Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Đề án dâu tằm năm 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.54 KB, 39 trang )


Y BAN NHÂN DÂN
TỈNH …….

ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN TRỒNG DÂU, NUÔI TẰM
TỈNH ……………GIAI ĐOẠN 2019 - 2025

….., tháng …. năm 20….


ỦY BAN NHÂN DÂN
……………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN TRỒNG DÂU, NUÔI TẰM TỈNH …………..,
GIAI ĐOẠN 2019 - 2025
Phần thứ nhất
SỰ CẦN THIẾT VÀ CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa là một nghề có truyền thống lâu đời
của Việt Nam. Khác với các ngành nghề khác, nghề trồng dâu nuôi tằm, se tơ dệt
lụa vừa mang đặc điểm của trồng trọt vừa có đặc điểm của chăn nuôi, vừa kết hợp
giữa công nghiệp chế biến và nghệ thuật. Mặc dù hiện nay có nhiều loại sợi tổng
hợp, được sản xuất với khối lượng lớn, giá thành hạ nhưng vẫn không thể thay thế
được vị trí của tơ tằm bởi vì tơ tằm là loại sợi tự nhiên duy nhất có độ dài liên tục,
mềm mại, mang nhiều đặc tính quý báu và thân thiện với cuộc sống con người.


Nghề trồng dâu nuôi tằm được phát triển tại ......... từ những năm 2000. Sau
hơn 17 năm vừa thử nghiệm vừa đầu tư phát triển đến nay diện tích trồng dâu toàn
tỉnh có 423 ha, trong đó huyện ......... là 400 ha. Nghề trồng dâu nuôi tằm có những
ưu điểm lợi thế sau:
- Thu nhập từ việc trồng dâu, nuôi tằm cao hơn so với trồng lúa hoặc các cây
rau màu khác 2,0 - 2,5 lần. Một hecta trồng dâu nuôi tằm cho sản lượng kén từ 1,5
- 2,0 tấn với giá trị đạt từ 200 - 220 triệu đồng/ha/năm.
- Cây dâu có khả năng sinh trưởng trên các loại đất soi bãi ven sông suối, đất
đồi thấp, đất bị ngập úng trong mùa mưa hoặc các vùng không có công trình thuy
lợi nên thích ứng cao với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay.
- Sản phẩm tơ tằm ............. có lợi thế cạnh tranh cao (tại miền Bắc nước ta
hiện nay chỉ có .......... ............. hiện đang có được vùng trồng dâu nuôi tằm) nên
sản phẩm không đủ cung cấp cho thị trường.
- Nhu cầu sử dụng tơ lụa trên thế giới ngày càng tăng, các nước có truyền
thống sử dụng tơ lụa như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan thì nhu cầu
không giảm, các nước Châu Âu, Bắc Mỹ nhu cầu sử dụng tơ lụa ngày càng cao.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện nay khá ổn định.
Từ những kết quả đã đạt được, năm 2018 huyện ………đã xác định cần tập
trung đầu tư phát triển diện tích cây dâu và nghề trồng dâu nuôi tằm để nâng cao hiệu
quả sản xuất và tăng thu nhập cho người sản xuất, phấn đấu đưa huyện ……….. sớm
trở thành huyện nông thôn mới của tỉnh. Để hoàn thành mục tiêu này huyện ………
đã tổ chức hội thảo xin ý kiến các chuyên gia đầu ngành dâu tằm Việt Nam và xây
2


dựng đề án phát triển trồng dâu nuôi tằm giai đoạn 2019 - 2020 và định hướng đến
năm 2025 với mục tiêu tăng quy mô sản xuất gần 3 lần so với năm 2017.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp
và PTNT đã phối hợp cùng UBND huyện ......... và huyện ........... điều tra khảo sát,
nghiên cứu xây dựng Đề án phát triển trồng dâu nuôi tằm tỉnh ........, giai đoạn

2019 - 2025.
Trong quá trình nghiên cứu xây dựng đề án đã xác định những hạn chế của
nghề trồng dâu nuôi tằm tại tỉnh ............. đó là:
- Hiện nay chưa có quy hoạch và định hướng phát triển lâu dài, do đó sản
xuất nhỏ, manh mún, tận dụng, thiếu tính chuyên nghiệp.
- Kỹ thuật trồng dâu, nuôi tằm tuy đã có tiến bộ song chưa đồng bộ nên năng
suất, chất lượng và thu nhập từ nuôi tằm còn thấp so các khu vực khác (Lâm Đồng,
Sơn La) và với tiềm năng của địa phương.
- Nguồn cung cấp giống dâu, giống tằm và tiêu thụ sản phẩm không ổn định
phụ thuộc vào một số tư thương nên thiếu tính bền vững, ổn định.
- Thiếu các chính sách thu hút đầu tư hỗ trợ cho các hộ nông dân và doanh
nghiệp để thúc đẩy phát triển sản xuất.
Đề án “Phát triển trồng dâu, nuôi tằm tỉnh ..... giai đoạn 2019 - 2025” được
xây dựng xuất phát từ nhu cầu phát triển của sản xuất, việc mở rộng quy mô và tổ
chức liên kết giữa các hộ nông dân sẽ sử dụng hiệu quả hơn các lợi thế của địa
phương, đồng thời tháo gỡ những khó khăn để nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển
trở thành nguồn thu nhập chính của người dân trong khu vực cũng như phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương.
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Căn cứ Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ
chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính Phủ về chính sách khuyến
khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Căn cứ Quyết định số 4781/QĐ-BNN-VPĐP ngày 21/11/2017 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT ban hành Sổ tay hướng dẫn phát triển sản xuất trong xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Thông tư số 43/2017/TT-BTC Quy định quản
lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Quyết định số ....../QĐ-UBND ngày
25/5/2018 của UBND tỉnh .............. phê duyệt danh mục dự án phát triển sản xuất

liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm thuộc Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018 - 2020.
Căn cứ ý kiến tham gia của các sở, ban, ngành và UBND
huyện ..........., ..........., .......... đóng góp nội dung dự thảo đề án và thực tiễn nhu
cầu phát triển sản xuất của các địa phương.

3


Phần thứ hai
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TRỒNG DÂU,
NUÔI TẰM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH .........
I. PHÁT TRIỂN VÙNG TRỒNG DÂU

1. Diện tích
- Diện tích:
- Đất trồng dâu
- Bình quân diện tích đất trồng dâu của mỗi hộ ................ ha/hộ.
2. Cơ cấu giống dâu và kỹ thuật thâm canh
- Cơ cấu giống dâu:
+ Giống dâu Sa Nhị Luân: Được trồng chủ yếu từ năm 2015 trở về trước,
diện tích khoảng 150 ha, chiếm ty lệ 40%, ưu điểm của giống là dễ trồng, năng
suất khá nhưng giống dâu này đã có những hạn chế đó là lá mỏng, nháp, nhiễm
bệnh bạc thau, rỉ sắt cao nên một số hộ đã phá bỏ để thay thế bằng các giống dâu
mới cho năng suất chất lượng cao hơn.
+ Giống dâu lai nhập nội: Trên địa bàn huyện Trấn Yên hiện đang trồng hai
giống lai có nguồn gốc từ trung quốc, đó là Quế ưu 62 và Quế ưu 12. Ưu điểm của hai
giống này là sinh trưởng khoẻ, lá to năng suất cao, chất lượng lá tốt. Các giống dâu
này đều nhập qua đường tiểu ngạch, chưa được công nhận chính thức tại Việt Nam.
+ Giống dâu lai do Việt Nam chọn tạo: Hiện các viện nghiên cứu đã chọn

tạo được một số giống có năng suất, chất lượng khá như GQ 2, VH9, VH13, VH15.
Những giống dâu này hiện đang được chuyển giao tại các vùng trồng dâu, giống
GQ2 đã được trồng tại huyện ............. (khoảng 50 ha) cho năng suất, chất lượng tốt
có khả năng phát triển trên diện rộng hiện nay Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ
miền Bắc đang làm thủ tục để công nhận giống quốc gia.
- Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thâm canh cây dâu:
+ Mật độ trồng: Đối với những diện tích giống trồng trước năm 2010, mật
độ trồng từ 40 - 42 nghìn cây/ha, với mật độ này mặc dù năng suất lá có tăng
nhưng chất lượng lá giảm (nhỏ, mỏng) và dễ nhiễm sâu bệnh. Trong những năm
gần đây nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới với việc sử dụng các giống mới như
GQ2, Quế ưu mật độ trồng phổ biến từ 28 - 30 nghìn cây/ha, đối với mật độ này
cây dâu sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh, chất lượng lá dâu tốt và năng suất
tương đương với mật độ dày.
+ Kỹ thuật trồng: Tại các vùng trồng dâu hiện có hai phương pháp trồng đó
là trồng bằng cây con được nhân giống từ hạt và trồng bằng hom. Đối với diện tích
trồng bằng cây con ty lệ sống trên 95%, cây dễ chăm sóc, tuổi thọ vườn cây từ 2025 năm. Đối với những diện tích nhân giống từ hom với lợi thế chi phí thấp nhưng
ty lệ cây sống chỉ đạt khoảng 70%, mất nhiều công trồng dạm và chăm sóc, tuổi
thọ vườn cây từ 7 - 10 năm.
4


+ Kỹ thuật thâm canh, thu hoạch: Về cơ bản các hộ trồng dâu trên địa bàn
huyện .............. đã được đào tạo tập huấn và nắm vững các kỹ thuật trồng, chăm
sóc, xử lý sâu bệnh hại và thu hoạch dâu. Tuy nhiên một số hộ trồng dâu chưa tuân
thủ kỹ thuật chăm sóc, thâm canh cây dâu, chủ yếu sử dụng phân hóa học, ít bón
phân hữu cơ; cá biệt có hộ sử dụng phân tằm tươi và sử dụng thuốc trừ cỏ trên
ruộng dâu, có nguy cơ làm lây lan dịch bệnh và ô nhiễm môi trường.
+ Chi phí trồng mới, chăm sóc dâu trong thời kỳ kiến thiết cơ bản (12 tháng)
bình quân khoảng 60 triệu đồng/ha. Trong đó chi phí về giống dâu là 22,5 triệu
đồng/ha (37,5%), chi phí phân bón thuốc BVTV 15 triệu đồng/ha (25%), chi phí

công lao động (không tính công hái lá dâu) 22,5 triệu đồng/ha (37,5%).
- Năng suất, sản lượng, hệ số sử dụng thức ăn trong nuôi tằm:
+ Năng suất lá dâu trung bình đạt 27 - 30 tấn/ha/năm, một số diện tích đầu tư
thâm canh tốt năng suất đạt 35 - 40 tấn/ha/năm.
+ Sản lượng lá dâu năm 2018 đạt trên 10.000 tấn.
+ Hệ số tiêu thụ thức ăn 18 - 20 kg lá dâu/1 kg kén. Bình quân 1 ha dâu có
thể cung cấp thức ăn (lá dâu) cho 5 hộ nuôi tằm với quy mô 3 - 4 vòng trứng/lứa, 7
- 8 lứa/năm, sản lượng kén đạt 1,5 - 1,7 tấn/ha/năm.
II. NUÔI TẰM

1. Quy mô sản xuất, giống tằm
- Quy mô sản xuất: Tổng số hộ trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn tỉnh là .......
hộ, tại huyện ................ 887 hộ.....
- Giống tằm: Hiện nay Việt Nam chưa sản xuất được các giống tằm có năng
suất, chất lượng cao, vì vậy các giống tằm hiện nay đều là giống tằm do Trung
Quốc sản xuất và được đưa vào Việt Nam qua đường tiểu ngạch. Giống tằm được
nuôi tại huyện Trấn Yên là giống tằm kén trắng lưỡng hệ, do các cơ sở tư thương
mua kén mua lại của các hộ tại Hà Nam, Nam Định cung cấp cho các hộ nuôi tằm
con ươm nuôi nhân giống và cung cấp cho các hộ nuôi tằm lớn.
2. Kỹ thuật nuôi tằm
Hiện nay trên địa bàn đang áp dụng kỹ thuật nuôi tằm 2 giai đoạn, nuôi tằm
con tập trung và nuôi tằm lớn lấy kén.
- Nuôi tằm con (từ khi ấp trứng đến khi tằm ngủ 3 dậy 4):
+ Quy mô sản xuất: .................................
+ Về tiêu chuẩn nhà nuôi tằm con: Việc đầu tư xây dựng nhà nuôi tằm con
chủ yếu được các hộ thực hiện từ kinh nghiệm sản xuất và tận dụng diện tích hiện
có của gia đình để xây dựng và sản xuất. Các nhà nuôi tằm con chưa đáp ứng được
đầy đủ theo tiêu chuẩn về diện tích, phòng chức năng riêng biệt (phòng chứa lá
dâu, phòng để dụng cụ, phòng nuôi tằm cho các lứa tuổi), thiết bị theo dõi và điều
chỉnh ẩm độ, nhiệt độ. Do đó ty lệ nhân giống thấp, chất lượng một số lứa tằm

chưa đảm bảo.
5


+ Về kỹ thuật nuôi và vệ sinh phòng bệnh cho tằm con: Các hộ nuôi tằm con
cơ bản nắm được kỹ thuật nuôi tằm con từ khâu ấp trứng, ghim chứng, băng tằm
cho đến khi xuất tằm con; một số hộ nuôi tằm con nuôi với mật độ dày, chưa quan
tâm đến công tác vệ sinh, sát trùng nhà tằm, dụng cụ nuôi và cách ly thời gian sau
mỗi lứa nuôi, vì vậy một số lứa tằm có ty lệ tằm yếu, tằm bệnh cao đã xuất hiện tại
một số hộ.
- Nuôi tằm lớn (từ tuổi 4 đến khi thu kén):
+ Về tiêu chuẩn nhà nuôi tằm: Cơ bản các nhà nuôi tằm lớn đảm bảo về diện
tích, các hộ đã thực hiện vệ sinh, khử trùng nhà nuôi tằm sau mỗi lứa nuôi. Nhưng
hiện nay các nhà nuôi tằm lớn thiết kế chưa đảm bảo trong việc chủ động điều
chỉnh nhiệt độ, ẩm độ của phòng nuôi thích hợp cho tằm phát dục theo các mùa,
một số nhà nuôi tằm chưa có lưới che ruồi, nhặng hại tằm.
+ Về kỹ thuật nuôi: 100% các hộ nuôi tằm theo phương pháp hái lá và nuôi
tằm trên nền; các hộ nuôi tằm đó được tham gia các lớp tập huấn và đã biết áp
dụng các biện pháp phòng bệnh cho tằm. Tuy nhiên vẫn còn một số hộ chưa tuân
thủ kỹ thuật về bảo quản lá dâu, vệ sinh dụng cụ nuôi tằm dẫn tới nguy cơ tằm kém
phát triển và phát sinh bệnh trên tằm lớn.
+ Về phương pháp cho tằm lên né: 100% các hộ nuôi tằm lớn sử dụng né
que nên chất lượng kén tằm thấp, ty lệ kén đôi, kén mòng, kén thối nhiều không đủ
tiêu chuẩn làm nguyên liệu ươm tơ tự động.
- Năng suất, sản lượng kén tằm: Hệ số tiêu thụ thức ăn hiện nay khoảng 18 20 kg lá dâu/kg kén, bình quân 01 ha có thể cung cấp thức ăn để nuôi và thu hoạch
được ........... tấn kén/năm. Năm ………. sản lượng kén tằm của ............. đạt
……….. tấn giá trị thu nhập gần ….. ty đồng.
- Về hiệu quả trồng dâu nuôi tằm: Thu nhập 1 ha trồng dâu nuôi tằm trung
bình đạt 200 - 220 triệu đồng/ha/năm (sản lượng 1,5 - 1,7 tấn kén/năm, giá kén
100-120 nghìn đồng/kg), trừ chi phí đầu tư và công lao động cho thu lãi từ 120

triệu đến 150 triệu đồng/ha (trung bình tổng thu từ 8 - 9 triệu đồng/sào/năm; gấp
từ 2,0 - 2,5 lần so với trồng lúa).
III. LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM

1. Liên kết sản xuất
Hình thức liên kết sản xuất phổ biến hiện nay là: Các hộ tư thương thu mua
kén cung ứng giống trứng tằm cho các hộ nuôi tằm con hoặc tự ươm nuôi tằm con.
Các hộ nuôi tằm con cung ứng tằm con cho hộ nuôi tằm lớn, tư thương thu mua lại
sản phẩm kén của các hộ nuôi tằm lớn. Mỗi nhóm liên kết có khoảng ………. hộ,
hiện nay trên địa bàn huyện ………..đã hình thành khoảng ………… nhóm hộ. .
Việc liên kết sản xuất giữa các hộ tư thương thu mua kén với hộ nuôi tằm
như hiện nay có nhiều nguy cơ rủi ro, do các hộ tư thương thu mua kén tại …….
cũng hoàn toàn phụ thuộc và các hộ mua kén của Nam Định, Hà Nam. Liên kết
giữa hộ thu mua kén và hộ nuôi tằm chỉ thực hiện bằng thoả thuận mua bán, chưa
có hợp đồng giữa các bên nên khi giá kén cao đã xảy ra tình trạng tranh mua giữa
các hộ tư thương.
6


…………… đã mời gọi đầu tư và hiện nay Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ
Miền Bắc đã đăng ký đầu tư xây dựng nhà máy ươm tơ tự động tại địa bàn
………….. Công ty đã cử cán bộ, chuyên gia hướng dẫn, hỗ trợ các hộ trồng dâu
nuôi tằm cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm với cam
kết có thể giảm hệ số tiêu thụ thức ăn xuống 14 - 15 kg lá dâu/1 kg kén và phấn
đấu đưa năng suất kén bình quân đạt trên 2,0 tấn/ha.
2. Cung ứng giống tằm
Hiện nay toàn bộ giống tằm đều phải nhập từ Trung Quốc qua đường tiểu
ngạch. Nguồn giống tằm cung cấp cho ……….. được các hộ thu mua kén mua lại
của các tư thương nhập khẩu và cung cấp cho các hộ nuôi tằm con ươm nuôi.
Theo cam kết của Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Miền Bắc, sau khi đầu tư

công ty sẽ chịu trách nhiệm cung ứng giống tằm đảm bảo chất lượng cho các hộ
nuôi tằm trên địa bàn.
3. Thu mua tiêu thụ sản phẩm
Hiện nay trên địa bàn huyện …………có 11 hộ tư thương thu mua sản phẩm
kén tằm. Giá kén do các tư thương thu mua định giá theo từng thời điểm và hiện
nay giá kén đang dao động từ 100.000 đồng - 120.000 đồng/kg kén. Sản phẩm kén
tằm của …………… được cung cấp cho các làng nghề dệt lụa tại Hà Nam, Nam
Định, Lâm Đồng, Sơn La.
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SẢN XUẤT DÂU TẰM HIỆN NAY

1. Thuận lợi
- …………… là nơi khởi xướng và đến nay đã hình thành được vùng trồng
dâu - nuôi tằm khá ổn định. Người dân trong vùng đã tích luỹ được kinh nghiệm
trong việc trồng dâu, nuôi tằm. Nhiều hộ đã có thu nhập cao, ổn định trong nhiều
năm nên có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất. Giá trị sản phẩm từ một hecta đất
trồng dâu nuôi tằm đạt khoảng 200 - 220 triệu đồng/năm.
- Các tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng rộng rãi trong sản xuất như: Giống
dâu trồng trên địa bàn đều là những giống có năng suất, chất lượng cao như Sa Nhị
Luân, Quế ưu 62, Quế ưu 12, GQ2, năng suất trung bình đạt 27 - 30 tấn/ha; Kỹ
thuật nuôi tằm hai giai đoạn và kỹ thuật nuôi tằm trên nền nhà được áp dụng rộng
rãi. Các hộ đó đã có kiến thức và kinh nghiệm trong việc phòng bệnh và xử lý môi
trường khi nuôi tằm.
- Quỹ đất màu soi bãi dọc sông Hồng và các suối còn khá lớn có thể chuyển
đổi sang trồng dâu. Các quy định của Nhà nước về chuyển đổi từ đất trồng lúa sang
các loại cây trồng khác khá thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quy
hoạch thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phát triển sản xuất.
- Công ty Cổ phần dâu tằm tơ Miền Bắc đã đăng ký xây dựng nhà máy ươm
tơ tự động với công suất 200 tấn/năm. Nhà máy dự kiến được xây dựng tại
…………………..và đi vào hoạt động từ năm 2020. Hiện nay công ty đang xây
dựng các chuỗi liên kết và tổ chức chuyển giao kỹ thuật trồng dâu, nuôi tằm, lên né

cho các hộ trồng dâu trên địa bàn.
7


……………………………………………..
2. Khó khăn
- Hiệu quả của nuôi tằm phụ thuộc rất lớn vào chất lượng giống, nhưng hiện
nay toàn bộ nguồn giống tằm và một số giống dâu nhập qua các đường tiểu ngạch
không kiểm soát được chất lượng.
- Cơ sở nuôi tằm hiện chưa được đầu tư đồng bộ chủ yếu là tận dụng diện
tích trong gia đình nên chịu tác động bởi nhiệt độ và ẩm độ, cũng như vấn đề vệ
sinh môi trường rất lớn; trong các tháng nhiệt độ, ẩm độ cao ty lệ tằm bệnh, tằm
chết lớn ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.
- Nuôi tằm là một kỹ thuật khó đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn của người nuôi,
môi trường xung quanh các hộ nuôi tằm phải đảm bảo vệ sinh, vì vậy việc kết hợp
giữa chăn nuôi gia súc (trâu, bò, lợn), gia cầm với việc nuôi tằm trong một hộ gia
đình sẽ làm ảnh hưởng tới năng suất, hiệu quả của việc nuôi tằm, thậm chí dẫn đến
việc gây dịch bệnh cho tằm trong một vùng sản xuất.
- Sự liên kết giữa người sản xuất (nuôi tằm) với thị trường rất lỏng lẻo và
phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của một nhóm tư thương (giá kén, phương
pháp phân loại chất lượng kén). Giữa các nhóm nuôi tằm - mua kén đã có sự cạnh
tranh không lành mạnh và những xung đột lợi ích.
- Môi trường sản xuất nếu không được quản lý tốt sẽ ảnh hưởng đến năng
suất, chất lượng và hiệu quả của nghề trồng dâu nuôi tằm do các hộ bón phân tằm
tươi hoặc phân tằm bị bệnh ra ruộng. Một số hộ nuôi tằm bị nhiễm nguồn bệnh
không thể tổ chức sản xuất lại được.
- Với phương thức cho tằm lên né như hiện nay (né tre) cho năng suất, chất
lượng kén thấp và chỉ có thể phù hợp với hình thức kéo kén thủ công; vì vậy nếu
liên kết sản xuất với nhà máy ươm tơ tự động phải thay đổi phương thức lên né
như hiện nay sang sử dụng né gỗ ô vuông.

- Nguồn vốn đầu tư hiện đang là một hạn chế để phát triển mở rộng diện tích
trồng dâu và nuôi tằm nhất là tại những vùng, những hộ mới tham gia.

8


Phần thứ ba
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, NHIỆM VỤ GIẢI PHÁP
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2019 - 2025
I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung
...................................................
2. Mục tiêu cụ thể
* Mục tiêu đến năm 2020
- Trồng mới 745 ha dâu để hình thành vùng sản xuất tập trung có quy mô
diện tích trên ............ ha. Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất kén
từ ........... lên trên 2,0 tấn/ha/năm, với giá trị sản phẩm đạt trên 200 triệu
đồng/ha/năm. Sản lượng kén toàn tỉnh đạt trên ............ tấn. Giá trị sản phẩm trên
100 ty đồng/năm.
- Tạo việc làm ổn định cho trên 3.000 lao động, với mức thu nhập trên 60
triệu đồng/năm.
...............................................
* Mục tiêu đến năm 2025
- Tiếp tục trồng mới 950 ha dâu để hình thành vùng sản xuất quy mô trên 2.100
ha. Năng suất kén bình quân đạt 2,5 tấn, giá trị đạt trên 250 triệu đồng/ha/năm. Sản
lượng kén đạt trên 5.000 tấn, giá trị sản phẩm trên 500 ty đồng/năm.
- Tiếp tục ổn định các chuỗi liên kết sản xuất theo các hình thức đầu tư liên
doanh, liên kết đa dạng để thúc đẩy sản xuất phát triển, đa dạng hoá sản phẩm.
- Tạo việc làm cho trên 5.000 lao động với thu nhập trên 60 triệu đồng/năm.

- Căn cứ tình hình thực tế có thể đầu tư xây dựng một nhà máy ươm tơ dệt lụa để
hoàn thiện hoá sản phẩm, nâng cao thu nhập cho doanh nghiệp và người dân trong vùng.
II. NỘI DUNG ĐẦU TƯ, THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Phạm vi, thời gian thực hiện
- Phạm vi thực hiện: Đề án được thực hiện tại 3 huyện, 29 xã và thị trấn:
............................................................
- Thời gian thực hiện đề án: Từ năm 2019 đến năm 2025.
2. Nội dung thực hiện đề án
2.1. Quy hoạch vùng sản xuất dâu tằm tỉnh Yên Bái giai đoạn 2019 –
2025
Dự kiến vùng quy hoạch trồng dâu, nuôi tằm tỉnh ......... tại 34 xã của 3
huyện, cụ thể như sau:
................................................................................................
2.2. Phát triển mở rộng diện tích trồng dâu
9


- Giai đoạn 2019 - 2020: Trồng mới 544 ha để đến năm 2020 diện tích 6563
ha. Cụ thể như sau:
+ Huyện ....: Trồng mới 666 ha, diện tích năm 2020 đạt 800 ha.
..............................................................................
- Giai đoạn 2021 - 2025: Trồng mới 190 ha để đến năm 2025 diện tích 2.008
ha. Cụ thể như sau:
+ Huyện .......: Trồng mới 455 ha, diện tích năm 2025 đạt 1777 ha.
............................................................................
Kế hoạch cụ thể như sau:

TT


1
2
3

Đơn vị
sản xuất

Diện
tích hiện
có năm
2018
(ha)

Trồng mới
giai đoạn 2019 - 2020
Tổng
diện tích
(ha)

Năm
2019
(ha)

Năm
2020
(ha)

Diện
tích
đến

năm
2020
(ha)

Giai đoạn
2021-2025
Trồng
mới

Diện tích
năm
2025

Tổng cộng
Xã……
……..
………

(Chi tiết quy hoạch diện tích trồng dâu tại các xã tại biểu 02 kèm theo)
2.3. Đầu tư xây dựng hệ thống nuôi tằm con tập trung
Đầu tư xây dựng lại mạng lưới nuôi tằm con đảm bảo cung cấp nguồn tằm
giống cho sản xuất với chất lượng cao, sạch bệnh.
- Trong giai đoạn từ 2019 - 2020 sẽ đầu tư xây dựng mới 16 cơ sở nuôi tằm
con tập trung để cung cấp tằm giống cho các hộ nuôi tằm lớn.................................
- Trong giai đoạn từ 2021-2025 sẽ đầu tư xây dựng mới 28 cơ sở nuôi tằm
con tập trung để cung cấp tằm giống cho các hộ nuôi tằm lớn: ................................
- Nhà nuôi tằm con có diện tích xây dựng tối thiểu 166 m 2 theo thiết kế mẫu.
Các phòng được thiết kế theo công đoạn sản xuất với các phòng riêng biệt bao
gồm: Phòng bảo quản lá dâu tối thiểu 198m2, ......................................
2.4. Đầu tư hỗ trợ các hộ xây dựng nhà nuôi tằm lớn

Hướng dẫn các hộ nuôi tằm lớn xây dựng mới nhà nuôi tằm phù hợp với diện
tích dâu của hộ gia đình và đảm bảo nhiệt độ, ẩm độ phù hợp để tằm sinh trưởng.
- Trong giai đoạn 2019 - 2020, đề án sẽ hỗ trợ xây dựng mới 277 nhà nuôi tằm
lớn. ..................................
- Nhà nuôi tằm lớn có quy mô xây dựng từ 199 m 2 trở lên theo thiết kế mẫu.
Có đủ phòng chức năng, có khả năng điều chỉnh được nhiệt độ, ẩm độ cho tằm sinh
trưởng theo các mùa (nuôi được 4 - 5 vòng tằm/lứa).
10


2.5. Đầu tư hỗ trợ các hộ sửa chữa, cải tạo nhà nuôi tằm lớn hiện có để
đạt tiêu chuẩn kỹ thuật
Đối với các hộ nuôi tằm tại huyện ................ hiện nay, dự án sẽ hướng dẫn,
hỗ trợ các hộ nuôi tằm lớn cải tạo nhà nuôi tằm phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế, kỹ
thuật đảm bảo tăng năng suất hiệu quả sản xuất.
Trong giai đoạn 2019 – 2025 (thực hiện giai đoạn 2019 – 2020), đề án sẽ hỗ
trợ cho các hộ sửa chữa, cải tạo nhà nuôi tằm cũ để đạt tiêu chuẩn thiết kế với số
lượng là 666 nhà.
2.6. Ứng dụng kỹ thuật trong trồng dâu, thu hoạch, nuôi tằm, lên né để
nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất.
- Tổ chức đào tạo chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất như: Kỹ
thuật nuôi tằm trên nền nhà, kỹ thuật nuôi tằm trên khay trượt, nuôi tằm bằng dâu
cắt cành, phòng trừ dịch bệnh cho tằm, xử lý môi trường,...
- Tổ chức sản xuất và cung ứng cây giống bằng các giống tiến bộ kỹ thuật
phục vụ sản xuất. Tìm kiếm nguồn cung cấp giống tằm ổn định về chất lượng, dự
kiến Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ miền Bắc sẽ là đơn vị chính cung cấp nguồn
giống tằm và thu mua sản phẩm.
- Hỗ trợ các hộ nuôi tằm chuyển đổi từ sử dụng né tre sang né gỗ để nâng
cao chất lượng kén tằm và phù hợp với công nghệ ươm tơ tự động.
2.7. Liên kết tiêu thụ sản phẩm

- Bên cạnh việc tiếp tục duy trì và củng cố các chuỗi liên kết tiêu thụ sản
phẩm hiện có, huyện .................... cần tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty Cổ phần
Dâu tằm tơ miền Bắc liên kết với các hộ trồng dâu nuôi tằm theo hướng gắn sản
xuất với tiêu thụ sản phẩm kén theo chuỗi giá trị trên cơ sở ký kết hợp đồng 3 bên
(giữa công ty, các hộ dân và chính quyền các xã) trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm kén.
- Ban hành cơ chế quản lý vùng nguyên liệu nhằm đảm bảo đủ sản lượng
kén phù hợp với công suất ươm tơ của nhà máy chế biến theo từng giai đoạn. Công
ty Cổ phần Dâu tằm tơ miền Bắc có trách nhiệm bao tiêu toàn bộ sản phẩm kén
cho các tổ chức, hộ dân đã ký hợp đồng với Công ty.
- Giá thu mua kén được xác định trên cơ sở giá tơ trên thị trường trong nước
và trên thế giới theo phẩm cấp tơ, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên.
2.8. Xây dựng nhà máy ươm tơ
- Đơn vị đầu tư thực hiện: …………………………
- Địa điểm xây dựng: ……………………………...
- Công nghệ sản xuất: Sử dụng công nghệ ươm tơ tự động, thiết bị đồng bộ
để chế biến ra sản phẩm tơ, lụa có giá trị cao.
- Công suất sản xuất: 645tấn tơ/năm. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn cấp 2A trở lên
và các sản phẩm phụ từ kén.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

11


1. Tổ chức làm tốt công tác thông tin tuyền truyền, vận động để chính
quyền địa phương các cấp và các hộ tham gia thực hiện đề án
.....................................
2. Tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch diện tích đất trồng
dâu vào kế hoạch sử dụng đất của địa phương giai đoạn 2019 - 2025
- Đất quy hoạch trồng dâu bao gồm các loại đất: Đất soi bãi ven sông Hồng,

ven suối, đất trồng lúa kém hiệu quả hoặc đất trồng lúa hiện đang nằm xen kẽ trong
các vùng trồng dâu, đất đồi thấp.
- Giai đoạn 2019 – 2020, dự kiến quỹ đất chuyển đổi sang trồng dâu của các
huyện như sau:
+ Chuyển đổi 445 ha đất màu bãi ven sông Hồng, ven suối hiện đang trồng
ngô, rau đậu các loại sang trồng dâu.
+ Chuyển đổi 210 ha đất trồng lúa tại các xã quy hoạch của đề án sang trồng
dâu để hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh.
+ Chuyển đổi 90 ha đất đồi thấp hiện đang trồng ngô, rau đậu tại các xã
trong vùng quy hoạch sang trồng dâu.
Dự kiến quỹ đất chuyển đổi của các huyện như sau:
Chuyển đổi từ
TT

Huyện/xã

Diện tích
trồng mới

Đất soi
bãi ven
sông, suối

Đất rồng
lúa

Đất đối
thấp

1

2
3
(Chi tiết diện tích chuyển đổi các loại đất của các xã tại biểu 3 kèm theo)
- Giai đoạn 2021 - 2025, trên cơ sở nội dung quy hoạch của đề án, Ủy ban
nhân dân các huyện tổ chức rà soát quỹ đất trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ
sung quy hoạch vùng trồng dâu để triển khai công tác trồng mới.
- Một yêu cầu quan trọng đối với việc quy hoạch đất trồng dâu là phải có sự
cách ly đối với khác khu vực sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các nhà máy xi
măng, lò gạch; vì trong khói của nhà máy xi măng, lò gạch có khí hydrosunfua gây
ức chế sinh trưởng của tằm.
3. Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất dâu
Ngành Nông nghiệp và PTNT phối hợp cùng với các tổ chức nghiên cứu xây
dựng và ban hành hướng dẫn quy trình trồng dâu theo hướng áp dụng các tiến bộ
kỹ thuật và cơ giới hoá vào sản xuất.
- Về giống dâu: Trồng các giống dâu GQ2, số 28, TBL-03 và giống dâu của
Trung Quốc (Quế Ưu). Trong đó giống TBL-03 thích hợp cho việc cắt cành và nuôi
12


tằm con tập trung. Riêng giống dâu cho tằm con, có thể sử dụng các giống bản địa
như Bầu trắng, Ngái, tuy năng suất thấp nhưng phù hợp với tập tính ăn của tằm con.
- Xây dựng và hướng dẫn người trồng dâu đầu tư thâm canh với lượng bón
phù hợp cân đối giữa N-P-K và tăng cường lượng phân bón hữu cơ. Riêng đối với
phân hữu cơ phải sử dụng biện pháp ủ nóng để hạn chế nguồn nấm bệnh. Tuyệt đối
không bón phân tằm chưa qua xử lý ra ruộng dâu.
4. Tổ chức lại mạng lưới nuôi tằm con và áp dụng đồng bộ các biện
pháp kỹ thuật nuôi tằm lớn để nâng cao năng suất, sản lượng kén tằm
4.1. Đối với nuôi tằm con
- Hướng dẫn các cơ sở nuôi tằm con xây dựng nhà nuôi tằm riêng biệt, phù
hợp với diện tích quy hoạch vùng trồng dâu tằm để thuận lợi trong cung ứng tằm

con và hạn chế lây lan dịch bệnh tằm; nhà nuôi tằm con đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
phù hợp với từng tuổi tằm, có đủ các phòng chức năng, dụng cụ, trang thiết bị, vật
tư nuôi tằm con đảo bảo chất lượng.
- Đào tạo, tập huấn cho các cơ sở nuôi tằm con biết ứng dụng các kỹ thuật
tiên tiến trong nuôi tằm, để nuôi tằm con đảm bảo số lượng và chất lượng cung ứng
cho các hộ nuôi tằm lớn.
4.2. Đối với nuôi tằm lớn
- Hướng dẫn các hộ nuôi tằm lớn xây dựng nhà nuôi tằm riêng biệt với nhà ở
và phù hợp với diện tích dâu tằm của hộ gia đình; nhà nuôi tằm đảm bảo yêu cầu
kỹ thuật phù hợp cho tằm sinh trưởng, có đủ các phòng chức năng, dụng cụ, trang
thiết bị, vật tư nuôi tằm lớn.
- Hộ nuôi tằm cần đầu tư xây dựng bể chứa và ủ phân tằm, vừa tạo nguồn
phân bón hữu cơ vừa đảm bảo vệ sinh an toàn trong vùng nuôi tằm.
- Đào tạo, tập huấn hướng dẫn cho các hộ nuôi tằm lớn biết ứng dụng các kỹ
thuật tiên tiến trong nuôi tằm như: Hái lá, bảo quản lá, vệ sinh, san tằm, phòng
bệnh cho tằm và sử dụng né ô vuông.
5. Công tác chuyển giao kỹ thuật
- Phối hợp với Trung tâm nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương và doanh
nghiệp trong khâu đào tạo, tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật cấp
huyện để thực hiện công tác tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân trồng
dâu nuôi tằm.
- Xây dựng mô hình thử nghiệm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống
dâu, giống tằm mới để bổ sung vào sản xuất. Nghiên cứu, chọn tạo giống dâu
chuyên dụng cho nuôi tằm con và giống dâu nuôi tằm lớn bằng phương pháp cắt
cành, nhằm giảm chi phí công lao động và nâng cao năng suất, sản lượng kén tằm.
- Xây dựng các mô hình điểm về ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong
liên kết trồng dâu nuôi tằm tại các xã; Tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn cho các
hộ trồng dâu, nuôi tằm để chuyển giao kỹ thuật, nhất là các kỹ thuật mới trong
thâm canh cây dâu, kỹ thuật nuôi tằm, lên né để nâng cao năng suất, giá trị và hiệu
quả kinh tế trong trồng dâu nuôi tằm.

13


6. Đổi mới phương thức tổ chức liên kết sản xuất
- Thành lập các Hợp tác xã, Tổ hợp tác trồng dâu nuôi tằm, đây sẽ là nhân tố
trung gian làm cầu nối giữa các hộ nông dân trong liên kết sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm với Công ty cổ phần dâu tằm tơ miền Bắc trong liên kết sản xuất, thu mua,
chế biến và tiêu thụ sản phẩm tơ tằm trên địa bàn; xác định và thúc đẩy liên kết sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm kén tằm thông qua hợp đồng liên kết.
- Quy hoạch quỹ đất cho Công ty CP Dâu tằm tơ miền Bắc thuê đất để xây
dựng nhà máy ươm, se tơ, dệt lụa trên địa bàn huyện, khai thác thế mạnh nghề
trồng dâu nuôi tằm, đảm bảo thị trường tiêu thụ vững chắc, nâng cao hiệu quả sản
xuất cho người trồng dâu nuôi tằm và các tác nhân tham gia trong chuỗi liên kết.
- Thúc đẩy và gắn kết chặt chẽ liên kết 4 nhà hoặc 5 nhà (Nhà nước, nhà
doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông và nhà băng), mỗi nhà phải phát huy được
vai trò của mình, có sự thống nhất và gắn kết chặt chẽ với nhau để phát huy được
sức mạnh chung của cả chuỗi liên kết trong trồng dâu nuôi tằm.
7. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc phát triển trồng dâu nuôi tằm gắn
với bảo vệ môi trường
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, phòng trừ dịch bệnh là nhiệm vụ trọng
tâm. Nếu không có kiến thức, người trồng dâu nuôi tằm sẽ làm ô nhiễm môi trường
chăn nuôi và chính họ sẽ phải chịu tổn thất do dịch bệnh gây ra. Để bảo vệ môi
trường phòng trừ dịch bệnh, cần trang bị kiến thức về môi trường, những tác hại
của ô nhiễm và cách bảo vệ môi trường cho người trồng dâu nuôi tằm, đồng thời
hỗ trợ người trồng dâu nuôi tằm trong bảo vệ môi trường, cụ thể:
- Hàng tháng, quý triển khai phun thuốc tiêu độc khử trùng đồng loạt ở các
khu vực, thôn, xóm nuôi tằm để hạn chế lây lan bệnh tằm. Triển khai và hướng dẫn
nông dân thu gom, tiêu hủy cành, lá và phun thuốc tiêu độc trên ruộng dâu sau đốn,
để phòng trừ mầm bệnh trên ruộng dâu.
- Tuyên truyền, khuyến cáo và hướng dẫn các hộ trồng dâu không sử dụng

phân tằm tươi bón cho cây dâu, không sử dụng thuốc trừ cỏ trên ruộng dâu; các hộ
nuôi tằm thực hiện đồng bộ các biện pháp thu gom, xử lý tằm bị bệnh và phân tằm
đúng cách nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh tằm.
- Phối hợp với các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học Trung ương và với
doanh nghiệp để nghiên cứu quy trình tận thu, xử lý phân tằm chế biến ra sản phẩm
phân chuyên dụng bón cho cây dâu hoặc cây trồng khác, đồng thời giảm thiểu ô
nhiễm môi trường.
8. Công tác chỉ đạo, điều hành tổ chức sản xuất trồng dâu nuôi tằm, tiêu
thụ sản phẩm kén
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền từ
huyện đến các xã tham gia thực hiện đề án. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn
thể huyện có nhiệm vụ chỉ đạo các cơ sở hội tổ chức tuyên truyền, vận động nhân
dân tham gia trên cơ sở các nội dung của Đề án của huyện đã xây dựng.

14


- Đối với huyện …………cần thành lập Ban quản lý dâu tằm tơ cấp huyện
có nhiệm vụ tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện trong quản lý, thực hiện Đề
án. Thành phần gồm: Lãnh đạo huyện làm Trưởng Ban, Trưởng phòng Nông
nghiệp và PTNT làm Phó ban thường trực, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch
làm Phó Ban, Trưởng trạm Khuyến nông làm Phó ban thực hiện nhiệm vụ theo chế
độ kiêm nhiệm; cán bộ kỹ thuật chuyên môn được biệt phái từ Trạm Khuyến nông
để thực hiện nhiệm vụ chuyên trách.
IV. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRƠ
1. Tổng vốn và tiến độ đầu tư giai đoạn 2019 - 2025: 259.975 triệu đồng.

1.1. Giai đoạn 2019-2020: 119.925 triệu đồng. Cụ thể như sau:
- Trồng mới 745 ha dâu: 44.700 triệu đồng (60 triệu đồng/ha).
- Xây dựng mới 15 nhà nuôi tằm con: 3.375 triệu đồng (225 triệu đồng/nhà).

- Xây dựng mới 250 nhà nuôi tằm lớn: 36.250 triệu đồng (145 triệu đồng/nhà).
- Sửa chữa cải tạo 400 nhà nuôi tằm lớn: 20.000 triệu đồng (50 triệu đồng/nhà).
- Đầu tư mua mới 1.000 bộ né gỗ ô vuông: 10.000 triệu đồng (10 triệu đồng/bộ).
- Đầu tư xây dựng mới nhà máy ươm tơ tự động: 5.000 triệu đồng.
- Kinh phí chỉ đạo và chuyển giao khoa học kỹ thuật: 600 triệu đồng.
1.2. Giai đoạn 2021-2025: 140.050 triệu đồng. Cụ thể như sau:
- Trồng mới 950 ha dâu: 57.000 triệu đồng (60 triệu đồng/ha).
- Xây dựng mới 22 nhà nuôi tằm con: 4.950 triệu đồng (225 triệu đồng/nhà).
- Xây dựng mới 500 nhà nuôi tằm lớn: 72.500 triệu đồng (145 triệu đồng/nhà).
- Mở rộng công suất, thiết bị nhà máy ươm tơ tự động: 5.000 triệu đồng.
- Kinh phí chỉ đạo và chuyển giao khoa học kỹ thuật: 600 triệu đồng.
Cụ thể các hạng mục đầu tư trong các giai đoạn như sau:

TT

I
1
2
3
II
1
2
3
III
1

Nội dung đầu tư/huyện

Giai đoạn
2019-2020


Giai đoạn
2021-2025

Khối Vốn đầu Khối
lượng

lượng

Tổng cộng giai
đoạn 2019-2025

Vốn
đầu tư

Khối
lượng

Vốn
đầu tư

Trồng mới diện tích dâu bằng
các giống TBKT

745

44.700

950


57.000

1.695

101.700

Xây dựng mới nhà nuôi tằm con

15

3.375

22

4.950

37

8.325

Xây dựng mới nhà nuôi tằm lớn

250

36.250

500

72.500


750

108.750

15


2
3
IV

Cải tạo sửa chữa nhà nuôi tằm
lớn

400

20.000

-

-

400

20.000

1.000

10.000


-

-

1.000

10.0
00

1
IV
1
2
3
V
1
2
3
VI

Mua mới bộ né gỗ ô vuông

Tư vấn, Đào tạo, quản ly

Xây dựng nhà máy ươm tơ
Tổng số

600

600


1.200

5.000

5.000

10.000

1.3. Tiến độ tổng vốn đầu tư giai đoạn 2019 - 2025 :
- Năm 2019: 66.525 triệu đồng.
- Năm 2020: 53.400 triệu đồng.
- Giai đoạn 2021 – 2025: 140.050 triệu đồng.
(Chi tiết tổng vốn và tiến độ đầu tư thực hiện đề án tại biểu 4 kèm theo)
2. Chính sách hỗ trợ và tiến độ đầu tư từ ngân sách nhà nước giai đoạn
2019 - 2025
2.1. Chính sách hỗ trợ thực hiện đề án phát triển trồng dâu, nuôi tằm tỉnh
.........., giai đoạn 2019 - 2025:
a) Phạm vi, đối tượng, thời gian áp dụng:
- Phạm vi áp dụng: ………….
- Đối tượng hỗ trợ: ………………….
- Thời gian áp dụng: Từ năm 2019 đến hết năm 2025.
b) Điều kiện được hưởng hỗ trợ:
- Hộ gia đình, cá nhân tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết với doanh
nghiệp phát triển trồng dâu, nuôi tằm theo chuỗi giá trị ổn định, bền vững.
- Có cam kết đảm bảo các quy định về sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, tự
nguyện tham gia và tuân thủ các quy định của Đề án phát triển trồng dâu, nuôi tằm
tỉnh …………; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, quy trình chăm sóc, nuôi
dưỡng để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
c) Nội dung và mức hỗ trợ:

- Hỗ trợ một lần kinh phí cho hộ gia đình trồng dâu có diện tích trồng mới từ
1.000 m2 trở lên. Mức hỗ trợ: 10 triệu đồng/ha.
16


- Hỗ trợ một lần kinh phí cho hộ gia đình xây mới nhà nuôi tằm con tập
trung có diện tích xây dựng từ 150 m 2 trở lên. Nhà nuôi tằm con được thiết kế theo
mẫu quy định của cơ quan có thẩm quyền. Mức hỗ trợ: 50 triệu đồng/nhà.
- Hỗ trợ một lần kinh phí cho hộ gia đình xây mới, sửa chữa nâng cấp, cải
tạo nhà nuôi tằm lớn có diện tích xây dựng từ 120 m 2 trở lên. Nhà nuôi tằm lớn
được thiết kế theo mẫu quy định của cơ quan có thẩm quyền. Mức hỗ trợ: 20 triệu
đồng/nhà xây mới và 10 triệu đồng/nhà sửa chữa nâng cấp, cải tạo.
- Hỗ trợ một lần kinh phí cho hộ gia đình nuôi tằm mua mới bộ né ô vuông,
gồm có 50 vỉ né, kích thước vỉ né từ 1,0 m 2 trở lên, có một bàn gỡ kén và giá treo
đủ 50 vỉ né. Mức hỗ trợ: 5 triệu đồng/bộ.
d) Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ bằng tiền mặt sau đầu tư, được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền nghiệm thu.
đ) Nguồn vốn thực hiện: Nguồn ngân sách địa phương, nguồn vốn Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.”
2.2. Nội dung hỗ trợ cụ thể giai đoạn 2019 - 2025:
Tổng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2019 - 2025 là: 42.800
triệu đồng. Cụ thể như sau:
- Giai đoạn 2019 - 2020 là: 22.200 triệu đồng.
- Giai đoạn 2021 - 2025 là: 20.600 triệu đồng.
2.2.1. Hỗ trợ cụ thể cho các nội dung của đề án giai đoạn 2019-2020
a) Hỗ trợ một lần kinh phí cho hộ gia đình trồng dâu có diện tích trồng mới
- Hộ gia đình có diện tích trồng mới từ 1.000 m 2 trở lên. Diện tích trồng mới
được trồng bằng các giống tiến bộ kỹ thuật (giống GQ2, Quế ưu và các giống tiến
bộ kỹ thuật khác theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT). Mật độ trồng 2830 nghìn cây/ha. Ty lệ sống sau trồng 2 tháng đạt trên 90%.
- Địa bàn hỗ trợ: Huyện ....... ha; huyện ....... 100 ha; huyện ........... 245 ha.

- Diện tích hỗ trợ: .........ha.
- Mức hỗ trợ: ....... triệu đồng/ha.
- Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ bằng tiền mặt sau đầu tư, được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền nghiệm thu.
- Kinh phí hỗ trợ: .............. triệu đồng.
b) Hỗ trợ một lần kinh phí cho hộ gia đình xây mới nhà nuôi tằm con tập trung
- Nhà nuôi tằm con, có quy mô diện tích xây dựng từ 150m 2 trở lên được
xây dựng theo mẫu thiết kế (chi tiết tại phụ lục kèm theo). Nhà nuôi tằm con có đủ
các phòng chức năng theo công đoạn sản xuất (phòng bảo quản lá dâu tối thiểu 15
m2, phòng băng tằm và tằm tuổi 1 tối thiểu 15 m2, phòng nuôi tằm tuổi 2 tối thiểu
30 m2, phòng nuôi tằm tuổi 3 tối thiểu 60 m 2) và có đầy đủ dụng cụ nuôi tằm con
(đũi, nong khay nuôi tằm, lò tăng nhiệt, chảo tăng ẩm, nhiệt kế, ẩm kế…).
17


- Số lượng hỗ trợ: ............. nhà.
- Địa bàn hỗ trợ: Huyện .............. nhà; ................................
- Mức hỗ trợ:……….. triệu đồng/nhà.
- Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ bằng tiền mặt sau đầu tư, được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền nghiệm thu.
- Kinh phí hỗ trợ: .............. triệu đồng.
c) Hỗ trợ một lần kinh phí cho hộ gia đình xây mới nhà nuôi tằm lớn
- Diện tích xây dựng mới nhà nuôi tằm lớn có quy mô từ 120 m 2 trở lên theo
thiết kế mẫu (chi tiết tại phụ lục kèm theo). Nhà nuôi tằm có đủ phòng chức năng,
có khả năng điều chỉnh được nhiệt độ, ẩm độ cho tằm sinh trưởng theo các mùa
(nuôi được 4 - 5 vòng tằm/lứa).
- Số lượng hỗ trợ: ............ nhà.
- Địa bàn hỗ trợ: Huyện ......... .......... nhà; huyện .......... nhà;
huyện ..................
- Mức hỗ trợ: ……….. triệu đồng/nhà xây mới.

- Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ bằng tiền mặt sau đầu tư, được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền nghiệm thu.
- Kinh phí hỗ trợ: .................. triệu đồng.
d) Hỗ trợ một lần kinh phí cho hộ gia đình sửa chữa nâng cấp, cải tạo nhà
nuôi tằm lớn
- Nhà nuôi tằm lớn sau khi sửa chữa, cải tạo có quy mô từ 120 m 2 trở lên
theo thiết kế mẫu (chi tiết tại phụ lục kèm theo). Nhà nuôi tằm có đủ phòng chức
năng, có khả năng điều chỉnh được nhiệt độ, ẩm độ cho tằm sinh trưởng theo các
mùa (nuôi được 4-5 vòng tằm/lứa).
- Số lượng hỗ trợ: 400 nhà.
- Địa bàn hỗ trợ: .......................
- Mức hỗ trợ: ………. triệu đồng/nhà sửa chữa nâng cấp, cải tạo.
- Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ bằng tiền mặt sau đầu tư, được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền nghiệm thu.
- Kinh phí hỗ trợ: 4.08 triệu đồng.
e) Hỗ trợ một lần kinh phí cho hộ gia đình nuôi tằm mua mới bộ né ô vuông
- Hỗ trợ các hộ gia đình nuôi tằm lớn trong vùng quy hoạch của đề án mua mới
bộ né gỗ ô vuông. Bộ né gồm 50 né gỗ, máy tách kén, giá đỡ và các dụng cụ khác.
- Số lượng hỗ trợ: 1.000 bộ.
- Địa bàn hỗ trợ: ............ 750 bộ; .......... 150 bộ; Huyện Văn Chấn 100 bộ.
- Mức hỗ trợ: 5 triệu đồng/bộ.
18


- Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ bằng tiền mặt sau đầu tư, được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền nghiệm thu.
- Kinh phí hỗ trợ: 5.000 triệu đồng.
g) Kinh phí đào tạo tập huấn chuyển giao kỹ thuật: Hàng năm ngân sách
huyện và doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển giao tiến bộ kỹ thuật theo kế
hoạch đăng ký của các đơn vị quản lý, tổ chức đào tạo chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.

h) Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất chế biến tiêu thụ dâu tằm: Căn
cứ nội dung Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ
chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến
khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Kiến nghị đề xuất của doanh nghiệp; Khả năng cân đối các nguồn vốn Ủy ban
nhân dân tỉnh sẽ nghiên cứu và có chính sách cụ thể.
2.2.2. Hỗ trợ cụ thể cho các nội dung của đề án giai đoạn 2021-2025
a) Hỗ trợ một lần kinh phí cho hộ gia đình trồng dâu có diện tích trồng mới
- Hộ gia đình có diện tích trồng mới từ 1.000 m 2 trở lên. Diện tích trồng mới
được trồng bằng các giống tiến bộ kỹ thuật (giống GQ2, Quế ưu và các giống tiến
bộ kỹ thuật khác theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT). Mật độ trồng 2830 nghìn cây/ha. Ty lệ sống sau trồng 2 tháng đạt trên 90%.
- Địa bàn hỗ trợ: ............... 455 ha; ............ 145 ha; huyện .............. 350 ha.
- Diện tích hỗ trợ: 950 ha.
- Mức hỗ trợ: 10 triệu đồng/ha.
- Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ bằng tiền mặt sau đầu tư, được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền nghiệm thu.
- Kinh phí hỗ trợ: 9.500 triệu đồng.
b) Hỗ trợ một lần kinh phí cho hộ gia đình xây mới nhà nuôi tằm con tập trung
- Nhà nuôi tằm con, có quy mô diện tích xây dựng từ 150m 2 trở lên được
xây dựng theo mẫu thiết kế (chi tiết tại phụ lục kèm theo). Nhà nuôi tằm con có đủ
các phòng chức năng theo công đoạn sản xuất (phòng bảo quản lá dâu tối thiểu 15
m2, phòng băng tằm và tằm tuổi 1 tối thiểu 15 m2, phòng nuôi tằm tuổi 2 tối thiểu
30 m2, phòng nuôi tằm tuổi 3 tối thiểu 60 m 2) và có đầy đủ dụng cụ nuôi tằm con
(đũi, nong khay nuôi tằm, lò tăng nhiệt, chảo tăng ẩm, nhiệt kế, ẩm kế…).
- Số lượng hỗ trợ: 22 nhà.
- Địa bàn hỗ trợ: .....................
- Mức hỗ trợ: 60 triệu đồng/nhà.
- Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ bằng tiền mặt sau đầu tư, được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền nghiệm thu.

- Kinh phí hỗ trợ: 5100 triệu đồng.
19


c) Hỗ trợ một lần kinh phí cho hộ gia đình xây mới nhà nuôi tằm lớn
- Diện tích xây dựng mới nhà nuôi tằm lớn có quy mô từ 120 m 2 trở lên theo
thiết kế mẫu (chi tiết tại phụ lục kèm theo). Nhà nuôi tằm có đủ phòng chức năng,
có khả năng điều chỉnh được nhiệt độ, ẩm độ cho tằm sinh trưởng theo các mùa
(nuôi được 4 - 5 vòng tằm/lứa).
- Số lượng hỗ trợ: 500 nhà.
- Địa bàn hỗ trợ: ......................
- Mức hỗ trợ: ………………
- Phương thức hỗ trợ: ………………..
- Kinh phí hỗ trợ: ............... triệu đồng.
d) Kinh phí đào tạo tập huấn chuyển giao kỹ thuật: Hàng năm ngân sách
huyện và doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển giao tiến bộ kỹ thuật theo kế
hoạch đăng ký của các đơn vị quản lý, tổ chức đào tạo chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.
e) Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất chế biến tiêu thụ dâu tằm: Căn
cứ nội dung Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ
chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến
khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Kiến nghị đề xuất của doanh nghiệp; Khả năng cân đối các nguồn vốn Ủy ban
nhân dân tỉnh sẽ nghiên cứu và có chính sách cụ thể.
2.3. Nguồn vốn thực hiện:
2.3.1. Tổng kinh phí đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện
đề án giai đoạn 2019 - 2025 là: 47.800 triệu đồng. Trong đó sử dụng các nguồn
vốn từ nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách tỉnh cho chương trình tái cơ cấu ngành
nông nghiệp và nguồn vốn trung ương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới và các nguồn vốn khác.

- Tiến độ đầu tư từ ngân sách nhà nước:
+ Năm 2019:

Tổng số ......... triệu đồng.

+ Năm 2020:

Tổng số ............ triệu đồng.

+ Giai đoạn 2021-2025: Tổng số: ............. triệu đồng.
Chi tiết hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho các huyện thực hiện đề án như sau:
TT

Đơn vị
thực hiện
Tổng

Tổng GĐ
2019 - 2025

Năm 2019

20

Năm 2020

Giai đoạn
2021-2025



2.3.2. Các nguồn vốn hỗ trợ khác
Căn cứ nội dung Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính
phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp,
nông thôn; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính
sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp; Kiến nghị đề xuất của doanh nghiệp; Khả năng cân đối các nguồn
vốn UBND tỉnh sẽ nghiên cứu và có chính sách cụ thể.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
……………………………………….
2. Sở Khoa học và Công nghệ: ..................
3. Sở Công Thương: .................
4. Sở Tài nguyên và Môi trường: .........
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư: ............
6. Sở Tài chính: ......................
7. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình
tỉnh, ....................
8. Ủy ban nhân dân các huyện
.................................
Phần thứ tư
HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN
I. HIỆU QUẢ KINH TẾ

- Giai đoạn từ năm 2019 - 2020: Khai thác những diện tích đất ven sông
suối, ruộng trồng lúa kém hiệu quả để trồng mới ............. ha dâu bằng các giống
tiến bộ kỹ thuật, đầu tư xây dựng mới .........nhà nuôi tằm con, ............. nhà nuôi
tằm lớn, cải tạo, sửa chữa ........... nhà nuôi tằm lớn, cải tiến kỹ thuật nuôi, lên né và
thu hoạch kén tằm để đến năm 2020 hình thành vùng trồng dâu có quy mô diện
tích trên ....... ha. Năng suất kén bình quân đạt ........... tấn/ha/năm, sản lượng năm

2020 đạt trên ..........tấn, giá trị sản phẩm đạt trên......... ty đồng. Tạo việc làm và thu
nhập ổn định cho trên ............ lao động với mức thu nhập trên ....... triệu đồng/năm.
- Giai đoạn từ năm 2021 - 2025: Tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích trồng dâu
và áp dụng các kỹ thuật nuôi tằm tiến đến năm 2025 hình thành vùng trồng dâu có
quy mô trên ........... ha, năng suất nuôi tằm đạt trên ........... tấn kén/ha/năm, sản
lượng kén tằm đạt trên 5.077 tấn, giá trị sản phẩm đạt trên 566 ty đồng. Tạo việc
làm và thu nhập ổn định cho trên 5.000 lao động với thu nhập trên 60 triệu
đồng/năm.
21


II. HIỆU QUẢ XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG

Khi đề án được thực hiện, sẽ tạo việc làm mới có thu nhập ổn định cho trên
6565hộ gia đình (4646 lao động). Các mô hình sản xuất hiệu quả sẽ là nơi để các
hộ nông dân đến thăm quan học tập, áp dụng và làm theo, mở rộng vùng trồng dâu
nuôi tằm, đưa ngành dâu tằm tơ có giá trị kinh tế cao trở thành một trong những
ngành sản xuất chủ lực trong lĩnh vực nông nghiệp.
Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững, hạn chế sử dụng chất hóa học và
sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên có chất lượng cao, đảm bảo lợi ích
cho người sản xuất và người tiêu dùng.
Phần thứ năm
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
......................................................................................................
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

22


BIỂU KÈM THEO ĐỀ ÁN

Biểu 1: Hiện trạng sản xuất trồng dâu, nuôi tằm năm 2018
TT

Đơn vị sản xuất

Diện tích hiện có
năm 2018 (ha)

23

Hộ trồng dâu
(hộ)

Sản lượng kén
tằm (tấn)
năm 2018


Biểu 2

DỰ KIẾN QUY HOẠCH DIỆN TÍCH TRỒNG MỚI
GIAI ĐOẠN 2019 – 2025

Đơn vị sản
xuất

TT

Diện
tích

hiện có
2018
(ha)

Trồng mới giai đoạn
2019-2020
Tổng
Năm
Năm
diện
2019
2020
tích
(ha)
(ha)
(ha)

Tổng cộng

Biểu 3
24

Diện
tích đến
năm
2020
(ha)

Giai đoạn
2021-2025

Trồng
mới

Diện
tích năm
2025


DỰ KIẾN QUỸ ĐẤT CHUYỂN ĐỔI SANG TRỒNG DÂU
Giai đoạn 2019 - 2020
Chuyển đổi từ
TT

Huyện/xã

Diện tích
trồng mới

Đất soi bãi
ven sông,
suối

Tổng cộng

25

Đất rồng
lúa

Đất đối

thấp


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×