Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Chính sách phát triển truyền thông từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.25 KB, 90 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG VĂN NỞ

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN TRUYỀN THÔNG
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HA NỘI, năm 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG VĂN NỞ

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN TRUYỀN THÔNG
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60 34 04 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. MAI HÀ


HA NỘI, năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa học và Luận văn Thạc sỹ của mình, trước hết em
xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc, các khoa, phòng, các thầy cô
giáo Học viện Khoa học Xã hội đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý
báu cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện Luận văn Thạc sỹ.
Nội dung cơ bản của Luận văn được nghiên cứu xây dựng trên cơ sở kế
thừa cao nhất những kết quả nghiên cứu hiện có, và em luôn ý thức rằng,
những gì được trình bầy trong báo cáo tổng hợp này là trí tuệ tập thể của
nhiều tập thể nghiên cứu đã từng quan tâm tới chuyên đề nghiên cứu. Phần
đóng góp khiêm tốn của Luận văn chỉ là tập hợp, hệ thống hoá, xử lý, lựa
chọn và nâng cấp những nội dung liên quan tới chuyên đề nghiên cứu. Mặc dù
đã làm việc với một tinh thần hết sức nghiêm túc và cố gắng nhưng do thời
gian và trình độ có hạn, bản luận văn này của em chắc chắn sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của các Thầy Cô, bạn bè và tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Mai Hà- Thầy đã trực tiếp giảng
dạy và hướng dẫn, giúp đỡ hết sức tận tình để em hoàn thành Luận văn này.
Trân trọng;


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn
Thạc sỹ Chính sách công: “Chính sách phát triển truyền thông từ thực tiễn
thành phố Đà Nẵng” là hoàn toàn trung thực, không trùng lặp với các đề tài
khác trong cùng lĩnh vực. Các thông tin, tài liệu trình bày trong Luận văn này
đã được ghi rõ nguồn gốc. Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân
tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Mai Hà.

Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Tác giả luận văn

ĐẶNG VĂN NỞ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TRUYỀN
THÔNG ............................................................................................................ 8
1.1. Khái niệm chính sách truyền thông............................................................ 8
1.2. Vấn đề chính sách truyền thông ............................................................... 11
1.3. Giải pháp và công cụ của chính sách truyền thông.................................. 17
1.4. Chủ thể chính sách truyền thông .............................................................. 20
1.5. Thể chế chính sách truyền thông.............................................................. 21
1.6. Những nhân tố tác động đến chính sách truyền thông ............................. 23
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN TRUYỀN
THÔNG TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .............................. 39
2.1. Các vấn đề, mục tiêu, chủ thể và thể chế phát triển truyền thông từ thực
tiễn thành phố Đà Nẵng................................................................................... 39
2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách truyền thông thành phố Đà Nẵng . 45
2.3. Thực trạng triển khai thực hiện các giải pháp và công cụ chính sách
truyền thông thành phố Đà Nẵng .................................................................... 55
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
TRUYỀN THÔNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY .................. 62
3.1. Nhu cầu, mục tiêu, định hướng hoàn thiện chính sách truyền thông....... 62
3.2. Các giải pháp hoàn thiện chính sách truyền thông ở thành phố Đà Nẵng... 67
3.3. Kiến nghị .................................................................................................. 76
KẾT LUẬN .................................................................................................... 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH-HĐH

: Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa

CNTT

: Công nghệ thông tin

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

CPĐT

: Chính phủ điện tử

Internet

: Mạng thông tin quốc tế

KT-XH

: Kinh tế- xã hội

TT&TT

: Thông tin và Truyền thông


TMĐT

: Thương mại điện tử

UBND

: Ủy ban nhân dân

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đến mọi vấn đề của xã hội. Truyền
thông tác động đến nhận thức của công chúng, từ nhận thức sẽ tác động đến
hành động và ứng xử của công chúng. Khi mà một ứng xử của công chúng
được lặp đi lặp lại sẽ thành nề nếp, tập quán cuối cùng trở thành những chuẩn
mực của xã hội. Nhờ đến truyền thông mà những vấn đề này được xã hội chấp
nhận và lan truyền nhanh trong công chúng.
Truyền thông có tác động đến các nhóm đối tượng như sau:
Đối với chính quyền nhà nước:
Giúp các cơ quan nhà nước đưa thông tin đến người dân về các chính
sách kinh tế, văn hóa xã hội, luật pháp đến với dân chúng, thuyết phục công
chúng thay đổi về nhận thức và hành xử đúng pháp luật. Ngoài ra chính phủ
cũng nhờ truyền thông để thăm dò lấy ý kiến của dư luận trước khi ban hành
các văn bản pháp lý. Nhờ truyền thông mà nhà nước điều chính các chính
sách quản lý của mình và tạo ra sự đồng thuận cao trong dân chúng.

Truyền thông làm cho chính phủ, những người thừa hành pháp luật
được trong sạch và minh bạch hơn, thông qua thông tin phản biện của các đối
tượng dân chúng trong xã hội.
Đối với công chúng:
Giúp cho người dân cập nhật thông tin kinh tế văn hóa xã hội, pháp luật
trong và ngoài nước. Giúp người dân giải trí và học tập về phong cách sống
những người xung quanh. Truyền thông ủng hộ cái đẹp và bài trừ cái xấu.
Truyền thông đóng vai trò trong việc tạo ra các xu hướng về lối sống, văn
hóa, thời trang…

1


Ngoài ra truyền thông còn giúp cho người dân phản hồi, nói lên tiếng
nói của mình, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Đối với nền kinh tế:
Nhờ có truyền thông mà doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm và
dịch vụ, giúp cho người mua nhận biết và sử dụng sản phẩm và dịch vụ.
Truyền thông cũng tạo ra nhu cầu tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ, giúp các
công ty tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người, giúp kinh tế phát triển.
Bản thân truyền thông cũng là một ngành kinh tế quan trọng của một
quốc gia, giải quyết công ăn việc làm và tạo ra giá trị cho nền kinh tế.
Truyền thông cũng là công cụ giúp cho người tiêu dùng phản ánh về
chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các nhà sản xuất.
Tính 2 mặt của truyền thông:
Truyền thông cũng có tính 2 mặt của nó nếu thông tin, hình ảnh truyền
đi mang tính tiêu cực, thì tác động của truyền thông cũng tạo ra những ảnh
hưởng tiêu cực cho các đối tượng công chúng trong xã hội. Nhất là những đối
tượng thanh thiếu niên, những đối tượng có trình độ nhận thức còn thấp,
không có khả năng chắt lọc thông tin, nếu thông tin từ truyền thông tiêu cực

thì dễ bị lôi kéo và có những tác động tiêu cực cho bản thân và cho cộng đồng
xã hội.
Trong kinh tế, truyền thông tác động đến tiêu dùng của người dân giúp
người dân tiêu dùng nhiều hơn, giúp kinh tế phát triển. Tuy nhiên, truyền
thông cũng tác động đến việc con người ngày càng tiêu dùng nhiều hơn so với
nhu cầu cần thiết. Con người ngày càng làm việc nhiều hơn để phục vụ cho
các nhu cầu tiêu dùng. Các giá trị vật chất ngày càng được xã hội đánh giá
cao hơn các giá trị tinh thần. Sản xuất và tiêu dùng nhiều sẽ hủy diệt môi
trường và tác động xấu đến đời sống của người dân.

2


Sau 20 chia tách từ tỉnh Quảng Nam và trở thành thành phố trực thuộc
Trung ương (1997), Đà Nẵng hiện nay là một trong những trung tâm báo chí
lớn của cả nước (sau Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh). Hiện Đà
Nẵng có 08 cơ quan báo chí địa phương với 07 ấn phẩm, 04 kênh truyền hình,
01 kênh phát thanh, 01 báo điện tử hoạt động thường xuyên; 01 ấn phẩm đặc
san (04 kỳ/năm); 05 Đài Truyền thanh cấp quận, huyện và 17 bản tin với 118
kỳ/năm.
Về cơ quan báo chí Trung ương và các địa phương khác hoạt động trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng, có: 07 cơ quan báo chí Trung ương đóng tòa
soạn; 71 cơ quan báo chí Trung ương đặt văn phòng đại diện; 23 cơ quan báo
chí Trung ương và địa phương cử phóng viên thường trú (trong đó có 06 cơ
quan báo chí cử phóng viên thường trú nhưng chưa đáp ứng đủ các điều kiện
theo quy định của pháp luật về báo chí).
Về truyền hình trả tiền: Đà Nẵng hiện có 08 doanh nghiệp hoạt động truyền
hình trả tiền với 183.622 thuê bao, trong đó Truyền hình cáp Sông thu chiếm tỷ lệ
lớn (65%) với 120.059 thuê bao (số liệu cập nhật đến tháng 6 năm 2015).
Trong khuôn khổ luận văn này, tôi chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá

08 cơ quan báo chí thuộc thành phố Đà Nẵng để làm rõ chính sách phát triển
truyền thông từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.
Theo đó, trong thời gian qua, các cơ quan báo chí của thành phố Đà Nẵng
hoạt động đúng tôn chỉ mục đích, đúng định hướng của Đảng và pháp luật của
Nhà nước, góp phần quan trọng trong xây dựng và phát triển thành phố.
Nhịp sống hiện đại cũng đòi hỏi con người lựa chọn hình thức thông tin
nhanh gọn, trực tiếp, dễ nhớ, dễ hiểu. Chính vì vậy, các cơ quan báo, đài
muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng nội
dung thông tin cũng như hình thức thể hiện nhằm đáp ứng nhu cầu, mong đợi
của khán giả trong và ngoài nước. Việc đổi mới nội dung thông tin, đa dạng

3


hoá các chủ đề, cập nhật công nghệ tiên tiến đã trở thành những vấn đề then
chốt hàng đầu của các cơ quan báo chí trong cả nước.
Tuy nhiên, phần lớn các cơ quan truyền thông của thành phố Đà Nẵng
vẫn chưa ngang tầm với tiềm năng hiện có; chưa có nhiều đột phá trong việc
tạo nhiều ấn phẩm có chất lượng cao và nội dung tốt; thiếu những chương
trình truyền hình có sức lan tỏa sâu rộng… Một trong những nguyên nhân là
do nguồn nhân lực cho truyền thông vẫn còn yếu; chất lượng các phương tiện
truyền thông chưa cao và việc bố trí nguồn vốn cho công tác truyền thông vẫn
chưa tương xứng trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, truyền thông đang phát triển vô cùng
mạnh mẽ. Một số tập đoàn truyền thông khổng lồ đang nắm giữ vị trí độc
quyền, chiếm lĩnh không gian thông tin toàn cầu, thao túng dư luận và tác
động mạnh mẽ đến ý thức xã hội toàn cầu. Thông tin là một nhu cầu thiết yếu,
vì vậy, truyền thông ngày càng thâm nhập sâu vào tất cả các lĩnh vực chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh…

Ngành truyền thông Việt Nam và Đà Nẵng nói riêng vẫn còn một
khoảng cách khá xa so với các nước trên thế giới. Truyền thông chưa thật sự
trở thành một ngành công nghiệp đem về nhiều lợi nhuận như nhiều nước trên
thế giới. Về lâu dài, Đà Nẵng cần hướng đến xây dựng một ngành công
nghiệp truyền thông chuyên nghiệp.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có nhiều tác phẩm, khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ, tiến sỹ,
các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến vấn đề truyền thông trên nhiều
lĩnh vực…, như: Luận án Phát triển nhân lực nhà báo của các Đài Phát thanh Truyền hình của các Thành phố lớn Việt Nam - Nghiên cứu điển hình tại Đài
Phát thanh - Truyền hình Hà Nội của tác giả Nguyễn Tiến Dũng.

4


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full

















×