Tải bản đầy đủ (.pdf) (224 trang)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 224 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THU

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG
CAO ĐẲNG NGHỀ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2020


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THU

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG CAO
ĐẲNG NGHỀ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9 14 01 14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS. TS. NGUYỄN KHẮC HÙNG

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các dữ liệu
trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, và kết quả của nghiên cứu
chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu có, tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thu


MỤC LỤC

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN
LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN
CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ .......................................................... 10
1.1. Hƣớng nghiên cứu về kỹ năng sống ..................................................... 10
1.2. Hƣớng nghiên cứu về hoạt động giáo dục kỹ năng sống ..................... 13
1.3. Hƣớng nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống ........ 20
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG CAO
ĐẲNG NGHỀ ................................................................................................ 28
2.1. Kỹ năng sống của sinh viên các trƣờng cao đẳng nghề ....................... 28
2.2. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên các trƣờng cao
đẳng nghề..................................................................................................... 40
2.3. Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên các trƣờng

cao đẳng nghề .............................................................................................. 46
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG
NGHỀ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................... 60
3.1. Khái quát về các trƣờng cao đẳng nghề tại thành phố Hồ Chí Minh ... 60
3.2. Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động
giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên các trƣờng cao đẳng nghề tại thành
phố Hồ Chí Minh ......................................................................................... 62
3.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên
các trƣờng cao đẳng nghề tại thành phố Hồ Chí Minh ............................... 88
3.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý hoạt động giáo dục kỹ
năng sống cho sinh viên các trƣờng cao đẳng nghề tại thành phố Hồ Chí
Minh............................................................................................................. 98


CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ
NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG
NGHỀ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................. 109
4.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ
năng sống cho sinh viên các trƣờng cao đẳng nghề tại thành phố Hồ Chí
Minh........................................................................................................... 109
4.2. Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên
các trƣờng cao đẳng nghề tại thành phố Hồ Chí Minh và điều kiện để
thực hiện giải pháp .................................................................................... 111
4.3. Khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của các giải pháp quản lý
hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên các trƣờng cao đẳng
nghề tại thành phố Hồ Chí Minh ............................................................... 124
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 140
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ........ 145
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 146



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

STT

CHỮ VIẾT ĐÀY ĐỦ

1

CBQL & GV,NV

Cán bộ quản lý và Giảng viên, nhân viên

2

CĐN

Cao đẳng nghề

3

DN

Doanh nghiệp

4

ĐTB


Điểm trung bình

5

KNS

Kỹ năng sống

6

GDKNS

Giáo dục kỹ năng sống

7

SV

Sinh viên


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 3.1. Kết quả tuyển sinh và kết quả tốt nghiệp của hệ cao đẳng toàn
thành phố năm 2015, 2016 và 2017 ......................................................... 62
Bảng 3.2. Độ tin cậy thang đo thực trạng hoạt động GDKNS cho SV các
trƣờng CĐN tại thành phố Hồ Chí Minh .................................................... 65
Bảng 3.3. Độ tin cậy thang đo thực trạng quản lý hoạt động GDKNS cho
SV các trƣờng CĐN tại thành phố Hồ Chí Minh ........................................ 66

Bảng 3.4. Quy ƣớc xử lý thông tin thực trạng KNS, thực trạng hoạt động
GDKNS và thực trạng quản lý hoạt động GDKNS cho SV các trƣờng
CĐN tại thành phố Hồ Chí Minh ............................................................... 67
Bảng 3.5. Đánh giá về thực trạng KNS của SV các trƣờng CĐN tại
thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................... 69
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát về tầm quan trọng của hoạt động GDKNS cho
SV các trƣờng CĐN tại thành phố Hồ Chí Minh .................................... 73
Bảng 3.7. Thực trạng mức độ thƣờng xuyên tổ chức giáo dục các KNS
cho SV các trƣờng CĐN tại thành phố Hồ Chí Minh ............................. 74
Bảng 3.8. Thực trạng thực hiện mục tiêu trong hoạt động GDKNS cho SV
các trƣờng CĐN tại thành phố Hồ Chí Minh .......................................... 76
Bảng 3.9. Thực trạng việc thực hiện nội dung chƣơng trình GDKNS cho
SV các trƣờng CĐN tại thành phố Hồ Chí Minh ................................... 77
Bảng 3.10. Thực trạng việc thực hiện các hình thức GDKNS cho SV các
trƣờng CĐN tại thành phố Hồ Chí Minh ................................................. 79
Bảng 3.11. Thực trạng mức độ sử dụng các phƣơng pháp để GDKNS cho
SV các trƣờng CĐN tại thành phố Hồ Chí Minh .................................... 81
Bảng 3.12. Thực trạng học KNS của SV các trƣờng CĐN tại thành phố
Hồ Chí Minh ............................................................................................ 84


Bảng 3.13. Thực trạng phối hợp giữa các lực lƣợng giáo dục trong
GDKNS cho SV các trƣờng CĐN tại thành phố Hồ Chí Minh............... 85
Bảng 3.14. Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động GDKNS cho SV các
trƣờng CĐN tại thành phố Hồ Chí Minh ................................................. 87
Bảng 3.15: Nhận thức về tầm quan trọng của quản lý hoạt động GDKNS
cho SV các trƣờng CĐN tại thành phố Hồ Chí Minh ............................. 88
Bảng 3.16: Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu GDKNS cho SV các
trƣờng CĐN tại thành phố Hồ Chí Minh ................................................. 90
Bảng 3.17: Thực trạng quản lý nội dung chƣơng trình GDKNS cho SV

các trƣờng CĐN tại thành phố Hồ Chí Minh .......................................... 91
Bảng 3.18: Thực trạng quản lý các hoạt động của giảng viên giảng dạy
KNS cho SV các trƣờng CĐN tại thành phố Hồ Chí Minh .................... 93
Bảng 3.19: Thực trạng quản lý hoạt động học tập KNS của SV các trƣờng
CĐN tại thành phố Hồ Chí Minh............................................................. 94
Bảng 3.20: Thực trạng quản lý sự phối hợp giữa các lực lƣợng giáo dục
trong việc GDKNS cho SV các trƣờng CĐN tại thành phố Hồ Chí
Minh ......................................................................................................... 95
Bảng 3.21: Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả
GDKNS cho SV các trƣờng CĐN tại thành phố Hồ Chí Minh............... 96
Bảng 3.22. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động
GDKNS cho SV các trƣờng CĐN tại thành phố Hồ Chí Minh............... 98
Bảng 4.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các giải pháp quản lý
hoạt động GDKNS cho SV các trƣờng CĐN tại thành phố Hồ Chí
Minh ....................................................................................................... 125
Bảng 4.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các giải pháp quản lý
hoạt động GDKNS cho SV các trƣờng CĐN tại thành phố Hồ Chí
Minh ....................................................................................................... 126


Bảng 4.3. Kết quả học lý thuyết kỹ năng thiết yếu trƣớc thử nghiệm của
hai lớp đối chứng và thử nghiệm ........................................................... 133
Bảng 4.4. Kết quả đánh giá của giảng viên về nhận thức của sinh viên
trƣớc và sau thử nghiệm ........................................................................ 133
Bảng 4.5. Kết quả đánh giá của giảng viên về kỹ năng sinh viên đạt đƣợc
trƣớc và sau thử nghiệm ........................................................................ 134
Bảng 4.6. Kết quả đánh giá của giảng viên về thái độ của sinh viên trƣớc
và sau thử nghiệm .................................................................................. 134
Bảng 4.7. Kết quả đánh giá của giảng viên về ý kiến đóng góp đối với
giảng viên giảng đứng lớp trƣớc và sau thử nghiệm ............................. 135

Bảng 4.8. Kết quả thăm dò ý kiến của sinh viên về nhận thức của sinh
viên trƣớc và sau thử nghiệm ................................................................ 135
Bảng 4.9. Kết quả thăm dò ý kiến của sinh viên về kỹ năng sinh viên đạt
đƣợc trƣớc và sau thử nghiệm ............................................................... 136
Bảng 4.10. Kết quả thăm dò ý kiến của sinh viên về thái độ của sinh viên
trƣớc và sau thử nghiệm ........................................................................ 136
Bảng 4.11. Kết quả thăm dò ý kiến của sinh viên về ý kiến đóng góp đối
với giảng viên đứng lớp trƣớc và sau thử nghiệm ................................. 136


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trƣớc đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội
nhập quốc tế cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu của ngƣời học, trong những năm gần đây,
Việt Nam đã thực hiện đổi mới giáo dục đại học, cao đẳng, các hệ chuyên nghiệp,
dạy nghề với chiến lƣợc chuyển hƣớng mục tiêu từ việc chủ yếu là trang bị kiến
thức cho ngƣời học sang trang bị những năng lực cần thiết cho họ. Điều này đƣợc
nêu rõ trong Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung Ƣơng Đảng về đổi mới căn
bản toàn diện giáo dục [3, tr.2].
Nhƣ vậy, việc giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống trở
thành một nhiệm vụ quan trọng của nhà trƣờng các cấp, đặc biệt là ở các trƣờng cao
đẳng nghề để giúp sinh viên vƣợt qua những khó khăn trong học tập cũng nhƣ trong
cuộc sống để học tập, rèn luyện tốt hơn, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, với kinh
tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có cuộc sống sôi động với sự phát triển mạnh
mẽ của kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế. Thực trạng ấy đòi hỏi mỗi ngƣời,
trong đó có sinh viên, cần phải có những kỹ năng sống cần thiết để làm việc, học tập và
sinh hoạt hàng ngày. Mặt khác, sinh viên các trƣờng cao đẳng nghề cần phải có
những kỹ năng sống nhất định vì họ sẽ tham gia vào thị trƣờng lao động với sự sôi
động và biến động cao của thành phố. Họ cần có kỹ năng sống để thích ứng và phát

triển.
Tại các trƣờng cao đẳng nghề ở thành phố Hồ Chí Minh, trong những năm qua,
hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên có những chuyển biến đáng kể. Tuy
nhiên, nhìn chung, việc thể chế hóa giáo dục kỹ năng sống trong giáo dục chuyên
nghiệp, dạy nghề ở Việt Nam chƣa thật cụ thể, đặc biệt về hƣớng dẫn tổ chức hoạt
động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên các trƣờng cao đẳng nghề còn hạn chế và
còn nhiều bất cập [47, tr. 2].
Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên cao đẳng nghề
chƣa thực sự đƣợc coi trọng cả về nhận thức và hành động của các chủ thể quản lý.
Các trƣờng mới quan tâm đến hình thành các kỹ năng nghề, mà nội dung kỹ năng

1


sống và giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên chƣa đƣợc quan tâm để tạo điều kiện cho
sinh viên phát triển. Chính vì thế, không ít sinh viên có kết quả học tập tốt nhƣng sau khi
rời ghế nhà trƣờng thì bỡ ngỡ không thành công, không tìm đƣợc việc làm phù hợp hoặc
không đáp ứng đƣợc yêu cầu tuyển dụng. Con số 75,000 sinh viên cao đẳng thất
nghiệp vì thiếu kỹ năng xã hội và nghề nghiệp theo thống kê của Bộ lao động –
Thƣơng binh và xã hội trong quý III/2018 là thực trạng đáng báo động [2]. Thực tế
nhiều lao động trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh không có nhiều cơ hội phát triển bản
thân, còn bị nhiều thiệt thòi trong hoàn cảnh đất nƣớc đang hội nhập vì thiếu các kỹ
năng cần thiết nhƣ: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc
nhóm; v.v. [52].
Thiết nghĩ tất cả những điều trên là do thiếu cơ cấu quản lý hoạt động giáo dục
kỹ năng sống một cách hiệu quả. Là các nhà giáo dục, chúng ta cần phải thừa nhận, đối
mặt và giải quyết khủng hoảng về kỹ năng sống. Chúng ta phải nhận thức đúng và
đầy đủ đƣợc tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống để từ đó có chƣơng trình nội
dung phù hợp, phƣơng pháp quản lý và giảng dạy đáp ứng nội dung chƣơng trình, phân
công trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong việc phối hợp giáo dục kỹ năng sống cho

sinh viên. Có nhƣ vậy, nhiệm vụ đào tạo sinh viên phát triển toàn diện, vừa hồng vừa
chuyên đáp ứng đƣợc yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới thực
hiện đƣợc.
Từ những phân tích trên, nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục
kỹ năng sống cho sinh viên các trường cao đẳng nghề tại thành phố Hồ Chí
Minh” là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ
năng sống cho sinh viên các các trƣờng cao đẳng nghề tại thành phố Hồ Chí Minh,
đề tài đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên
các trƣờng cao đẳng nghề nhằm góp phần nâng cao kết quả đào tạo toàn diện cho
sinh viên trong tình hình hiện nay.

2


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm thực hiện đƣợc mục đích đã đề ra ở trên, luận án đề xuất những
nhiệm vụ nghiên cứu nhƣ sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc và trên thế giới về hoạt động
giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên;
- Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho
sinh viên các trƣờng cao đẳng nghề;
- Khảo sát, phân tích, và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ
năng sống cho sinh viên các các trƣờng cao đẳng nghề tại thành phố Hồ Chí Minh;
- Đề xuất giải pháp và tổ chức thử nghiệm giải pháp quản lý hoạt động giáo
dục kỹ năng sống cho sinh viên các trƣờng cao đẳng nghề tại thành phố Hồ Chí
Minh để khẳng định tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên các
trƣờng cao đẳng nghề tại thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Giới hạn về phạm vi nội dung nghiên cứu
Căn cứ vào các cách phân loại kỹ năng sống khác nhau của các tổ chức
nhƣ WHO, UNICEF, The Conference Board of Canada và đặc biệt dựa trên cách
phân loại về kỹ năng sống cần thiết cho môi trƣờng làm việc quốc tế của nhà
nghiên cứu Maria Cinque (2016), trong khuôn khổ luận án, chúng tôi nghiên cứu
ba nhóm kỹ năng sống bao gồm 09 kỹ năng thành phần. Cụ thể là: (1) Nhóm kỹ
năng cá nhân, gồm: (i) Kỹ năng đối phó với sự căng thẳng, (ii) Kỹ năng rèn luyện đạo
đức nghề nghiệp, (iii) Kỹ năng tự chịu trách nhiệm; (2) Nhóm kỹ năng xã hội, gồm: (iv)
Kỹ năng giao tiếp, (v) Kỹ năng làm việc nhóm, (vi) Kỹ năng thích ứng văn hóa; và (3)
Nhóm kỹ năng phƣơng pháp luận, gồm: (vii) Kỹ năng không ngừng hoàn thiện,
(viii) Kỹ năng tư duy sáng tạo, và (ix) Kỹ năng giải quyết vấn đề.
Luận án tập trung nghiên cứu các nội dung quản lý hoạt động giáo dục kỹ
năng sống cho sinh viên các trƣờng cao đẳng nghề tại thành phố Hồ Chí Minh theo

3


tiếp cận các thành tố của quá trình giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên các trƣờng
cao đẳng nghề tại thành phố Hồ Chí Minh.
3.2.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại 06 trƣờng cao đẳng nghề tại các quận của thành
phố Hồ Chí Minh.
3.2.3. Giới hạn về khách thể điều tra, khảo sát
Tổng số khách thể đƣợc điều tra nghiên cứu là 533 khách thể. Trong đó,
nhóm khách thể thứ nhất là 206, bao gồm: Ban Giám hiệu, lãnh đạo các Phòng chức
năng, lãnh đạo các Khoa chuyên môn (gọi chung là cán bộ quản lý); giảng viên và

nhân viên Đoàn, Hội các trƣờng cao đẳng nghề tại thành phố Hồ Chí Minh; nhóm
khách thể thứ hai là 119, gồm: Ban Giám đốc, lãnh đạo các Phòng Ban của doanh
nghiệp, cựu sinh viên (gọi chung là doanh nghiệp); phụ huynh và các tổ chức xã hội địa
phƣơng; và nhóm khách thể thứ ba là 208 sinh viên các trƣờng cao đẳng nghề tại
thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
4.1.1. Tiếp cận quan điểm lịch sử
Phƣơng pháp tiếp cận này đƣợc sử dụng để xem xét quản lý hoạt động giáo
dục kỹ năng sống trong một quá trình phát triển lâu dài, chú ý tới mối quan hệ của
hiện tƣợng và bối cảnh giữa quá khứ và hiện tại, từ đó nhằm phát hiện ra những sự
thay đổi từ quá khứ tới hiện tại của quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho
sinh viên các trƣờng cao đẳng nghề tại thành phố Hồ Chí Minh.
4.1.2. Tiếp cận quan điểm nghiên cứu tình huống
Cơ sở lý luận phải đƣợc minh chứng và hoàn chỉnh thông qua các sự kiện
và hoạt động thực tiễn. Do đó, việc khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục
kỹ năng sống cho sinh viên các trƣờng cao đẳng nghề tại thành phố Hồ Chí Minh
thông qua nghiên cứu trƣờng hợp là cần thiết. Nghiên cứu trƣờng hợp sẽ giúp phát
hiện những mặt mạnh, mặt yếu của công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
sống cho sinh viên các trƣờng cao đẳng nghề và nguyên nhân của nó để từ đó đề ra

4


các giải pháp nhằm nhân rộng hoặc cải thiện thực trạng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục trong giai đoạn hiện nay.
4.1.3. Tiếp cận hoạt động
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để nghiên cứu việc sử dụng những hoạt
động trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên các trƣờng cao đẳng
nghề ở bình diện một giờ lên lớp hoặc cho cả lớp trong đó cả ngƣời học và ngƣời

dạy đều là chủ thể. Cách tiếp cận này sẽ giúp tìm ra đƣợc những hoạt động phù hợp
để giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên các trƣờng cao đẳng nghề tại thành phố Hồ
Chí Minh.
4.1.4. Tiếp cận nhân cách
Việc hiểu rõ nhân cách của sinh viên cao đẳng nghề góp phần quan trọng
vào việc chọn lựa những kỹ năng sống cần thiết cho họ để từ đó có định hƣớng giáo
dục cho họ nhằm đào tạo những con ngƣời có giá trị nhân cách, phát triển con ngƣời
toàn diện, từ đó phát triển xã hội vì sinh viên cao đẳng nghề là lực lƣợng nòng cốt
trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
4.1.5. Tiếp cận chức năng quản lý
Bốn chức năng quản lý cơ bản là lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra và
đánh giá sẽ đƣợc tiếp cận để thực hiện nghiên cứu theo một quy trình nhất định
nhằm chỉ ra đƣợc những thuận lợi khó khăn trong quá trình quản lý, trên cơ sở đó
đề xuất đƣợc các giải pháp quản lý phù hợp. Đặc biệt, việc tiếp cận chức năng chỉ
đạo sẽ tập trung vào các nội dung chỉ đạo để vận hành các thành tố của quá trình
giáo dục kỹ năng sống. Đây đƣợc coi là chức năng rất quan trọng trong quản lý hoạt
động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên các trƣờng cao đẳng nghề.
4.1.6. Tiếp cận quá trình
Phƣơng pháp tiếp cận quá trình đƣợc sử dụng để phân tích các thành tố của
quá trình giáo dục nhƣ: mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức, giảng
viên, sinh viên, và các lực lƣợng phối hợp trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống
cho sinh viên. Trên cơ sở đó, luận án xác định đƣợc các nội dung quản lý hoạt động
giáo dục kỹ năng sống và tìm hiểu đƣợc thực trạng thực hiện quản lý hoạt động này.

5


Đồng thời, phƣơng pháp này giúp định hƣớng cho việc đề xuất các giải pháp quản
lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống dựa vào thực trạng đƣợc phát hiện ở trên.
4.1.7. Tiếp cận tham dự

Phƣơng pháp tiếp cận tham dự đƣợc sử dụng để tìm hiểu mối liên quan của
các lực lƣợng giáo dục và mức độ phối hợp, tham gia của các lực lƣợng này vào
hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho
sinh viên các trƣờng cao đẳng nghề tại thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu đề tài luận án, tác giả sẽ sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu sau:
4.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
4.2.1.1. Mục đích: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để nghiên cứu các chỉ
thị, văn bản, các công trình khoa học, nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về kỹ năng
sống, hoạt động giáo dục kỹ năng sống, và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
nhằm hình thành tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kỹ
năng sống cho sinh viên các trƣờng cao đẳng nghề.
4.2.1.2. Nội dung:
- Nghiên cứu các chỉ thị, văn bản, nghị quyết của Đảng, Nhà nƣớc, và Bộ
Giáo dục và Đào tạo quy định về hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt
động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên để xây dựng nguyên tắc và xác định
đƣờng lối nghiên cứu;
- Tổng hợp, phân tích và hệ thống hóa các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
liên quan đến kỹ năng sống, hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động
giáo dục kỹ năng sống nhằm làm rõ các vấn đề lý luận để xây dựng khung lý thuyết
cho vấn đề nghiên cứu;
- Tham khảo các bài báo khoa học, sách chuyên khảo trong và ngoài nƣớc
liên quan đến đề tài nghiên cứu để bổ sung cơ sở lý luận cho việc triển khai, nghiên
cứu thực tiễn.
4.2.1.3. Cách thức tiến hành:
Phân tích, tổng hợp, khái quát và đánh giá các tài liệu đƣợc tập hợp từ các
nguồn tin cậy.

6



4.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
4.2.2.1. Phương pháp quan sát
4.2.2. 2. Phương pháp phỏng vấn sâu
4.2.2. 3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
4.2.2. 4. Phương pháp thống kê toán học
Nhóm phƣơng pháp này sẽ đƣợc phân tích cụ thể ở chƣơng 3.
4.3. Giả thuyết khoa học
Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động quản lý giáo dục sinh
viên các trƣờng cao đẳng nghề là quản lý giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên. Trong
những năm qua, các trƣờng cao đẳng nghề tại thành phố Hồ Chí Minh chƣa thực sự quan
tâm và thực hiện tốt quản lý hoạt động này. Các trƣờng chú trọng nhiều hơn tới quản lý
hoạt động chuyên môn nên chƣa coi trọng và lơ là trong quản lý hoạt động giáo dục kỹ
năng sống. Mặt khác, chƣa có sự đồng bộ, nhất quán trong quản lý hoạt động này. Kết
quả là sinh viên bị thiếu hụt kỹ năng sống trầm trọng. Do đó, việc nghiên cứu đề xuất và
thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên
các trƣờng cao đẳng nghề theo cách tiếp cận các thành tố quản lý trên cơ sở các thực
trạng đƣợc phát hiện, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục, toàn cầu hóa và hiện đại
hóa và phù hợp với đặc điểm tâm lý của sinh viên cao đẳng nghề sẽ góp phần tích
cực cho việc triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng sống và nâng cao kỹ năng sống cho
sinh viên.
4.4. Câu hỏi nghiên cứu
Việc thực hiện luận án nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
(i) Với bối cảnh thành phố Hồ Chí Minh năng động, những kỹ năng sống nào
là cần thiết cho sinh viên các trƣờng cao đẳng nghề để sinh viên có thể thích ứng và
phát triển?
(ii)

Hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng


sống cho sinh viên các trƣờng cao đẳng nghề tại thành phố Hồ Chí Minh đƣợc thực hiện
nhƣ thế nào? Những yếu tố nào ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng
sống cho sinh viên các trƣờng cao đẳng nghề tại thành phố Hồ Chí Minh?

7


(iii) Giải pháp nào đƣợc thực hiện để nâng cao quản lý hoạt động giáo dục kỹ
năng sống cho sinh viên các trƣờng cao đẳng nghề tại thành phố Hồ Chí Minh?
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án đã hệ thống hóa và xây dựng cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục kỹ
năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên các trƣờng cao
đẳng nghề. Đây là vấn đề nghiên cứu có tính mới ở nƣớc ta hiện nay. Kết quả nghiên cứu
của luận án góp phần bổ sung vào lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống
cho sinh viên các trƣờng cao đẳng nghề ở nƣớc ta hiện nay.
Luận án xác định đƣợc khung ba nhóm kỹ năng sống quan trọng trong đó bao
gồm 09 kỹ năng sống cần thiết để giáo dục cho sinh viên các trƣờng cao đẳng nghề.
Đặc biệt, các kỹ năng nhƣ: Kỹ năng đối phó với sự căng thẳng, Kỹ năng rèn luyện đạo
đức nghề nghiệp, Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng làm việc nhóm và Kỹ năng giải quyết vấn
đề là các kỹ năng sống và thực chất là những kỹ năng nghề nghiệp rất quan trọng vì liên
quan mật thiết tới hiệu quả công việc của sinh viên sau khi ra trƣờng.
Luận án cũng chỉ ra đƣợc thực trạng kỹ năng sống, thực trạng hoạt động giáo
dục kỹ năng sống, thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống, các yếu tố ảnh
hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và đề xuất 06 giải pháp quản lý hoạt
động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên các trƣờng cao đẳng nghề tại thành phố Hồ
Chí Minh. Luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho các trƣờng cao đẳng nghề hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Luận án góp phần bổ sung cơ sở lý luận cho các nhà quản lý giáo dục các cấp
trong việc quản lý triển khai hoạt động giáo dục kỹ năng sống. Đồng thời, luận án cũng

là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu về quản lý giáo dục mà đặc biệt là nghiên
cứu về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên trong việc cung cấp
khung lý luận quan trọng về hoạt động giáo dục kỹ năng sống và quản lý hoạt động giáo
dục kỹ năng sống cho sinh viên các trƣờng cao đẳng nghề.
Luận án cung cấp cái nhìn bao quát về kỹ năng sống, hoạt động giáo dục kỹ
năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên các trƣờng cao
đẳng nghề tại thành phố Hồ Chí Minh với những thành tựu và hạn chế cùng những giải
pháp cần thiết để nâng cao quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên các

8


trƣờng cao đẳng nghề tại thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, luận án là tài liệu tham khảo
thiết thực cho các nhà giáo dục, lãnh đạo doanh nghiệp, quý phụ huynh và các em sinh
viên các trƣờng cao đẳng nghề ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nƣớc nói chung
trong việc cải tiến nâng cao chất lƣợng giảng dạy và học tập kỹ năng sống, góp phần
nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo toàn diện cho sinh viên các trƣờng cao đẳng nghề
tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình khoa học
đƣợc công bố, danh mục biểu bảng, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
luận án gồm 4 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kỹ
năng sống cho sinh viên các trƣờng cao đẳng nghề;
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh
viên các trƣờng cao đẳng nghề;
Chƣơng 3: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên
các trƣờng cao đẳng nghề tại thành phố Hồ Chí Minh;
Chƣơng 4: Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên các
trƣờng cao đẳng nghề tại thành phố Hồ Chí Minh.


9


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG
CAO ĐẲNG NGHỀ
1.1. Hƣớng nghiên cứu về kỹ năng sống
Có khá nhiều các công trình nghiên cứu về kỹ năng sống (KNS) trên thế
giới và ở Việt Nam ở tất cả các cấp học từ mẫu giáo tới cao đẳng, đại học ở nhiều
góc độ khác nhau. Các nghiên cứu góp phần rất quan trọng vào quá trình giáo dục
học sinh, sinh viên nói riêng và vào sự phát triển của xã hội loài ngƣời nói chung.
Trƣớc hết, phải kể đến sự đóng góp quan trọng của các nghiên cứu của các
tổ chức chính phủ và phi chính phủ khắp nơi trên thế giới nhƣ: Tổ chức Giáo dục
Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO), Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
(UNICEF) hay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Những năm 90 của thế kỉ XX, thuật ngữ “Kỹ năng sống” đã xuất hiện trong
một số chƣơng trình giáo dục của UNICEF, trƣớc tiên là chƣơng trình “Giáo dục
những giá trị sống” với 12 giá trị cơ bản cần giáo dục cho thế hệ trẻ. Những nghiên
cứu về KNS trong giai đoạn này mong muốn thống nhất đƣợc một quan niệm chung
về KNS cũng nhƣ đƣa ra đƣợc một bảng danh mục các KNS cơ bản mà thế hệ trẻ cần có.
Tên gọi kỹ năng này vẫn là một chủ đề thảo luận của các nhà giáo dục, chính phủ các
nƣớc, các tổ chức quốc tế và ngƣời sử dụng lao động. Một số gọi là kỹ năng sống; số
khác gọi là kỹ năng mềm, năng lực xã hội, năng lực chính yếu; còn một số lại gọi là
kỹ năng thế kỷ 21 hay kỹ năng nghề nghiệp; và gần đây là kỹ năng cho tiến bộ xã hội
[79, p.3]. Tuy nhiên, thuật ngữ “Kỹ năng sống” hiện đƣợc sử dụng rộng rãi nhất.
Theo báo cáo của UNESCO, Paris (2004), từ những năm 60, thuật ngữ KNS đã
đƣợc Winthrop R. Adkins - nhà tâm lí học - đƣa ra khi nghiên cứu trên 350.000 ngƣời
tham gia thử nghiệm trong chƣơng trình giáo dục kỹ năng nghề nghiệp, coi đó nhƣ một

khả năng xã hội rất quan trọng trong việc phát triển cá nhân [88, p.1]. Báo cáo cũng chỉ
ra một số vấn đề trọng tâm trong cách tiếp cận KNS đối với giáo dục và đề xuất
tổng hợp các nguyên tắc và hƣớng dẫn cơ bản để lập kế hoạch giáo dục dựa trên

10


KNS, cũng nhƣ thực hiện và đánh giá KNS. Qua báo cào này, UNESCO đã thiết lập
đƣợc khuôn khổ chung cho giáo dục kỹ năng sống (GDKNS) cho mọi ngƣời và góp
phần hỗ trợ GDKNS cho các lĩnh vực học tập khác nhau.
Hội đồng Hội nghị Canada (The Conference Board of Canada) (2017) đƣa
ra danh sách các kỹ năng nghề nghiệp cho thế kỷ 21 bao gồm ba nhóm kỹ năng: (i)
Nhóm kỹ năng cơ bản gồm: Kỹ năng giao tiếp, Quản lý thông tin, Sử dụng con số,
Suy nghĩ và giải quyết vấn đề; (ii) Nhóm kỹ năng quản lý cá nhân nhƣ: Thể hiện thái độ
và hành vi tích cực, Có trách nhiệm, Biết thích nghi, Không ngừng học và lao động an
toàn; và (iii) Nhóm kỹ năng làm việc nhóm bao gồm: Kỹ năng làm việc với người khác
và Kỹ năng tham gia vào các dự án và nhiệm vụ được giao [86, pp.1-3].
Hội đồng Kinh doanh Úc (The Business Council of Australia) và Phòng
Thƣơng mại và Công nghiệp Úc (The Australian Chamber of Commerce and
Industry) đã xuất bản cuốn “Kỹ năng hành nghề cho tương lai” với 08 kỹ năng hành
nghề ngƣời sử dụng lao động yêu cầu phải có: Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng làm việc
nhóm, Kỹ năng giải quyết vấn đề, Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm, Kỹ năng lập kế
hoạch và tổ chức công việc, Kỹ năng quản lý bản thân, Kỹ năng học tập và Kỹ năng
công nghệ [Dẫn theo 29, tr.10].
Bộ Lao động Mỹ (The U.S. Department of Labor) cùng Hiệp hội Đào tạo
Phát triển Mỹ (The American Society of Training and Development), Cơ quan phụ
trách Chƣơng trình và Chất lƣợng của Anh (Qualification and Curriculum
Authority) và Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Singapore (Workforce
Development Agency) đã nghiên cứu và đƣa ra các kỹ năng cơ bản để thành công
trong công việc, trong đó có những kỹ năng nhƣ: Kỹ năng giải quyết vấn đề, Tư duy

sáng tạo, Giao tiếp ứng xử và thiết lập quan hệ, Làm việc nhóm, Tự học và nâng
cao năng lực cá nhân, Kỹ năng tổ chức công việc; v.v [Dẫn theo 29, tr.10].
Không có nhiều nghiên cứu về kỹ năng sống cho sinh viên (SV). Đáng kể
có hai nghiên cứu khá quan trọng của Schultz, Chweu (2012) và Rasnack (2011).
Các nghiên cứu đánh giá sự tác động của các chƣơng trình KNS cho SV và chỉ ra
rằng các chƣơng trình này hỗ trợ rất nhiều trong học tập và cuộc sống hàng ngày
của SV [Dẫn theo 25, tr. 14].

11


Nhìn chung, các tổ chức trên thế giới đã quan tâm tới việc hình thành các
KNS quan trọng và cần thiết cho con ngƣời ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, với kỹ năng
cho công việc, các tổ chức đều nhấn mạnh tới những kỹ năng cơ bản nhất nhƣ: Kỹ
năng giao tiếp, Kỹ năng giải quyết vấn đề, Kỹ năng tư duy sáng tạo, Kỹ năng tự học
và nhận thức bản thân và Kỹ năng làm việc nhóm. Điều đó cho thấy rằng đây là
những kỹ năng quan trọng nhất mà ngƣời lao động cần phải có và cũng là mục đích
nghiên cứu cho việc phát triển những kỹ năng này cho SV trong môi trƣờng đại học và
cao đẳng.
Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của giáo dục thế giới trong việc chú
trọng rèn luyện KNS cho thế hệ trẻ, khái niệm “Kỹ năng sống” cũng dần đƣợc biết
đến từ những năm 90 của thế kỷ XX và đƣợc Chính phủ, các Bộ, ngành quan tâm
đặc biệt. Từ năm 2003, đã có một số công trình nghiên cứu về KNS ở Việt Nam của
nhiều học giả và nhà nghiên cứu.
Tác giả Nguyễn Thị Oanh (2005), (2008) với các ấn phẩm về KNS cho tuổi
vị thành niên đã đề cập đến những kỹ năng tâm lý xã hội cơ bản của lứa tuổi này và
đƣa ra 10 cách thức rèn luyện những KNS đó [50], [51].
Một nghiên cứu nghiêm túc về KNS đã đƣợc công bố là công trình luận án
của Nguyễn Thị Huệ (2012). Nghiên cứu đã chỉ ra ba nhóm KNS cơ bản phải giáo
dục cho học sinh trung học cơ sở, bao gồm: (i) Nhóm KNS hướng vào bản thân, (ii)

Nhóm KNS hướng vào các quan hệ và (iii) Nhóm KNS hướng vào công việc. Luận
án cũng nêu lên thực trạng nhận thức của học sinh về khái niệm, vai trò của KNS,
và về ý nghĩa của việc hình thành và phát triển KNS. Biểu hiện và mức độ của các
nhóm KNS cũng đƣợc khắc họa rõ nét trong luận án. Luận án cũng đề cập một số
yếu tố ảnh hƣởng đến thực trạng nhƣ: phƣơng pháp giáo dục con cái trong gia đình,
chƣơng trình giáo dục học sinh trong nhà trƣờng và nhận thức của học sinh, từ đó đề
xuất một số biện pháp tâm lý sƣ phạm GDKNS cho học sinh trung học cơ sở [29].
Nguyễn Thị Hạt với “Một số kỹ năng học tập cần thiết cho sinh viên theo
phương thức đào tạo hệ thống tín chỉ”; Nguyễn Thị Thanh với “Kỹ năng học hợp
tác với yêu cầu đào tạo tín chỉ ở các trường đại học”; Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn
Hoàng Khắc Hiếu (2010) với “Kết quả tự đánh giá của sinh viên các trường đại học

12


tại thành phố Hồ Chí Minh về kỹ năng sống của cá nhân”; Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn
Hoàng Khắc Hiếu, Nguyễn Thị Uyên Thi (2010) với “Một số nguyên nhân trong
thực trạng kỹ năng sống của sinh viên các trường đại học tại thành phố Hồ Chí
Minh” đã chỉ ra thực trạng KNS của SV và những KNS cần thiết phải giáo dục cho
SV để các em theo kịp với nhịp sống hiện đại [Dẫn theo 25, tr. 18].
Như vậy, từ năm 1990 đến nay, tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về
KNS hƣớng đến nhiều đối tƣợng khác nhau. Những nghiên cứu nhằm đƣa ra các
KNS cần thiết, đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về KNS. Tuy
vậy, chỉ có những nghiên cứu dành cho đối tƣợng là SV các trƣờng đại học, còn
chƣa có nhiều nghiên cứu cho SV các trƣờng cao đẳng nghề (CĐN).
1.2. Hƣớng nghiên cứu về hoạt động giáo dục kỹ năng sống
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cũng đƣợc đặc biệt quan tâm nghiên cứu.
Theo báo cáo của UNESCO (1990) tại Hội nghị thế giới tổ chức tại Jomtien với chủ
đề “Giáo dục dành cho tất cả mọi người”, các nhà giáo dục đã lên tiếng và quan
tâm về nhu cầu GDKNS cho mọi ngƣời ở khắp nơi trên thế giới. Tại hội nghị, họ

nhấn mạnh tới các kỹ năng đƣợc dạy cho ngƣời học có vai trò rất quan trọng liên
quan tới cuộc sống của mỗi cá nhân [60].
Các tổ chức quốc tế nhƣ UNESCO, Paris (2004) và WHO (1999) cũng dành
sự quan tâm đặc biệt tới việc nghiên cứu GDKNS. Họ đã tổ chức các hội nghị, cuộc
họp giữa các cơ quan liên hiệp quốc nhằm mục đích trao đổi chia sẻ các hoạt động
GDKNS của họ, thảo luận một số vấn đề trọng tâm trong phƣơng pháp tiếp cận với
KNS, đề xuất tổng hợp các nguyên tắc và hƣớng dẫn cơ bản cho việc lên kế hoạch
giáo dục dựa trên KNS toàn diện và lâu dài với kinh nghiệm quốc gia và khu vực với sự
tham gia của ngƣời học, phụ huynh, và cộng đồng xã hội; cũng nhƣ việc thực hiện
và đánh giá, giám sát kết quả của cách tiếp cận KNS đối với giáo dục để bắt kịp với
cuộc sống kinh tế và xã hội hiện đại [88], [94].
Các tổ chức trên cùng với UNICEF và Ngân hàng Thế giới (World Bank)
đã cùng phối hợp với nhau để đẩy mạnh chƣơng trình giáo dục sức khỏe trong
trƣờng học hiệu quả, bao gồm: chính sách về sức khỏe trong trƣờng học, cung cấp

13


nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng, giáo dục sức khỏe dựa vào kỹ năng, dịch vụ dinh
dƣỡng và sức khỏe dựa vào kỹ năng [97, p.1].
UNICEF (2012) cung cấp cái nhìn toàn diện về hoạt động GDKNS ở các
nƣớc trên thế giới và tập trung nghiên cứu trƣờng hợp ở các nƣớc Châu Phi nhƣ:
Jordan, Kenya, Malawi, Mozambique, v.v về hoạt động GDKNS theo lứa tuổi, giới
tính, nội dung chƣơng trình giảng dạy, bồi dƣỡng nâng cao trình độ giáo viên để
đáp ứng các tiêu chuẩn của UNICEF về kết quả đầu ra, đánh giá, giảng dạy và môi
trƣờng học tập [90, pp. 31-79].
Báo cáo tổng quan khu vực của UNICEF (2005) đánh giá rằng các nƣớc
Nam Á có sự phân biệt rõ rệt về xây dựng chƣơng trình GDKNS dành cho học sinh,
SV, cho trẻ dễ bị tổn thƣơng và trẻ vị thành niên. Nội dung chƣơng trình giảng dạy
KNS trong trƣờng học không phù hợp; nhiều phƣơng pháp giảng dạy không hiệu

quả; nhiều chƣơng trình không giúp ngƣời học áp dụng đƣợc vào cuộc sống và công
việc; môi trƣờng học tập KNS không ổn định và an toàn; chọn lựa và đào tạo giáo
viên không phù hợp và còn nhiều bất cập; số lƣợng ngƣời tham gia học còn ít. Đặc
biệt, không có nhiều sự hợp tác hoặc kết nối với các quốc gia khác do đó thiếu hụt
hẳn những chƣơng trình liên kết về GDKNS đặc biệt về y tế và dịch vụ xã hội [91].
Các tổ chức tƣ nhân cũng dành sự quan tâm đặc biệt tới GDKNS. Casey
Family Programs là một tổ chức tƣ nhân có trụ sở ở Seattle. Với mục đích giúp cải
thiện các dịch vụ công cộng và tƣ nhân cho trẻ em và thanh thiếu niên, tổ chức này
đã nỗ lực không ngừng trong việc thực hiện những dự án soạn thảo các chƣơng
trình giáo dục nhằm đạt đƣợc mục tiêu của mình. Tucson Division (2001) xuất bản cuốn
sách “Sẵn sàng, Khởi động, Bay cao! Hƣớng dẫn phụ huynh dạy con kỹ năng sống”
(READY, SET, FLY! A Parent’s Guide to Teaching Life Skills). Cuốn sách cung
cấp cho phụ huynh một giáo trình mang tính thực hành để giúp phụ huynh giảng
dạy cho con mình những kỹ năng trong cuộc sống hàng ngày: Nhà ở, Giao thông và
cộng đồng, Quản lý tiền bạc, Chăm sóc bản thân, Phát trển xã hội và Kỹ năng học tập
và làm việc. Các hoạt động đƣợc thiết kế dựa trên 06 kỹ năng này theo 04 mức độ từ
đễ đến khó phù hợp với các độ tuổi khác nhau: cấp độ 1 từ 8-10 tuổi, cấp độ 2 từ
11-14 tuổi, cấp độ 3 từ 15-18 tuổi, và cấp độ 4 từ 19 tuổi trở lên. Đồng thời, các

14


hoạt động đƣợc thiết kế theo phong cách mở có thể giúp phụ huynh có ý tƣởng sáng
tạo những hoạt động riêng phù hợp nhất cho con họ. Đây có thể đƣợc coi là giáo
trình hƣớng dẫn giảng dạy KNS thực tế và đáng tin cậy vì nó đƣợc biên soạn dựa
trên các cuộc thảo luận trao đổi kinh nghiệm thực tế và mong muốn của rất nhiều
phụ huynh và thanh thiếu niên về 06 nhóm KNS nói trên. Không những là cuốn
sách gối đầu giƣờng cho các vị phụ huynh, Ready, Set, Fly còn giúp cho những
chuyên viên chƣơng trình phúc lợi trẻ em sử dụng để cung cấp cho những ngƣời có
nhiệm vụ chăm sóc trẻ và thanh thiếu niên để giảng dạy KNS [87].

Trong những năm gần đây, nhiều học giả đã nghiên cứu cả về lý luận và
thực tiễn của hoạt động GDKNS dành cho các nhà giáo dục, nhân viên tƣ vấn, phụ
huynh và học sinh các cấp.
Các tác giả Darlene Mannix (2009), Nic Compton (2009) và Vincent J.
Monastra (2016) cung cấp cho giáo viên và phụ huynh các hoạt động đƣợc thiết kế
chi tiết gồm các bài tập, câu hỏi thảo luận và đề xuất đánh giá để giúp trẻ em và học
sinh trung học cơ sở đạt đƣợc những KNS cơ bản cần thiết nhƣ: Kỹ năng tự nhận thức,
Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng với con người, Kỹ năng học thuật và trường học, Kỹ
năng sống thực tế và Kỹ năng giải quyết vấn đề. Các tác phẩm này không thể thiếu
trong hành trình học hỏi để trƣởng thành của trẻ [70], [71], [82], [92].
Các tác giả Aparna.N and Raakhee.A.S.(2011); Belay Tefera Kiblet (2016);
và Kord-Noghabi Rassool & Hassan Pasha Sharifi (2008) cho rằng học sinh trung
học phổ thông và thanh niên cần tập trung vào việc phát triển những KNS ƣu tiên
hàng đầu nhƣ: Tự nhận thức, Giao tiếp hiệu quả, Đối phó với sự căng thẳng, Đưa
ra quyết định, Giải quyết vấn đề, Tư duy phê phán và Tư duy sáng tạo. Đồng thời,
các tác giả cũng thiết kế mẫu chƣơng trình GDKNS phù hợp cho học sinh trung học
nhƣ: mục đích, nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp giảng dạy và phƣơng pháp
đánh giá việc giáo dục từng KNS. Những nghiên cứu này góp phần quan trọng trong
việc bảo đảm cho thanh niên phát triển lành mạnh và cuộc sống của họ có giá trị hơn
[66], [68], [76].
Các nghiên cứu của Bidyut Bose, Danielle Ancin, Jennifer Frank, Annika
Malik, (2016); Macmillan Life Skills (2014); và Maria Cinque (2016) đã đề cập tầm

15


quan trọng của KNS đối với SV và thế giới việc làm và sự cần thiết phải GDKNS.
Những hoạt động phát triển kỹ năng này ở các nƣớc nhƣ Bỉ, Pháp, Đức, Ba Lan,
Phần Lan, v.v cũng đƣợc các tác giả đề cập cùng với những phƣơng pháp hiệu quả
để giáo dục cho SV nhƣ: Học tập hợp tác, Học dựa trên vấn đề, Học hành động,

Học thực nghiệm, Học tập lẫn nhau, v.v. Đồng thời, các nghiên cứu phân tích KNS
quan trọng nhất để giúp SV chuyển đổi thành công từ môi trƣờng đại học sang môi
trƣờng làm việc. Đó là: Kỹ năng giải tỏa sự căng thẳng, Tự nhận thức, Điều chỉnh
cảm xúc và Các mối quan hệ lành mạnh. Một số KNS quan trọng cho SV nhƣ: Kỹ
năng tư duy phê phán, Kỹ năng giải quyết vấn đề, Kỹ năng rèn luyện đạo đức nghề
nghiệp và Kỹ năng ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh để chuẩn bị hành trang cho SV bƣớc
vào thế giới việc làm trong thời kỳ hội nhập cũng đƣợc đề cập cụ thể [69], [78], [79].
Các nghiên cứu của Azar PardamanSavoji and KamranGanji (2013);
Hamideh A. Lolaty, Sharbanoo Ghahari, and Jabbar Heydari Fard (2012); John
Winn và J David Armstrong (2006); và Mark Joseph Greer Holland (2012) khẳng
định tầm quan trọng của hoạt động GDKNS đối với kết quả học tập, trí tuệ cảm xúc,
phát triển cá nhân, sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của SV. Kết quả cho
thấy những SV tham gia học tập KNS đạt kết quả học tập cao hơn hẳn so với những
SV còn lại và phát triển toàn diện hơn cả về thể chất lẫn tinh thần [67], [73], [75],
[80]. Những nghiên cứu này đóng góp rất quan trọng trong việc giáo dục SV vì giúp
các em đối phó với sự căng thẳng và đòi hỏi của môi trƣờng học thuật để sẵn sàng
học tập, làm việc và sống hữu ích.
Gần đây nhất, Shreya Bhandary (2017) chỉ ra rằng các trƣờng cao đẳng và
đại học ở Mumbai hiện nay đang đảm bảo rằng SV của họ có một trải nghiệm toàn
diện hơn trong khuôn viên trƣờng. Do đó, các trƣờng đang chú trọng tới việc đào
tạo các KNS cơ bản cho SV để giúp các em học tập tốt trong trƣờng và chuẩn bị tốt
cho tƣơng lai nhƣ các kỹ năng về tƣ vấn đồng đẳng, về giá trị sống đúng đắn và về
công tác xã hội để nâng cao tinh thần trách nhiệm của SV [84].
Như vậy, có thể thấy các tổ chức quốc tế và các nhà nghiên cứu dành sự
quan tâm đặc biệt tới hoạt động GDKNS. Và các nghiên cứu dành cho mọi lứa tuổi
từ học sinh tới SV với những KNS đa dạng. Các nghiên cứu cho ta thấy rằng hoạt

16



×