TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010
BÀN VỀ MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẬN DỤNG
CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
A CONCEPTUAL MODEL FOR THE ADOPTION OF VIETNAMESE
ACCOUNTING STANDARDS BY SMALL AND MEDIUM-SIZED FIRMS
Trần Đình Khôi Nguyên
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) là một bộ phận quan trọng đóng góp vào sự phát
triển của nền kinh tế. Trong tiến trình đó, việc vận dụng chuẩn mực kế toán là một cách thức để
góp phần vào việc quản trị doanh nghiệp, đồng thời tạo lập môi trường thông tin lành mạnh,
minh bạch cho mọi đối tượng có liên quan đến lợi ích doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường. Tuy nhiên, hiện nay chưa có những nghiên cứu về tình hình vận dụng các chuẩn mực,
chế độ kế toán ở khu vực các DNVVN. Dựa trên kết quả điều tra thử nghiệm ở hai nhóm đối
tượng là các kế toán viên và chuyên viên thuế, bài viết này nhằm phác thảo mô hình các nhân
tố ảnh hưởng đến vận dụng chế độ kế toán trong các DNVVN tại Việt nam.
ABSTRACT
Small and medium sized firms (SMEs) play an important role in the economic
development process. In that process, the adoption of accounting standards is not only a way to
support management, but also a method to create a transparent environment for stakeholders in
the market mechanism. However, there are few studies on the factors influencing the adoption
of accounting practices in the context of SMEs. Through a pilot survey focusing on professional
accountants and tax officers, this paper is concerned with the proposal of conceptual models for
the adoption of Vietnamese accounting standards among Vietnam’s SMEs
1. Bối cảnh triển khai và vận dụng chế độ kế toán trong doanh nghiệp vừa và nhỏ
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế thế giới, hệ thống kế toán của Việt Nam
cũng đổi mới, hoàn thiện và cải tiến không ngừng. Đánh dấu cho những thay đổi đáng
kể này là Luật Kế toán của Việt Nam lần đầu tiên ban hành vào năm 2003. Đến năm
2005, bộ chuẩn mực kế toán (VAS) đầu tiên của Việt Nam đã hình thành tương đối đầy
đủ, góp phần không nhỏ vào tiến trình gia nhập WTO. Hệ thống chuẩn mực kế toán đó
đã được cụ thể qua nhiều thông tư hướng dẫn trong suốt quá trình hình thành mà đỉnh
điểm là việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp theo QĐ15/2006/QĐ-BTC. Tuy
nhiên, hệ thống chuẩn mực kế toán nói chung và chế độ kế toán theo QĐ15 nói riêng
chỉ ban hành cho các DN lớn. Đến tháng 9/2006 Bộ tài chính ban hành bổ sung chế độ
kế toán cho DNVVN thông qua QĐ48. Có thể nêu lên một số đặc trưng của chế độ kế
toán này:
- Chế độ kế toán cho DNVVN dựa trên nền tảng của hệ thống chuẩn mực kế
toán và chế độ kế toán cho doanh nghiệp lớn.
225
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010
- Chế độ kế toán này được xây dựng trên cơ sở áp dụng đầy đủ 7 chuẩn mực kế
toán thông dụng, không áp dụng đầy đủ 12 chuẩn mực kế toán, và không áp dụng hoàn
toàn 7 chuẩn mực kế toán.
- Các nội dung được loại trừ thường ít hay không liên quan đến các DNVVN
như các hoạt động ở nước ngoài, các khoản đầu tư tài chính, hợp nhất kinh doanh….
Có thể nói, việc ban hành chế độ kế toán theo QĐ48 là rất cần thiết trong bối
cảnh các DNVVN là một bộ phận đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế
trong thời gian qua. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu đánh giá
cụ thể về tình hình triển khai và thực hiện chế độ kế toán này ở các DN. Việc vận
dụng tích cực các chuẩn mực sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của
các DNVVN? Những vấn đề trên đặt ra câu hỏi: những nhân tố nào ảnh hưởng đến
việc vận dụng chuẩn mực kế toán để có thể tiếp tục cải tiến kế toán ở nước ta trong
thời gian tới.
2. Cơ sở xây dựng mô hình và kết quả điều tra thử nghiệm
Để xây dựng mô hình về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chế độ kế
toán trong các DNVVN, nghiên cứu này dựa trên ba cơ sở. Một là tổng kết các kinh
nghiệm, nghiên cứu của các nước về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn
mực kế toán quốc tế, đặc biệt là ở các DNVVN. Đây là cách tiếp cận truyền thống vì nó
cho phép đối chiếu môi trường ở các quốc gia khác nhau, và là định hướng để xem xét
các nhân tố đó có phù hợp với điều kiện Việt Nam không. Hai là, để lựa chọn các nhân
tố phù hợp với Việt Nam, việc trao đổi với các chuyên gia kế toán, kiểm toán có nhiều
năm kinh nghiệm cũng là hết sức cần thiết. Ý kiến chuyên gia cũng là cơ sở để có thể
thực hiện các bước điều tra thử nhằm định hình các nhân tố thích hợp. Ba là, tiến hành
điều tra thử (pilot survey) để xem xét có thêm các chứng cớ chắc chắn. Quá trình điều
tra thử được tiến hành từ hai nhóm - đó là các kế toán viên ở các doanh nghiệp và các
cán bộ quản lý thuế1.
Thông tin thu thập từ điều tra thử qua các bảng câu hỏi với nội dung hướng đến
hai chủ đề chính. Đó là những chuẩn mực kế toán nào thường sử dụng phổ biến ở các
DN? Nhận thức của kế toán viên, cán bộ thuế về các nhân tố ảnh hưởng đến việc công
tác kế toán hàng ngày ở DN như thế nào? Kết quả điều tra thử nghiệm từ các cán bộ
thuế quản lý DN và các kế toán viên được thể hiện qua bảng dưới đây. Kết quả cho thấy
một số điểm quan trọng sau:
• Nhiều ý kiến cho rằng chuẩn mực kế toán rất khó hiểu để vận dụng. Thực tế là
các kế toán viên không cần quan tâm đến nội dung của chuẩn mực mà chỉ quan tâm đến
các thông tư hướng dẫn do Bộ tài chính ban hành. Lý giải sơ bộ về vấn đề này có liên
1
Kế toán viên trong mẫu được chọn từ lớp bồi dưỡng kế toán trưởng do Công ty Kế toán và Kiểm toán
AAC tổ chức. Các chuyên viên thuế trong mẫu là những cán bộ quản lý doanh nghiệp đang theo học lớp
tập huấn kế toán do Tổng Cục Thuế tổ chức tại miền Trung nhằm cập nhật kiến thức về kế toán và phân
tích tài chính
226
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010
quan đến trình độ của kế toán viên trong thực tiễn, luôn dựa vào những qui định rất cụ
thể, mà chưa vận dụng linh hoạt các khía cạnh của chuẩn mực. Kết hợp vấn đề này còn
liên quan đến tác động của khía cạnh pháp lý, ở đó vai trò của hệ thống đạo luật từ lâu
đã thâm nhập trong cách ứng xử của con người. Do vậy, chúng tôi cho rằng, trình độ kế
toán của nhân viên cùng với sự tác động của hệ thống luật pháp đã ảnh hưởng đáng kể
đến việc vận dụng chuẩn mực.
• Tỷ lệ kế toán viên và cán bộ thuế cho rằng, hiện nay công tác kế toán ở các
doanh nghiệp chỉ chú trọng cho mục đích kê khai thuế khá cao. Chính vì điểm này mà
hầu hết ý kiến đều cho rằng kế toán viên không phân biệt giữa mục đích kế toán và mục
đích thuế. Đây được coi là vấn đề cần kiểm tra rộng hơn để xem xét mức độ tác động
của thuế đối với việc vận dụng chuẩn mực kế toán trong thời gian tới.
• Sự thay đổi về cơ chế quản lý doanh nghiệp từ cơ quan thuế cũng được xem
là một nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chế độ kế toán. Nếu như trước đây, mỗi
doanh nghiệp đều có một cán bộ thuế chuyên quản, thì trong cơ chế quản lý thuế
hiện nay, doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm cao về các báo cáo kế toán của mình,
trong đó có báo cáo về thuế. Cơ quan thuế thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra
theo phương pháp phân tích, đánh giá, phân loại theo mức độ tuân thủ pháp luật của
cơ sở kinh doanh, chứ không đi sâu vào quyết toán số liệu doanh nghiệp như trước
đây. Những lập luận này phù hợp với 71% ý kiến của các chuyên viên thuế cho rằng,
việc không giám sát/ kiểm tra của cơ quan chức năng làm ảnh hưởng đáng kể chất
lượng thông tin kế toán tài chính, khi mà DVVVN không phải là đối tượng phải
kiểm toán.
Tỷ lệ trả lời rất
đồng ý (%)
Chỉ tiêu
Tỷ lệ trả lời
rất không
đồng ý (%)
Giá trị TB
Cơ
quan
thuế
Doanh
nghiệp
Cơ
quan
thuế
Doanh
nghiệp
Cơ
quan
thuế
Doanh
nghiệp
Nhận thức về vai trò thông tin
kế toán theo các chuẩn mực của
chủ doanh nghiệp còn rất kém
54,5
25,3
9,1
35,3
3,89
2,82
Kế toán ở DNVVN chỉ chú
trọng vào ghi chép cho mục
đích tính thuế hơn là mục đích
kế toán
74,5
52,9
9,1
10,2
4,29
4
Không phân biệt giữa kế toán
cho mục đích thuế và cho mục
đích kế toán
67
41,2
12,7
5,9
4,29
4
227
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010
Khả năng yếu kém của nhân
viên kế toán ở DN
29
11,8
23
28,5
3,27
3,06
Không biết sử dụng thông tin
kế toán cho công tác quản lý ở
doanh nghiệp
29,1
47,1
25.5
11,8
3,22
3,88
Các chuẩn mực kế toán quá khó
hiểu cho các doanh nghiệp vận
dụng
52,7
41,8
23,6
17,6
3,62
3,41
Chi phí cho công việc kế toán
quá lớn
21,8
5,9
29,1
35,3
3,35
2,53
Thiếu sự giám sát, chế tài của
cơ quan chức năng trong việc
vận dụng các chuẩn mực
71
61,7
7,3
5,9
4.33
3,82
Tổng số phiếu trả lời: 55 phiếu cho cán bộ thuế, 32 phiếu trả lời cho kế toán viên
Ý kiến trả lời được sử dụng thang đo Likert với 1= rất không đồng ý; 5= Rất đồng ý
với các ý kiến gợi ý
• Chi phí cho công việc kế toán vẫn chưa được đánh giá cao trong việc ảnh hưởng
đến chất lượng thông tin kế toán và việc vận dụng các chuẩn mực. Vấn đề này được đưa ra
vì trong nhiều trường hợp, kế toán chỉ mới quan tâm đến mục đích thuế, nên bỏ qua rất
nhiều sự lựa chọn về chính sách kế toán mà kế toán viên có thể áp dụng. Ngoài ra, nhận
thức của chủ doanh nghiệp về vai trò của chuẩn mực kế toán chưa cao cũng như khả năng
sử dụng thông tin BCTC cho công tác điều hành sẽ tác động đến hành vi của kế toán viên:
có nhất thiết phải vận dụng các chính sách kế toán linh hoạt liên quan đến đo lường và trình
bày không? Nghi vấn này đặt ra xem xét mối quan hệ giữa nhận thức chủ doanh nghiệp –
tác động của thuế và chi phí kế toán trong việc vận dụng chuẩn mực kế toán.
• Ý kiến về năng lực hạn chế của nhân viên kế toán ảnh hưởng đến việc vận
dụng các chuẩn mực chưa được sự đồng thuận cao từ phía doanh nghiệp và cán bộ quản
lý thuế. Tuy nhiên, do mẫu nghiên cứu còn nhỏ và bản thân người trả lời có thể không
đánh giá đầy đủ khía cạnh trình độ nhân viên kế toán nên chúng tôi cho rằng vẫn tiếp
tục đưa yếu tố này là một nhân tố không thể thiếu trong mô hình ở Việt Nam, khi mà
xuất phát điểm về kế toán của chúng ta còn quá thấp.
3. Mô hình dự tính về các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chế độ kế toán trong
các DN vừa và nhỏ
Dựa vào kết quả điều tra thử nghiệm cùng với các nghiên cứu lý thuyết, mô hình
các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chế độ kế toán ở các DNVVN ở Việt Nam dự
tính gồm các nhân tố sau
228
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010
Mức độ phức tạp của các chuẩn mực. Trong công tác kế toán, việc vận dụng
chuẩn mực, chế độ kế toán phải luôn cân nhắc mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra với lợi
ích đạt được. Ở góc độ vi mô, mối quan hệ này liên quan đến trình độ của kế toán
viên, khả năng thu thập và xử lý thông tin, lựa chọn chính sách kế toán với kết quả
hữu dụng của thông tin kế toán có được. Chính vì vậy, từ khi đưa chuẩn mực kế toán
vào vận dụng trong thực tiễn, nhiều ý kiến cho rằng: nội dung các chuẩn mực còn quá
mới mẻ với quá nhiều khái niệm, thuật ngữ. Kế toán viên chỉ am hiểu và vận dụng
trên sơ sở các thông tư hướng dẫn chi tiết trong công tác kế toán. Những kết quả điều
tra thử nghiệm ở trên cũng đã làm sáng tỏ hơn những nghi vấn này. Do vậy, đây được
xem là một trong những rào cản ảnh hưởng đến việc vận dụng các chuẩn mực/chế độ
kế toán.
Tính độc lập về nghề nghiệp. Nhân tố này được xem là một khía cạnh trong sự
tương tác giữa khía cạnh văn hóa (Hosftede, 1980) và kế toán (Gray, 1989), theo đó
mức độ độc lập cao về nghề nghiệp thường tồn tại với những nước mà vai trò của cá
nhân được đề cao. Điều này cũng phù hợp trong bối cảnh các nước dựa trên hệ thống
thông luật. Có thể nói điển hình của vấn đề này là trường phái kế toán Anglo-American
– trong đó hiệp hội nghề nghiệp chỉ ban hành các chuẩn mực kế toán còn kế toán viên
độc lập rất cao trong việc vận dụng các chuẩn mực. Đối nghịch với trường phái kế toán
này là mô hình kế toán Pháp mà theo đó, hệ thống tài khoản với các qui định, hướng
dẫn kế toán chi tiết được ban hành để thực thi công tác kế toán ở các doanh nghiệp.
Trong bối cảnh đó, tính độc lập về nghề nghiệp rất thấp. Việt Nam là một nước thuộc
địa của Pháp và hệ thống quản lý hành chính nói chung, cũng như thực hành kế toán nói
riêng cũng du nhập từ quá trình thuộc địa hóa. Điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến quá
trình phát triển kế toán ở nước ta. Kết quả điều tra thử nghiệm đã cho thấy việc thực
hành kế toán hầu như chỉ dựa trên hệ thống các thông tư hướng dẫn. Chính vì thế, chúng
tôi cho rằng, đây là một nhân tố cần xem xét trong quá trình đánh giá vận dụng chuẩn
mực kế toán trong các DNVVN ở Việt Nam.
Trình độ của kế toán viên. Lịch sử phát triển của kế toán các nước cho thấy,
sự phát triển của kế toán có liên quan đến mức độ giáo dục và chuyên nghiệp của kế
toán viên. Trên góc độ vận dụng chuẩn mực kế toán, trình độ của kế toán viên ảnh
hưởng đến khả năng lựa chọn các kỹ thuật, các chính sách kế toán phù hợp để tối đa
hóa lợi ích của DN mình. Do vậy, việc ban hành chuẩn mực và vận dụng nó vào trong
thực tiễn đòi hỏi kế toán viên phải có những kiến thức nhất định và lĩnh hội những tư
tưởng để vận dụng các chuẩn mực vào công tác kế toán. Ở góc độ này, chúng tôi cho
rằng quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường đã làm thay đổi nhiều trong nhận
thức của người làm kế toán. Mặc dù kết quả điều tra thử còn chưa rõ ràng, nhưng
chúng tôi dự tính đây là một tác động phụ trong quan hệ giữa tính phức tạp của VAS
với việc vận dụng chúng. Ngoài ra, nó cũng có mối liên hệ với tính độc lập về nghề
nghiệp như đã đề cập ở trên.
229
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010
Ảnh hưởng của tổ chức kiểm toán hay vai trò công tác thanh tra, kiểm tra.
Những nghiên cứu nguyên thủy về vấn đề này thường liên quan đến mối quan hệ giữa
việc vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế với các tổ chức kiểm toán. Al-Baskeki (1995)
cho rằng DN kiểm toán có ảnh hưởng đáng kể đến việc quyết định của công ty trong
việc lựa chọn chuẩn mực kế toán. Nếu một DN được kiểm toán bởi một trong các hãng
kiểm toán lớn thì thông thường, DN đó quan tâm nhiều hơn đến việc vận dụng các
chuẩn mực kế toán quốc tế. Từ thực tiễn đó, liên hệ với điều kiện Việt Nam, chúng tôi
cho rằng, nếu báo cáo tài chính (BCTC) của một DN được kiểm toán thì mức độ tuân
thủ và vận dụng các chuẩn mực kế toán sẽ cao hơn những DN không yêu cầu bắt buộc
kiểm toán. Tuy nhiên, ở Việt Nam qui định về kiểm toán chỉ áp dụng bắt buộc cho các
công ty yết giá hoặc các tổng công ty nhà nước. Điều này đặt ra nghi vấn là áp lực cho
việc tuân thủ chế độ kế toán cho DNVVN ở Việt Nam còn rất thấp trong bối cảnh công
tác kiểm tra số liệu tài chính của các DN đã có sự thay đổi lớn từ khi Luật quản lý thuế
có hiệu lực từ năm 2007. Ở khía cạnh này, chúng tôi dự kiến rằng, cần xem vai trò
thanh tra/kiểm tra/kiểm toán như là một nhân tố không thể thiếu trong việc vận dụng
chuẩn mực/ chế độ kế toán ở các DNVVN.
Ảnh hưởng của thuế đối với công tác kế toán. Nhân tố này được xem là một
đặc trưng ở các nền kinh tế chuyển đổi mà theo đó trong cơ chế kế hoạch hóa, công
tác kế toán phục vụ chủ yếu cho việc quản lý nhà nước, trong đó có cơ quan thuế.
Công việc ghi nhận và đo lường kế toán thường dựa trên cơ sở qui định của thuế,
dẫn đến không có sự khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và thuế. Nhận thức đó đã ăn
sâu và tác động rất lớn vào hành vi của người làm kế toán, dù những cải cách gần
đây đã thay đổi tác động của thuế với kế toán. Kết quả điều tra thử nghiệm từ cả
phía cơ quan thuế và kế toán viên cũng ủng hộ việc xem xét nhân tố này là không
thể thiếu trong việc vận dụng chuẩn mực kế toán trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế
hiện nay ở Việt Nam.
Nhận thức của chủ doanh nghiệp. Kế toán được xem là một công cụ của
người quản lý để kiểm tra, giám sát mọi hoạt động và vận hành doanh nghiệp hoạt
động có hiệu quả. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, kế toán được vận dụng như là
một phương tiện để kê khai thuế theo quản lý của nhà nước, chứ nhiều chủ doanh
nghiệp chưa thật sự quan tâm đến vai trò quản lý của kế toán. Ở góc độ đó, nó sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến việc vận dụng chế độ kế toán ban hành cho DNVVN. Kết quả điều
tra thực nghiệm sơ bộ cho thấy, nhiều ý kiến không đồng tình với quan điểm này giữa
cán bộ thuế và kế toán viên ở các DN. Tuy nhiên, chúng tôi tiếp tục đưa nhân tố này
vào khảo sát để xem xét tác động của nó với chi phí kế toán và việc vận dụng chuẩn
mực kế toán.
230
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010
Quy mô
DN
Khả năng
sinh lời
Tính phức
tạp VAS
Vận dụng
VAS
Lợi ích của
v.dụng
VAS
Trình độ
KT viên
Kiểm
tra/kiểm toán
Tính độc lập về
nghề nghiệp
Chi phí
kế toán
Ảnh
hưởng
thuế
Nhận thức
chủ DN
Qui mô của doanh nghiệp. Trong nhiều nghiên cứu về kế toán, qui mô được
xem là nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán Chow và
Wong-Boren (1987), Cooke (1989, 1991), Meek và Gray (1995). Các DN có qui mô lớn
thường hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, mức độ phức tạp của các nghiệp vụ
kinh tế rất cao và do vậy việc vận dụng các chuẩn mực kế toán sẽ đầy đủ hơn. Ở một
khía cạnh khác, các DN càng lớn còn nhiều nguồn lực tài chính để thực hiện các chuẩn
mực kế toán mới. Các DN có qui mô nhỏ hơn lại thấy rằng lợi ích từ việc thực hiện
chuẩn mực không đủ bù đắp các nguồn lực bỏ ra để mua phần mềm, thuê tư vấn hay
đào tạo nhân viên. Chúng tôi cho rằng, nhân tố này cũng nên xem xét trong điều kiện
của Việt Nam để phát họa mức độ sử dụng các chuẩn mực.
Khả năng sinh lời: các nghiên cứu về ảnh hưởng của nhân tố này cũng không
nhất quán. Belkaoui và Kahl (1978), Singhvi và Desai (1971),Wallace và Naser (1995),
Wallace, Naser và Mora (1994) cho rằng khả năng sinh lời có ảnh hưởng đáng kể. Các
DN có khả năng sinh lời cao thường mở rộng địa bàn kinh doanh, tìm kiếm các nguồn tài
trợ để thực hiện các phương án kinh doanh mới. Trong bối cảnh đó, số liệu báo cáo tài
chính trung thực và hợp lý luôn là một trong những tiêu chí để các đối tác có thể xem xét
trước khi ra các quyết định kinh doanh. Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu khác của
Dumontier and Raffournier (1998), và Meek et al. (1995) lại cho rằng chưa có những
231
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010
chứng cớ chắc chắn về vấn đề này. Chúng tôi cho rằng ở Việt Nam cần xem xét nhân tố
này để xem xét hành vi của người kế toán để đảm bảo chất lượng thông tin của BCTC. Cơ
sở của vấn đề là nhiều ý kiến cho rằng, mối quan tâm của chủ DNVVN là làm sao tối
thiểu số thuế TNDN phải nộp, chứ không quan tâm tối đa lợi ích cho cổ đông như các DN
lớn. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng vận dụng sai lệch đáng kể chế độ kế toán theo hướng
tiêu cực. Như vậy, nhân tố khả năng sinh lời đưa ra nhằm giải quyết câu hỏi về mức độ
tuân thủ các chế độ kế toán một cách khách quan trong các DNVNN ở nước ta.
Toàn bộ các nhân tố dự tính trên được kết hợp mà tác động cuối cùng của nó là lợi
ích của việc vận dụng chuẩn mực. Lợi ích này dự tính được xem xét ở khả năng tiếp cận
các khoản tín dụng từ ngân hàng, tính minh bạch của thông tin sẽ giúp tăng hình ảnh
của doanh nghiệp trong cộng đồng kinh doanh và từ đó sẽ tạo điều kiện mở mang hoạt
động kinh doanh.
Khái quát hơn, mô hình nhân tố ảnh hưởng có thể xem xét trên sự tác động của hai
nhóm nhân tố lớn, là sự tương tác giữa mặt cung và mặt cầu. Ở mặt cung, đó là tác động
của các nhân tố như: Công tác kiểm tra, kiểm toán của cơ quan chức năng; Mức độ phức
tạp của VAS và Tính độc lập về nghề nghiệp. Đây là những tác động mà nếu mô hình
được kiểm chứng, cần xem xét đến công tác quản lý vĩ mô của nhà nước, hay vai trò của
Ban soạn thảo chuẩn mực, chế độ (Vụ chế độ kế toán) trong quá trình xây dựng chuẩn
mực/ chế độ kế toán. Ở mặt cầu, đó là tác động của những nhân tố về “Nhận thức của
chủ doanh nghiệp”, “Qui mô doanh nghiệp”, và “Khả năng sinh lời”. Nghiên cứu quan
hệ cung – cầu trong trường hợp này sẽ thấy rằng, kế toán không chỉ là sự áp đặt mà phải
tính đến khả năng và đặc điểm của thực trạng kinh tế - văn hóa – xã hội trong từng giai
đoạn lịch sử.
4. Kết luận
Trên đây chỉ là một mô hình đề xuất từ những nghiên cứu lý thuyết và thử
nghiệm. Các bước tiếp theo cần tiến hành là đo lường các biến và sử dụng mô hình phù
hợp để xem xét mối quan hệ tác động đối với việc vận dụng VAS. Mô hình cấu trúc
được xem là thích hợp nhất để xác định nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chế độ kế
toán trong các DNVVN. Chúng tôi cho rằng, nếu những nhân tố này thực sự có ý nghĩa
trong mô hình, kết quả nghiên cứu sẽ là nền tảng để có thể tạo lập và phát triển kế toán
trên nhiều khía cạnh. Ở góc độ quản lý vĩ mô: cần xem xét yêu cầu kiểm toán các
DNVVN ở một mức độ như thế nào? Điều này được cân nhắc trong lợi ích do sử dụng,
tuân thủ các chuẩn mực kế toán. Cơ quan thuế, nếu qua kết quả thực nghiệm, sẽ cần
nhìn nhận vai trò tương đối của mình đối với công tác kế toán ở doanh nghiệp. Ngoài ra,
người soạn thảo chuẩn mực, chế độ kế toán cần quan tâm đặc thù của kinh tế - xã hội –
giáo dục của nước ta để có thể xây dựng chuẩn mực phù hợp nhất cho DNVVN? Kết
quả nghiên cứu còn có thể chỉ ra vai trò của công tác đào tạo kế toán để có thể hình
thành một thế hệ kế toán viên đủ sức đảm đương trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế
giới. Ở góc độ vi mô, người chủ doanh nghiệp sẽ phải thay đổi nhìn nhận của mình về
vai trò của thông tin kế toán để có thể tác động đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán.
232
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Tài chính, Chế độ kế toán cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
[2] Chow, C.W., &Wong-Boren, “Voluntary financial disclosure byMexican
corporations”, The Accounting Review, 62 (3), 1987, 533–541.
[3] Cooke, T. “Disclosure in the corporate annual reports of Swedish companies”,
Accounting and Business Research, 19 (74), 1989, 113–124.
[4] Donna L. Street, Sidney J. Gray, “Factors influencing the extent of corporate
compliance with International Accounting Standards: summary of a research
monograph”, Journal of International Accounting, Auditing & Taxation 11, 2002,
51–76
[5] Dumontier, P, & Raffournier. B, “Why firms comply voluntarily with IAS: An
empirical analysis with Swiss data”, Journal of International Financial
Management and Accounting, 9 (3), 1998, 216–245.
[6] Gray, S. J., “Towards a theory of cultural influence on the development of
accounting systems internationally”, Abacus, 24(1), 1988, 1 – 15.
[7] Hofstede, G. “Culture’s consequences”. Sage Publications.
[8] Inchausti, B. “The influence of company characteristics and accounting regulation
on information disclosed by Spanish firms”, European Accounting Review, 6 (1),
1987, 45–68.
[9] Meek, G. K., Roberts, C. B., & Gray, S. J., “Factors influencing voluntary annual
report disclosures by U.S., U.K. and Continental European multi-national
corporations”. Journal of International Business Studies, 26 , 1995, 555–572.
[10] Singhvi, S., & Desai, H., “An empirical analysis of the quality of corporate
financial disclosure”. The Accounting Review, January, 46 (1), 1971, 129–138.
[11] Wallace, R., & Naser, K., “Firm-specific determinants of the comprehensiveness of
mandatory disclosure in the corporate annual reports of firms listed on the stock
exchange of Hong Kong”, Journal of Accounting and Public Policy, 14 (4), 1995,
311–368.
233