BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ HẰNG
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA DIỄN ĐÀN CHÂU Á BÁC NGAO
(2001 - 2012)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
2
NGHỆ AN - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ HẰNG
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA DIỄN ĐÀN CHÂU Á BÁC NGAO
(2001 - 2012)
Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới
Mã số: 60.22.03.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học:
TS. HẮC XUÂN CẢNH
4
NGHỆ AN - 2013
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành là kết quả công sức đóng góp của nhiều
người. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn TS Hắc Xuân Cảnh, người đã
trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thiện công trình này. Chính TS đã gợi mở, định
hướng cho tôi ngay từ đầu khi lựa chọn đề tài, hình thành đề cương và đến
thành quả cuối cùng.
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử, Phòng Đào
tạo Sau đại học của Trường Đại học Vinh đã động viên, tạo điều kiện thuận
lợi để tôi hoàn thành luận văn.
Cảm ơn các vị lãnh đạo nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi thực hiện được tâm nguyện của mình. Cảm ơn các bạn đồng
nghiệp, anh chị em trong lớp cao học lịch sử khóa 19 Trường Đại học Vinh
đã cho tôi niềm vui, sự tự tin để hoàn thành công việc.
Xin các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp nhận nơi đây lòng biết ơn
sâu sắc của tôi.
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................5
MỞ ĐẦU...........................................................................................................8
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................8
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................10
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...............................................................13
3.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................13
3.2. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................13
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................14
4.1. Mục đích...........................................................................................14
4.2. Nhiệm vụ..........................................................................................14
5. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu.................................................14
5.1. Nguồn tư liệu....................................................................................14
5.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................15
6. Đóng góp của luận văn............................................................................15
7. Bố cục của luận văn.................................................................................16
NỘI DUNG.....................................................................................................17
Chương 1
SỰ RA ĐỜI, CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA
DIỄN ĐÀN CHÂU Á BÁC NGAO................................................................17
1.1. Sự ra đời của Diễn đàn châu Á Bác Ngao............................................17
1.1.1. Vài nét về Thị trấn Bác Ngao và Diễn đàn châu Á Bác Ngao.......17
1.1.2. Những nhân tố thúc đẩy sự ra đời của Diễn đàn Bác Ngao..........19
1.1.3. Sự ra đời và mục tiêu của Diễn đàn châu Á Bác Ngao.................24
1.2. Cơ cấu tổ chức, nguyên tắc và cơ chế hoạt động của Diễn đàn châu Á
Bác Ngao.....................................................................................................30
1.2.1. Cơ cấu tổ chức...............................................................................30
1.2.2. Nguyên tắc hoạt động của Diễn đàn châu Á Bác Ngao................37
1.2.3. Cơ chế hoạt động của Diễn đàn châu Á Bác Ngao.......................40
1.3. Thành viên của Diễn đàn châu Á Bác Ngao........................................42
Tiểu kết chương 1........................................................................................46
Chương 2
QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DIẾN ĐÀN CHÂU Á BÁC NGAO
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2012....................................................................48
2.1. Giai đoạn 2001 - 2004..........................................................................48
2.1.1. Bối cảnh lịch sử.............................................................................48
7
2.1.2. Những hoạt động chính của Diễn đàn Bác Ngao từ năm 2001 đến
năm 2004.................................................................................................50
2.2. Giai đoạn 2005 - 2008..........................................................................56
2.2.1. Bối cảnh lịch sử.............................................................................56
2.2.2. Nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động...................................................58
2.2.3. Những hoạt động chính ................................................................60
2.3. Giai đoạn 2009 - 2012..........................................................................69
2.3.1. Những nhân tố mới tác động đến Diễn đàn châu Á Bác Ngao.....69
2.3.2. Nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động...................................................73
2.3.3. Những hoạt động chính của Diễn đàn Bác Ngao..........................77
Tiểu kết chương 2........................................................................................87
Chương 3
MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ DIỄN ĐÀN CHÂU Á BÁC NGAO....................88
3.1. Thành tựu và hạn chế............................................................................88
3.2. Vai trò của Diễn đàn châu Á Bác Ngao đối với sự phát triển của châu Á
và thế giới....................................................................................................95
3.3. Triển vọng phát triển của Diễn đàn châu Á Bác Ngao ......................101
3.3.1. Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động của Diễn đàn châu
Á Bác Ngao trong thời gian tới.............................................................101
3.3.2. Xu hướng phát triển của Diễn đàn châu Á Bác Ngao trong những
năm tiếp theo.........................................................................................107
KẾT LUẬN...................................................................................................109
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................112
PHỤ LỤC
8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới đang ngày càng diễn ra những thay đổi sâu sắc: xu thế đa cực
hóa chính trị và toàn cầu hóa về kinh tế tiếp tục phát triển, mưu cầu hòa bình,
hợp tác và phát triển đã và đang trở thành tiếng gọi đồng thanh của nhân dân
các nước và là dòng chảy chính của thời đại. Cơ cấu kinh tế trong phạm vi
toàn cầu đang gia tăng tiến độ điều chỉnh, tiến bộ khoa học - kỹ thuật mỗi
ngày một mới, kinh tế tri thức đang khởi sắc, cạnh tranh quốc tế ngày càng
quyết liệt... Châu Á trong thế kỉ mới đang đứng trước những cơ hội to lớn
nhưng cũng đối diện với những thử thách cam go.
Là một châu lục lớn, châu Á chiếm đến 60% dân số thế giới, với tài
nguyên hết sức phong phú, có lịch sử lâu đời, nền văn hóa đa dạng. Giữa thế
kỉ trước sự biến chuyển to lớn và quật khởi của châu Á đã viết nên những
trang huy hoàng về phát triển châu Á và cũng trở thành tiêu chí rõ rệt cho sự
tiến bộ nhân loại. Hướng vào thế kỉ mới, châu Á với lịch sử huy hoàng đó
chắc chắn sẽ tạo nên nét văn minh tươi đẹp nhiều màu sắc hơn.
Nhìn một cách tổng thể, trong những thập niên gần đây, với sự nỗ lực
của các quốc gia châu Á, ý thức hợp tác khu vực bình đẳng cùng có lợi đang
ngày càng được tăng cường. Các tổ chức hợp tác khu vực đang ngày càng thể
hiện vai trò lớn trong việc thúc đẩy hợp tác khu vực. Tổ chức hợp tác kinh tế
châu Á - Thái Bình Dương (APEC) không ngừng phát triển, hợp tác khu vực
Đông Á cũng đang chuyển động, Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) thì
đang vận hành thuận lợi… Điều này tạo nên những kênh và cơ chế quan trọng
để các nước châu Á và khu vực mở rộng giao lưu, đi sâu hợp tác. Thế nhưng
so với hợp tác ở khu vực châu Âu và Bắc Mỹ, hợp tác khu vực ở châu Á còn
tương đối lạc hậu. Chính vì vậy, trước những thách thức và cơ hội do toàn cầu
9
hóa đem lại, châu Á cần thúc đẩy hợp tác hơn nữa trong các lĩnh vực, nhất là
hợp tác kinh tế theo cả bề rộng lẫn chiều sâu.
Trong bối cảnh chung của xu thế hợp tác khu vực và quốc tế, năm
1998, nguyên Thủ tướng Australia là Bob Hawce, nguyên Thủ tướng Nhật
Bản Hosokawa, và nguyên Tổng thống Philippines Ramos đề ra ý tưởng về
thành lập một diễn đàn kinh tế riêng của châu Á theo mô hình của diễn đàn
kinh tế thế giới DAVOS (Thụy Sĩ). Ý tưởng này đã nhận được sự hưởng ứng
nhiệt tình từ các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc - một thành viên lớn
nhất trong khu vực.
Ngày 27/02/2001, Diễn đàn châu Á Bác Ngao chính thức được thành
lập, là kết quả của những nỗ lực từ phía các nước châu Á, nhất là Chính phủ
Trung Quốc và chính quyền Thành phố Quỳnh Hải, tỉnh Hải Nam. Điều này
đã phản ánh được trào lưu phát triển của thời đại và nguyện vọng chung của
các nước châu Á.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao là diễn đàn mang tính quốc tế và phi chính
phủ, lấy các nước châu Á làm chủ thể, đồng thời mở cửa đối với các khu vực
khác, tạo điều kiện để nhân sĩ các nước gặp gỡ, đối thoại về các vấn đề phát
triển kinh tế khu vực, dân số và môi trường châu Á. Diễn đàn này phản ánh nhu
cầu thời đại của các nước châu Á là mong muốn tăng cường đối thoại, tìm kiếm
hợp tác, thực hiện phát triển chung trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế.
Cho đến nay, sau 12 năm ra đời và hoạt động, Diễn đàn châu Á Bác
Ngao đã và đang đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong việc thúc đẩy
hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực, cũng như giữa châu Á với các châu
lục khác. Bên cạnh đó, những nét riêng biệt về cơ cấu tổ chức, nguyên tắc
hoạt động… của Diễn đàn châu Á Bác Ngao đang là những vấn đề cần được
tìm hiểu một cách sâu sắc nhằm rút ra những bài học cho việc hợp tác, liên
kết khu vực và quốc tế.
10
Là một thành viên của châu Á, Việt Nam đã và đang tham gia tích cực
và có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển Diễn đàn Bác Ngao ngay
từ khi thành lập đến nay, vì diễn đàn này có ý nghĩa quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói riêng cũng như khu vực châu Á
nói chung.
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, chúng tôi quyết định chọn vấn
đề “Quá trình hình thành và phát triển của Diễn đàn châu Á Bác Ngao (2001
- 2012)” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ của mình nhằm góp phần tìm hiểu thêm
về một diễn đàn kinh tế trọng yếu ở khu vực châu Á.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về các diễn đàn như: Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình
Dương (APEC), diễn đàn kinh tế Á - Âu (ASEM)… được nhiều học giả trong
nước cũng như trên thế giới lưu tâm và đã có nhiều công trình được công bố.
Tuy nhiên nghiên cứu về Diễn đàn châu Á Bác Ngao hầu như mới chỉ được
các học giả quan tâm trong những năm gần đây. Do đó việc tìm hiểu về Diễn
đàn này là một vấn đề còn hết sức mới mẻ, đặc biệt là ở Việt Nam.
Ở nước ngoài, ngay cả ở Trung Quốc, việc nghiên cứu về Diễn đàn Bác
Ngao cũng còn hết sức ít ỏi, phần lớn chỉ mới dừng lại ở việc đưa tin về diễn
biến, kết quả của các hội nghị thường niên của Diễn đàn, còn những vấn đề
khác của Diễn đàn này được đề cập hết sức mờ nhạt. Các nhà nghiên cứu của
viện Khoa học Xã hội Trung Quốc đã có một số bài viết đề cập đến vấn đề
này như: Điểm qua 10 lần hội nghị Bác Ngao của Triệu Hoa Thắng, Tạp chí
Nghiên cứu Trung Quốc, 2012; Diễn đàn châu Á Bác Ngao - cơ hội tạo dựng
niềm tin của Hình Quảng Trình, TTXVN, 2009; Diễn đàn lịch sử, do Lê Văn
Sang (dịch), Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 3, 2001. Đáng kể nhất là
bài: Nhận thức chung Bác Ngao tiếp thêm sức sống mới cho sự phát triển của
châu Á của Vương Kim Tồn, Viện Nghiên cứu KHXH Trung Quốc, Tạp chí
The People Daily, 2012…
11
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về Diễn đàn châu Á Bác Ngao cũng còn
hết sức hạn chế, chưa đạt được kết quả nào đáng kể. Nhìn chung, cho đến
hiện nay, khi đề cập đến Diễn đàn châu Á Bác Ngao chỉ mới dừng lại ở một
số bài viết dưới dạng đưa tin của các trung tâm, viện nghiên cứu đăng trên các
tạp chí: Nghiên cứu Trung Quốc, Nghiên cứu Đông Bắc Á, TTXVN… Các
bài báo này chủ yếu là đưa các thông tin bên lề về các hội nghị thường niên
của Diễn đàn châu Á Bác Ngao. Trong số đó, đáng kể nhất là Tạp chí nghiên
cứu Trung Quốc số 4, 2001 với một loạt bài về công tác chuẩn bị và thông tin
xung quanh Hội nghị thành lập Diễn đàn châu Á Bác Ngao như: Đại hội
thành lập và bế mạc Diễn đàn châu Á Bác Ngao; Hội nghị ủy ban trù bị Diễn
đàn châu Á Bác Ngao; Tuyên bố Diễn đàn châu Á Bác Ngao; Toàn văn bài
phát biểu của Giang Trạch Dân và Tiền Kì Tham tại Đại hội thành lập Diễn
đàn châu Á Bác Ngao… Những thông tin này dù không nhiều nhưng là tài
liệu hết sức quý giá để chúng tôi hình thành những nhận thức ban đầu về Diễn
đàn mới mẻ này.
Năm 2002, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc tiếp tục đăng tải các thông
tin về nội dung, quy mô, đánh giá của quốc tế về Hội thường niên lần thứ nhất
của Diễn đàn châu Á Bác Ngao. Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 6, 2002
đăng bài: Toàn văn bài phát biểu của Chu Dung Cơ tại Hội nghị lần thứ nhất
Diễn đàn châu Á Bác Ngao và bài viết: Hội nghị thường niên lần thứ nhất:
đánh giá của dư luận và kết quả đạt được… Trong các năm tiếp theo, tạp chí
này cũng đăng tải khá đầy đủ về các thông tin liên quan đến hội nghị hàng
năm của Diễn đàn châu Á Bác Ngao.
Ngoài Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, các ấn phẩm của Bộ Ngoại
Giao Việt Nam, TTXVN, Quan hệ quốc tế, Lao động, Tân Hoa xã, Tuần báo
Bắc Kinh (Trung Quốc)… cũng có một số bài đề cập đến Diễn đàn châu Á
Bác Ngao. Tiểu biểu là việc đăng tải toàn văn các bài phát biểu quan trọng
12
của các lãnh đạo cấp cao khi dự hội nghị như: Bài phát biểu của Ngô Bang
Quốc năm 2007; Bài phát biểu của Nguyễn Tấn Dũng năm 2009; Bài phát
biểu của lãnh đạo các quốc gia tham dự năm 2013… Có thể nói, thông qua
các bài phát biểu dự hội nghị chúng ta có thể thấy được ý kiến đánh giá và
những thông tin về quá trình tham gia và hợp tác của các nước châu Á trong
diễn đàn này. Ngoài ra, diễn đàn còn được đề cập đến trên các hãng thông tấn:
Reuter, Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc…
Ngoài những thông tin đề cập trực tiếp đến Diễn đàn châu Á Bác Ngao,
các học giả trong và ngoài nước cũng có những công trình đề cập đến tiến
trình phát triển của quốc tế và châu Á, đặc biệt là xu hướng toàn cầu hóa và
khu vực hóa trong những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI - những nhân tố
tác động thúc đẩy sự ra đời, việc hình thành cơ chế, nguyên tắc và nội dung
hoạt động của Diễn đàn châu Á Bác Ngao. Tiêu biểu như: Châu Á trong các
kế hoạch của Bắc kinh do Hồ Sĩ Quý dịch, NXB Lao động, H. 2002; Thực
tiễn vĩ đại của việc mở cửa đối ngoại Trung Quốc, Triệu Nhân Vĩ, NXB
Chính trị Quốc gia, H. 2003; Thế giới trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI của
Dương Phú Qúy, NXB Chính trị Quốc gia, H. 2012; Khủng hoảng kinh tế
toàn cầu và giải pháp của Việt Nam của Nguyễn Hương Trinh, NXB Tổng
hợp, TP HCM, 2009; Trung Quốc những đóng góp với hợp tác Đông Á, nhiều
tác giả, NXB Chính trị Quốc gia, H, 2007; Kinh tế đối ngoại - xu hướng điều
chỉnh ở một số nước châu Á trong bối cảnh toàn cầu hóa và tự do hóa, của
Đỗ Đức Thịnh, NXB Thế giới, H. 2003…
Những bài viết, công trình nghiên cứu, bản tin thông tấn trên đã đề cập
đến tình hình phát triển của thế giới và khu vực châu Á đầu thế kỉ XXI, cũng
như quá trình ra đời và phát triển, các nội dung hoạt động của Diễn đàn châu
Á Bác Ngao. Tuy nhiên, sự đề cập này là đứt đoạn, rời rạc theo từng thời
gian, mà chưa xem xét Diễn đàn trong một chỉnh thể thống nhất, liên tục.
13
Chính vì vây, nghiên cứu Diễn đàn châu Á Bác Ngao bằng một công trình
khoa học đầy đủ là một điều cần thiết.
Nói tóm lại, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một
cách chuyên sâu và hệ thống về quá trình hình thành và hoạt động của Diễn
đàn châu Á Bác Ngao. Những tài liệu mà chúng tôi tiếp cận được là tương đối
phong phú, cung cấp những thông tin đáng tin cậy để chúng tôi có thể nghiên
cứu một cách chuyên sâu, toàn diện và hệ thống về quá trình ra đời và hoạt
động của Diễn đàn châu Á Bác Ngao từ năm 2001 đến năm 2012.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc
hoạt động, những hoạt động chính và đóng góp của Diễn đàn châu Á Bác
Ngao từ năm 2001 đến năm 2012.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình hình thành và hoạt
động của Diễn đàn châu Á Bác Ngao thông qua việc nghiên cứu bối cảnh lịch
sử, quá trình vận động thành lập, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động, những
hoạt động chính cùng kết quả đạt được và mặt còn tồn tại của diễn đàn này
qua các giai đoạn lịch sử. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra những nhận định
về thách thức đối với sự phát triển của Diễn đàn châu Á Bác Ngao trong thời
gian tới.
Về thời gian: chúng tôi chọn mốc mở đầu là năm 2001 - năm đánh dấu
sự ra đời của Diễn đàn châu Á Bác Ngao. Năm 2012 được chúng tôi chọn làm
mốc kết thúc của việc nghiên cứu đề tài, do vậy, những sự kiện để nghiên cứu
về quá trình hình thành và phát triển của Diễn đàn châu Á Bác Ngao cũng chỉ
dừng lại đến năm 2012.
Về không gian, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những nội dung trong
khuôn khổ hoạt động của Diễn đàn châu Á Bác Ngao.
14
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
- Thực hiện đề tài này, chúng tôi muốn làm rõ bối cảnh lịch sử, nhu cầu
và những nhân tố thúc đẩy sự ra đời của Diễn đàn châu Á Bác Ngao.
- Làm rõ quá trình ra đời, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Diễn đàn
châu Á Bác Ngao.
- Đưa ra những nhận xét về thành tựu, hạn chế và xu thế phát triển của
Diễn đàn châu Á Bác Ngao.
- Nghiên cứu về Diễn đàn châu Á - Bác Ngao cũng nhằm mục đích
giúp chúng tôi có thêm hiểu biết về một diễn đàn kinh tế khu vực đang hoạt
động sôi nổi và có nhiều đóng góp cho hợp tác và phát triển của nhiều nước
nói riêng và châu Á nói chung.
4.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích trên, chúng tôi tập trung vào thực hiện
những nhiệm vụ sau:
- Sưu tầm, tập hợp và xử lý nguồn tư liệu có liên quan, từ đó phân tích
một cách khách quan và hệ thống về quá trình ra đời, những hoạt động chính
của Diễn đàn châu Á Bác Ngao thông qua bối cảnh lịch sử và quá trình vận
động thành lập, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động và các hội nghị thường
niên của diễn đàn từ khi thành lập đến năm 2012.
- Trên cơ sở những hoạt động chính của Diễn đàn châu Á Bác Ngao từ
năm 2001 đến năm 2012, luận văn phân tích, đánh giá những thành tựu và
hạn chế của diễn đàn này qua các giai đoạn lịch sử. Đồng thời nêu lên xu thế
phát triển của Diễn đàn trong thời gian tới.
5. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
- Tư liệu chủ yếu là tài liệu gốc gồm văn kiện của Hội nghị thành lập
15
Diễn đàn châu Á Bác Ngao và các hội nghị thường niên của Diễn đàn này
được đăng tải trên trang Web chính thức của Diễn đàn châu Á Bác Ngao.
- Nguồn tư liệu là các công trình khoa học, các bài báo, tạp chí của các
học giả Việt Nam và nước ngoài, đăng trên các tạp chí Nghiên cứu Trung
Quốc, Nghiên cứu Đông Bắc Á, Báo Nhân Dân…
- Các bài diễn văn, bài phát biểu, trả lời phỏng vấn của các nhà lãnh
đạo các nước tham gia Diễn đàn châu Á Bác Ngao, được đăng tải trên: Bản
tin Thông tấn xã Việt Nam và một số trang Web đáng tin cậy.
Nguồn tư liệu mà chúng tôi sử dụng là tiếng Việt và tiếng Trung.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, chúng tôi sử dụng các phương pháp lịch sử và lôgic, phương pháp so
sánh sử học… Đặc biệt chúng tôi còn sử dụng phương pháp sưu tầm, tập hợp
tư liệu có liên quan đến đề tài tại Thư viện các trường đại học, các Trung tâm
lưu trữ quốc gia, các Viện nghiên cứu, các trang Web…, trong đó phương
pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp lôgic đóng vai trò quan trọng nhất.
- Trong quá trình nghiên cứu trên cơ sở những phương pháp cụ thể trên,
chúng tôi dùng phương pháp tổng hợp, thống kê, đánh giá sự kiện lịch sử một
cách chân thực và khách quan nhất, đồng thời tác giả còn tiến hành so sánh,
thẩm định, đối chiếu giữa các nguồn tư liệu tìm được.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn có những đóng góp trên các khía cạnh sau:
- Là tài liệu tham khảo tương đối có tính hệ thống đầu tiên ở Việt
Nam về quá trình hình thành và những hoạt động chính của Diễn đàn châu
Á Bác Ngao.
- Trên cơ sở phân tích, so sánh, đánh giá những thành tựu và hạn chế
của Diễn đàn châu Á Bác Ngao trong quá trình hoạt động từ năm 2001 đến
16
năm 2012, chúng tôi bước bầu đánh giá tác động của Diễn đàn đối với môi
trường hợp tác, phát triển ở khu vực châu Á và giữa châu Á với thế giới.
- Luận văn cũng cung cấp một số dự đoán về xu thế phát triển của Diễn
đàn châu Á Bác Ngao và châu Á trong tương lai.
- Luận văn còn góp phần cung cấp nguồn tư liệu tương đối đầy đủ, tin
cậy về Diễn đàn châu Á Bác Ngao được khai thác từ báo chí, các viện nghiên
cứu, các văn bản chính thức của diễn đàn… Đây là điều bổ ích trong hoàn
cảnh Việt Nam tham dự nhiều sân chơi hợp tác quốc tế nhưng lại thiếu thông
tin và tư liệu cần thiết.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội
dung của luận văn gồm có 3 chương.
Chương 1:
Sự ra đời, cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của
Diễn đàn châu Á Bác Ngao.
Chương 2: Quá trình hoạt động của Diễn đàn châu Á Bác Ngao từ
năm 2001 đến năm 2012
Chương 3:
Một số nhận xét về Diễn đàn châu Á Bác Ngao.
17
NỘI DUNG
Chương 1
SỰ RA ĐỜI, CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
CỦA DIỄN ĐÀN CHÂU Á BÁC NGAO
1.1. Sự ra đời của Diễn đàn châu Á Bác Ngao
1.1.1. Vài nét về Thị trấn Bác Ngao và Diễn đàn châu Á Bác Ngao
Bác Ngao là một thị trấn thuộc tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Đây là một
thị trấn xinh đẹp với diện tích 31 km², tọa lạc ở bờ biển phía Đông huyện
Quỳnh Hải, nơi có sông Vạn Tuyền đổ ra phía Nam. Bác Ngao được hình
thành dựa trên một cảnh quan độc đáo và là nơi có môi trường sinh thái thiên
nhiên được bảo tồn hoàn hảo nhất trên thế giới, với cảnh núi, sông, hồ, biển,
đảo liền thành một dải, cùng phong cảnh tươi đẹp của rừng cây, bãi cát, suối
nước nóng… Bên cạnh đó, tạo hóa đã ban tặng cho nơi đây khá nhiều hòn đảo
và dòng sông đẹp kỳ diệu. Địa hình của Bác Ngao tương tự như: Miami của
Mỹ hay Gold Coast của Autraslia. Còn ở châu Á, Bác Ngao là nơi duy nhất
có địa hình tuyệt đẹp này.
Đến Bác Ngao, điểm nổi bật nhất là Trung tâm hội nghị Diễn đàn châu
Á. Đứng từ xa nhìn sang, toàn cảnh trung tâm hội nghị này giống như một
chiếc vỏ sò màu trắng khổng lồ. Ngoài trung tâm hội nghị quốc tế cao cấp ra,
Bác Ngao còn lấy Diễn đàn châu Á làm chủ đề, hoàn thiện thiết bị đồng bộ
hữu quan, xây dựng nên một loạt khách sạn, biệt thự, làng nghỉ mát, cũng như
thiết bị vui chơi giải trí và rèn luyện sức khỏe…
Ngoài ưu thế về cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, những phong tục tập
quán bản địa và bầu không khí sinh hoạt yên tĩnh, cổ xưa và chất phác của
Bác Ngao là những vẻ đẹp tiềm ẩn của thị trấn này. Phía Nam thị trấn Bác
Ngao là nơi cửa sông Vạn Tuyền đổ ra biển nổi tiếng của Hải Nam, ở đây có
18
một cồn cát đẹp như dải ngọc vươn dài 8,5 km, ngăn chia giữa nước sông và
nước biển. Đứng từ đây nhìn về phía trước là mặt biển bao la sóng nước cuồn
cuộn, mà phía sau là mặt sông phẳng lặng như tờ.
Thị trấn Bác Ngao nhỏ bé với khoảng 10.000 dân, nên thời gian nhộn
nhịp nhất của thị trấn chính là lúc diễn ra hội nghị thường niên của Diễn đàn
châu Á. Vào thời gian này, ở Bác Ngao không chỉ riêng có du khách, mà còn
có cả quan chức chính yếu của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Với một lịch sử lâu dài, môi trường đẹp, khí hậu ôn hòa, cảnh quan độc
đáo, tài nguyên thiên thiên phong phú, giao thông thuận lợi, “Bác Ngao chính
là quà tặng của thiên nhiên, là thiên đường của tự nhiên” [56].
Về hành chính, thị trấn Bác Ngao thuộc đảo Hải Nam, nằm ở khu vực
ven biển phía Đông. Tỉnh Hải Nam được chia tách từ tỉnh Quảng Đông từ
tháng 4/1988 để thành lập một tỉnh. Đây cũng là một đặc khu kinh tế lớn và
có tốc độ phát triển mạnh mẽ. Trong vòng chưa đầy 10 năm, Hải Nam đã trở
thành hòn đảo du lịch nổi tiếng của Trung Quốc, được mệnh danh là “Nam
Hải Tình Sơn”. Đặc biệt, những thay đổi ở hòn đảo này được xem là hình ảnh
thu nhỏ của chính sách cải cách mở cửa hơn 20 năm nay của Trung Quốc, và
cũng là hình ảnh đại diện tiêu biểu nhất cho sự phục hưng của châu Á trong
những năm qua.
Với tất cả những nét độc đáo đó, thị trấn Bác Ngao, tỉnh Hải Nam,
Trung Quốc xứng đáng được chọn là nơi đón chào ánh bình minh mới của
châu Á trong thế kỉ XXI.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao (tiếng Anh: Boao Forum for Asia - viết tắt
là BFA; tiếng Hoa: 博 鳌 鳌 洲 鳌 鳌 ) là một diễn đàn kinh tế quốc tế mang
tính phi chính phủ và phi lợi nhuận dành cho các nhà lãnh đạo chính phủ,
doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu của các nước châu Á và các châu lục
khác. Mục đích của diễn đàn là nhằm chia sẻ tầm nhìn về mọi vấn đề trong
19
khu vực và trên thế giới. Đây là diễn đàn được tổ chức mô phỏng theo Diễn
đàn kinh tế thế giới DAVOS, Thụy Sĩ..
Trụ sở của BFA đặt tại thị trấn Bác Ngao, phía Nam tỉnh Hải Nam,
Trung Quốc. Thị trấn Bác Ngao thuộc thành phố Quỳnh Hải, thuộc đảo Hải
Nam, nằm ở khu vực ven biển phía Đông Trung Quốc. Đây là vùng đất có
lịch sử lâu đời, môi trường đẹp, khí hậu ôn hoà, cảnh quan độc đáo, tài
nguyên thiên phong phú và giao thông thuận lợi. Với những nét độc đáo đó,
Bác Ngao được xem là nơi “đón chào ánh bình minh mới” của châu Á khi
bước vào thế kỉ XXI và là một trung tâm hội nghị mang tầm quốc tế.
Ngay từ khi ra đời, Diễn đàn Bác Ngao đã dành được sự ủng hộ rộng
rãi của các nước châu Á và sớm được chú ý trên toàn thế giới. Diễn đàn
nhanh chóng trở thành nơi gặp gỡ của các nhà lãnh đạo chính phủ, các nhà
kinh doanh, giới học giả châu Á và các châu lục khác đến đối thoại về các vấn
đề quan trọng ở châu Á cũng như trên toàn cầu. Diễn đàn cam kết thúc đẩy
hội nhập sâu hơn về kinh tế khu vực, để đưa châu Á thành một châu lục phồn
vinh và phát triển. Không giống như WTO hoặc những tổ chức, diễn đàn
thương mại đa phương khác, Diễn đàn Bác Ngao không có nghĩa vụ bắt buộc
các thành viên khu vực tham gia hội nghị của mình. Các hội nghị trong diễn
đàn thảo luận chủ đề hàng năm phù hợp với tình hình thế giới, khu vực nhằm
tìm kiếm cơ hội phát triển và khẳng định vị thế của châu Á trong nền kinh tế
thế giới.
1.1.2. Những nhân tố thúc đẩy sự ra đời của Diễn đàn Bác Ngao
1.1.2.1. Nhân tố quốc tế
Từ những năm 80 của thế kỉ XX, dưới tác động của cuộc cách mạng
khoa học - công nghệ, sự phát triển của nền kinh tế thế giới chịu sự tác động
của nhiều xu thế mới như: xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới; xu thế
chuyển từ đối đầu sang đối thoại, từ sự biệt lập sang hợp tác với sự ưu tiên
20
các nguồn lực cho phát triển kinh tế… Trong đó, toàn cầu hoá và hội nhập
kinh tế quốc tế trở thành dòng chảy chính của thời đại và là một trong những
xu thế khách quan tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của kinh tế thế giới.
Toàn cầu hoá không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực thương mại,
mà còn chi phối các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, tài chính, đầu tư, đồng thời có
tác động không nhỏ đến các lĩnh vực văn hoá, xã hội, môi trường ở những
mức độ khác nhau. Toàn cầu hoá đã và đang mở ra những cơ hội và tạo điều
kiện cho các nước trên thế giới khai thác đối đa những lợi thế của mình để
tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Bên cạnh đó, nó cũng đặt mỗi quốc
gia, dân tộc trước sức ép cạnh tranh và những thách thức gay gắt, nhất là với
các nước đang phát triển.
Dưới động mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hoá, trong những năm cuối
thế kỉ XX, thế giới đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng và mạnh mẽ của
các hoạt động liên kết kinh tế khu vực và quốc tế, diễn ra ở nhiều cấp độ khác
nhau từ liên kết tam giác, tứ giác, đến liên kết khu vực như: EU, ASEAN,
NAFTA… rồi liên khu vực như APEC, ASEM và cả liên kết toàn cầu như
WTO. Trong đó liên kết khu vực được coi là dòng chảy chính và đóng vai trò
quan trọng trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Bước sang những năm đầu thế kỉ XXI, theo ước tính có khoảng 24 tổ
chức liên kết kinh tế khu vực có quy mô lớn, với những mức độ quan hệ khác
nhau. Xu thế liên kết kinh tế đã và đang lôi cuốn các nước, các nền kinh tế
vào dòng chảy chung của thời đại. Trong bối cảnh đó, hầu như không có quốc
gia nào không là thành viên của một tổ chức liên kết kinh tế quốc tế. Nhiều
quốc gia đồng thời là thành viên của những tổ chức liên kết kinh tế khác nhau.
Đúng như Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã nhận định: “không thể cô
lập và ném một nước nào đó ra khỏi tiến trình của toàn thế giới. Điều này
liên quan đến triển vọng mở ra trước mỗi nước điều kiện thuận lợi để họ thể
21
hiện và khai thác tiềm năng của mình bằng cách tham gia trong tương tác
kinh tế toàn cầu...” [26].
Cùng với xu thế toàn cầu hoá, xu thế khu vực hoá cũng phát triển mạnh
mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, liên
kết kinh tế khu vực ở châu Âu và Bắc Mỹ được đẩy mạnh thêm một bước.
Các nước thuộc liên hiệp châu Âu đã thoả thuận lập ra thị trường chung vào
năm 1992 và ráo riết hoàn thiện cho sự ra đời của một liên minh với một đồng
tiền chung. Ngày nay, Liên minh châu Âu thực sự đã trở thành mái nhà chung
của các nước trong khu vực.
Trong khi đó, so với dòng chảy hợp tác thế giới và khu vực, liên kết và
hợp tác ở khu vực châu Á vẫn còn nhiều hạn chế. Có thể nói, trong quá trình
phát triển của kinh tế châu Á, những “trọng tài kinh tế” ở khu vực vẫn nằm
trong tay nhiều “ông lớn” của thế giới, nhất là Mỹ. Theo đó, trong quá trình
phát triển, do bị ảnh hưởng bởi các nền kinh tế châu Âu và Mỹ, nên rủi ro về
kinh tế đối với các nước trong khu vực châu Á là tương đối lớn. Vì vậy, bước
sang thế kỉ XXI, vấn đề tăng cường hợp tác khu vực ở châu Á được đặt ra một
cách cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh ấy, sự ra đời của Diễn đàn
châu Á Bác Ngao đã phần nào đáp ứng được nhu cầu thời đại của các nước
trong khu vực.
1.1.2.2. Nhân tố khu vực
Có thể nói, 90 đầu thế kỉ XX đối với châu Á là thời kỳ của chiến tranh và
xung đột, với đủ các loại hình và màu sắc. Tuy nhiên, bước sang những năm
năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, tình hình thế giới đã thay đổi một cách
cơ bản có tính chất bước ngoặt. Sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa
học công nghệ vào cuối thế kỉ XX đã làm cho lực lượng sản xuất của thế giới
lớn mạnh chưa từng thấy. Từ đó làm thay đổi tư duy con người về chiến tranh
và hoà bình, về tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội cũng như lợi ích quốc
22
gia và quan hệ quốc tế. Tuy vẫn còn nhiều bất trắc nhưng có thể thấy rằng hoà
bình, hữu nghị và hợp tác đang trở thành dòng chảy chính của thế giới khi
bước vào thế kỉ mới.
Là một bộ phận quan trọng của thế giới, khu vực châu Á của chúng ta
không thể nằm ngoài dòng chảy đó. Với hơn 50 quốc gia và dân số trên 3 tỉ
người, châu Á nằm trên một dãi đất bao la với hàng trăm dân tộc, sắc tộc, văn
hoá và tôn giáo khác nhau. Đây là những thách thức lớn cho vấn đề hợp tác
phát triển ở khu vực. Dù còn nhiều hạn chế, nhưng những năm cuối thế kỉ
XX, đầu thế kỷ XXI, triển vọng hợp tác ở khu vực châu Á ngày càng đi vào
thực chất hơn so với các châu lục và khu vực khác trên thế giới. Có thể nói,
nếu thế kỉ XIX là của châu Âu, thế kỉ XX là của Bắc Mỹ thì thế kỉ XXI theo
nhiều người dự đoán sẽ là “Thế kỉ châu Á” [43, tr 206]. Đặc biệt, sự phát triển
của Nhật cùng với sự vươn lên mạnh mẽ của “người khổng lồ Trung Quốc”,
đã chứng tỏ sự tiên đoán trên đang dần trở thành hiện thực. Hiện nay, cùng
với ổn định tương đối về chính trị, sự khởi sắc về kinh tế của các nước trong
khu vực, quá trình hợp tác ở châu Á diễn ra nhanh chóng và hiệu quả trên
toàn châu lục. Các tổ chức và diễn đàn khu vực như: Diễn đàn hợp tác kinh tế
châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hội đồng vùng vịnh ở Tây Nam Á
(SAARC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức hợp tác
Thượng Hải (SCO)…ngày càng thu hút đông đảo các thành viên và đang từng
bước thể chế hoá qua các hội nghị thượng đỉnh hàng năm cũng như các hội
nghị chuyên đề ở cấp bộ trưởng và chuyên viên ở cấp khu vực nhỏ. Bên canh
đó, châu Á đã hình thành nhiều cơ chế liên kết và hợp tác trên nhiều quy mô
và nhiều kênh chính thức và không chính thức. Những cơ chế liên kết này đã
phát huy tác dụng tích cực trong việc đẩy mạnh sự hợp tác vì sự phát triển
phồn vinh của các nước ở châu Á.
Trong sự phát triển chung của châu Á, Đông Á luôn được coi là khu
vực năng động nhất. Theo đánh giá, “khu vực này sẽ trở thành khu vực thành
23
đạt nhất trong “tam giác vàng” gồm: Đông Á, Bắc Mỹ, Châu Âu” của thế
giới vào thế kỷ XXI [37; tr 257] Sự tăng trưởng với quy mô lớn đã và đang
đưa tổng thu nhập quốc nội GDP thực tế của 11 nền kinh tế Đông Á (NICs,
ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản…) lên bằng và vượt qua Mỹ. Trong đó, đáng
kể nhất là sự vươn lên của Trung Quốc trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu
thế kỉ XXI. Hamish Mr. Rae cho rằng: “… nếu duy trì được đà phát triển này,
Trung Quốc với dân số 1,2 tỷ người, sẽ có tổng thu nhập quốc nội GDP lớn
hơn trước Mỹ vào năm 2003. Thậm chí với tỷ lệ tăng trưởng bằng một nửa
những năm 80, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2014. Không thể không thấy
được Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2020, một vị trí
chắc chắn sẽ cho phép Trung Quốc có nhiều ảnh hưởng trên chính trường
quốc tế”[43]. Sự phát triển của Trung Quốc là một trong những nhân tố có
tính quyết định làm sống lại nền kinh tế khu vực và góp phần làm sống lại các
“giá trị truyền thống của châu Á” [12]… Chính vì sự phát triển mạnh mẽ này
mà Trung Quốc và một số nước lớn ở châu Á muốn làm chủ vận mệnh và
tương lai phát triển của châu lục mình, gạt bỏ dần ảnh hưởng của Mỹ và các
nước châu Âu, đặc biệt là vai trò trọng tài kinh tế của Mỹ ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Với sự phát triển ấy, tất yếu dẫn đến sự thành lập một tổ
chức thực sự của người châu Á, phục vụ cho vai trò đầu tàu của châu Á trong
tương lai. Đây chính là nhân tố quan trọng nhất dẫn đến sự ra đời của Diễn
đàn châu Á Bác Ngao.
Bên cạnh đó, sự ra đời của Diễn đàn Bác Ngao còn chịu tác động trực
tiếp của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997. Cho đến trước năm 1997, khu
vực châu Á đang phát triển yên bình và đầy triển vọng, thu hút hơn một nửa
tổng số vốn đầu tư bên ngoài dành cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên,
đến giữa năm 1997, một cuộc khủng hoảng tài chính trên diện rộng bắt đầu
xuất hiện ở châu Á. Cuộc khủng hoảng nổ ra đầu tiên ở Thái Lan vào tháng
7/1977 và nhanh chóng ảnh hưởng đến các nền kinh tế khác trong khu vực.
24
Giống như các cuộc khủng hoảng khác trong lịch sử, cuộc khủng hoảng này
tuy chỉ diễn ra ở Đông Á nhưng nó đã phát triển thành một “cơn bão tiền tệ”
tầm cỡ quốc tế và ảnh hưởng đến nhiều châu lục khác trên thế giới.
Cuộc khủng hoảng năm 1997 đã làm cho người ta nhận thức rõ hơn sự
cần thiết phải có một hệ thống tài chính ngân hàng vững mạnh, minh bạch.
Do đó, chính phủ các nước châu Á đã kịp ban hành những quy chế nhằm điều
tiết các dòng vốn vay nước ngoài. Quan trọng hơn, các nhà lãnh đạo châu Á
đã xích lại gần nhau hơn nhằm tìm kiếm tương lai phát triển bền vững của
khu vực châu Á. Theo đó, những thoả thuận cấp khu vực nhằm phát triển hệ
thống phòng ngừa khủng hoảng tái diễn được thúc đẩy ở châu Á như: sáng
kiến Chiềng Mai, tiến trình định giá và đối thoại kinh tế ASEAN + 3, sáng
kiến thị trường trái phiếu châu Á… Đặc biệt, cuộc khủng hoảng này là nhân
tố trực tiếp thúc đẩy nhiều nguyên thủ quốc gia trong khu vực nảy sinh ý
tưởng thành lập một diễn đàn kinh tế châu Á và ý tưởng này đã dần được hiện
thực hoá trong năm đầu của thế kỉ XXI.
1.1.3. Sự ra đời và mục tiêu của Diễn đàn châu Á Bác Ngao
1.1.3.1. Sự ra đời của Diễn đàn châu Á Bác Ngao
Trong 50 năm qua, các nước châu Á thông qua những nỗ lực của mình
đã có nhiều thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế, xã hội, có ảnh hưởng
ngày càng tăng trong các vấn đề quốc tế. Đặc biệt trong ba thập niên cuối thế
kỉ XX, các nền kinh tế châu Á đã phát triển như một tổng thể, nhất là sự bùng
nổ của các nền kinh tế Đông Á đã làm cả thế giới kinh ngạc.
Cho đến đầu thế kỉ XXI, hầu hết các nước châu Á đã chuyển sang thực
hiện chính sách thương mại mở cửa và liên kết đầu tư theo những cơ chế hợp
tác song phương, đa phương ngày càng chặt chẽ. Trong quá trình hợp tác đó,
liên kết ASEAN + 3 đã bước vào giai đoạn phát triển mới. Hiệp hội các nước
Đông Nam Á, hợp tác khu vực sông Mê Kông, hợp tác khu vực Nam Á cũng
25
đang được tăng cường mạnh mẽ. Bên cạnh đó, hợp tác liên khu vực trong các
tổ chức, diễn đàn như: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương,
Hội nghị Á - Âu, hợp tác Đông Á - Mỹ Latinh đang bước vào lộ trình mới.
Sự chuyển động mạnh mẽ trên dự báo châu Á đang có triển vọng rất
lớn trong hợp tác kinh tế khu vực. Bởi vì, dù các nước trong khu vực đã tham
gia vào diễn Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC),
nhưng toàn bộ châu Á vẫn còn thiếu một diễn đàn, một sân chơi phục vụ lợi
ích và có quan điểm từ châu Á, dành cho các vấn đề châu Á. Diễn đàn này sẽ
có sứ mệnh phục vụ cho sự phát triển phồn vinh và thịnh vượng của châu Á,
đồng thời tăng cường vai trò hợp tác giữa các nước châu Á cũng như giữa
châu Á và các châu lục khác.
Xuất phát từ những nhu cầu trên, tháng 9/1998 cựu Tổng thống
Philippin Fidel Ramos, cựu Tổng thống Australia Bob Hawke và cựu thủ
tướng Nhật Bản Morihiro Hosakawa đã đưa ra ý tưởng thành lập một “Diễn
đàn kinh tế châu Á” tương tự như diễn đàn kinh tế thế giới WEF. Sáng kiến
này ngay lập tức nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các nhà lãnh đạo nhiều
nước châu Á, đặc biệt là các nhà lãnh đạo Trung Quốc, vì chính phủ Trung
Quốc luôn coi trọng và hỗ trợ sự hợp tác đa cấp, đa kênh, đa hình thức. Các
nhà lănh đạo Trung Quốc cho rằng việc thành lập diễn đàn là điều kiện cần
thiết để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước trong khu vực. Mặt
khác, “khi thực lực kinh tế tăng lên, Trung Quốc cũng muốn tạo ra một diễn
đàn đối trọng với APEC để cạnh tranh ảnh hưởng và dần gạt bỏ ảnh hưởng
của Mỹ ở châu Á” [49]
Trong bối cảnh trên, chiều ngày 26/2/2001, Chủ tịch Cộng hoà Nhân
dân Trung Hoa, Giang Trạch Dân, trong đợt đi khảo sát tại tỉnh Hải Nam đã
gặp gỡ với đại biểu các nước tại hội nghị trù bị thành lập Diễn đàn châu Á
Bác Ngao. Tham dự hội nghị này, có đông đảo đại biểu đến từ 26 nước châu