Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA NĂM 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.72 KB, 24 trang )

SỞ DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
TRUNG TÂM XÚC TIẾN DU LỊCH
------------------------

BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA
NĂM 2018

Đà Nẵng, tháng 06 năm 2018

0


MỤC LỤC
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU – SỰ CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. MỤC TIÊU ĐIỀU TRA
II. TIÊU CHÍ ĐIỀU TRA
1. Đặc điểm thị trường khách
2. Đặc điểm chuyến du lịch
- Mức độ thường xuyên du lịch đến Đà Nẵng
- Hình thức tổ chức chuyến đi
- Mục đích chuyến đi đến Đà Nẵng
- Thời gian lưu trú tại Đà Nẵng
- Khả năng chi tiêu cho chuyến đi
3. Kênh thông tin khách tiếp cận để đến Đà Nẵng
4. Các yếu tố lựa chọn điểm đến, điểm dịch vụ
5. Đánh giá về dịch vụ du lịch tại Đà Nẵng
6. Mức độ hài lòng của khách khi đến Đà Nẵng
7. Khó khăn của du khách khi đến Đà Nẵng
III. DỮ LIỆU PHÂN TÍCH VÀ ĐIỀU TRA


1. Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu
2. Thời gian tiến hành thu thập ý kiến
PHẦN III. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
I. KẾT QUẢ KHẢO SÁT - THỐNG KÊ
II. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA
ĐÀ NẴNG.
PHẦN IV. KẾT LUẬN

1


PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU – SỰ CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sự phát triển của du lịch Đà Nẵng thể hiện rõ nhất qua những chỉ số về
lượng khách và doanh thu trong những năm vừa qua. Năm 2012, tổng lượng
khách đến Đà Nẵng là 2.659.553 lượt (trong đó, khách quốc tế là 630.958 lượt;
khách nội địa là 2.028.645 lượt). Chỉ trong vòng 5 năm đến năm 2017, tổng lượt
khách đã tăng lên 6.633.941 lượt (trong đó, khách quốc tế là 2.331.887 lượt,
tăng gấp 3,7 lần năm 2012; khách nội địa là 4.302.094 lượt, tăng gấp 2,12 lần so
với năm 2012). Tổng thu du lịch đạt 19.504 tỷ đồng, tăng 3,25 lần so với 2012.
Thương hiệu du lịch Đà Nẵng đang từng bước định vị trên bản đồ du lịch
Việt Nam và thế giới. Đà Nẵng được các tổ chức, tạp chí, trang thông tin điện tử
uy tín thế giới bình chọn các danh hiệu, như: Top 10 điểm đến hấp dẫn hàng đầu
châu Á (liên tục từ năm 2013 đến 2016); “Điểm đến sự kiện và lễ hội hàng đầu
châu Á năm 2016”; năm 2017. Đặc biệt mới đây, Đà Nẵng lọt Top điểm đến dẫn
đầu xu hướng du lịch 2018 do trang Airbnb-hệ thống đặt phòng, chia sẻ nhà cho
khách du lịch của Mỹ bình chọn…
Mặc dù các chỉ số tăng trưởng tích cực, nhưng việc tiếp tục thu hút giữ
chân lượng khách quay lại với du lịch Đà Nẵng vẫn đang đối mặt với nhiều khó
khăn, thách thức. Đà Nẵng vẫn là một điểm đến trẻ đang trong quá trình đa dạng
hóa và hoàn thiện chuỗi sản phẩm, dịch vụ sau nhiều địa phương đã đi đầu về du

lịch như Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu... du lịch Đà Nẵng cần tạo được sức hút
để kéo dài thời gian lưu trú cũng như thu hút khách quay trở lại.
Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đã xác định
phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020,
trong đó chỉ rõ: Phát triển mạnh du lịch và các dịch vụ mà thành phố có thế
mạnh, làm tiền đề chuyển nền kinh tế thành phố từ cơ cấu “Công nghiệp - Dịch
vụ -Nông nghiệp” sang cơ cấu “Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp" sau năm
2010. Đồng thời, Bộ Chính trị (khoá IX) cũng đã ra Nghị Quyết số 33-NQ/TW
về xây dựng và phát triển Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Thực hiện các Nghị quyết nêu trên, trong những năm qua, đặc biệt là từ khi
chính thức trở thành Đô thị loại I trực thuộc Trung ương, ngành du lịch đã có
những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội Đà Nẵng.
Trước những yêu cầu cấp thiết này, ngành du lịch cần chủ động nắm bắt
xu hướng và nhu cầu của thị trường nội địa mà ta đang hướng đến cũng như
phương thức tiếp cận, khai thác hiệu quả thị trường đầy tiềm năng này. Theo đó,
công tác nghiên cứu thị trường được xem là nền tảng cơ bản để xây dựng chiến
lược phát triển sản phẩm và xúc tiến quảng bá du lịch theo hướng có trọng tâm,
trọng điểm, cụ thể và chuyên nghiệp.
Từ những thực tế nêu trên, được sự chỉ đạo của Lãnh đạo Sở, Trung tâm
Xúc tiến Du lịch tiến hành xây dựng và thực hiện kế hoạch “Nghiên cứu thị
trường khách nội địa đến Đà Nẵng” trong năm 2018.

2


PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. MỤC TIÊU ĐIỀU TRA
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đạt các mục tiêu sau:
- Xác định phân đoạn thị trường mục tiêu đối với khách du lịch nội địa
- Xác định các điểm đến/khu du lịch mà khách du lịch nội địa ưa thích,

lựa chọn tham quan khi đến Đà Nẵng du lịch, để từ đó cải thiện, nâng cao chất
lượng phục vụ du khách đến các điểm du lịch này
- Đề xuất các giải pháp đáp ứng nhu cầu của các nhóm du khách khác
nhau khi du lịch đến Đà Nẵng bao gồm: cung cấp thông tin đầy đủ, cập nhật về
điểm đến Đà Nẵng; phát triển các loại hình du lịch, các dịch vụ giải trí, các dịch
vụ hỗ trợ...
- Cải thiện chất lượng dịch vụ trong ngành du lịch và các ngành liên quan
để gia tăng hình ảnh điểm đến du lịch, mức độ hài lòng, lòng trung thành đối với
các nhóm du khách.
- Xây dựng chiến lược xúc tiến, quảng bá phù hợp với từng thị trường,
góp phần tăng trưởng dòng khách du lịch quốc tế tới Đà Nẵng .
II. TIÊU CHÍ ĐIỀU TRA
Để đạt được mục tiêu trên, 06 tiêu chí điều tra sau được sử dụng để lấy ý
kiến của du khách:
1. Đặc điểm thị trường khách (giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, tình trạng
hôn nhân, thu nhập…)
2. Đặc điểm chuyến du lịch
- Mật độ du lịch đến Đà Nẵng
- Hình thức tổ chức chuyến đi
- Mục đích chuyến đi đến Đà Nẵng
- Thời gian lưu trú tại Đà Nẵng
- Khả năng chi tiêu cho chuyến đi
3. Kênh thông tin khách tiếp cận để đến Đà Nẵng
4. Các yếu tố lựa chọn điểm đến, điểm dịch vụ
5. Đánh giá về dịch vụ du lịch tại Đà Nẵng
6. Mức độ hài lòng của khách khi đến Đà Nẵng
III. DỮ LIỆU PHÂN TÍCH VÀ ĐIỀU TRA
1. Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu:
1.1. Sử dụng thông tin, số liệu thứ cấp: Thông qua các nghiên cứu thị
trường trước, qua các công trình nghiên cứu, dự án, thông tin du lịch, các sách

3


báo, tạp chí du lịch trong nước; số liệu từ Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch, Công an
thành phố, các doanh nghiệp lữ hành và lưu trú, các doanh nghiệp lữ hành,
hướng dẫn viên, các hãng hàng không, các khách mời của Trung tâm tham gia
các đoàn Famtrip do Trung tâm tổ chức….
1.2. Sử dụng thông tin, số liệu sơ cấp: Thông tin điều tra trực tiếp từ các
mẫu khảo sát, phỏng vấn trực tiếp khách du lịch nội địa đến Đà Nẵng, từ hướng
dẫn viên và các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
1.3. Sử dụng phương pháp SPSS để tổng hợp, phân tích số liệu.
2. Thời gian tiến hành thu thập ý kiến: Từ ngày 15/4 – 15/6/2017
PHẦN III. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
1. Đặc điểm mẫu khảo sát, đặc điểm thị trường khách
Việc khảo sát được thực hiện đối với 1.200 khách du lịch nội địa đến với
Đà Nẵng và thu được kết quả như sau:
- Quy mô mẫu: 1.200 phiếu/1.200 du khách
- Số phiếu phát ra: 1.200 phiếu
- Số phiếu hợp lệ thu lại: 1.037 phiếu
+ Về giới tính: Trong số 1.200 khách có 556 nữ và 481 nam.
+ Về độ tuổi: số khách dưới 18 tuổi chiếm 12,8% (133 phiếu), số khách
từ 18 - 30 tuổi chiếm 49,2% (511 phiếu), số khách từ 30- 50 tuổi chiếm 31,5%
(326 phiếu), số khách từ 50 tuổi trở lên chiếm 6,5% (67 phiếu). Kết quả khảo sát
trên cho thấy, du khách đến thành phố Đà Nẵng chủ yếu là đối tượng trẻ, thanh
thiếu niên và trung niên. Vì vậy, ngành du lịch thành phố cần chú ý đối với
nhóm du khách này, để có những sản phẩm cũng như những dịch vụ du lịch
tương ứng.
Bảng 1 – Độ tuổi của khách du lịch nội địa đến Đà Nẵng
Số phiếu


Tỷ lệ %

Dưới 18 tuổi

133

12,8%

Từ 18 đến 30 tuổi

511

49,2%

Từ 30 đến 40 tuổi

223

21,5%

Từ 40 đến 50 tuổi

103

10%

67

6,5%


Trên 50 tuổi

+ Về khu vực địa lý: Du khách đến từ các tỉnh miền Trung và Tây
Nguyên chiếm tỷ trọng lớn 57,1% (592 phiếu) trong khi đó du khách đến từ các
tỉnh phía Bắc và phía Nam chiếm tỷ trọng gần bằng nhau, lần lượt là 23% (238
phiếu) và 20% (207 phiếu)

4


Biểu đồ 2 – Tỷ trọng khách nội địa đến Đà Nẵng phân theo khu vực địa lý

+ Về nghề nghiệp: Du khách nội địa được điều tra chủ yếu đang hoạt động
ở khối ngành kinh tế - kinh doanh và đối tượng học sinh sinh viên.
Biểu đồ 3 – Điều tra phân theo nghề nghiệp đối với khách nội địa đến Đà
Nẵng

+ Về thu nhập
Theo thực tế từ 1.037 du khách nội địa, có đến 66,4% tổng lượt khảo sát
có thu nhập dưới 10 triệu, còn lại 33,6% thu nhập trên 10 triệu, trong đó có
14,9% trên 15 triệu. Căn cứ theo kết quả, từ đó đề xuất hướng phát triển, xây
5


dựng điểm đến, dịch vụ phù hợp với thu nhập và khả năng chi tiêu của thị
trường khách nội địa này.
2. Đặc điểm chuyến du lịch
a) Mức độ thường xuyên đi du lịch đến Đà Nẵng
Theo kết quả khảo sát, hầu hết những du khách nội địa đều đã trên một
lần đến với Đà Nẵng, tỷ lệ này chiếm trên 70% tổng số du khách được hỏi. Con

số này đã thể hiện được phần nào sức hấp dẫn của thành phố Đà Nẵng đối với
du khách nội địa.
b) Hình thức tổ chức chuyến đi
Trong tổng số 1.307 khách du lịch nội địa trả lời câu hỏi này thì chỉ có
135 du khách lựa chọn đi du lịch theo tour trong khi đó du khách lựa chọn hình
thức tự đi du lịch là 902 người.
Biểu đồ 4: Phân theo hình thức chuyến đi

Bảng 5: Thành viên tham gia cùng chuyến đi
Thành viên đi cùng

Số phiếu

Tỷ lệ %

Gia đình

454

49,8

Bạn bè

436

32,3

Đồng nghiệp

205


13,8
6


c) Mục đích chuyến đi đến Đà Nẵng
Bảng 6: Tổng hợp điều tra theo mục đích chuyến đi
Số
phiếu

Tỷ lệ
%

Tỷ lệ %
hợp lệ

% tích lũy cộng dồn
từ trên xuống

Du lịch thuần túy

516

49,8

49,8

49,8

Thăm người thân kết hợp du lịch


335

32,3

32,3

82,1

Công tác kết hợp du lịch

143

13,8

13,8

95,9

43

4,1

4,1

100,0

Khác

d) Thời gian lưu trú tại Đà Nẵng

Thời gian lưu trú tại Đà Nẵng,có đến 704 du khách lưu trú tại Đà Nẵng từ
1-5 ngày; 284 khách lưu trú từ 6-10 ngày. Cụ thể thể hiện qua bảng thống kê:
Bảng 7– Thời gian lưu trú của khách
Số ngày lưu trú

nội địa

Số lượng

Tỷ trọng

1-5 ngày

704

67.9

6-10 ngày

284

27.4

11-15 ngày

25

2.4

16-20 ngày


24

2.3

Theo kết quả khảo sát chung, du khách lưu trú từ 3 đến 5 ngày chiếm tỷ lệ
khá cao, ngược lại, thời gian từ 16-20 ngày rất ít chỉ chiếm 2.3%
Đối với từng nhóm du khách thì thời gian lưu trú của nhóm du khách đến
từ miền Trung khá thấp, phần lớn đều ở lại Đà Nẵng trong thời gian ngắn. Thời
gian lưu trú từ 3 đến 5 ngày của du khách đến từ miền Nam và miền Bắc cao.
e) Khả năng chi tiêu cho chuyến đi

7


Biểu đồ 8 – Khảo sát mức độ chi trả của khách nội địa tại Đà Nẵng

Mức chi tiêu bình quân một ngày của khách du lịch nội địa khá thấp mặc
dù thời gian lưu trú của du khách nội địa có tăng. Mức chi tiêu bình quân của du
khách dưới 1 triệu đồng/ngày chiếm tỷ lệ 41,9% lượng du khách khảo sát.
Tỷ lệ du khách chi tiêu trên 10 triệu cho toàn chuyến đi, chiếm tỷ trọng
chỉ 9,6%. Tỷ lệ khách nội địa chi tiêu trung bình từ 5 – 10 triệu chiếm cao nhất
khoảng 48,5% (503 phiếu), trong đó phần lớn là các du khách đến từ miền Bắc
và miền Nam
f) Phương tiện đến Đà Nẵng
Bảng 9 – Thống kê phương tiện du khách sử dụng đến Đà Nẵng

Số phiếu

Tỷ lệ %


% tích lũy cộng
dồn
từ
trên
xuống

Máy bay

501

48,3

48,3

Tàu biển

10

1,0

49,3

Tàu hỏa

91

8,8

58,1


Xe máy

123

11,9

69,9

Ô tô

312

30,1

100,0

Thông số từ kết quả khảo sát cho kết luận, hầu hết khách du lịch đã chọn
phương tiện máy bay (48,3%) là phương tiện chủ yếu, tiếp theo là ô tô (30,1%)
và ít du khách nội địa sử dụng các phương tiện xe máy, tàu hỏa và tàu biển cho
chuyến hành trình đến Đà Nẵng. Điều này chứng tỏ sự linh hoạt và thông dụng
của các phương tiện cũng như sự lựa chọn tiết kiệm thời gian ngày càng được du
khách hướng tới. Có thể xem xét phối hợp với các hãng hàng không, hãng xe để

8


có những chính sách xúc tiến, quảng bá phát triển du lịch đối với thị trường du
lịch nội địa này
3. Kênh thông tin khách tiếp cận để đến Đà Nẵng

Trong số các nguồn thông tin về điểm đến Đà Nẵng mà khách hàng tìm
hiểu để đi du lịch, kết quả khảo sát cho thấy rằng các nguồn thông tin quan trọng
đối với họ là:
- Từ Internet: Du khách đánh giá kênh thông tin này là quan trọng nhất và
được tỷ lệ du khách tham khảo nhiều nhất (68,8% )
- Tiếp theo là kênh thông qua kinh nghiệm, truyền miệng và tham khảo ý
kiến người thân bạn bè, 563/1.037 du khách được hỏi cho rằng họ đã lựa chọn
sau khi tham khảo ý kiến .
- Đối với nguồn thông tin từ báo, tạp chí ít quan trọng hơn đối với du
khách, xếp vị trí thứ 3 sau internet và ý kiến người thân. Mức độ quan tâm của
du khách thể hiện ở tỷ lệ du khách lựa chọn tiêu chí này: 31,2% (324 phiếu) .
- Lần lượt các hạng mục truyền hình, radio (23,7% lựa chọn); thông qua
công ty lữ hành tư vấn (10,7%) và các gian hàng trưng bày có quảng bá về du
lịch Đà Nẵng tại các Hội chợ (6,2%) là các lựa chọn thấp hơn của các khách du
lịch nội địa khi được hỏi về kênh tiếp cận để quyết định chọn du lịch thành phố.
Bảng 10: Mức độ quan trọng của các kênh thông tin đối với sự lựa
chọn Đà Nẵng là điểm đến du lịch
Số phiếu

Tỷ lệ %

Mức độ quan
trọng theo thứ tự

Mạng Internet

713

68,8


1

Truyền hình, radio

246

23,7

4

Báo, tạp chí

324

31,2

3

64

6,2

6

Người thân, bạn bè

563

54,3


2

Công ty du lịch

111

10,7

5

Gian hàng

4. Các yếu tố lựa chọn điểm đến, điểm dịch vụ
Các yếu tố lựa chọn của du khách khi xác định đến với một điểm đến bao
giờ cũng là nhân tố quyết định nên sự thành công của điểm đến và là yếu tố cần
được chú trọng khi nghiên cứu tính hấp dẫn cần đẩy mạnh của điểm đến đó . Có
thể kể đến như: độ nổi tiếng của điểm đến, các yếu tố tự nhiên và lịch sử văn
hóa, các yếu tố lễ hội làng nghề, hạ tầng cơ sở và dịch vụ, an ninh trật tự…..

Bảng 11: Mức độ quan tâm trung bình của du khách đối với việc lựa chọn một điểm đến
du lịch
9


Yếu tố quan tâm

Điểm
bình

trung Lựa

chọn Độ lệch Thứ tự quan
nhiều nhất
chuẩn
trọng

Phong cảnh thiên nhiên
– yếu tố tự nhiên

4,43

5

0,82

Khí hậu, thời tiết

3,71

4

1,157

7

Yếu tố lịch sử văn hóa

3,7

5


1,133

8

Yếu tố lễ hội làng nghề

3,26

3

1,188

12

Hạ tầng cơ sở

3,51

4

1,147

10

Các cơ sở lưu trú/nghỉ
dưỡng

2

6

3,74

4

1,125

Nhà hàng - ẩm thực - đặc
sản

9
3,55

5

1,187

Dịch vụ vui chơi, giải trí

3,92

5

1,036

5

Quà lưu niệm

3,49


4

1,178

11

Giá cả dịch vụ

3,94

5

1,053

4

Chất lượng dịch vụ

4,02

5

0,995

3

An ninh trật tự xã hội

4,72


5

0,714

1

Các yếu tố được khách du lịch nội địa quan tâm nhiều hơn khi lựa chọn
điểm đến du lịch theo thứ tự là: An ninh trật tự xã hội; phong cảnh thiên nhiên –
yếu tố tự nhiên; chất lượng dịch vụ; giá cả dịch vụ; dịch vụ vui chơi giải trí với
điểm quan tâm trung bình trên 3.9
Tiếp theo là các cơ sở lưu trú, nghỉ ngơi; khí hậu thời tiết; yếu tố lịch sử
văn hóa, làng nghề; nhà hàng - ẩm thực – đặc sản. Ngoài ra, du khách còn thể
hiện sự quan tâm, tuy không nhiều, đối với yếu tố hạ tầng cơ sở, quà lưu niệm
và lễ hội làng nghề
Kết quả phân tích cho thấy nhu cầu và sự quan tâm của du khách nội địa
đã có sự chuyển dịch rõ nét sang các yếu tố mang tính chất thực dựng và thực sự
cần thiết, đồng thời cũng do một phần các chuyến du lịch này đã được thực hiện
trở lại nhiều lần nên việc mức độ quan tâm về mua sắm quà tặng không còn
được chú trọng bằng các tiêu chí và hạng mục khác (an ninh, yếu tố tự nhiên,
chất lượng dịch vụ...)

5. Đánh giá về dịch vụ du lịch tại Đà Nẵng

10


Bảng 12: Đánh giá về dịch vụ du lịch tại Đà Nẵng

Yếu tố quan tâm


Điểm trung
bình

Lựa chọn
nhiều
Độ lệch chuẩn
nhất

Lưu trú
Lưu trú – Cơ sở vật chất

4,02

5

0,790

Lưu trú – Dịch vụ

3,99

5

0,734

Lưu trú – Nhân viên

4,01

5


0,821

Ăn uống – Cơ sở vật chất

4,07

5

0,735

Ăn uống – Dịch vụ

4,10

5

0,708

Ăn uống – Nhân viên

4,01

5

0,759

Vui chơi giải trí – Cơ sở vật chất

4,21


5

0,741

Vui chơi giải trí – Dịch vụ

4,15

5

0,703

Vui chơi giải trí – Nhân viên

4,07

5

0,761

Tham quan – Cơ sở vật chất

4,07

5

0,747

Tham quan – Dịch vụ


4,02

5

0,732

Tham quan – Nhân viên

4,03

5

0,753

Mua sắm – Cơ sở vật chất

3,97

5

0,759

Mua sắm – Dịch vụ

3,91

5

0,789


Mua sắm – Nhân viên

3,86

5

0,833

Lữ hành – Cơ sở vật chất

3,92

5

0,760

Lữ hành – Dịch vụ

3,90

5

0,762

Lữ hành – Nhân viên

3,94

5


0,780

Giao thông – Cơ sở vật chất

3,93

5

0,918

Giao thông – Dịch vụ

3,85

5

0,917

Giao thông – Nhân viên

3,81

5

0,914

Ăn uống

Vui chơi giải trí


Tham quan

Mua sắm

Lữ hành

Giao thông

Vệ sinh công cộng
11


Vệ sinh công cộng – Cơ sở vật chất

3,67

5

1,003

Vệ sinh công cộng – Dịch vụ

3,64

5

0,994

Vệ sinh công cộng – Nhân viên


3,69

5

1,017

Sân bay, nhà ga, bến đỗ – Cơ sở vật
chất

4,06

5

0,785

Sân bay, nhà ga, bến đỗ – Dịch vụ

4,03

5

0,774

Sân bay, nhà ga, bến đỗ – Nhân viên

4,04

5


0,837

Hệ thống hỗ trợ – Cơ sở vật chất

3,91

5

0,820

Hệ thống hỗ trợ – Dịch vụ

3,89

5

0,790

Hệ thống hỗ trợ – Nhân viên

3,93

5

0,850

Sân bay, nhà ga, bến đỗ

Hệ thống hỗ trợ


6. Mức độ hài lòng của khách khi đến Đà Nẵng
Bảng 13: Mức độ hài lòng của du khách khi đến Đà Nẵng

Mức độ hài lòng

Điểm trung
bình

Lựa chọn
nhiều
Độ lệch chuẩn
nhất

Cư dân địa phương thân thiện

4,34

5

0,735

Hài lòng khi đi du lịch

4,35

5

0,664

Quay trở lại nếu có cơ hội


4,39

5

0,656

Giới thiệu với bạn bè người thân

4,45

5

0,643

Mức điểm trung bình đo lường về mức độ hài lòng chung của du khách
sau khi đến với Đà Nẵng là 4,35 với độ lệch chuẩn là 0,664, trong đó có tới
82,9% đánh giá trên 4 điểm. Điều này cho thấy mức độ hài lòng của du khách
nội địa đối với điểm đến Đà Nẵng là khá cao.
Về mức độ trung thành (quay trở lại nếu có cơ hội): Kết quả khảo sát về
lòng trung thành của du khách sau khi đến Đà Nẵng cho thấy, mức điểm trung
bình mà các du khách lựa chọn khá cao là 4,39 và độ lệch chuẩn là 0,656. Mức
đánh giá về lòng trung thành của du khách là khá phù hợp đối với con số phản
ánh số lần đến Đà Nẵng (trên một lần) của du khách được khảo sát, đồng thời,
đây cũng chính là kênh giới thiệu hiệu quả đến bạn bè và người thân trong việc
chọn lựa Đà Nẵng như là điểm đến lý tưởng để du lịch.
Bảng 14: Đánh giá các điểm tham quan (tham khảo một số điểm nổi bật của
du lịch Đà Nẵng)
12



Điểm tham quan

Điểm trung
bình

Lựa chọn
nhiều
Độ lệch chuẩn
nhất

Biển Đà Nẵng

4,45

3

0,643

Danh thắng Ngũ Hành Sơn

4,35

3

0,664

Bán đảo Sơn Trà

4,39


3

0,656

Khu du lịch Bà Nà Hills

4,34

3

0,735

Bảo tàng Chăm

2,82

3

0,401

Bảo tàng Đà Nẵng và Thành Điện
Hải

2,52

3

0,510


Công viên châu Á Sun World

2,71

3

0,503

Công viên Suối khoáng nóng Núi
Thần Tài

2,71

3

0,483

Các điểm đến du lịch được khách nội địa đánh giá cao nhất lần lượt là
Biển Đà Nẵng, Danh thắng Ngũ Hành Sơn, Bán đảo Sơn Trà và Bana Hills
( trung bình 4,45 – 4,39 – 4,35 – 4,34).
Ngoài ra, các điểm đến được du khách đánh giá cao tại Đà Nẵng đều là
cảnh quan tự nhiên, một thế mạnh chính của du lịch thành phố (rừng, biển, núi)
Đối với các điểm đến nhân tạo, sự đánh giá của du khách chưa cao, một
phần là do sự chưa hài lòng về chất lượng dịch vụ. Cụ thể: Bà Nà Hills (808
khách chọn có – 229 khách chọn không);Công viên châu Á Sun World (652
khách chọn có – 385 chọn không); Núi Thần Tài (523 khách chọn có – 514 chọn
không)
Bảng 15: So sánh về mức độ chưa hài lòng về điểm đến

13



Bên cạnh đó, trong việc khảo sát đánh giá ấn tượng về các cây cầu, một
trong những điểm nổi bật làm nên thương hiệu du lịch Đà Nẵng, kết quả cho
thấy: du khách yêu thích lần lượt là: Cầu Rồng (chiếm 57,6%); cầu Sông Hàn
(chiếm 23,7%); cầu Trần Thị Lý (11,4%); cầu Thuận Phước và cầu Nguyễn Văn
Trỗi lần lượt là 4% và 3,4%
7. Khó khăn
Bảng 15: Thống kê số khách đánh giá gặp vấn đề khó khăn khi đi du lịch Đà Nẵng

Tỷ lệ đánh giá gặp
khó khăn (%)

Số phiếu
Phương tiện vận chuyển

30

2,9

Thông tin du lịch

13

1,3

Nơi vui chơi giải trí

14


1,4

Rất ít du khách khi thực hiện khảo sát cho biết mình gặp khó khăn khi đến
du lịch Đà Nẵng. Điều này thể hiện thông số khả quan và tín hiệu khá tốt đối với
du lịch thành phố. Trong những năm vừa qua, du lịch Đà Nẵng đặc biệt chú
trọng đến vấn đề thông tin, cung cấp và hỗ trợ cho du khách. Đặc biệt, khách du
lịch nội địa hầu như không vướng phải sự khó khăn về ngôn ngữ và con người
miền Trung mến khách nên việc trợ giúp du khách rất thuận tiện.
57/1037 phiếu (chiếm 5,6%) cho biết gặp khó khăn, con số này nhỏ, tuy
nhiên, du lịch Đà Nẵng cũng cần có chính sách thích hợp để cải thiện, hạn chế
thấp nhất sự băn khoăn của thị trường khách này khi đến với thành phố.

III. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH
NỘI ĐỊA
14


1 Đánh giá chung về thị trường nội địa
Dựa vào kết quả điều tra nghiên cứu thị hiếu khách du lịch nội địa khi đi
du lịch như sau: Lượt khách nội địa đến Đà Nẵng từ năm 2012 đến 2017
Từ năm 2012 đến nay, thị trường khách nội địa là thị trường khách trọng
điểm đứng đầu của du lịch Đà Nẵng và luôn có mức tăng trưởng cao.
Năm 2012 thành phố đón gần 2,65 triệu tổng lượt khách, trong đó khách nội địa
đạt 2tr028 lượt chiếm 76,22%, đặc biệt năm 2014 khi có sự cố Giàn khoan 981
lượt khách Trung Quốc giảm suốt nhưng tổng lượng khách năm 2014 đến Đà
Nẵng vẫn đạt 3,8 triệu lượt, để có sự tăng trưởng này phần lớn nhờ vào lượng
khách nội địa bù vào (2,8triệu lượt). Lượng khách nội địa có mức tăng trưởng ấn
tượng nhất vào năm 2017 đạt hơn 4,3 triệu lượt tăng 111% so với năm 2016
(3,8triệu).
06T

Đầu
năm
2018

KH
2018

Nội
dun
g

TH
TH
TH
TH
TH
TH
2016
2017
2012
2013
2014
2015
(Lượt) (Lượt) (Lượt) (Lượt) (Lượt) (Lượt)

Khá
ch
nội
địa


2.407.8 4.770.0
2.028.6 2.374.3 2.800.0 3.350.0 3.868.4 4.304.9 94
00
45
75
00
00
92
32

Để đạt được con số ấn tượng nêu trên là sự cố gắng của toàn thành phố Đà
Nẵng, bên cạnh những cảnh đẹp thiên nhiên từ trên rừng, dưới biển và các sản
phẩm du lịch luôn được đổi mới theo các năm, thì yếu tố thu hút khách du lịch
nội địa đến Đà Nẵng và quay lại trong những lần tiếp theo vẫn là yếu tố con
người và môi trường, các du khách đều tỏ ra bất ngờ với sự thân thiện và nhiệt
tình của người dân thành phố; Đường phố sạch sẽ, an ninh trật tự xã hội được
đảm bảo, không có tình trạng ăn xin, người bán hàng rong làm phiền du khách.
Bên cạnh đó, việc giao thông đi lại được thông thoáng, đưa vào sử dụng
các đường cao tốc Bắc Nam ,Đà Nẵng – Quảng Ngãi...và các Hãng hàng không
Vietnam Airlines, Jestar Pacific và Vietjet Air đã mở đường bay từ các thành phố
lớn đến Đà Nẵng đã tạo cơ hội cho du khách Việt Nam đến Đà Nẵng.
Trong năm 2017, có 09 đường bay nội địa đến Đà Nẵng đang hoạt động
với tần suất cụ thể như sau:
STT

1

2

Chuyến tới Đà

Nẵng

Hà Nội

Hãng bay

Tần suất

Ngày

Vietnam Airlines

11-13 chuyến/ngày

Hàng ngày

Vietjet

7-9 chuyến/ngày

Hàng ngày

Jetstar

2-3 chuyến/ngày

Hàng ngày

11-15 chuyến/ngày


Hàng ngày

TP. Hồ Chí Minh Vietnam Airlines

15


3

Vietjet

10-13 chuyến/ngày

Hàng ngày

Jetstar

3-5 chuyến/ngày

Hàng ngày

Buôn Mê Thuột

Vietnam Airlines

4 chuyến/tuần

Thứ 2,3,6,CN

Hải Phòng


Vietnam Airlines

7 chuyến/tuần

Hàng ngày

Vietjet

10 chuyến/tuần

Hàng ngày (3,5,7, có
2 chuyến/ngày)

4
5

Cần Thơ

Vietjet

5 chuyến/tuần

Thứ 2,4,6,7,CN

6

Nha Trang

Vietnam Airlines


9 chuyến/tuần

Hàng ngày (4,6 có 2
chuyến/ngày)

7

Pleiku

Vietnam Airlines

3 chuyến/tuần

Thứ 3,5,7

8

Đà Lạt

Vietnam Airlines

5 chuyến/tuần

Thứ 2,3,5,6,CN

9

Vinh


Vietnam Airlines

5 chuyến/tuần

Hàng ngày

Để tiếp tục thu hút khác nội địa đến Đà Nẵng trong thời gian tới là nhiệm
vụ hết sức khó khăn của ngành du lịch khi đang có rất nhiều điểm đến mới nổi
với những sản phẩm dịch vụ mới như Phú Quốc, Nha Trang, Quy Nhơn...
Theo kết quả khảo sát, hầu hết những du khách nội địa đều đã trên một
lần đến với Đà Nẵng, tỷ lệ này chiếm trên 70% tổng số du khách được hỏi. Do
đó việc phải có những sản phẩm du lịch mới, tiếp tục giữ vững môi trường du
lịch lành mạnh để giữ chân du khách là một trong những nhiệm vụ hết sức quan
trọng của toàn thành phố.
Trong tổng số 1.307 khách du lịch nội địa trả lời câu hỏi này thì chỉ có
135 du khách lựa chọn đi du lịch theo tour trong khi đó du khách lựa chọn hình
thức tự đi du lịch là 902 người. Do đó việc tiếp cận quảng bá thông tin du lịch
Đà Nẵng phải đến trực tiếp đến công chúng trên cả nước thông qua truyền thông
onlines, trang mạng xã hội, đài truyền hình và phim ảnh.
Các yếu tố được khách du lịch nội địa quan tâm nhiều hơn khi lựa chọn
điểm đến du lịch theo thứ tự là: An ninh trật tự xã hội; phong cảnh thiên nhiên –
yếu tố tự nhiên; chất lượng dịch vụ; giá cả dịch vụ; dịch vụ vui chơi giải trí với
điểm quan tâm trung bình trên 3.9. Tiếp theo là các cơ sở lưu trú, nghỉ ngơi; khí
hậu thời tiết; yếu tố lịch sử văn hóa, làng nghề; nhà hàng - ẩm thực – đặc sản.
Ngoài ra, du khách còn thể hiện sự quan tâm, tuy không nhiều, đối với yếu tố hạ
tầng cơ sở, quà lưu niệm và lễ hội làng nghề. Do đó ngành du lịch Đà Nẵng tiếp
tục nâng cao chất lượng phục vụ đem lại sự hài lòng cho du khách.
Một số điểm du lịch của Đà Nẵng nhận được sự đánh giá cao của du
khách nội địa là biển Mỹ Khê, Ngũ Hành Sơn, Bà Nà, Sơn Trà. Các điểm tham
quan như: Bảo tàng Đà Nẵng, Thành Điện Hải vẫn chưa thực sự thu hút nhiều


16


du khách nội địa, do đa phần khách chỉ muốn nghỉ ngơi tại biển, chỉ có một số
lượng nhỏ du khách có nhu cầu thăm quan các điểm du lịch khác.
2. Điều kiện thuận lợi của du lịch Đà Nẵng đối với thị trường nội địa
- Điểm đến Đà Nẵng đẹp (biển, sông núi), gần các di sản văn hóa như Hội
An, Huế, giúp du khách có nhiều lựa chọn về các loại hình du lịch.
- Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng được kéo dài trong vòng 2 tháng nên
tạo điều kiện thu thút lượng khách nội địa đến chiêm ngưỡng.
- Đà Nẵng liên tục có những sản phẩm du lịch mới để thu hút lượng khách
nội địa đến Đà Nẵng như Khu Công viên Núi Thần Tài, Bà Nà Hills, Sun World
Asia... Các khu, điểm du lịch tiếp tục có thêm nhiều hoạt động thu hút đông du
khách như: Bà Nà Hills, Công viên Châu Á, Công viên Núi Thần Tài, Khu danh
thắng Ngũ Hành Sơn; Cocobay,... Bên cạnh đó có các khách sạn 5 sao sẽ tiếp tục
khánh thành và đưa vào sử dụng như: Mariott, Hilton, Sheraton, Ariyana... và
các tập đoàn quản lý quốc tế về du lịch sẽ khai thác thị trường khách nguồn đến
Đà Nẵng.
- Hiện nay, giao thông thông thoáng với các đường cao tốc Bắc – Nam;
Đà Nẵng – Quảng Ngãi và có khoảng 92 chuyến/ 1 tuần từ các thành phố lớn
Việt Nam đến Đà Nẵng nên tạo điệu kiện thuận lợi cho du khách nội địa đến Đà
Nẵng.
- Đà Nẵng là điểm đến an toàn và mến khách: thương hiệu du lịch Đà
Nẵng đã được định hình và có ấn tượng tốt trong lòng du khách cả nước.
3. Những khó khăn, thách thức của du lịch Đà Nẵng đối với thị
trường nội địa
- Đà Nẵng đang phải cạnh tranh với rất nhiều điểm đến mới nổi trên cả
nước như Phú Quốc, Nha Trang, Quy Nhơn, Phú Yên. Ngoài ra, chi phí đi du
lịch nước ngoài như Thái Lan, Malaysia, Singapore và Hàn Quốc rất rẻ hơn so

với đi du lịch trong nước nên người dân Việt Nam đã chuyển dần xu hướng đi
du lịch nước ngoài vào các dịp Lễ.
- Nguồn nhân lực du lịch đã cải thiện song vẫn còn chưa đáp ứng nhu cầu
thực tế hiện nay; Du lịch Đà Nẵng vẫn còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết;
- Môi trường du lịch mặc dù đã được cải thiện song vẫn còn tiềm ẩn rủi
ro; Doanh nghiệp lữ hành có quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp; việc các
cống xả thải ra biển nhiều chưa được thu gom đã phần nào ảnh hưởng đến hình
ảnh du lịch biển Đà Nẵng thời gian qua...
- Sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với ngành du lịch
khi các doanh nghiệp chưa theo kịp xu hướng phát triển, thiếu nguồn nhân lực
được đào tạo bài bản.
- Truyền thông cả nước đang tập trung một số điểm nóng về chính trị-xã
hội của Đà Nẵng nên ảnh hưởng đến tâm lý và lòng tin yêu của người dân các
địa phương khác đối với Đà Nẵng.
17


- Sản phẩm du lịch mới của Đà Nẵng có nhưng chưa nhiểu, dịch vụ phụ
trợ vẫn chưa được đầu tư nhiều như dịch vụ lặn biển ngắm san hô không được
phép hoạt động, dịch vụ du lịch đường sông, mạo hiểm chưa được hoàn thiện.
- Môi trường du lịch Đà Nẵng đang dần hoàn thiện nhưng vẫn có một số
tình trạng chặt chém...làm ảnh hưởng đến thương hiệu du lịch Đà Nẵng
4. Giải pháp tăng cường thị trường khách du lịch nội địa
4.1 Định hướng thị trường khách du lịch nội địa
- Về địa bàn: tập trung vào các tỉnh phía Bắc, phía Nam, khu vực Tây
nguyên, Đông Bắc Bộ và Tây Nam Bộ trong đó thị trường mục tiêu là Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh.
- Sản phẩm du lịch: Du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch M.I.C.E dành cho thị
trường phía Bắc, du lịch khám phá và trải nghiệm (du lịch Sơn Trà, du lịch trượt
thác Hoà Phú Thành, Núi Thần Tài…) kết hợp mua sắm, ẩm thực, văn hoá - di

sản dành cho thị trường phía Nam.
4.2 Đa dạng các sản phẩm du lịch phục vụ khách nội địa
Tổ chức hệ thống tuyến, điểm du lịch với nhiều loại hình du lịch và các
sản phẩm du lịch độc đáo mang sắc thái riêng của Đà Nẵng cụ thể:
- Ưu tiên phát triển du lịch biển và nghỉ dưỡng biển: môi trường du lịch
biển được trong lành, bổ sung thêm các dịch vụ phụ trợ như lặn biển ngắm san
hô, câu cá cùng ngư dân, lướt ván…
- Ưu tiên phát triển du lịch M.I.C.E: sau khi Đà Nẵng tổ chức thành công
Tuần lễ Cấp cao APEC đã tạo được tiếng vang lớn trong nước và quốc tế do đó
việc định vị phát triển Đà Nẵng trở thành trung tâm du lịch công vụ (MICE) với
Huế và Hội An sẽ là vệ tinh du lịch cho khách MICE Đà Nẵng. Sở Du lịch
TP.Đà Nẵng đầu mối liên kết các hãng hàng không và các công ty lữ hành,
doanh nghiệp khách sạn ... phát triển gói sản phẩm Hội nghị, golf hấp dẫn, độc
đáo để thu hút khách M.I.C.E từ đó bán các gói sản phẩm này cho lữ hành, sự
kiện 02 đầu đất nước.
- Phát triển du lịch văn hoá, lịch sử, lễ hội
Trên cơ sở khai thác các giá trị văn hoá lịch sử của thành phố cụ thể như
công viên văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn, Thành Điện Hải, Chùa Linh Ứng - Bãi
Bụt và các di sản văn hoá tinh thần khác... gắn kết với các di sản văn hoá nổi
tiếng của khu vực như Phố cổ Hội An, Cố đô Huế, văn hoá Chăm, thánh địa Mỹ
Sơn. Nâng cấp Lễ hội Quán Thế Âm mang tầm cỡ quốc gia
- Phát triển du lịch đường sông; tham quan làng nghề, làng quê
Khai thác thế mạnh của các làng nghề, làng quê phía Nam và phía Tây
thành phố Đà Nẵng; du lịch đường sông đối với sông Hàn, sông Trường Định
tạo thêm sự phong phú hấp dẫn cho các chương trình, tuyến, tour du lịch tại Đà
Nẵng.
- Nâng cấp các dịch vụ du lịch đi kèm thu hút khách
18



+ Hình thành các điểm/khu vui chơi giải trí tại một số khu vực tập trung ở
trung tâm Thành phố, các tuyến đường ven biển, gồm: Các dịch vụ thể thao giải
trí sử dụng địa hình tự nhiên (leo núi, golf, tàu lượn), sử dụng mặt nước (bơi
thuyền, lội suối, câu cá, lặn biển, lướt sóng), sử dụng sân bãi, nhà thi đấu (bóng
đá, cầu lông, tennis, bóng bàn, bi-a...); các dịch vụ văn hóa sôi động như khiêu
vũ, giao lưu, ca nhạc, ăn uống - chúc tụng; các dịch vụ văn hóa thụ động gồm
xem - nghe hòa nhạc, xem tuồng của nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, xem
phim tại rạp, thưởng thức ẩm thực; các dịch vụ thư giãn gồm spa, vật lý trị liệu...
- Để phục vụ người dân và du khách tham quan, đẩy mạnh chi tiêu của du
khách, Sở Du lịch kính đề nghị UBND thành phố sớm phê duyệt cho phép hình
thành khu chợ đêm và phố đi bộ để thu hút khách và tăng thêm dịch vụ vui chơi
giải trí về đêm.
- Nâng cao hơn nữa chất lượng các dịch vụ kèm theo như dịch vụ vận
chuyển, lưu trú, y tế, ngân hàng… và đầu tư nâng cấp, trùng tu các khu bảo tàng,
văn hóa, sinh thái.
4.3 Xây dựng môi trường du lịch thành phố thân thiện
Du khách hiện rất sợ bị bắt chẹt, bị tính giá quá cao nhưng chất lượng
phục vụ không tốt, đặc biệt là vào các dịp cao điểm. Vì thế, ngành du lịch phải
tìm cách để chuẩn hóa dịch vụ. Sở Du lịch, TTXTDL phối hợp Hiệp hội Du lịch,
Hội lữ hành, Chi Hội khách sạn và Chi hội Hướng dẫn viên vào cuộc để công
nhận những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt, xác tín cho khách hàng và phải
vào cuộc xử lý ngay nếu có tình trạng kinh doanh không lành mạnh, lừa đảo xảy
ra làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch TP.Đà Nẵng.
Điều này cần phải hợp tác liên vùng vì du khách thường không đi chỉ một
điểm như Đà Nẵng, Huế hay Hội An. Vì vậy, các cơ quan quản lý phải bắt tay
nhau, hợp tác liên vùng để xúc tiến hình ảnh, sản phẩm và chuẩn hóa dịch vụ.
Đẩy mạnh việc tuyên truyền sâu rộng về bảo vệ môi trường du lịch nhằm
tạo chuyến biến đồng bộ trong cộng đồng, tạo ra môi trường tự nhiên và xã hội
lành mạnh, an toàn phục vụ du khách, đồng thời đảm bảo phát triển du lịch bền
vững.

Tăng cường việc thu gom rác thải và lắp đặt thêm các nhà vệ sinh di động
tại các điểm/khu du lịch, bãi biển, tuyến đường trung tâm, nhất là vào các dịp lễ,
tết, các sự kiện lớn.
Tiếp tục việc duy trì trật tự tại các điểm tham quan: đỉnh đèo Hải Vân,
Ngũ Hành Sơn, Viện Cổ Chàm, Nhà hát Trưng Vương…; giải quyết triệt để nạn
ăn xin trá hình, bán hàng rong, xích lô, xe thồ lôi kéo, quấy rầy khách tại các
điểm tham quan nhằm bảo vệ sự an toàn và thoải mái cho du khách.
Chủ động bảo vệ nghiêm ngặt rừng cấm Sơn Trà và rừng cấm Hải Vân.
Duy trì và cải tạo cảnh quan ven biển Nam Ô - Thuận Phước, Sơn Trà - Non
Nước, cảnh quan hai bờ sông Hàn… Đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý
rác thải ven vịnh Đà Nẵng và bờ biển Sơn Trà - Non Nước.
19


4.4 Giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch
- Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các chương trình quảng bá du
lịch Đà Nẵng đến các địa phương cả nước đặc biệt tại Hà Nội và TP.HCM.
- Tăng cường tổ chức các đoàn Famtrip, Presstrip nội địa đến với Đà
Nẵng nhằm tăng hiệu quả xúc tiến nhằm tạo sự kết nối giữa các đối tác, kịp thời
cập nhật tình hình phát triển, mở rộng sản phẩm nhanh chóng của du lịch thành
phố, giúp đối tác 02 đầu thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thiết lâp
các tour đến và tư vấn cho khách hàng.
- Tăng cường quảng bá qua các phương tiện truyền thông, thông tin đại
chúng, đặc biệt chú trọng vào truyền thông mạng (mạng xã hội) cập nhật thông
tin sự kiện du lịch của thành phố.
- Để tạo động lực cho du lịch nội địa đến Đà Nẵng, ngoài việc phối hợp
giữa Hàng không và các khách sạn từ 3-5 sao triển khai gói package khuyến mãi
bao gồm vé máy bay + khách sạn tại Đà Nẵng với mức giá hấp dẫn đặc biệt đẩy
mạnh gói khuyến mãi này vào mùa thấp điểm, Sở Du lịch TP.Đà Nẵng
(TTXTDL) liên kết với Huế, Quảng Nam tạo các chương trình quảng bá chung,

đưa ra các sản phẩm và hỗ trợ cho các doanh nghiệp để chào bán ra thị trường.
- Nâng cao năng lực và khả năng hỗ trợ của Trung tâm Hỗ trợ Du khách
và quầy thông tin tại Ga đến sân bay quốc nội để kịp thời hỗ trợ cho du khách
nội địa đến với Đà Nẵng.
4.5 Giải pháp về nguồn nhân lực
- Cần bổ sung những ngành nghề đào tạo về du lịch, khuyến khích phát
triển các sáng kiến du lịch, cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch
- Tiếp tục bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến
thức về văn hóa, xã hội lịch sử của Đà Nẵng cho đội ngũ hướng dẫn viên du
lịch, trong đó có hướng dẫn viên nội địa và hướng dẫn viên tại điểm.
4.6 Mở rộng hợp tác phát triển du lịch
Tăng cường phối hợp với các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế hình
thành một mạng lưới du lịch với các tuyến, điểm, tour du lịch phong phú, đa
dạng gắn kết với con đường di sản văn hóa thế giới (Huế - Hội An - Mỹ Sơn);
nghiên cứu triển khai thêm các tour/tuyến du lịch kết hợp giữa du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng và văn hóa của các tỉnh Tây Nguyên với du lịch biển của Đà Nẵng.
Xúc tiến việc xây dựng một không gian liên kết du lịch thống nhất trong
khu vực miền Trung - Tây Nguyên và Đà Nẵng đóng vai trò là điểm chuyển tiếp,
trung tâm điều phối nhằm hỗ trợ cho sự phát triển du lịch của cả khu vực.
Khuyến khích sự hợp tác, liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp khách
sạn, lữ hành, kinh doanh du lịch của Đà Nẵng với các tỉnh khu vực miền Trung Tây Nguyên nhằm hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn, thương hiệu
mạnh, tham gia sâu hơn vào chuỗi du lịch toàn cầu.

20


PHẦN IV. KẾT LUẬN
Trong thời gian tới, hoạt động kinh doanh du lịch của cả nước nói chung
và Đà Nẵng nói riêng sẽ đứng trước nhiều cơ hội và đặc biệt là thách thức của
hội nhập quốc tế.Trong khi mảng du lịch quốc tế tăng trưởng, giảm sút thất

thường thì du lịch nội địa lại tăng trưởng liên tục từ hàng chục năm nay. Lượng
khách nội địa chiếm tỷ lệ lớn và đặc biệt quan trọng trong sự cố gắng phát triển
của du lịch thành phố, du lịch Đà Nẵng cần phải tận dụng tốt cơ hội với vị trí là
điểm đến mới để đứng vững và vươn lên trong môi trường cạnh tranh và phát
triển bền vững để giữ chân khách du lịch nội địa.
21


Để góp phần vào định hướng đó, trên cơ sở ý kiến đánh giá của Du khách
và tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp, Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng
có một số kiến nghị với Lãnh đạo Sở như sau:
1. Thông qua kết quả đánh giá nhận xét này, Sở Du lịch chuyển cho các
đơn vị liên quan để khai thác tốt các lợi thế, cần có kế hoạch khắc phục những
mặt tồn tại khuyết điểm của đơn vị mình, từng bước hoàn thiện sản phẩm du
lịch, xây dựng môi trường du lịch văn minh lịch sự có sức hấp dẫn để thu hút và
giữ chân du khách.
2. Tăng cường liên kết với 03 địa phương Thừa thiên Huế - Đà Nẵng –
Quảng Nam trong công tác quảng bá xúc tiến hình ảnh du lịch 03 địa phương
đến các du khách trong nước thông qua việc tham gia Hội chợ VITM,ITEHCM,
đón các đoàn Famtrip,Presstrip nội địa hàng năm; Liên kết 03 địa phương xây
dựng gói sản phẩm du lịch dành cho khách nội địa với giá ưu đãi hấp dẫn; Du
khách thường không đi chỉ một điểm như Đà Nẵng, Huế hay Hội An, các cơ
quan quản lý 03 địa phương phải bắt tay nhau, hợp tác liên vùng để chuẩn hóa
dịch vụ, xử lý ngay tình trạng kinh doanh không lành mạnh, chèo kéo...làm ảnh
hưởng đến môi trường du lịch của 03 địa phương.
3. Nâng cấp các dịch vụ du lịch đi kèm thu hút khách: hình thành các
điểm/khu vui chơi giải trí tại một số khu vực tập trung ở trung tâm Thành phố,
các tuyến đường ven biển, gồm: Các dịch vụ thể thao giải trí sử dụng địa hình tự
nhiên (leo núi, golf, tàu lượn), sử dụng mặt nước (bơi thuyền, lội suối, câu cá,
lặn biển, lướt sóng), sử dụng sân bãi, nhà thi đấu (bóng đá, cầu lông, tennis,

bóng bàn, bi-a...); các dịch vụ văn hóa sôi động như khiêu vũ, giao lưu, ca nhạc,
ăn uống - chúc tụng; các dịch vụ văn hóa thụ động gồm xem - nghe hòa nhạc,
xem tuồng của nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, xem phim tại rạp, thưởng thức
ẩm thực; các dịch vụ thư giãn gồm spa, vật lý trị liệu...
4. Ưu tiên phát triển du lịch M.I.C.E: sau khi Đà Nẵng tổ chức thành công
Tuần lễ Cấp cao APEC đã tạo được tiếng vang lớn trong nước và quốc tế do đó
việc định vị phát triển Đà Nẵng trở thành trung tâm du lịch công vụ (MICE) với
Huế và Hội An sẽ là vệ tinh du lịch cho khách MICE Đà Nẵng. Sở Du lịch
TP.Đà Nẵng đầu mối liên kết các hãng hàng không và các công ty lữ hành,
doanh nghiệp khách sạn ... phát triển gói sản phẩm Hội nghị, golf hấp dẫn, độc
đáo để thu hút khách M.I.C.E từ đó bán các gói sản phẩm này cho lữ hành, sự
kiện 02 đầu đất nước.
5. Phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Xây dựng trình lãnh đạo thành
phố quy hoạch khu vực giải trí dành cho khách du lịch gắn với quy hoạch tổng
thể, đặc biệt quy hoạch khu Hoàng Sa – Võ Nguyễn Giáp – Trường Sa thành 1
trục chuyên ngành cho DL; chuyển các vũ trường, bar trong khu dân cư sang
khu vực này; xây dựng các khu mua sắm, hàng lưu niệm; biến vệt này thành khu
vực hoạt động 24/24h; hạn chế tốc độ ô tô trên khu vực này để đảm bảo an toàn
cho du khách; tổ chức thành con đường lễ hội, phố đi bộ, phố mua sắm kéo dài
đến Hội An.

22


6. Tăng cường quảng bá qua các phương tiện truyền thông, thông tin đại
chúng, đặc biệt chú trọng vào truyền thông mạng (mạng xã hội) cập nhật thông
tin sự kiện du lịch của thành phố; tổ chức các cuộc thi trải nghiệm, viết về Đà
Nẵng để truyền thông du lịch Đà Nẵng đến với giới trẻ.
7.Để tạo động lực cho du lịch nội địa đến Đà Nẵng, ngoài việc phối hợp
giữa Hàng không và các khách sạn từ 3-5 sao triển khai gói package khuyến mãi

bao gồm vé máy bay + khách sạn tại Đà Nẵng với mức giá hấp dẫn đặc biệt đẩy
mạnh gói khuyến mãi này vào mùa thấp điểm, Sở Du lịch TP.Đà Nẵng
(TTXTDL) liên kết với Huế, Quảng Nam tạo các chương trình quảng bá chung,
đưa ra các sản phẩm và hỗ trợ cho các doanh nghiệp để chào bán ra thị trường.
8. Phối hợp với Sở Công Thương khuyến khích hình thành các điểm mua
sắm và chấn chỉnh việc nêm yết giá cả hàng hóa, bổ sung thêm các mặt hàng lưu
niệm đặc trưng riêng của thành phố.
9. Đầu tư bảo tồn các di sản, di tích; khôi phục và phát triển các lễ hội,
các làng nghề truyền thống; đầu tư tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị các tài
nguyên du lịch, cả tài nguyên tự nhiên và nhân văn, bảo vệ môi trường trong
sạch và lành mạnh.
10. Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường đến từng người dân, đến các đơn vị tham gia kinh doanh khai thác du lịch
trên địa bàn nhằm góp phần giữ gìn môi trường và cảnh quan thiên nhiên tại địa
phương.
Trên đây là nội dung báo cáo kết quả điều tra thị trường khách du lịch nội
địa đến Đà Nẵng năm 2018, Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng kính báo cáo
Lãnh đạo Sở. Du lịch./.

23



×