ĐỀ THI HSG - MÔN TIẾNG VIỆT
Thời gian làm bài: 90 phút
( Học sinh làm bài trực tiếp trên tờ đề này)
Câu 1:
1/ Gạch chân dưới từ ngữ, thành ngữ không cùng đặc điểm về nghĩa với các từ
ngữ, thành ngữ trong các nhóm dưới đây:
Nhóm 1: Công nhân, nhân tài, nhân đức, nhân loại.
Nhóm 2: Nhân hậu, nhân dân, nhân ái, nhân từ.
Nhóm 3: Ba chìm bảy nổi; vào sinh ra tử; gan vàng dạ sắt.
2/ Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm chấm (…..) để hoàn chỉnh các thành ngữ
dưới đây:
a/ Lành như…………………………………….
b/ Dữ như………………………….……………
c/ Hiền như……………………………………..
d/ Thương nhau như…………………………….
Câu 2: Tìm 4 câu tục ngữ theo yêu cầu sau:
1/ Hai câu có nghĩa: Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2/ Hai câu có nghĩa: Hình thức thường thống nhất với nội dung:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Câu 3: Xếp các từ: Hào hoa, gậy gộc, hoan hỉ, máy móc, tham lam, mùa màng, bình
minh, tuổi tác, thịt thà, bảo bối vào hai nhóm từ dưới đây:
1/ Nhóm từ láy:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2/ Nhóm từ ghép:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Câu 4: Từ mỗi câu dưới đây, hãy viết thành hai câu có trạng ngữ chỉ tình huống khác
nhau (Thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích):
1/ Lá rụng nhiều.
........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2/ Em học giỏi.
.........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Câu 5: Gạch một gạch dưới chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ trong hai câu sau:
1/ Tiếng gió thổi rì rào.
2/ Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi luộc bánh chưng, trò chuyện đến
sáng.
Câu 6: Trong bài Vàm Cỏ Đông, nhà thơ Hoài Vũ viết:
Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh đồng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày.
Đoạn thơ trên, em cảm nhận được vẻ đẹp đáng quý của dòng sông quê hương như
thế nào?
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Câu 7:
Vào những ngày vui, gia đình em (hoặc trường em) thường cắm một lọ hoa đẹp.
Hãy tả lại lọ hoa đó và nêu cảm nghĩ của em.
PHÒNG GD QUẢNG NINH KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 4 - NĂM HỌC 2007-2008
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1: ( 2 điểm)
1/ (1 điểm) Nhóm 1: Công nhân, nhân tài, nhân đức, nhân loại.
Nhóm 2: Nhân hậu, nhân dân, nhân ái, nhân từ.
Nhóm 3: Ba chìm bảy nổi; vào sinh ra tử; gan vàng dạ sắt.
2/ (1 điểm): Các từ cần điền theo thứ tự: Đất, Cọp, bụt, chị em gái.
Câu 2 : (2 điểm )
1/ Hai câu có nghĩa: Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài: (1 điểm)
1/ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
2/ Cái nết đánh chết cái đẹp.
2/ Hai câu có nghĩa: Hình thức thường thống nhất với nội dung: (1 điểm)
1/ Người thanh nói tiếng cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
2/ Trong mặt mà bắt hình dong
Con lợn có béo thì lòng mới ngon.
Lưu ý: Đúng mỗi câu cho 0,5 điểm.
Câu 3: ( 2 điểm ), trong đó:
1/ Nhóm từ láy: Gậy gộc, máy móc, tuổi tác, thịt thà, mùa màng. (1 đ)
2/ Nhóm từ ghép: Hào hoa, hoan hỉ, bình minh, tham lam, bảo bối. (1đ)
Lưu ý:
- Trường hợp học sinh xếp sai 1 từ không cho điểm cả nhóm.
- Nếu học sinh xếp không đủ số từ ngữ thì cho điểm theo tỷ lệ tương ứng.
Câu 4: (2 điểm), trong đó:
1/ Vào mùa thu, lá rụng nhiều.
Ngoài sân, lá rụng nhiều. (1 điểm)
2/ Năm nay, em học giỏi.
Nhờ chăm chỉ, em học giỏi. (1 điểm)
Lưu ý: Nếu trùng tình huống trong 1 câu thì không cho điểm tình huống trùng đó.
Câu 5: (2 điểm), trong đó:
1/ Tiếng gió thổi rì rào. (1 điểm)
2/ Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi luộc bánh chưng, trò chuyện đến sáng.
(1 điểm)
Câu 6: (2 điểm), trong đó:
- Dòng sông quê hương đưa nước về làm cho những ruộng lúa, vườn cây xanh tươi,
đầy sức sống. Vì vây, được ví như dòng sữa mẹ nuôi dưỡng các con khôn lớn.
(0,75 điểm)
- Nước sông đầy ăm ắp như như lòng mẹ tràn đầy tình yêu thương, luôn sẵn sàng
chia sẻ (Trang trải đêm ngày) cho những đứa con, cho cả mọi người. (0,75 điểm)
- Vẻ đẹp ấp áp tình người đó làm chúng ta thêm yêu quý và gắn bó với dòng sông
quê hương. (0,5 điểm)
Câu 7: (8 điểm)
* Đúng thể loại: Văn miêu tả - kiểu bài tả đồ vật.
* Hình thức: Bố cục có đủ 3 phần rõ ràng, hợp lí, chặt chẽ.
* Nội dung: Cần nêu rõ:
- Vẻ đẹp về màu sắc, hương thơm, đặc điểm nổi bật khác... của những bông hoa
trong lọ; đồng thời chú ý đến nét nổi bật của lọ hoa để tôn thêm sự hài hoà của đồ vật.
- Cảm nghĩ chân thành trước vẻ đẹp của một đồ vật đem lại niềm vui cho bản thân
và mọi người.
* Diễn đạt rõ ý, dùng từ đúng, viết câu không sai ngữ pháp và chính tả; trình bày
sạch sẽ.
* Biêủ điểm:
- Tả được lọ hoa theo yêu cầu về nội dung, bố cục, diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp:
(4 điểm)
- Cảm nghĩ chân thành trước vẻ đẹp của một đồ vật đem lại niềm vui cho bản thân
và mọi người. (2 điểm)
- Bài viết sáng tạo, có hình ảnh, sinh động. (1,5 điểm)
- Chữ viết: (0,5điểm)
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 4 - NĂM HỌC 2007-2008
MÔN TIẾNG VIỆT (thời gian làm bài 60 phút)
( Học sinh làm bài trực tiếp trên tờ đề này)
Điểm bài thi Giám khảo 1 Giám khảo 2
I. ĐỌC HIỂU:
Đọc thầm bài " MẸ CON CÁ CHUỐI" và thực hiện các yêu cầu sau:
Bơi càng gần lên mặt ao, thấy nước càng nóng. Cá Chuối mẹ bơi mãi, cố tìm hướng
vào bờ. Mặt ao sủi bọt, nổi lên từng đám rêu. Rất khó nhận ra phương hướng. Chuối
mẹ phải vừa bơi vừa nghếch lên mặt nước để tìm hướng khóm tre. Trời bức bối, ngột
ngạt. Lắm lúc, Chuối mẹ nghĩ muốn lặn ngay xuống đáy cho mát, nhưng nghĩ đến
đàn con đang đói, chờ ở vùng nước đằng kia, Chuối mẹ lại cố bơi. Khóm tre bên bờ
đã gần đây rồi. Khi tới thật gần, Chuối mẹ chỉ còn trông thấy gốc tre, không thấy
ngọn tre đâu. Chuối mẹ bơi sát mép nước, rồi rạch lên chân khóm tre. Tìm một chỗ
Chuối mẹ nghĩ là có khóm tre gần đó, Chuối mẹ giả vờ chết, nằm im không động đậy.
Trời nóng hầm hập, hơi nước, hơi lá ải cùng với mùi tanh trên mình Chuối mẹ bốc ra
làm bọn kiến lửa gần đó thèm thuồng. Bọn chúng rủ nhau đi kiếm mồi. Vừa bò loằng
ngoằng vừa dò dẫm về phía có mùi cá.