Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

tiểu luận kinh tế môi trường phân tích tác động liên kết kinh doanh đến sự phát triển của nền kinh tế tư nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.12 KB, 23 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm qua, khu vực kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng
trong sự phát triển năng động của nền kinh tế, góp phần tạo ra việc làm, nâng cao
thu nhập, và đi đầu trong nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mới. Tuy nhiên, dù
đóng vai trò khá lớn, nhưng tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân đang có xu
hướng giảm; kinh tế tư nhân chưa đáp ứng được vai trò động lực quan trọng của
nền kinh tế; vẫn còn một số hạn chế nhất định. Để doanh nghiệp tư nhân là động
lực phát triển kinh tế cần thúc đẩy hoàn thiện thể chế thị trường đầy đủ, bởi ở trong
thị trường tồn tại sự liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ với các tập đoàn lớn để
tiêu thụ sản phẩm, tạo ra những chuỗi giá trị.
Liên kết trong kinh doanh làm tăng "lợi thế cạnh tranh" (Porter, 1985). Lợi
ích trực tiếp của việc liên kết này bao gồm lợi thế cạnh tranh lớn hơn thông qua
hợp tác (lợi thế hợp tác) và thậm chí là cơ hội tốt hơn về doanh thu, nghề nghiệp và
đầu tư trong lĩnh vực ứng dụng cũng như làm giảm chi phí chung: liên kết kinh
doanh có thể rẻ hơn và linh hoạt hơn so với sáp nhập hoặc mua lại và có thể được
sử dụng khi sáp nhập hoặc mua lại không khả thi.
Nhận thức được mức độ quan trọng cũng như giá trị mà liên kết kinh doanh
tác động đến sự phát triển của nền kinh tế tư nhân, nhóm 8 đã lựa chọn đề tài:
“Phân tích tác động liên kết kinh doanh đến sự phát triển của nền kinh tế tư
nhân” làm nội dung cho tiểu luận môn Kinh Tế Môi Trường.
Phương pháp nghiên cứu: Trong bài tiểu luận lần này, nhóm 8 sử dụng phương
pháp nghiên cứu định lượng với dạng dữ liệu chéo, nghiên cứu theo phương pháp
hồi quy OLS với số lượng mẫu là 139 công ty, doanh nghiệp tư nhân hoạt động
kinh tế tại Việt Nam.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu: tác động của liên kết kinh doanh đến sự phát triển của nền
kinh tế tư nhân.
Khách thể nghiên cứu: Nền kinh tế tư nhân Việt Nam.
Cấu trúc tiểu luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, và tài liệu tham khảo, cấu trúc tiểu luận của
chúng em như sau:




• Chương I: Tổng quan, những nghiên cứu đi trước và cơ sở lý thuyết của đề tài
• Chương II: Xây dựng mô hình kinh tế lượng
• Chương III: Đề xuất & giải pháp
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN, NHỮNG NGHIÊN CỨU ĐI TRƯỚC VÀ CƠ SỞ
LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1

Một số nghiên cứu liên quan đi trước

 Nghiên cứu về “Liên kết dọc và hiệu suất vững chắc trong các ngành công nghiệp

hỗ trợ Việt Nam”
Tên tác giả: Nham Phong Tuan và Takahashi Yoshi
Kết quả nghiên cứu: Chỉ ra trong các mối liên kết kinh doanh thì liên kết dọc cho thấy
những lợi thế đáng kể nhất trong quá trình phát triển và công nghiệp hóa do chúng tạo ra
một thị trường hàng hóa trung gian và những cơ hội mang lại lợi nhuận rõ rệt. Liên kết
dọc giữa các doanh nghiệp có thể cải thiện năng lực kinh doanh, huy động các nguồn lực
bên ngoài và năng cao hiệu quả cạnh tranh.
 Nghiên cứu: “Liên kết ngang và liên kết dọc về hệ thống tổ chức Công nghệ thông

tin”
Tên tác giả: B. Wangler và S.J Paheerathan
Kết quả nghiên cứu: Ứng dụng liên kết ngang trong quản lý chuỗi cung ứng có thể tối ưu
hóa toàn bộ các hoạt động nhập đơn hàng, mua, giao hàng, sản xuất để giảm thiểu thời
gian, chi phí sản xuất đồng thời tối đa hóa giá trị cho khách hàng. Theo đó, liên kết dọc
lại được sử dụng trong việc liên kết các hệ thống được thực hiện ở các cấp hành chính
khác nhau để yêu cầu luồng dữ liệu theo hai hướng.
 Nghiên cứu về “ Kinh tế tư nhân Việt Nam” năm 2018


Tên tác giả: Lê Duy Bình
Kết quả nghiên cứu: Chỉ ra được kinh tế tư nhân là nhân tố đóng góp quan trọng cho tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây, chiếm 38.6% GDP, tạo ra 3,35
triệu việc làm mới trong giai đoạn 2010-2015. Nhiều bằng chứng cho rằng các doanh
2


nghiệp tư nhân lớn hơn và được quản trị tốt hơn ở Việt Nam có xu hướng tăng tích cực về
hiệu quả hoạt động và năng suất.
2

Khái niệm
1

Liên kết kinh doanh

Hiện nay, vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về “liên kết kinh doanh” (business
linkages) mặc dù giới chính sách và nghiên cứu đã đề cập và nghiên cứu một số khái
niệm tương tự như hợp tác kinh tế (economic cooperation), liên kết kinh tế (economic
linkage), hội nhập kinh tế (economic integration) hay liên kết vùng (industrial cluster).
Đứng trên các quan điểm khác nhau có những cách tiếp cận khác nhau.
Quan điểm của UNCTAD (Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát
triển - United Nations Conference on Trade and Development) thường giới hạn các liên
kết kinh doanh giữa 2 đối tượng là Doanh nghiệp đa quốc gia (MNEs) và Doanh nghiệp
nội địa. Theo đó, liên kết kinh doanh là các kết nối giữa doanh nghiệp đa quốc gia và các
doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) trong nước nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển
giao công nghệ giữa đối tượng thứ nhất sang đối tượng thứ hai. UNCTAD Và IFC nhấn
mạnh rằng “Liên kết kinh doanh” là một công cụ để giải quyết hầu hết các vấn đề mà các
DNVVN phải đối mặt. Nghiên cứu cũng cho thấy những mối liên kết này đã nâng cao

năng suất của các DNVVN. Có thể nói tất cả các bên liên quan trong các mối liên kết
kinh doanh đều là những người chiến thắng. Do đó, liên kết kinh doanh là một khía cạnh
bình thường trong đời sống kinh doanh của các nền kinh tế theo định hướng thị trường.
Tóm lại, liên kết kinh doanh là hình thức hợp tác “làm ăn” mà doanh nghiệp thỏa
thuận với doanh nghiệp có sản phẩm/dịch vụ, trong đó doanh nghiệp không mất tiền vốn
hoặc nếu phải bỏ tiền thì không mất nhiều, nhưng doanh nghiệp sẽ phải chia lợi nhuận
kinh doanh cho họ. Lý do là bởi vì doanh nghiệp đang phải phụ thuộc với họ. Liên kết
kinh doanh giúp doanh nghiệp học hỏi được nhiều điều trong giai đoạn đầu kinh doanh,
nếu sau này phát triển được kênh phân phối hiệu quả thì có thể tách riêng để kinh doanh.
2

Kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân được xác định là khu vực kinh tế nằm ngoài quốc doanh (ngoài khu
vực kinh tế nhà nước), bao gồm các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó tư nhân
nắm trên 50% vốn đầu tư. Kinh tế tư nhân là tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh không
dựa trên sở hữu nhà nước về các yếu tố của quá trình sản xuất. Hiểu ở cấp độ hẹp, kinh tế
tư nhân là khu vực kinh tế gắn liền với loại hình sở hữu tư nhân, bao gồm kinh tế cá thể,
3


tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Kinh tế tư
nhân tồn tại dưới các hình thức như: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần và các hộ kinh doanh cá thể.
3

Liên kết dọc

Liên kết theo chiều dọc là mô hình liên kết các công ty hoạt động trong cùng một
chuỗi giá trị ngành như các công ty cung ứng vật liệu, sản xuất, vận tải, bán hàng,… Liên

kết theo chiều dọc có thể là liên kết chuỗi giá trị như công ty sản xuất mua lại hoặc đầu tư
vốn vào các công ty cung ứng nguyên liệu cho mình hoặc liên kết chuỗi giá trị như công
ty sản xuất mua lại hoặc đầu tư vốn vào một công ty để tiêu thụ sản phẩm do mình sản
xuất.
Như vậy, có thể thấy liên kết dọc là mô hình kinh doanh trong đó mục tiêu chính là
tạo mối liên kết giữa bản thân doanh nghiệp với các đối tác liên quan như các nhà cung
cấp và nhà phân phối.
4

Liên kết ngang

Liên kết theo chiều ngang là sự kết hợp giữa các công ty có các sản phẩm, dịch vụ
liên quan với nhau và có thể sử dụng cùng một hệ thống phân phối để gia tăng hiệu quả.
Cơ cấu tập đoàn gồm công ty mẹ và các công ty con, cũng giống như mô hình liên kết
dọc nhưng ở mô hình liên kết này công ty mẹ còn trực tiếp kinh doanh những dịch vụ,
khâu liên kết chính của tập đoàn.
3

Cơ sở lý thuyết
1

Lý thuyết về liên kết dọc
1

Lý thuyết về chi phí giao dịch (TC)

Lý thuyết chi phí giao dịch (TC) có thể được xem là việc sản xuất sẽ diễn ra khi
chi phí tổ chức sản xuất dựa vào trao đổi thị trường lớn hơn trong công ty. Quy mô của
công ty sẽ dựa trên chi phí sử dụng cơ chế giá, trong đó, một công ty sẽ có xu hướng mở
rộng cho đến khi chi phí tổ chức giao dịch trở nên bằng với chi phí thực hiện cùng một

giao dịch trao đổi trên thị trường mở hoặc chi phí tổ chức ở một công ty khác.
2

Liên kết dọc có lợi cho công ty không?

4


Theo Sudarsanam (2010), liên kết dọc làm tăng hiệu quả trong một số trường hợp
nhưng có thiếu hiệu quả trong các trường hợp khác. Đó có thể là sự phối hợp, giám sát và
thực thi trong quá trình sản xuất. Mặt khác, chắc chắn sẽ có sự cạnh tranh liên ngành, từ
đó dẫn đến chủ nghĩa cơ hội và tăng chi phí ảnh hưởng.
2

Lý thuyết về liên kết ngang

Besanko (2007) chỉ ra rằng có một ranh giới ngang của công ty xác định số lượng
và chủng loại sản phẩm và dịch vụ mà nó tạo ra. Nó đề cập đến việc sáp nhập hai hoặc
nhiều công ty sản xuất cùng một sản phẩm dưới một công ty hợp nhất (Chakravarty,
1998).
Sudarsanam (2010) nhấn mạnh rằng, một số công ty trong các lĩnh vực khác nhau
như tiện ích, điện, ngân hàng, dược phẩm, bảo hiểm, dầu khí, ô tô, thực phẩm và đồ uống,
thép và y tế đã liên kết ngang với nhau. Trường hợp các công ty bán hợp nhất sản phẩm
giống hệt nhau, nó được mô tả như là một sự liên kết theo chiều ngang thuần túy. Liên
kết ngang thường đủ điều kiện các ngành công nghiệp và thị trường có sản phẩm nói
chung đang trong giai đoạn trưởng thành hoặc suy giảm của vòng đời sản xuất. Những thị
trường này có tốc độ tăng trưởng chung thấp, và các công ty đã tích lũy năng lực sản xuất
vượt xa nhu cầu.
3



Lý thuyết về các biến:

Quy mô công ty - SIZE

Kumar (1999) đã thực hiện một nghiên cứu về phân tích xuyên quốc gia. Trong đó
họ đã tìm thấy những yếu tố thể chế như hiệu quả của hệ thống tư pháp và sự phát triển
của thị trường tài chính cũng như các yếu tố công nghệ như cường độ vốn và. Quy mô thị
trường dường như ảnh hưởng đến quy mô của các công ty.
Cường độ vốn công ty – CINT ( Capital Intensity)
Một công ty sẽ cần nhiều vốn nếu một quy trình kinh doanh đòi hỏi một lượng tiền
lớn và các nguồn tài chính khác để sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ. Cường độ vốn sẽ dựa
trên tỷ lệ vốn cần thiết với số lượng lao động được yêu cầu. Cường độ vốn của các ngành
khác nhau thì khác nhau và một số ngành có thể thâm dụng vốn hơn dựa trên bản chất
của công nghệ. Hơn nữa, Porter (1976) đã chỉ ra rằng cường độ vốn có thể đóng vai trò là
rào cản để thoát ra nếu được coi là một tài sản cụ thể của ngành.
5




Tổng vốn thị phần – MARS (Market Share)

Thị phần doanh nghiệp trên thị trường được tính toán bằng cách chia doanh số bán
hàng của công ty trong một giai đoạn cụ thể cho tổng doanh số của ngành trong cùng thời
kỳ đó. Biến này sẽ đưa ra quy mô của một công ty liên quan đến thị trường và đối thủ
cạnh tranh. Sự tăng giảm của thị phần sẽ là một chỉ số về khả năng cạnh tranh tương đối
của các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Do đó, một công ty đang tăng thị phần sẽ
quan sát sự tăng trưởng về doanh thu. Kinh tế theo quy mô và cải thiện lợi nhuận có thể
đạt được dựa trên sự gia tăng của thị phần.

4

Khoảng trống vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Từ những công trình nghiên cứu ở trên có liên quan đến đề tài tiểu luận. Có thể
thấy rằng trong phạm vi nội dung nghiên cứu của mình, các công trình đã giải quyết được
một số vấn đề liên quan. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đó vẫn chưa làm rõ được
một số nội hàm những tác động của liên kết dọc, liên kết ngang đến kinh tế tư nhân. Làm
rõ được các nội hàm này sẽ là cơ sở lý luận, nền tảng giải quyết những mục tiêu và phạm
vi nghiên cứu liên quan đến đề tài “Tác động của liên kết kinh doanh đến kinh tế tư
nhân”.
Do đó, có thể thấy rằng kể cả nội dung hay phạm vi nghiên cứu của các nghiên
cứu hay báo cáo ở trên đều chưa có nhiều liên quan đến nội dung của tiểu luận, đó là
những tác động của liên kết dọc, liên kết ngang đến doanh thu của các doanh nghiệp tư
nhân. Đó chính là những khoảng trống mà tiểu luận tiếp tục nghiên cứu.

6


CHƯƠNG II: XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG
1

Phương pháp luận

Bài tiểu luận được xây dựng bằng mô hình hồi quy tuyến tính và sử dụng
phương pháp bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least Lquares - OLS) để kiểm định
sự ảnh hưởng của các nhân tố: liên kết dọc, liên kết ngang, quy mô, cường độ vốn
của công ty & thị phần. Trong quá trình thực hiện, chúng em đã thu thập dữ liệu
hoạt động kinh tế tài chính của 139 công ty, doanh nghiệp trong năm 2018 với các
chỉ số trên. Sau khi mô tả thống kê để nắm được đặc điểm của các biến, nhóm đã

tiến hành phân tích dữ liệu qua phần mềm Stata để kiểm tra và đưa ra kết luận về
những ảnh hưởng của các yếu tố trên đến sự phát triển nền kinh tế tư nhân.
2

Xây dựng mô hình
1

Dạng mô hình

Nhóm nghiên cứu sử dụng hàm hồi quy tuyến tính tổng quát để thực hiện mục đích
nghiên cứu. Hàm hồi quy tổng quát bao gồm 1 biến phụ thuộc và 5 biến độc lập.
Dạng hàm như sau:
- Mô hình hồi quy tổng thể:
Y = + (VI) + (HI) + (SIZE) + (CINT) + (MARS) + ui
- Mô hình hồi quy mẫu:
Y = + (VI) + (HI) + (SIZE) + (CINT) + (MARS) + ei
Trong đó:
- Biến phụ thuộc Y: Tỷ lệ đóng góp của công ty đối với khu vực kinh tế tư nhân
- Biến độc lập:
VI: Liên kết dọc (Vertical Integration)
HI: Liên kết ngang (Horizontal Integration)
7


SIZE: Quy mô công ty
CINT: Cường độ vốn của công ty (Capital Intensity)
MARS: Thị phần công ty (Market Share)
Với sai số ngẫu nhiên ui thể hiện các yếu tố khác có ảnh hưởng tới biến phụ thuộc
nhưng không được thể hiện trong mô hình.
Lưu ý: Nhóm nghiên cứu đã tiến hành logarit hóa biến CINT vì giá trị của các biến

số này rất lớn, sẽ chính xác hơn nếu xem xét sự thay đổi phần trăm của biến.
Từ đó có mô hình mới như sau:
- Mô hình hồi quy tổng thể:
Y = + (VI) + (HI) + (SIZE) + ln(CINT) + (MARS) + ui
- Mô hình hồi quy mẫu:
Y = + (VI) + (HI) + (SIZE) + ln(CINT) + (MARS)
2.1.2. Giải thích biến


Tỷ lệ đóng góp của công ty đối với khu vực kinh tế tư nhân (Y)

- Cách đo: Doanh thu công ty/Giá trị khu vực kinh tế tư nhân
(Giá trị khu vực kinh tế tư nhân được tính bằng cách lấy tích của tỉ trọng thành phần
kinh tế này so với toàn nền kinh tế nhân với GDP của nền kinh tế)
- Ý nghĩa:
o Đo lường mức độ đóng góp của doanh nghiệp vào tổng giá trị của toàn khu vực
kinh tế tư nhân.
o Giá trị này càng lớn càng thể hiện sự quan trọng của doanh nghiệp đó đối với
nền kinh tế.
o Biến này có giá trị từ 0 (hoàn toàn không có vai trò gì đối với nền kinh tế) đến
1 (đóng góp hoàn hảo vào khu vực kinh tế tư nhân).
• Liên kết dọc (VI)
- Cách đo: Liên kết dọc (VI) là một biến định tính:
o Giá trị 1: Doanh nghiệp có thực hiện chiến lược liên kết dọc
o Giá trị 0: Doanh nghiệp không thực hiện chiến lược liên kết dọc

- Ý nghĩa:
8



Liên kết theo chiều dọc là mô hình liên kết các công ty hoạt động trong
cùng một chuỗi giá trị ngành nhằm đạt được lợi thế về chi phí, sự chủ động
cho các sản phẩm đầu vào và đầu ra. Vì thế, có nhiều công ty đã lựa chọn
hình thức này cho hoạt động kinh doanh của mình; các doanh nghiệp này
được thể hiện bằng giá trị 1 trong giá trị của biến VI.
o Tuy nhiên, liên kết dọc cũng có một số hạn chế như nguồn lực bị phân tán,
khó chuyên môn hóa... Do vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng lựa chọn
theo đuổi chiến lược này; các doanh nghiệp này được thể hiện bằng giá trị 0
trong giá trị của biến VI.
• Liên kết ngang (HI)
- Cách đo: Liên kết ngang (HI) là một biến định tính:
o Giá trị 1: Doanh nghiệp có thực hiện chiến lược liên kết ngang
o Giá trị 0: Doanh nghiệp không thực hiện chiến lược liên kết ngang
- Ý nghĩa:
o Liên kết theo chiều ngang là sự kết hợp giữa các công ty có sản phẩm, dịch
vụ liên quan với nhau và có thể sử dụng cùng một hệ thống phân phối để
gia tăng hiệu quả. Mối liên kết này tạo điều kiện đa dạng hóa sản phẩm,
dịch vụ, tận dụng hệ thống phân phối để tiết kiệm chi phí, phân tán rủi ro.
Các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược liên kết ngang được thể hiện bằng
giá trị 1 trong giá trị của biến HI.
o Tuy nhiên, liên kết theo chiều ngang cũng gặp một số trở ngại là thiếu sự
chủ động ở một số khâu như cung ứng nguyên liệu sản xuất, kho vận… so
với liên kết dọc. Những doanh nghiệp không thực hiện chiến lược liên kết
theo chiều ngang được thể hiện bằng giá trị 0 trong giá trị của biến HI.
• Quy mô công ty (SIZE)
- Cách đo: Quy mô công ty = ln(Số nhân viên của công ty)
- Ý nghĩa:
o Theo Kumar, Rajan, Zingales và các cộng sự trong “What Determines Firm
Size?” đã sử dụng logarit tự nhiên theo số nhân viên làm thước đo cho quy
mô của doanh nghiệp.

o Tập xác định của hàm quy mô là tập số dương. Điều này là thỏa mãn vì số
lượng nhân viên của công ty luôn là số dương.
o Hàm logarit tự nhiên là một hàm đồng biến với hệ số góc giảm dần. Điều
này là phù hợp với các lý thuyết về kinh tế, khi số lượng nhân viên của
công ty tăng lên thì quy mô của công ty được mở rộng nhưng tốc độ phát
triển của quy mô công ty sẽ chậm dần.
• Cường độ vốn của công ty (CINT)
- Cách đo: Cường độ vốn = Tài sản cố định/Số lượng nhân viên
- Ý nghĩa:
o

9


Cường độ sử dụng vốn là tỷ lệ vốn trên lao động sử dụng vào quá trình sản
xuất. Tỷ lệ vốn/lao động càng cao, cường độ sử dụng vốn trong quá trình
sản xuất càng cao và ngược lại. Phương pháp sản xuất có cường độ sử dụng
vốn cao được gọi là phương pháp sản xuất sử dụng nhiều tư bản, nhiều kỹ
thuật.
o Các ngành công nghiệp có cường độ sử dụng vốn cao dễ bị ảnh hưởng bởi
suy thoái kinh tế hơn so với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động vì họ
vẫn phải trả các chi phí cố định ngay cả khi ngành công nghiệp đang trong
tình trạng suy thoái.
• Thị phần công ty (MARS)
o

- Cách đo: Thị phần công ty = Doanh thu công ty / Tổng doanh thu thị
trường
- Ý nghĩa:
o Thị phần là phần sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh nghiệp so với tổng sản

phẩm tiêu thụ trên thị trường. Để giành giật mục tiêu thị phần trước đối thủ,
doanh nghiệp thường phải cân nhắc thực hiện các chiến lược phù hợp, nhất
là khi bắt đầu thâm nhập thị trường mới. Công ty nào chiếm được thị phần
lớn sẽ có lợi thế thống trị thị trường.
o Thị phần đóng vai trò quan trọng nhưng không phải là yếu tố duy nhất
trong việc xác định vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp. Để xác
định vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp, còn cần phải tính đến các
yếu tố khác như rào cản gia nhập, hiện trạng cạnh tranh trên thị trường liên
quan.
2

Tạo thêm biến & mô hình nghiên cứu mới

Trước hết, nhóm nghiên cứu tiến hành tạo thêm 6 biến là sizevi, lncintvi,
masvi, sizehi, lncinthi, marshi để có thể giải thích được tất cả tác động của 2 biến
giả vi, hi lên cả biến độc lập và phụ thuộc là các biến định lượng. Vì vậy chúng ta
có thêm 6 giả thuyết nghiên cứu:


SIZEVI:
- Cách đo: biến mới được tạo bằng cách nhân SIZE với VI để nghiên cứu tổng
tác động của quy mô doanh nghiệp (SIZE) và mô hình liên kết dọc (VI) đến sự
phát triển của kinh tế tư nhân. Vì SIZE là biến có ảnh hưởng kỳ vọng dương
lên biến phụ thuộc Y, nên nhóm đặt ra giả thuyết.
- Ý nghĩa:
10


H6: Nếu SIZEVI càng lớn thì khi tăng quy mô lên 1 đơn vị doanh nghiệp
sử dụng mô hình liên kết dọc càng đóng góp vào sự phát triển kinh tế tư

nhân hơn doanh nghiệp không sử dụng mô hình liên kết dọc.
LN(CINT)VI:
- Cách đo: biến mới được tạo bằng cách nhân lncint với vi để nghiên cứu tổng
tác động của cường độ vốn (LN(CINT)) và mô hình liên kết dọc (VI) đến sự
phát triển của kinh tế tư nhân. Vì LN(CINT) là biến có ảnh hưởng kỳ vọng
dương lên biến phụ thuộc Y, nên nhóm đặt ra giả thuyết.
- Ý nghĩa:
o H7: Nếu LN(CINT)VI càng lớn thì khi tăng cường độ vốn lên 1 đơn vị
doanh nghiệp sử dụng mô hình liên kết dọc càng đóng góp vào sự phát triển
kinh tế tư nhân hơn doanh nghiệp không sử dụng mô hình liên kết dọc.
MARSVI:
- Cách đo: biến mới được tạo bằng cách nhân MARS với VI để nghiên cứu tổng
tác động của tổng thị phần và mô hình liên kết dọc (VI) đến sự phát triển của
kinh tế tư nhân. Vì MARS là biến có ảnh hưởng kỳ vọng dương lên biến phụ
thuộc Y, nên nhóm đặt ra giả thuyết.
- Ý nghĩa:
o H8: Nếu MARSVI càng lớn thì khi tăng thị phần lên 1 đơn vị doanh
nghiệp sử dụng mô hình liên kết dọc càng đóng góp vào sự phát triển kinh
tế tư nhân hơn doanh nghiệp không sử dụng mô hình liên kết dọc.
SIZEHI:
- Cách đo: biến mới được tạo bằng cách nhân size với vi để nghiên cứu tổng tác
động của quy mô doanh nghiệp (SIZE) và mô hình liên kết ngang (HI) đến sự phát
triển của kinh tế tư nhân. Vì SIZE là biến có ảnh hưởng kỳ vọng dương lên biến
phụ thuộc y, nên nhóm đặt ra giả thuyết.
- Ý nghĩa:
o H9: Nếu SIZEHI càng lớn thì khi tăng quy mô lên 1 đơn vị doanh nghiệp
sử dụng mô hình liên kết ngang càng đóng góp vào sự phát triển kinh tế tư
nhân hơn doanh nghiệp không sử dụng mô hình liên kết ngang.
LN(CINT)HI:
- Cách đo: biến mới được tạo bằng cách nhân lncint với vi để nghiên cứu tổng

tác động của cường độ vốn (LN(CINT)) và mô hình liên kết ngang (HI) đến sự
phát triển của kinh tế tư nhân. Vì LN(CINT) là biến có ảnh hưởng kỳ vọng
dương lên biến phụ thuộc y, nên nhóm đặt ra giả thuyết.
- Ý nghĩa
o H10: Nếu LN(CINT)VI càng lớn thì khi tăng cường độ vốn lên 1 đơn vị
doanh nghiệp sử dụng mô hình liên kết ngang càng đóng góp vào sự phát
o









11


triển kinh tế tư nhân hơn doanh nghiệp không sử dụng mô hình liên kết
ngang.
• MARSHI:
- Cách đo: biến mới được tạo bằng cách nhân MARS với vi để nghiên cứu tổng
tác động của tổng thị phần và mô hình liên kết ngang (HI) đến sự phát triển của
kinh tế tư nhân. Vì MARS là biến có ảnh hưởng kỳ vọng dương lên biến phụ
thuộc Y, nên nhóm đặt ra giả thuyết.
- Ý nghĩa:
o H11: Nếu MARSVI càng lớn thì khi tăng thị phần lên 1 đơn vị doanh
nghiệp sử dụng mô hình liên kết ngang càng đóng góp vào sự phát triển
kinh tế tư nhân hơn doanh nghiệp không sử dụng mô hình liên kết ngang.


Sau đó tiến hành chạy mô hình hồi quy (1) như sau:
Y=
3

Mô tả số liệu
1

Nguồn số liệu

Nguồn số liệu sử dụng cho từng biến được thống kê chi tiết trong bảng sau:
Tên biến

Kiểu biến

Doanh thu/ Tổng Biến
kinh tế tư nhân
thuộc

Viết
tắt
phụ Y

Năm

Nguồn dữ liệu

2018 EzSearch- Cổng thông tin
chứng khoán tài chính doanh
nghiệp

2018 EzSearch
2018 EzSearch
2018 EzSearch
2018 EzSearch

Liên kết dọc
Biến giả
vi
Liên kết ngang
Biến giả
hi
Quy mô công ty Biến độc lập size
Cường độ vốn Biến độc lập cint
của công ty
Tổng thị phần
Biến độc lập mars
2018 EzSearch
Dữ liệu trong bài nghiên cứu được lấy từ các báo cáo thường niên năm 2018
của 139 công ty trong các ngành dược phẩm, y tế, dầu khí, xây dựng, công nghệ,…
trên Cổng thông tin chứng khoán tài chính doanh nghiệp trực tuyến EzSearch.
2

Mô tả thống kê số liệu

Các số liệu tiêu biểu đại diện cho các biến được liệt kê trong bảng sau:
12


Biến
Y


Số quan Giá trị trung Độ
lệch Giá trị lớn
sát
bình
chuẩn
nhất
139
0,00000060 0,0000029
0.0000323
7

SIZE
139
LN(CINT 139
)
MARS
139

Giá trị nhỏ
nhất
0,0000000002
66

5.934211
19.65209

1.514535
1.75614


10.12663
25.04204

2.302585
13.56092

0.0568219

0.1350532

0.9738148

0,00000674

HI
139
0.4100719
0.4936253
1
0
VI
139
0.402877
0.4922504
1
0
SIZEVI
139
2.347014
3.036782

10.12663
0
LN(CINT 139
8.061958
9.922831
24.1014
0
)VI
MARSVI 139
0.0308335
0.1176924
0.9738148
0
SIZEHI
139
2.412792
3.011345
9.21034
0
LN(CINT 139
8.221844
9.943084
23.56845
0
)HI
MARSHI 139
0.0261158
0.0894441
0.7538425
0

Đối với biến phụ thuộc Y ( Doanh thu/ Tổng kinh tế tư nhân), công ty dẫn đầu là
Công ty cổ phần FPT, trong khi đó công ty có giá trị thấp nhất là Công ty cổ phần
Thực phẩm quốc tế.
Đối với biến quy mô công ty (size), Công ty cổ phần FPT là công ty có quy mô
lớn nhất với giá trị là 10.12663, trong khi đó Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh
Dược và Trang thiết bị Y tế Việt Mĩ với giá trị 2.302585 có quy mô nhỏ nhất.
Đối với biến tổng thị phần (mars), Công ty cổ phần FPT tiếp tục là công ty dẫn
đầu với tỷ lệ phần trăm là 97.38148%, trong khi Công ty cổ phần Liên hợp Thực
phẩm là công ty chiếm tổng thị phần nhỏ với 0.000674%. ( Tổng thị phần = Doanh
thu doanh nghiệp/ Tổng doanh thu ngành).
Đối với biến cường độ vốn của công ty (cint), Công ty cổ phần Vận tải dầu khí
Thái Bình Dương là công ty dẫn đầu với giá trị là 25.04204 và Công ty cổ phần
Tập đoàn Công nghệ CMC có cường độ vốn thấp nhất với giá trị là 13.56092.
( Cường độ vốn của công ty= Tài sản cố định/ Số lượng nhân viên).
4

Mô hình ước lượng:
13


Trong stata, chạy mô hình hồi quy giữa biến độc lập và biến phụ thuộc, dùng
lệnh reg ta được kết quả như sau:
Biến số
SIZE

Mô hình (1)
-0.0000001102

se


(0.0000001641)

LN(CINT)

0.0000000102

se

(0.0000001344)

MARS

0.0000099380***

se

(0.0000024760)

HI

-0.0000085410**

se

(0.0000042360)

VI

-0.0000003466


se

(0.0000039220)

SIZEVI

0.0000001311

se

(0.0000002332)

LN(CINT)VI

-0.0000000369

se

(0.0000001760)

MARSVI

0.0000138200***

se

(0.0000027070)

SIZEHI


0.0000006047**

se

(0.0000002462)

LN(CINT)HI

0.0000002853

se

(0.0000001904)

MARSHI

-0.0000162600***

Se

(0.0000025400)
14


5

Hệ số chặn

0.0000003219


Se

(0.0000030750)

Số quan sát

139

Hệ số xác định (R2)

0.68025987

Ý nghĩa hệ số hồi quy:

Hệ số hồi quy

Ý nghĩa hệ số hồi quy

= 0.0000003219

Khi tất cả các yếu tố bằng 0 thì sự phát triển kinh tế tư
nhân (đo bằng thang đo như trên cơ sở lý thuyết) là
0.0000003219

= -0.0000001102

Khi doanh nghiệp tăng quy mô lên 1 đơn vị, thì sự phát
triển tư nhân của đơn vị giảm đi 0.0000001102 đơn vị
trong điều kiện yếu tố khác không đổi


= 0.0000000102

Khi cường độ vốn tăng 1% thì sự phát triển tư nhân của
doanh nghiệp tăng trung bình là 0.0000000102/100 đơn
vị, trong điều kiện yếu tố khác không đổi.

= 0.0000099380

Khi thị phần doanh nghiệp tăng 1 đơn vị thì sự phát triển
kinh tế tư nhân tăng 0.0000099380 đơn vị.

= -0.0000085410

Trong điều kiện yếu tố khác không đổi, doanh nghiệp có
mô hình liên kết ngang đóng góp vào sự phát triển kinh
tế tư nhân ít hơn doanh nghiệp không có mô hình liên kết
ngang là 0.0000085410 đơn vị.

= -0.0000003466

Trong điều kiện yếu tố khác không đổi, doanh nghiệp có
mô hình liên kết dọc đóng góp vào sự phát triển kinh tế
tư nhân ít hơn doanh nghiệp không có mô hình liên kết
dọc là 0.0000003466 đơn vị.
15


= 0.0000001311

Khi doanh nghiệp tăng quy mô lên 1 đơn vị thì sự gia

tăng đóng góp vào sự phát triển kinh tế tư nhân của
doanh nghiệp có mô hình liên kết dọc nhiều hơn doanh
nghiệp không có mô hình liên kết dòng là 0.0000001311
đơn vị

= -0.0000000369

Khi doanh nghiệp tăng cường độ vốn lên 1% thì sự giảm
đi về đóng góp vào sự phát triển kinh tế tư nhân của
doanh nghiệp có mô hình liên kết dọc nhiều hơn doanh
nghiệp không có mô hình liên kết dòng là
0.0000000369/100 đơn vị

= 0.0000138200

Khi doanh nghiệp thị lên 1 đơn vị thì sự gia tăng đóng
góp vào sự phát triển kinh tế tư nhân của doanh nghiệp
có mô hình liên kết dọc nhiều hơn doanh nghiệp không
có mô hình liên kết dọc là 0.0000138200 đơn vị

= 0.0000006047

Khi doanh nghiệp tăng quy mô lên 1 đơn vị thì sự gia
tăng đóng góp vào sự phát triển kinh tế tư nhân của
doanh nghiệp có mô hình liên kết ngang nhiều hơn doanh
nghiệp không có mô hình liên kết ngang là
0.0000006047 đơn vị

= 0.0000002853


Khi doanh nghiệp tăng cường độ vốn lên 1% thì sự gia
tăng về đóng góp vào sự phát triển kinh tế tư nhân của
doanh nghiệp có mô hình liên kết ngang nhiều hơn doanh
nghiệp không có mô hình liên kết ngang là
0.0000002853/100 đơn vị

= -0.0000162600

Khi doanh nghiệp tăng thị phần lên 1 đơn vị thì sự giảm
đi về đóng góp vào sự phát triển kinh tế tư nhân của
doanh nghiệp có mô hình liên kết ngang nhiều hơn doanh
nghiệp không có mô hình liên kết ngang là
0.0000162600đơn vị

Vậy cuối cùng, mô hình được viết dưới dạng ước lượng như sau:
Y=
16


6

Nhận xét:

Kết quả hồi quy mô hình (1) cho thấy các biến mars, marvi và marshi có ý nghĩa
thông kê tại mức 1%, biến sizehi và hi có ý nghĩa thống kê tại mức 5%. Cụ thể:
+ mars: Thị phần tăng 1 đơn vị thì sự phát triển tư nhân của doanh nghiệp tăng
0.0000099380 đơn vị, trong điều kiện yếu tố khác không đổi. Thật vậy, khi thị
phần tăng thì sức mạnh thị trường tăng đồng nghĩa với việc có được nhiều khách
hàng, bán được nhiều hàng hóa hơn. Chính vì vậy doanh thu của doanh nghiệp
cũng tăng và đóng góp vào khu vực kinh tế tư nhân.

+ marsvi: Khi thị phần tăng 1 đơn vị, sự gia tăng đóng góp của doanh nghiệp có
liên kết dọc vào sự phát triển kinh tế tư nhân nhiều hơn doanh nghiệp không sử
dụng mô hình liên kết dọc là 0.0000138200 đơn vị.
+ sizehi: Khi quy mô doanh nghiệp tăng 1 đơn vị, sự gia tăng đóng góp của doanh
nghiệp có liên kết ngang vào sự phát triển kinh tế tư nhân nhiều hơn doanh nghiệp
không sử dụng mô hinh liên kết ngang là 0.0000006047 đơn vị.
+ marshi: Khi thị phần doanh nghiệp tăng 1 đơn vị, sự giảm đi về đóng góp của
doanh nghiệp có liên kết ngang vào sự phát triển của kinh tế tư nhân nhiều hơn
doanh nghiệp không liên kết ngang là 0.0000162600 đơn vị.
+ hi: Khi những yếu tố khác không đổi, doanh nghiệp có liên kết ngang đóng góp
vào sự phát triển kinh tế tư nhân ít hơn doanh nghiệp không liên kết ngang là
0.0000085410 đơn vị. Tuy nhiên dấu của biến liên kết ngang (hi) trái với kì vọng
về dấu của nhóm đã đưa ra ở phần trên. Sở dĩ như vậy là vì, trong bộ số liệu của
nhóm, các công ty liên kết ngang chủ yếu là các công ty nhỏ, chiếm phần ít trong
khu vực kinh tế tư nhân, trong khi đó các công ty lớn, chiếm thị phần lớn trong
kinh tế tư nhân lại ít liên kết ngang. Vì vậy, có thể có những xu hướng khác mà
chúng ta vẫn chưa thể nắm bắt qua mô hình này.
7

Kiểm định mô hình:
1

Kiểm định hệ số bằng 0:

Cặp giả thuyết thống kê
17


Với mức ý nghĩa α = 10%, ta có giá trị tới hạn 1.66
Bác bỏ khi >

Biến số

Kết luận

Size

-0.67

Chưa đủ cơ sở để bác bỏ

Lncint

0.08

Chưa đủ cơ sở để bác bỏ

Mars

4.01

Bác bỏ

Hi

-2,02

Bác bỏ

Vi


-0.09

Chưa đủ cơ sở để bác bỏ

Sizevi

0.56

Chưa đủ cơ sở để bác bỏ

Lncintvi

-0.21

Chưa đủ cơ sở để bác bỏ

Marsvi

5.10

Bác bỏ

Sizehi

2.46

Bác bỏ

lncinthi


1.50

Chưa đủ cơ sở để bác bỏ

Marshi

-6.40

Bác bỏ

2

Kiểm định F về sự phù hợp hàm hồi quy

Cặp giả thuyết thống kê

Mức ý nghĩa thống kê α = 10%
(11 , 127) = 1.6219845
Bác bỏ giả thuyết khi

18


Bác bỏ tại mức ý nghĩa 10%, hàm hồi quy hoàn toàn phù hợp.

19


CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT & GIẢI PHÁP
Vấn đề phát triển kinh tế tư nhân luôn là đề tài được quan tâm trong nhiều

năm qua. Việc nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của khu vực
kinh tế này ngày càng trở nên cấp thiết, và tác động của liên kết kinh doanh lên là
một trong những yếu tố đó.
Từ kết quả nghiên cứu, có thể thấy, có năm nhân tố tác động lên sự phát triển
của kinh tế tư nhân. Yếu tố thị phần có ảnh hưởng dương đến sự phát triển của kinh
tế tư nhân, tuy nhiên yếu tố này không quá liên quan đến liên kết kinh doanh nói
riêng nên nhóm không đưa ra khuyến nghị. Sau đây là những khuyến nghị của
nhóm liên quan đến tác động của liên kết kinh doanh đến sự phát triển của kinh tế
tư nhân.
Thứ nhất, biến liên kết ngang HI qua quá trình nghiên cứu nhóm nhận thấy
có ảnh hưởng âm đến sự phát triển kinh tế tư nhân. Vì vậy, nhóm đưa ra đề xuất
các doanh nghiệp cải thiện phương thức liên kết ngang cho phù hợp với khả năng
và đặc điểm kinh doanh của mình hoặc chọn đúng loại liên kết để có thể phát triển
được về doanh thu và đóng góp cho nền kinh tế tư nhân được tốt hơn.
Thứ hai, đối với biến SIZEHI, đây là một biến có ảnh hưởng dương đến sự
phát triển của kinh tế tư nhân, tức là với những doanh nghiệp có tham gia mô hình
liên kết ngang, việc tăng quy mô doanh nghiệp sẽ có tác động tích cực vào sự phát
triển của kinh tế tư nhân hơn. Vì vậy, các doanh nghiệp này nên tìm cách mở rộng
quy mô của mình bằng cách tăng số lao động và lĩnh vực kinh doanh. Nhất là đối
với một đất nước đang phát triển như Việt Nam, nơi mà các doanh nghiệp tư nhân
đa phần là doanh nghiệp nhỏ, việc liên kết ngang và mở rộng quy mô không chỉ tác
động tích cực đến doanh thu của doanh nghiệp mà còn đến toàn bộ sự phát triển
của kinh tế tư nhân.
Thứ ba, đối với biến MARSHI, biến này có ảnh hưởng âm đến sự phát triển
của kinh tế tư nhân, tức là với những doanh nghiệp sử dụng mô hình liên kết
ngang, việc mở rộng thị phần doanh nghiệp sẽ có tác động tiêu cực đến sự phát
triển của kinh tế tư nhân. Vì vậy, nhóm đưa ra khuyến nghị những doanh nghiệp
muốn tăng doanh thu cho mình và góp phần vào sự phát triển của kinh tế tư nhân
thì nếu họ đang sử dụng mô hình liên kết ngang thì không cần mở rộng thị phần, và
20



nếu họ đang muốn mở rộng thị phần thì nên xem xét việc tham gia vào mô hình
liên kết ngang.
Cuối cùng, qua mô hình, có thể thấy liên kết dọc không có ảnh hưởng trực
tiếp đến sự phát triển kinh tế tư nhân, nhưng chúng vẫn có những tác động nhất
định khi đi cùng những yếu tố khác. Đối với biến SIZEVI, đây là một biến có ảnh
hưởng dương đến sự phát triển của kinh tế tư nhân, tức là với những doanh nghiệp
có tham gia mô hình liên kết dọc, việc tăng quy mô doanh nghiệp sẽ có tác động
tích cực vào sự phát triển của kinh tế tư nhân hơn. Vì vậy, các doanh nghiệp này
nên tìm cách mở rộng quy mô của mình bằng cách tăng số lao động và lĩnh vực
kinh doanh.

21


KẾT LUẬN
Như vây, có thể thấy do tác động của các biến trên lên sự phát triển của kinh
tế tư nhân là không lớn, nên qua mô hình được sử dụng trong khuôn khổ bài
nghiên cứu này, nhóm đưa ra nhận xét chung là liên kết kinh doanh tuy có ảnh
hưởng đến kinh tế tư nhân nhưng mức độ ảnh hưởng là không quá quan trọng.
Thêm vào đó, biến liên kết ngang lại có những ảnh hưởng mâu thuẫn khi đứng ở
riêng lẻ và khi cùng đi với một biến độc lập khác trong mô hình.
Có thể nói, các liên kết hiện tại mới chỉ chú trọng đến chiều rộng mà chưa
chú trọng đến chiều sâu. Các liên kết chủ yếu nằm trong chuỗi giá trị của nhau: sử
dụng sảm phẩm của doanh nghiệp đối tác làm đầu vào cho các sản phẩm của mình.
Các liên kết nhằm kết hợp sức mạnh R&D, các liên kết theo hình thức hiện đại còn
khá khiêm tốn. Và có thể chính những lý do đó, cùng với thiếu sót trong quá trình
thu thập số liệu và nghiên cứu mô hình của nhóm đã khiến kết quả chưa được như
mong đợi, tuy vậy, chúng em tin rằng mô hình trên đã giải thích được phần nào

những thắc mắc về sự ảnh hưởng của liên kết kinh doanh đến sự phát triển của
kinh tế tư nhân. Chúng em hi vọng rằng những giải pháp trên đây sẽ góp phần cải
thiện sự phát triển kinh tế tư nhân của Việt Nam nói riêng và những quốc gia khác.

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Tài liệu tiếng Việt:
1. Lê Duy Bình, “Kinh tế tư nhân Việt Nam – Năng suất & thịnh vượng” (2018)
/>%20Sector%20VIE.pdf
2. Nguyễn Hồng Sơn, Phạm Thị Hồng Điệp, “Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam:

Quan điểm của Đảng và một số vấn đề đặt ra”, tạp chí Cộng sản, số 894 (tháng
04/2017)
3. Tổng cục Thống kê, “Niên giám thống kê 2018”

Tài liệu tiếng Anh:
4. Alfredo J. Grau and Araceli Reig, (2015) “Vertical integration and profitability of

the agrifood industry in an economic crisis context”

/>df
5. Besanko, David; Dranove, David; Shanley, Mark & Schaefer, Scott. (2007).

“Economics of Strategy. 4th Edition.”
6. Kumar, Krishna B.; Rajan, Raghuram G.; Zingales, Luigi. (1999). “What

Determines Firm Size?” In: Working Papers-Yale School of Management’s
Economic Research Network

7. Selen Gül (2011), “The Effects of Integration Strategies on Firm Performance”

/>ategies_on_Firm_Performance.pdf
8. Sudarsanam, Sudi. (2010). Creating Value from Mergers and Acquisitions: The

Challenges. 2 nd Edition.
9. Nham Phong Tuan and Takahashi Yoshi (2010b). Vertical Linkage and Firm's
Performance in Supporting Industries: Evidence from Vietnam, Asian Journal of
Management Research.
10. Wangler, B. and S.J. Paheerathan (2000), “Horizontal and Vertical Integration of
Organizational IT Systems”

Website:
11. Cổng thông tin tài chính, chứng khoán trực tuyến Ezsearch thuộc tập đoàn FPT.

/>
23



×