Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH DẢI VEN BIỂN. Chuyên ngành: Du lịch. LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------

CAO MỸ KHANH

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH DẢI VEN BIỂN
HÀ TIÊN – KIÊN LƯƠNG, TỈNH KIÊN GIANG

Chuyên ngành: Du lịch
(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Đào Ngọc Cảnh

Hà Nội – 2014


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình cao học và hồn thành luận văn này, tơi xin gửi lời
biết ơn sâu sắc đến TS. Đào Ngọc Cảnh đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn,
giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Du lịch và quý thầy cô thỉnh giảng
tại khoa Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tơi trong thời gian học tập.
Đồng thời, tơi cũng xin cảm ơn q anh, chị và ban lãnh đạo Sở Văn hóa – Thể
thao – Du lịch tỉnh Kiên Giang, Phịng Văn hóa và Thơng tin thị xã Hà Tiên, Phịng Văn
hóa và Thông tin huyện Kiên Lương, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang,
công ty cổ phần du lịch Kiên Giang … đã tạo điều kiện cung cấp số liệu cho tơi để hồn
thành luận văn.


Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí
Minh cùng q thầy cơ trong khoa Sau đại học đã tạo điều kiện để tôi hồn thành tốt khóa học.

Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn

Cao Mỹ Khanh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch dải ven biển Hà Tiên
– Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang” là cơng trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Tất cả
các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Mọi tài liệu tham khảo, trích
dẫn khoa học đều có nội dung chính xác. Các kết luận khoa học chưa cơng bố ở bất kỳ
cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tơi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn

Cao Mỹ Khanh


Mục lục
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.............................................................................5
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 6
1.

Lý do chọn đề tài...............................................................................................6


2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................7

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................8

4.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề.................................................................................8

5.

Phương pháp nghiên cứu.................................................................................11

6.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.........................................................12

7.

Cấu trúc của đề tài...........................................................................................13

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN....14
1.1. Tổng quan về du lịch biển...................................................................................14
1.1.1. Khái niệm du lịch biển...................................................................................14
1.1.2. Phân loại du lịch biển.....................................................................................15
1.1.3. Đặc điểm của du lịch biển..............................................................................16

1.1.4. Vai trò của du lịch biển..................................................................................18
1.1.5 Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch biển............................................19
1.2. Du lịch dải ven biển............................................................................................21
1.2.1 Quan niệm về dải ven biển và du lịch dải ven biển.........................................21
1.2.2. Đặc điểm du lịch dải ven biển........................................................................23
1.2.3. Tài nguyên du lịch dải ven biển.....................................................................24
1.2.4. Một số nguyên tắc phát triển du lịch dải ven biển..........................................27
1.3. Thực tiễn phát triển du lịch biển ở Việt Nam......................................................28
Chương 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH DẢI VEN BIỂN
HÀ TIÊN – KIÊN LƯƠNG, TỈNH KIÊN GIANG..........................................................34
2.1. Khái quát về dải ven biển Hà Tiên – Kiên Lương...............................................34
2.1.1. Phạm vi không gian.......................................................................................34
2.1.2. Điều kiện tự nhiên..........................................................................................37
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội...............................................................................41
2.2. Tiềm năng du lịch dải ven biển Hà Tiên – Kiên Lương......................................43

1


2.2.1. Tiềm năng phát triển du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng.......................................43
2.2.2. Tiềm năng phát triển du lịch tham quan đảo..................................................46
2.2.3. Tiềm năng phát triển du lịch tham quan thắng cảnh.......................................48
2.2.4. Tiềm năng phát triển du lịch di tích, lễ hội....................................................51
2.2.5. Những tiềm năng du lịch khác.......................................................................54
2.2.6. Đánh giá chung về tiềm năng du lịch của dải ven biển Hà Tiên – Kiên Lương
......................................................................................................................................... 55
2.3. Các điều kiện ảnh hưởng đến phát triển du lịch dải ven biển Hà Tiên – Kiên
Lương............................................................................................................................... 57
2.3.1. Cơ sở hạ tầng.................................................................................................57
2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật..................................................................................59

2.3.3. Hoạt động đầu tư phát triển du lịch biển........................................................62
2.3.4. Nguồn nhân lực..............................................................................................63
2.4. Thực trạng phát triển du lịch dải ven biển Hà Tiên – Kiên Lương......................64
2.4.1. Thực trạng khách du lịch...............................................................................64
2.4.2. Thực trạng hoạt động các loại hình du lịch....................................................70
2.4.3. Thực trạng hoạt động tại các địa bàn du lịch.................................................77
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH DẢI VEN BIỂN
HÀ TIÊN – KIÊN LƯƠNG.............................................................................................83
3.1. Cơ sở xây dựng định hướng phát triển du lịch dải ven biển Hà Tiên – Kiên
Lương............................................................................................................................... 83
3.1.1. Căn cứ xây dựng định hướng.........................................................................83
3.1.2. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển du lịch dải ven
biển Hà Tiên – Kiên Lương..............................................................................................84
3.2. Định hướng phát triển du lịch dải ven biển Hà Tiên – Kiên Lương....................87
3.2.1. Định hướng phát triển các loại hình du lịch...................................................87
3.2.2. Định hướng phát triển không gian du lịch......................................................90
3.2.3. Định hướng phát triển thị trường du lịch.......................................................95
3.3. Giải pháp phát triển du lịch dải ven biển Hà Tiên – Kiên Lương........................96
3.3.1. Phát triển sản phẩm du lịch............................................................................96
3.3.2. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật..........................98

2


3.3.3. Phát triển nguồn nhân lực du lịch..................................................................99
3.3.4. Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.....................................................100
3.3.5. Xúc tiến quảng bá du lịch và tăng cường liên kết hợp tác............................101
3.3.6. Tăng cường phát triển du lịch cộng đồng.....................................................102
KẾT LUẬN.............................................................................................................104
1. Kết luận.............................................................................................................104

2. Ý kiến đề xuất....................................................................................................105
2.1. Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang...........................105
2.2. Đối với Phịng Văn hóa Thơng tin TX. Hà Tiên và huyện Kiên Lương; các cơ
quan quản lý về du lịch trên toàn địa bàn, Ban quản lý tại các điểm du lịch..................106
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................108
PHẦN PHỤ LỤC....................................................................................................111

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CSKDDL:

Cơ sở kinh doanh du lịch

ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long

GDP:

Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội

HST:


Hệ sinh thái

KDL:

Khu du lịch

Nxb:

Nhà xuất bản

VH-TT-DL:

Văn hóa Thể thao và Du lịch

TNDLTN:

Tài nguyên du lịch tự nhiên

TNDLNV:

Tài nguyên du lịch nhân văn

TP:

Thành phố

TP. HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh


TX:

Thị xã

4


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Danh mục hình
Hình 1.1: So sánh sản phẩm du lịch Việt Nam với cạnh tranh trong khu vực
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang
Hình 2.2: Bản đồ dải ven biển Hà Tiên – Kiên Lương
Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện cách tiếp cận nguồn thơng tin của du khách
Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện khả năng quay trở lại của du khách
Hình 2.5: Biểu đồ đánh giá của du khách về an ninh trật tự tại các điểm du lịch
Hình 3.1: Áp dụng mơ hình trung tâm du lịch và phân nhánh Kiên Giang
Danh mục bảng
Bảng 2.1: Danh mục hành chính dải ven biển Hà Tiên – Kiên Lương
Bảng 2.2: Danh sách các bãi biển đang được đầu tư và khai thác
Bảng 2.3: Danh mục các di tích được xếp hạng
Bảng 2.4: Số lượng cơ sở lưu trú ở Hà Tiên giai đoạn 2009 – 2013
Bảng 2.5: Nguồn nhân lực du lịch tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2009 – 2013
Bảng 2.6: Tổng lượt khách tham quan giai đoạn 2009 – 2013
Bảng 2.7: Đánh giá của du khách về các dịch vụ du lịch
Bảng 2.8: Doanh thu du lịch giai đoạn 2009 – 2013

5



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch biển ngày nay đã trở thành một định hướng chiến lược phát triển của
ngành du lịchcủa nhiều quốc gia ven biển, dựa trên cơ sở khai thác các nguồn tài
nguyên biển, đảo như các bãi biển, phong cảnh đẹp và nhiều nguồn tài nguyên khác.
Du lịch biển là loại hình du lịch quan trọng chiếm tới 70% lượng khách du lịch trên
thế giới và là nguồn thu nhập chiếm tỉ trọng cao ở nhiều quốc gia.
Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển du lịch biển đảo. Với đường bờ biển
dài 3.260km và hàng ngàn đảo lớn nhỏ là những điều kiện thuận lợi cho du lịch biển
Việt Nam phát triển. Dọc bờ biển Việt Nam đã có khoảng 125 bãi tắm lớn nhỏ trong
đó có nhiều bãi biển được xếp hạng trên thế giới thuận lợi cho việc khai thác phát
triển du lịch. Ngồi ra, ở dải ven biển cịn có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn có
giá trị phục vụ cho du lịch. Các tài nguyên du lịch biển này đang được khai thác,
phục vụ phát triển du lịch, thu hút lượng khách đông đảo đến khu vực các tỉnh ven
biển Việt Nam. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xem các giải pháp phát triển sản
phẩm du lịch là giải pháp quan trọng hàng đầu, trong đó hướng ưu tiên lớn nhất là
tập trung phát triển dòng sẩn phẩm du lịch biển, đảo. Với các thế mạnh nổi trội về
tiềm năng du lịch biển, các sản phẩm du lịch biển đảo trong tương lai sẽ mang đến
cơ hội cạnh tranh, thu hút khách du lịch quốc tế đến với du lịch Việt Nam.
Kiên Giang là một tỉnh của vùng ĐBSCL có vùng biển rộng gần 100.000km 2,
đường bờ biển dài 200km và có khoảng 105 hòn đảo bao gồm các quần đảo lớn
như: quần đảo Nam Du, quần đảo Hải Tặc, quần đảo Bà Lụa, đảo Phú Quốc....
Những đảo này có tiềm năng rất lớn trong phát triển kinh tế biển đảo, đặc biệt về
ngư nghiệp, du lịch và dịch vụ biển.Dải ven biển Hà Tiên – Kiên Lương được xác
định là dải đất liền ven biển và vùng biển tiếp giáp, là khu vực được xem là trọng
điểm phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh chỉ sau Phú Quốc. Khu vực này bao gồm
thị xã Hà Tiên kéo dài đến khu vực Hịn Chơng thuộc huyện Kiên Lương cộng với
quần đảo Hải Tặc và quần đảo Bà Lụa. Nơi đây có nhiều tiềm năng để phát triển du
lịch đặc biệt là tiềm năng du lịch tự nhiên với nhiều cảnh quan đẹp hữu tình. Nhà

thơ Đơng Hồ, một người con ưu tú của mảnh đất Hà Tiên, đã miêu tả nét đẹp của
6


thiên nhiên nơi đây như sau “Ở đây kỳ thú thay có như hầu đủ hết! Có một ít hang
sâu động hiểm của Lạng Sơn, một ít đảo đá chơi vơi giữa biển của Hạ Long. Có một
ít núi đá vơi của Ninh Bình, một ít thạch thất sơn mơn của Hương Tích. Có một ít
Tây Hồ, một ít Hương Giang. Có một ít chùa chiền của Bắc Ninh, một ít lăng tẩm
của Phú Xuân. Có một ít Đồ Sơn, Cửa Tùng, một ít Nha Trang, Long Hải…” [14,
tr. 27] tất cả đã tạo nên một vùng đất xinh đẹp, n bình, có sức thu hút, hấp dẫn du
khách gần xa.
Khu vực Hà Tiên và Kiên Lương trước đây vốn thuộc huyện Hà Tiên, nhưng
do sự điều chỉnh về địa giới hành chính qua từng thời kỳ nên hiện nay được tách ra
thành hai địa bàn riêng biệt, dù vậy hai khu vực này vẫn có sự liên kết với nhau về
các tuyến điểm du lịch. Trong những năm gần đây, tỉnh ngày càng thu hút nhiều
doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển dịch vụ du lịch, các dự án du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng cao cấp tại các điểm du lịch trong đất liền cũng như một số đảo ở dải
ven biển Hà Tiên – Kiên Lương. Tuy đạt được một số thành quả đáng kể nhưng
nhìn chung hoạt động phát triển du lịch vẫn cịn khơng ít hạn chế, khó khăn. Bên
cạnh đó, xét một cách tổng thể, do sự quản lý riêng của từng khu vực, nên nhìn
chung sự liên kết du lịch của Hà Tiên và Kiên Lương vẫn còn khá rời rạc, chưa
phát huy được tiềm năng du lịch và chưa đạt hiệu quả cao.
Đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch dải ven biển Hà Tiên – Kiên Lương, tỉnh
Kiên Giang”nhằmđánh giá những tiềm năng, thực trạng phát triển của dải ven biển
và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch của địa bàn này. Góp phần
hướng đến một mục tiêu chung đó là phát triển du lịch một cách lâu dài cho cả hiện
tại và tương lai, làm hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn các di tích lịch sử
văn hóa, bảo tồn tài ngun thiên nhiên, bảo vệ môi trường, khắc phục những tồn
tại để đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế trọng điểm của vùng, xứng với
những tiềm năng và lợi thế vốn có.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Đề tài nhằm phân tích thực trạng, nguyên nhân cũng như mặt tích cực và hạn
chế trong việc khai thác tiềm năng du lịch dải ven biển Hà Tiên – Kiên Lương.
Đồng thời đề xuất những giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn này.

7


2.2. Nhiệm vụ
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch biển, phát triển du
lịch biển
Thu thập những tài liệu có liên quan để phân tích, đánh giá tiềm năng và hiện
trạng khai thác phát triển du lịch dải ven biển Hà Tiên – Kiên Lương.
Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển cho du lịch dải ven biển Hà Tiên –
Kiên Lương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu những các loại hình du lịch và điều kiện phát triển du lịch
của dải ven biển Hà Tiên – Kiên Lương.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung:Hoạt động khai thác các điều kiện để phát triển du lịch ven
biển và các loại hình du lịch gắn với nguồn tài nguyên dải ven biển.
Phạm vi không gian
+ Dải đất liền ven biển: thị xã Hà Tiên và khu vực Hịn Chơng thuộc địa phận
xã Dương Hịa, Bình An của huyện Kiên Lương
+ Vùng biển tiếp giáp và hệ thống đảo ven bờ thuộc quần đảo Hải Tặc và
quần đảo Bà Lụa
Phạm vi thời gian: đề tài nghiên cứu hiện trạng phát triển du lịch trong những
năm gần đây. Các số liệu liên quan đến tình hình hoạt động du lịch được cập nhật

cụ thể từ năm 2009 đến 2013. Các định hướng, giải pháp và kiến nghị trong đề tài
có ý nghĩa đến năm 2020.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Du lịch biển là một lĩnh vực đã được quan tâm nghiên cứu từ khá sớm.Trên
thế giới những vấn đề liên quan đến lý luận và thực tiễn về du lịch biển được xem
xét ở nhiều khía cạnh.Trong số các cơng trình liên quan về du lịch biển, có thể kể
đến 3 cơng trình sau:
+ Du lịch biển và ven biển (Coastal and Marine Tourism), M.Wilson-Molina,
1991

8


 Marine Tourism: Development, Impacts and Management, Mark Orams,
1999.
 Global Trends in Coastal Tourism, Martha Honey and David Krantz, 2007
Các cơng trình kể trênnghiên cứu về du lịch biển và ven biển với nhiều khía
cạnh khác nhau. Nếu cơng trình của M.Wilson và Mark Orams đề cập đến những
vấn đề về quan niệm, phân loại hay sự phát triển của loại hình du lịch biển vào
những năm 90 của thế kỷ XX thì đến năm 2007 Martha Honey and David Krantzlại
nhấn mạnh đến xu hướng phát triển của loại hình này, trong đó đặc biệt chú ý đến
yếu tố đảm bảo tính bền vững của mơi trường sinh thái biển.
Ở Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu về du lịch được quan tâm từ thập niên
90 của thế kỷ XX trở lại đây cùng với sự khởi sắc của du lịch nước ta. Tuy nhiên các
cơng trình nghiên cứu về du lịch biển và ven biển về mặt lý luận chưa được đề
cậpnhiều. Dù vậy, một số vấn đề liên quan như về quy hoạch vùng ven biển, phát
triển du lịch bền vững ở vùng ven biển đã được nhắc đến trong một số cơng trình:
+ Quy hoạch du lịch của Đào Đình Bắc (dịch), 2000
+ Du lịch bền vững của Nguyễn Đình Hịe - Vũ Văn Hiếu, 2001
+ Địa lý du lịch Việt Nam của Nguyễn Minh Tuệ, 2012.

Bên cạnh đó,với những tiềm năng về biển và dải ven biển ở Việt Nam, những
đề án, chiến lược, cơng trình nghiên cứu đáng chú ý trong những năm gần đây
khẳng định vai trò và ý nghĩa của du lịch biển trong xu thế phát triển du lịch ở Việt
Nam trong tương lai.
+ Đề tài Cơ sở khoa học cho việc phát triển kinh tế - xã hội dải ven biển Việt
Nam, đề xuất các mơ hình phát triển cho một số khu vực trọng điểm do Ngơ Dỗn
Vịnh làm chủ nhiệm, 2004.
+ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030 của Viện nghiên cứu phát triển Du lịch, 2011.
+ Đề án Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020
của Viện nghiên cứu phát triển du lịch, 2013.
+ Đề tài Một số giải pháp đột phá phát triển du lịch vùng biển và ven biển Việt
Nam của Lê Trọng Bình, 2007.

9


Một số cơng trình nghiên cứu về du lịch biển ở các địa phương có thế mạnh về
du lịch biển bao gồm:
+ Cơ sở khoa học của việc tổ chức không gian du lịch dải ven biển Thừa Thiên
Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam, luận án tiến sĩ của Nguyễn Tưởng, 1999.
+ Phát triển du lịch biển Đà Nẵng, luận văn thạc sĩ của Huỳnh Thị Mỹ Lệ,
2012.
+ Phát triển bền vững du lịch biển Cát Bà (Hải Phòng, luận văn thạc sĩ của Vũ
Đình Thuyên, 2013.
+ Quản lý phát triển du lịch biển, Dự án khu bảo tồn biển Hòn Mun, Phạm
Trung Lương, Viện nghiên cứu phát triển du lịch, 2003
Đối với ĐBSCL, hiện nay cũng có những đề án về quy hoạch, phát triển du
lịch, trong đó tiềm năng về biển, đảo của tỉnh Kiên Giang được xem là thế mạnh
của vùng, được đề cập đến ở một số cơng trình:

+ Đề án phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020
+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển Việt
Nam thuộc vịnh Thái Lan thời kỳ đến năm 2020.
+ Hội thảo quốc tế về Liên kết phát triển du lịch biển, đảo và sông vùng
ĐBSCL năm 2010 khẳng định vai trò của du lịch biển đảo ở khu vực này.
Đối với tỉnh Kiên Giang, bên cạnh những cơng trình được xuất bản, Nhà nước
đã phê duyệt rất nhiều dự án cho phát triển du lịch, kinh tế - xã hội cho tỉnh Kiên
Giang nói chung và cụm Hà Tiên – Kiên Lương nói riêng nói chung. Một số cơng
trìnhcó ý nghĩa thiết thực đối với định hướng phát triển du lịch trên địa bàn:
+ Nghiên cứu Hà Tiên củaTrương Minh Đạt, 2001.
+ Hướng dẫn phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Kiên Giang và cụ thể cho
khu vực Hà Tiên – Đông Hồ của Ban quản lý khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang,
2013.
+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Kiên Lương đến năm
2020
+ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Kiên Giang đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030
+ Quy hoạch chi tiết Khu du lịch Chùa Hang-Hịn Chơng và Mũi Nai (1997)

10


Nhìn chung các cơng trình trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về lý
luận và thực tiễn du lịch biển, ven biển. Những cơng trình nghiên cứu về Kiên
Giang, Hà Tiên hầu hết chỉ khai thác ở khía cạnh tiềm năng về du lịch, các quy
hoạch mang tính tổng quan chung, chưa đề cập đến việc quy hoạch và liên kết phát
triển du lịch của dải ven biển Hà Tiên – Kiên Lương. Chính vì vậy, việc triển khai
đề tài nghiên cứu phát triển du lịch trên địa bàn dải ven biển Hà Tiên – Kiên Lương
là cần thiết, khách quan nhằm đẩy mạnh khai thác các điều kiện, tiềm năng và liên
kết du lịch của nơi đây góp phần cho sự phát triển ngày một hiệu quả hơn trong sự

phát triển chung của tỉnh Kiên Giang, của khu vực ĐBSCL và cho cả nước.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, tư liệu
Để có được cái nhìn khái qt về vấn đề nghiên cứu, tác giả đã thu thập các
thông tin, dữ liệu cơ bản từ các nguồn nghiên cứu về du lịch ven biển, các quan
điểm về phát triển du lịch biển, các tài liệu liên quan đến Hà Tiên – Kiên Lương.
Các tài liệu được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau như sách, các cơng trình
nghiên cứu khoa học, báo, tạp chí chuyên ngành…được bổ sung, cập nhật và chọn
lọc để làm cơ sở nghiên cứu nội dung đề tài.
5.2. Phương pháp bản đồ
Đây là phương pháp sử dụng bản đồ hành chính, bản đồ du lịch để tìm hiểu sự
tương quan giữa địa bàn nghiên cứu và các khu vực lân cận. Từ đó phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch địa phương, và khả năng khai thác các
tuyến điểm cũng như phát triển các sản phẩm du lịch trong tương lai trên địa bàn
nghiên cứu.
5.3. Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp khảo sát thực địa là một trong những phương pháp quan trọng
góp phần làm cho kết quả nghiên cứu mang tính xác thực. Trong q trình thực
hiện đề tài, tác giả đã tiến hành nhiều lần thực địa để thu thập tài liệu, chụp ảnh,
phỏng vấn, tham quan các điểm du lịch trên địa bàn nghiên cứu. Việc trực tiếp
khảo sát tại các bãi tắm, các điểm du lịch đã và đang khai thác phục vụ khách du
lịch giúp tác giả đánh giá được tiềm năng cũng như nguồn lực phát triển du lịch dải

11


ven biển Hà Tiên – Kiên Lương, đồng thời đưa ra những kiến nghị, đề xuất hợp lý
và khả thi.
5.4. Phương pháp điều tra xã hội học
Đối tượng được tiến hành điều tra bằng bảng hỏi bao gồm:

150 khách du lịch nội địa khi đến du lịch dải ven biển Hà Tiên – Kiên Lương.
Phát phiếu điều tra bằng bảng hỏi cho khách tại một số điểm du lịch chính trên địa
bàn để tìm hiểu mức độ hài lịng, mức độ hấp dẫn cũng như đánh giá đối với các sản
phẩm, dịch vụ du lịch ven biển.
40 phiếu dành cho đối tượng là cán bộ, nhân viên của các cơ quan quản lý du
lịch của tỉnh, thị xã; các doanh nghiệp trong và ngồi tỉnh có khai thác chương
trình du lịch trên địa bàn Hà Tiên – Kiên Lương.
5.5. Phương pháp thống kê
Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu mặt lượng
trong mối quan hệ chặt chẽ với mặt chất của các hiện tượng và quá trình, đối chiếu
biến động, phát triển trong hoạt động du lịch.
Phương pháp thống kê được vận dụng trong đề tài này để thống kê các điểm
du lịch, cơ sở hạ tầng phục vụ trong du lịch trên địa bàn nghiên cứu, thống kê lượng
khách, doanh thu du lịch. Từ đó có những phân tích, đánh giá nhằm đưa ra bức
tranh chung về hiện trạng phát triển cũng như có cơ sở để xây dựng định hướng và
giải pháp cho du lịch trên địa bàn này.
5.6. Phương pháp phân tích SWOT
Phân tích SWOT là cơng cụ hiệu quả để xác định các ưu điểm, khuyết điểm
của hoạt động du lịch ở dải ven biển Hà Tiên – Kiên Lương trên cơ sở nội tại và
khách quan, giúp tập trung vào ưu điểm, giảm thiểu các khuyết điểm và đạt được
những lợi thế lớn nhất có thể với các cơ hội tiềm năng. Phương pháp này còn giúp
tác giả nhận thấy được cơ hội và thách thức hiện có của hoạt động du lịch trên địa
bàn nghiên cứu để từ đó xác lập những định hướng phát triển lâu dài trong tương
lai, tạo nên sức cạnh tranh đối với những khu vực lân cận.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học:

12



+ Đề tài Nghiên cứu phát triển du lịch dải ven biển Hà Tiên – Kiên Lương đã
hệ thống lý luận để có cái nhìn tổng quan về du lịch biển và ven biển để làm cơ sở
nghiên cứu.
+ Thu thập thơng tin, tư liệu để phân tích đánh giá về tiềm năng và hiện trạng
phát triển du lịch của dải ven biển Hà Tiên – Kiên Lương. Trên cơ sở đó, đề xuất
các định hướng phát triển du lịch của Hà Tiên – Kiên Lương
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho giáo viên
và sinh viên chuyên ngành du lịch các trường Đại học, cao đẳng tại ĐBSCL nói
chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng. Bên cạnh đó, đề tài cịn là nguồn tư liệu cho địa
phương, là cơ sở để tham khảo cho việc định hướng phát triển du lịch trên địa bàn.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung
chính của cơng trình gồm 3 chương
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch biển
Đề cập tới những cơ sở lý luận về du lịch biển, những quan niệm về dải ven
biển và du lịch dải ven biển. Thực tiễn phát triển của du lịch biển ở nước ta và trên
thế giới.
Chương 2. Tiềm năng vàhiện trạng phát triển du lịch dải ven biển Hà Tiên –
Kiên Lương
Đề cập phạm vi không gian của dải ven biển Hà Tiên – Kiên Lương. Tiềm
năng, điều kiện phát triển các loại hình trên dải ven biển. Đồng thời phân tích hiện
trạng khai thác các loại hình, khách du lịch và từng địa bàn phát triển du lịch.
Chương 3. Định hướng vàgiải pháp phát triển du lịch dải ven biển Hà Tiên –
Kiên Lương
Đưa ra các phân tích về cơ hội và thách thức đối với du lịch dải ven biển. Căn
cứ vào những quy hoạch, đề án từ Trung ương đến địa phương để đề xuất các định
hướng và giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn.

13



Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN
1.1.Tổng quan về du lịch biển
1.1.1.Khái niệm du lịch biển
Du lịch ngày nay đã trở thành nhu cầu cần thiết và phổ biến của mọi người. Có
rất nhiều khái niệm được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau. Theo Luật du lịch Việt
Nam, “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngồi nơi
cư trú thường xun của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [10, tr.4]. Đây là một khái niệm
phổ biến và được sử dụng hầu hết tại Việt Nam.
Du lịch biển là một trong những loại hình của du lịch, có nhiều quan niệm
khác nhau tùy theo tính chất, đặc điểm địa lý hoặc mục đích của du khách. Theo
Trần Văn Thơng, du lịch miền biển là loại hình du lịch mà mục đích chủ yếu của du
khách là tắm biển, tắm nắng và tham gia các loại hình thể thao như lướt ván trên
sóng biển, lặn biển và bóng chuyền trên bãi biển [21, tr.37]. Theo một cách hiểu
khác, Trầm Công Khanh cho rằng du lịch biển là loại hình du lịch được tiến hành
nhằm tận dụng các hệ sinh thái cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên của vùng biển là
chủ yếu kết hợp với các tài nguyên nhân văn có liên quan, thông qua các dịch vụ du
lịch tạo ra các sản phẩm du lịch biển, đảo đa dạng để thỏa mãn nhu cầu du lịch cho
du khách [11, tr.23].
Từ những quan niệm trên, kết hợp với đặc điểm của loại hình du lịch biển và
để phù hợp với các vấn đề trong đề tài đề cập đến,do vậy có thể hiểu du lịch biển là
loại hình du lịch được tổ chức phát triển ở vùng địa lý đặc thù là vùng ven biển và
hải đảo trên cơ sở khai thác các đặc điểm tiềm năng tài nguyên, môi trường du lịch
biển, thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động nghỉ dưỡng, khám phá, tắm biển, thể
thao biển…. Loại hình du lịch này có tính mùa rất rõ nên nó thường được tổ chức
vào mùa nóng hoặc mùa hè với nhiệt độ nước biển và khơng khí trên 20 oC. Nếu bờ
biển ít dốc, mơi trường sạch đẹp thì khả năng thu hút mọi người càng lớn
Du lịch biển được phát triển ở các khu vực ven biển nhằm phục vụ nhu cầu
của du khách về nghĩ dưỡng, vui chơi, giải trí, khám phá…trên cơ sở khai thác tài

nguyên du lịch biển bao gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Trong đó,
tài nguyên tự nhiên là các điều kiện về địa hình, mà cụ thể là cảnh quan thiên nhiên

14


ven biển; quần thể sinh vật trên cạn, dưới nước,…; khí hậu (số ngày mưa, số giờ
nắng trung bình, nhiệt độ trung bình ban ngày, nhiệt độ trung bình nước biển,
cường độ gió, hướng gió…). Tài nguyên nhân văn là tổng thể các giá trị văn hóa,lịch
sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển du lịch
biển như viện bảo tàng hải dương học, các làng xã ven biển, các làng nghề thủ cơng
đặc trưng miền biển, các di tích đặc trưng của một triều đại hoặc một nền văn minh
cổ xưa…
1.1.2.Phân loại du lịch biển
Các loại hình du lịch được phân loại dựa trên nhiều căn cứ như phạm vi lãnh
thổ, nhu cầu của khách, phương tiện giao thông… Cũng như vậy, du lịch biển cũng
được chia thành nhiều loại hình với các cách phân loại khác nhau.
Theo Phạm Trung Lương, dựa vào mục đích của thị trường khách, có thể chia
các loại hình du lịch biển thành 2 nhóm chính là đi du lịch vì ý thích và đi du lịch vì
nghĩa vụ. [15, tr.11]
 Du lịch theo sở thích ý muốn
 Du lịch theo sở thích chung
 Nghỉ dưỡng biển
 Tham quan biển
 Du lịch tàu biển
 Du lịch theo sở thích đặc biệt
 Du lịch thể thao biển
 Du lịch mạo hiểm biển
 Du lịch sinh thái biển
 Du lịch tìm hiểu lối sống cộng đồng

 Du lịch lễ hội biển
 Du lịch tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật
 Du lịch theo nghĩa vụ, trách nhiệm
 Du lịch chữa bệnh
 Du lịch thương mại, công vụ
 Du lịch hội nghị, hội thảo, hội chợ

15


Trong nhóm đi du lịch vì ý thích có hai loại: đi du lịch vì những sở thích chung
và đi du lịch vì những sở thích đặc biệt. Thị trường khách đi du lịch có những sở
thích chung thường là những thị trường chính, khách đi du lịch và sở thích đặc biệt
là thị trường nhỏ, đặc biệt và có sự kết hợp. Trong các loại hình du lịch biển, nổi bật
và phổ biến nhất vẫn là nghỉ dưỡng và tắm biển.
Theo Trầm Công Khanh, dựa trên đặc điểm khai thác du lịch biển có thể phát
triển các loại hình sau [11, tr.30]
+ Du lịch tắm biển
+ Du lịch nghỉ dưỡng biển
+ Du lịch sinh thái biển, đảo
+ Du lịch thể thao biển
+ Du lịch khám phá đảo hoang
+ Du lịch giải trí và mua sắm
+ Du lịch hội nghi, tổ chức sự kiện, triển lãm hoặc kết hợp MICE ( Meetings,
Incentives, Conventions and Exhibitions)
Dựa vào tài nguyên du lịch có thể phân chia thành một số loại hình:
+ Du lịch hang động
+ Du lịch sinh thái gắn với các khu bảo tồn biển đảo
+ Du lịch tham quan đảo
+ Du lịch lễ hội biển

+ Du lịch khoa học biển
Ngoài ra, căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm du lịch,du lịch biển là hoạt động
du lịch được tổ chức phát triển trên lãnh thổ đặc thù là vùng ven biển và hải đảo, có
thể chia thành 2 loại hình:
+ Du lịch vùng ven biển (dải ven biển)
+ Du lịch vùng biển xa bờ (Hải đảo)
1.1.3.Đặc điểm của du lịch biển
Du lịch biển là hoạt động du lịch được tổ chức phát triển ở vùng địa lý đặc thù
là vùng ven biển và hải đảo trên cơ sở khai thác các đặc điểm tiềm năng tài nguyên,
môi trường du lịch biển. Chính vì vậy, ảnh hưởng của du lịch biển hoàn toàn giống
với những ảnh hưởng của du lịch nói chung đến kinh tế, văn hóa – xã hội và tài

16


nguyên, môi trường. Tuy nhiên, do vùng biển là vùng địa lý với các hệ sinh thái tự
nhiên rất nhạy cảm, dễ biến đổi bởi các tác động phát triển kinh tế - xã hội, thiên
tai, chính vì vậy phát triển du lịch ở khu vực này cần lưu ý:
+ Khai thác quá mức nước ngầm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, đặc biệt vào
mùa du lịch sẽ làm tăng ô nhiễm mặn các bể nước ngầm, làm giảm chất lượng nước.
+ Nước thải từ các các cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch không qua xử lý sẽ làm
tăng mức độ ô nhiễm hữu cơ vùng nước biển ven bờ, ảnh hưởng đến nuôi trồng
thủy sản, bảo tồn tự nhiên và chính bản thân hoạt động du lịch
+ Ô nhiễm dầu nước biển ven bờ do các phương tiện tàu, thuyền vận tải
khách du lịch, phương tiện vui chơi giải trí, thể thao nước gây ra
+ Ơ nhiễm hữu cơ do mật độ người tắm tập trung, đặc biệt vào thời gian nghỉ
cuối tuần, mùa du lịch
+ Khai thác san hô phục vụ nhu cầu làm hàng lưu niệm, góp phần làm suy
thối hệ sinh thái nhiệt đới điển hình này
+ Đánh bắt q mức các lồi sinh vật biển quý hiếm trong tự nhiên phục vụ

nhu cầu ẩm thực và làm hàng lưu niệm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học biển
+ Xây dựng các cơng trình lưu trú, dịch vụ du lịch trên các đảo không theo
quy hoạch, chiếm nhiều diện tích các khu rừng ngập mặn hoặc quá gần đường bờ sẽ
làm tăng nguy cơ xói lở đường bờ, làm thay đổi hệ sinh thái biển – đảo vốn rất nhạy
cảm.
Phát triển du lịch biển giúp nâng cao đời sống, cải thiện thu nhập và phúc lợi
cho cộng đồng dân cư ven biển. Ngoài đội ngũ lao động chuyên nghiệp việc phát
triển du lịch biển cịn góp phần giải quyết việc làm cho dân cư địa phương.
Khai thác tài nguyên du lịch biển phải quan tâm nhiều đến quan điểm phát
triển bền vững. Chú ý đến sự tham gia của cộng đồng địa phương và công tác bảo
tồn, tôn tạo tài nguyên, bảo vệ môi trường.
Phần lớn quá trình tạo ra và tiêu dùng sản phẩm du lịch biển trùng nhau về
không gian và thời gian. Chúng không thể cất đi, tồn kho như các hàng hóa thơng
thường khác. Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch biển thường khơng diễn ra đều đặn,
nó bị tác động bởi nhiều yếu tố nên chỉ tập trung vào những khoảng thời gian nhất
định. Vì vật hoạt động du lịch biển thường mang tính mùa vụ.

17


1.1.4.Vai trò của du lịch biển
Du lịch biển là loại hình đang đươc đầu tư, khai thác và phát triển mạnh đối
với các quốc gia có lợi thế về biển, đặc biệt là sự phong phú, hấp dẫn và đa dạng của
tài nguyên du lịch biển. Với vùng biển ấm, nằm ở khu vực nhiệt đới, du lịch biển là
một trong những thế mạnh của các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Việc
phát triển du lịch biển đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực thể hiện trên các mặt
sau:
Hoạt động du lịch biển luôn chiếm tỷ trọng lớn, đóng góp quan trọng cho sự
phát triển chung của toàn ngành du lịch và kinh tế xã hội của vùng biển nói chung ở
các quốc gia có lợi thế về biển. Du lịch biển được xem là loại hình chủ đạo, đóng vai

trị mũi nhọn trong phát triển ngành du lịch ở các quốc gia này, và cũng là động lực
thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác. Du lịch biển được xem là giải pháp để
vực dậy và phát triển kinh tế ở các quốc gia ven biển hiện nay.
Du lịch biển là động lực thúc đẩy kinh tế biển của địa phương phát triển. Du
lịch biển có vai trị đẩy mạnh hoạt động khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy hải
sản tại chỗ cung cấp cho khách du lịch. Bên cạnh đó, góp phần nâng cao chất lượng
của các sản phẩm du lịch, đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của du khách. Hoạt
động du lịch biển là điều kiện để các địa phương xuất khẩu hàng hóa tại chỗ với giá
cao, đóng góp tích cực cho kinh tế của địa phương.
Du lịch biển giúp thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội vùng ven biển, thu hút đầu
tư, phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật (giao thông, điện, nước, cơ sở y tế,
nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, mua sắm…). Việc phát triển các hệ thống này
không chỉ phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch mà cịn góp phần cải thiện và
nâng cao đời sống của cộng đồng địa phương.
Thực tế cho thấy lâu nay đa số dân cư ở vùng ven biển thường nghèo và sống
phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn lợi biển. Phát triển du lịch biển, ven biển góp phần
giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao đời sống, thu nhập cho cư dân địa phương. Ở
một số quốc gia đã có nhiều họat động, chương trình đa dạng sinh kế bền vững cho
cư dân ven biển được triển khai như đào tạo nghề thủ công mỹ nghệ; sản xuất các
sản phẩm mỹ nghệ bán cho khách du lịch, đào tạo nghề hướng dẫn viên du lịch cho
cộng đồng dân cư…mang lại nhiều thành tựu đáng kể.

18


Trong những năm gần đây, phát triển du lịch luôn gắn liền với quan điểm phát
triển bền vững, đặc biệt khi các quốc gia phát triển loại hình du lịch biển càng chú
trọng hơn đến vấn đề này. Quản lý tốt hoạt động du lịch biển sẽ đóng góp rất nhiều
cho các nỗ lực bảo tồn từ những lợi ích về vật chất mà du lịch mang lại. Điều này,
đòi hỏi có sự tham gia của của cộng đồng địa phương, khách du lịch, giúp họ nâng

cao ý thức và hiểu biết nhằm cải thiện môi trường sinh thái, bảo vệ môi trường, bảo
vệ nguồn tài nguyên biển và ven biển.
Cũng như bao loại hình du lịch khác, bên cạnh những tác động tích cực thì
phát triển du lịch biển cũng mang lại những ảnh hưởng, nguy cơ đối với môi trường
và cộng đồng địa phương:
Đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường, những hoạt động du lịch biển
làm tăng chất thải ra mơi trường, góp phần làm suy giảm và ô nhiễm môi trường.
Các nguồn tài nguyên sinh vật biển bị khai thác quá mức và khai thác cả những loài
sinh vậy quý hiếm cần được bảo vệ. Những ảnh hưởng mang lại là làm mất đi cân
bằng sinh thái vốn có và khó hồi phục được.
Hoạt động du lịch phát triển làm tăng các tệ nạn xã hội, một số giá trị văn hóa
có thể bị biến đổi cho thương mại hóa. Ngồi ra cịn tạo sự cách biệt về kinh tế, sự
thay đổi trong nếp sống truyền thống của cộng đồng.
1.1.5 Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch biển
1.1.5.1.Điều kiện tự nhiên
Bao gồm các yếu tố về địa hình, vị trí địa lý, khí hậu, nhiệt độ nước biển…
Những nơi có khí hậu ơn hịa thường được du khách ưa thích, du khách thường
tránh những nơi quá nóng hoặc quá lạnh, quá ẩm hoặc quá khô. Nhiệt độ nước biển
từ 20oC – 25oC được coi là nhiệt độ thích hợp nhất cho hoạt động tắm biển. Bên cạnh
đó những thuận lợi về khả năng tiếp cận các điểm du lịch biển cũng tạo điều kiện
phát triển loại hình du lịch này.
1.1.5.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Cơ sở hạ tầng là điều kiện quan trọng để có thể tiếp cận khai thác các tiềm
năng tài nguyên du lịch và tổ chức các dịch vụ du lịch, là yếu tố đảm bảo điều kiện
chung cho phát triển du lịch.

19


Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là toàn bộ các phương tiện vật chất

kỹ thuật do các tổ chức du lịch tạo ra để khai thác tiềm năng, tạo ra các sản phẩm
du lịch, hàng hóa cung cấp và thỏa mãn nhu cầu của du khách. Bao gồm hệ thống
nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển…
Tuy nhiên, đối với phát triển du lịch biển, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
vật chất kỹ thuật cần chú ý đến vấn đề quy hoạch nhằm hạn chế tối đa sự ảnh
hưởng đối với mơi trường, tính bền vững của môi trường biển và ven biển.
1.1.5.3. Đội ngũ lao động
Là yếu tố quản lý, vận hành, hoạt động du lịch. Chất lượng của đội ngũ lao
động trong hoạt động nghiệp vụ còn quyết định chất lượng sản phẩm du lịch.
Ngành du lịch là ngành mang tính phi sản xuất vật chất, nó khơng mang lại sản
phẩm vật chất mà thơng qua cung cấp dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu của khách. Vì
vậy, có thể cung cấp dịch vụ chất lượng tốt hay khơng là tiêu chí để đánh giá trình
độ phát triển của ngành du lịch, và nó quyết định bởi số lượng và tố chất của cán bộ
nhân viên du lịch.
1.1.5.4. Cơ chế, chính sách
Là mơi trường pháp lý để tạo sự tăng trưởng của “Cung” trong hoạt động du
lịch. Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển du lịch thể hiện ở
việc thu hút đầu tư cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh
doanh du lịch phát triển. Trong du lịch đây cũng được xem là yếu tố quan trọng để
tạo điều kiện cho khách đến.
1.1.5.5. Tình hình an ninh, chính trị
Các nhân tố chính trị có ảnh hưởng lớn đến việc thúc đẩy hoặc kìm hãm sự
phát triển du lịch trong nước và quốc tế. Du lịch chỉ có thể phát triển được trong
hịa bình hữu nghị giữa các quốc gia và dân tộc.
Ở những nước có chế độ chính trị ổn định, tình hình trật tự an toàn xã hội
được đảm bảo sẽ tạo được lực hút lượng du khách đến tham quan du lịch. Ngược lại
những nước, vùng có sự bất ổn về chính trị, xung đột, chiến tranh sẽ gây ảnh hưởng
rất xấu hoặc dẫn đến ngừng trệ các hoạt động du lịch. Thời gian qua, tình hình bất
ổn định ở Indonesia, Phillipine, bất ổn chính trị ở Thái Lan, khủng bố ở Mỹ,… đều


20


được xem là những nguyên nhân chính giảm lượng khách du lịch đến những khu
vực này.
Các hiện tượng tự nhiên, thiên tai xảy ra như bão, động đất, sóng thần hoặc
dịch bệnh cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển du lịch.
1.1.5.6. Cộng đồng dân cư
Cộng đồng dân cư có vai trị lớn trong bảo tồn tài ngun mơi trường và văn
hóa địa phương đảm bảo việc khai thác có hiệu quả các giá trị tài nguyên du lịch
biển phục vụ các mục tiêu phát triển lâu dài. Hoạt động khai thác du lịch song song
với việc mang lại lợi ích cho cộng đồng, đặt vào sự phát triển chung sẽ góp phần tạo
động lực cho cộng đồng tham gia tích cực và hiệu quả.
1.2.Du lịch dải ven biển
1.2.1 Quan niệm về dải ven biển và du lịch dải ven biển
1.2.1.1.Quan niệm về dải ven biển
Theo Ngơ Dỗn Vịnh, dải ven biển (hay còn gọi là vùng ven biển, đới bờ, dải
ven bờ, hoặc dải bờ biển…) là một thực thể tự nhiên hồn chỉnh cấp hành tinh, có
đặc trưng riêng về nguồn gốc phát sinh, về hình thái, về cấu trúc, cơ cấu tài nguyên
và quá trình phát triển tiến hóa. [30, tr. 6]. Mặc dù được nghiên cứu từ lâu nhưng
cho đến nay, khái niệm dải ven biển và phạm vi ranh giới dải ven biển vẫn còn là
những vấn đề chưa thống nhất thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.
Ngoài ra, tùy theo đặc tính địa hình của các quốc gia mà có nhiều cách gọi khác
nhau, tuy nhiên được sử dụng thường xuyên nhất là thuật ngữ vùng ven biển và dải
ven biển.
Ở nước ta, khái niệm về dải ven biển cũng đã được đề cập từ lâu dưới nhiều
góc độ khác nhau và trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Dựa trên cơ sở khoa
học cho phát triển dải ven biển Việt Nam, đề tài thiên về quan niệm dải ven biển
của Nguyễn Chu Hồi,“Dải ven biển là khu vực chuyển tiếp giữa lục địa và biển, được
đặc trưng bởi các quá trình tương tác giữa lục địa và biển, giữa nước ngọt và nước

mặn và giữa các hệ sinh thái khác nhau trong dải”.[34, tr. 11]
1.2.1.2. Phạm vi ranh giới dải ven biển

21


Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã đưa ra rất nhiều phương án về xác
định ranh giới dải ven biển, trong đó phần lớn việc xác định ranh giới dải ven biển
dựa trên căn cứ về tự nhiên.
Theo nghiên cứu của Lê Trọng Bình, ở mỗi nước có quy định giới hạn khác
nhau đối với lãnh thổ không gian ven biển, là dải đất ven bờ có chiều rộng tính từ
giới hạn mực nước thuỷ triều cao nhất (triều cường) hoặc trung bình vào trong đất
liền. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới như: Tây Ban Nha quy định vùng ven
biển có ranh giới từ 500m – 25km; Brazil có chiều sâu từ 2-12km; Costa Rica quy
định vùng ven biển là dải đất rộng 200m; Sri Lanka quy định là dải đất rộng 300m
đến 2km. Riêng Trung Quốc tính dải đất chiều rộng 10km đến giới hạn vùng nước
có độ sâu 15m. Ở Việt Nam, vùng ven biển là lãnh thổ đất liền giáp biển, có chiều
rộng 10-20km tính từ giới hạn mực nước thuỷ triều trung bình vào trong đất liền
[4, tr. 8].
Phạm vi ranh giới dải ven biển thường là tương đối và mang tính ước lệ, có khi
trùng hợp với ranh giới hành chính và có khi khơng trùng với ranh giới hành chính.
Trong nhiều nghiên cứu, để thuận tiện cho việc thu thập số liệu, dự báo các chỉ tiêu
phát triển và tổ chức không gian du lịch, phát triển kinh tế xã hội, các nhà nghiên
cứu thường xác định giới hạn vùng đất ven biển theo ranh giới các đơn vị hành
chính cấp huyện, thành phố, thị xã có vị trí địa lý tiếp giáp với biển.
1.2.1.3. Quan niệm về du lịch dải ven biển
Từ tổng quan về dải ven biển, liên quan đến những nghiên cứu về lĩnh vực du
lịch và theo quan điểm phát triển du lịch, du lịch dải ven biển được hiểu làhoạt
động du lịch được diễn ra trên khoảng không gian hẹp trong phạm vi tương tác
biển – lục địa mà tại đó có các tài nguyên du lịch thu hút du khách.Đó thường là

vùng bờ biển có các bãi tắm, các vách biển và dải đất hẹp ven biển dùng để phát
triển cơ sở hạ tầng du lịch, rừng ngập mặn, ám tiêu san hô, vũng vịnh, đầm phá,
cửa sông, cồn cát, các đảo, các ngư trường gần bờ… dùng cho phát triển du lịch [9,
tr.71].

22


×