Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa họ PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIVI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (971.12 KB, 33 trang )

Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
LỜI NÓI ĐẦU
Theo các nhà tâm lý học thì hoạt động sáng tạo được xem là dạng hoạt động
cao nhất của con người. Năng lực sáng tạo là cốt lõi của hoạt động sáng tạo, làm tiền
đề bên trong của hoạt động sáng tạo, nó được xác định từ chất lượng đặc biệt của các
quá trình tâm lý mà trước hết là quá trình trí nhớ, tư duy, xúc cảm, ý chí,… Hiện nay, có
khá nhiều phương pháp sáng tạo khác nhau nhưng không có phương pháp nào vượt
trội trong mọi tình huống, trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, phương pháp sáng tạo
SCAMPER tỏ ra có nhiều ưu điểm trong việc phát triển hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp. Hai trọng tâm sáng tạo trong doanh nghiệp là sáng tạo trong phát triển
đổi mới sản phẩm và sáng tạo trong tiếp thị kinh doanh sản phẩm.
Tivi là một thiết bị điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong mọi gia đình. Quá
trình phát triển của Tivi từ thời kỳ đầu đến thế hệ Tivi thông minh nhất được tổng hợp
và ứng dụng vào Phương pháp SCAMPER, để thấy được sự sáng tạo trong công nghệ
sản xuất Tivi phát triển một cách nhanh chóng, vượt bậc trong những năm gần đây. Từ
những ý tưởng sáng tạo này, các nhà sản xuất Tivi đã cho ra đời những thế hệ Tivi ngày
một thông minh hơn, mang lại những sản phẩm công nghệ cao phục vụ nhu cầu trong
cuộc sống con người.
Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy GS.TSKH Hoàng Kiếm,
giảng viên trực tiếp hướng dẫn chúng tôi học phần này. Bên cạnh đó, tôi xin chân
thành cảm ơn trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng đã tạo môi trường và điều kiện học
tập tốt để chúng tôi hoàn thành khóa học một cách tốt nhất.
Trân trọng!
TP HCM, ngày 4 tháng 11 năm 2013
Học viên thực hiện
Huỳnh Trung Tính
HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
Tiểu luận môn Phương pháp Nghiên cứu Khoa học
và Tư duy sáng tạo


Đề tài:
PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP
SÁNG TẠO SCAMPER TRONG
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIVI
GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
HVTH: Huỳnh Trung Tính
MSHV: 136011014
TP HCM, Tháng 11 năm 2013
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 2
Nhận xét của GVHD

















Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
MỤC LỤC

Trang
CHƯƠNG I: PHƯƠNG PHÁP SCAMPER 1
I. Phân tích SCAMPER 2
1. Phép thay thế - Substitute 2
2. Phép kết hợp – Combine 2
3. Phép thích ứng – Adapt 2
4. Phép điều chỉnh – Modify 2
5. Phép thêm vào – Put 2
6. Phép loại bỏ - Eliminate 2
7. Phép đảo ngược – Reverse 3
II. Ví dụ minh họa 3
III. Vận dụng phương pháp SCAMPER để giải quyết vấn đề 3
CHƯƠNG II: LỊCH SỬ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ TIVI 5
I. Khái niệm và lịch sử phát triển 5
1. Tivi là gì? 5
2. Lịch sử phát triển: 5
II. Quá trình phát triển sáng tạo trong công nghệ TV: 7
1. TV CRT 7
2. TV LCD 8
3. TV Plasma 10
4. TV LED 13
III. Công nghệ TV mới thay thế cho LCD, Plasma, LED trong tương lai gần: 15
1. TV 3D 16
2. Internet TV 17
3. TV OLED 18
HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 3
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
4. 4K TV (Ultra HD TV) 19
5. Laser TV 20

6. Water TV 20
7. TV điều khiển bằng giọng nói 21
8. Tivi trong suốt 21
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER
TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TIVI 23
I. Phép thay thế 23
II. Phép kết hợp 23
III. Phép thích ứng 24
IV. Phép điều chỉnh 24
V. Phép thêm vào 25
VI. Phép loại bỏ 26
VII. Phép đảo ngược 27
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
CHƯƠNG I
PHƯƠNG PHÁP SCAMPER
Thường thì sáng tạo là một điều gì đó mới mẻ táo bạo và khác thường. Sáng tạo là
một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, không phải chỉ có những người
làm nghệ thuật mới phải thường xuyên sáng tạo mà những người ở những ngành nghề
khác nhau cũng va chạm với nó trong cuộc sống hàng ngày. Nghĩ sáng tạo là nhìn một
vấn đề, một câu hỏi…theo những cách khác với thông thường. Tức là nhìn mọi thứ từ các
góc độ, tầm nhìn khác nhau, “ nhìn” theo những cách khác không bị hạn chế bởi thói
HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 4
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
quen, bởi phong tục, bởi tiêu chuẩn. Sáng tạo đến từ đổi mới hàng ngày từ những nhu cầu
cuộc sống của con người ngày càng tốt hơn và cao hơn.
Nhưng một câu hỏi được đặt ra là liệu sự sáng tạo có một khuôn mẫu hay không?
Câu trả lời là có, có những nguyên tắc và quy luật cho sáng tạo. Để sử dụng và duy trì
khả năng nhận thức rõ sự vật này của trí não, bạn nên hiểu một vài nguyên tắc suy nghĩ
sáng tạo cơ bản. Những nguyên tắc này tạo nên một nền tảng về thái độ hoặc tâm lý của

tất cả các phương pháp khái quát lên được những ý tưởng có tính sáng tạo cao hơn khi
bạn áp dụng những nguyên tắc về cách suy nghĩ sáng tạo này. Tuy nhiên, để có thể nghĩ
ra một ý tưởng được coi là thực sự sáng tạo là một điều không đơn giản và cũng không
dễ dàng. Do đó, bạn càng hiểu biết về cách thức tư duy sáng tạo bao nhiêu thì bạn sẽ suy
nghĩ sáng tạo hơn bấy nhiêu.
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp sáng tạo khác nhau nhưng không có phương
pháp nào vượt trội trong mọi tình huống, trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, phương pháp
sáng tạo SCAMPER tỏ ra có nhiều ưu điểm trong việc phát triển hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp. Hai trọng tâm sáng tạo trong doanh nghiệp là sáng tạo trong phát
triển đổi mới sản phẩm và sáng tạo trong tiếp thị kinh doanh sản phẩm.
Phương pháp sáng tạo SCAMPER được giáo sư Michael Mikalko phát triển,
SCAMPER là ghép các chữ cái đầu của nhóm từ sau: Substitute ( thay thế), Combine (kết
hợp), Adapt (thích nghi), Modify (hiệu chỉnh), Put (thêm vào), Eliminate (loại bỏ) và
Reverse (đảo ngược). Phương pháp sáng tạo SCAMPER dễ lĩnh hội, dễ vận dụng nhưng
khá hữu hiệu nên ngày càng được sử dụng phổ biến rộng rãi, nhất là trong các doanh
nghiệp.
I. Phân tích SCAMPER
1. Phép thay thế - Substitute
*Nội dung: Thay thế thành tố hiện có của hệ thống bằng thành tố khác.
-Substitute (thay thế): Với 1 sản phẩm, bạn hãy quan sát thành phần tạo nên chúng
và thử suy nghĩ xem liệu các thành phẩm này có thể được thay thế bằng nguyên vật liệu
nào khác? Trong một quá trình làm việc, liệu vấn đề nhân lực thay thế sẽ là ai? Có nên
thay địa điểm? Đối tượng?
HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 5
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
- Các câu hỏi có thể đặt ra: Thay đổi cái gì để nâng cao chất lượng? Chuyện gì
xảy ra nếu tôi thay cái này bằng cái khác? Làm cách nào để đổi địa điểm, thời gian,
nguyên vật liệu, vấn đề nhân lực ?
2. Phép kết hợp – Combine
*Nội dung: Kết hợp thành tố của các hệ thống khác nhau để tạo ra hệ thống mới.

- Combine (kết hợp): Bạn hãy quan sát xem có thể biến tấu thêm gì, kết hợp thêm
được gì để tạo ra 1 sản phẩm mới, đề cao khả năng hợp lực của từng tính năng.
- Các câu hỏi có thể đặt ra: Nguyên vật liệu cần là gì? Các tính năng? Quy trình?
Nhân lực? Cái gì có thể kết hợp lại? Sẽ kết hợp khâu nào? Ở đâu?
3. Phép thích ứng – Adapt
*Nội dung: Thích ứng hệ thống trong một bối cảnh khác.
- Adapt: Nghĩ xem khi thay đổi, các tính năng này có phù hợp không?
- Các câu hỏi có thể đặt ra: chúng ta có thể bắt chước cái gì? Mô phỏng cái
gì?
4. Phép điều chỉnh – Modify
*Nội dung: Điều chỉnh qui mô thành tố của hệ thống.
- Modify (điều chỉnh): tăng và giảm kích cỡ, thay đổi hình dáng, thuộc
tính,
5. Phép thêm vào – Put
*Nội dung: Thêm thành tố mới vào hệ thống.
- Put: Có thể áp dụng cho cách dùng khác? Mục đích khác? Lĩnh vực khác?
- Các câu hỏi đặt ra: Tôi có thể lấn sân sang thị trường nào? Thị trường nào
có thể tiêu thụ hàng của tôi?
6. Phép loại bỏ - Eliminate
*Nội dung: Loại bỏ thành tố khỏi hệ thống.
- Eliminate: loại bỏ và đơn giản hoá các thành phần, nghĩ xem chuyện gì xảy ra
nếu bạn loại đi hàng loạt các quy trình, sản phẩm, vấn đề và cơ hội
(probortunity ), nghĩ xem bạn sẽ làm gì với tình huống này?
- Câu hỏi có thể đặt ra: chuyện gì xảy ra nếu tôi loại bỏ 1 số thành phần của sản
phẩm? Hướng giải quyết không theo cách thông thường?
7. Phép đảo ngược – Reverse
*Nội dung: Đảo ngược trật tự các thành tố của hệ thống.
HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 6
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
- Reverse: Bạn có thể lật ngựợc vấn đề? Cách suy nghĩ này sẽ giúp bạn nhìn rõ mọi

góc cạnh của vấn đề cũng như như cơ hội thấy điểm mới cho vấn đề.
- Câu hỏi có thể đặt ra: Chuyện gì xảy ra nếu tôi làm theo theo hướng khác? Nếu
tôi lật ngược trât tự cách làm cũng như cách sử dụng?
II. Ví dụ minh họa
- Hãy tưởng tượng bạn là 1 nhà sản xuất về máy tính và máy in, bạn đang cần tìm những
sản phẩm mới, SCAMPER có thể cho bạn những hướng đi như sau:
- Substitute – Dùng nguyên vật liệu công nghệ cao làm thành phần tạo ra sản phẩm.
- Combine – tích hợp máy tính với máy in, máy in với máy quét.
- Adapt – đặt mực in chất lượng cao và loại giấy thật tốt.
- Modify – đa dạng hoá về hình dáng, kích thước và thiết kế của máy in cũng như máy
tính.
- Put - nghĩ cách dùng khác cho sản phẩm: có thể tích hợp thành máy photo, máy fax.
- Eliminate – loại bỏ âm thanh, màn hình màu, mực màu, …
- Reverse – chế tạo thêm bàn kê máy cũng như ghế ngồi….
Kết luận: Bằng cách sử dụng phương pháp SCAMPER, bạn sẽ có khả năng nhận
biết ra các sản phẩm mới cũng như hướng đi mới cho vấn đề. Tất nhiên, trong các ý
tưởng này còn nhiều cái không khả thi và không phù hợp với trang thiết bị bạn đang có
nhưng chắc chắn bạn sẽ chọn ra được 1 vài ý kiến. Đó là những ý tưởng có thể trực tiếp
giúp bạn giải quyết vấn đề hoặc là điểm khởi đầu hoàn hảo cho cuộc bàn luận để cho ra
một sản phẩm mới tiếp theo.
III. Vận dụng phương pháp SCAMPER để giải quyết vấn đề
Bạn có tin rằng Sáng tạo là Năng khiếu không?
Nếu như vậy thì chúng ta không thể học cách tạo ra những điều đặc biệt.
SCAMPER là một trong các phương pháp sáng tạo dùng để tạo ra ý tưởng, tại bất
kỳ tình huống tư duy sáng tạo, một mình hoặc trong một nhóm, các giải pháp mới được
đề xướng khi suy nghĩ về vấn đề với nhiều khía cạnh khác nhau. Vì vậy, bằng cách sử
dụng một phần hay tất cả các suy nghĩ theo cách trình bày dưới đây sẽ đem lại kết quả
đáng ngạc nhiên và đôi khi rất hữu ích.
+ Substitute: thành phần nào của chủ thể có thể được thay thế?
+ Combine: những thành phần nào trong chủ thể được kết hợp để tạo ra thành

phần mới?
+ Adapt: thành phần nào có thể thích ứng được?
+ Modify of magnify: thành phần nào cần được điều chỉnh lại cho phù hợp?
HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 7
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
+ Put to other uses: thành phần nào cần phải thêm vào?
+ Eliminate or reduce: thành phần nào cần phải được loại bỏ?
+ Reverse or rearrange: đảo ngược các thành phần để tạo ra chủ thể mới.
Tóm lại, sáng tạo là cần thiết để tồn tại trong thế giới ngày nay. Các tổ chức, cá
nhân sẽ tiếp tục đối mặt bởi những thách thức chưa từng có trong lịch sử, cần phải đổi
mới để thích nghi với từng hoàn cảnh cụ thể. Phương pháp sáng tạo SCAMPER sẽ giúp
các tổ chức, cá nhân thành công trong việc đối đầu với những thách thức này.
HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 8
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
CHƯƠNG II
LỊCH SỬ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TIVI
I. Khái niệm và lịch sử phát triển
1. Tivi là gì?
Truyền hình hay còn gọi là vô tuyến truyền hình (truyền hình không dây), máy thu
hình, máy phát hình là hệ thống điện tử viễn thông có khả năng thu nhận tín hiệu sóng và
tín hiệu qua đường cáp để chuyển thành hình ảnh và âm thanh (truyền thanh truyền hình)
và là một loại máy phát hình truyền tải nội dung chủ yếu bằng hình ảnh sống động và âm
thanh kèm theo.
Tivi (television hay TV) là máy nhận những tín hiệu vô tuyến truyền hình (qua
ăng-ten hoặc cáp) và phát bằng hình ảnh.
2. Lịch sử phát triển:
Sự phát triển của công nghệ truyền hình có thể được thực hiện trên 2 phạm vi: các
phát triển trên phương diện cơ học và điện tử học, và các phát triển hoàn toàn trên điện tử
học. Sự phát triển thứ hai là nguồn gốc của các tivi hiện đại, nhưng những điều trên
không thể thực hiện nếu không có sự phát hiện và sự thấu hiểu từ hệ thống cơ khí.

Một sinh viên người Đức Paul Gottlieb Nipkow đưa ra phát kiến hệ thống tivi cơ
điện tử đầu tiên năm 1885. Thiết kế quay đĩa của Nipkow được xem là chuyển đổi hình
ảnh thành các chấm điểm. Tuy nhiên, phải tới năm 1907, sự phát minh của công nghệ
ống phóng đại mới giúp các thiết kế thành hiện thực. Trong thời điểm đó Constatin
Perskyi đề xuất từ tivi trong một xuất bản tại Viện điện tử quốc tế ở Hội chợ Quốc tế ở
Paris vào 25 tháng 8 năm 1900. Các xuất bản của Perskyi tóm tắt lại công nghệ cơ điện
tử, đề cập đến thành quả của Nipkow và các đồng sự.
Năm 1911, Boris Rosing và học trò của ông Vladimir Kosma Zworykin thành
công trong việc tạo ra hệ thống tivi sử dụng bộ phân hình gương để phát hình, theo
Zworykin, "các hình rất thô" qua các dây tới ống điện tử Braun (ống cathode) trong đầu
nhận. Các hình chuyển động là không thể, bởi vì bộ phân hình, có "độ nhạy cảm không
đủ và các phân tử selen quá chậm". Rosing bị Stalin đày đến Arkhangelsk năm 1931 và
qua đời năm 1933, nhưng Zworykin sau đó quay lại làm việc cho RCA để xây dựng tivi
điện tử, thiết kế này sau đó bị phát hiện là vi phạm bản quyền của Philo Farnsworth,
người đã công bố hệ thống phát hình đầu tiên từ năm 1928 trước đó.
HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 9
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
• Năm 1920, hai nhà khoa học Mỹ Charles Francis Jenkins và nhà khoa học Anh
John Logie Baird đã tạo ra vật mẫu thành công đầu tiên của chiếc TV.
• Năm 1927, một người Mỹ trẻ tuổi là Philo Taylor Farnsworth đã phát triển thành
công phiên bản thương mại ống tia cực âm nhằm phát tín hiệu truyền hình điện tử
và đây là bước đột phá trong nghệ truyền hình của nhân loại.
• Năm 1930, một vài tiêu chuẩn của công nghệ TV cùng xuất hiện và cạnh tranh để
thống trị thị trường non trẻ này. Một trong những sản phẩm chiếm ưu thế là chiếc
EMI-Marconi. Năm 1950 có thể chạy 25 khung hình trên một giây và khá phổ
biến tại Anh. Một tiêu chuẩn TV khác có thể chạy 30 khung hình trên giây và chủ
yếu phát triển tại Mỹ.
• Chiếc TV thương mại thành công đầu tiên bắt đầu xuất hiện tại các showroom ở
Mỹ vào đầu những năm 1950
• Ngay khi nhận thấy nội dung trên TV có giá trị khai thác, các công ty lập tức lao

vào chạy đua trong ngành truyền hình. Thực tế này dẫn đến sự cần thiết phải có
quy định về tần số phát sóng của các kênh.
• Sức mạnh của TV là việc phát trực tiếp những bước đi lịch sử của nhà du hành Mỹ
Neil Amstrong trên mặt trăng, ngày 20/1/1969
• Nỗ lực phát triển TV màu xuất hiện từ đầu những năm 1950 và chiếc đầu tiên
được hãng RCA giới thiệu năm 1954. Nhưng phải đến những năm 1960 việc bán
các TV màu mới bắt đầu sinh lợi. Tới năm 1974 thì TV màu đã trở thành biểu
tượng cho các gia đình giàu có tại Mỹ.
• Năm 1959, hãng Philco đưa vào thị trường chiếc TV chỉ có màn hình rộng 2 inch
và có thể thu cả sóng radio
• Năm 1980, ngành truyền hình Mỹ do 3 mạng lưới chính thống trị, trong khi khán
giả tại các nước châu Âu và châu Á bị giới hạn trong các lựa chọn chương trình.
HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 10
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
II. Quá trình phát triển sáng tạo trong công nghệ TV:
1) TV CRT
TV CRT được giới thiệu lần đầu vào năm 1922. Đến năm 1950, sản phẩm thương
mại đầu tiên mới bắt đầu xuất hiện. TV CRT có tỷ lệ màn hình 6:4, phần hông dày, cồng
kềnh và sử dụng công nghệ thu phát hình analog.
CRT là loại màn hình dùng ống phóng tia điện tử va đập vào mặt phốt pho trên
màn hình để phát sáng. Tivi CRT được chia làm hai loại: màn hình mặt nạ và màn hình
Trinitron. Màn hình mặt nạ là loại màn hình có bề mặt hơi cong, chủ yếu dùng kỹ thuật
hạt màu, do đó có hình ảnh sắc nét, độ chính xác cao. Màn hình Trinitron được sử dụng
chủ yếu trong kỹ thuật dải màu, màn phẳng, khi sử dụng cho màu sắc trung thực, độ
tương phản cao. Một màn hình CRT có thể hoạt động ở nhiều tần số quét và độ phân giải
khác nhau.
Để tìm hiểu nguyên lý hiển thị hình ảnh của các màn hình CRT, ta hãy xem
nguyên lý để hiển thị hình ảnh của một màn hình đơn sắc (đen trắng), các nguyên lý màn
hình CRT màu đều dựa trên nền tảng này.
Ở các màn hình CRT cổ điển: Toàn bộ lớp huỳnh quang trên bề mặt chỉ hiển phát

xạ một màu duy nhất với các mức thang xám khác nhau để tạo ra các điểm ảnh đen trắng.
Một điểm ảnh được phân thành các cường độ sáng khác nhau sẽ được điều khiển bằng
chùm tia điện tử có cường độ khác nhau.
Chùm tia điện tử được xuất phát từ một ống phát của đèn hình. Tại đây có một dây
tóc (kiểu giống dây tóc bóng đèn sợi đốt) được nung nóng, các điện tử tự do trong kim
loại của sợi dây tóc nhảy khỏi bề mặt và bị hút vào điện trường tạo ra trong ống CRT. Để
tạo ra một tia điện tử, ống CRT có các cuộn lái tia theo hai phương (ngang và đứng) điều
khiển tia này đến các vị trí trên màn huỳnh quang.
HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 11
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Để đảm bảo các tia điện tử thu hẹp thành dạng điểm theo kích thước điểm ảnh
thiết đặt, ống CRT có các thấu kính điện từ (hoàn toàn khác biệt với thấu kính quang học)
bằng các cuộn dây để hội tụ chùm tia.
Tia điện tử được quét lên bề mặt lớp huỳnh quang theo từng hàng, lần lượt từ trên
xuống dưới, từ trái qua phải một cách rất nhanh để tạo ra các khung hình tĩnh, nhiều
khung hình tĩnh như vậy thay đổi sẽ tạo ra hình ảnh chuyển động.
Cường độ các tia này thay đổi theo điểm ảnh cần hiển thị trên màn hình, với các
điểm ảnh màu đen các tia này có cường độ thấp nhất (hoặc không có), với các điểm ảnh
trắng thì tia này lớn đến giới hạn, với các thang màu xám thì tuỳ theo mức độ sáng mà tia
có cường độ khác nhau.
Nguyên lý hiển thị hình ảnh của màn hình màu loại CRT giống với màn hình đen
trắng đã trình bày ở trên. Các màu sắc được hiển thị theo nguyên tắc phối màu phát xạ:
Mỗi một màu xác định được ghép bởi ba màu cơ bản.
Trên màn hình hiển thị lớp huỳnh quang của màn hình đen trắng được thay bằng
các lớp phát xạ màu dọc từ trên xuống dưới màn hình (điều này hoàn toàn có thể quan sát
được bằng mắt thường).
2) TV LCD
TV LCD được chính thức giới thiệu từ năm 1983, nhưng đến 20 năm sau, công
nghệ này mới thật sự phổ biến. Vào năm 2007, LCD chính thức vượt qua CRT để chiếm
lĩnh thị trường TV do cỡ màn hình lớn hơn và giá hạ nhanh. Theo nghiên cứu gần đây

của công ty Display Search, 80% TV được bán ra là loại LCD (bao gồm cả TV LED). Sự
phát triển của dòng TV LCD gắn liền với thành công của Samsung (Hàn Quốc) khi 5
năm liên tục (từ 2006) luôn đứng đầu thị trường TV toàn cầu.
Màn hình LCD gồm một lớp tinh thể lỏng được chứa trong hai tấm polymer. Khi
dòng điện chạy qua các tinh thể, dựa trên tín hiệu hình ảnh do đèn phát ra, tinh thể sẽ cho
HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 12
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
ánh sáng đi qua hay không. Do các tinh thể không phát sáng nên công nghệ này được gọi
là không phát xạ.
Tivi LCD có ưu điểm là rất mỏng, nên phù hợp khi bố trí ở những nơi cần tiết
kiệm không gian. Tuy vậy, tivi LCD hiện có giá đắt hơn cả và hạn chế về góc nhìn.
Chẳng hạn, nếu không ngồi đối diện với màn hình thì thường chỉ nhìn thấy những vệt
bóng mờ trên màn hình, vì thế không thích hợp để sử dụng cho nhiều người cùng thưởng
thức.
Màn hình tinh thể lỏng (liquid crystal display, LCD) là loại thiết bị hiển thị cấu
tạo bởi các tế bào (các điểm ảnh) chứa tinh thể lỏng có khả năng thay đổi tính phân cực
của ánh sáng và do đó thay đổi cường độ ánh sáng truyền qua khi kết hợp với các kính
lọc phân cực. Chúng có ưu điểm là phẳng, cho hình ảnh sáng, chân thật và tiết kiệm năng
lượng.
Có hai kiểu cấu tạo màn hình tinh thể lỏng chính, khác nhau ở thiết kế nguồn
sáng.
Kiểu thứ nhất: ánh sáng được phát ra từ một đèn nền, có vô số phương phân cực
như các ánh sáng tự nhiên. Ánh sáng này được cho lọt qua lớp kính lọc phân cực thứ
nhất, trở thành ánh sáng phân cực phẳng chỉ có phương thẳng đứng. Ánh sáng phân cực
phẳng này được tiếp tục cho truyền qua tấm thủy tinh và lớp điện cực trong suốt để đến
lớp tinh thể lỏng. Sau đó, chúng tiếp tục đi tới kính lọc phân cực thứ hai; có phương phân
cực vuông góc với kính lọc thứ nhất, rồi đi tới mắt người quan sát. Kiểu màn hình này
thường áp dụng cho màn hình màu ở máy tính hay TV. Để tạo ra màu sắc, lớp ngoài
cùng, trước khi ánh sáng đi ra đến mắt người, có kính lọc màu.
Kiểu thứ hai: chúng sử dụng ánh sáng tự nhiên đi vào từ mặt trên và có gương

phản xạ nằm sau, dội ánh sáng này lại cho người xem. Đây là cấu tạo thường gặp ở các
loại màn hình tinh thể lỏng đen trắng trong các thiết bị bỏ túi. Do không cần nguồn sáng
nên chúng tiết kiệm năng lượng.
Nếu điện cực của một điểm ảnh con không được áp một điện thế, thì phần tinh thể
lỏng ở nơi ấy không bị tác động gì cả, ánh sáng sau khi truyền qua chỗ ấy vẫn giữ nguyên
phương phân cực, và cuối cùng bị chặn lại hoàn toàn bởi kính lọc phân cực thứ hai. Điểm
ảnh con này lúc đó bị tắt và đối với mắt đây là một điểm tối.
HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 13
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Để bật một điểm ảnh con, cần đặt một điện thế vào điện cực của nó, làm thay đổi
sự định hướng của các phân tử tinh thể lỏng ở nơi ấy; kết quả là ánh sáng sau khi truyền
qua phần tinh thể lỏng ở chỗ điểm ảnh con này sẽ bị xoay phương phân cực đi, có thể lọt
qua lớp kính lọc phân cực thứ hai, tạo ra một điểm màu trên tấm kính trước.
Hình ảnh hiện ra trên tấm kính trước là do sự cảm nhận tổng thể tất cả các điểm
ảnh, ở đấy mỗi điểm ảnh mang một màu sắc và độ sáng nhất định, được qui định, theo
quy tắc phối màu phát xạ, bởi mức độ sánh của ba điểm ảnh con của nó (tỉ lệ của ba màu
đỏ, lục và lam), tức được qui định bởi việc bật/tắt các điểm ảnh con ấy.
Để làm điều này, cùng một lúc các điện thế thích hợp sẽ được đặt vào các điểm
ảnh con nằm trên cùng một hàng, đồng thời phần mềm trong máy tính sẽ ra lệnh áp điện
thế vào những cột có các điểm ảnh con cần bật.
Ở mỗi thời điểm, các điểm ảnh ở một trạng thái bật/tắt nhất định - ứng với một
ảnh trên màn hình. Việc thay đổi trạng thái bật/tắt của các điểm ảnh tạo ra một hình ảnh
chuyển động. Điều này được thực hiện bằng cách áp điện thế cho từng hàng từ hàng này
đến hàng kế tiếp (gọi là sự quét dọc) và áp điện thế cho từng cột từ cột này đến cột kế
tiếp (sự quét ngang). Thông tin của một ảnh động từ máy tính được chuyển thành các tín
hiệu quét dọc và quét ngang và tái tạo lại hình ảnh đó trên màn hình.
LCD: có độ sáng màn hình (brightness) tốt thứ nhì so với Plasma và LED. Độ đen
sâu đứng thứ ba. So với LED, Plasma, LCD lại càng khó trình diễn những gam màu đen
tuyệt đối bởi hệ thống đèn chiếu là những bóng đèn huỳnh quang lạnh CCFL. Về mức độ
tương phản (contrast ratio): LCD đứng thứ ba. LCD cũng ít tốn hao năng lượng hơn

Plasma.
3) TV Plasma
HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 14
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Công nghệ Plasma được trình làng vào năm 1997, với ưu thế là thiết kế mỏng, độ
tương phản cùng tốc độ quét hình cao giúp người xem cảm nhận tốt hơn trong các cảnh
chuyển động nhanh. Tuy có nhiều ưu điểm nhưng plasma vẫn không theo kịp với mức hạ
giá chóng mặt của LCD.
Màn hình Plasma bao gồm hàng triệu bóng thủy tinh rất nhỏ có chứa khí Plasma
và bề mặt được phủ phốt pho xếp trên cùng một mặt phẳng. Khi có tín hiệu hình ảnh,
dòng điện tử di chuyển qua màn hình sẽ điều khiển các bóng thủy tinh phát tia cực tím
khiến cho màu của phốt pho thay đổi theo đúng màu của tín hiệu.
Ưu điểm của màn hình Plasma là có kích thước lớn (LG mới tung ra loại màn hình
công nghệ Plasma 71") và độ sáng tốt hơn cũng như hình ảnh trung thực hơn màn LCD.
Tuy vậy, màn Plasma có tuổi thọ chỉ bằng một phần ba màn LCD, vào khoảng 20.000-
30.000 giờ. Nó còn bị hiện tượng burn-in, hình ảnh bị lưu lại trên màn hình nếu nhấn nút
tạm dừng quá lâu trong khi đang xem phim.
Plasma là một trong các pha (trạng thái) của vật chất. Ở trạng thái plasma, vật chất
bị ion hoá rất mạnh, phần lớn các phân tử hoặc nguyên tử chỉ còn lại hạt nhân, các
electron chuyển động tương đối tự do giữa các hạt nhân. Ứng dụng đặc tính này của
plasma, người ta đã chế tạo ra màn hình plasma.
Ở trạng thái bình thường, các ion dương và electron chuyển động hỗn loạn. Vận
tốc tương đối của chúng so với nhau không lớn. Khi đặt khí plasma vào giữa hai điện
cực, điện trường tác dụng lên các hạt mang điện sẽ làm cho chúng chuyển động có
hướng: các electron bị hút về phía cực dương, các ion dương bị hút về phía cực âm.
Trong quá trình chuyển động ngược chiều nhau như vậy, các hạt mang điện va chạm vào
nhau với vận tốc tương đối rất lớn. Va chạm sẽ truyền năng lượng cho các electron ở lớp
ngoài cùng của nguyên tử khí, làm cho các electron này nhẩy lên mức năng lượng cao
hơn, sau một khoảng thời gian rất ngắn, các electron sẽ tự động chuyển xuống mức năng
lượng thấp hơn và sinh ra một photon ánh sáng theo định luật bức xạ điện từ. Trong màn

hình plasma, người ta sử dụng khí xenon hoặc khí neon. Các chất khí này khi bị kích
thích sẽ phát ra tia cực tím, không nhìn được trực tiếp bằng mắt thường, nhưng có thể
gián tiếp tạo ra ánh sáng khả kiến.
Cũng giống như màn hình LCD, màn hình Plasma cũng có cấu tạo từ các điểm
ảnh, trong mỗi điểm ảnh cũng có ba điểm ảnh con thể hiện ba màu đỏ, xanh lá, xanh lam.
Mỗi điểm ảnh là một buồng kín, trong đó có chứa chất khí xenon hoặc neon. Tại mặt
HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 15
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
trước của buồng có phủ lớp phôt pho. Tại hai đầu buồng khí cũng có hai điện cực. Khi có
điện áp được đặt vào hai điện cực, chất khí bên trong buồng kín sẽ bị ion hoá, các nguyên
tử bị kích thích và phát ra tia cực tím. Tia cực tím này đập vào lớp phôt pho phủ trên mặt
trước của buồng kín sẽ kích thích chất phôt pho, làm cho chúng phát sáng. Ánh sáng phát
ra sẽ đi qua lớp kính lọc màu đặt trước mỗi buồng kín và cho ra một trong ba màu cơ
bản: đỏ, xanh lá, xanh lam. Phối hợp của ba ánh sáng này từ ba điểm ảnh con trong mỗi
điểm anh sẽ cho ra màu sắc của điểm ảnh. Nhược điểm chủ yếu của màn hình Plasma so
với màn hình LCD là chúng không hiển thị được một độ phân giải cao như màn hình
LCD có cùng kích thước. Điều này do trong màn hình LCD, mỗi điểm ảnh con chỉ cần
một lớp tinh thể lỏng khá bé cũng có thể thay đổi phương phân cực của ánh sáng một
cách dễ dàng, từ đó tạo điều kiện để chế tạo các điểm ảnh với kích thước bé, tạo nên một
số lượng lớn điểm ảnh trên một đơn vị diện tích (độ phân giải cao). Còn với màn hình
Plasma, mỗi điểm ảnh con thực chất là một buồng kín chứa khí. Thể tích của lượng khí
chứa trong một buồng kín này phải đạt một giá trị nhất định để có thể phát ra bức xạ tử
ngoại đủ mạnh khi bị kích thích lên trạng thái plasma. Chính vì thế, kích thước một điểm
ảnh của màn hình Plasma khá lớn so với một điểm ảnh của màn hình LCD, dẫn đến việc
với cùng một diện tích hiển thị, số lượng điểm ảnh của màn hình Plasma ít hơn LCD,
đồng nghĩa với độ phân giải thấp hơn.
Với công nghệ Plasma, mỗi điểm ảnh bao gồm các màu cơ bản đỏ, lục, lam kết
hợp với nhau để hiển thị hàng tỷ màu sắc giúp hình ảnh chính xác hơn so với LCD hay
LED. Ngoài ra, TV Plasma chiếm ưu thế ở độ tương phản siêu cao, cho màu đen đạt gần
mức hoàn hảo cùng độ quét hình lên đến 600 Hz giúp người xem cảm nhận tốt hơn trong

các cảnh chuyển động nhanh.
TV Plasma có nhược điểm là thường xảy ra hiện tượng cháy hình "burn-in". Khi
người dùng để TV hiển thị một hình tĩnh trong 30 phút, ảnh này sẽ lưu lại ở dạng vệt mờ
trên TV sau đó vài ngày hoặc có khi cả tháng. Hiện tượng này xuất hiện vì phốt-pho ở
trong màn hình bị đốt nóng trong khoảng thời gian dài dẫn đến mất khả năng phát sáng,
tạo ra vệt mờ.
PLASMA: có độ sáng màn hình (brightness) tốt thứ ba so với LCD và LED. Sáng
và trong hơn màn hình CRT cổ điển. Tuy nhiên ở mức độ đen sâu (black level) màn hình
Plasma lại đứng nhất.
HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 16
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Màn hình công nghệ Plasma với các tinh thể phốt-pho sẽ cung cấp đầy đủ nhất các
mức độ đen sâu của hình ảnh, tái hiện chân thực nhất từng chi tiết. Lượng điện tiêu thụ
của một chiếc tivi Plasma cao gấp 3 - 4 lần so với màn hình LED và lượng nhiệt tỏa ra từ
tivi cũng lớn hơn.
Về mức độ tương phản (contrast ratio): Plasma đứng nhất. Tỷ lệ tương phản hay
còn gọi là tỷ số khác biệt giữa hai gam màu đen và trắng. Tỷ số này càng lớn cho hình
ảnh càng chân thực. Đây là thông số quan trọng trong việc làm nên tổng thể chất lượng
của một hình ảnh. Do vậy Tv Plasma rất thích hợp cho khán giả xem phim vào ban đêm,
cần nâng cao hiệu quả hình ảnh nhiều.
4) TV LED
TV LED có độ tương phản và độ sáng cao cùng kích thước mỏng hơn
TV LED có cùng công nghệ với LCD nhưng sử dụng đèn chiếu sáng tiên tiến hơn
nên cho kiểu dáng siêu mỏng, dải màu rộng, màu sắc trung thực, độ tương phản cao hơn
40% và tiêu thụ ít điện năng hơn. Ngoài ra, tốc độ quét hình của các dòng LED hiện nay
từ 120 Hz đến 240 Hz (hơn hẳn LCD là 50 và 100 Hz), giúp giảm rõ rệt hiện tượng vệt
chuyển động thường xuất hiện trên các màn LCD. Các TV LED đã được bày bán từ năm
2007.
TV LED không phải là một dạng TV mới. Dù các nhà sản xuất đã tốn bao công
sức chào hàng, giới thiệu với những lời hoa mỹ ngầm ý nâng tầm LED TV. Tuy vậy, đây

thật sự chỉ là TV LCD với đèn nền LED - "light emitting diodes" thay vì đèn nền CCFL -
cold - "cathode flourescent lights" như trước đây. TV LED được biết đến nhiều năm nay
nhờ dòng sản phẩm siêu mỏng của Samsung. Các TV LED đã được bày bán khá hạn chế
từ năm 2007 với sự xuất hiện của dòng Samsung LN-T4581F
Không như plasma hay OLED, công nghệ mà mỗi điểm ảnh có nguồn sáng riêng,
LCD là công nghệ mà các điểm ảnh được chiếu sáng từ phía sau, hay còn gọi là backlit.
HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 17
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
LED (viết tắt của : Light Emitting Diode) được cấu tạo từ một khối bán dẫn loại p
ghép với một khối bán dẫn loại n, đèn LED tạo ra nhiều ánh sáng hơn, tỏa nhiệt ít hơn so
với các thiết bị chiếu sáng khác vì vậy cũng tiêu thụ ít điện năng hơn.
Màn hình LED (Light Emitting Diode) được hợp thành từ nhiều điốt có khả năng
phát ra ánh sáng hay tia hồng ngoại. Giống như điốt, LED được cấu tạo từ một khối bán
dẫn loại p ghép với một khối bán dẫn loại n. Để chiếu sáng hình ảnh trên toàn bộ màn
hình tivi các đèn nền LED phải xếp tương ứng 1-1 với ma trận điểm ảnh màu, việc sắp
xếp như vậy cho phép điều chỉnh độ sáng chính xác đến từng điểm ảnh trên toàn bộ màn
hình, mang lại sự tương phản tốt hơn và loại bỏ được hiện tượng lệch màu tại các góc, vì
thế mà một màn hình tivi càng lớn thì càng cần nhiều điểm LED.
Những tính chất riêng có đã quy định đặc thù của công nghệ đèn LED và tạo nên
những ưu điểm khiến LED đánh bại bất cứ công nghệ chiếu sáng nào đã từng tồn tại.
Tiêu thụ điện năng thấp so với ánh sáng thông thường. Tiết kiệm mức thấp nhất,
hiệu suất chiếu sáng cao hơn nữa tiết kiệm khoảng 75% điện so với đèn chiếu sáng thông
thường.
Thân thiện với môi trường: Không tia cực tím, không bức xạ tia hồng ngoại, phát
nhiệt của ánh sánh thấp, không chứa thủy ngân và những chất có hại…, không gây ô
nhiễm môi trường. Không sử dụng thủy ngân, giảm thiểu tối đa việc sử dụng chì cho các
mối hàn, ít nhất thì người dùng cũng sẽ an tâm hơn hẳn khi giảm được 1 phần tác hại
không mong muốn của các vật dụng luôn theo sát bên mình trong khi làm việc hay giải
trí.
Nhiệt độ làm việc thấp: Nhiệt độ làm việc của bóng đèn LED cao hơn nhiệt độ

môi trường khoảng 5 – 80C, thấp hơn so với đèn huỳnh quang thông thường là khoảng
13 – 250C.
Tuổi thọ cao: Vượt qua 50,000 giờ (tương đương với 6 năm thắp sáng liên tục).
Theo các tài liệu về đặc tả các tiêu chuẩn kỹ thuật của công nghệ LED thì ít nhất màn
hình của bạn cũng sẽ có tuổi thọ cao hơn 2 lần so với các sản phẩm LCD cũ. Mỏng và
nhẹ: các sản phẩm sử dụng công nghệ LED thường có ưu điểm là thiết kế mỏng và trọng
lượng nhẹ. Chất lượng hình ảnh: Màu đen rất chân thực trong khi màu trắng vẫn có được
độ sáng cần thiết, điều này tạo nên sự tương phản rất cao - thể hiện qua thông số độ
tương phản động (DCR) của đã vượt qua mức 10.000.000:1, gấp hàng chục lần so với
HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 18
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
công nghệ tốt nhất của LCD - giúp các sản phẩm màn hình công nghệ LED có hình ảnh
có chiều sâu và sống động và "đều" hơn.
Đa dụng: Một điểm rất đặc trưng của các màn hình công nghệ LED chính là khả
năng thể hiện hình ảnh rất tốt ngay cả trong điều kiện môi trường có độ sáng cao, việc
thử nghiệm rất dễ dàng, hãy dùng 1 đèn công suất cao và chiếu thẳng vào màn hình của
bạn và cảm nhận.
LED: độ sáng màn hình của TV LED là số 1. Trung bình, độ sáng màn hình LED
đều vượt quá con số 100 bước sáng Lambert (cách tính trong vật lý) nên để xem được
những thước phim tuyệt đẹp được trình chiếu như trong rạp, màn hình TV cũng chỉ cần
điều chỉnh ở thang 5 trong tổng số 10.
TV LED cũng có độ đen sâu đứng nhì, có thể trình diễn những gam màu đen tuyệt
đối bằng cách tắt hết các đèn LED phía sau nhưng điều này khó có thể thực hiện khi TV
đang hoạt động.
Về mức độ tương phản (contrast ratio): LED đứng nhì. Mặc dù vậy nhưng vẫn có
những ngoại lệ với những màn hình LED công nghệ mới. Với một màn hình LED nền
trang bị kỹ thuật xử lý vùng tối mờ cục bộ sẽ có thể cho độ tương phản tương tự như một
màn hình Plasma (cùng phân khúc). Tuy nhiên, loại màn hình này còn khá đắt đỏ, đắt
hơn cả LED viền và rất nhiều so với màn hình Plasma cùng kích thước. Về tiêu thụ năng
lượng: LCD ít hao nhất. Ngay cả khi các đèn led bật sáng tối đa. Về giá cả: đắt nhất vẫn

là các dòng LED đặc biệt có trang bị thêm kỹ thuật xử lý vùng tối mờ cục bộ (Local
dimming). Tv LED lại thích hợp đặt ở căn phòng có đầy đủ ánh sáng và nhiều cửa sổ.
III. Công nghệ TV mới thay thế cho LCD, Plasma, LED trong tương lai gần:
Trong tương lai gần, với sự phát triển của công nghệ TV đầy sáng tạo như hiệu
nay thì các hãng xuất tivi hàng đầu hiện nay cho ra đời những Smart TV tích hợp được
nhiều tích năng hơn và ngày càng thông minh hơn.
Hình thành và phát triển trong khoảng 2-3 năm trở lại đây, đến năm 2013 này
Smart TV sẽ trở thành chuẩn mực cho tất cả các mẫu TV mới được sản xuất trên thị
trường. Khả năng kết nối với mạng internet và chạy trên nền tảng ứng dụng giúp TV
mang lại cho người xem vô vàn các nội dung đa dạng, bao gồm phim ảnh, âm nhạc, tin
tức và giải trí, chứ không chỉ bó buộc người xem lệ thuộc vào những nội dung do đài
truyền hình phát nữa.
HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 19
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
Tính đến cuối năm 2012, đã có khoảng 120 triệu người sử dụng các ứng dụng
Smart TV mỗi ngày. Các nhà sản xuất TV hàng đầu như Samsung hay LG không ngừng
giới thiệu các model mới không chỉ có chất lượng hình ảnh lớn hay thiết kế mỏng, mà
quan trọng hơn nữa là khả năng cung cấp các tính năng Smart TV cho người xem.
Trong năm 2013 này, đúng như tên gọi của nó, Smart TV sẽ tiếp tục trở nên thông
minh hơn. TV sẽ tự động tùy biến các nội dung sao cho phù hợp với từng cá nhân. Điều
khiển từ xa sẽ mất dần ý nghĩa bởi mọi thao tác đều có thể điều khiển bằng giọng nói và
cử chỉ. TV không chỉ là một màn hình vô tri vô giác, mà sẽ trở thành trung tâm giải trí
sống động và trực quan đáp ứng nhu cầu của cả gia đình sau một ngày làm việc vất vả.
Một xu hướng khác có thể thấy trong giai đoạn gần đây là việc kết nối và chia sẻ
giữa thiết bị di động (máy tính bảng, điện thoại) với Smart TV thông qua nền tảng ứng
dụng. Thiết bị di động của bạn đóng vai trò như một màn hình thứ hai, cung cấp những
thông tin và nội dung có liên quan, và bạn có thể gửi email, duyệt internet hay chia sẻ
trên mạng xã hội về những trải nghiệm và cảm xúc hiện thời của bạn về các chương trình
bạn đang xem.
Việc chia sẻ và phát các nội dung giữa TV và thiết bị di động cũng càng trở nên

đơn giản hơn bao giờ hết với những chuẩn kết nối tốc độ cao – Wi-Fi, Bluetooth hoặc
NFC, nhất là khi bạn sử dụng các thiết bị của cùng một hãng sản xuất.
Dưới đây là một số loại Smart TV đã và sẽ được thương mại hóa trong tương lai
gần.
1) TV 3D
TV 3D được các tập đoàn công nghệ hàng đầu tập trung phát triển từ năm 2010.
TV 3D đang ngày càng phổ biến hơn với lượng tiêu thụ trong quý II/2011 tăng 9% so với
cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân được cho là do mẫu mã xuất hiện nhiều hơn, đa dạng
về kích cỡ cùng mức giá trải dài từ phân khúc phổ thông cho đến cao cấp.
HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 20
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
TV 3D của Samsung
Các bạn đã quá quen với các hình ảnh hai chiều (rộng và cao) trên ti vi. Bây giờ
một công nghệ mới phát triển sẽ cho bạn có khả năng trải nghiệm thêm một chiều nữa, đó
là chiều sâu của hình ảnh.
Ti vi 3D (3D Television) là thuật ngữ diễn tả công nghệ hiển thị cho phép người
xem truyền hình tại nhà có thể trải nghiệm các chương trình truyền hình, phim ảnh, game
và các nội dung video khác trong một hiệu ứng lập thể.
2) Internet TV
Trước đây khi muốn xem tivi bạn phải chờ đợi nhà đài phát sóng, chờ đợi để xem
những bộ phim yêu thích vào đúng khung giờ của mình và nếu bỏ lỡ thì rất khó để có thể
HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 21
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
xem lại. Với tốc độ phát triển Internet ngày cầng cao như hiện tại thì một thế hệ TV cho
phép sử dụng mạng Internet để xem tivi đã được phát triển. Khác với truyền hình cáp
(cable TV), truyền hình trực tuyến (Internet TV) không phụ thuộc vào thời gian phát
sóng. Khán giả có thể xem bất cứ chương trình nào vào bất kỳ thời điểm nào, nên không
còn phải lo bỏ lỡ chương trình yêu thích. Không những thế, Internet TV có tính năng
tương tự như việc trải nghiệm Internet trên màn hình máy tính – có thể kết nối, lướt web
và tìm kiếm thông tin. Bạn có thể vào trang web yêu thích, tìm kiếm thông tin về những

bộ phim và chương trình TV ngay tại phòng khách. Bạn thậm chí có thể sử dụng remote
để nhập liệu trên nhiều vị trí khác nhau như các thanh tìm kiếm chẳng hạn. Việc nhập văn
bản tương tự như khi bạn sử dụng bàn phím điện thoại.
Internet TV có khả năng truyền phát trên toàn cầu đến bất cứ nơi nào có kết nối
Internet băng thông rộng và có thể tương tác với người dùng qua việc cho phép họ chọn
nội dung theo ý muốn, còn chất lượng hình ảnh cũng không thua gì truyền hình truyền
thống. Một điểm mạnh của Internet TV là truyền hình theo yêu cầu (Video on demand),
cho phép bạn lựa chọn và xem lại các chương trình đã phát trước đó. Vì vậy bạn không
phụ thuộc vào thời gian phát sóng của các đài truyền hình và không bỏ lỡ bất cứ một
chương trình truyền hình yêu thích nào.
3) TV OLED
OLED đang được xem là TV của tương lai do sử dụng đèn phát sáng cao cấp nhất
hiện nay, cho phép tạo ra sản phẩm kiểu dáng siêu mỏng, hình ảnh đẹp, sắc nét, độ tương
phản cao và điện năng tiêu thụ thấp.
Thế hệ TV ứng dụng màn hình công nghệ OLED sẽ mang lại hình ảnh cực kỳ sắc
nét trong khi màn hình chỉ mỏng như tờ giấy và khá linh hoạt khi có thể uốn cong, gấp
nếp nhưng không để lại vết gập.
HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 22
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
TV OLED mỏng,
sáng và ít tốn điện
năng hơn
Chuyển giao từ ý tưởng sử dụng màn hình OLED kích cỡ nhỏ trên những thiết bị
di động, TV OLED sẽ được ra mắt trong tương lai gần.
OLED - Organic Light Emitting Diodes, là công nghệ quang điện hữu cơ. Một
màng mỏng hữu cơ với thành phần chính là hợp chất carbon được tráng giữa hai dây dẫn.
Khi dòng điện chạy qua, các chất liệu OLED đều phát sáng, mỗi điểm ảnh là một diode
phát sáng nhỏ và cho phép hiển thị hình ảnh theo từng phần.
Dựa trên nền tảng các diode phát sáng nên màn hình OLED sẽ tự phát sáng thay vì
phải sử dụng hệ thống đèn chiếu nền như các màn hình LCD hay LED. Điều này giúp

cho màn hình cực kỳ mỏng, chỉ 2 đến 3 mm, tiết kiệm năng lượng hơn LCD, đặc biệt là
Plasma. Khả năng hiển thị hình ảnh cũng sáng hơn và trong hơn so với bộ phận lọc màu
của màn hình tinh thể lỏng LCD.
Bên cạnh đó, màn hình OLED cũng cần ít vật liệu chế tạo hơn so với công nghệ
cũ. Tiêu tốn ít điện năng, sử dụng các vật liệu xanh nhưng vẫn cho hình ảnh đẹp khiến
OLED TV dần trở thành sản phẩm thân thiện môi trường.
4) 4K TV (Ultra HD TV)
4K TV có độ phân giải cao gấp 4 lần chuẩn “siêu nét” Full HD, màn hình 4K này có
khả năng tái tạo hình ảnh tuyệt đẹp và sắc nét ngay cả khi lại gần, TV có thể kết nối với
những thiết bị công nghệ khác ở trong nhà, bao gồm cả những khung ảnh kỹ thuật số treo
ở xung quanh để mở rộng thêm hình ảnh được hiển thị trên màn hình lớn.
HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 23
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
LG UltraHD TV cho hình ảnh siêu nét và sống động như thật
5) Laser TV
Sử dụng ánh sáng laser để tạo ra một hình ảnh sáng hơn trong ánh sáng ban ngày
là điều ấn tượng từ LG HECTO Laser TV, mặc dù vẫn còn gây tranh cãi đây là một bước
tiến quan trọng trong công nghệ truyền hình hoặc chỉ đơn thuần là một bước phụ.
Sử dụng một màn hình 100-inch có độ dày chưa bằng thẻ tín dụng, hệ thống này
trông giống như máy chiếu ultra shot-throw hơn là một chiếc TV. Nó cũng gây ấn tượng
khi được tích hợp các ứng dụng Smart TV, TV tuner, Magic Remote và soundbar mạnh
mẽ ở bên dưới. Có lẽ LG cần đẩy Laser TV tăng từ độ phân giải Full HD lên Ultra HD
trước khi HECTO có thể là một “cầu thủ lớn” trong rạp hát tại gia.
HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 24
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm
6) Water TV
Màn hình nước là một khái niệm khá xa lạ với người dùng. Nếu Laser TV giống
như một máy chiếu tầm gần có độ sáng cao thì Water TV là một cái gì đó thực sự mới.
Tại triển lãm CES vừa rồi, công ty Displair của Nga đã đã phát triển một màn hình mà sử
dụng nước được phun lên để làm bề mặt màn hình. Không khí và ánh sáng được đẩy lên

xung quanh lớp màng của những giọt nước để tạo ra một màn hình ảo có hình ảnh HD và
cả tính năng cảm ứng.
Vẫn còn rất xa cho công nghệ mới này đi vào thực tiễn, tuy nhiên trong mùa hè
này Displair có thể giới thiệu cho ta biết thêm về nó. Hẳn nhiên sử dụng công nghệ này
để làm TV và có giá cả phải chăng sẽ là một vấn đề nhưng chắc nó sẽ là chiếc TV tốt
nhất mà bạn muốn đặt trong phòng tắm.
7) TV điều khiển bằng giọng nói
Trong năm qua ta có thể thấy phong cách Kinect trên các smart TV, năm 2013 này,
ngoài có mắt, có thể smart TV có thêm cả tai để bạn có thể điều khiển từ xa. Smart TV
mới nhất của Panasonic có máy ảnh mà có thể bật lên mỗi khi bạn bước vào phòng, tự
động xác định bằng cách sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt và tải riêng những
thiết lập tùy chỉnh của bạn lên màn hình chủ.
HVTH: Huỳnh Trung Tính – MSHV: 136011014 Trang 25

×