Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

tiểu luận kinh tế môi trường ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành du lịch việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.36 KB, 20 trang )

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU TỚI NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM
1 Biến đổi khí hậu
1.1 Khái niệm
Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây
ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh
sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ
thống kinh tế – xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người.
1.2 Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan (do sự biến đổi của tự nhiên) của biến đổi khí hậu bao
gồm: sự biến đổi các hoạt động của mặt trời, sự thay đổi quỹ đạo trái đất, sự thay đổi
vị trí và quy mô của các châu lục, sự biến đổi của các dạng hải lưu, và sự lưu chuyển

trong nội bộ hệ thống khí quyển.
Nguyên nhân chủ quan (do sự tác động của con người) của vấn đề này xuất
phát từ sự thay đổi mục đích sử dụng đất và nguồn nước, cùng với đó là sự gia tăng
lượng phát thải khí CO2, các khí nhà kính khác từ các hoạt động của con người.
Như vậy, biến đổi khí hậu không chỉ là hậu quả của hiện tượng hiệu ứng nhà
kính (sự nóng lên của trái đất) mà còn bởi nhiều nguyên nhân khác. Tuy nhiên, có
rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa quá trình tăng
nhiệt độ trái đất với quá trình tăng nồng độ khí CO2 và các khí nhà kính khác trong
khí quyển, đặc biệt trong kỷ nguyên công nghiệp. Trong suốt gần 1 triệu năm trước
cách mạng công nghiệp, hàm lượng khí CO2 trong khí quyển nằm trong khoảng từ
170 đến 280 phần triệu (ppm). Hiện tại, con số này đã tăng cao hơn nhiều và ở mức
387 ppm và sẽ còn tiếp tục tăng với tốc độ nhanh hơn nữa. Chính vì vậy, sự gia tăng
nồng độ khí CO2 trong khí quyển sẽ làm cho nhiệt độ trái đất tăng và nguyên nhân
của vấn đề biến đổi khí hậu là do trái đất không thể hấp thụ được hết lượng khí CO2
và các khí gây hiệu ứng nhà kính khác đang dư thừa trong bầu khí quyển.
1.3 Biểu hiện
Biến đổi khí hậu ngày nay có thể thấy rõ qua một số biểu hiệu sau đây:
Một là, thời tiết ngày càng trở nên khắc nghiệt. Sự biến đổi khí hậu toàn cầu làm


cho các hiện tượng thời tiết biến chuyển theo chiều hướng cực đoan, khắc nghiệt


hơn trước. Khắp các châu lục trên thế giới đang phải đối mặt, chống chọi với các
hiện tượng thời tiết cực đoan: lũ lụt, khô hạn, nắng nóng, bão tuyết,… Dự báo của
Ủy ban Liên chính phủ về thay đổi khí hậu (IPCC) chỉ ra rằng, thế giới sẽ còn phải
đón nhận những mùa mưa dữ dội hơn vào mùa hè, bão tuyết khủng khiếp hơn vào
mùa đông, khô hạn sẽ khắc nghiệt hơn, nắng nóng cũng khốc liệt hơn.
Hai là, mực nước biển tăng cao, nước biển đang dần ấm lên. Sự nóng lên của
toàn cầu không chỉ ảnh hưởng tới bề mặt của biển mà còn ảnh hưởng tới những khu
vực sâu hơn dưới mặt biển. Theo đó, ở vùng biển sâu hơn 700m, thậm chí là nơi sâu
nhất của đại dương, nhiệt độ nước đang ấm dần lên. Nhiệt độ gia tăng làm nước
giãn nở, đồng thời làm tan chảy các sông băng, núi băng và băng lục địa khiến
lượng nước bổ sung vào đại dương tăng lên.
Ba là, hiện tượng băng tan ở hai cực và Greenland. Trong những năm gần đây
vùng biển Bắc Cực nóng lên nhanh gấp 2 lần mức nóng trung bình trên toàn cầu, diện
tích của biển Bắc Cực được bao phủ bởi băng trong mỗi mùa hè đang dần thu hẹp lại.

Bốn là, nền nhiệt độ liên tục thay đổi. Nhiệt độ trung bình mỗi năm của thập
niên 90 cao hơn nhiệt độ trung bình của thập niên 80. Bước sang thế kỷ XXI, mỗi
một năm qua đi, nhiệt độ trung bình lại cao hơn. Theo thống kê, 10 năm đầu của thế
kỷ XXI đánh dấu sự gia tăng nhiệt độ lớn với sức nóng kỷ lục của Trái đất. Nhiệt độ
trung bình toàn cầu tính trên mặt đất và mặt biển đã tăng khoảng 0,74 độ C trong
thế kỷ qua.
Năm là, nồng độ carbon dioxide trong khí quyển đang tăng lên. Theo phân tích
các bong bóng khí trong băng ở Nam Cực và Greenland, các nhà khoa học đã đưa ra
kết luận rằng, 650.000 năm qua, nồng độ khí CO2 dao động từ 180-300 ppm (đơn vị
đo lường để diễn đạt nồng độ theo khối lượng, tính theo phần triệu).
2 Vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế của Việt Nam
Nền kinh tế thế giới đang chứng kiến những bước thay đổi mạnh mẽ, cơ cấu

kinh tế với tỉ trọng nông nghiệp chiếm phần lớn đã dần nhường chỗ cho công
nghiệp, và đang tiếp tục chuyển động theo hướng đưa ngành dịch vụ lên vị trí quan
trọng nhất trong cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia.
Được đánh giá là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam cũng đang đón nhận
xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế này. Theo đó, kinh tế Việt Nam đang tích cực


chuyển dịch bắt kịp xu hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng tỷ
trọng ngành công nghiệp, xây dựng và ngành dịch vụ.
Bảng 1.1. Cơ cấu kinh tế Việt Nam 5 năm (2015-2019)
Đơn vị tính: %
Năm
2015
2016
2017
2018
2019

Cơ cấu GDP
Nông nghiệp

Công nghiệp

17,00
33,25
16,32
32,72
15,34
33,34
14,57

34,28
13,96
34,49
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Dịch vụ
39,73
40,92
41,32
41,17
41,64

Có thể thấy, tỷ trọng ngành dịch vụ trong tổng GDP của Việt Nam ghi nhận
mức tăng trưởng bình quân ổn định hàng năm, theo đó, ngành dịch vụ nói chung và
du lịch nói riêng đã và đang tạo nên những đóng góp lớn cho nền kinh tế.
Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch tại Hội nghị tổng kết công tác Văn hóa, Thể
thao và Du lịch năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020 của Bộ Văn hóa Thể Thao và
Du lịch, diễn ra vào ngày 03/01/2020, du lịch Việt Nam năm 2019 ước tính đã đón
18 triệu lượt khách quốc tế (tăng 16,2% so với năm 2018), phục vụ 85 triệu lượt khách
nội địa (tăng 6% so với năm 2018), tổng thu từ du lịch ước tính đạt 726 nghìn tỷ đồng

(tăng trên 16% so với năm 2018). Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch Thế giới
thuộc Liên hợp quốc (UNWTO), Việt Nam đứng thứ 7 trong số các quốc gia tăng
trưởng du lịch nhanh nhất thế giới năm 2019.
Du lịch là một ngành mang tính liên ngành, mang theo nhiều lợi ích kinh tế
nếu được phát triển đúng cách. Việc phát triển ngành du lịch ngày nay còn tạo điều
kiện cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Có thể kể đến các lợi ích khi một
khu vực trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn như: gia tăng nhu cầu tiêu dùng
hàng hóa, dịch vụ do gia tăng lượng du khách tham quan; gia tăng dòng vốn đầu tư
với hàng loạt các công trình dịch vụ phục vụ tham quan, nghỉ dưỡng; tạo ra việc

làm, góp phần giải quyết vấn đề lao động của nền kinh tế;…
Cũng theo báo cáo của Tổng cục Du lịch (2020), tốc độ tăng trưởng trung bình
của ngành du lịch nước ta năm 2019 và trong ba năm liên tiếp kể từ năm 2016 đều


đạt mức 30%/năm. Với việc luôn duy trì mức tăng ổn định như vậy, có thể đánh giá
rằng, hoạt động du lịch đang từng bước thay đổi bộ mặt kinh tế của Việt Nam, đóng
vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÁC ĐỘNG TỚI SỰ
PHÁT TRIỂN CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở VIỆT NAM
1 Tình hình biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay
Việt Nam là nước dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu. Theo
báo cáo Chỉ số Rủi ro Khí hậu 2018 của tổ chức Germanwatch về những nước chịu
ảnh hưởng nặng nhất bởi các hiện tượng thời tiết cực đoạn giai đoạn 1997-2016,
Việt Nam đứng thứ 5 về Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2016 và thứ 8 về Chỉ số
rủi ro khí hậu dài hạn (CRI).
Những diễn biến của biến đổi khí hậu tại Việt Nam bao gồm các hiện tượng
thời tiết cực đoan đang ngày càng gia tăng về tần suất và thường khó dự đoán.
Lượng mưa tháng cao nhất tăng từ 270 mm trong giai đoạn 1901-1930 lên 281 mm
trong giai đoạn 1991-2015, trong khi nhiệt độ tháng cao nhất tăng từ 27,1°C (19011930) lên 27,5°C (1991-2015).
Những kỷ lục mới vẫn được thiết lập mỗi năm. Các cụm từ “mưa lớn kỷ lục”,
“nắng nóng kỷ lục”, “kỷ lục về lũ lụt” đã và đang xuất hiện ngày càng phổ biến trên
các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam trong những năm gần đây. Năm
2017 được coi là năm kỷ lục về thảm họa thiên tai tại Việt Nam, với hơn 16 cơn
bão, lũ lịch sử trái quy luật. Nhiệt độ trung bình tại miền Bắc và Bắc Trung Bộ Việt
Nam hiện tại cao hơn từ 0,5 -1,0°C so với nhiệt độ trung bình của các năm trước
theo tính toán dựa trên dữ liệu cập nhật của 30 năm trở lại đây. Sự thay đổi trong tần
suất xuất hiện các cơn bão và áp thấp nhiệt đới ngày càng rõ rệt. Ví dụ, có năm đã
xảy ra tới 18-19 cơn lốc và áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, nhưng cũng có năm
chỉ xảy ra từ 4-6 cơn lốc và áp thấp nhiệt đới. Số cơn bão với sức gió đạt từ cấp 12

trở lên đã tăng nhẹ kể từ năm 1990 đến 2015. Những biến đổi trong nguồn nước
(lượng mưa, mực nước sông) trong năm 2018 cũng tăng đáng kể so với mức trung
bình của năm 2017. Năm 2018 đồng thời ghi nhận những con số kỉ lục về nhiệt độ
trong vòng 46 năm qua tại Hà Nội, với nhiệt độ cao nhất có lúc đạt tới 42°C.
Nước biển dâng cũng là một trong những hiện tượng điển hình của biến đổi khí
hậu ở Việt Nam. Số liệu của trạm quốc gia Hòn Dấu từng ghi nhận mực nước biển


dâng khoảng 20 cm trong vòng 50 năm. Mực nước biển quan trắc tại các trạm hải
văn đạt 2,45 mm/năm và 3,34 mm/năm tương ứng trong các giai đoạn 1960-2014 và
1993-2014. Dữ liệu vệ tinh cho thấy mực nước biển đã tăng lên 3,5 mm/năm (± 0,7
mm) vào năm 2014 so với năm 1993.
Là quốc gia có đường bờ biển dài 3.260 km nước biển dâng gây ra ảnh hưởng
nghiêm trọng đối với Việt Nam. Theo khuyến cáo của Ủy ban Liên chính phủ về biến
đổi khí hậu (IPCC), khi mực nước biển dâng lên 100 cm, diện tích đất bị mất đi của
Việt Nam lên tới 40.000 km, chiếm 12,1 % tổng diện tích đất hiện có, kéo theo hệ quả
17,1 triệu người mất đi nơi sinh sống, chiếm 23,1% dân số tại thời điểm báo cáo.

Nước biển dâng cũng sẽ khiến cho Đồng bằng sông Mekong, hay còn gọi là
Đồng bằng sông Cửu Long – một trong những vựa lúa lớn nhất của khu vực và cả
nước – bị thiệt hại hoàn toàn. Điều này đe dọa an ninh lương thực không chỉ với
Việt Nam mà cả với cộng đồng quốc tế, vì Việt Nam là một trong năm quốc gia xuất
khẩu gạo lớn nhất trên thế giới.
Theo bản Đóng góp dự kiến do Quốc gia tự quyết định của Việt Nam (năm
2015), nếu mực nước biển dâng 100 cm, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông
Hồng và tỉnh Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung
và trên 20% diện tích Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập. Với khu vực
đồng bằng sông Cửu Long, sẽ có khoảng 39% diện tích bị ngập, ảnh hưởng tiêu cực
tới gần 35% dân số, nguy cơ mất đi 40,5% tổng sản lượng lúa của cả vùng.
Biến đổi khí hậu tác động tới tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đời sống và y

tế và sức khỏe cộng đồng. Ví dụ, trong lĩnh vực nông nghiệp, biến đổi khí hậu ảnh
hưởng tới sản lượng và gây ra những thay đổi về thời tiết, trực tiếp tác động tới vụ
mùa. Biến đổi khí hậu cũng được cho là nguyên nhân phát sinh các virus mới và
những virus đột biến gây bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe
cộng đồng.
Theo Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2018, tỷ lệ tử vong do các hiện tượng
thời tiết cực đoan ở Việt Nam năm 2016 là 161, đứng thứ 11 trên thế giới. Giá trị
thiệt hại lên tới 4.037 tỷ USD (tính theo sức mua tương đương – PPP), đứng thứ 5;
thiệt hại bình quân GDP là 0,6782%, đứng thứ 10 trên thế giới.


2 Tình hình phát triển các hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay
2.1 Doanh thu và tốc độ tăng trưởng ngành du lịch Việt Nam
Theo thống kê của tổ chức du lịch thế giới liên Hiệp Quốc (UNWTO), năm
2019 Việt Nam lọt top 10 quốc gia phát triển du lịch nhanh nhất thế giới. Theo đó
Việt Nam đứng ở vị trí số 7 với lượng khách tăng 16,2%. Bên cạnh đó những năm
trước 2019 doanh thu cũng như tốc độ tăng trưởng của ngành cũng tăng mạnh.
Bảng 2.1. Tổng doanh thu từ khách du lịch từ năm 2008 đến 2018
Tổng thu từ khách du lịch

Tốc độ tăng trưởng

(nghìn tỷ đồng)

(%)

2008

60


*

2009

68

13,3

2010

96

41,2

2011

130

35,4

2012

160

23,1

2013

289,84


80,6

2014

322,86

11,4

2015

355,55

*

2016

417,27

17,5

2017

541

29,7

2018

637


17,7

Năm

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Qua bảng số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, trong những năm trở lại đây,
tốc độ tăng trưởng lẫn doanh thu của ngành du lịch Việt Nam đều tăng trưởng nhanh.
Chỉ trong 10 năm tổng doanh thu từ khách du lịch đã tăng hơn 10 lần từ 60 nghìn tỷ
(vào năm 2008) lên 637 nghìn tỷ vào năm 2018. Trong đó, vào năm 2013 là năm có tốc
độ tăng trưởng lớn nhất lên tới 80,6% (nâng tổng doanh thu từ khách du lịch từ


11
160 nghìn tỷ lên 289,84 nghìn tỷ đồng). Tổng doanh thu năm 2018 của ngành du
lịch Việt Nam đạt 637 nghìn tỷ đồng, tăng 96 nghìn tỷ đồng so với năm 2017, tốc độ
tăng trưởng đạt 17,7%.
2.2 Lượng khách quốc tế
Bảng 2.2. Tổng lượt khách du lịch tới Việt Nam năm 2018

Chỉ tiêu

Tổng số

Tháng

12 tháng

Tháng

12/2018


năm 2018 12/2018 so

Tháng

12 tháng năm

12/2018 so

2018 so với

với tháng

cùng kỳ năm

(Lượt

(Lượt

với tháng

khách)

khách)

trước (%) 12/2017 (%)

1.374.235

15.497.791


105,6

trước (%)

107,7

119,9

Phân theo phương tiện
Đường

1.087.755

12.484.987

105,0

105,7

114,4

Đường biển

10.931

215.306

252,9


38,5

83,2

Đường bộ

275.549

2.797.498

105,4

125,7

159,6

không

Phân theo thị trường
Châu Á

1.091.610

12.075.466

109,8

109,4

123,7


Châu Mỹ

73.133

903.830

95,6

102,3

110,6

Châu Âu

170.743

2.037.915

86,9

102,1

108,1

Châu Úc

34.141

437.819


109,8

94,8

104,0

Châu Phi

4.608

42.761

136,5

114,6

119,2

Nguồn: Tổng cục Thống Kê


12
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ xét riêng trong năm 2018, tổng lượng
khách quốc tế ước lượng là 15,5 triệu người, tăng hơn 2,5 triệu so với năm 2017.
Trong đó, lượng du khách đi bằng đường hàng không là cao nhất khoảng 12,4 triệu
lượt khách, tốc độ tăng trưởng là 14,4% so với năm 2017; lượng khách quốc tế đi
bằng đường bộ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, đạt 59,6%, ứng với 275.549 lượt
khách; còn lại chỉ có khoảng 10.931 lượt khách đến nước ta bằng đường biển, giảm
khoảng 16,8%.

Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2018, lượng du khách đến từ châu
Á chiếm số lượng cao nhất là 12 triệu khách, tăng 23,7% so với năm 2017; Trung Quốc
là nước có lượng khách đông nhất với khoảng 5 triệu lượt, tăng 23,9% so với năm
2017; Hàn Quốc là quốc gia có tỉ lệ khách du lịch tăng trưởng cao nhất, tăng 44,3% so
với năm 2017, du khách đến Việt Nam chỉ xếp thứ 2 sau Trung Quốc ứng với 3,48 triệu
khách. Ngoài ra, khách quốc tế từ Châu Âu và Châu Mỹ tăng lần lượt 8,1% và 10,6 %,
tương ứng 2 triệu và 903.830 lượt khách trong năm 2018; khách du lịch từ Úc tăng 4%,
tương ứng với 437.819 lượt khách; khách du lịch nội địa từ Châu Phi tiếp tục tăng
19,2% so với năm 2017, ước tính khoảng 42.761 lượt khách.

2.3 Một số điểm du lịch lớn tại Việt Nam
Các trọng điểm chính thu hút hàng triệu lượt khách quốc tế nội địa tại Việt Nam
là các thành phố lớn cũng như những điểm đến có những điểm du lịch nổi tiếng.

Một trong hai thành phố lớn nhất cả nước – Thành phố Hồ Chí Minh – thu hút
khoảng 36,5 triệu lượt khách vào năm 2018, bao gồm 7,5 triệu khách quốc tế và 29
triệu khách nội địa, là thành phố có lượng khách du lịch lớn nhất cả nước. Xếp sau
là thành phố Hà Nội cũng thu hút 28 triệu khách ghé thăm trong năm 2018, với 22,5
triệu lượt khách nội địa.
Ngoài ra, còn nhiều thành phố lớn khác cũng thu hút lượng lớn du khách như:
Quảng Ninh với 12,5 triệu khách du lịch cũng trong năm 2018 (5,3 triệu khách quốc
tế), Đà Nẵng đón 7,7 triệu lượt khách trong năm 2018, với khoảng 3 triệu lượt trong
số đó là khách nước ngoài. Các điểm đến lớn khác bao gồm Hội An, một cảng buôn
bán lịch sử được bảo tồn tốt; Phú Quốc, hòn đảo lớn nhất Việt Nam,… cũng thu hút
một lượng lớn du khách trong nước và quốc tế tham quan du lịch trong năm 2018.


13
2.4 Thách thức và cơ hội đối với phát triển các hoạt động du lịch tại Việt Nam
Mặc dù Việt Nam đang là một trong những nước có tốc độ phát tiển du lịch

nhanh nhất thế giới, nhưng chúng ta vẫn còn có những tiềm năng khổng lồ chưa tận
dụng hết để thu hút khách du lịch, điều này đặt ra những thách thức cần phải giải
quyết để đưa ngành du lịch Việt Nam phát triển với vị thế xứng đáng.
Phát triển ngành du lịch ngày nay vẫn đang bị hạn chế bởi nhiều yếu tố khác
nhau như cơ sở hạ tầng, các nguồn nhân lực để phục vu cho khách du lịch cũng như
công tác truyền thông, hay các vấn đề như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu đều
là các tác nhân tác động đến hệ sinh thái du lịch, làm giảm tăng trưởng và phát triển
các hoạt động du lịch tại Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những thách thức nêu trên, Việt Nam vẫn có những cơ hội
của riêng mình để phát triển ngành du lịch. Việt Nam là nước nằm trong khu vực
nhiệt đới với đường bờ biển dài hơn 3000km đã mang lại cho nước ta các vùng khí
hậu riêng biệt với miền Bắc và Bắc Trung Bộ là khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Miền Bắc
gồm 4 mùa: xuân, hạ, thu và đông; miền Trung và Nam Trung bộ là khí hậu nhiệt
đới gió mùa; miền cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ mang đặc điểm nhiệt đới Xavan.
Chính lợi thế khí hậu và yếu tố địa hình đã mang lại cho Việt Nam tiềm năng phát
triển du lịch lớn. Các điểm du lịch vui chơi giải trí, tham quan di tích lịch sử danh
lam thắng cảnh, du lịch biển, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái,… vẫn thu khách
hàng trăm ngàn lượt du khách đến tham quan mỗi năm.
Chính phủ Việt Nam cũng có những chính sách để thúc đẩy tiềm năng phát
triển du lịch. Tháng 11/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phê
duyệt Quyết định 1861/QĐ-TTg (Quyết định số 1861), trị giá 30 nghìn tỷ đồng
(tương đương với 1,32 tỷ USD) để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và du lịch tại
các điểm đến du lịch chính được đề cập trong Chiến lược phát triển du lịch của Việt
Nam cho đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Các tỉnh nghèo là những điểm thu hút
khách du lịch lớn sẽ được ưu tiên vì hầu hết ngân sách của họ không thể đáp ứng
các yêu cầu đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng.
Cùng với Quyết định số 1861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình mục tiêu phát triển hạ tầng du lịch giai đoạn 2016 - 2020, chính phủ
cũng đã phê duyệt thành lập quỹ phát triển du lịch trị giá 300 tỷ đồng (tương đương
với 12,9 triệu USD) cho các hoạt động quảng bá và kế hoạch xây dựng.



14
Ngoài các hoạt động tài trợ, chính phủ cũng nới lỏng các chính sách thị thực
bằng cách mở rộng chính sách hiện tại cho phép du khách từ 46 quốc gia, bao gồm
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và Anh, vào Việt Nam trong 30 ngày chỉ với
một lần nhập cảnh điện tử duy nhất đến năm 2021.
3 Biến đổi khí hậu tác động tới phát triển hoạt động du lịch tại Việt Nam
Việt Nam được các chuyên gia, bao gồm trên thế giới và cả trong nước, đánh
giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu.
Nếu thường xuyên theo dõi các kênh thông tin truyền thông như báo đài, báo điện
tử, thậm chí cả mạng xã hội, chúng ta đều nhận thấy rằng, dưới tác động của biến
đổi khí hậu, tần suất cũng như cường độ của các thảm họa thiên nhiên, thiên tai
ngày càng thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Có thể kể đến một số trường hợp tiêu
biểu như thảm họa cháy rừng ở Úc thu hút sự quan tâm của toàn thế giới, thảm họa
này đã, đang và vẫn sẽ gây ra rất nhiều hậu quả tồi tệ cho người dân sống gần đó nói
riêng và toàn thế giới nói chung; gần hơn nữa chính là ngay tại Việt Nam khi mà
những hiện tượng xói mòn, sạt lở đất, lũ lụt xảy ra ngày một bất thường và đem lại
hậu quả nghiêm trọng. Thiên tai hiện nay đang được Việt Nam quan tâm nhiều nhất
chính là hạn mặn miền Tây, chính bà con cũng khẳng đinh rằng chưa từng có lần
nào mà nước ngọt dùng để tưới tiêu trở nên khan hiếm đến mức này.
Biến đổi khí hậu có thể diễn biến phức tạp, gây nên những thảm họa thiên
nhiên không thể tránh khỏi. Dựa vào mối quan hệ chặt chẽ giữa môi trường và du
lịch đã được nêu ở trên, ngành du lịch sẽ là ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp và vô
cùng nặng nề từ hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra.
3.1 Những cơn bão khó lường
Sự kiện về cơn siêu bão có tên là Durian hình thành vào tháng 11/2006 là một
ví dụ khác về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành du lịch Việt Nam. Sau khi
gây ra những thiệt hại nặng nề cho Phillipines, cơn siêu bão này đã tiếp tục đổ bổ
vào Việt Nam, khiến nước ta cũng bị tổn thất nghiêm trọng không kém gì nước bạn.

Đến khi cơn bão kết thúc, dư trấn của nó vẫn khiến kinh tế của Việt Nam phải rất
vất vả để khắc phục, cụ thể là ngành du lịch.
Theo báo Bà Rịa-Vũng Tàu, cơn bão số 9 đi qua để lại cho khu du lịch ven biển
Bà Rịa-Vũng Tàu một khung cảnh xác xơ, hoang tàn, nhà cửa vỡ nát, cây cối đổ rạp.

Nhiều resort cao cấp như Kỳ Vân hay Hải Long Beach đều bị tàn phá nặng nề, cần


15
phải sửa chữa khẩn cấp và đầu tư gần như là lại từ đầu. Thời điểm ấy, các resort đã
bỏ lỡ mất một mùa du lịch bởi du khách gần như không thấy bóng dáng bất kỳ ai.
Theo ước tính của Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tổng thiệt hại của ngành
du lịch do bão số 9 gây ra ước tính lên đến gần 400 tỷ đồng, trong đó, bao gồm chi
phí phục hồi các công trình cũng tiêu tốn khoảng 230 tỷ đồng. Những chi phí tổn
hại nêu trên còn chưa tính tới những thiệt hại do bị hủy tour du lịch và những hoạt
đồng kinh doanh bị đình trệ tại địa phương.
Hiện nay, Việt Nam vẫn được coi là quốc gia đang phát triển, nền kinh tế còn non
trẻ và cần đầu tư để vươn lên mạnh mẽ hơn. Nếu như các cơn bão xuất hiện với tần suất
nhiều hơn và gây thiệt hại nặng nề hơn cơn bão số 9 được lấy ví dụ ở trên, vậy thì các
kế hoạch phát triển của Việt Nam sẽ bị trì hoãn, đẩy lùi và khó mà hoàn thành chỉ tiêu
đề ra trong các văn bản chỉ thị. Hơn thế nữa, thay vì đầu tư để phát triển kinh tế lớn
mạnh, Chính phủ lại phải dùng ngân sách của Nhà nước để khắc phục hậu quả sau mỗi
cơn bão, mỗi thảm họa nhằm khôi phục cơ sở hạ tầng của ngành du lịch.

Theo nhiều chuyên gia, biến đổi khí hậu, cụ thể là hiện tượng ấm lên toàn cầu
có thể tác động đến các cơn bão. Và nhiều nhà khoa học đã nhất trí rằng, biến đổi
khí hậu và hiện tượng nóng lên toàn cầu đang khiến cho các cơn bão mạnh hơn và
trở nên thường xuyên. Những điều này sẽ khiến Việt Nam trở nên khó khăn hơn
trong công cuộc vươn mình ra thế giới.
3.2 Hiện tượng xâm thực và sạt lở ven biển

Bên cạnh những cơn bão xuất hiện thất thường, hiện tượng sạt lở tại các tỉnh
ven biển cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới ngành du lịch. Được biết, bờ biển Cửa Đại ở
thành phố Hội An (Quảng Nam) có chiều dài khoảng 8 km, nhưng trong vòng 10
năm trở lại đây, vùng bở biển bị này xâm thực ngày càng nghiêm trọng, sạt lở lớn
gây ra rất nhiều thiệt hại. Trung bình mỗi năm, nước biển sẽ xâm thực vào vùng đất
liền khoảng 10-15m, với chiều dài khoảng 2 km.
Chính tình trạng xâm thực trong vòng 10 năm qua đã khiến nhiều khu nghỉ
dưỡng, nhà hàng, khách sạn quanh bờ biển Cửa Đại hoạt động trong tình trạng khó
khăn, thu nhập kém, nhiều công nhân không có việc làm. Nghiêm trọng nhất là có
tới 6 khu công viên giải trí, bãi tắm phải ngừng hoạt động hoàn toàn.


16
Ảnh 2.1 Quầy bar của Hội An Beach Resort bị sạt lở vá sóng đánh sập

Nguồn: Báo Văn hóa điện tử
Ảnh 2.2 Khu du lịch Fusion Alya bị ảnh hưởng do sạt lở biển từ
tháng 12 năm 2013

Nguồn: Báo Văn hóa điện tử
Theo “Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam”, nếu mực
nước biển tiếp tục dâng với tốc độ như hiện nay mà không có biện pháp ứng phó,
ngăn chặn và xử lý thì đến cuối thế kỷ 21, rất nhiều khu du lịch biển có trong bản đồ
của nước ta bị nhấn chìm do nước biển xâm nhập, hoặc do nước từ các con sông
trong đất liền tràn ngược ra.
Hội An – di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận vào năm 1999, vốn là
một điểm sáng trong ngành du lịch của Việt Nam, mỗi năm thành phố này đều có đóng
góp đáng kể vào doanh thu của tỉnh cũng như của quốc gia, là niềm tự hào của



17
Việt Nam. Tuy nhiên vào năm 2016, Liên Hợp Quốc lại đưa ra cảnh báo rằng 31 địa
danh du lịch trên thế giới có nguy cơ bị ảnh hưởng hoặc biến mất mãi mãi do tác
động lớn từ hiện tượng biến đổi khí hậu, trong danh sách này bao gồm cả tên Thành
phố Hội An của Việt Nam. Cảnh báo này thật sự đã dấy lên lo ngại đối với chúng ta.
Nhiều tài liệu cũng chỉ ra rằng, tính đến năm 2014, tổng số chiều dài đường bờ
biển Hải Phòng đã bị sạt lở 16,1km, tốc độ trung bình 5,4m/năm trên tổng số 125km
đường bờ biển, chiếm tổng số 23%. Cùng với tốc độ nước biển dâng như vậy, bãi biển
Đồ Sơn sẽ bị thu hẹp chiều rộng 0,36-0,45m/năm, đồng thời cũng mất đi khoảng 1540% bề ngang trong vòng 50 năm tới. Một kịch bản tệ nhất có thể xảy ra nếu tính thêm
hiện tượng xói lở ở mức cao nhất, bãi biển Đồ Sơn có thể biến mất hoàn toàn.

3.3 Ngành du lịch gánh chịu thiệt hại của biến đổi khí hậu
Thiệt hại của ngành du lịch Việt Nam không chỉ đến từ tổn thất của các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch, tổn thất từ các khu nghỉ dưỡng hay bãi biển bị xâm thực
mà còn đến từ chính khách thăm quan, đặc biệt là khách thăm quan quôc tế.
Để một người chọn một nơi làm điểm đến cho kỳ nghỉ du lịch của họ, không
chỉ bởi vì nơi đó có những danh lam thắng cảnh hấp dẫn, đồ ăn ngon, con người
thân thiện mà bên cạnh đó, họ cũng muốn cơ sở vật chất đảm bảo, không có rủi ro
về thiên tai hay thảm họa thiên nhiên.
Hiện tại thì hầu hết các bờ biển của nước ta đều đang bị sạt lở với cường độ từ
vài mét tới hàng chục mét mỗi năm, xu hướng gia tăng mạnh trong vài năm gần đây.
Hiện tượng xâm thực bờ biển và mặn hóa đất liền hiện là mối lo ngại đối với chất
lượng nước ngầm, đặc biệt tại vùng Duyên hải Bắc Bộ, nước ngầm nhiễm mặn đang
diễn biến phức tạp. Nước ngọt là vấn đề thiết yếu nhất trong sinh hoạt hàng ngày,
nếu tình trạng này không được khắc phục thì rất có thể, trong tương lai, du khách
quốc tế sẽ không có mong muốn tới Việt Nam du lịch nữa.
Biến đổi khí hậu cũng đang khiến cho lượng mưa trung bình của nước ta trở
nên bất thường hơn. Trong khi đó, các công trình đầu mối của nước ta như cấp thoát
nước, xử lý chất thải,… tại các đô thi ven biển lại chưa thật sự đạt hiệu quả.



18
Bảng 2.3 Lượng mưa qua các năm 2010-2018 của tỉnh Vũng Tàu
Đơn vị:
mm
Năm
Lượng mưa

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

165,9 234,2 189,8 220,7 194,3 161,5 165,6 200,9 334,9
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Theo số liệu cập nhập ở trên, có thể thấy, năm 2018, lượng mưa của tỉnh Vũng

Tàu đã cao hơn hẳn. Đó là thời điểm có cơn bão đổ bộ cùng với mưa lớn kéo dài
khiến rất nhiều khu vực ngập úng, thiệt hại lớn.
Cũng vào năm 2017, mưa lớn kéo dài liên tục khiến thành phố Hạ Long gặp
rất nhiều khó khăn, nhiều tuyến đường trên địa bàn bị ngập cục bộ. Theo thống kê
của thành phố, một số điểm ngập nặng như: Quốc lộ 18 đoạn qua khu 6, phường Hà
Tu; ngã ba Ba Lan, phường Giếng Đáy; hồ điều hòa phường Yết Kiêu;…
Ảnh 2.3 Tuyến Quốc lộ 18 đoạn tổ 8, khu 6, phường Hà Tu ngập cục bộ

Nguồn: Tùng Thanh, 2017, Báo Quảng Ninh điện tử
Với danh lam thắng cảnh nổi tiếng thế giới là Vịnh Hạ Long – niềm tự hào của
Việt Nam, hàng năm Quảng Ninh cũng đón không ít du khách quốc tế tới tham quan
và dừng chân lại. Nhưng với tình trạng ngập úng như thế này, không những sinh
hoạt của người dân trở nên bất tiện, mà ngay cả những du khách cũng sẽ cảm thấy
không được hài lòng với cơ sở vật chất của Việt Nam. Một khi họ không cảm thấy
thoải mái và tận hưởng mùa du lịch, sẽ khó để Việt Nam níu giữ được chân các du
khách thập phương quay trở lại, về lâu dài sẽ là thiệt hại lớn đối với ngành du lịch.


19
Ảnh 2.4 Quốc lộ 18 đoạn qua ngã tư Loong Tòong

Nguồn: Tùng Thanh, 2017, Báo Quảng Ninh điện tử
Chính vào năm 2017, báo cáo của Tổng cục Du lịch cho biết rằng, có tới 80%
lượng khách du lịch nước ngoài không quay trở lại Việt Nam. Nhiều người cảm thấy
rằng, đây là con số hết sức đáng thất vọng khi so với con số 82% lượng khách du
lịch quay trở lại Thái Lan trên hai lần và 89% lượng khách du lịch quay trở lại
Singapore. Có thể thấy, đều là các quốc gia ở Đông Nam Á, hơn thế nữa, Việt Nam
cũng có rất nhiều phong cảnh đẹp, danh lam thắng cảnh nổi tiếng thế giới, rất nhiều
di sản văn hóa được UNESCO công nhận, vậy mà tỷ lệ khách du lịch quay trở lại
Việt Nam lại cực kỳ thấp so với các quốc gia cùng khu vực.

Như đã nói ở trên, du khách kể cả nội địa hay quốc tế, tiêu chuẩn để họ chọn
địa điểm du lịch không chỉ bao gồm cảnh đẹp, món ăn ngon, mà chúng ta cũng cần
phải quan tâm tới cơ sở vật chất, hạ tầng đảm bảo, nhất là không có thiên tai bão lũ,
thảm họa thiên nhiên.
Có thể nói, hiện nay, du lịch vẫn đang được Nhà nước xem là một ngành kinh tế
mũi nhọn vì nước ta có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Với đặc điểm vị trí
tiếp giáp biển Đông thuận lợi, du lịch biển vẫn luôn đem lại những giá trị đáng kể, đóng
góp rất nhiều vào nền kinh tế của Việt Nam. Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu
phát triển du lịch, trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010, tỷ trọng khách quốc tế
đến Việt Nam du lịch tại các địa phương giáp biển là 75,3%, hay tính trung bình thì trên
75% khách du lịch quốc tế Việt Nam chọn du lịch biển đảo. Đặc biệt, theo đà tăng
trưởng ấn tượng từ năm 2016, riêng tháng 11/2017, khách quốc tế đến


20
nước ta đã đạt gần 1,2 triệu người, tăng 14,4% so với tháng 10. Dòng khách này đã
giúp đóng góp 7% vào GDP của đất nước khi đó.
Tuy nhiên, biến đổi khí hậu có thể sẽ khiến cho thị trường du lịch đầy tiềm năng
của chúng ta bị nguy hại, từ đó ảnh hưởng đến những chiến lược phát triển kinh tế của
Việt Nam. Một khi biến đổi khí hậu tiếp tục diễn biến phức tạp mà chúng ta không có
phương án để đối phó một cách hiệu quả và lâu dài, rất có thể những khu du lịch biển
của Việt Nam sẽ bị phá hủy hoàn toàn. Đối với một quốc gia có đường bờ biển dài trên
3260km, vùng đặc quyền kinh tế biển gấp 3 lần diện tích đất liền thì việc khu du lịch
biển bị phá hủy sẽ ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng và khó khăn trong việc khắc phục.
Hơn thế nữa, biến đổi khí hậu sẽ khiến môi trường sống của Việt Nam trở nên không
còn lý tưởng cho các du khách dừng chân, ví dụ như bão, lũ lụt, mưa đá,…

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
Biến đổi khí hậu chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới ngành du lịch của Việt Nam vô

cùng lớn, và Chính phủ ta vẫn luôn quan tâm tới vấn đề này để đảm bảo ngành du
lịch có thể phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, chỉ quan tâm thôi thì chưa đủ, với diễn
biến phức tạp của hiện tượng biến đổi khí hậu như hiện nay, Nhà nước ta cần có
những phương án ngay lập tức và thật sự hiệu quả.
Tại hội thảo khoa học đánh giá việc biến đổi khí hậu đối với hoạt động quản
lý, phát triển các hoạt động du lịch Việt Nam, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du
lịch Nguyễn Mạnh Cường đã khẳng định: "Du lịch là ngành kinh tế nhạy cảm với
các điều kiện môi trường tự nhiên vì vậy được xem là một trong những ngành chịu
ảnh hưởng nặng nề nhất do tác động của biến đổi khí hậu dẫn đến nước biển dâng
cao". Vì vậy cần có các giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu và thích ứng với các
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong lĩnh vực du lịch.
1 Giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong lĩnh vực du lịch
Giảm lượng khí CO2 trong bầu khí quyển như sử dụng xe điện để di chuyển
tới các khu, điểm du lịch. Trồng thêm nhiều cây xanh ở các khu điểm du lịch vừa
làm giảm lượng khí CO2, tăng lớp phủ thực vật, vừa góp phần tăng sức hấp dẫn của
cảnh quan, môi trường du lịch trong lành. Giảm và thay thế các thiết bị làm lạnh có
sử dụng khí CFC trong các khu, điểm du lịch như tủ lạnh, máy điều hòa không khí,
máy hút ẩm,…


21
Phát triển và sử dụng các sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường. Có thể
áp dụng mô hình giảm thiểu chất thải – tái chế – tái sử dụng chất thải trong hoạt
động du lịch góp phần bảo vệ môi trường và giảm mức độ sử dụng tài nguyên thiên
nhiên. Sử dụng tiết kiệm năng lượng, nước và sử dụng năng lượng thay thế. Sử
dụng năng lượng mặt trời và năng lượng gió thay cho lưới điện truyền thống. Các
tấm pin năng lượng mặt trời hấp thụ ánh sáng để chuyển hóa thành điện năng, giúp
giảm phụ thuộc vào lưới điện truyền thống và tiết kiệm tài nguyên.
Giảm chất thải từ các hoạt động của khách du lịch. Khuyến khích du khách không
sử dụng túi nilon, ống hút nhựa, hộp xốp, những vật phẩm dùng một lần, khó tiêu hủy;

thay vào đó, hãy mang theo và sử dụng các vật dụng hàng ngày ở nhà như cốc cà phê
có thể tái sử dụng, túi lưới, túi vải, bình đựng nước, hộp đựng thực phẩm,…

2 Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực du lịch
Thích ứng với biến đổi khí hậu là một nhu cầu tất yếu hiện nay. Thích ứng với
biến đổi khí hậu đề cập đến sự điều chỉnh trong các hệ thống tự nhiên hoặc con
người để phù hợp với thực tế tác động của biến đổi khí hậu. Nó có thể được thúc
đẩy bởi các hoạt động kinh tế, xã hội và môi trường. Dưới đây là một số giải pháp
thích ứng với biến đổi khí hậu trong ngành du lịch:
Cần phải nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí
hậu đến du lịch, để từ đó các nhà quản lý và doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch
điều chỉnh chính sách, chiến lược và quy hoạch phù hợp với thực tế tác động của
biến đổi khí hậu trong lĩnh vực du lịch.
Cơ sở hạ tầng du lịch cần được thiết kế và xây dựng cho phù hợp với điều kiện
thời tiết ở từng khu, điểm du lịch để tránh bị thiệt hại do thời tiết khắc nghiệt và
thiên tai gây ra. Ví dụ, các khu, điểm du lịch ở khu vực miền Trung nên được xây
dựng hoặc trang bị để chống bão do khu vực này hay xảy ra mưa bão và hứng chịu
thời tiết khắc nghiệt.
Lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm liên quan đến các hiện tượng cực đoan như
gió, nước dâng do bão, lũ lụt và sóng nhiệt. Điều này là cần thiết để có thể chuẩn bị
và chống lại các mối nguy hiểm tự nhiên hoặc do con người gây ra.
Bảo tồn đa dạng sinh học và duy trì cấu trúc và chức năng hệ sinh thái là các
chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu quan trọng liên quan đến cơ sở tài nguyên
thiên nhiên du lịch. Do đó, việc xây dựng hệ thống chính sách bảo vệ tài nguyên là


22
cần thiết để đảm bảo rằng các hệ sinh thái trên cạn, nước ngọt và biển có khả năng
phục hồi trước những áp lực phát sinh từ biến đổi khí hậu. Trong đó, cần quan tâm
đặc biệt đến các rạn san hô. Các rạn san hô là một thành phần quan trọng có tác

dụng bảo vệ bờ biển ở các khu vực nhiệt đới, bên cạnh việc hình thành các hệ sinh
thái rộng lớn hơn, mang lại mức độ đa dạng sinh học cao và mang lại thu nhập đáng
kể cho du lịch. Có thể bảo vệ các rạn san hô thông qua các biện pháp bảo tồn địa
phương bao gồm các chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức; xử lý chất thải
sinh hoạt từ khách du lịch, nhà hàng, khách sạn; ngăn cấm khai thác các rạn san hô
để buôn bán cá cảnh hoặc làm quà lưu niệm cho khách du lịch.


23

KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta, các hoạt
động của các vấn đề kinh tế xã hội, đặc biệt được nhắc đến trong bài tiểu luận là
ngành du lịch đã và đang nhận những hậu quả nặng nề từ biến đổi khí hậu. Không
những làm giảm đi thu nhập của người dân mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển bền
vững của một quốc gia.
Những thiệt hại của biến đổi khí hậu gây ra cho ngành du lịch mới chỉ được tính
toán thông qua các số liệu mà chúng em thu thập được từ các nguồn tài liệu, còn các
yếu tố thực tế vẫn chưa được xem xét một cách chính xác. Có thể kể đến như những địa
điểm du lịch đã hoàn toàn mất đi khả năng phục hồi nên tổn thất rất lớn. Vậy nên,
những tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu gây nên sẽ còn gấp nhiều lần hơn nữa nếu
được xem xét đầy đủ trên cả hai mặt lý thuyết và thực tiễn. Chúng ta cần phải nghiêm
túc nghiên cứu vấn đề này một cách sát thực hơn để giúp ngành du lịch của đất nước
phát triển đúng với tiềm năng, hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Trần Minh Nguyệt đã tạo điều
kiện giúp nhóm được nghiên cứu một đề tài thật sự bổ ích. Tuy nhiên, do chưa có
nhiều kinh nghiệm và có những hạn chế về thời gian, kiến thức, tiểu luận của chúng
em còn có nhiều thiếu sót. Một lần nữa, chúng em rất mong nhận được sự góp ý của
cô để tiểu luận của nhóm được hoàn thiện hơn!



24

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. VD, 2020, Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị tổng kết công tác VHTTDL năm
2019, < (truy cập 20/03/2020).
2. Thế Hưng, 2006, Mất mùa khách Tây,
< (truy cập 18/03/2020).
3. Hà Mai, 2017, 80% khách nước ngoài không quay lại,
< (truy cập 19/03/2020).
4. Hồng Phượng, 2019, Ngành du lịch Việt Nam tăng trưởng mạnh trong những
năm gần đây, < (truy cập 20/03/2020).
5. Tùng Thanh, 2017, Nhiều địa phương trong tỉnh ngập úng do mưa lớn,
< (truy cập 19/03/2020).
TRANG WEB
1. Tổng cục Du lịch, />2. Tổng cục Thống kê, />3. Báo Văn hóa điện tử, />


×