựa chọn phần mềm kế toán phù
hợp và tăng tính ứng dụng của các phần mềm này đối với doanh nghiệp có quy mô vừa
và nhỏ tại Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu: Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào các doanh
nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội, chia các doanh nghiệp theo quy mô
vốn, chỉ tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tính ứng dụng phần mềm kế toán.
Ngoài ra, chúng tôi cũng phân tích dựa trên dữ liệu sơ cấp, thứ cấp đưa ra đánh giá về
các phần mềm phổ biến như: Misa, Fast, LinkQ.
Cách tiếp cận: Đề tài tiếp cận về các tính ứng dụng phần mềm kế toán cho doanh
nghiệp vừa và nhỏ, đánh giá của các doanh nghiệp về việc sử dụng phần mềm kế toán,
từ đó phân tích ưu điểm và nhược điểm của các phần mềm phổ biến hiện tại. Kết hợp
với việc nghiên cứu tài liệu từ các bài nghiên cứu về phần mềm kế toán trên Thế giới và
Việt Nam, bài nghiên cứu còn đưa ra các khuyến nghị về việc lựa chọn phần mềm kế
toán và gợi ý phần mềm kế toán phù hợp với đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa
bàn Thành phố Hà Nội.
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính và định lượng. Dữ liệu sơ cấp
được thu thập, tổng hợp từ việc thực hiện phỏng vấn những đại diện đã và đang sử dụng
phần mềm được nghiên cứu. Dữ liệu thứ cấp được tổng hợp dựa trên các bài nghiên cứu,
bài báo, bản ghi chép của các nhà nghiên cứu trên Thế giới và Việt Nam. Thông qua đó,
chúng tôi sẽ nắm rõ về tình hình sử dụng trong và ngoài nước, tính ứng dụng của phần
mềm kế toán đối với từng loại hình doanh nghiệp khác nhau. Trong các bài nghiên cứu
trước đây, phần lớn các nhà nghiên cứu đều sử dụng phương pháp định lượng, tuy nhiên,
chúng tôi sẽ sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng, sau khi tiến hành
nêu ra những nhu cầu chủ yếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ về lựa chọn phần mềm
kế toán, chúng tôi sẽ đưa ra khuyến nghị về phần mềm phù hợp nhất với đa số doanh
nghiệp trong khu vực thành phố Hà Nội.
Phương pháp khảo sát: chúng tôi tiến hành làm phiếu khảo sát và tiến hành thực
hiện trên 8-10 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên khu vực Thành phố Hà Nội. Cụ thể:
- Mục đích: Thu nhập thông tin từ phiếu khảo sát để tìm ra câu trả lời cho các vấn
đề chúng tôi đặt ra về nhu cầu và thực trạng của người sử dụng phần mềm.
- Phương pháp tiến hành khảo sát: chúng tôi sẽ lập phiếu khảo sát dựa trên câu
hỏi nghiên cứu và tiến hành phát phiếu cho các đại diện doanh nghiệp. Tìm hiểu và lựa
chọn 8 - 10 doanh nghiệp vừa và nhỏ có ảnh hưởng lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội,
liên hệ xác định thời gian để phát phiếu khảo sát và thu phiếu khi trả lời xong. Ngoài ra,
chúng tôi cũng chuẩn bị phiếu khảo sát online để tiến hành thêm đối với các doanh
nghiệp khác và đề phòng cho trường hợp các doanh nghiệp có việc đi công tác xa.
- Cuộc khảo sát sẽ được diễn ra trong khảo 1 - 2 ngày, các cá nhân sẽ có khoảng
thời gian tạo ra sự thoải mái trong quá trình trả lời. Các câu hỏi được đưa vào theo trình
tự từ thực trạng đến nhu cầu sử dụng phần mềm kế toán, căn cứ vào thực trạng sử dụng
để các doanh nghiệp nói đến nhu cầu mong muốn về các tính năng của phần mềm kế
toán mong muốn.
Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu: chúng tôi sẽ liên hệ với 5 doanh nghiệp có
phiếu khảo phù hợp sau cuộc trả lời phiếu khảo sát, liên hệ cá nhân đang sử dụng trực
tiếp phần mềm kế toán sắp xếp thời gian, tiến hành phỏng vấn chuyên sâu.
- Mục đích: Khai thác thông tin cụ thể, đi sâu vào từng vấn đề của doanh nghiệp,
xác định lại các thông tin trên phiếu khảo sát của doanh nghiệp, xác định dữ liệu thứ cấp
trên các nguồn khác nhau nhằm khẳng định cho những lập luận được đưa ra khi tiến
hành phân tích dữ liệu thứ cấp.
- Phương pháp tiến hành phỏng vấn: chúng tôi sẽ chuẩn bị sẵn các câu hỏi có
chiều sâu, người đi phỏng vấn sẽ nắm rõ được quy trình và nội dung cần phỏng vấn, và
đưa ra câu hỏi từ khái quát đến cụ thể từng vấn đề. Bên cạnh người phỏng vấn, chúng
tôi sẽ bố trí một người đi cùng để ghi chép lại diễn biến cuộc nói chuyện đảm bảo tính
chính xác, không bỏ sót thông tin.
- Cuộc phỏng vấn chuyên sâu được diễn ra từ 30 - 60 phút, nhóm khảo sát sẽ liên
hệ trước với người được phỏng vấn, xác định rõ địa điểm và thời gian phỏng vấn. Chúng
tôi sẽ đảm bảo thông tin phỏng vấn và tính bảo mật cho cuộc phỏng vấn, tạo môi trường
phỏng vấn chuyên nghiệp, đạt hiệu quả cao. Các câu hỏi chủ yếu được đưa ra từ khái
quát đến cụ thể, tùy thuộc vào quá trình trò chuyện của cuộc phỏng vấn , nhưng vẫn đảm
bảo đầy đủ những nội dung bắt buộc cần thu nhập.
Bên cạnh phương pháp chủ yếu là định lượng và định tính, nhóm nghiên cứu
chúng tôi còn kết hợp các phương pháp khác nhau như phân tích, so sánh, đối chiếu giữa
các câu trả lời của các doanh nghiệp để tìm ra những thực trạng và nhu cầu về tính năng
của các doanh nghiệp. Từ đó, chúng tôi đưa ra kết quả của cuộc nghiên cứu và khuyến
nghị phần mềm nào phù hợp với đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành
phố Hà Nội.
5. Phân bổ thời gian và nguồn lực
Phân bổ thời gian (2018-2019)
Hoạt động chính
1.Viết tổng quan
nghiên cứu
Đọc các bài nghiên
cứu trước đó
Hoàn thiện câu hỏi và
mục tiêu nghiên cứu
Dự thảo tổng quan
nghiên cứu
Phát triển phương
pháp nghiên cứu
Chiến lược & phương
pháp nghiên cứu
Đánh giá dữ liệu thứ
cấp
Tổ chức phỏng vấn
Dự thảo câu hỏi
phỏng vấn
Gửi đề xuất nghiên
cứu
Nhận phản hồi
Chỉnh sửa đề xuất
nghiên cứu nếu cần
2.Phỏng vấn và phân
tích
Hoàn thiên câu hỏi
phỏng vấn
Thành lập nhóm
phỏng vấn và đào tạo
Thực hiện phỏng vấn
Phân tích dữ liệu
Nhập dữ liệu vào máy
tính
3.Viết luận văn
Phác thảo dàn bài
Cập nhật tài liệu tham
khảo
Hoàn thiện các
chương còn lại
Gửi cho người giám
sát
Sửa đổi bản phác thảo
ban đầu
Gửi bài hoàn thiện
05/
11
21/
11
06/
12
18/
12
17/
01
25/
01
02/
02
27/
02
16/
03
29/
03
17/
04
26/
04
02/
05
05/
05
6. Tài liệu tham khảo
1. Adhikari, A & Hao. Z (2003), ‘Organization Context and Selection of International
Accounting Software: An Exploratory Study’, Advances in International
Accounting, Vol. 16, 1-16.
2. Bishop, W. (2018), A project management framework for small- and medium-sized
entities: Accounting software implementation, truy cập lần cuối ngày 29 tháng
11 năm 2018, từ < />6F9T1oYWv_8X/ view>
3. Huỳnh Thị Hương (2015), ‘Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn phần mềm
kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thành Phố Hồ Chí Minh’, luận
văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP.HCM.
4. Kabir, M., Rahman, M., Yunus, M. & Chowdhury, A. (2015), ‘Applications of
Accounting Software: An Empirical Study on the Private Universities of
Bangladesh’, World Review of Business Rearch, 5 (1), 72-85, truy cập lần
cuối
ngày
29
tháng
11
năm
2018,
từ
cơ
sở
dữ
liệu
< />5. Machado, M (không năm xuất bản), Managament Accounting Software and
Accounting Practices: Empirical Study on Small and Medium Size
Enterprises, truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2018, từ < />pub/on_line/comunicaciones_xivencuentroaeca/cd/32d.pdf?fbclid=IwAR1Gf
ZCASkPz4KoSII8KZ91n_Jthco8-P1dDqfr2fMR9IM au9W 4PHvT4>
6. Nguyễn Ngọc Hoàng Khiêm (2018), ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phần
mềm kế toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đông Nam Bộ’, luận văn
thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP.HCM.
7. Journey of an Accounting Software Company from Desktop to Online (2016), truy
cập ngày 22 tháng 11 năm 2018, từ < https://researcharchive.l incoln.ac.nz/bits
tream/handle/10182/7761/Benbow_BSIT.pdf?sequence=3&fbclid=IwAR2S9
1RXHcrLcIRsVknTFsJz_4jqP0jJtD_25VzmFVeR0KQjph02UmnxmvI>
8. Pulakanam, V. & Suraweera, T (2010), ‘Implementing Accounting Software In
Small Businesses In New Zealand: An Exploratory Investigation’,
Accountancy Business and the Public Interest, Vol. 9, truy cập ngày 24 tháng
11 năm 2018, từ cơ sở dữ liệu American Accounting Association.
9. Robert. P & Precious. C (2017), ‘Computerised Accounting Software: A Curriculum
that Enhances an Accounting Programme’, Universal Journal of Educational
Research, 5(3), 372-385.
10. Vu Quang Hung (2010), ‘Applying Technology Acceptance Model in Evaluating
the Usage of MISA.SME.NET 2010 Software at SMEs – Nam Dinh Province’,
thesis, Management Information System Department.
11. Vân Hà (2018), ‘Hà Nội: Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp hơn 40% GDP’, THẾ
GIỚI & VIỆT NAM, truy cập lần cuối ngày 20 tháng 12 năm 2018, từ
< />
PHỤ LỤC
CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN SÂU
PHIẾU PHỎNG VẤN
THÔNG TIN CƠ BẢN
Họ và tên
Tên doanh nghiệp đang công tác
Chức vị hiện tại
A. Các vấn đề liên quan đến phần mềm kế toán
1. Công ty của Anh/chị hiện có sử dụng phần mềm kế toán hay không? Phần mềm
kế toán đó là gì?
2. Anh/Chị đánh giá như thế nào về việc ứng dụng phần mềm kế toán của doanh
nghiệp mình? (Tính năng, vận hành như thế nào, chi phí ứng dụng có hợp lí hay không)
3. Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đều ưu tiên lựa
chọn và sử dụng phần mềm MISA.SME.NET, trong khi đó doanh nghiệp của Anh/Chị
lại lựa chọn phần mềm Fast (LinkQ,…), Anh/Chị có thể giải thích về điều này? (Tùy
thuộc vào phần mềm doanh nghiệp mà câu hỏi có thể thay đổi để phù hợp)
4. Trước khi lựa chọn phần mềm hiện tại, doanh nghiệp của Anh/Chị đã có hay
không trải nghiệm qua các phần mềm? Nếu có, Anh/Chị không hài lòng về vấn đề gì
của các phần mềm trước đó?
5. Những tiêu chí nào được đặt ra đối với một phần mềm kế toán khi Anh/Chị
đánh giá đó là một phần mềm kế toán tốt và hoạt động hiệu quả?
B. Các vấn đề nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng phần mềm kế toán
6. Hiện nay theo thống kê của Tạp chí Phát triển kinh tế, tại Việt Nam mới chỉ có
48% doanh nghiệp đã sử dụng phần mềm kế toán, theo Anh/Chị đâu là nguyên nhân dẫn
đến một số lượng lớn doanh nghiệp chưa áp dụng phần mềm kế toán đến vậy, trong khi
rõ ràng phần mềm kế toán đang đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp khi áp dụng?
7. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ muốn chú trọng vào tính năng riêng của phần
mềm kế toán, Anh/Chị cho rằng điều này quan trọng khi doanh nghiệp lựa chọn phần
mềm kế toán cho mình?
8. Theo Anh/Chị, việc thay đổi quy mô hay quy trình thực hiện công việc của
doanh nghiệp có ảnh hưởng tới việc vận hành phần mềm kế toán hay không?
9. Kiến thức và sự hiểu biết của người quản lý ảnh hưởng như thế nào đến việc
áp dụng phần mềm kế toán tại doanh nghiệp vừa và nhỏ?
C. Các vấn đề về nhà cung cấp phần mềm kế toán
10. Anh/Chị đánh giá khách quan như thế nào về việc cung cấp dịch vụ của một
số công ty phần mềm kế toán hiện nay? (dịch vụ sau mua hàng, chính sách ưu đãi, hướng
dẫn quản lí và sử dụng phần mềm)