Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

tiểu luận kinh tế môi trường thực trạng áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp tại việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.01 KB, 20 trang )

Chương I
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Khái niệm
1.1. Công nghệ cao
Khái niệm công nghệ cao
Hiện nay, thuật ngữ công nghệ cao (CNC) đang được sử dụng rộng rãi trên thế
giới không chỉ trong ngành nông nghiệp mà còn ở các ngành khoa học công nghệ
khác. Công nghệ cao thực chất là chỉ những công nghệ hay kỹ thuật hiện đại, tiên tiến
được áp dụng vào quy trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng
cao, giá thành hạ.
Định nghĩa chính thức theo Luật Công nghệ cao (2008), đây là công nghệ có hàm
lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu
khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị
gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng với việc hình thành ngành
sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hoá ngành sản uất, dịch vụ hiện có.

Hoạt động công nghệ cao
Hoạt động CNC là hoạt đông nghiên cứu, phát triển, tìm kiếm, chuyển giao,
ứng dụng CNC; đào tạo nhân lực CNC; ươm tạo CNC, ươm tạo doanh nghiệp CNC;
sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ CNC; phát triển công nghiệp CNC. (Luật Công
nghệ cao 2008)

1.2. Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Khái niệm nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp công nghiệp cao được hiểu là một nền nông nghiệp có sử dụng các
công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động
hoá, công nghệ sau thu hoạch và công nghệ quản lý nhằm tang năng suất, chất lượng,
hiệu quả và sức cạnh tranh cao của nông sản hang hoá, đảm bảo phát triển bền vững.
Khái niệm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Trong đề án Phát triển nông nghiệp công nghệ cao đến năm 2020, BNNPTNT
đã đưa ra khái niệm: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC) là nền nông


nghiệp sử dụng CNC trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp hang hoá có chất lượng,
năng suất vượt trội, giá trị gia tang cao và thân thiện với môi trường.


2. Nhiệm vụ của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Phát triển CNC trong nông nghiệp tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau:








Chọn tạo, nhân giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao;
Phòng, trừ dịch bệnh;
Trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao;
Tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp;
Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp;
Phát triển doanh nghiệp NNUDCNC;
Phát triển dịch vụ CNC phục vụ nông nghiệp.

3. Chức năng của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Việc áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp là để giải quyết các mâu thuẫn
giữa năng suất và sản phẩm nông nghiệp chất lượng thấp, đầu tư công lao động nhiều,
hiệu quả kinh tế thấp với việc áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ nhằm đảm
bảo ngành nông nghiệp tăng trưởng bền vững và ổn định với năng suất và sản lượng
hiệu quả và chất lượng cao. Do đó, chức năng của nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao bao gồm:
Một là, khu trình diễn, vườn thực nghiệm nông nghiệp hiện đại hó, là vườn ươm

xí nghiệp, chuyển hoá thành quả nghiên cứu khoa học công nghệ thàn sức sản xuất, là
nguồn lan toả công nghệ cao mới.
Hai là, trung tâm ứng dụng mở rộng, trung tâm phục vụ, trung tâm tập huấn các
kết quả nghiên cứu kho học công nghệ, công nghiệp, thị trường có hàm ượng khoa học
công nghệ tương đối cao.
Ba là, có thể thu hút một khối lượng ức lao động lớn của nông thôn, làm cho
nông thôn thành thị hoá, nông dân được công nhân hoá.
Bốn là, thích ứng hoá với chức năng kinh doanh để các lĩnh vực từ trồng trọt,
lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng chế biến, khoa học công nghiệp, thương mại, sản
xuất, cung ứng tiêu thụ được thống nhất. Làm cho sản xuất nông nghiập thực hiện
được khoa học hoá, thâm canh hoá và trở thành đâu tàu của việc phát triển nông
nghiệp kỹ thuật cao.
Năm là, góp phần nâng cao năng lực của người nông dân, trang bị và làm cho
họ có được những tri thức khoa học.
Như vậy, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao không chỉ là thành tự giá trị của
các nhà khoa học, đơn vị nghiên cứu mà nó còn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với
người nông dân nói riêng và cả nền nông nghiệp nói chung.


4. Nội dung của nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong toàn cục nền kinh tế của mỗi quốc
gia. Việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp đem lại những hiệu quả ấn tượng
do đó việc xây dựng nội dung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được
coi là vô cùng quan trọng.
Để phát triển ngông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, phát
triển NNCNC ở nước ta hiện nay bao gồm những nội dung sau:









Ứng dụng NNCNC vào từng lĩnh vực trong sản suất nông nghiệp với những
công nghệ cao tiến bộ về lai tạo giống, công nghệ canh tác, chăn nôi tiên tiens,
công nghệ tưới tiêu, công nghệ xử ý, bảo quản và chế biến sản phẩm. Từng
bước đưa công nghệ thông tin và quản lý, xây dựng thương hiệu để đưa sản
xuất nông nghiệp ra thị trường.
Sản phẩm của NNCNC là sản phẩm mang năng suất tốt với lợi ích và hiệu quả
kinh tế cao nhưng vẫn mang những nét đặ tính của từng vùng, có kha năng cạnh
tranh về chất lượng với cùng loại sản phẩm trên thị trường.
Sản xuất NNCNC tạo ra sản phẩm phải theo một chu trình khép kín, trong sản
xuất khắc phục được những yếu tố rủi ro của tự nhiên như bão lũ, thiên tai… và
hạn chế rủi ro của thị trường.
Phát triển NNCNC theo từng giai đoạn và mức độ phát triển khác nhau, tuỳ tình
hình cụ thể của từng nơi, nhưng phải thể hiện được những đặc trưng cơ bản, tạo
ra được hiệu quả kinh tế lớn hơn nhiều so với sản xuất bình thường.


Chương II
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG
NÔNG NGHIỆP HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM

1. Hệ thống chính sách, chương trình, đề án liên quan đến khuyến khích
doanh nghiệp đầu tư, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
Nông nghiệp, nông thôn luôn là sự quan tâm hàng đầu của Đảng và nhà nước
trong suốt các thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng
chủ nghĩa xã hội và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Chính vì thế, Đảng và nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương chính sách nhằm

thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp.Thực hiện Nghị quyết của Đảng, Chính phủ
đã ban hành nhiều cơ chế chính sách tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút các
nguồn lực đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp, nông thôn.

1.1. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu và chuyển giao công
nghệ.

Doanh nghiệp ứng dụng thành công thành tựu KH&CN trong sản xuất được ưu
tiên xét giao thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước, được quỹ của
nhà nước hỗ trợ kinh phí cho hoạt động KH&CN (Khoản 3 Điều 45 Luật KH&CN);
Sử dụng ngân sách nhà nước cho việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, mua
bản quyền công nghệ, thuê chuyên gia, thông tin tuyên truyền, đăng ký bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ... (Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 95/2014/NĐ-CP).

1.2. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về thuế, tín dụng và sử dụng đất đai.
Doanh nghiệp được ưu đãi về thuế từ thu nhập thực hiện hợp đồng nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ, thu nhập từ sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần
đầu áp dụng ở Việt Nam.... (Điều 64, 65 Luật KH&CN).
Doanh nghiệp thực hiện các hoạt động chuyển giao công nghệ được hưởng các
ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng..., đối với cơ sở ươm tạo
công nghệ được miễn thuế sử dụng đất (Điều 44 Luật Chuyển giao công nghệ và
Khoản 8 Điều 44 Luật Chuyển giao công nghệ).
Doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu phát triển, đầu tư vào nuôi trồng, chế biến
nông sản, lâm sản, thủy sản; trồng và bảo vệ rừng; làm muối...... được hưởng các ưu đãi


về thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời
hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư (Mục a, e Khoản 1 Điều 16 và Điều
15 Luật Đầu tư).


1.3. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp liên kết xác định và thực hiện nhiệm vụ
KH&CN.
Doanh nghiệp liên kết với các nhà khoa học, các tổ chức thực hiện nhiệm vụ
KH&CN được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước: hỗ trợ đến 30% vốn đầu tư cho
dự án của doanh nghiệp ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN...; đến 50%
vốn đầu tư cho dự án thực hiện ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;
đến 50% vốn đầu tư cho dự án thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia thuộc lĩnh
vực ưu tiên, trọng điểm của Nhà nước (Điều 32 Luật KH&CN và hướng dẫn chi tiết tại
Điều 38 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP).

1.4. Chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao.
Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng mức ưu đãi
cao nhất về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất, nhập khẩu,
được cấp đất và miễn tiền sử dụng đất, được miễn, giảm thuế sử dụng đất đai, được ưu
đãi về tín dụng, được cấp toàn bộ hoặc một phần kinh phí cho các dự án KH&CN,
được đầu tư một phần hoặc toàn bộ trang thiết bị phục vụ nghiên cứu chuyển giao
công nghệ (Điều 12 Luật công nghệ cao).

1.5. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển tiềm lực KH&CN.
Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho phát triển nâng tiềm lực KH&CN, đầu tư hỗ trợ
xây mới, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phòng thí nghiệm, trung tâm kiểm
phân tích, kiểm nghiệm, kiểm định... các cơ sở ứng dụng và chuyển giao công nghệ...
cho các doanh nghiệp là tổ chức KH&CN (Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 95/2014/NĐCP).

Doanh nghiệp được trích từ 3% đến 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh
nghiệp để thành lập quỹ phát triển KH&CN, quỹ được sử dụng để hỗ trợ phát triển
KH&CN của doanh nghiệp như xây dựng cơ sở hạ tầng dành cho nghiên cứu, nghiên
cứu, chuyển giao công nghệ, mua bản quyển công nghệ, đào tạo, thông tin tuyên
truyền... (Điều 8, 9, 10, 11 Nghị định số 95/2014/NĐ-CP).



1.6. Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia và việc hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt
động khoa học công nghệ.
Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia có vốn điều lệ là 1000 tỷ đồng từ ngân sách
nhà nước. Trọng tâm của Quỹ là đổi mới công nghệ đối với các doanh nghiệp, trong đó
Quỹ được sử dụng đến 50% vốn ngân sách nhà nước để thực hiện các hình thức hỗ trợ
lãi suất vay, cho vay ưu đãi, bảo lãnh để vay vốn; hỗ trợ đến 100% tổng kinh phí thực
hiện đề tài nghiên cứu khoa học, quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ, quyền đối
với giống cây trồng, vật nuôi....
Như vậy, cho đến thời điểm hiện nay hệ thống chính sách hoạt động khoa học
và công nghệ (gồm 04 Luật, 06 Nghị định, 16 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ)
đã được ban hành và tạo được hành lang pháp lý thuận lợi khuyến khích doanh nghiệp
nông nghiệp trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ .

Đánh giá tình hình thực hiện chính sách:
- Các chính sách hỗ trợ về KH&CN là những động lực đặc biệt quan trọng trong
tăng trưởng nông nghiệp; các tiến bộ KH&CN đã đóng góp khoảng 30-40% vào tăng
trưởng nông nghiệp. Các kết quả KH&CN đã được ứng dụng trong tất cả các khâu của
quá trình sản xuất nông nghiệp từ nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi; kỹ
thuật gieo trồng, chăm sóc, canh tác; thức ăn chăn nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật, thuốc thú y; kỹ thuật chế biến và bảo quản sau thu hoạch. Trong đó, quan trọng
nhất là khâu chọn tạo giống mới cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng năng suất, nâng
cao chất lượng thay thế giống nhập nội. Tuy nhiên, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, số lượng doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chỉ
chiếm 8% trong tổng số 750.000 doanh nghiệp của Việt Nam.
- Cần phải có những chính sách ưu đãi thì mới thu hút được nhiều hơn nữa doanh
nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Từ đó, nền nông nghiệp Việt Nam mới có thể
cạnh tranh được với các nước khi gia nhập các Hiệp định Thương mại tự do


2. Thực trạng ứng dụng công nghệ cao trong doanh nghiệp nông nghiệp
KH&CN luôn được coi là giải pháp “then chốt” tạo đột phá về năng suất, chất
lượng hàng nông sản, hiệu quả lao động trong nông nghiệp. Bộ KH&CN khuyến khích cơ
cấu các nhiệm vụ KH&CN theo hướng ưu tiên các nhiệm vụ nghiên cứu, chuyển giao và
ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp sạch; tập trung giải quyết các vấn đề bức
xúc như: sản xuất giống chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh và thích ứng với biến đổi khí
hậu, xây dựng các quy trình sản xuất tốt, quy chuẩn, tiêu chuẩn;… Nhiều tiến bộ kỹ thuật,
quy trình sản xuất tiên tiến đã được xây dựng và chuyển giao cho sản xuất.


Một số kết quả điển hình trong việc áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp
có thể kể đến như sau:


2.1. Trong lĩnh vực trồng trọt, giống cây trồng:

Mô hình rau hoa thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng)

- Mô hình sản xuất rau an toàn 600ha/35ha canh tác được sản xuất theo hai dạng:
• Công nghệ sản xuất cách ly trong nhà lưới không sử dụng phân bón, nông dược
vô cơ.
• Công nghệ sản xuất cách ly trong nhà lưới có sử dụng giới hạn nông dược vô cơ.
Mô hình này đã được triển khai tổng số khoảng 20ha ở Công ty Trách nhiệm
hữu hạn (TNHH) Kim Bằng 7ha, Công ty TNHH Trang Food: 3ha, các hộ nông
dân trên 10ha. Về hoa: Trồng trong nhà có mái che plastic là 260ha/650ha trồng
hoa (như trồng rau cao cấp) trong đó của nông dân là 80ha, sản lượng 200.000
cành và xuất khẩu 20.000 cành, tiêu thụ trong nước: 18.000 cành/ngày. Lãi ròng
từ trồng hoa cúc trên 1000m2 đạt 28,0 triệu đồng với công nghệ nhà sáng, 17,9
triệu đồng với công nghệ nhà lưới, 12 triệu đồng với phương thức truyền thống
ngoài trời. Công ty TNHH Đà Lạt Hasfarm là mô hình ứng dụng công nghệ cao

trong sản xuất hoa cao cấp có quy mô 24ha trong đó có 15ha nhà kính và 2ha
nhà bằng thép; đạt năng suất 1,8 triệu cành/ha/năm, xuất khẩu 55% (trong đó
90% sang Nhật Bản) tiêu thụ trong nước 45% với 26 đại lý của Công ty.


Mô hình 1000ha hoa ở Mê Linh (Vĩnh Phúc)

Hiện nay 3 xã Mê Linh, Tráng Việt, Tiền Phong (Mê Linh, Vĩnh Phúc) đã hình
thành vùng chuyên canh sản xuất hoa khoảng 1000ha chuyển hẳn sang trồng hoa cung
cấp hoa cho Hà Nội và các tỉnh trong toàn quốc. Các công nghệ mới gồm tạo giống tốt,
nhà lưới, vườn ươm, kho mát bảo quản, đóng gói hoa trình độ cao. 10% hoa xuất khẩu.
Tỉnh đã phát triển và triển giao công nghệ cho các dự án sau đây: Xây dựng 100 trang
trại nấm, sản xuất trên 500 tấn/năm ở các xã Thanh Lãng, Hương Canh, Thanh Trù,
Hợp Thịnh theo mô hình làng nấm, liên hợp trang trại sản xuất nấm. Chuyển giao đến
hộ nông dân công nghệ bả chuột sinh học BSC, thuốc kích thích sinh trưởng diệp lục
tố và công nghệ vi sinh hữu cơ. Triển khai dự án rau an toàn với 130ha ở 16 xã với
9000 hộ nông dân với sản lượng 2,5 vạn tấn/năm, với công thức 5 cấm trong rau sạch,
3 chỉ tiêu an toàn (dư lượng N03, thuốc sâu, vi sinh vật gây bệnh).


Mô hình nhà lưới, vườn ươm cây giống của tỉnh Bến Tre

Sau 3 năm thực hiện (1999 - 2001) toàn tỉnh Bến Tre đă có 125 nhà lưới, vườn
ươm cây giống ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cao với 20.000m2, bình quân
mỗi nhà lưới là 200m2. Công suất 0,1 - 1 triệu cành/năm, trong đó 107 nhà lưới, vườn
ươm do nông dân tự đầu tư, giống sản xuất ra có gắn nhăn hiệu hàng hoá trên giống.





Tại Nghệ An:

Mô hình sản xuất rau trong nhà lưới 0,75ha ở Đông Vĩnh thành phố Vinh, tổng
thu 150 triệu/ha/năm, lợi nhuận 75 triệu đồng.


Tại Bà Rịa - Vũng Tàu:

Mô hình sản xuất giống lâm nghiệp, cây ăn quả 3,8ha vườn đầu dòng, 4 nhà lưới.
Mô hình chăn nuôi lợn giống, lợn siêu nạc 200 con. Mô hình sản xuất giống gà thả vườn
quy mô 10.000 con áp dụng hệ thống ấp trứng công nghệ Nhật 45.000 quả/mẻ.



Công ty Giống cây trồng Thái Bình, đã tổ chức nghiên cứu, lai tạo hàng ngàn
cặp lai mới,thu thập và bảo tồn hàng ngàn vật liệu quý, khảo nghiệm hàng ngàn giống
cây trồng mới từ khắp nơi trên thế giới và trong nước gửi đến. Đặc biệt đã được công
nhận 9 giống cây trồng Quốc gia, gồm 5 giống lúa thuần (TBR-1, TBR36, TBR45,
TBR225, BC15), ba giống lúa lai (Dưu 527, CNR36, Thái Xuyên 111); giống lạc
TB25 và mua bản quyền hai giống ngô VS36 và giống lúa OM8017…Những giống
mới của công ty không những cho năng suất cao mà còn có thích ứng rộng, chất lượng
tốt, sau khi công nhận đã nhanh chóng được đưa vào sản xuất đại trà góp phần thay đổi
cơ cấu cây trồng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của nhiều địa phương 7 trong cả nước.
Giá trị gia tăng từ những giống này mỗi năm mang lại cho nông dân cả nước hàng
chục nghìn tỷ đồng góp phần tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo cho nông dân.



Hệ thống nhà kính VinEco Tam Đảo do Tập đoàn Vingroup đầu tư có diện tích
4,5ha, sử dụng công nghệ sản xuất rau mầm Microgreen được cung cấp duy nhất bởi công

ty Teshuva Agricultural Projects (TAP) đến từ Israel. Nhờ hệ thống nhà kính trồng rau
mầm, trồng rau bằng phương pháp thủy canh, VinEco không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu rau
sạch trong nước mà còn hướng tới mang thương hiệu nông sản sạch Việt gia nhập thị
trường quốc tế. Hiện nay, tập đoàn đã và đang mở rộng diện tích gieo trồng ứng dụng
nông nghiệp công nghệ cao tại các tỉnh Hà Nam, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế.



Công ty cổ phần CNSH Rừng hoa Đà Lạt, Công ty đã đầu tư hơn 100 tỷ đồng
xây dựng hai nhà nuôi cấy mô với diện tích sử dụng dần 4000 m2,năm 2013 Công ty
đã sản xuất 24 triệu cây giống hoa cấy mô, trong đó chiếm tỷ lệ 70% xuất khẩu sang
thị trường châu Âu.




Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco), ngoài việc sản xuất sản phẩm
truyền thông là mía- đường, Công ty đã và đang triển khai trồng rau củ chất lượng cao
trên diện tích 150 – 200 ha và sản xuất các loại giống cây ăn quả theo công nghệ sạch Lê Văn Tam. Việc việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng mía đã giúp doanh nghiệp
tăng năng suất từ 45 tấn/ha lên 70 tấn/ha, cá biệt một số mô hình đạt 120 - 130 tấn/ha;
góp phần gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các dự án trồng cây ăn trái, rau củ quả
chất lượng cao của Công ty cũng đang được triển khai và cho hiệu quả tốt.



2.2. Trong lĩnh vực thủy sản:

Tập đoàn Việt Úc, đã đầu tư làm chủ công nghệ nuôi tôm siêu thâm canh theo công
nghệ nhà màng của Israel. Công nghệ này cho phép thực hiện cơ giới hóa cao nhất
đến các công đoạn sản xuất, đáp ứng đến mức tối đa việc kiểm soát các yếu tố từ bên

ngoài như khí hậu, địch hại từ bên ngoài xâm nhập. Với công nghệ trên: Mật độ nuôi
từ 200–500 con/m2, năng suất đạt từ 120-240 tấn/ha/năm, với năng suất này 1 ha nuôi
tôm siêu thâm canh cố thể bằng hàng chục ha nuôi theo mô hình công nghiệp, bán
công nghiệp thông thường (năng suất thường chỉ đạt từ 10-15 tấn/ha).


Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn, đã nghiên cứu và ứng dụng các quy trình công nghệ
ương nuôi cá tra, phòng bệnh, sản xuất thức ăn và các hệ thống cho ăn tự động giúp
tăng hiệu quả trong quá trình sản xuất, góp phần giảm chi phí và tăng lợi nhuận.



Tập đoàn Sao Mai, đã triển khai mô hình “Hộ nuôi liên kết” thông qua phương
thức: Tập đoàn Sao Mai đầu tư thức ăn và bao tiêu sản phẩm của người nuôi cá đạt
hiệu quả cao. Kết quả của mô hình: các hộ nuôi liên kết với Sao Mai đạt lợi nhuận từ
1.000-2.000 đồng/kg nhờ mức khoán gia công từ 4.500-5.000 đồng/kg. Các hộ nuôi
liên kết thu lợi nhuận từ 1-4 tỷ đồng/hộ.



Công ty CNSH Nam Khoa, trong nhiều năm đã tập trung nghiên cứu, sản phẩm
chính của Công ty Nam Khoa là Kit chẩn đoán, các nguyên vật liệu phục vụ thí
nghiệm, sản phẩm phục vụ nuôi trồng thủy sản... Là công ty tư nhân đầu tiên đầu tư
vào lĩnh vực này với vốn đầu tư lần 1 là 20 tỷ đồng (15 tỷ đồng cho thiết bị và 5 tỷ
đồng cho xây dựng cơ sở hạ tầng). Năm 2013, Công ty này đã xây dựng thêm cơ sở 2
tại Khu Công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh, với kinh phí xâ y dựng nhà xưởng khoảng
30 tỷ đồng, chưa kể trang thiết bị).




Tại tỉnh Long An hiều mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC)
được triển khai trên địa bàn mang lại hiệu quả đáng kể, giúp nâng cao năng suất và bảo


đảm chất lượng sản phẩm. Cụ thể, mô hình nuôi tôm theo công nghệ Biolofe tại xã Tân
Chánh với diện tích 7.000m2 (gồm ao lắng thô 2.500m2, ao lắng tinh 1.500m2, ao ươm
400m2 và ao nuôi 1.200m2), bước đầu mang lại hiệu quả, cho năng suất 30 tấn/ha (cao
hơn ngoài mô hình 2,5 tấn/ha). Huyện còn kết hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh
thực hiện mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn ƯDCNC tại Hợp tác xã Nuôi tôm Hòa Quới (xã
Tân Chánh), hiện tôm phát triển tốt. Ngoài diện tích thử nghiệm, hiện nay, toàn huyện có
hơn 150ha nuôi tôm công nghiệp (mật độ trên 60 con/m2, được trang bị đầy đủ dụng cụ
như máy cho ăn, máy quạt nước, máy thổi oxy đáy), năng suất trung bình từ 4-5 tấn/ha/vụ.
Cá biệt có hộ nuôi tôm đạt năng suất khá cao, từ 8-10 tấn/ha/vụ.



Tại Trà Vinh, Qua 3 năm, đưa mô hình nuôi tôm thẻ, tôm sú siêu thâm canh ứng
dụng công nghệ cao vào sản xuất đã đem lại kết quả vượt ngoài mong đợi. Nuôi tôm
siêu thâm canh công nghệ cao năng suất cao gấp 2 – 3 lần so với nuôi tôm thâm canh
trên ao đất và có thể nuôi được 4 vụ/năm. Nông dân trong tỉnh Trà Vinh đang đua nhau
đầu tư mở rộng diện tích mô hình nuôi tôm “siêu thâm canh công nghệ cao



Tại Bình Thuận, ứng dụng công nghệ cao trong khai thác, chế biến và nuôi
trồng thủy sản đã đạt một số hiệu quả tích cực... Hiện nay, ngư dân trong tỉnh không
chỉ đầu tư hầm bảo quản bằng công nghệ PU, mà còn áp dụng nhiều kỹ thuật, công
nghệ mới khác như máy dò ngang cho phép mở rộng phạm vi dò từ 300 đến hơn
1.000m, máy thông tin tầm xa, máy thu lưới dẫn động bằng thủy lực, radar hàng hải,
hệ thống tời thủy lực để thu lưới, thu câu... nên đem lại hiệu quả kinh tế cho bà cho

ngư dân đánh bắt xa khơi.Ngoài ứng dụng công nghệ cao trong khai thác thủy sản, các
loại giống nuôi cũng được tập trung nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới hiện đại
để nâng cao chất lượng con giống. Nhiều cơ sở sản xuất tôm giống tại xã Vĩnh Tân
(Tuy Phong) đã và đang đi đầu trong cả nước ứng dụng công nghệ cao.



Tại Bạc Liêu, nhờ áp dụng công nghệ cao năm 2019 sản lượng nuôi trồng và
khai thác thủy sản đạt 365.000 tấn, đạt 101,39% kế hoạch và tăng 6,96% so với cùng
kỳ; tôm đạt 155.000 tấn, vượt 5.000 tấn so với kế hoạch. Hiện có 12 công ty, đơn vị
nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh với tổng diện tích 1.248ha, sản lượng đạt 6.029
tấn. Bạc Liêu ngày càng thu hút sự quan tâm, chú ý của các doanh nghiệp, nhà đầu tư
trong và ngoài nước.

2.3. Trong lĩnh vực chăn nuôi:


Công ty TNHH giống gia cầm Minh Dư,với hơn 25 năm nghiên cứu, chọn lọc,
nhân thuần và phát triển giống gà ta, hiện nay Minh Dư là một trong những doanh nghiệp
gà lông màu lớn nhất Việt nam và đang là doanh nghiệp dẫn đầu về giống gà thả vườn.


Hiện nay, Công ty đang sở hữu 04 trang trại nuôi gà và 02 nhà máy ấp nở gia cầm với
trang thiết bị hiện đại theo công nghệ mới nhất. Hệ thống chuồng trại hiện đại được
xây dựng theo quy chuẩn Quốc tế với kiểu chuồng nuôi kín an toàn sinh học được
trang bị hệ thống làm mát kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, hệ thống cho ăn, uống tự động,
hệ thống máy ấp và hệ thống kiểm soát dịch bệnh, kiểm tra chất lượng sản phẩm nên
sản phẩm con giống của Công ty luôn đảm bảo và có độ tin cậy về chất lượng. Đặc
biệt, năm 2017, ba tổ hợp lai các giống gà nội Minh Dư Bình Định (MD1- BD, MD2BD, MB3-BD) đã được công nhận TBKT. Đây cũng là sản phẩm được người chăn
nuôi, người tiêu dùng Việt nam ưa chuộng và có tiềm năng xuất khẩu sang một số quốc

gia thuộc khu vực Đông Nam Á.



Công ty Cổ phần Ba Huân, đã đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng cho quy trình công nghệ
mới khép kín cho quả trứng từ trang trại đến bàn ăn, tao thương hiệu trứng sạch Ba
Huân nổi tiếng trên thị trường nhiều năm nay. Trong 5 năm liên tục, doanh thu công ty
tăng trưởng 15%-20%/năm. Công ty đang phát triển thị trường trên cả nước, mở thêm
mảng sản xuất thực phẩm chế biến và kế hoạch 2018 là sẽ tiếp tục mở rộng trang trại,
nhà máy chế biến thực phẩm. Đồng thời, công ty hoàn tất các thủ tục để xuất khẩu
trứng tươi thương hiệu Ba Huân sang một số thị trường trong ASEAN và châu Á.



Công ty cổ phần Phát triển nông nghiệp nông thôn (RTD) là công ty chuyên sản
xuất, kinh doanh các mặt hàng liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp như: thức ăn chăn
nuôi, vắc-xin, nuôi trồng thuỷ sản, thuốc Thú y, thực phẩm sạch. Năm 2012, Công ty
đã đầu tư trên 200 tỷ đồng để xây dựng dây chuyền sản suất vắc-xin hiện đại đạt tiêu
chuẩn GMP tại cơ sở sản xuất ở Hưng Yên. Công ty đã tham gia nghiên cứu các sản
phẩm vắc xin cho vật nuôi, hiện một số sản phẩm đang trong quá trình hoàn thiện. Tại
Hà Nội, trang trại Bảo Châu, huyện Sóc Sơn là một trong những đơn vị tiên phong
trong việc thực hiện nuôi lợn hữu cơ theo công nghệ vi sinh hữu hiệu E.M (Effective
Microorganism) của Nhật Bản. Đây là công nghệ chăn nuôi tiên tiến hiện nay, bởi
ngoài những ưu điểm về chất lượng thịt; công nghệ còn giúp giải quyết vấn đề ô nhiễm
môi trường mà hầu hết các trang trại chăn nuôi tại Việt Nam đang phải đối mặt.



Tập đoàn TH TrueMilk và Công ty Vinamilk. Đây là các doanh nghiệp hàng đầu về
ngành công nghiệp chế biến sữa với một hệ thống quản lý cao cấp, dây chuyền khép kín,

đồng bộtheotiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay tất cả hệ thống chuồng trại chăn nuôi bò sữa tại
các đơn vị này được đầu tư xây dựng theo công nghệ hiện đại nhất của thế giới,
điển hình như: hệ thống cào phân tự động; hệ thống máng uống tự động; hệ thống quạt
làm mát trong chuồng; các ô nằm nghỉ cho đàn bò được trang bị hệ thống chổi gãi ngứa tự
động và lót bằng đệm cao su nhập khẩu, đảm bảo chân móng của chúng luôn sạch sẽ và
không bị nhiễm bệnh; mỗi con bò được đeo một con chíp điện tử dưới cổ giúp kiểm


tra lượng sữa chính xác của từng con và phát hiện được bò động dục và bò bệnh để bác
sỹ thú y điều trị kịp thời. Các sản phẩm sữa của TH truemilk, Công ty Vinamilk không
những đã chiếm lĩnh thị trường trong nước mà còn xuất khẩu được ra nhiều quốc gia
trên thế giới. Đặc biệt, Vinamilk đã khánh thành trang trại Vinamilk Organic tại Đà
Lạt. Đó là trang trại bò sữa hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam.



Công ty TNHH ĐTK Phú Thọ, là đơn vị thành viên của Công ty Cổ phần ĐTK,
vận hành Nhà máy sản xuất trứng gà sạch với quy mô hơn 42 ha và công nghệ được
chuyển giao 100% từ Tập đoàn ISE Foods, Nhật Bản - Thương hiệu số 1 thế giới về
trứng gà sạch có hơn 100 năm lịch sử hình thành và phát triển. Các sản phẩm trứng gà
an toàn sinh học với công suất dự kiến 17 5 triệu quả/năm của Nhà máy ĐTK Phú Thọ
(mô hình doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao) được đưa ra thị trường
theo một quy trình hoàn toàn khép kín,kiểm soát chặt chẽ, tự động hóa từ khâu thức
ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, phân loại đóng gói sản phẩm và được phân phối đến hệ
thống cửa hàng, siêu thị, nhà hàng, khách sạn... trong vòng 24 giờ bằng phương tiện
vận chuyển chuyên dụng đảm bảo giữ nguyên chất lượng quả trứng. Đây là sản phẩm
hứa hẹn sẽ trở thành sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam.




Tập đoàn DABACO Việt nam và Công ty Thái Dương, là những đơn vị hoạt
động đa ngành nghề, trong đó, lĩnh vực chính là sản xuất thức ăn chăn nuôi, giống gia
súc, gia cầm và chế biến thực phẩm với hệ thống các trang trại nuôi giữ, lai tạo giống
lợn và gà có quy mô và công nghệ, kỹ thuật hiện đại bậc nhất cả nước. Các sản phẩm
con giống lợn và gà của các Tập đoàn DABACO, Công ty Thái Dương được lựa chọn
nguồn gen nhập khẩu từ các nước có giá trị di truyền giống tốt nhất trên thế giới và các
nguồn gen bản địa như lợn Duroc, Piteran, Landat, Yorshire (Thái Dương, Dabaco);
Gà Ji-DABACO, Gà Sơn Tinh (Dabaco).



Bình Dương có Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Tiến Hùng do Công
ty TNHH TMSX Tiến Hùng làm chủ đầu tư qui mô 78,5 ha gồm nhiều hạng mục công
trình và khu chăn nuôi. Hàng năm cung cấp ra thị trường trên 30 triệu quả trứng gà.
Hay trại gà công nghệ cao Ba Huân (xã Vĩnh Tân, thị xã Tân Uyên) bình quân sản xuất
450.000 quả trứng gà/ ngày và 2,5 triệu con gà thịt/ năm.



Ở Đồng Nai có trại gà Lâm Thanh Đức (xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc, Đồng
Nai) với mô hình chăn nuôi hoàn toàn tự động giúp trại tiết kiệm tối đa chi phí nhân
công, điện nước… Hệ thống chăn nuôi của trại có tên Big Dutchman được nhập từ
Đức trị giá 8,5 tỉ đồng.




Riêng tại Tiền Giang, người chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất
theo hướng chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, với các mô hình chăn nuôi chuyên
canh quy mô lớn, con giống tốt, áp dụng quy trình Việt GAP, xây dựng chuỗi liên kết

sản xuất con giống – bao tiêu thức ăn – tiêu thụ sản phẩm như: nuôi chim cút lấy trứng
xuất khẩu, sản xuất giống dê Bore lai; chăn nuôi heo trên đệm lót sinh thái, nuôi gà ta
Việt GAP… đã góp phần giúp người chăn nuôi vượt qua khó khăn về giá bán sản
phẩm thịt, trứng không ổn định như hiện nay.


Chương III
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG
CÔNG NGHỆ CAO VÀO NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT
NAM

1. Thuận lợi
Thế mạnh về nông nghiệp sẵn có ở Việt Nam:
Việt Nam có lợi thế về phát triển nông nghiệp, trong 30 năm đổi mới nền nông
nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu nổi bật như đảm bảo an ninh lương thực,
xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, hàng nông sản Việt Nam đã có mặt
trên 185 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây được xem là một lợi thế rất lớn trong việc áp
dụng công nghệ cao vào nông nghiệp ở Việt Nam, bởi chúng ta đã có một nền tảng
nông nghiệp vững chắc, giảm bớt một phần gánh nặng trong việc áp dụng công nghệ
cao vào ngành nghệ trọng yếu này.

Chính sách hỗ trợ của Chính phủ:
Để triển khai các mô hình ứng dụng công nghệ cao, Chính phủ, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn thời gian qua đã ban hành rất nhiều chính sách ưu đãi
cho lĩnh vực này.
Cụ thể, năm 2010, Chính phủ có chương trình phát triển công nghệ cao đến năm
2020, trong đó nhấn mạnh việc tài trợ toàn bộ chi phí nghiên cứu dự án cho công nghệ
cao. Quyết định 667 của Chính phủ về chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến
năm 2020, trong đó nhấn mạnh việc hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, có chương
trình riêng cho nông nghiệp là phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào

năm 2012 để đẩy mạnh công nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Rồi
mới nhất là nghị định 57 thay thế nghị định 210 về chính sách khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, trong đó nhấn mạnh hỗ trợ tín dụng tối đa
300 triệu đồng đối với việc đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như công nghệ cho các doanh
nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Đã có Hiệp hội các Doanh nghiệp ứng dụng Công nghệ cao trong Nông nghiệp:
21


Với mục đích đưa công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, tạo ra những sản
phẩm "sạch" có năng suất cao, chất lượng tốt không chỉ xuất khẩu mà còn phục vụ cho
chính người tiêu dùng Việt Nam; Sử dụng và khai thác một cách có hiệu quả nguồn tài
nguyên sẵn có: đất đai, rừng, biển…, Hiệp hội được thành lập năm 2013 và tạo một
bước tiến thuận lợi cho việc áp dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp của đất
nước.

2. Khó khăn
2.1. Nguồn vốn đầu tư:
Khó khăn lớn nhất mà ngành nông nghiệp chất lượng cao đang gặp phải là thu
hút được vốn đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư sản xuất, giống cây trồng,
vật nuôi, đào tạo công nhân, tiêu thụ sản phẩm,…
Ước tính, ngoài chi phí vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng, giống, đào tạo
người lao động,… muốn thành lập và phát triển trang trại chăn nuôi ở mức quy mô vừa
phải theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao thì chi phí sẽ gấp 4 lần – 5 lần so với
việc xây dựng trang trại chăn nuôi mô hình truyền thống. 1ha nhà kính có đầy đủ hệ
thống tưới nước, phun sương, bón phân được tự động hóa theo công nghệ của Israel
cần ít nhất khoảng từ 10 – 15 tỉ.
Thực tế hiện nay ở nước ta, việc đầu tư vốn cho lĩnh vực nông nghiệp công nghệ
cao còn khá hạn chế. Vốn đầu tư mới chỉ đáp ứng một phần yêu cầu. Số lượng doanh

nghiệp đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao chiếm phần rất nhỏ trong tổng số doanh
nghiệp trên cả nước (khoảng 1,01%). Hơn nữa tỉ trọng vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp
ở Việt Nam luôn thấp. Chính vì vậy thiếu hụt vốn đầu tư đang là một khó khăn, rào
cản lớn trong việc phát triển nông nghiệp chất lượng cao.

2.2. Nguồn nhân lực:
Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực cao, có
hiểu biết về khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế, nguồn nhân
lực có chuyên môn, đào tạo ở nước ta hiện nay trong lĩnh vực nông nghiệp còn rất hạn
chế so với những yêu cầu hội nhập và phát triển. Trình độ thấp của người lao động đã
ảnh hưởng lớn đến việc tập cận khoa học công nghệ. Đặc biệt, ở những vùng miền có
nền kinh tế kém phát triển, còn nhiều khó khăn thì đây là rảo cản lớn trong việc xây
dựng quy mô của một nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

2.3. Quy hoạch đất đai
22


Việc quy tụ đất đai và tập trung ruộng đất còn chậm. Ở nhiều địa phương, các vị
trí thuận lợi thường xây dựng các hệ thống dịch vụ, đặc biệt là các khu công nghiệp.
Hơn nữa, đất đai cho việc sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, chưa có chính sách quy tụ
để mở rộng sản xuất, xây dựng nông trang cho phép sản xuất nông nghiệp công nghệ
cao.

2.4. Thị trường tiêu thụ
Sản phẩm nông sản theo mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tiêu thụ
trên thị trường còn hạn hẹp, khả năng cạnh tranh kém cả trong và ngoài nước mà chưa
thực sự tương xứng với chi phí đầu tư. Trên thị trường quốc tế, phần lớn nông sản ở
Việt Nam chưa tạo dựng được thương hiệu, giá trị gia tăng thấp.
Hoạt động khoa học – công nghệ giữa tỉnh thành trong nước chưa liên kết chặt

chẽ. Tại nhiều địa phương việc xây dựng các kế hoạch hợp tác tổ chức giữa cá nhân
nghiên cứu khoa học với tổ chức, cơ quan thực hiện dự án còn rời rạc. Vì vậy, thực
hiện triển khai với lên kế hoạch dự án còn nhiều bất cập.

23


Phần IV
GIẢI PHÁP
1. Giải pháp về đất đai.
Tiếp tục đẩy mạnh việc dồn điền đổi thửa ở các địa phương hình thành nên các
cánh đồng lớn; mở rộng hạn điền và thời gian thuê để các cơ sở sản xuất NNCNC
tiếp cận đất được thuận lợi hơn.
Điều chỉnh phân bố các khu khoa học NNCNC tại nơi tập trung cho các trường
đại học, viện nghiên cứu để có thể nhanh chóng ứng dụng những thành tựu khoa học
công nghệ mới và bên cạnh đó cũng cần kết hợp với kinh nghiệm kinh doanh của các
doanh nghiệp để hình thành nên một khu khoa học với các chức năng cả nghiên cứu
ứng dụng, sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ.
Đơn giản thủ tục cho thuê cũng như chuyển nhượng đất đai; các địa phương cần
hoàn thiện nhanh chóng tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi dồn
điền đổi thửa; ngoài ra hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và nông dân; khuyến khích
nông dân cũng góp vốn bằng ruộng đất vào các doanh nghiệp.

2. Giải pháp về chính sách
Để tạo điều kiện thuận lợi cho NNCNC phát triển, Nhà nước phải hoàn thiện
cơ chế, chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp đầu tư
vào NNCNC như:
- Sửa đổi, bổ sung chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển NNCNC
theo hướng chuyên sâu, rà soát và hoàn thiện chính sách khuyến khích phát triển sản
xuất trong nước các sản phẩm công nghiệp phục vụ sản xuất NNCNC như máy móc,

thiết bị, nhà kính, phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu vi sinh...
- Hoàn thiện chính sách đất đai thuận lợi cho tích tụ, tập trung ruộng đất; sửa đổi
quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn
liền với đất của các dự án NNCNC nhằm giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được
với nguồn vốn vay hơn.
- Hoàn thiện chính sách dự báo thị trường, chính sách hỗ trợ xây dựng thương
hiệu nông sản, bổ sung, đơn giản hóa các thủ tục tham gia. Các địa phương cần tạo
điều kiện thuận lợi nhất có thể để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào NNCNC.
24


- Tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp vay vốn, hoàn thiện tiêu chí doanh
nghiệp NNCNC theo hướng định lượng rõ ràng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
này tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi dành cho phát triển NNCNC.
- Hoàn hiện chính sách xúc tiến thương mại mở rộng thị trường, tháo gỡ rào cản
thương mại để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm NNCNC.

3. Giải pháp về vốn
Để tạo điều kiện thuận lợi để cho các cơ sở sản xuất NNCNC (tổ chức, cá nhân,
các loại hình doanh nghiệp trong và ngoài nước) tiếp cận các nguồn lực, Nhà nước
cần sớm ra các cơ chế, chính sách để xác lập quyền tài sản (nhà lưới, nhà màng, nhà
kính, hệ thống tưới tiêu...) trên đất nông nghiệp để doanh nghiệp có cơ sở vay vốn; mở
rộng và nới lỏng các tiêu chuẩn để các doanh nghiệp nãy có thể dễ dàng hơn trong
việc tiếp cận được nguồn vốn từ ngân hàng.
Đa dạng hóa nguồn vốn vay thông qua việc thu hút các tổ chức, cá nhân, các
loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, cũng
như các tổ chức khoa học công nghệ đầu tư vào NNCNC.
Các địa phương cũng phải nhanh chóng cấp giấy xác nhận doanh nghiệp
NNCNC dựa trên các tiêu chí; cải cách hành chính tạo môi trường thuận lợi thu hút
doanh nghiệp đầu tư vào NNCNC.


4. Giải pháp về khoa học công nghệ
Nâng cao hiểu biết của người dân nông thôn về khoa học công nghệ đặc biệt
là những công nghệ áp dụng trực tiếp trong nông nghiệp. Để từ đó nâng cao ý thức
quy hoạch đất đai, giữ gìn đất nông nghiệp để thực hiện canh tác theo phương pháp
mới, tránh biến ruộng đất thành những công trường, nhà máy,…mọc lên khắp nơi gây
ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến nền nông nghiệp nước nhà.
Bên cạnh đó, kiến thức cao về khoa học công nghệ cũng sẽ hỗ trợ nông thôn
biết ứng phó với thiên tai bão lụt, tìm ra các giải pháp thích ứng khi khí hậu biến đổi,
đồng thời nghiên cứu tìm ra những giống lúa chống lụt, chống mặn, và các phương
pháp trồng hoa màu trên cát để thích hợp với địa hình đất nông nghiệp của Việt Nam.
Ứng dụng một số công nghệ trọng điểm của thời đại như là công nghệ thông
tin, công nghệ vật liệu mới, các công nghệ sinh học, công nghệ thủy canh, công nghệ
nhà có mái che, công nghệ sau thu hoạch, cơ khí hóa dụng cụ nông nghiệp, ứng dụng
quy trình nông nghiệp tốt VietGAP... nhắm mục đích sản xuất nông sản có năng suất
cao, chất lượng tốt, an toàn vệ sinh và và tiêu chí giá thành thấp.
25


KẾT LUẬN
Nông nghiệp, nông thôn luôn là sự quan tâm hàng đầu của Đảng và nhà nước
trong suốt các thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng
chủ nghĩa xã hội và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nông nghiệp Việt Nam đóng vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế đất
nước, đặc biệt góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho cư
dân nông thôn.
Nông nghiệp đã trở thành ngành sản xuất hàng hóa quan trọng, tham gia ngày
càng sâu sắc vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nền nông nghiệp Việt Nam đã và
đang chuyển mạnh từ sản xuất theo mục tiêu số lượng sang hiệu quả và chất lượng,
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và từng ngày ứng dụng những công nghệ cao góp

phần phát triển nông nghiệp bền vững.
Trong điều kiện như vậy, nghiên cứu về thực trạng áp dụng công nghệ cao trong
nông nghiệp hiện nay tại Việt Nam là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa lớn lao với các
doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao. Bài tiểu luận đã hoàn thành được các nhiệm
vụ:
- Cơ sở lý thuyết về công nghệ cao
- Đánh giá thực trạng áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp Việt Nam hiện
nay, trong đó đã nêu ra hệ thống chính sách, chương trình, đề án liên quan đến
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp
- Nêu ra những thuận lợi và khó khăn thực hiện công nghệ cao trong nông nghiệp
Việt Nam
- Đưa ra, đề xuất các giải pháp phát triển việc ứng dụng công nghệ cao trong
nông nghiệp Việt Nam, trong đó tập trung vào các giải pháp về đất đai, chính
sách, vốn và khoa học công nghệ

26


PHỤ LỤC
Bộ kế hoạch và đầu tư, Báo cáo “Ngân sách cho ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt
Nam: Đầu Tư Thông Minh Vì Tương Lai Bền Vững”, tháng 4 năm 2015
/> />
27



×