Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.88 KB, 8 trang )

1

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ỨNG DỤNG THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
THE FACTORS AFFECT TO THE APPLICATION OF E-COMMERCE IN
SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN DANANG

TÓM TẮT
Kết quả nghiên cứu trên 287 DNNVV trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cho thấy các yếu tố
thuộc về tổ chức, đặc điểm sản phẩm, quy mô doanh nghiệp, hiểu biết của lãnh đạo về công
nghệ thông tin và thương mại điện tử, thái độ của nhà quản lý đối với đổi mới công nghệ thông
tin, cường độ cạnh tranh, sức ép bên ngoài và giúp đỡ của các doanh nghiệp lớn, sự hỗ trợ
của Chính phủ, hạ tầng công nghệ thông tin, nhận thức những lợi ích liên quan và sự phức tạp
khi ứng dụng thương mại điện tử là những yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng TMĐT trong các
DNNVV trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng như trên là cơ sở
để đề xuất các giải pháp góp phần đẩy mạnh việc ứng dụng TMĐT trong các DNNVV trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay.
Từ khóa: Thương mại điện tử; Doanh nghiệp nhỏ và vừa; công nghệ; đổi mới; Đà Nẵng
ABSTRACT
Inrecent global economy, e-commerce has a very important role in business strategy to support
strongly to economic development and to be an effective tool for competitive capacity of
enterprises,
especially small
and
medium ones. Study
results in
287 small
and
medium enterprises in Danang show that organizational factors, product’s characteristics, firm
size and leadership’s knowledge in IT and e-commerce, the attitude of managers for


imformation technology innovation, competition’s intensity, external pressure, the help of larger
enterprises and the support of the government, public informatio infrastructure, the
awareness of the involved benefits and the complexity of ecommerce applications are
factors affecting to ecommerce applications in SMEs in Da Nang city. The finding of above
factors is essential to have effective solutions promoting e-commerce applications in SMEs in
Da Nang city.
Keywords: e-commerce; SME; technology; innovation; Danang

1. Đặt vấn đề
Trong những năm qua, hoạt động ứng dụng thương mại điện tử trong các DNNVV trên
địa bàn thành phố đã được chú trọng, ngày càng được ứng dụng rộng rãi và đã đạt được
một số kết quả đáng khích lệ. Chi phí đầu tư cho TMĐT tăng mạnh, nhiều doanh nghiệp
đã dành trên 5% tổng chi phí hoạt động để đầu tư cho TMĐT. Tuy nhiên, bên cạnh
những kết quả đạt được, việc ứng dụng TMĐT trong các DNNVV trên địa bàn thành
phố vẫn còn một số tồn tại nhất định. Hầu hết các DNNVV nặng về đầu tư trang thiết bị
phần cứng, chưa đầu tư đúng mức cho phần mềm ứng dụng. Chưa có định hướng rõ
ràng các ứng dụng theo hướng TMĐT, đội ngũ chuyên viên CNTT trình độ cao còn rất
mỏng, chi phí cho hoạt động TMĐT của các DNNVV vẫn còn ở mức thấp.


2

Việc ứng dụng TMĐT trong các DNNVV tại Đà Nẵng chỉ mới dừng lại ở các cấp độ
thấp. Hiệu quả về việc áp dụng TMĐT trong kinh doanh của doanh nghiệp chưa cao do
khách hàng chưa có thói quen giao dịch qua mạng, tính an toàn trong giao dịch chưa
đảm bảo, thiếu nhân sự vận hành và chưa thật sự ứng dụng sâu rộng trong doanh
nghiệp, giao dịch qua mạng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp rất ít. Điều này càng làm
cho hoạt động TMĐT trên địa bàn thành phố mang tính hình thức hơn hiệu quả thực tế
[1].
Xuất phát từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng

thương mại điện tử trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng là thật sự cần thiết, giúp cho các DNNVV nhận thức sâu sắc hơn về lợi ích và
hiệu quả TMĐT mang lại; đồng thời giúp đề xuất các giải pháp hỗ trợ cho các DNNVV
trên địa bàn thành phố ứng dụng thương mại điện tử một cách hiệu quả.
2. Mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở tiếp cận có chọn lọc những ưu điểm từ mô hình lý thuyết hội nhập TMĐT
trong các doanh nghiệp tại Việt Nam của Lê Văn Huy (2008), tiếp thu các ý kiến đóng
góp của một số chuyên gia trong công tác quản lý nhà nước cũng như các nhà quản lý
DNNVV đã ứng dụng TMĐT…, mô hình đề xuất được hình thành là mô hình nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Mô hình này tập trung phân tích sâu
các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng TMĐT trong các DNNVV với 04 nhóm yếu tố
chính đó là (1) các yếu tố thuộc về tổ chức, (2) các yếu tố về đặc điểm người lãnh đạo,
(3) các yếu tố bên ngoài và (4) các yếu tố về đổi mới công nghệ [3], [8], [9]
YẾU TỐ THUỘC VỀ TỔ CHỨC
Đặc điểm sản phẩm
Quy mô doanh nghiệp
Định hướng chiến lược
Hiểu biết về TMĐT của nhân
viên
Văn hóa doanh nghiệp
Nguồn lực của doanh nghiệp

YẾU TỐ BÊN NGOÀI
Cường độ cạnh tranh
Sức ép của người bán và mua
Sự giúp đỡ của các doanh nghiệp
lớn
Sự hỗ trợ của Chính phủ
Hạ tầng công nghệ thông tin


Ứng dụng thương mại điện
tử
YẾU TỐ VỀ ĐỔI MỚI CÔNG
YẾU TỐ VỀ ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI
NGHỆ
Nhận thức những
lợi ích liên quan
LÃNH ĐẠO
Thái độ đối với việc đổi mới
Sự phức tạp khi ứng dụng TMĐT
CNTT
3. Thiết kế
nghiên
cứu
Hiểu
biết về
TMĐT của nhân
Sự phù hợp với tổ chức
Thiết kế nghiên cứu được
viên xây dựng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và


3

phương pháp nghiên cứu định lượng. Trên cơ sở những nhận định ban đầu các yếu tố
ảnh hưởng, mức độ ứng dụng TMĐT trong các DNNVV, kết hợp với việc lấy ý kiến
đóng góp của một số chuyên gia về quản lý Nhà nước và quản lý doanh nghiệp trong
lĩnh vực thương mại điện tử, bảng câu hỏi với 57 biến quan sát được hoàn thiện và được
sử dụng để thu thập dữ liệu. Để đạt được kích thước mẫu đề ra, 300 bảng câu hỏi khảo

sát và 50 phiếu điều tra trực tuyến đã gửi đi phỏng vấn với tỷ lệ mẫu phù hợp với từng
loại hình doanh nghiệp dựa trên danh sách các doanh nghiệp có website đã đăng ký
tham gia Cổng giao tiếp thương mại điện tử thành phố Đà Nẵng
, danh sách hội viên Hội DNNVV Đà Nẵng và các đơn vị kê
khai nộp thuế trên địa bàn thành phố từ Cục thuế thành phố Đà Nẵng. Kết quả khảo sát
thu về 287 phiếu hợp lệ, đạt tỷ lệ 82% được sử dụng để nhập dữ liệu. Phần mềm phân
tích thống kê SPSS 16.0 được ứng dụng để phân tích mô tả, xác định tần suất, phân tích
nhân tố khám phá EFA, kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Crobach’s Alpha và
phân tích hồi quy đa biến.
4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Thông tin về mẫu nghiên cứu
Kết quả phân tích thống kê mô tả dữ liệu cho thấy lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính
của DNNVV là thương mại và dịch vụ, chiếm tỷ lệ 58,9%. 41,1% DNNVV còn lại
thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, nông, lâm, thủy sản và giáo dục, y tế… Hầu
hết các DNNVV đều được trang bị máy vi tính và có kết nối internet. 81,2% DNNVV
kết nối internet thông qua hình thức ADSL, wifi, wireless. Chỉ có 14,6% DNNVV sử
dụng hình thức kết nối internet bằng đường dây điện thoại với model. Số DNNVV xây
dựng website phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị chiếm 79,8%. Đồng
thời, 90,8% ý kiến đồng ý rằng các website được sử dụng để cung cấp thông tin chung
về doanh nghiệp; 92,1% ý kiến đồng ý rằng website được sử dụng để quảng bá sản
phẩm, dịch vụ qua mạng. Điều này cho thấy, việc ứng dụng TMĐT tại các DNNVV
trên địa bàn thành phố đang chỉ dừng lại ở cấp độ 1, 2.
Bên cạnh đó, 11,1% DNNVV tham gia Cổng TMĐT của thành phố Đà Nẵng. 77,4%
DNNVV chưa biết đến và không tham gia sàn giao dịch TMĐT. Tuy nhiên, 63,4% số
DNNVV mong muốn và có dự định trong tương lai sẽ tham gia sàn giao dịch TMĐT.
Như vậy, nếu công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hiểu biết về TMĐT cho các
DNNVV được nâng cao thì các DNNVV sẽ ý thức được hơn tầm quan trọng và hiệu
quả mang lại khi tham gia sàn giao dịch TMĐT [2].
Phân tích nhân tố khám phá và Alpha Cronbach
Kết quả phân tích nhân tố khám phá thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng

TMĐT cho thấy với 48 biến quan sát được được đưa vào phân tích nhân tố khám phá
(EFA). Sau 3 lần phân tích EFA có 04 biến quan sát lần lượt bị loại khỏi mô hình do có
hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5. Kết quả EFA cuối cùng có KMO= 0,876, Sig.=0,000,
tổng phương sai trích đạt giá trị 66,516% và kết quả đã hình thành 10 nhân tố mới :
+ Các yếu tố thuộc về tổ chức : (1) Yếu tố thuộc về tổ chức (YTTC)
+ Các yếu tố thuộc về đặc điểm người lãnh đạo : (2) Yếu tố Hiểu biết về CNTT


4

và TMĐT (HBLD) và (3) Thái độ đối với việc đổi mới CNTT (TDLD)
+ Các yếu tố bên ngoài : (4) Cường độ cạnh tranh (CDCT), (5) Sức ép bên
ngoài và giúp đỡ của DN lớn (SEBM), (6) Sự hỗ trợ của Chính phủ (HTCP) và (7) Hạ
tầng công nghệ thông tin (HTCN).
+ Các yếu tố về đổi mới công nghệ : (8) Nhận thức lợi ích liên quan (LILQ), (9)
Sự phức tạp khi ứng dụng TMĐT (SPTA) và (10) Sự phù hợp với tổ chức.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá thang đo ứng dụng TMĐT với 9 biến quan sát cho
thấy hệ số KMO=0,808, Sig.=0,000, điều đó khẳng định giá trị KMO đảm bảo tính
thích hợp của việc phân tích nhân tố khám phá và mức độ ý nghĩa của dữ liệu đưa vào
thực hiện phân tích nhân tố.
Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo cho thấy các hệ số Cronbach’s Alpha đều
đạt giá trị > 0,7 đảm bảo độ tin cậy cho phép của thang đo dùng trong mô hình. Hệ số
tương quan biến tổng của các biến đều > 0,3 cho thấy giữa các biến có tương quan chặt
chẽ.
Mô hình nghiên cứu được hiệu chỉnh gồm có 12 yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng
TMĐT và các giả thuyết mới từ H1 đến H12 được hiệu chỉnh theo mô hình được đặt ra
là có sự tương quan của từng yếu tố đến ứng dụng TMĐT trong các DNNVV trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng.
Kiểm định mô hình
Đánh giá, kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy cho thấy với R² = 0,512 có nghĩa

là độ thích hợp của mô hình là 51,2% hay 51,2% sự biến thiên của ứng dụng TMĐT
trong các DNNVV trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được giải thích bởi 12 yếu tố trên.
Với giá trị F = 18,859, Sig. = 0,000 << 0,05, hệ số phóng đại phương sai VIF của các
biến độc lập trong mô hình đều xấp xĩ giá trị 2 (1,031-2,093) < 10, hệ số Durbin Watson
d = 1,843 đều đạt yêu cầu cho phép, mô hình hồi quy đa biến không có hiện tượng
tương quan chuỗi bậc nhất, không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến và thỏa mãn các
điều kiện đánh giá, kiểm định độ phù hợp cho việc rút ra các kết quả nghiên cứu.
Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy mức ý nghĩa của mô hình tổng thể và của
các biến độc lập : Yếu tố thuộc về tổ chức (YTTC), Đặc điểm sản phẩm (ĐĐSP), Quy
mô doanh nghiệp (QMDN), Hiểu biết về CNTT và TMĐT của lãnh đạo (HBLD), Thái
độ đối với việc đổi mới CNTT của lãnh đạo (TDLD), Sức ép bên ngoài và giúp đỡ của
các DN lớn (SEBM), Cường độ cạnh tranh (CDCT), Hạ tầng công nghệ thông tin
(HTCN), Sự hỗ trợ của Chính phủ (HTCP), Nhận thức những lợi ích liên quan (LILQ),
Sự phức tạp khi ứng dụng TMĐT (SPTA) đều nhỏ hơn 0,05, chứng tỏ các yếu tố trên
đều có ý nghĩa đến 95% trong mô hình và tác động đến ứng dụng TMDT. Biến còn lại
là Sự phù hợp với tổ chức (SPHT) có giá trị Sig. > 0,05 nghĩa là biến này không ảnh
hưởng tới ứng dụng TMĐT.
Bảng 1. Bảng Phân tích hồi quy đa biến


5

Yếu tố

Giả
thuyết

(Hằng số)

Hệ số hồi quy

không chuẩn hóa
B

Std. Error

0,604

0,301

Hệ số hồi quy
chuẩn hóa

T

Mức ý
nghĩa

2,005

0,046

Beta

YTTC

H1

0,168

0,072


0,159

2,325

0,021

ĐĐSP

H2

-0,106

0,047

-0,109

-2,254

0,025

QMDN

H3

0,085

0,039

0,108


2,182

0,03

HBLD

H4

0,141

0,070

0,133

2,033

0,043

TDLD

H5

0,107

0,051

0,108

2,095


0,037

CDCT

H6

0,156

0,056

0,169

2,766

0,006

SEBM

H7

0,240

0,063

0,262

3,814

0,000


HTCP

H8

0,171

0,064

0,160

2,689

0,008

HTCN

H9

0,128

0,052

0,132

2,476

0,014

LILQ


H10

0,117

0,052

0,120

2,234

0,027

SPTA

H11

-0,143

0,053

-0,135

-2,685

0,008

SPHT

H12


-0,019

0,060

-0,018

-0,312

0,755

Phương trình hồi quy thể hiện quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng
TMĐT:
UDTMDT = 0,604 + 0,168*YTTC – 0,106*ĐĐSP + 0,085*QMDN + 0,141*HBLD +
0,107*TDLD + 0,156*CDCT + 0,240*SEBM + 0,171*HTCP + 0,128*HTCN +
0,117*LILQ
Từ phương trình hồi quy cho thấy sự ảnh hưởng của ứng dụng TMĐT trong DNNVV
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có quan hệ tuyến tính với các yếu tố. Mức độ ảnh
hưởng cao nhất đến ứng dụng TMĐT trong các DNNVV đó là Sức ép bên ngoài và giúp
đỡ của các doanh nghiệp lớn (BSEBM = 0,240), sau đó là Sự hỗ trợ của Chính phủ
(BHTCP = 0,171), Yếu tố thuộc về tổ chức (BYTTC = 0,168); Cường độ cạnh tranh
(BCDCT = 0,156), Sự phức tạp khi ứng dụng TMĐT (BSPTA = 0,143), Hiểu biết về
CNTT và TMĐT của lãnh đạo (BHBLD = 0,141), Hạ tầng công nghệ thông tin
(BHTCN = 0,128), Nhận thức những lợi ích liên quan (BLILQ = 0,117), Thái độ đối
với việc đổi mới CNTT của lãnh đạo (BTDLD = 0,107), Đặc điểm sản phẩm (BĐĐSP =
0,106) và cuối cùng là yếu tố Quy mô doanh nghiệp (BQMDN = 0,085) và đây chính là
những yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng TMĐT trong các DNNVV trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng.
5. Giải pháp
6.1 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

- Đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin: Tích cực xã hội hóa đầu tư cho công
nghệ thông tin và truyền thông, tăng cường chất lượng các dịch vụ viễn thông. Hỗ trợ


6

cung cấp cơ sở hạ tầng TMĐT chuyên nghiệp cho các DNNVV, triển khai các chương
trình giảm giá cho các giải pháp phần mềm trọn gói và giấy phép sử dụng phần mềm.
Xây dựng Trung tâm dịch vụ CNTT để cung cấp dịch vụ, các tiện ích, các giải pháp
đảm bảo chất lượng, hiệu quả với giá rẻ về CNTT, TMĐT và cả nguồn nhân lực cho các
DN, đặc biệt là các DNNVV.
- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về TMĐT: Xây dựng chuyên mục về
TMĐT trên kênh truyền hình DRT để phổ biến những kiến thức về TMĐT, quảng bá,
giới thiệu lợi ích của TMĐT, các mô hình ứng dụng TMĐT hiệu quả đến các DN, người
dân trên địa bàn. Xây dựng và triển khai các đề án đào tạo nguồn nhân lực về TMĐT,
gắn đào tạo với nhu cầu phát triển kinh tế của thành phố.
- Triển khai các hoạt động hỗ trợ DNNVV ứng dụng TMĐT: Hỗ trợ các DNNVV ứng
dụng và sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt là các dịch vụ liên quan đến xuất
khẩu. Nâng cấp độ ứng dụng TMĐT hiện tại lên cấp độ 3 – 6 để nâng cao hiệu quả kinh
doanh của DN; hỗ trợ các DNNVV tham gia các cổng TMĐT thành phố Đà Nẵng,
Cổng TMĐT quốc gia hay Công thông tin Thị trường xuất khấu…Cung cấp sự hỗ trợ
kỹ thuật cho các DNNVV nhằm thúc đẩy TMĐT phát triển, mở rộng hỗ trợ tín dụng
cho các DNNVV để họ sử dụng ICT và TMĐT. Tổ chức những khóa đào tạo miễn phí
và hội thảo về TMĐT, bảo mật và tính riêng tư, các chương trình trao thưởng và các
trung tâm thông tin nhằm hỗ trợ DNNVV. Tăng cường hợp tác quốc tế về TMĐT, tư
vấn giải pháp, cung cấp dịch vụ phát triển TMĐT.
- Tăng cường thực thi pháp luật: Các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường việc
triển khai và phổ biến các quy định của pháp luật về TMĐT không những đến các DN
mà còn đến cả những người dân trên địa bàn thành phố. Xây dựng và đánh giá chất
lượng các hệ thống các website TMĐT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thông qua

chuẩn ISO 9126. Bước đầu hình thành các tiện ích hỗ trợ người tiêu dùng tham gia
thương mại điện tử loại B2C, khuyến khích các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở
phân phối hiện đại cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua
hàng. Hoàn thiện các thủ tục pháp lý, tạo môi trường pháp lý an toàn để bảo đảm an
ninh mạng, bảo vệ hợp pháp chống lại sự đột nhập, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quyền
của người tiêu dùng … Tăng cường các hoạt động quản lý nhà nước về TMĐT trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng. Ban hành những chính sách nhằm thu hút sự quan tâm của
người dân tới truyền thông internet, khuyến khích làm quen và tiến tới nâng cao nhận
thức về TMÐT bằng cách tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở hạ tầng và chi phí sử dụng để
người dân tiếp cận với truyền thông internet tốt nhất.
6.2. Đối với các DNNVV
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức; xây dựng, định hướng chiến lược phát triển của DN theo
hướng TMĐT: Xây dựng định hướng chiến lược phát triển TMĐT rõ ràng, phù hợp với
mục tiêu, giá trị hiện tại của DN theo hướng TMĐT. Thực hiện Marketing điện tử. Xây dựng mạng nội bộ (intranet) giúp cho việc quản lý thông tin nội bộ và thực hiện
giao dịch TMĐT của DN. Chú trọng đến công tác đào tạo, nâng cao trình độ cho đội


7

ngũ cán bộ CNTT và TMĐT, nâng cao hiểu biết nhận thức về CNTT, TMĐT cho cả
nhân viên và lãnh đạo của DN;
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
công nghệ thông tin một cách đồng bộ. Thiết lập các website để giới thiệu thông tin, hỗ
trợ marketing, bán hàng qua mạng... Một website TMĐT hữu hiệu là có những khác
biệt, độc đáo để kích thích khách hàng truy cập vào website đó; đồng thời duy trì và
phát triển thương hiệu trên website. Trong trường hợp sự đầu tư ban đầu cho việc ứng
dụng công nghệ mới là gánh nặng cho các DNNVV thì giải pháp hữu hiệu nhất là
khuyến khích một vài DNNVV tập hợp lại các thông tin của mình trên một trang web
riêng và có trách nhiệm xây dựng thương hiệu bằng các liên kết hay cập nhật thông tin
trên website đó...

5. Kết luận
Việc ứng dụng TMĐT trong các DNNVV trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chịu tác
động bởi nhiều yếu tố, đó là các yếu tố thuộc về đặc điểm sản phẩm, quy mô doanh
nghiệp, hiểu biết về CNTT và TMĐT của lãnh đạo, thái độ của người quản lý đối với
việc đổi mới CNTT, cường độ cạnh tranh, sức ép bên ngoài và giúp đỡ của các doanh
nghiệp lớn, sự hỗ trợ của Chính phủ, hạ tầng công nghệ thông tin, nhận thức lợi ích liên
quan, sự phức tạp khi ứng dụng TMĐT
Trong những yếu tố đó, ngoài sức ép bên ngoài, cường độ cạnh tranh đòi hỏi mỗi
DNNVV cần phải tăng cường phát huy những giá trị vốn có mình, hoàn thiện hơn nữa
cơ cấu tổ chức, xây dựng định hướng chiến lược phát triển TMĐT rõ ràng, nâng cao sự
hiểu biết về TMĐT trong đơn vị … thì sự hỗ trợ của chính quyền thành phố, các cơ
quan quản lý nhà nước trong việc đảm bảo cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, cơ chế
pháp lý, chính sách khuyến khích là điều cực kỳ quan trọng góp phần thúc đẩy việc ứng
dụng và phát triển TMĐT trong các DNNVV trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

[2]
[3]

[4]
[5]
[6]

Báo cáo số 199/BC-UBND ngày 23/12/2010 Tổng kết 5 năm triển khai kế hoạch tổng
thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010 tại thành phố Đà Nẵng –
UBND thành phố Đà Nẵng.
Lê Văn Huy - Đại học Nantes (Pháp): Hội nhập và sử dụng thương mại điện tử các
doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Trang 230.
Lê Văn Huy (2007): Mô hình hội nhập thương mại điện tử tại các doanh nghiệp Việt

Nam: Một nghiên cứu mô hình lí thuyết. Tạp chí Khoa học công nghệ - ĐH Đà Nẵng,
số 1 (18), 72-77.
Lê Văn Huy (2008): Khảo sát mô hình lý thuyết hội nhập thương mại điện tử tại các
doanh nghiệp Việt Nam.
Phạm Bá Huy (2004): Khảo sát một số yếu tố tác động vào sự sẵn sàng của thương
mại điện tử. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, trang 17,18 – 2004.
Kendall J., Tung Lai Lai, Chua Khoon Hui et al (2001): Electronic Commerce
Adoption by SMEs in Singapore. Proceedings of the 34th Hawaii International


8

[7]

[8]

[9]

Conference on System Sciences 2001: 1- 10.
Laosethakul K., Oswald S., Boulton W. (2006): Critical Success Factors for eCommerce in Thailand: A Multicle Case Study Analysis. Americas Conference on
Information System (AMCIS) 2006 Proceedings: 3511- 21.
Le Van Huy- Danang University of Economics, Danang, Vietnam – Factors
influencing the adoption of e- commerce in SMEs Vietnam: an empirical study of
user and prospectors
Le Van Huy, Filiatrault P. (2006): The Adoption of E-commerce in SMEs in
Vietnam: A Study of Users and Prospectors- The Tenth Pacific Asia Conference on
Information Systems (PACIS) 2006.




×