Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Câu hỏi văn hóa công sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.24 KB, 4 trang )

Câu hỏi: Đồng chí hãy đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm xây dựng phát
huy các giá trị văn hóa công sở ở nước ta hiện nay?
Trả lời:
Bản chất của nhà nước XHCN Việt Nam, là nhà nước của dân, do dân và vì
dân. Nên bộ máy công quyền hiện nay ở các Bộ, ban, ngành đều nhằm mục đích
là hướng tới phục vụ nhân dân, xây dựng đất nước. Nên xây dựng văn hóa công
sở trong thời đại hiện nay là một xu thế tất yếu phù hợp tình hình phát triển đất
nước ta .
Văn hoá công sở là một hệ thống các giá trị chuẩn mực, quy tắc, giá trị được
hình thành trong quá trình hoạt động của công sở, xây dựng giá trị về thái độ của
cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong công sở, ảnh hưởng đến cách làm
việc trong công sở và hiệu quả hoạt động của công sở. Xây dựng văn hoá công sở
là xây dựng một nề nếp làm việc khoa học, có kỷ cương và dân chủ, đòi hỏi các
cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan phải quan tâm. Để hoạt động của cơ
quan có hiệu quả cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng kỷ luật của cơ quan,
phải chú ý đến danh dự của cơ quan trong cư xử với mọi người, đoàn kết và hợp
tác trên nguyên tắc chung, chống lại bệnh quan liêu, hách dịch, cơ hội.
Văn hóa công sở được quy định rõ ràng trong các văn bản, quy chế cụ thể
như Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 16/7/1998 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp
hành Trung ương khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 Hội nghị
lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng và phát triển văn
hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Quyết
định số 129/2007/QĐ-TTg, ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước; Quyết định số
1847/QĐ-TTg, ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề
án Văn hóa công vụ và Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 14/6/2019 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua
"Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở" giai đoạn 2019
– 2025. Sau khi triển khai, nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương có những chuyển
biến tích cực, mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương; nhận thức của cán bộ, công chức,


viên chức về văn hóa công sở thay đổi rõ nét; bước đầu hình thành phong cách
ứng xử, lề lối làm việc góp phần xây dựng hình ảnh đội ngũ cán bộ, công chức
1


chuẩn mực, chuyên nghiệp, thân thiện trong thực thi nhiệm vụ; thể hiện đạo đức,
lối sống của người cán bộ... Nhiều cơ quan, đơn vị đã xây dựng bộ tiêu chí đánh
giá văn hóa công sở và thái độ công chức, viên chức cũng như những chế tài xử
lý vi phạm ứng xử và có cơ chế khen thưởng đối với cá nhân, tập thể thực hiện
tốt…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn tồn tại những hạn
chế như: chưa triển khai kịp thời tuyên truyền, giáo dục về văn hóa công sở cho
cán bộ, công chức nhất là lực lượng công chức cấp xã và người dân địa phương;
chưa ban hành hệ thống văn bản quản lý nhà nước điều chỉnh trực tiếp về văn hóa
công sở; thói quen sử dụng rượu, bia trong sinh hoạt của đội ngũ cán bộ, công
chức còn diễn ra. Vì vậy, cần có những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng
hoạt động công sở trong thời đại hiện nay. Để khắc phục những hạn chế đó, cần
thực hiện tốt một số giải pháp sau:
.

Thứ nhất:Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục các nội dung văn hóa
công sở cho cán bộ, công chức và người lao động:
- Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tăng cường bồi dưỡng cho cán
bộ, công chức, viên chức về văn hóa công sở. Bổ sung tài liệu về văn hóa công sở
vào tủ sách pháp luật phục vụ cho người dân ở địa phương.
- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về xây dựng văn hóa công sở, văn hóa
khu dân cư trên các phương tiện truyền thanh. Việc phát thanh tuyên truyền
thường xuyên, liên tục sẽ giúp thông tin đến với người dân hiểu rõ, góp phần thay
đổi nhận thức, hành vi, cách ứng xử, tạo môi trường nhận thức đồng đều cho hoạt
động xây dựng và thực hiện văn hóa công sở.

- Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên
và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, mục đích, nội dung của phong trào: “ Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
- Tổ chức các cuộc thi, hội thi tìm hiểu về xây dựng văn hóa công sở trong
cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã và trong nhân dân
các thôn, bản, khu phố.
Thứ hai: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về văn hóa công sở.
Với quan điểm nâng cao văn hóa công sở góp phần xây dựng nền hành chính
chuyên nghiệp, hiện đại trách nhiệm, minh bạch, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ;
kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồng thời đáp ứng yêu
cầu hội nhập quốc tế; nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, đạo đức
..

2


nghề nghiệp; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; phòng, chống tham
nhũng; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong thực hiện
văn hóa công vụ. Các cơ quan nhà nước cần nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện quy
định về văn hóa công sở trong các văn bản Luật và các văn bản hướng dẫn thi
hành. Nghiên cứu, sửa đổi các quy định, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan,
tổ chức nhằm tạo cơ sở pháp lý, ngăn ngừa một cách bài bản những vi phạm về
văn hóa công sở.
Thứ ba: Thường xuyên xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức về giao tiếp, ứng xử công vụ, tác phong lề lối làm việc.
- Bồi dưỡng và nâng cao đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức. Tiếp tục
thực hiện tốt cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh. Qua đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của cán bộ, công
chức và nhân dân địa phương. Xây dựng bộ chuẩn mực đạo đức, tác phong của
cán bộ, công chức cấp xã phù hợp với phong tục, tập quán, văn hóa truyền thống

của đất nước, địa phương.
- Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, công chức. Cán bộ, công chức lãnh đạo
phải công tâm, khách quan trong sử dụng, đánh giá cán bộ thuộc quyền quản lý;
không lợi dụng vị trí công tác để bổ nhiệm người thân quen; chủ động xin thôi
giữ chức vụ khi nhận thấy bản thân còn hạn chế về năng lực và uy tín.
- Kỹ năng giao tiếp hành chính của cán bộ, công chức và những người hoạt
động không chuyên trách cấp xã. Để nâng cao kỹ năng giao tiếp cho đội ngũ cán
bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện cần tổ chức bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp
thường xuyên và có hiệu quả cho cán bộ, công chức cấp xã. Việc bồi dưỡng, tập
huấn kỹ năng giao tiếp là cơ sở quan trọng nhất tạo sự chuyển biến trong hành vi
ứng xử của cán bộ, công chức, đặc biệt đối với những bộ phận liên quan trực tiếp
tới tiếp công dân, giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân.
- Về trang phục, lễ phục của cán bộ, công chức: Cần cụ thể hóa thêm nội
dung trang phục cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên
trách cấp xã trong thi hành công vụ. Các tiêu chí về trang phục phải tính tới yếu
tố phù hợp với điều kiện và môi trường thực thi công vụ.
Thứ tư: Xây dựng môi trường văn hóa công sở và tăng cường cơ sở vật
chất, kỹ thuật để thực hiện, xây dựng môi trường văn hóa trong cộng đồng dân
cư, tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng và thực hiện văn hóa công sở tại Ủy ban
nhân dân cấp xã trên địa bàn. Để có được môi trường thực hiện văn hóa. Về cơ sở
vật chất, trước mắt cần tăng cường đầu tư xây dựng, nâng cấp trụ sở làm việc của
3


Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Chi Lăng theo Quyết định
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đầu tư trụ sở cấp xã bảo
đảm yêu cầu cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý bộ máy của
nhà nước. Để tạo dựng cơ sở vật chất đáp ứng điều kiện hoạt động của Ủy ban
nhân dân cấp xã, đồng thời tạo dựng hình ảnh thân thiện, gần gũi của công sở với
nhân dân.

Thứ năm: Cần có sự quan tâm lãnh đạo chặt chẽ, thường xuyên và nâng cao
vai trò lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương. Tăng cường sự quan
tâm và phối hợp đồng bộ của các sở, ban, ngành, đoàn thể, có kế hoạch chi tiết
triển khai theo ngành dọc, phối hợp cùng tổ chức thực hiện.
Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phong trào hiện có, cần nghiên cứu đưa ra
một số loại hình hoạt động cụ thể và mở rộng các phong trào liên quan. Xây dựng
hoàn chỉnh một số mô hình thôn, khu phố văn hoá như: Xã đạt chuẩn văn hóa
nông thôn mới; thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị tiến hành xây dựng điểm để rút
kinh nghiệm và triển khai trên diện rộng.
Thứ sáu: Cần nêu cao tinh thần trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn
vị, nếu cơ quan, đơn vị để xẩy ra tình trạng cán bộ, công chức, viên chức, người
lao động có nhiều người vi phạm văn hóa công sở thì trước hết kỷ luật người vi
phạm, sau đó phải tiến hành kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra vi
phạm. Chúng ta làm một cách quyết liệt, hiệu quả. Hàng năm nêu gương những
cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tiên tiến điển hình, có sự nỗ lực
trong giải quyết công việc và thái độ phục vụ nhân dân, đồng thời, có hình thức
kỷ luật những trường hợp vi phạm, có như vậy tạo được môi trường cạnh tranh
làm việc va thúc đẩy tiến độ công việc.
Trên đây là một số giải pháp nhằm xây dựng phát huy các giá trị văn hóa
công sở ở nước ta hiện nay, với những giải pháp đưa ra hy vọng trong thời gian
tới Việt nam xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có vững vàng bản
lĩnh, nắm chắc chuyên môn, tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân với tinh thần, thái
độ có tâm và có tầm xứng đáng sự tin yêu nhân dân.
.

4




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×