Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh một số trường trung học cơ sở tại tỉnh Gia Lai và hiệu quả biện pháp can thiệp (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 175 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

ĐÀO ĐỨC LONG

THỰC TRẠNG BỆNH SÂU RĂNG, VIÊM LỢI CỦA
HỌC SINH MỘT SỐ TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI
TỈNH GIA LAI VÀ HIỆU QUẢ BIỆN PHÁP CAN THIỆP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Hà Nội – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

ĐÀO ĐỨC LONG

THỰC TRẠNG BỆNH SÂU RĂNG, VIÊM LỢI CỦA
HỌC SINH MỘT SỐ TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI
TỈNH GIA LAI VÀ HIỆU QUẢ BIỆN PHÁP CAN THIỆP

Chuyên ngành: Quản lý y tế
Mã số: 9720801



LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. Trần Ngọc Tuấn
2. TS. Nguyễn Khang

Hà Nội – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án

Đào Đức Long


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Sau Đại học Học viện
Quân y đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành Luận án.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn
PGS.TS Trần Ngọc Tuấn, TS Nguyễn Khang, những người Thầy đã dành
nhiều thời gian hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và định hướng cho tôi trong suốt
thời gian nghiên cứu để hoàn thành Luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Chỉ huy tham mưu Quân y, BM-Khoa
Răng miệng - BVQY103 đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc, Khoa RHM Bệnh viện 211Quân đoàn 3, Ban lãnh đạo TTYT huyện Chư Păh và Đức Cơ; UBND, Trạm y

tế các xã Ia Pnôn, Ia Nan, Ia Kla,Ia Ka, Ia Nhin, Ia Mơ Nông. Ban Giám
hiệu, giáo viên, nhân viên các trường trung học cơ sở Lương Thế Vinh, Lý Tự
Trọng, Phan Bội Châu, Ia Ka, Ia Nhin, Ia Mơ Nông đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi để giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, những người bạn
thân thiết đã luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ, chia sẻ khó khăn trong thời
gian tôi học tập và hoàn thành khóa học.
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, tháng

năm 2020

Đào Đức Long


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ
Danh mục các hộp kết quả định tính
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………

1

Chƣơng 1. TỔNG QUANTÀI LIỆU


3

1.1.

Bệnh sâu răng, viêm lợi………………………………………….

3

1.1.1.

Khái niệm về bệnh sâu răng, viêm lợi……………………………...

3

1.1.2.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ bệnh sâu răng, viêm lợi………….

3

1.1.3.

Phân loại bệnh răng miệng…………………………………………

8

1.1.4.

Chẩn đoán bệnh sâu răng, viêm lợi………………………………...


9

1.1.5.

Dịch tễ học bệnh sâu răng, viêm lợi………………………………..

11

1.1.6.

Hậu quả của bệnh sâu răng, viêm lợi................................................

14

1.2.

Các yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, viêm lợi trẻ em tại

15

cộng đồng……………………………………………………
1.2.1.

Chăm sóc răng miệng………………………………………………

15

1.2.2.

Kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh sâu răng, viêm lợi của


16

học sinh............................................................................................
1.2.3.

Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe…………………………

17

1.3.

Các biện pháp can thiệp trong cộng đồng dự phòng sâu răng

17

1.3.1.

Chiến lược dự phòng bệnh sâu răng………………………………..

17


1.3.2.

Các biện pháp can thiệp của Tổ chức Y tế Thế giới……………….

18

1.3.3.


Một số biện pháp can thiệp cộng đồng trong chăm sóc răng miệng

22

học đường ở Việt Nam.....................................................................
1.4.

Một số nghiên cứu can thiệp bệnh sâu răng, viêm lợi trẻ em ở cộng
đồng………………………………………………………………….

26

1.4.1.

Nghiên cứu can thiệp bệnh sâu răng, viêm lợi trẻ em ở Việt Nam

26

1.4.2.

Nghiên cứu can thiệp bệnh sâu răng, viêm lợi trẻ em trên thế giới

31

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

35

2.1.


Đối tƣợng nghiên cứu…………………………………………….

35

2.1.1.

Trong nghiên cứu định lượng………………………………………

35

2.1.2.

Trong nghiên cứu định tính………………………………………...

35

2.1.3.

Tiêu chuẩn loại trừ…………………………………………………

35

2.2.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu………………………………..

35

2.2.1.


Địa điểm nghiên cứu……………………………………………….

35

2.2.2.

Thời gian nghiên cứu………………………………………………

35

2.3.

Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………

36

2.3.1.

Thiết kế nghiên cứu………………………………………………...

36

2.3.2.

Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu……………………………………..

36

2.4.


Nội dung các biện pháp can thiệp……………………………...

40

2.4.1.

Đối với nghiên cứu mô tả………………………………………….

40

2.4.2.

Đối với nghiên cứu can thiệp………………………………………

41

2.5.

Xây dựng mô hình can thiệp và các hoạt động triển khai……...

45

2.6.

Các chỉ số nghiên cứu…………………………………………….

47

2.6.1


Các chỉ số cho mục tiêu 1…………………………………………

47

2.6.2.

Các chỉ số cho mục tiêu 2………………………………………….

48

2.7.

Kỹ thuật thu thập số liệu nghiên cứu……………………………

49

2.7.1.

Kỹ thuật thu thập số liệu đầu vào…………………………………..

49


2.7.2.

Kỹ thuật thu thập số liệu sau can thiệp…………………………….

50


2.8.

Các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá, xác định……………………..

51

2.8.1.

Tiêu chuẩn đánh giá chỉ số nhu cầu điều trị quanh răng của cộng đồng

51

2.8.2.

Các tiêu chuẩn xác định bệnh……………………………………

54

2.8.3.

Cách đánh giá phân mức độ kiến thức, thái độ, thực hành trong
chăm sócsức khỏe răng miệng học sinh…………………………...

57

2.8.4.

Tiêu chuẩn phân loại hộ nghèo và hộ không nghèo……….……….

58


2.8.5.

Các tiêu chí đánh giá khác...............................................................

58

2.9.

Đánh giá hiệu quả can thiệp……………………………………..

58

2.10.

Phƣơng pháp khống chế sai số…………………………………

59

2.11.

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu………………………………

59

2.12.

Phƣơng pháp xử lý số liệu………………………………………

60


2.12.1 Phương pháp phân tích số liệu định lượng

60

2.12.2 Phương pháp phân tích số liệu định tính

60

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

61

3.1.

Thực trạng và một số yếu tố liên quan bệnh sâu răng, viêm lợi
ở học sinh trung học cơ sở tỉnh Gia Lai………………………..

61

3.1.1.

Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ………………..

61

3.1.2.

Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trong nghiên
cứu định lượng……………………………………………………


3.1.3.

Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trong nghiên
cứu định tính……………………………………………………..

3.2.

72

Một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, viêm lợi trong nghiên
cứu định lượng…………………………………………………….

3.2.2.

70

Một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, viêm lợi của học
sinh trung học cơ sở tỉnh Gia Lai……………………………….

3.2.1.

64

72

Một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, viêm lợi trong nghiên
cứu định tính………………………………………………………

76



3.3.

Hiệu quả can thiệp dự phòng bệnh sâu răng, viêm lợi ở học
sinh trung học cơ sở thuộc tỉnh Gia Lai…………………………

79

3.3.1.

Kết quả thực hiện các hoạt động trong mô hình can thiệp…………

79

3.3.2.

Hiệu quả của hoạt động can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức
khỏephòng bệnh sâu răng, viêm lợi cho học sinh trong nghiên cứu định

83

lượng
3.3.3.

Hiệu quả của hoạt động can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức
khỏe phòng bệnh sâu răng, viêm lợi cho học sinh trong nghiên cứu

88


định tính……………………………………………………………
3.3.4.

Hiệu quả phối hợp các biện pháp can thiệp đối với bệnh sâu răng,
viêm lợi của học sinh trung học cơ sở tại tỉnh Gia Lai trong nghiên

89

cứu định lượng……………………………………………………..
3.3.5

Hiệu quả phối hợp các biện pháp can thiệp đối với bệnh sâu răng, viêm lợi
của học sinh trung học cơ sở tại tỉnh Gia Lai trong nghiên cứu định tính…

95

Chƣơng 4. BÀN LUẬN...............................................................................

97

4.1.

Thực trạng và một số yếu tố liên quan bệnh sâu răng, viêm lợi
của học sinh trung học cơ sở ở tỉnh Gia Lai……………………

97

4.1.1.

Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...........................


97

4.1.2.

Thực trạng về bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trung học cơ
sở ở tỉnh Gia Lai................................................................. ………..

98

4.1.3.

Một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, viêm lợi……………...

107

4.2.

Hiệu quả của hoạt động can thiệp dự phòng bệnh sâu răng, viêm
lợi ở học sinh trung học cơ sở tỉnh Gia Lai………………………... 114

4.2.1

Hiệu quả của mô hình can thiệp…………………………………… 114

4.2.2

Hiệu quả của biện pháp truyền thông nâng cao KAP cho học sinh,
giáo viên và phụ huynh học sinh trong phòng bệnh sâu răng, viêm lợi 116


4.2.3

Hiệu quả phối hợp các biện pháp can thiệp đối với bệnh sâu răng,


viêm lợi của học sinh trung học cơ sở tỉnh Gia Lai……………….

120

4.3.

Khả năng duy trì và nhân rộng của mô hình…………………..

123

4.4.

Một số hạn chế của đề tài, luận án….…………………………..

127

KẾT LUẬN………………………………………………………………..

128

KIẾN NGHỊ………………………………………………………………

130

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN

CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN………………………………………..….
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….
PHỤ LỤC………………………………………………………………….


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Thứ tự
1.

Phần viết đầy đủ

Phần viết tắt
ART

Atraumatic Restorative Treatment:
(Điều trị phục hồi không gây sang chấn)

2.

CSRM

Chăm sóc răng miệng

3.

CSHQ

Chỉ số hiệu quả

4.


CPITN

Community Periodontal Index of Treatment Neesds
(Chỉ số nhu cầu điều trị quanh răng cộng đồng)

5.

GDSK

Giáo dục sức khỏe

6.

HQCT

Hiệu quả can thiệp

7.

KAP

Knowledge Attitudes Practices:
(Kiến thức, thái độ, thực hành)

8.

MS

Mã số


9.

NHĐ

Nha học đường

11.

RHM

Răng hàm mặt

12.

SKRM

Sức khỏe răng miệng

13.

SL

Số lượng

14.

SMT

Sâu mất trám răng vĩnh viễn


15.

smt

Sâu mất trám răng sữa

16.

THCS

Trung học cơ sở

17.

TS

Tổng số

18.

TSRMS

Tổng số răng mã số

19.

VSRM

Vệ sinh răng miệng


20.

WHO

World Health Organization: (Tổ chức Y tế Thế giới)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

1.1.

Tiêu chuẩn phát hiện sâu thân răng nguyên phát theo ICDAS

9

2.1.

Tiêu chuẩn đánh giá tình trạng răng theo Tổ chức Y tế thế giới…

54

2.2.

Nhu cầu điều trị răng sâu theo Tổ chức Y tế thế giới……………


56

2.3.

Phân loại bệnh răng miệng theo Tổ chức Y tế thế giới…………..

57

3.1.

Phân bố học sinh nghiên cứu theo trường học và tuổi…………...

61

3.2.

Phân bố học sinh nghiên cứu theo lớp, giới..................................

61

3.3.

Phân bố học sinh theo dân tộc.......................................................

62

3.4.

Đặc điểm nghề nghiệp của phụ huynh học sinh............................


62

3.5.

Trình độ văn hóa của phụ huynh học sinh.....................................

63

3.6.

Phân loại thành phần kinh tế của các hộ gia đình..........................

63

3.7.

Tỷ lệ bệnh sâu răng, viêm lợi theo trường học..............................

64

3.8.

Phân bố tỷ lệ bệnh sâu răng, viêm lợi theo độ tuổi.......................

64

3.9.

Phân bố tỷ lệ bệnh sâu răng, viêm lợi theo giới.............................


65

3.10.

Phân bố tỷ lệ bệnh sâu răng, viêm lợi theo dân tộc.......................

65

3.11.

Tỷ lệ bệnh sâu răng sữa theo trường học.......................................

66

3.12.

Tỷ lệ bệnh sâu răng vĩnh viễn theo trường học..............................

66

3.13.

Chỉ số sâu, mất, trám và cơ cấu sâu, mất, trám răng sữa và răng
vĩnh viễn của học sinh..................................................................

67

3.14.


Cơ cấu sâu, mất, trám răng sữa và răng vĩnh viễn theo trường học.....

67

3.15.

Chỉ số sâu, mất, trám răng sữa và răng vĩnh viễn theo trường học.....

68

3.16.

Tổng hợp các hình thái sâu răng ở học sinh.................................

68

3.17.

Tỷ lệ bệnh cao răng, viêm lợi của học sinh theo trường học........

69

3.18.

Tỷ lệ bệnh cao răng, viêm lợi của học sinh theo tuổi....................

69

3.19


Kết quả phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng của


Bảng

Tên bảng
học sinh trung học cơ sở tỉnh Gia Lai…………………………

3.20.

73

Liên quan giữa tình trạng thiếu fluor trong nước ăn uống với
bệnh sâu răng ở học sinh (trường Ia Ka, Lương Thế Vinh)..........

3.21.

Trang

74

Kết quả phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh viêm lợi của
học sinh trung học cơ sở tỉnh Gia Lai…………………………

75

3.22.

Đánh giá kết quả tập huấn cho cán bộ nhóm nòng cốt..................


79

3.23.

Kết quả hoạt động của mô hình can thiệp.....................................

81

3.24.

Kiến thức phòng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trước và
sau can thiệp...................................................................................

3.25.

Thái độ phòng bệnh sâu răng, viêm lợi của HS ở thời điểm trước
và sau can thiệp..............................................................................

3.26.

87

Tỷ lệ sâu răng sữa trước-sau can thiệp giữa nhóm nghiên cứu và
nhóm chứng...................................................................................

3.32.

87

Hiệu quả can thiệp KAP phòng bệnh sâu răng, viêm lợi đối với

phụ huynh học sinh........................................................................

3.31.

86

Thay đổi KAP trong phòng bệnh sâu răng, viêm lợi của phụ huynh
học sinh trước và sau khi thực hiện các hoạt động can thiệp...............

3.30.

86

Hiệu quả can thiệp KAP phòng bệnh sâu răng, viêm lợi đối với
giáo viên.........................................................................................

3.29.

85

Thay đổi KAP trong phòng bệnh sâu răng, viêm lợi của giáo
viên trước và sau khi thực hiện các hoạt động can thiệp...............

3.28.

84

Thực hành phòng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh trước và
sau can thiệp.................................................................................


3.27.

83

89

Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn trước-sau can thiệp giữa nhóm nghiên
cứu và nhóm chứng.......................................................................

90

3.33.

Đánh giá hiệu quả can thiệp đối với bệnh sâu răng......................

90

3.34.

Chỉ số sâu-mất-trám răng sữa trước-sau can thiệp giữa nhóm


Bảng

3.35.

Tên bảng

Trang


nghiên cứu và nhóm chứng theo trường.......................................

91

Chỉ số sâu-mất-trám răng vĩnh viễn trước-sau can thiệp giữa
nhóm can thiệp và nhóm chứng theo trường.................................

92

3.36.

Đánh giá hiệu quả can thiệp đối với chỉ số sâu-mất-trám..............

92

3.37.

So sánh tỷ lệ bệnh quanh răng giữa hai nhóm trước và sau can thiệp

93

3.38.

Đánh giá hiệu quả can thiệp đối với bệnh quanh răng..................

93

3.39.

So sánh tỷ lệ viêm lợi giữa hai nhóm trước và sau can thiệp ................


94

3.40.

Đánh giá hiệu quả can thiệp phòng bệnh viêm lợi.........................

94


DANH MỤC CÁCSƠ ĐỒ
Sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

1.1.

Sơ đồ Keyes............................................................................... 4

1.2.

Sơ đồ White...............................................................................

1.3.

Sơ đồ nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến sâu răng.........

7


2.1.

Sơ đồ mô hình huy động nguồn lực cộng đồng tham gia vào

45

hoạtđộng can thiệp dự phòng bệnh sâu răng, viêm lợi cho học
sinh

4


DANH MỤC HỘP KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH
Hộp

Tên hộp

Trang

3.1.

Ý kiến về tình hình mắc bệnh sâu răng, viêm lợi ở học sinh

70

3.2.

Ý kiến về nguyên nhân gây bệnh sâu răng, viêm lợi ở địa phương


70

3.3.

Ý kiến đại diện của lãnh đạo UBND xã.................................

71

3.4.

Ý kiến đại diện cán bộ y tế xã………………………………

71

3.5.

Ý kiến đại diện phụ huynh học sinh………………………..

72

3.6.

Ý kiến về kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh, phụ
huynh học sinh…………………………………………….

3.7.

Sự quan tâm của phụ huynh đến sức khỏe răng miệng của
học sinh..................................................................................


3.8.

77

Liên quan giữa việc truyền thông đến sức khỏe răng
miệng của học sinh………………………………………..

3.11.

77

Liên quan ăn uống đồ ngọt đến sức khỏe răng miệng của
học sinh……………………………………………………

3.10.

77

Sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể đến sức
khỏe răng miệng của học sinh...............................................

3.9.

76

78

Liên quan giữa KAP của giáo viên, phụ huynh đến sức
khỏe răng miệng của học sinh………………………………


78

3.12.

Hiệu quả của biện pháp truyền thông……………………….

88

3.13.

Khả năng duy trì và nhân rộng của mô hình………………..

89

3.14.

Ý kiến về công tác tổ chức của mô hình can thiệp…………

95

3.15.

Ý kiến về thực hiện hoạt động chuyên môn………………..

95

3.16.

Ý kiến của trung tâm Y tế…………………………………..


96

3.17.

Ý kiến về sự phối hợp thực hiện mô hình………………….

96


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sâu răng, viêm lợi là bệnh phổ biến, gặp khoảng 80% dân số trên
thế giới, ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội, bệnh mắc rất sớm, nếu không
được khám phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển gây biến chứng tại
chỗ và toàn thân, ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, sức khoẻ và thẩm mỹ
của trẻ sau này [1], [2], [3], [4], [5]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có
khoảng 5 tỷ người trên thế giới mắc bệnh sâu răng, viêm lợi tập trung chủ yếu
tại các nước Châu Á và Châu Mỹ La Tinh; ở các nước phát triển cũng không
thua kém với 60-90% trẻ em trong độ tuổi đi học mắc bệnh. Bệnh sâu răng
đang là vấn đề được Chính phủ các nước trên thế giới quan tâm đưa ra nhiều
biện pháp để giải quyết [6], [7]. Bệnh sâu răng, viêm lợi là nguyên nhân gây
mất răng, giảm hoặc mất sức nhai ở người trưởng thành cũng như trẻ em, gây
ra những khó chịu đến ăn uống, nói, và nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức
khỏe học sinh.
Ở Việt Nam, tình trạng sâu răng và viêm lợi còn ở mức cao trên 70%
dân số và có chiều hướng gia tăng, nhất là ở những nơi chưa thực hiện tốt
chương trình Nha học đường (NHĐ) như ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng
xa, vùng dân tộc ít người [8], [9], [10], [11]. Theo điều tra sức khỏe răng
miệng toàn quốc năm 2000 thì tỷ lệ sâu răng sữa là 84,9%, tỷ lệ sâu răng vĩnh

viễn ở trẻ từ 6-8 tuổi là 25,4%, tỷ lệ này gia tăng theo tuổi và lên tới 69% ở
lứa tuổi 15-17. Tỉ lệ bệnh viêm lợi là 45% và thấy rằng nhu cầu điều trị bệnh
răng miệng lớn và cấp bách [12]. Phòng bệnh sâu răng, viêm lợi bằng các
biện pháp dự phòng là việc làm tương đối đơn giản, không phức tạp, chi phí
thấp, dễ thực hiện tại cộng đồng, đặc biệt tại các trường học đã đem lại hiệu
quả cao. Đối với chăm sóc sức khỏe răng miệng, việc dự phòng sớm để không
sảy ra các bệnh răng miệng là tốt nhất [13], [14]. Do đó phòng bệnh sâu răng,
viêm lợi sớm ngay ở lứa tuổi học sinh khi mới cắp sách đến trường là chiến


2

lược khả thi nhất đã được WHO khuyến cáo triển khai nhằm nâng cao sức
khỏe học đường [6], [15].
Các nghiên cứu can thiệp đều cho thấy nếu làm tốt công tác tuyên
truyền giáo dục sức khỏe thì tỷ lệ bệnh sâu răng, viêm lợi sẽ giảm. Việc đẩy
mạnh các hoạt động phòng bệnh sâu răng, viêm lợi đặc biệt là nâng cao kiến
thức, thái độ, thực hành của học sinh ngay từ khi bắt đầu đi học là cần thiết
cho sức khoẻ, giảm gánh nặng cho ngành Y tế và giảm chi phí cho xã hội
góp phần cải thiện sức khoẻ cộng đồng nói chung và sức khỏe của học sinh
nói riêng [16], [17], [18].
Trong những năm qua, chương trình NHĐ đã bước đầu có hiệu quả và
các hoạt động đi vào nền nếp, tuy nhiên chất lượng chưa đồng đều giữa các
trường nhất là ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, trong đó có các tỉnh
khu vực Tây Nguyên. Nơi đây còn tồn tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu
cũng như sự hiểu biết của người dân về sức khoẻ còn thấp, đặc biệt là công
tác chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho học sinh chưa được triển khai đến các
trường học, cộng động và người dân; tỷ lệ bệnh sâu răng, viêm lợi của học
sinh cao trên 70%. Cho đến nay chưa có giải pháp, mô hình cụ thể nào để làm
giảm tỷ lệ bệnh sâu răng, viêm lợi xuống một cách bền vững tại Khu vực Tây

nguyên nói chung và Tỉnh Gia Lai nói riêng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh một số
trường trung học cơ sở tại tỉnh Gia Lai và hiệu quả biện pháp can thiệp”
nhằm các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng và phân tích một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng,
viêm lợi của học sinh một số trường trung học cơ sở tỉnh Gia Lai (2017-2018).
2. Đánh giá hiệu quả của một số biện pháp dự phòng bệnh sâu răng,
viêm lợi cho học sinh một số trường trung học cơ sở tại tỉnh Gia Lai.


3

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh sâu răng, viêm lợi
1.1.1. Khái niệm về bệnh sâu răng, viêm lợi
Bệnh răng miệng là bệnh tổn thương cả phần tổ chức cứng của răng
(sâu răng) và các tổ chức quanh răng như viêm lợi, chảy máu lợi. Bệnh răng
miệng có thể bị mắc từ rất sớm, nếu không được điều trị bệnh có thể tiến triển
nặng hơn và gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mỹ và học
tập của trẻ sau này.
Sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn tổ chức canxi hoá được đặc trưng
bởi sự huỷ khoáng của thành phần vô cơ và sự phá huỷ thành phần hữu cơ của
mô cứng.
Viêm lợi là viêm khu trú ở lợi (bờ, nhú lợi, lợi dính) không ảnh hưởng
đến dây chằng quanh răng, xương răng và xương ổ răng.
1.1.2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ bệnh sâu răng, viêm lợi
1.1.2.1. Cơ chế và các yếu tố nguy cơ bệnh sâu răng, viêm lợi
* Cơ chế và các yếu tố nguy cơ gây bệnh sâu răng
Trước năm 1970, người ta cho rằng bệnh căn của sâu răng là do chất

đường, vi khuẩn Streptococcus mutans. Nguyên nhân sâu răng được giải thích
bằng sơ đồ Keyes. Theo sơ đồ Keyes, phòng bệnh sâu răng tập trung vào chế
độ ăn hạn chế đường, vệ sinh răng miệng kỹ (VSRM), nhưng kết quả phòng
bệnh sâu răng vẫn bị hạn chế [19], [20].
Sau năm 1975, các nghiên cứu làm sáng tỏ hơn căn nguyên bệnh sâu
răng và giải thích bằng sơ đồ White thay thế một vòng tròn của sơ đồ Keyes
(chất đường) bằng vòng tròn chất nền (substrate), nhấn mạnh vai trò nước bọt
(chất trung hoà - Buffers) và pH của dòng chảy môi trường quanh răng.


4

Hình 1.1. Sơ đồ Keyes

Hình 1.2. Sơ đồ White

* Nguồn: Usha C. (2009)[21]

* Nguồn: Usha C [21]

Đồng thời các nghiên cứu cũng cho thấy rõ hơn tác dụng của fluor khi
gặp hydroxyapatit của răng kết hợp thành fluoroapatit rắn chắc, chống được
sự phân huỷ của acid tạo thành thương tổn sâu răng. Bệnh sâu răng chỉ diễn ra
khi cả 3 yếu tố cùng tồn tại (Vi khuẩn, glucid và thời gian). Vì thế cơ sở của
việc phòng chống bệnh sâu răng là ngăn chặn một hoặc cả ba yếu tố xuất hiện
cùng lúc. Còn một yếu tố thứ tư không kém phần quan trọng là bản thân
người bệnh. Các yếu tố chủ quan như tuổi tác, bất thường của tuyến nước bọt,
bất thường bẩm sinh của răng có thể khiến cho khả năng mắc bệnh sâu răng
tăng cao và tốc độ bệnh tiến triển nhanh [22].
Một số yếu tố nguy cơ chính gây bệnh răng miệng:

1) Vi khuẩn có sẵn trong miệng, chủ yếu là Lactobacillus và
Streptococcus mutans, khi có thức ăn dính lên mặt răng đặc biệt là đường và
tinh bột, các vi khuẩn sẽ phân hủy thức ăn tạo nên acid ăn mòn men răng tạo
thành lỗ sâu [23], [24].
2) Khả năng chống sâu của răng còn tùy thuộc vào độ cứng của răng.
Hàm răng không bị sứt mẻ, không khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, men răng
trắng bóng, mức khoáng hóa răng cao là những yếu tố quan trọng chống lại


5

các tác nhân gây sâu răng. Ngược lại, các yếu tố này không hoàn chỉnh thì
nguy cơ sâu răng là rất lớn.
3) Mảng bám răng: Các gợn thức ăn bám vào các kẽ răng, nếu không
đánh răng thường xuyên và không lấy cao răng định kỳ sẽ là môi trường thuận
lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển [23].
4) Thức ăn: Một số thực phẩm tạo thành những yếu tố chống lại sự mất
khoáng. Những loại thức ăn đòi hỏi sự nghiền, nhai các loại rau có xơ có thể coi
là yếu tố bảo vệ, kẹo cao su làm gia tăng lưu lượng nước bọt cho nên được coi
như có khả năng chất đệm [25]. Các loại tinh bột đã qua chế biến rất dễ biến đổi
thành acid hữu cơ dễ sâu răng [7], [26], [27], [28].
5) Khả năng kháng khuẩn, cân bằng và giữ cho độ pH > 5,5 của nước
bọt cũng là yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát khả năng xảy ra sâu răng
và tốc độ sâu răng [8], [9], [12], [29]. Nước bọt giữ một vai trò quan trọng
trong việc bảo vệ răng chống lại sự tấn công của acid. Lưu lượng nước bọt và
sự làm sạch miệng ảnh hưởng trong việc lấy đi các mảnh vụn thức ăn và các
vi sinh vật. Tuy nhiên, khi lưu lượng nước bọt ở mức độ cao cũng có thể lấy
đi một phần lượng fluor đặt trên răng [25].
6) Thời gian: Sâu răng chỉ phát triển khi phản ứng sinh acid kéo dài và
lặp đi lặp lại. Ăn thường xuyên các chất carbonhydrate lên men thì dễ sâu

răng hơn tổng lượng carbohydrate đã ăn trong 1 lần [23].
* Cơ chế và các yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm lợi
Nhiều nghiên cứu mang tính đột phá trong vi sinh học, sinh học phân tử
và miễn dịch học đã giúp làm sáng tỏ cơ chế bệnh sinh bệnh viêm lợi, viêm
quanh răng. Bệnh khởi phát do mảng bám răng dưới lợi nhưng duy trì, tiến
triển nặng lên lại do đáp ứng viêm – miễn dịch của cơ thể đối với mảng bám
này. Đáp ứng của cơ thể có vai trò bảo vệ cơ thể rất quan trọng, nhưng nếu lạc
hướng có thể phá hủy mô cơ thể, trong đó có sự phá hủy các sợi liên kết trong
dây chằng quanh răng kết hợp tiêu xương ổ răng. Đáp ứng cơ thể với mảng


6

bám răng biến đổi phụ thuộc vào yếu tố di truyền (giải thích tại sao viêm
quanh răng có tính chất gia đình), các yếu tố toàn thân và môi trường (bệnh
đái tháo đường, stress, hút thuốc lá).
1.1.2.2. Nguyên nhân
* Nguyên nhân sâu răng
Tổn thương sâu răng chỉ xảy ra khi lượng vi khuẩn có khả năng tạo đủ
lượng acid tại chỗ để làm mất khoáng cấu trúc răng. Khối gelatin vi khuẩn
dính vào bề mặt răng được gọi là mảng bám. Mảng bám vi khuẩn biến dưỡng
carbohydrate tinh chế cho năng lượng và acid hữu cơ như một sản phẩm phụ.
Sản phẩm acid có thể là nguyên nhân của tổn thương sâu răng bởi sự hòa tan
những tinh thể cấu trúc răng. Sâu răng tiến triển từng đợt lúc mạnh lúc yếu tùy
theo mức độ pH trên mặt răng với sự thay đổi biến dưỡng của mảng bám. Sâu
răng hoạt động mạnh ở thời kỳ hoạt động biến dưỡng của vi khuẩn cao và độ
pH tại chỗ giảm dưới 5,5. Các ion Ca2+ và PO43- trong nước bọt giữ nhiệm vụ
làm nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho tiến trình tái khoáng hóa [19].
Bệnh sâu răng là một bệnh đa nguyên nhân, trong đó vi khuẩn đóng vai
trò quan trọng. Ngoài ra cần phải có các yếu tố thuận lợi như chế độ ăn uống

nhiều đường, VSRM không tốt, tình trạng sắp xếp của răng khấp khểnh, chất
lượng men răng kém và môi trường tự nhiên, nhất là môi trường nước uống
có hàm lượng fluor thấp tạo điều kiện cho sâu răng phát triển [30], [31], [32].
Năm 1995, Hội Nha khoa Hoa Kỳ đã đưa ra khái niệm sâu răng là bệnh
nhiễm trùng với vai trò gây bệnh của vi khuẩn và giải thích nguyên nhân sâu
răng bằng sơ đồ với ba vòng tròn của các yếu tố vật chủ (răng: gồm men răng,
ngà răng, xương răng) môi trường (thức ăn có khả năng lên men chứa
carbohydrate) và tác nhân (vi khuẩn chủ yếu là Streptococcus mutans và
Lacto bacillus) [33].


7

Hình 1.3. Sơ đồ nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến sâu răng
[Nguồn: Usha C. (2009)[21]]

Theo sơ đồ trên, sâu răng xảy ra khi có sự kết hợp của các yếu tố: răng
nhạy cảm, vi khuẩn trong mảng bám răng, thói quen ăn uống có hại và thời
gian tác dụng của các yếu tố này lên răng. Ngoài ra, còn có một số yếu tố ảnh
hưởng đến sâu răng như nước bọt (khả năng đệm, thành phần, lưu lượng), sự
xuất hiện của đường, pH ở mảng bám răng, thói quen nhai kẹo cao su, sử
dụng các biện pháp bổ sung Fluor, trám bít hố rãnh phòng ngừa sâu răng,
kháng khuẩn. Một số yếu tố về nhân chủng cũng ảnh hưởng đến sâu răng như
nhân chủng - xã hội học, thu nhập, bảo hiểm nha khoa, kiến thức, thái độ,
hiểu biết về sức khỏe răng miệng, các hành vi liên quan đến sức khỏe răng
miệng, trình độ học vấn và địa vị xã hội.


8


* Nguyên nhân viêm lợi
Fossil dựa trên kết quả khảo cổ phân tích cao răng người tiền sử đã
chứng minh viêm quanh răng là 1 bệnh từ thời tiền sử và trở nên lan rộng khi
bước vào thời kỳ sống cộng đồng. Đó là kỷ nguyên (khoảng 10.000 năm trước)
đã có sự xuất hiện của Porphyromonas gingivalis và các loài vi khuẩn kết hợp
khác gây bệnh viêm quanh răng. Lúc đầu, bệnh quanh răng được quan niệm
liên quan đến tuổi, phân bố đồng đều trong cộng đồng, với mức độ nặng của
bệnh tương quan trực tiếp với mức độ mảng bám răng. Tuy nhiên, ngày nay
nhiều nghiên cứu sâu và đánh giá toàn diện hơn với nhiều yếu tố đã kết luận
rằng bệnh viêm lợi, viêm quanh răng khởi đầu do mảng bám răng song tiến
triển và mức độ nặng do đáp ứng của vật chủ với mảng bám răng quy định.
1.1.3. Phân loại bệnh răng miệng
1.1.3.1. Bệnh sâu răng
Sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn tổ chức canxi hoá được đặc trưng
bởi sự huỷ khoáng của thành phần vô cơ và sự phá huỷ thành phần hữu cơ của
mô cứng. Tổn thương là quá trình phức tạp bao gồm các phản ứng hoá lý liên
quan đến sự di chuyển các ion bề mặt giữa răng và môi trường miệng và là
quá trình sinh học giữa các vi khuẩn mảng bám với cơ chế bảo vệ của vật chủ.
Sâu răng làm tổn thương, tiêu huỷ tổ chức cứng của răng (bao gồm men răng
và ngà răng là tổ chức không có tế bào), tạo nên lỗ hổng trên thân răng. Sâu
răng có thể ở bề mặt thân răng hoặc cổ răng, tổn thương sâu trên thân răng bắt
đầu từ men răng, còn tổn thương trên cổ răng bắt đầu từ men răng hoặc ngà cổ
răng. Bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi [34], [35], [36], [37].
1.1.3.2. Bệnh viêm lợi
Viêm lợi là tổn thương các tổ chức phần mềm xung quanh răng. Viêm
lợi xuất hiện sớm hơn sâu răng, chỉ sau 7 ngày có mảng bám vi khuẩn mà
không được lấy đi và chỉ tổn thương duy nhất ở tổ chức lợi. Ở thời kỳ này,
bệnh vẫn còn có thể phục hồi, nhưng nếu không điều trị sẽ dẫn đến tình trạng



9

nặng hơn. Sự kích thích vi khuẩn ở mảng bám răng là nguyên nhân gây ra
viêm lợi. Khi lợi viêm, sẽ có biến đổi giải phẫu như bờ viền lợi tròn, tấy đỏ và
phù nề, mềm. Nhóm vi khuẩn thường kết hợp với viêm lợi là xoắn khuẩn
Actinomyces (Gram dương, hình sợi) và Eikenella (Gram âm, hình que) [21].
Viêm lợi hoại tử loét cấp tính đặc trưng bởi sự hoại tử của gai lợi, chảy
máu tự phát, có mùi hôi [21].
1.1.4. Chẩn đoán bệnh sâu răng, viêm lợi
1.1.4.1.Chẩn đoán sâu răng theo Tổ chức Y tế thế giới
Răng được đánh giá lành mạnh khi không có dấu hiện nào của xoang
sâu, miếng trám hoặc Sealant.
Tiêu chuẩn lỗ sâu theo WHO(1997): Rãnh trũng trên mặt nhai, ngoài,
trong gọi là sâu khi mắc thám trâm lúc thăm khám, ấn thám trâm vào với lực
vừa phải kèm với các dấu chứng sâu răng khác như:
+ Đáy có lỗ sâu mềm.
+ Có vùng đục xung quanh chỗ mất khoáng.
+ Có thể dùng thám trâm cạo đi ngà mềm ở vùng xung quanh
+ Vùng đục do mất khoáng mà chưa có ngà mềm vẫn được xem là răng
lành mạnh.
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn phát hiện sâu thân răng nguyên phát theo ICDAS.
Mã số

Mô tả

0

Lành mạnh

1


Đốm trắng đục (sau khi thổi khô 5 giây)

2

Đổi màu trên men (răng ướt)

3

Vỡ men định khu (không thấy ngà)

4

Bóng đen ánh lên thấy ngà

5

Xoang sâu thấy ngà

6

Xoang sâu thấy ngà lan rộng (>1/2 mặt răng)

* Nguồn: Trương Mạnh Dũng, Ngô Văn Toàn (2013)[38]


10

Tiêu chuẩn xoang sâu được quy định theo WHO(2005), quy định cho
hệ thống đánh giá ICDAS (International Caries Detection and Assessment

System).
1.1.4.2.Chẩn đoán sâu răng ở trẻ em
Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở (THCS) là lứa tuổi mà trẻ thường đã
mọc gần đủ răng vĩnh viễn. Song hành cùng với bệnh sâu răng học sinh
thường là tình trạng viêm lợi. Đây là 2 bệnh có quan hệ với nhau. Khi lợi bị
viêm sẽ đỏ, sưng tấy, dễ chảy máu và miệng có mùi hôi. Vì lợi bị đau nên
nhiều học sinh không chịu đánh răng thường xuyên làm cho tình trạng viêm
tiếp tục nặng hơn và tạo điều kiện cho sâu răng phát triển. Bên cạnh đó,tình
trạng thay răng không được chăm sóc tốt, sâu răng, mất răng, làm cho nhiều
học sinh hàm răng vĩnh viễn mọc lệch lạc, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và còn là
điều kiện cho mảng bám, vì chải răng không làm sạch được sẽ gây ra các
bệnh răng miệng sau này [39].
Sâu răng là một bệnh phổ biến và thường mắc từ giai đoạn đầu sau khi
răng mọc ở trẻ em. Tổ chức cứng của răng bị phá hủy tạo thành lỗ sâu trên
răng. Sâu răng ở trẻ em được chia ra thành 2 dạng, đó là sâu răng sữa và sâu
răng vĩnh viễn. Sâu răng là bệnh tổn thương không hồi phục do đó nếu sâu
răng mà không được chữa trị triệt để và dự phòng kịp thời, đúng cách thì tỷ lệ
răng sâu sẽ lũy tích ngày càng cao, sự hủy khoáng ngày càng nhiều, răng
nhanh chóng bị phá hủy từ lớp men răng đến tủy răng [21]. Việc chữa răng
sâu là khá tốn kém nhưng cũng không thể nào phục hồi được như trước đối
với tổ chức cứng của răng. Sâu răng nếu không chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng
đến sức khỏe và có thể còn gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm tủy
răng, viêm quanh cuống, nhiễm trùng máu, mất răng.
1.1.4.3. Chẩn đoán sâu răng trong cộng đồng
Chẩn đoán sâu răng theo thuyết “tảng băng trôi” của Pitts N.B. (2004) [40]:


×