Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp ưu tiên định hướng không gian quản lý tổng hợp tài nguyên khu vực ven biển hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.15 MB, 155 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hƣớng
dẫn khoa học của PGS.TS Lại Vĩnh Cẩm và PGS.TS Nguyễn An Thịnh. Các số
liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả luận án

Trần Hữu Long

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án, NCS đã nhận đƣợc sự chỉ bảo, hƣớng dẫn khoa học
tận tình của PGS.TS Lại Vĩnh Cẩm và PGS.TS Nguyễn An Thịnh trong suốt thời
gian nghiên cứu và viết luận án. NCS xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng
cảm ơn sự giúp đỡ của quý thầy cô.
Trong quá trình thực hiện luận án, NCS đã nhận đƣợc sự động viên, giúp đỡ
của Lãnh đạo Học viện Khoa học và Công nghệ, Lãnh đạo Viện Địa lý cùng các
thầy cô giáo và cán bộ trong Viện Địa lý, các cán bộ ở Học viện Khoa học và Công
nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Tài nguyên và Môi
trƣờng biển; cùng các bạn bè và đồng nghiệp. NCS xin chân thành cảm ơn sự giúp
đỡ quý báu đó.
Nhân dịp này, NCS cũng xin chân thành cảm ơn tới các Sở, Ban ngành thuộc
UBND thành phố Hải Phòng: Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, UBND các
quận/huyện (Dƣơng Kinh, Đồ Sơn, Hải An, Tiên Lãng, Kiến Thụy và Cát Hải),
cùng các đồng nghiệp ở Viện Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Hàng hải Việt Nam đã
thƣờng xuyên động viên và giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận án.
Nhân dịp này, NCS muốn bày tỏ lòng tri ân và kính trọng đến những ngƣời
thân trong gia đình đã luôn ủng hộ, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án.


NCS: Trần Hữu Long

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1- Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1
2-Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 3
3-Nội dung nghiên cứu .................................................................................................... 3
4-Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................... 8
1.1. Một số khái niệm liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu .............................................. 8
1.1.1. Tổng quan các khái niệm liên quan đến không gian quản lý tổng hợp tài
nguyên khu vực ven biển ................................................................................................. 8
1.1.2. Tổng quan các khái niệm liên quan đến phân vùng và phân vùng chức năng ......... 11
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ....................... 13
1.2.1. Tổng quan các nghiên cứu về quy hoạch không gian quản lý tổng hợp tài
nguyên khu vực ven biển ở nƣớc ngoài ......................................................................... 13
1.2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nƣớc về quy hoạch không gian quản lý tổng
hợp tài nguyên khu vực ven biển................................................................................... 18
1.2.3. Các công trình nghiên cứu liên quan tại khu vực ven biển Hải Phòng ............... 21
1.3. Cơ sở lý luận và thực tiễn định hƣớng không gian quản lý tổng hợp tài nguyên ......... 22
1.3.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phân vùng chức năng hông gian ven biển .......... 22
1.3.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quy hoạch không gian khu vực ven biển ......... 26
1.4. Tiếp cận và các phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................. 28
1.4.1. Tiếp cận nghiên cứu ........................................................................................ 28
1.4.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu chính ................................................................ 29

1.4.3. Kỹ thuật sử dụng ............................................................................................. 33
1.5. Khung lý thuyết và các bƣớc thực hiện luận án .......................................................... 35
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ................................................................................................ 37
CHƢƠNG 2. PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG LÃNH THỔ KHU VỰC VEN BIỂN HẢI
PHÒNG ......................................................................................................................... 38
2.1. Các yếu tố phân hóa địa lý ..................................................................................... 38
2.1.1. Vị trí địa lý và vị thế khu vực ven biển Hải Phòng ......................................... 38

iii


2.1.2. Sự phân hóa nền địa chất - địa mạo khu vực ven biển Hải Phòng.................. 40
2.1.3. Sự phân hóa nền nhiệt - ẩm khu vực ven biển Hải Phòng .............................. 44
2.1.4. Sự phân hóa thổ nhƣỡng khu vực ven biển Hải Phòng ................................... 49
2.2. Các yếu tố kinh tế - xã hội ...................................................................................... 55
2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất .................................................................................... 55
2.2.2. Hiện trạng dân số và lao động ......................................................................... 57
2.2.3. Các hoạt động sinh kế - phát triển kinh tế khu vực ven biển Hải Phòng ........ 60
2.2.4. Các đặc điểm phát triển xã hội khu vực ven biển Hải Phòng ........................ 67
2.3. Các yếu tố tài nguyên thiên nhiên .......................................................................... 69
2.3.1. Nguồn tài nguyên khoáng sản khu vực ven biển Hải Phòng .......................... 69
2.3.2. Nguồn tài nguyên đất ngập nƣớc khu vực ven biển Hải Phòng...................... 70
2.3.3. Nguồn tài nguyên nƣớc khu vực ven biển Hải Phòng .................................... 72
2.3.4. Nguồn tài nguyên sinh vật khu vực ven biển Hải Phòng ................................ 75
2.4. Phân vùng chức năng khu vực ven biển Hải Phòng ............................................... 76
2.4.1. Các nhóm tiêu chí phân chia các đơn vị chức năng (phân hu) lãnh thổ ....... 76
2.4.2. Kết quả phân khu chức năng ........................................................................... 79
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ................................................................................................ 90
CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG KHÔNG GIAN QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI
NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƢỜNG .......................................................... 91

3.1. Đánh giá tác động của một số yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đến các phân khu
chức năng. ...................................................................................................................... 91
3.1.1. Tác động của tai biến thiên nhiên ................................................................... 91
3.1.2. Sức ép của phát triển kinh tế - xã hội .............................................................. 93
3.2. Những mẫu thuẫn và xung đột trong khai thác, sử dụng tài nguyên ...................... 96
3.2.1. Nhóm các tiêu chí mâu thuẫn và xung đột ...................................................... 96
3.2.2. Mục đích sử dụng đất ven biển Hải Phòng ..................................................... 98
3.2.3. Các tiêu chí đánh giá mức độ tác động của các hoạt động phát triển kinh tế xã hội và tiêu chí quy hoạch đến khai thác, sử dụng tài nguyên ................................... 99
3.2.4. Các mâu thuẫn trong khai thác và sử dụng tài nguyên vùng bờ ................... 100
3.3. Những chồng lấn trong quy hoạch .......................................................................108
3.3.1. Tác động của quy hoạch chung đến khu vực ven biển Hải Phòng ............... 108
3.3.2. Đánh giá thực trạng quy quy hoạch của thành phố Hải Phòng ..................... 116

iv


3.4. Đánh giá định hƣớng không gian và giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên .......120
3.4.1 Định hƣớng ƣu tiên quản lý tài nguyên và môi trƣờng theo các phân khu chức
năng ............................................................................................................................. 120
3.4.2. Phân tích hung DPSIR cho các vấn đề về quản lý tài nguyên và môi trƣờng
cho các phân khu chức năng ........................................................................................ 123
3.4.3. Phân tích SWOT ........................................................................................... 124
3.4.4. Xác định các giải pháp ƣu tiên xác định không gian quản lý tổng hợp ........ 126
3.5. Định hƣớng không gian và giải pháp quản lý tổng hợp tài nguyên ven biển Hải
Phòng ...........................................................................................................................129
3.5.1. Đề xuất định hƣớng không gian quản lý tổng hợp tài nguyên ven biển Hải
Phòng ........................................................................................................................... 129
3.5.2. Đề xuất giải pháp ƣu tiên định hƣớng không gian quản lý tổng hợp tài nguyên
ven biển Hải Phòng ..................................................................................................... 132
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3: ............................................................................................. 138

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 139
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 141

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Những định nghĩa của quy hoạch ở lục địa và trên biển...............................27
Bảng 1.2. Thang đo Li ert 5 áp dụng trong xây dựng phiếu điều tra ...........................30
Bảng 1.3. Nguồn đánh giá mâu thuẫn và ƣu tiên theo thang đo Li ert .........................31
Bảng 1.4. Các bƣớc điều tra, phân tích trong vòng Delphi ...........................................34
Bảng 1.5. Mức độ đồng thuận và tin cậy thể hiện qua hệ số Kendall‟s(W) ..................34
Bảng 2.1. Diện tích phân bố địa mạo các quận, huyện khu vực ven biển Hải Phòng
……………………………………………………………………………………….. .44
Bảng 2.2. Diện tích phân bố các hệ sinh thái các huyện khu vực ven biển Hải Phòng 53
Bảng 2.3.Hiện trạng sử dụng đất phân loại theo loại đất các quận, huyện
khu vực ven biển Hải Phòng ........................................................................55
Bảng 2.4. Tỷ lệ các loại đất giữa năm 2008 và 2018 khu vực ven biển Hải Phòng......56
Bảng 2.5. Tổng diện tích rừng giữa năm 2008 và 2018 khu vực ven biển Hải Phòng .57
Bảng 2.6. Phân bố lao động của các quận, huyện khu vực ven biển Hải Phòng
năm 2008 và năm 2018 ................................................................................58
Bảng 2.7. Mật độ dân số biến đổi theo thời gian khu vực ven biển Hải Phòng ............59
Bảng 2.8. Mức độ tăng dân số từ năm 2008 đến 2018 ..................................................60
Bảng 2.9. Hoạt động sản xuất công nghiệp của các quận huyện khu vực ven biển Hải
Phòng…………… .......................................................................................61
Bảng 2.10. Số lƣợng các hình thức sản xuất nông nghiệp ở các quận, huyện
ven biển Hải Phòng .......................................................................................................62
Bảng 2.11. Thay đổi số trang trại giữa năm 2008 và 2018 ...........................................63
Bảng 2.12. Diện tích cây trồng các quận, huyện khu vực ven biển Hải Phòng năm
2018…….. ....................................................................................................64

Bảng 2.13. Số liệu đàn gia súc, gia cầm khu vực ven biển Hải Phòng năm 2008 và
2018…….. ....................................................................................................65
Bảng 2.14. Diện tích ĐNN ven biển Hải Phòng phân theo các cấp ..............................71
Bảng 2.15. Các tiêu chí phân vùng chức năng ven biển Hải Phòng .............................76
Bảng 2.16. Đặc trƣng các phân khu chức năng không gian khu vực ven biển Hải
Phòng…… ...................................................................................................80
Bảng 3.1. Mực nƣớc biển dâng ven biển Việt Nam theo 4 kịch bản ............................91
Bảng 3.2. Tác động chung đến các phân khu chức năng khu vực ven biển Hải Phòng 92

vi


Bảng 3.3. Sức ép từ các hoạt động phát triển KT-XH đến các PKCN khu vực ven biển
Hải Phòng. ....................................................................................................95
Bảng 3.4. Mục đích sử dụng đất chính khu vực ven biển Hải Phòng ...........................98
Bảng 3.5. Các nhóm tiêu chí sử dụng trong bảng hỏi vòng 1 .......................................99
Bảng 3.6. Các tiêu chí đánh giá mức độ tác động của các hoạt động phát triển ...........99
Bảng 3.7. Các tiêu chí quy hoạch xác định tập trung quản lý .....................................100
Bảng 3.8. Ảnh hƣởng giữa các nhóm mục đích sử dụng đất ......................................101
Bảng 3.9. Bảng tổng hợp phiếu điều tra các nhóm sử dụng đất khu vực ven biển Hải
Phòng…… .................................................................................................102
Bảng 3.10. Ảnh hƣởng mâu thuẫn giữa các nhóm hoạt động .....................................103
Bảng 3.11. Tổng hợp số liệu điều tra ..........................................................................104
Bảng 3.12. Tổng hợp số liệu ý kiến điều tra mâu thuẫn giữa các nhóm ngành ..........106
Bảng 3.13. Tác động của các quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng đến tài nguyên tại các
PKCN khu vực ven biển Hải Phòng ........................................................108
Bảng 3.14. Tác động của các quy hoạch cấp thành phố, cấp huyện đến tài nguyên tại
các PKCN khu vực ven biển Hải Phòng ..................................................113
Bảng 3.15. Tác động của PKCN khu vực ven biển Hải Phòng đến chồng lấn quy
hoạch…… ................................................................................................117

Bảng 3.16. Kết quả đánh giá chức năng theo các PKCN ............................................122
Bảng 3.17. Tổng hợp ma trận giá trị wMean theo khung DPSIR cho các PKCN ......123
Bảng 3.18. Phân tích SWOT về quản lý, định hƣớng quản lý tổng hợp không gian khu
vực ven biển Hải Phòng ...........................................................................125
Bảng 3.19. Ma trận đánh giá giá trị bất đồng nhất trong tổ chức và quản lý không gian 126
Bảng 3.20. Giá trị trọng số các phƣơng án ƣu tiên tổ chức và quản lý .......................126
Bảng 3.21. Phƣơng án ƣu tiên tổ chức không gian quản lý tài nguyên và môi
trƣờng………………………………………………………………… 127
Bảng 3.22. Định hƣớng không gian quản lý tổng hợp tài nguyên theo các PKCN khu
vực ven biển Hải Phòng dựa trên nhóm các giải pháp thúc đẩy, tăng
cƣờng, nâng cao nhằm phát huy các lợi thế cơ hội..................................130
Bảng 3.23. Định hƣớng không gian quản lý tổng hợp tài nguyên theo các PKCN khu
vực ven biển Hải Phòng dựa trên nhóm các giải pháp, khắc phục, giảm
thiểu - giảm nhẹ những tác động tiêu cực ................................................131

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Vị trí các quận, huyện khu vực ven biển Hải Phòng thuộc phạm vi nghiên
cứu của luận án .................................................................................................5
Hình 1. 2. Lƣợc đồ vị trí các HST và quy hoạch biển và đại dƣơng của Hoa Kỳ…… 16
Hình 1. 3. Sơ đồ các bƣớc nghiên cứu định hƣớng quy hoạch không gian tổng hợp tài
nguyên khu vực ven biển Hải Phòng .............................................................36
Hình 2.1. Bản đồ hành chính các quận, huyện khu vực ven biển Hải Phòng………... 39
Hình 2.2. Bản đồ địa chất các quận, huyện khu vực ven biển Hải Phòng ....................41
Hình 2.3. Bản đồ địa mạo các quận, huyện khu vực ven biển Hải Phòng ....................43
Hình 2.4. Bản đồ thủy văn thành phố Hải Phòng ..........................................................45
Hình 2.5. Bản đồ mật độ sông ngòi các quận, huyện khu vực ven biển Hải Phòng .....48
Hình 2.6. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất các quận, huyện khu vực ven biển Hải

Phòng…… ......................................................................................................52
Hình 2.7. Bản đồ phân bố hệ sinh thái các quận, huyện khu vực ven biển Hải Phòng .54
Hình 2.8. Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất các quận, huyện ven biển Hải Phòng ..........56
Hình 2.9. Biểu đồ dân số trung bình theo thành thị, nông thôn và sự phân bố lao động
của các quận, huyện khu vực ven biển Hải Phòng .........................................60
Hình 2.10. Biểu đồ hoạt động sản xuất công nghiệp của các quận, huyện khu vực
ven biển Hải Phòng ………. .........................................................................61
Hình 2.11. Biểu đồ hoạt động sản xuất của các cơ sở kinh doanh của các quận, huyện
khu vực ven biển Hải Phòng ..........................................................................63
Hình 2.12. Biểu đồ diện tích cây trồng các quận, huyện khu vực ven biển Hải Phòng 64
Hình 2.13. Biểu đồ số lƣợng đàn gia súc của các quận, huyện khu vực ven biển Hải
Phòng…… .................................................................................................….66
Hình 2.14. Bản đồ phân khu chức năng các quận, huyện khu vực ven biển Hải
Phòng…… ......................................................................................................89
Hình 3.1. Biểu đồ ƣớc tính lƣợng dầu thải hằng năm ...................................................94
Hình 3.2. Biểu đồ kết quả phân tích xu hƣớng mâu thuẫn giữa các nhóm hoạt động 104
Hình 3.3. Bản đồ xung đột môi trƣờng khu vực ven biển Hải Phòng theo các phân khu
chức năng.. ...................................................................................................107
Hình 3.4. Bản đồ chồng lấn không gian quy hoạch KVVBHP theo các PKCN .........119
Hình 3.5. Bản đồ định hƣớng quy hoạch tổng hợp không gian ven biển Hải Phòng theo
các phân khu chức năng ...............................................................................128

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH-NBD

: Biến đổi khí hậu - Nƣớc biển dâng


BVMT

: Bảo vệ môi trƣờng

BTN&MT

: Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

ĐHKGQLTHTN

: Định hƣớng không gian quản lý tổng hợp tài nguyên

ĐNN

: Đất ngập nƣớc

HST

: Hệ sinh thái

KTXH

: Kinh tế - xã hội

KVVBHP

: Khu vực ven biển Hải Phòng

NCS


: Nghiên cứu sinh

PTBV

: Phát triển bền vững

PVCN

: Phân vùng chức năng

PVCNMT

: Phân vùng chức năng môi trƣờng

PKCN

: Phân khu chức năng

QLTHVB

: Quản lý tổng hợp ven biển

QHKGTH

: Quy hoạch không gian tổng hợp

QHKGTHVB

: Quy hoạch không gian tổng hợp ven biển


QHKGB

: Quy hoạch không gian biển

RNM

: Rừng ngập mặn

TN&MT

: Tài nguyên và Môi trƣờng

ix


MỞ ĐẦU
1- Tính cấp thiết của đề tài
Vùng bờ biển (đới bờ-coastal zone) là nơi các hoạt động của con ngƣời diễn ra
sôi động nhất. Đến năm 2017, khi dân số thế giới đạt khoảng 7,49 tỷ ngƣời{1}, thì có
khoảng 700 triệu ngƣời sinh sống và khoảng 2/3 các thành phố lớn đƣợc xây dựng ở
đới bờ. Vùng ven biển đƣợc xem là “cửa ngõ” tiến ra biển và đại dƣơng. Theo các dự
báo quốc tế, không bao lâu nữa hoạt động kinh tế, xã hội và văn hoá thế giới sẽ
chuyển trọng tâm sang khai thác biển và đại dƣơng. Nhiều quốc gia có biển đều đặt ra
chiến lƣợc “tiến ra biển” nhằm khai thác và sử dụng tiềm năng của biển cả, câu hỏi
đặt ra là: “Chúng ta có làm chủ thực sự, đầy đủ đối với phần lãnh hải đầy tiềm năng,
gắn chặt với tƣơng lai phát triển của dân tộc, hay để các quốc gia hác áp đặt cho
chúng ta chiến lƣợc của họ, đặt dân tộc vào một tƣơng lai bị động, lệ thuộc ? Nhiều
học giả nƣớc ngoài đã mệnh danh thế kỷ XXI là thế kỷ của biển”[7]. Vùng ven biển
là nơi chịu tƣơng tác đồng thời của lục địa và biển (Land and Ocean Interaction) nên
nơi đây có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng đáp ứng nhu cầu phát triển đa

ngành, đa mục tiêu nhƣng nó cũng rất dễ bị tổn thƣơng, suy thoái thậm chí hủy diệt.
Đới bờ ven biển Việt Nam cũng có tầm quan trọng lớn đối với phát triển
kinh tế, là cửa ngõ thông ra biển trong giao lƣu quốc tế [21]. Song thực tế hiện nay
vùng ven biển lại đang đối mặt với sự suy thoái tài nguyên, môi trƣờng, các HST
suy giảm [15] là hệ lụy từ hàng loạt thiên tai đang xảy ra do biến đổi khí hậu toàn
cầu và mực nƣớc biển dâng. Những nguy cơ và tác động đến vùng ven biển ngày
càng gia tăng bởi cách tiếp cận đơn ngành, thiếu phối kết hợp giữa các ngành vào
các bƣớc lập quy hoạch đã thôi thúc phải hoàn thiện các công cụ quản lý vùng bờ
biển. Trong bối cảnh đó, định hƣớng không gian quản lý tổng hợp (ĐHKHQLTH)
ven biển dựa theo phân vùng chức năng (PVCN) đang đƣợc xem là công cụ hiệu
quả và thể hiện hành động cụ thể của Quy hoạch không gian biển [43], đồng thời là
công cụ hữu hiệu của nhiều quốc gia để quản lý tổng hợp tài nguyên, thống nhất các
quy hoạch chuyên ngành trên cùng một lãnh thổ, quản lý và giải quyết các mâu
thuẫn, xung đột, đảm bảo lợi ích của các bên liên quan trong sử dụng tài nguyên ven
bờ, hƣớng đến phát triển bền vững [48].

{1}

Thống kê dân số thế giới năm 2017. Viện Khoa học Thống kê. />
1


Về mặt tự nhiên, trên phƣơng diện các yếu tố biển vùng ven biển thành phố
Hải Phòng có chế độ nhật triều điển hình trên thế giới với biên độ triều trên 4m
[29], [39]. Phía Bắc là vùng cửa sông hình phễu Bạch Đằng với hệ thống luồng lạch
sâu thuận lợi phát triển giao thông thủy, hải cảng; phía Đông là quần đảo Cát Bà,
phía Đông Nam tiếp giáp với Vịnh Bắc Bộ, phía Nam là cửa sông Văn Úc và cửa
sông Thái Bình. Vùng ven biển Hải Phòng có mức độ đa dạng sinh học cao và
nhiều hệ sinh thái (HST) điển hình và đặc thù nhƣ: HST cửa sông, HST đảo, HST
bán đảo, HST vũng- vịnh, HST tùng áng, HST bãi triều, HST đất ngập nƣớc, HST

rạn san hô, HST cỏ biển,… v.v. [34]. Với vị trí đó, trên phƣơng diện địa thế,
KVVBHP là cửa ngõ ra Vịnh Bắc Bộ và liên thông với các tuyến hàng hải quốc tế
trên Biển Đông nhộn nhịp nhất thế giới. Vì những giá trị vị thế và lợi thế đó mà
ngƣời Pháp đã chọn và xây dựng Hải Phòng thành cảng biển vào năm 1874 để phục
vụ xuất nhập khẩu hàng hóa và khai thác thuộc địa{1}. Trong giai đoạn hiện nay,
cảng biển vẫn đƣợc xác định là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của thành phố Hải Phòng.
Về phía các yếu tố lục địa, cơ sơ hạ tầng của thành phố hiện đại, đồng bộ bao
gồm: đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng hàng không, hải cảng, công nghiệp, thƣơng mạidịch vụ-du lịch, thủy sản, nông nghiệp hình thành chuỗi logictics phân bố trên địa
bàn khu vực ven biển Hải Phòng. Tầm quan trọng và vị thế của thành phố Hải
Phòng ngày càng nâng cao khi cảng nƣớc sâu Lạch Huyện và khu công nghiệp
Deep C đi vào hoạt động{2} . Mặt dù là một thành phố cảng phát triển năng động
nhƣng ở khu vực ven biển Hải Phòng cũng nhƣ các địa phƣơng ven biển khác, hầu
hết các quy hoạch đều thực hiện theo cách tiếp cận truyền thống “mỗi ngành mỗi
quy hoạch” và phân kỳ quy hoạch (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) thiếu kết nối theo
“tƣ duy nhiệm kỳ”. Đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến
xung đột ngành, sử dụng tài nguyên, không gian, dịch vụ, cơ sở hạ tầng, chính sách
v.v. phát sinh mâu thuẫn lợi ích, chồng chéo dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng, suy thoái
tài nguyên v.v. ở khu vực ven biển.
Xuất phát từ những tồn tại trong không gian quản lý tài nguyên khu vực ven
biển Hải Phòng, NCS chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp ưu tiên định hướng
không gian quản lý tổng hợp tài nguyên khu vực ven biển Hải Phòng” làm đề tài
luận án Tiến sĩ Địa lý, chuyên ngành Địa lý Tài nguyên và Môi trƣờng.
{1}

Lịch sử và truyền thống cảng Hải Phòng. />{2}
Cảng nƣớc sâu Lạch Huyện, Cửa ng quốc tế của hu vực phía Bắc. />
2


2-Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

a) Mục tiêu
Xác lập đƣợc luận cứ khoa học cho phân khu chức năng và đề xuất đƣợc các
giải pháp ƣu tiên trong định hƣớng không gian quản lý tổng hợp tài nguyên khu vực
ven biển Hải Phòng.
b) Nhiệm vụ
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận án giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc xây
dựng luận cứ khoa học và phƣơng pháp nghiên cứu xác định giải pháp ƣu tiên
ĐHKGQLTHTN khu vực ven biển phù hợp với cấp tỉnh/thành phố;
- Phân tích các điều kiện tự nhiên, hoạt động dân sinh, kinh tế - xã hội, hiện
trạng tài nguyên, môi trƣờng, tai biến thiên nhiên tác động đến quản lý tổng hợp tài
nguyên trong các đơn vị chức năng hu vực ven biển Hải Phòng;
- Đề xuất bộ tiêu chí tổng hợp phục vụ phân khu chức năng khu vực ven biển
Hải Phòng;
- Phân tích sự chồng lấn không gian quy hoạch, xác định hông gian xung đột
môi trƣờng ảnh hƣởng đến ĐHKGQLTHTN khu vực ven biển Hải Phòng;
- Xác định các tiêu chí cụ thể hƣớng tới các giải pháp trong sử dụng khai thác
tài nguyên khu vực ven biển Hải Phòng;
- Đề xuất các giải pháp ƣu tiên ĐHKGQLTHTN khu vực ven biển Hải Phòng.
3-Nội dung nghiên cứu
3.1. Xác định cơ sở lý luận, khung logic, phương pháp nghiên cứu phù hợp cho
định hướng không gian quản lý tài nguyên khu vực ven biển Hải Phòng
Tổng quan các công trình nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong
việc ĐHKGQLTHTN ven biển trên thế giới, khu vực và tại Việt Nam đối với lãnh thổ
cấp tỉnh/thành phố. Từ đó xác định các luận cứ khoa học dựa trên cơ sở lý luận, cách
tiếp cận, phƣơng pháp luận, hung logic, các phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp cho
các hoạt động nghiên cứu của luận án.
3.2. Xác định, phân tích các điều kiện tự nhiên, môi trường và các hoạt động
dân sinh, kinh tế - xã hội gây nên mâu thuẫn, xu thế biến đổi tài nguyên khu vực
ven biển Hải Phòng theo các giai đoạn phát triển:

- Xác định và phân tích các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các hoạt
động dân sinh, kinh tế - xã hội, môi trƣờng tác động đến không gian phát triển kinh tế
biển khu vực ven biển Hải Phòng;

3


- Phân tích, đánh giá thực trạng khai thác sử dụng và quản lý tài nguyên và các
mâu thuẫn, bất cập nảy sinh trong không gian ven biển Hải Phòng giai đoạn 2000 -2015;
- Dự báo đƣợc xu thế biến đổi điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh
tế - xã hội, các dạng tai biến thiên nhiên và môi trƣờng theo các kịch bản biến đổi khí
hậu và các định hƣớng phát triển dân sinh, kinh tế-xã hội khu vực ven biển Hải Phòng
giai đoạn 2021 - 2030;
- Nghiên cứu, xác định các tiêu chí đánh giá sự biến đổi không gian quản lý tài
nguyên khu vực ven biển Hải Phòng;
- Xác định các giải pháp hai thác, sử dụng tài nguyên theo hƣớng hợp lý và
hiệu quả khu vực ven biển Hải Phòng;
3.3.

ề u t định hướng không gian quản lý tổng hợp tài nguyên gắn với các

giải pháp khai thác, s dụng hợp lý, hiệu quả cho phát triển bền vững (PTBV) khu
vực ven biển Hải Phòng.
- Đề xuất không gian quản lý tổng hợp tài nguyên khu vực ven biển Hải Phòng
dựa trên cơ sở đánh giá tiềm lực kinh tế, khả năng quản lý của các bên liên quan theo
các tiêu chí phát triển bền vững;
- Định hƣớng khung chính sách làm cơ sở thực hiện ĐHKGQLTHTN khu vực
ven biển Hải Phòng;
- Xác định các định hƣớng ƣu tiên sử dụng, khai thác tài nguyên và thành lập
bản đồ ĐHKGQLTHTN khu vực ven biển Hải Phòng dựa trên kết quả phân vùng chức

năng phục vụ công tác quản lý tài nguyên.
4-Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi không gian
Phạm vị không gian nghiên cứu đƣợc xác định gồm 2 khu vực:
- Khu vực ven bờ theo Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 06/3/2009 của Chính
phủ về quản lý tổng hợp tài nguyên và BVMT biển, hải đảo;
- Khu vực đất liền theo Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/6/2016 của
Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, Môi trƣờng
biển và Hải đảo.
Không gian nghiên cứu phía biển cách bờ 06 hải lý, hông gian đất liền gồm
các quận: Hải An, Dƣơng Kinh, Đồ Sơn và 3 huyện: Tiên Lãng, Kiến Thụy, Cát Hải
(do tính chất, quy mô của luận án nên không gian quần đảo Cát Bà không nằm trong
phạm vi lãnh thổ nghiên cứu). Khu vực nghiên cứu đƣợc thể hiện ở hình 1.1

4


Hình 1.1. Vị trí các quận, huyện khu vực ven biển Hải Phòng thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án

5


4.2. Phạm vi khoa học
- Không gian quản lý tổng hợp vùng ven biển đƣợc xác định về mặt không
gian (theo giới hạn không gian); về thời gian (theo hai giai đoạn 2000-2020 và
2021-2030, tầm nhìn đến 2045); về mặt nội dung khoa học (quản lý tổng hợp tài
nguyên theo các đơn vị chức năng lãnh thổ).
- Các vùng chức năng đƣợc phân chia theo mức độ tổng hợp - tích hợp các
tiêu chí địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trƣờng; Bộ tiêu chí PVCN đƣợc xây
dựng theo kỹ thuật Delphi với vòng điều tra thử nghiệm và 2 vòng điều tra lặp lại

trong không gian ven biển đƣợc quy định trong các văn bản pháp quy.
- Giá trị chức năng của các PKCN vùng bờ Hải Phòng đƣợc xác định theo hệ
thống phân loại chức năng của Niemann (1977) [52], bƣớc đầu giới hạn theo các
chức năng ƣu thế là chức năng môi trƣờng và các chức năng HST.
- Phƣơng án định hƣớng hông gian đƣợc xem x t trên toàn bộ lãnh thổ vùng
ven biển Hải Phòng trong tổng thể hông gian quy hoạch vùng, các quan hệ liên vùng
và nội vùng. Các hông gian định hƣớng ƣu tiên lồng gh p sử dụng hợp lý tài nguyên
và BVMT trong phát triển KTXH, đƣợc thể hiện trên mô hình bản đồ số.
5-Điểm mới của luận án
Dựa trên luận cứ khoa học và kết quả dự báo xu thế biến đổi khu vực ven biển
Hải Phòng, đã ĐHKGQLTHTN trên bản đồ phân vùng chức năng cho giai đoạn phát
triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
6-Các luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1: Khu vực ven biển Hải Phòng là hông gian tƣơng tác mạnh mẽ
giữa các hoạt động phát triển và tác động động lực tự nhiên của các quá trình thành
tạo sông - biển gây nên phân hóa về không gian và chức năng tự nhiên -kinh tế - xã
hội tạo thành 9 phân khu chức năng trong 5 hông gian quản lý tổng hợp tài nguyên.
Luận điểm 2: Quá trình phát triển KT-XH mạnh mẽ đã và đang gây nên các
mâu thuẫn, xung đột, bất cập trong sử dụng, khai thác tài nguyên, ảnh hƣởng đến
không gian quản lý, đòi hỏi phải có những giải pháp hữu hiệu để tái tổ chức theo
định hƣớng tổng hợp có tính khả thi cao.
7-Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
a) Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận án giải quyết đƣợc những mâu thuẫn sử dụng
tổng hợp và xây dựng ĐHKGQLTHTN khu vực ven biển cấp tỉnh/ thành phố, góp
phần quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên khu vực ven biển Hải Phòng.
6


b) Ý nghĩa thực tiễn

ĐHKGQLTHTN sẽ bổ sung cơ sở khoa học hợp lý cho các nhà quản lý tham
khảo trong hoạch định chính sách, điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch định hƣớng
tổ chức không gian quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên ven biển Hải Phòng giai
đoạn phát triển sau năm 2020, tầm nhìn đến năm 2045.
8-Cơ sở tài liệu và thực hiện luận án
Tài liệu học thuật: Luận án đƣợc xây dựng trên sự tổng hợp phân tích đánh
giá về mặt lý luận và thực tiễn các công trình nghiên cứu tiêu biểu trong và ngoài
nƣớc về lĩnh vực ĐHKGQLTHTN vùng ven biển.
Các công trình nghiên cứu khoa học từ các công trình công bố, sách báo,
chuyên khảo, báo cáo đề tài nguyên cứu,… có liên quan đến PVCN, quản lý tổng
hợp vùng ven biển, ĐHKGQLTHTN ven biển.
Tài liệu, số liệu về quản lý nhà nƣớc có liên quan đến lĩnh vực quản lý tổng
hợp tài nguyên ven ven biển. Số liệu về KT-XH, tài nguyên, môi trƣờng vùng ven
biển Hải Phòng từ các bộ (Bộ Giao thông Vận tải), sở, ban ngành của thành phố,
quận, huyện, phƣờng, xã trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Tài liệu thực thực tế: Trong nguồn tài liệu thực tế của luận án có các kết quả
điều tra thực tế về các hoạt động KT-XH, phỏng vấn các cấp chính quyền và cộng
đồng dân cƣ; mẫu môi trƣờng đƣợc thu thập tại hiện trƣờng khu vực ven biển Hải
Phòng và đƣợc phân tích trong phòng thí nghiệm từ Đề tài Cấp Bộ Giao thông Vận
tải “Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động cảng biển nhóm 1 đến môi trường, Mã số
MT 181001” do Trƣờng Đại học Hàng hải Việt Nam chủ trì, NCS làm chủ nhiệm.
9-Cấu trúc luận án
Bên cạnh phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, luận án đƣợc
trình bày trong 3 chƣơng èm theo các hình, bảng minh họa trong mỗi chƣơng, bao
gồm các nội dung chính ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 2: Phân vùng chức năng lãnh thổ khu vực ven biển Hải Phòng
Chƣơng 3. Định hƣớng không gian quản lý tổng tài nguyên thiên nhiên và
môi trƣờng.


7


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan các khái niệm liên quan đến không gian quản lý tổng hợp
tài nguyên khu vực ven biển
- Không gian khu vực ven biển: Trên quan điểm nghiên cứu khoa học, khu vực
ven biển nằm trong đới bờ biển (coastal zone), đƣợc xác định trong đề tài KC.0927/06-10 [10] là “Các mảng không gian nằm chuyển tiếp giữa lục địa và biển (đại
dƣơng), luôn chịu tƣơng tác giữa quá trình lục địa (chủ yếu là sông) và biển (chủ yếu
là sóng, dòng biển và thuỷ triều), giữa các hệ thống tự nhiên và hệ nhân văn (tâm
điểm là hoạt động của con ngƣời), giữa các ngành và những ngƣời sử dụng tài
nguyên vùng ven bờ biển (hoặc tài nguyên bờ - coastal resources) theo cả cấu trúc
dọc (phối hợp từ trung ƣơng xuống địa phƣơng) và cả cấu trúc ngang (phối hợp của
các ngành trên cùng địa bàn), giữa cộng đồng dân địa phƣơng với các thành phần
kinh tế khác. Vì thế, miền bờ/vùng ven biển còn đƣợc gọi là miền tƣơng tác, nhƣng
trong thực tiễn quản lý vùng ven biển ngƣời ta thƣờng rất ít quan tâm đến mối quan
hệ bản chất này”. Trên thực tế, ranh giới giữa đất và đại dƣơng nói chung hông phải
là một đƣờng xác định rõ ràng trên bản đồ mà là một khu vực - một vùng chuyển tiếp
dần dần, thƣờng đƣợc gọi là “vùng ven biển” hoặc “ hu vực ven biển” [59].
Theo tính chất lý sinh, bờ biển là nơi gặp gỡ của đất và đại dƣơng, hông có
bộ phận nào thuộc môi trƣờng ven biển mà lại có tƣơng tác mạnh giữa đất và đại
dƣơng, bao gồm cả những bãi biển, đầm lầy ven biển, rừng ngập mặn (RNM) và
ven các rạn san hô; Các bộ phận khác có thể có tác động đến vùng ven biển nhƣng
lùi xa hơn từ bờ biển vào lục địa, có thể đến thƣợng nguồn các lƣu vực sông, nhƣng
khu vực ven biển xác định là nơi hội tụ của vùng đất khô và liền kề biển không gian
(nƣớc và đất ngập nƣớc) trong đó, các quá trình trên lục địa và đất đang sử dụng
ảnh hƣởng trực tiếp đến các quá trình đại dƣơng và ngƣợc lại (Ketchum 1972)[50].
Không gian đất liền ven biển đƣợc tổng hợp tài nguyên theo quy định pháp
lý và kết quả nghiên cứu của các đề tài các cấp đƣợc tổng hợp [50] trong quy định

của Nghị định 161/2003/NĐ-CP và theo Điều 8, Nghị định 40/2016/NĐ-CP ngày
15/05/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ về “Quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Tài nguyên, Môi trƣờng biển và Hải đảo” bao gồm gồm các xã ven biển, các
xã không có bờ biển nhƣng chịu ảnh hƣởng từ biển [36]. Trong luận án là các xã
thuộc các quận/huyện chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ biển và có các hoạt động phát
triển liên quan đến không gian và tài nguyên biển.
8


- Quản lý tổng hợp tài nguyên và không gian quản lý tổng hợp tài nguyên
khu vực ven biển:
+ Quản lý tổng hợp tài nguyên khu vực ven biển
Theo điều 3, bộ luật số 82/2015/QH13 [19]: Quản lý tổng hợp tài nguyên
biển và hải đảo là việc hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách, cơ chế, công
cụ điều phối liên ngành, liên vùng để đảm bảo tài nguyên biển, hải đảo đƣợc khai
thác, sử dụng hiệu quả, duy trì chức năng và cấu trúc của HST nhằm PTBV, bảo vệ
chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, đảm bảo quốc
phòng, an ninh. Theo khoản 1, điều 3 thông tƣ số 49/ BTN&MT [35], quản lý tổng
hợp tài nguyên vùng bờ là việc hoạch định và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính
sách, công cụ điều phối liên ngành, liên vùng để bảo đảm tài nguyên vùng bờ đƣợc
khai thác, sử dụng hiệu quả, duy trì chức năng và cấu trúc của các HST vùng bờ
nhằm phát triển bền vững, góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài
phán quốc gia của Việt Nam trên biển, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
+ Không gian quản lý tổng hợp tài nguyên khu vực ven biển:
Không gian quản lý tài nguyên là không gian chứa đựng toàn bộ các loại tài
nguyên có trong không gian đó. Theo Ketchum, B.H (1972) [50] đó là “dải đất khô
và hông gian đại dƣơng liền kề (nƣớc biển và đất chìm), trong đó các quy trình
hình thành và sử dụng đất có ảnh hƣởng trực tiếp đến các quy trình vận hành và sử
dụng đại dƣơng, và ngƣợc lại”; hoặc “ hông gian tƣơng tác giữa biển và đất liền,
đới bờ biến đổi theo từng loại, đặc điểm và cƣờng độ các quá trình địa chất xảy ra

dọc đới; có thể biến đổi nhanh và mạnh dƣới sự tƣơng tác của đất liền và biển, hoặc
có thể tƣơng đối ổn định” [55].
Theo quy định của Luật Tài nguyên, Môi trƣờng biển và Hải đảo và Nghị
định số 40/2016/NĐ-CP [37] thì vùng bờ là khu vực chuyển tiếp giữa đất liền hoặc
đảo với biển, bao gồm vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển. Vùng biển ven bờ có
ranh giới trong là đƣờng m p nƣớc biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm (18,6
năm) và ranh giới ngoài cách đƣờng m p nƣớc biển thấp nhất trung bình trong
nhiều năm một khoảng cách 06 hải lý do BTN&MT xác định và công bố. Vùng đất
ven biển bao gồm các xã, phƣờng, thị trấn có biển.
Trong không gian này, các HST, nguồn lực và hoạt động của con ngƣời trong
khu vực là rất quan trọng, đặc biệt là hoạt động quản lý, nhƣng những hoạt động này
thƣờng làm phá vỡ các hệ thống tự nhiên ven biển. Thêm vào sự phức tạp của các
đƣờng địa giới hành chính đƣợc sử dụng tùy tiện để phân chia các khu vực, thƣờng
dẫn đến sự phân tán trong công tác quản lý tài nguyên. Do đó, quản lý các nguồn tài
9


nguyên thiên nhiên, điều trƣớc nhất là phải biết đƣợc trong hông gian đó có những
nguồn tài nguyên thiên nhiên gì để quản lý và phải định giá đƣợc giá trị của nguồn tài
nguyên đó là bao nhiêu. Theo định nghĩa của Ủy ban Châu Âu (EU)[45] quản lý tổng
hợp tài nguyên thiên nhiên là quản lý tổng hợp hông gian (space) mà trong đó chứa
đựng tất cả các nguồn tài nguyên nguyên liệu thô (raw materials), nguồn tài nguyên
dòng (flow resources), nguồn tài nguyên chất liệu môi trƣờng (environmental media)
trên cùng một không gian (space) đó, các nguồn tài nguyên này đƣợc đánh giá inh tế
theo từng loại tài nguyên và đƣợc tích hợp bằng tổng giá trị kinh tế (TEV) tài nguyên
theo các không gian (space) lãnh thổ riêng biệt.
- Quy hoạch không gian khu vực ven biển
Tổng quát chung, theo Chu Phạm Ngọc Hiển [14] quản lý tổng hợp biển theo
không gian và quy hoạch không gian biển đang còn là những vấn đề mới mẻ đối với
không chỉ các nhà quản lý và hoạch định chính sách, mà còn đối với ngay cả các nhà

khoa học và quy hoạch ở Việt Nam. Trong Hội thảo về Quy hoạch không gian biển
(QHKGB), Charles N. Ehler (Ehler & Douvere 2007)[6] đƣa ra một định nghĩa của
Ủy ban Hải dƣơng học Liên Chính phủ của UNESCO đƣợc sử dụng nhiều nhất cho
QHKGB là: “QHKGB là một quá trình phân tích và phân bổ các phần của không gian
biển ba chiều cho các mục đích sử dụng cụ thể, để đạt đƣợc các mục tiêu sinh thái, kinh
tế và xã hội thƣờng đƣợc xác định thông qua tiến trình chính trị; kết quả của quá trình
QHKGB thƣờng là một kế hoạch tổng thể toàn diện cho một vùng biển. QHKGB là
một phần của quản lý sử dụng biển”. Sau đó, năm 2009 định nghĩa: “Quy hoạch không
gian biển là một quá trình phân tích và phân bổ (do cơ quan nhà nƣớc thực hiện) các
hoạt động của con ngƣời theo không gian và thời gian ở các vùng biển nhất định để đạt
các mục tiêu kinh tế, xã hội và sinh thái mà thƣờng do các nhà chính trị xác định”.
Quy hoạch không gian khu vực ven biển theo Nguyễn Hữu Cử (2013)[5] có
nội hàm khá rõ vì tiếp cận quản lý tổng hợp ven biển (QLTHVB) ở Việt Nam đã có
lịch sử gần 20 năm trải nghiệm, mặc dù chƣa có một định nghĩa “chuẩn”, nhƣng đƣợc
xem là một công cụ cho phép tổng hợp, dự báo và ra quyết định phù hợp đối với việc
sử dụng biển với đặc điểm cơ bản là tiếp cận trên cơ sở: HST, khu vực (lãnh thổ),
tổng hợp, thích ứng, chiến lƣợc và sự tham gia của cộng đồng. Quy hoạch không gian
khu vực ven biển không phải là sự kết thúc quy hoạch, mà là phƣơng thức thực tế để
tạo dựng và thiết lập việc sử dụng hợp lý hơn hông gian biển và tƣơng tác giữa
chúng để cân bằng nhu cầu phát triển với nhu cầu BVMT và nhằm đạt đƣợc các mục
tiêu kinh tế và xã hội theo quy hoạch.
10


Theo tài liệu của Cục Thông tin KH&CN quốc gia [4], QHKGB đƣợc Liên
minh châu Âu (EU) và Hoa Kỳ áp dụng đầu tiên, trong đó Hoa Kỳ có định nghĩa bổ
sung thêm cả phần quy hoạch không gian vùng bờ biển (gọi tắt là vùng bờ) - nơi
QHKGB đƣợc áp dụng kết hợp với quy hoạch sử dụng đất (land-use planning) đối
với phần lục địa ven biển. Cho nên, thuật ngữ QHKGB cũng bao hàm cả quy hoạch
không gian vùng bờ (coastal spatial planning) hi nó đƣợc áp dụng ở vùng bờ để

tránh dùng thuật ngữ dài dòng. Nhƣng ở Việt Nam mới chỉ lập kế hoạch và quản lý
các hoạt động của con ngƣời trong các vùng biển, chứ không phải là quản lý các
HST biển hoặc các thành phần của chúng. Theo Cơ quan quản lý khí quyển và đại
dƣơng Hoa Kỳ (NOAA) (2009) [54] thì quy hoạch không gian biển là một quá trình
quy hoạch không gian toàn diện, tích hợp, có tính minh bạch, có tính thích nghi, dựa
trên quan điểm về HST, dựa trên tính khoa học nhằm mục đích phân tích hiện trạng
và dự báo tƣơng lai đối với việc sử dụng, khai thác biển, đại dƣơng. Theo đó sẽ xác
định khu vực thích hợp nhất đối với những dạng hoạt động khác nhau nhằm giảm
thiểu các tác động tiêu cực đến môi trƣờng, thuận tiện trong việc sử dụng, khai thác,
tăng tính hiệu quả về kinh tế - xã hội và an ninh. Đôi hi còn đƣợc hiểu là các hoạt
động kinh tế biển vùng (đới) ven bờ hay khu vực ven biển.
1.1.2. Tổng quan các khái niệm liên quan đến phân vùng và phân vùng chức năng
- Phân vùng không gian biển.
Phân vùng là việc phân chia lãnh thổ thành những thể tổng hợp có ranh giới
khép kín, có những đặc điểm riêng không giống các vùng khác và không lặp lại
trong hông gian, tƣơng đối đồng nhất theo các tiêu chí và các mục tiêu nhất định
nhằm đơn giản hóa việc nghiên cứu hay quản lý có hiệu quả hơn theo đặc thù riêng
của từng đơn vị trong vùng. Mỗi vùng là một đơn vị lãnh thổ có những đặc điểm
tƣơng đồng và các mối liên kết với nhau theo một số quy luật đặc thù tùy theo mục
tiêu của hệ thống phân vùng. Mỗi hệ thống phân vùng đƣợc xác định bằng các hệ
thống tiêu chí và chỉ tiêu đƣợc xây dựng trên các cơ sở mục tiêu phân loại vùng và
mục tiêu sử dụng kết quả phân vùng ấy. Quy mô của các đơn vị lãnh thổ (vùng, tiểu
vùng) phụ thuộc vào mức độ đồng nhất các yếu tố tự nhiên của lãnh thổ và tùy
thuộc vào việc sử dụng lãnh thổ cho các mục đích hác nhau.
Có nhiều cách tiếp cận phân vùng không gian biển (bao gồm cả đới bờ biển),
theo Maeve Nightingale [24] “Phân vùng sử dụng vùng bờ biển là cách tiếp cận hợp
lý và đúng đắn của việc phân bổ các nguồn tài nguyên (đất và nƣớc) và không gian
vùng bờ cho các mục đích sử dụng, hoạt động, chức năng hác nhau có tính đến
tình trạng của các HST, phù hợp với tầm nhìn chung, các giá trị kinh tế-văn hóa-xã
11



hội của toàn nền kinh tế và các mục tiêu phát triển bền vững. Mục đích của phân
vùng sử dụng vùng bờ biển là quy hoạch và quản lý cùng lúc nhiều mục đích sử
dụng không gian ven biển, đặc biệt là ở những khu vực mà vấn đề mâu thuẫn trong
sử dụng đã nổi cộm và đƣợc xác định r ; hƣớng dẫn sử dụng lâu dài, phát triển và
quản lý các nguồn tài nguyên trong một khu vực nhất định để giải quyết các mâu
thuẫn hiện tại và tiềm ẩn trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên này và đảm bảo
tính tƣơng thích của các mục đích sử dụng với các mục tiêu về HST (nhƣ bảo tồn,
phát triển bền vững)”.
Theo Nguyễn Chu Hồi [16], phân vùng không gian vùng bờ biển đƣợc hiểu là
sự phân chia không gian vùng bờ biển thành những “đơn vị hông gian” nhỏ hơn (tiểu
vùng hoặc khu) theo những tiêu chí nhất định để có định hƣớng và cách thức phát triển
và sử dụng tài nguyên vùng bờ quy hoạch (quản lý) một cách hiệu quả và bền vững.
- Phân vùng chức năng không gian biển:
Phân vùng chức năng về bản chất là tổ chức không gian lãnh thổ dựa trên sự
đồng nhất về phát sinh, cấu trúc hình thái và tính thống nhất nội tại của vùng cho
mục đích hai thác, sử dụng, bảo vệ và bảo tồn sao cho phù hợp với sự phân hóa tự
nhiên của các điều kiện tự nhiên, đặc điểm môi trƣờng, sinh thái và điều kiện KTXH của vùng hay là quá trình phân chia lãnh thổ thành những đơn vị vùng và tiểu
vùng với những đặc trƣng riêng của chúng, phản ảnh thực tế khách quan về môi
trƣờng, sinh thái, hiện trạng và tiềm năng sử dụng lãnh thổ [13].
Phân vùng chức năng hông gian biển là sự phân chia các đơn vị lãnh thổ
trên cơ sở phân tích, đánh giá về các đặc điểm tự nhiên hay chức năng tự nhiên, vị
thế, các chức năng sử dụng của các HST và nguồn lợi trên các vùng đất ven biển,
vùng trời, vùng biển và hải đảo của Việt Nam. Về mặt tự nhiên, phân vùng chức
năng phải đảm bảo sự đồng nhất về điều kiện tự nhiên, tính tƣơng hỗ, không phá vỡ
mối liên kết giữa các HST với nhau và với các nguồn lợi biển.Trong dự thảo quy
hoạch sử dụng biển Việt Nam [2], các nhà soạn thảo đã đƣa ra quy trình phân loại
các vùng biển đƣợc thực hiện bằng việc: (1) Phân không gian biển thành các vùng
theo giá trị tài nguyên, sinh thái và nhu cầu bảo tồn, bảo vệ biển, nhu cầu phát triển

của các ngành kinh tế và nhu cầu quốc phòng, an ninh; (2) Xác định mức ƣu tiên
của các loại hình hoạt động khai thác, sử dụng và xử lý các vùng chồng lấn.
- Phân vùng chức năng đề xuất giải pháp ƣu tiên:
Phân vùng chức năng đề xuất giải pháp ƣu tiên là phân vùng chức năng phục vụ
mục đích ứng dụng, hiện chƣa có hái niệm chuẩn về phân vùng chức năng đề xuất
giải pháp ƣu tiên, mặc dù trên thế giới, một số tổ chức quốc tế và các nƣớc trong
12


khu vực châu Á -Thái Bình Dƣơng, Nam Á,.. v.v đã tiến hành phân vùng cho các
khu bảo tồn biển hoặc các khu sử dụng đa mục đích. Theo Hoàng Văn Thắng [27],
phân vùng chức năng là một công cụ cốt yếu trong quản lý và sử dụng đa mục đích các
vùng đa dạng sinh học cao. Tiến hành phân vùng chức năng sẽ tạo ra các phân khu
dùng cho các mục đích cụ thể khác nhau, giảm thiểu các mâu thuẫn giữa những ngƣời
(mục đích) sử dụng hác nhau, đồng thời làm tăng hiệu quả của các hoạt động, đồng
thời, đảm bảo cân bằng giữa bảo tồn và sử dụng, càng đơn giản, càng rõ ràng càng tốt,
phải đƣợc văn bản hóa và đƣợc tuân thủ một cách hợp lý.
Phân vùng chức năng thƣờng sử dụng đồng nghĩa với khái niệm phân vùng sử
dụng vùng bờ [19], tuy phân vùng sử dụng vùng bờ và biển vẫn còn khá mới mẻ và rất
hó đối với các nhà quản lý ở Việt Nam. Trƣớc hết do tính phức tạp của vùng biển
(không gian biển), thể hiện qua bốn khía cạnh chính: a) bản chất lƣu thông của nƣớc
biển và tính biến động của các dạng tài nguyên sinh vật, b) tính đan xen của các yếu tố
sinh thái, môi trƣờng và tài nguyên biển theo không gian ba chiều, c) bản chất chia sẻ,
sử dụng đa ngành và thƣờng cạnh tranh của các hệ thống tài nguyên biển luôn tạo ra
nhu cầu (đôi hi xung đột) về không gian cần thiết cho các hoạt động của con ngƣời, và
d) sự tƣơng tác giữa lục địa và biển ở vùng bờ biển, và giữa các hệ thống tài nguyên
biển nhạy cảm nói trên với sự can thiệp của con ngƣời. Những vấn đề nhƣ vậy ảnh
hƣởng rất lớn đến các kế hoạch phân vùng sử dụng biển lâu dài, quy hoạch sử dụng đất
ven biển hiện tại, cũng nhƣ cơ chế chính sách và thể chế quản lý vùng bờ và biển hiện
hành, điều không phải dễ dàng có thể điều chỉnh đƣợc.

Trong quản lý tổng hợp vùng bờ, phân vùng chức năng đƣợc định nghĩa là sự
“phân chia lãnh thổ” vùng bờ biển theo những tiêu chí nhất định để định hƣớng và
đề xuất cách thức phát triển và sử dụng tài nguyên vùng bờ một cách hiệu quả và
bền vững [17].
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.2.1. Tổng quan các nghiên cứu về quy hoạch không gian quản lý tổng hợp
tài nguyên khu vực ven biển ở nước ngoài
Trên thế giới hiện có nhiều hệ thống quy hoạch không gian biển (bao gồm cả
không gian ven biển). Ý tƣởng ban đầu về QHKGB xuất phát cách đây hoảng 30
năm, từ hoạt động phân vùng chức năng ở Công viên biển quốc tế Dải san hô lớn
(Great Barrier Reef International Marine Park) thuộc biển San Hô, Đông Bắc
Australia. Thông qua đó, ngƣời ta chia không gian biển trong phạm vi Công viên
biển quốc tế này ra thành các vùng chức năng để quản lý, sử dụng hiệu quả và thích
ứng với bản chất tự nhiên của từng vùng. Những năm sau đó, phân vùng chức năng
13


đƣợc áp dụng rộng rãi trong các hoạt động quản lý hệ thống các khu bảo tồn biển
(KBTB - Marine Protected Area) toàn cầu, khu vực và các quốc gia. QHKGB ra đời
và phát triển gắn bó chặt chẽ với quản lý tổng hợp vùng bờ và quản lý các khu bảo
tồn biển thông qua các phƣơng án phân vùng, cho nên nó đã đƣợc các quốc gia Bắc
Mỹ, châu Âu áp dụng sớm và đã gặt hái đƣợc những thành công. Mục đích chung
của phân vùng nhằm đảm bảo sử dụng bền vững vùng bờ theo chức năng, để hài
hoà về lợi ích của các ngành/ngƣời sử dụng tài nguyên bờ, trong khi vẫn đảm bảo
các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo hƣớng bền vững.
Từ nguồn tổng hợp của Cục thông tin Bộ KH&CN quốc gia cho biết, từ năm
1972, Chính phủ Hoa Kỳ thông qua Bộ luật về vùng bờ (Coastal Acts) trong đó đã
áp dụng phân vùng vùng bờ trong bối cảnh sử dụng đa ngành (multi-use). Sau Hoa
Kỳ, các nƣớc thuộc Cộng đồng châu Âu nhƣ Hà Lan, Bỉ, Anh, Đức, Thụy Điển,…
đã áp dụng khá rộng rãi và thu đƣợc các kết quả khả quan ở một số vùng bờ và biển

trọng điểm nhƣng trên quy mô còn hạn chế, nhằm giải quyết một số mục tiêu cụ thể
ở vùng biển quản lý. Việc áp dụng QHKGB đã diễn ra nhanh chóng từ một số nƣớc
Bắc Mỹ, đến châu Âu và lan ra các nƣớc có biển khu vực châu Á. Một số nƣớc châu
Á nhƣ Trung Quốc, Việt Nam đang áp dụng công cụ QHKGB để đạt đƣợc cả hai
mục tiêu phát triển kinh tế và BVMT biển, ven biển.
Công ƣớc của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 đã đƣa ra cách tiếp cận
quản lý biển và đại dƣơng theo hông gian. Theo đó, chế độ pháp lý quy định các
quốc gia ven biển có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối
với 5 vùng biển: vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa.
Từ kinh nghiệm thực tế và từ các thực hành tốt ở các quốc gia, tháng 11 năm
2006, UNESCO đã tổ chức Hội thảo quốc tế lần thứ nhất bàn về QHKGB. Từ đó,
thế giới đã chứng kiến “sự bùng nổ” của các mối quan tâm đến QHKGB nhƣ là một
phƣơng thức khả thi để quản lý biển theo hông gian, để giải quyết các mâu thuẫn
và tăng tính tƣơng thích trong hai thác, sử dụng tài nguyên và môi trƣờng biển
trong bối cảnh sức p đến vùng bờ và biển ngày càng gia tăng. Tại khu vực Đông Á,
theo tổng hợp của Cục Thông tin KH&CN quốc gia, các hệ thống quy hoạch truyền
thống trên đất liền nhƣ quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch sử dụng biển đóng vai
trò nền tảng trong bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, hỗ trợ phát triển
kinh tế và cộng đồng cũng nhƣ các giá trị văn hóa của vùng bờ biển trong bối cảnh
đối mặt với các sức ép và thách thức mới nhƣ biến đổi khí hậu, biến đổi vùng bờ và
cách tiếp cận dựa vào HST.
14


Thông qua các phƣơng án phân vùng chức năng/phân vùng sử dụng không
gian vùng bờ, một số nƣớc đã tiến hành thành công kế hoạch phân vùng ở các điểm
trình diễn của PEMSEA (Tổ chức các đối tác Biển Đông Á) nhƣ tại thành phố Hạ
Môn (Trung Quốc), Batangas (Philipin) và Đà Nẵng (Việt Nam). Trƣớc những thách
thức về hiểm họa thiên tai vùng ven biển nhƣ nƣớc biển dâng, biến đổi khí hậu và đặc

biệt là thảm họa sóng thần năm 2004 ở vùng bờ biển Indonesia, Thái Lan và Ấn Độ,
nhất là thảm họa

p động đất và sóng thần ở Fukusima (Nhật Bản) năm 2011,

Chƣơng trình Môi trƣờng của Liên Hợp Quốc (UNEP) và Cơ quan phát triển quốc tế
Thụy Điển (Sida), Cơ quan Điều phối các biển Đông Á (COBSEA) triển khai dự án
QHKGB cho các quốc gia khu vực biển Đông Á (2011-2013) với 03 giai đoạn: (1)
Xây dựng “Hướng dẫn Quy hoạch không gian vùng bờ khu vực biển Đông Á: Tích
hợp các vấn đề nổi bật và cách tiếp cận quản lý hiện đại”, (2) Xin ý iến góp ý của
các quốc gia thành viên của COBSEA về dự thảo bản hƣớng dẫn, và (3) Chuyển sang
văn bản hƣớng dẫn quốc gia về QHKGB ở vùng bờ biển.
Các nhà nghiên cứu đã đề cập đến sự đa dạng về mục tiêu của QHKGB nhƣ
Fanny Douvere và nnk (2006) đã giới thiệu QHKGB trong quản lý sử dụng biển ở
Vƣơng quốc Bỉ; Fanny Douvere (2008) nghiên cứu QHKGB trong việc tăng cƣờng
quản lý sử dụng biển dựa vào HST; Fanny Douvere và Charles N. Ehler (2008) nghiên
cứu về QHKGB trong quản lý sử dụng biển ở Châu Âu; Paul M. Gilliland và Dan
Laffoley (2008) đƣa ra quy trình QHKGB dựa vào HST; Heino O. Fock (2008)
QHKGB trên cơ sở xác định các vùng cơ bản cho hoạt động nghề cá trong phạm vi
vùng đặc quyền kinh tế của Đức; Công trình của Melissa M. Foley và nn (2010) đề
cập đến các nguyên tắc sinh thái trong QHKGB.
QHKGB đƣợc sử dụng để giải quyết các xung đột nhằm điều chỉnh các hoạt
động phát triển ở không gian khu vực ven biển tại một số quốc gia ven biển nhƣ trƣờng
hợp phân vùng quản lý Công viên biển Dải san hô lớn của Australia nhằm các mục
tiêu: (a) duy trì đa dạng sinh học và HST tạo ra Dải san hô lớn, (b) quản lý các tác động
của việc gia tăng hoạt động giải trí và mở rộng du lịch, (c) quản lý tác động của các
hoạt động câu cá giải trí và thƣơng mại, và (d) quản lý các tác động rủi ro ô nhiễm từ
đất liền và hàng hải. Đây là một bài học lớn cho ĐHKGQLTHTN khu vực ven biển
Việt Nam nói chung và KVVBHP nói riêng. Trong đó, quản lý không gian ở Công
viên biển Dải san hô lớn đƣợc thực hiện dựa trên 8 vùng hác nhau, từ vùng "sử dụng

chung" ít hạn chế nhất, cho phép hầu hết các hoạt động hàng hải và đánh bắt thƣơng
mại nhất cho đến "vùng bảo tồn" hạn chế hầu nhƣ hoàn toàn các hoạt động dân sinh,
kinh tế và hông đƣợc phép sử dụng.
15


Trong hi đó, Bỉ tiến hành QHKGB nhằm khai thác năng lƣợng gió khu vực
ven biển song song với việc bảo vệ và bảo tồn giá trị sinh thái và sinh học của khu vực
theo yêu cầu của Liên minh châu Âu với việc phân chia các khu vực phát triển: „khu
vực phong điện‟ ngoài hơi, các khu bảo tồn biển, lập kế hoạch các khu khai thác
cát/sỏi bền vững, lập bản đồ các nơi cƣ trú, bảo vệ các giá trị đa dạng sinh học và quản
lý các hoạt động trên đất liền có ảnh hƣởng đến môi trƣờng biển.

Hình 1.2. Lƣợc đồ vị trí các HST và quy hoạch biển và đại dƣơng của Hoa Kỳ
(Albert I. Telsey, Meyner and Landis LLP, 2016)
Tại Hoa Kỳ, Đạo Luật quản lý vùng bờ (CZMA) đƣợc xem nhƣ một công cụ
để giải quyết các vấn đề quản lý biển ở cấp bang và liên bang, trong đó quy định,
các bang ở Hoa Kỳ có thẩm quyền đối với các vùng biển ven bờ đến giới hạn 3 hải
lý (ngoại trừ một số bang nhƣ Texas, Puerto Rico và vịnh Florida là 9 hải lý. Các
bang ở vùng Hồ Lớn (Great La e) có thẩm quyền về ranh giới quốc tế với Canađa.
Tất cả các vùng biển ngoài giới hạn 3 hải lý và ra đến 200 hải lý là vùng nƣớc liên
bang và các bang không có thẩm quyền ở các vùng này [42].
Đáp ứng mục tiêu QHKGB, nhiều nghiên cứu đã đi sâu các phƣơng pháp
tiến hành QHKGB nhƣ Smith và cộng sự (2011), bằng cách điều tra những khu vực
phát triển ở châu Âu đã phát triển thành công phƣơng pháp quy hoạch không gian
tổng hợp (QHKGTH) không chỉ bằng cách áp dụng hệ thống QHKGB phát triển
16



×