Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Tìm hiểu công tác quản lý lễ hội đền Trần tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 55 trang )

BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Từ viết tắt
BQL
VH-TT
VH-TT& DL
DSVH
Tr
PGS
TW
UBND
Nxb

Nội dung viết tắt
Ban quản lý
Văn hóa- Thể thao
Văn hóa – Thể thao& Du lịch
Di sản văn hóa
Trang
Phó giáo sư


Trung ương
Ủy ban nhân dân
Nhà xuất bản

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài nghiên cứu với đề tài “Tìm hiểu về Lễ hội Đền Trần- xã
Tiến Đức- huyện Hưng Hà- tỉnh Thái Bình” là công trình nghiên cứu do tôi tự
viết. Các số liệu và tư liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu là trung thực,
chính xác và có nguồn gốc rõ ràng.

2


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện bài nghiên cứu khoa học này tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới
các thầy/ cô trong khoa, trong trường Đại học đã tận tình truyền đạt kiến thức,
tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài, tôi đã nhận được sự chỉ
bảo tận tình từ giảng viên. Tôi xin dược tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô.
Đặc biệt cũng xin gửi lời cảm ơn tới ban quản lý khu di tích Đền Trần- xã Tiến
Đức- huyện Hưng Hà, cùng bà con nhân dân địa phương khi tôi đến tìm hiểu và
khảo sát về đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 1 năm 2019.
Sinh viên thực hiện.

3



Contents

4


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài.
Việt Nam là một đất nước giàu truyền thống văn hóa với vô số những lễ hội bao
trùm lên toàn bộ đời sống nhân dân nơi này. Mỗi vùng quê trên đất Việt đều nằm
trong dòng chảy văn hoá thống nhất nhưng vẫn mang những nét riêng, đặc trưng
của con người nơi đó tạo nên một bức tranh văn hoá Việt Nam phong phú và đa
dạng.
Thái Bình là một vùng đất cổ nằm gần trung tâm Đồng bằng Sông Hồng hiện
nay.Theo tác giả Phi Thành, báo Thái Bình: Hưng Hà là một trong những vùng
đất cổ xưa nhất của tỉnh Thái Bình với diện tích trên 200km² nằm ở phía Bắc của
tỉnh, dân số trên 270.000 người, phân bố ở 35 xã,thị trấn. Với 3con sông lớn,
sông Hồng, sông Luộc và sông Trà Lý bao bọc, tạo nên một vùng đất phì phiêu,
màu mỡ với những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Hưng Hà là một trong những
quê hương của vương triều Trần(thế kỉ XIII- XIV),nơi đây nhà Trần đã từng xây
dựng Hoàng thành và cũng chọn chính nơi đây làm tôn miếu xây dựng lăng
tẩm,an táng các vị Vua và Hoàng hậu cùng nhiều trọng thần. [20,Tr2] Và theo
tập tục cứ mỗi lần đánh thắng giặc thì vua tôi nhà Trần lại về Tam Đường để làm
lễ tế tổ tiên ăn mừng ciến thắn, với phong tục đó lh đền Trần được khơi nguồn
và duy trì bằng cách lưu truyền tại cộng đồng làng xã. Lễ hội đền Trần tại xã
Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình được tổ chức vào tháng giêng âm
lịch hàng năm đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào
năm 2014.


5


Là một người con của mảnh đất ấy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Tìm hiểu về
lhđT xã Tiến Đức,huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình” nhằm tìm hiểu về ý nghĩa
của lh này với một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, cũng như
sự phát triển của lễ hội đối với sự phát triển của tỉnh Thái Bình. Đồng thời thông
qua đó mong muốn đóng góp một phần nhỏ giới thiệu tới mọi người lhđT.
Đối tượng nghiên cứu: Công tác tổ chức, quản lý và tiến trình diễn ra lh đềnTrần
xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình; từ đó đề ra phương hướng, giải
pháp nhằm bảo tồn và nâng cao hiệu quả của lễ hội đền Trần.
Phạm vi nghiên cứu:Thời gian diễn ra lh đền Trần từ ngày 13 đến ngày 18 tháng
Giêng từ sau năm 2010 (thời điểm lễ hội đền Trần được phục hồi) đến nay,tại
khu di tích di tích đền Trần tỉnh Thái Bình.
3. Lịch sử nghiên cứu.
Quần thể di tích và lễ hội đền Trần là một thắng cảnh đẹp và là một lễ hội lớn.
Do vậy, từ lâu nó đã được nhiều người biết đến và có rất nhiều bài nghiên cứu,
cụ thể như: Di tích lịch sử văn hóa tỉnh Thái Bình của nhiều tác giả có đề cập
đến khu di tích lịch sử lăng mộ và đền thờ các vua Trần cũng như giá trị văn hóa
lịch sử của khu di tích hiện nay; Lý lịch di tích Lăng mộ và đền thờ các vua Trần
xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình [1, Tr7] của Ban Quản lý di tích
tỉnh Thái Bình giới thiệu đầy đủ và chi tiết về khu di tích lịch sử lăng mộ và đền
thờ các vua Trần và lễ hội đền Trần Thái Bình; Ngàn năm đất và người Thái
Bình của nhiều tác giả [18,Tr8] cũng đề cập đến mảnh đất và nguồn gốc hình
thành vương triều Trần; Di tích khảo cổ học Thái Bình của Vũ Đức Thơm và
Nguyễn Ngọc Phát [27,Tr8]có nội dung nghiên cứu và làm rõ giá trị ở đền Trần;
Thái Bình đất phát tích hưng nghiệp nhà Trần [30,Tr8] đề cập đến quá trình hình
thành và phát triển của vương triều Trần ở huyện Hưng Hà; Long Hưng- Hưng

6



Hà, miền quê huyền thoại, [12,Tr1] Long Hưng- đất phát nghiệp vương triều
Trần của Đặng Hùng[11,Tr1] là những nghiên cứu chuyên sâu về mảnh đất địa
linh nhân kiệt Hưng Hà.
Nhìn chung, các công trình trên đều có nội dung đề cập đến khu di tích lăng mộ
và đền thờ các vua Trần với những giá trị to lớn, giới thiệu khá toàn diện về khu
di tích và lễ hội đền Trần trong đó có bàn đến nội dung về lễ hội như tục tế thần,
thể lệ rước thần và các trò chơi dân gian. Đó là các công trình nghiên cứu
nghiêm túc, cẩn trọng dựa trên thực tiễn quản lý lễ hội, các thư tịch cổ, chứng cứ
lịch sử, văn bia, các câu chuyện truyền miệng, phong tục cúng lễ của nhân dân
dưới góc độ lịch sử học, khảo cổ học và văn hóa dân gian. Trong đề tài này, tôi
xin kế thừa những kết quả nghiên cứu nói trên và đưa ra một hướng tiếp cận
nhằm bảo tồn và phát huy lễ hội đền Trần-xã Tiến Đức- huyện Hưng Hà- tỉnh
Thái Bình nói riêng và lễ hội ở Việt Nam nói chung.
4. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục tiêu: Tìm hiểu về lễ hội đền Trần đồng thời đưa ra những phương hướng
giải pháp ứng dụng vào thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và bảo tồn
lễ hội.
Nhiệm vụ: Bài nghiên cứu thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:
• Nghiên cứu lí luận chung của lễ hội.
• Thực trạng trong công tác tổ chức quản

lý lễ hội đền Trần.
• Đề ra các phương hướng giải pháp nhằm khai thác bảo tồn và nâng
cao công tác quản lý lễ hội đền Trần trong thời gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Để hòan thành bài nghiên cứu này,tôi đã thực hiện nhiều phương pháp nghiên
cứu khác nhau như:


7




Phương pháp phân tích tài liệu: tổng hợp và hệ thống các tư liệu của



các công trình đã xuất bản.
Phương pháp khảo sát thực địa: điền dã để thu thập tài liệu về lễ hội
đền Trần. Phỏng ván chuyên sâu những cá nhân am hiểu về lễ hội và
quản lý lễ hội tại cộng đồngnhư chính quyền địa phương, ban quản lý



di tích, ban tổ chức lễ hội, , du khách tham dự lễ hội…
Phương pháp so sánh,phân tích, tổng hợp để làm rõ các nhiệm vụ
nghiên cứu.

6. Đóng góp của đề tài.
Đề tài nghiên cứu sẽ giúp tôi hiểu rõ hơn về công tác tổ chức, bảo tồn lễ hội và
có cái nhìn tổng thể toàn diện hơn về các hoạt động của lh đền Trần.
Những luận cứ khoa học và thực tiễn được trình bày, những giải pháp được đề
xuất có tác dụng thiết thực, có thể ứng dụng vào thực tiễn góp phần cùng các
nhà chức tráchhoàn thiện cơ chế bảo tồn lễ hội và nâng cao hiệu quả quản lý lễ
hội; có thể được lưu giữ để sử dụng làm tài liệu tham khảo, tư liệu nghiên cứu lễ
hội về sau.
7. Cấu trúc đề tài.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, bố cục bài nghiên

cứu gồm 3 chương:
Chương 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ LỄ HỘI
Chương 2: THỰC TRẠNG LỄ HỘI ĐỀN TRẦN HIỆN NAY.
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT
HUY LỄ HỘI ĐỀN TRẦN TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY

8


CHƯƠNG 1 LÍ LUẬN CHUNG VỀ LỄ HỘI.
1
1

Khái quát về lễ hội.
Khái niệm.

Cho đến thời điểm hiện tại, khái niệm lễ hội vẫn còn nhiều cách hiểu và lý giải
khác nhau trong giới nghiên cứu.
Theo nhà nghiên cứu M.Bakhtin: “Lễ hội là cuộc sống được tái hiện dưới hình
thức tế lễ và trò diễn, đó là cuộc sống lao động, chiến đấu của cộng đồng dân cư.
Tuy nhiên bản thân cuộc sống không trở thành lễ hội được nếu như chính nó
không được thăng hoa, liên kết và quy tụ lại thành thế giới của tâm linh, tư
tưởng của các biểu tượng vượt lên trên thế giới của phương tiện và điều kiện tất
yếu” [15]
Tác giả Dương Văn Sáu định nghĩa: “Lễ hội là hình thức sinh hoạt cộng đồng
diễn ra trên một địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định; nhằm
nhắc lại một sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại; đồngthời là dịp biểu hiện
cách ứng xử văn hóa của con người với thiên nhiên, thần thánh và con người
trong xã hội”[10, Tr 35]
Trần Ngọc Thêm trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam thì cho rằng: “Lễ hội là hệ

thống phân bố theo không gian: vào mùa xuân và mùa thu, khi công việc đồng
áng rảnh rỗi nhất, lễ hội diễn ra liên tiếp hết chỗ này đến chỗ khác, mỗi vùng có
lễ hội của riêng mình.” [23, Tr 151]
Ở khía cạnh dân gian, trong cuốn Folklore một số thuật ngữ đương đại, Ngô
Đức Thịnh và Frank Proshcha đưa ra định nghĩa “Lễ hội là một hoạt động kỷ
niệm định kỳ biểu thị thế giới quan của của một nền văn hóa hay nhóm xã hội
thông qua hành lễ, diễn xướng, nghi lễ và trò chơi truyền thống.”

9


Như vậy, ta có thể thấy: Lễ hội là cuộc đời thứ hai bên cạnh cuộc đời thực, là
sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật tuyền thống của cộng đồng, là sự lý
tượng khát vọng hóa cuộc đời, gắn liền với các nghi thức đặc thù và các cuộc
vui chung nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người. Chủ thể quản lý lễ hội
là nhà nước kết hợp với sự điều hành trực tiếp của chính quyến sở tại. Qua hoạt
động lễ hội mà tinh thần yêu nước, tinh thần thượng võ cũng như tính cố kết
cộng đồng được đề cao.
1.1.2 Sự hình thành “lễ hội”
Lễ hội gồm hai phần, phần “lễ” và phần “hội”.
Trong đó “lễ” hay còn gọi là nghi lễ. Trong cuốn Từ điển bách khoa Việt
Nam(2005) có viết “lễ là hệ thống các hành vi , động tác nhằm biểu hiện lòng
tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng
của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực
hiện[17,Tr 274] hay theo tác giả Nguyễn Hữu Thức thì lễ là “nghi thức thờ cúng
mang ý nghĩa tâm linh, các lễ vật và nghi lễ gắn liền với đối tượng thờ cúng.
Chữ lễ bao gồm tế lễ và lễ giáo.” [26,Tr 88] Tùy theo tính chất của lễ hội mà
phần lễ mang những sắc thái riêng, có thể là những nghi thức được tiến hành
nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa, cũng có thể thuộc về tín
ngưỡng tôn giáo nhằm bày tỏ lòng biết ơn, tôn kính với các bậc thánh hiền và

thần linh cầu mong điều tốt đẹp sẽ đến. Đây là phần có ý nghĩa quan trọng và
thiêng liêng, chứa đựng những giá trị truyền thống tốt đẹp, giá trị thẩm mỹ và
triết lý sâu sắc.
Còn “hội” là cuộc vui chung được tổ chức cho đông đảo người dân tham gia
theo phong tục; là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo,nghệ thuật của cộng đồng, xuất
phát từ nhu cầu cuộc sống, là phần phát sinh tích hợp. Trong cuốn Cơ sở văn

10


hóa Việt Nam, tác giả Đào Duy Anh viết “Phần hội gồm các trò chơi giải trí hết
sức phong phú. Xét về nguồn gốc, phần lớn các trò chơi này đều xuất phát từ
những ước mơ thiêng liêng của con người nông nghiệp.” Trong cuốn Văn hóa
học xuất bản năm 1997, Đoàn Văn Chúc cho rằng “Hội là cuộc vui chơi bằn vô
số hoạt động giải trí công cộng, diễn ra tại một địa điểm nhất định vào dịp cuộc
lễ kỷ niệm một sự kiện tự nhiên xã hội, nhằm diễn đạt sự phấn khích, hoan hỉ
của công chúng dự lễ.” Mặc dù cũng hàm chứa những yếu tố văn hóa truyền
thống nhưng nội dung phạm vi của nó không khuôn cứng mà hết sức linh hoạt,
luôn được bổ sung bởi các yếu tố văn hóa mới.
Như vậy, lễ hội bao gồm hai thành tố là lễ và hội kết hợp giữa tín ngưỡng và vui
chơi, giữa con người và thần linh, giữa thế giới âm và dương; là một thể thống
nhất, không thể tách rời. Lễ là nội dung, hội là hình thức; lễ là phần Đạo, hội là
phần Đời; lễ là cộng mệnh, hội là cộng cảm; hội gắn liền với lễ và chịu sự quy
định của lễ. Thông qua đó thỏa mãn khát vọng trở về cội nguồn và đáp ứng nhu
cầu văn hóa tâm linh cũng như nhu cầu giao lưu trong sinh hoạt văn hóa cộng
đồng. Lễ hội thể hiện tính tập thể nhóm người; tính cộng đồng (nhiều nhóm
người), tính tổng hợp(nhiều loại hình văn hóa); tính ngẫu hứng, sáng tạo (mỗi cá
thể người tham gia vào sinh hoạt cộng đồng); qua đó tạo nên mối cộng cảm và
tinh thần gắn bó giữa các thành viên của cộng đồng, từ cuộc sống thường nhật,
hướng tới những chuẩn mực giá trị xã hội và đức tin vào một thế giới được

huyền thoại hóa từ cõi đời thực tạo nên niềm vui và sức mạnh chung của cả cộng
đồng.
1.1.3 Phân loại lễ hội.
Theo tác giả Bùi Quang Thanh tới cuối năm 2011,cả nước có 7.966 lễ hội: trong
đó có 7.039 lễ hội dân gian, lễ hội cổ truyền (chiếm 88,36%); 332 lễ hội lịch sửcách mạng (chiếm 4,16%); 544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%); 10 lễ hội du nhập

11


từ nước ngoài (chiếm 0,12%); còn lại là lễ hội khác (chiếm 0,5%) được diễn ra
hàng năm tại 63 tỉnh thành, trong đó mật độ dày nhất là vùng đồng bằng châu
thổ Bắc Bộ và Nam Bộ theo các cấp, mức độ và phạm vi khác nhau. Các di tích,
lễ hội đón nhận hàng năm từ một triệu lượt khách hành hương trở lên, có thể kể
đến các lễ hội Yên Tử,chùa Hương, đền Hùng, chùa Bái Đính.[8. Tr14]
Căn cứ vào thời gian hình thành và phát triển của lễ hội, có thể chia ra thành lễ
hội truyền thống và lễ hội hiện đại. Lễ hội truyền thống được hình thành và phát
triển trong quá trình lịch sử, ra đời trước năm 1945 và thường tổ chức định kì,
lặp đi lặp lại theo thời gian âm lịch với các sinh hoạt văn hóa ổn định. Ví dụ như
hội Đền Hùng (Phú Thọ), hội Chùa Hương,… Lễ hội hiện đại ra đời từ sau cách
mạng tháng tám 1945, lấy thời gian tổ chức theo dương lịch, gắn với các sự kiện
lịch sử liên quan đến cách mạng và các hoạt động văn hóa- thể thao, du lịch.Ví
dụ như Lễ hội kỉ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, ngày Quốc Khánh 2/9,…
Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa thể thao du lịch như các lễ hội du lịch,
festival, hội chợ cũng là những hình thức của lễ hội hiện đại. Đây là những hoạt
động mang nặng yếu tố kinh tế, phản ánh nhu cầu và xu thế và phát triển của
thời đại mới như lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng, lễ hội hoa Đà Lạt…thu hút
sự tham gia đông đảo của quẩn chúng nhân dân dưới nhiều hình thức sinh hoạt
văn hóa, văn nghệ.
Căn cứ vào không gian tổ chức, theo tác giả Dương Văn Sáu, có thể chia thành 4
loại lễ hội: Lễ hội mang tính quốc tế là những lễ hội được du nhập từ bên ngoài

của người Việt, được cả người Việt Nam và thế giới tổ chức như ngày Quốc tế
lao động 1/5, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3…lễ hội mang tính quốc tế thường được
tổ chức vào các dịp lễ kỉ niệm về các nhân vật, sự kiện lịch sử có liên quan…
[10, Tr184]. Lễ hội mang tính quốc gia là những lễ hội mà nhân vật hoặc sự
kiện được thờ cúng có liên quan ảnh hưởng sâu sắc, rộng lớn tới cả dân tộc và

12


đất nước,thường được gọi là “quốc hội”, “quốc lễ”, “quốc tế” như lễ hội đền
Hùng(10/3 âm lịch)…Hoặc các lễ hội hiện đại phản ánh các sự kiện lịch sử, tác
động đến sự phát triển dân tộc như lễ hội cháo mừng Quốc khánh 2/9, lễ hội
mừng ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5. Thứ ba, lễ hội mang tính vùng miền
là những ngày lễ hội mà nhân vật hoặc sự kiện được thờ nổi tiếng, có sự tham
gia đông đảo của nhân dân trong vùng như lễ hội Kiếp Bạc 20/8 âm lịch, lễ hội
Đền Trần ở Thái Bình hay Nam Định. Cuối cùng là lễ hội làng, là hình thức phổ
biến rộng rãi, số lượng nhiều, nội dung phong phú, đa dạng. Đây là lễ hội chủ
đạo trong đời sống văn hóa của dân cư, trở thành hạt nhân, nền tảng cho lễ hội
dân tộc tồn tại, phát sinh [10, Tr185,186]
Cuối cùng căn cứ vào mục đích thờ cúng, có các lễ hội như lễ hội gắn liền với
hoạt động sản xuất là các lễ thức thờ cúng hồn lúa, cầu nước, tạ ơn chứa những
yếu tố về đời sóng cư dân nông nghiệp mong mùa màng bội thu. Lễ hội tôn vinh
các danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, các vị thành hoàng và chư vị thánh
phật, các vị thiên thần và nhân thần đã có công khai minh, khai mang đến chùa,
giúp dân diệt ác, trừ tà. Sau cùng là lễ hội liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo như
lễ hội thờ cúng tổ tiên (thờ tổ nghề, tổ nước), lễ hội tín ngưỡng phồn thực, lễ hội
Kitô giáo, lễ hội phật giáo.
2

Các văn bản pháp lý về quản lý và tổ chức lễ hội.


Chỉ thị số 27- CT/TW ngày 12/1/1998 của Bộ Chính trị về thực hiện nếp sống
văn minh trong việc cưới hỏi, việc tang, lễ hội theo những định hướng: Bảo tồn
chọn lọc, cải tiến, đổi mới những phong tục tập quán tốt đẹp; loại bỏ dần những
hình thức lạc hậu; nghiên cứu xây dựng những hình thức văn minh, vừa giữ gìn
và và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong cưới hỏi, tang lễ, lễ hội.

13


Luật Di sản văn hóa năm 2011 tại điều 25 ghi rõ nhà nước tạo điều kiện duy trì
và phát huy giá trị văn hóa của các lễ hội truyền thống; bài trừ các hủ tục chống
các biểu hiện tiêu cực, thương mại hóa trong tổ chức và hoạt động lễ hội.Việc tổ
chức lễ hội truyền thống phải theo quy định của pháp luật .
Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016 của Quốc Hội về Tín ngưỡng Tôn
giáo,tại điều 3 có ghi rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức
tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người
có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.
Trong những năm gần đây thủ tướng chính phủ đều ban hành các công điện,chỉ
thị nhằm tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội như Công điện số
229/CĐ-TTg ngày 12/02/2015;Công điện số 2239/CĐ-TTg ngày 02/12/2016,
Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 20/02/2017.
Quyết định số 39/2001QĐ- BVHTT của Bộ Văn hóa- Thông tin ngày 23/8/2001
ban hành Quy chế tổ chức lễ hội thay cho Quy chế lễ hội năm 1994 trongđso
quy định thời gian tổ chức lễ hội kéo dài không quá 3 ngày, quy định rõ thành
phần và trách nhiệm của ban tổ chức lễ hội.
Thông tư số 04/2011/TT/BVHTTDL ngày 21/1/2011 Bộ trưởng Bộ Văn
hóa,Thể thao và Du lịch quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong
việc cưới, lễ tang và lễ hội. Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDLBTNMT ngày 30/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên

và Môi trường về việc Hướng dẫn, bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch,
tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
Quyết định 17/2012/QĐ-UBND, ngày 20/11/2012 của UBND tỉnh Thái Bình
ban hành Quy định về thực hiện nếp sống văn hóa trong đó có nội dung về lễ hội

14


trên địa bàn tỉnh; Công văn số 4794/UBND- KGVX ngày 21/12.2016 của
UBND tinh Thái Bình về tăng cường công tác quản lý di tích, tổ chức lh
năm2017 .
UBND huyện Hưng Hà cũng ban hành một số văn bản quản lý như Quyết định
số 2391/QĐ-UBND về việc Quản lý,bảo vệ và phát huy các giá trị di tích lịch sử
văn hóa, cách mạng và tổ chức lh trên địa bàn huyện; Quyết định 2389/QĐUBND ngày 28/06/2012 của UBND huyện về việc ban hành quy chế hoạt động
của Ban quản lý di tích; Quy chế của huyện Hưng Hà về việc Quản lý,bảo vệ và
phát huy giá trị khu di tích lịch sử văn hóa nhà Trần, xã Tiến Đức, huyện Hưng
Hà,tỉnh Thái Bình, ban hành kèm theo Quyết định số 2398/QĐ-UBND ngày
28/6/2012.
1.3 Các gía trị tiêu biểu của lễ hội ĐềnTrần xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà,
tỉnh Thái Bình.
 Thể hiện giá trị lịch sử của vương triều nhà Trần đất Long Hưng.
“Họ Trần từ phương Bắc di cư sang Việt Nam, với nghề chài lưới trên sông, lúc
đầu định cư ở vùng Namm Sách, Hải Dương sang Vụ Bản, Nam Định,đến Tức
Mạc Nam Định về Tam Nông Hưng Hà, Thái Bình và chuyển sang nghề
nông,định cư tại Lưu Xá, Hưng Hà bắt đầu từ đời Trần Lý và từ đó 4 đời lập
nghiệp đế vương.”[28 .Tr28, 29] Trong thời gian sinh sống tại Long Hưng dòng
họ Trần chịu khó lao động sản xuất,ngày ngày đánh cá tại sông Hồng và trồng
lúa nước đồng thời tham gia phò tá nhà Lý.
Họ Trần có nhiều người tham gia chính Trường vào buổi cuối thời Lý. Từ cuộc
hôn nhân của Thái tử Sàm (tức vua Lý Huệ Tông sau này) với Trần Thị

Dung(con gái thứ hai của Trần Lý) ở Hải Ấp năm 1209 đến cuộc hôn nhân chính
trị giữa nữ vương Lý Chiêu Hoàng với nhị lang Trần Cảnh vào cuối năm 1225tại
Thăg Long, dòng họ Trần trở thành dòng họ nắm quyền quản lý đất nước với vị

15


vua đầutiên là Trần Cảnh (Trần Thái Tông). Như vậy, Hưng Hà,Thái Bình ngày
nay không chỉ là quê hương 4 đời họ Trần kể từ Trần Cảnh mà còn là đất phát
tích đồng thời là đất khởi nghiệp của vương triều Trần-một vương triều đã có
nhiều công lớn trong sự nghiệp dựng và giữ nước thế kỷ XIII,XIV.[8. Tr30] Lịch
sử nhà Trần trên đất Long Hưng là một minh chứng về mảnh đất riêng , nơi đây
đã phát tích vương triều oanh liệt nhất trong thời đại phong kiến Việt Nam vào
cuối thế kỷ XIII,XIV; thể hiện được vai trò của của một vương triều xuất thân từ
một dòng họ vị thế chính trị không cao nhưng bằng chiến lược dựa vào suy vong
của triều đại trước,bằng sự phò giúp nhà Lý mà nhà Trần trở thành một vương
triều duy trì ở ngôi trong vòng gần 200 năm.


Đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.

Lễ hội đền Trần ở làng Tam Đường hàng trăm năm qua đã trở thành một sinh
hoạt văn hóa- tín ngưỡng thân quen của cộng đồng,một chủ thể văn hóa ở làng
quê quanh năm gắn bó với nghề trồng lúa. Cho đến nay, trog lòng người dân, các
vị vua và danh tướng thời Trần, đã trở thành những vị tướng đầy uy quyền trong
tín ngưỡng thờ Mẫu ,luôn che chở, bảo hộ người dân. Do đó các di tích đền Trần
đã trở thành vùng đất thiêng để người dân bày tỏ lòng thành kính, cầu xin Ngài
phù hộ, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân. Đến với lễ hội, tâm trí mọi
thành viên của cộng đồng đều trở nên khác bình thường, khuôn mặt rạng rỡ,hoan
hỉ, mọi người đều trút bỏ mọi âu lo,tính toán mà cầu mong những điều tốt đẹp

cho gia đình, bản thân, đó là điều mà tiền bạc không bao giờ mua được. Con
người đến với lẽ hội là đến vớimột chuỗi thời gian không xác định quá khứ hiện
tại, tương lại mà thời gian đồng hiện,đưa con người vào cõi thiêng, tắm mình
trong không gian huyền thoại, với một niềm tin thiêng về sự trường tồn vĩnh cửu
của đất nước non sông.


Giá trị giáo dục truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”

16


Lễ hội đền Trần gắn với lịch sử của cả một triều đại nên mang ý nghĩa uống
nước nhớ nguồn vô cùng sâu sắc. Nhắc đến nhà Trần là nhắc đến Hào khí Đông
A với ba lần đánh thắng Nguyên Mông. Do đó,mỗi khi đến viếng thăm hay dự lễ
hội, ngoài việc tỏ lòng biết ơn các vua Trần, nguời dân còn cảm thấy tự hào về
lịch sử chống ngoại xâm của cha ông, củng cố lòng yêu nước, ý chí độc lập tự
cường trong các thế hệ sau.
Lễ hội đền Trần hướng con người về với quá khứ, về với những năm tháng hào
hùng , về với truyền thống của cả vương triều. Các hoạt động trong lh nhằm
tưởng nhớ tri ân các vị vua, một mặt phản ánh truyền thống´”ăn quả nhớ người
trồng cây” của dân tộc, mặt khác cũng góp phần giáo dục lòng tự hào dân tộc,
tình yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ,góp phần tích cực thực hiện thăng lợi
các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, xây dựng quê hương đất nước ngày càng
giàu đẹp, văn minh.


Giá trị cố kết và biểu dương sức mạnh cộng đồng.

Đây là giá trị mang bản sắc đặc trưng rất riêng biệt,độc đáo của lễ hội đền Trần.

Mỗi dịp đền Trần mở hội muôn con người lại tụ hội về đây để tưởng nhớ đến
công đức của nhà Trần, góp phần củng cố làng xã, củng cố khối đại đoàn kết dân
tộc, đem lại cho cộng đồng một sức sống mãnh liệt và lâu bền. Tính cộng đồng
và cố kết cộng đồng là đặc trưng cơ bản của lễ hội truyền thống Việt Nam nói
chung và lh đền Trần nói riêng. Đó là yếu tố quyết định, là sợi dây liên kết bền
vững trong chu trình phát triển, gắn kết giữa quá khứ- hiện tại- tương lai, gắn kết
và điều phối mọi tầng lớp trong một không gian văn hóa vốn thuộc về cộng
đồng. Với mỗi người dân trong làng, đây là dịp để cùng chung sức sửa sang đình
đền, dọn dẹp đường thôn ngõ xóm, xóa bỏ mọi hiềm khích mâu thuẫn cá
nhân.Chính qua công việc chuẩn bị cho lh đã tạo nên sự cố kết tình làng nghĩa
xóm. Điêù đó thể hiện quan hệ “Đồng cam, cộng khổ- chia sẻ, ngọt bùi” trong

17


đạo lý văn hóa Việt Nam. Đến với lễ hội, con người ta trở nên nhún nhường với
những lời hay ý đẹp.Từ đó tạo nên nếp sống giao tiếp tốt đẹp không chỉ trong
ngày hội mà còn lan tỏa trong cuộc sóng hàng ngày.


Giá trị bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Lễ hội đền Trần tạo môi trường bảo tồn và củng cố những phong tục tập quán
truyền thống từ đời này qua đời khác, duy trì những nghi lễ,nghi thức cổ
truyền,đồng thời nuôi dưỡng những nghi thức dân gian truyền thống như thi cỗ
cá, thi đấu vật, vật cầu, nấu cơm cần, kéo co đặc biệt là giao chạ Vân Đài- Tam
Đường. Lễ hội đền Trần là cuộc sống được tái hiện dưới hình thức các trò diễn
Tiểu kết:
Trong chương 1 tôi đã trình bày các lý luận chung về di tích bao gồm sự khái
quát về lễ hội; các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các cơ quan, bộ

ngành có liên quan trong công tác quản lý lễ hội, các giá trị của lễ hội đền Trần.
Những lí luận này là cơ sở để tôi nghiên cứu kế thừa và có những vận dụng soi
chiếu về thực trạng của lễ hội đền Trần.

18


CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG LỄ HỘI ĐỀN TRẦN HIỆN NAY.
2.1: Công tác chuẩn bị.
Từ lâu lễ hội đền Trần không chỉ là lễ hội của nhân dân xã Tiến Đức mà nó đã
vượt khỏi không gian đó trở thành một lễ hội vùng và là một lễ hội lớn của đất
nước. Với vai trò, vị trí và quy mô của khu di tích, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của
Sở VH-TT, phòng Văn hóa- Thể thao huyện đã kết hợp với UBND xã và nhân
dân trong vùng chuẩn bị tổ chức lễ hội một cách cẩn thận và chu đáo với quy mô
phù hợp với vị thế của nó. Đó không chỉ đơn thuần là lòng thành kình của nhân
dâng lên thần linh cầu mong sự che chở trong cuộc sống mà còn là nơi thể hiện
“bộ mặt” của người dân nơi đâytrước đông đảo người dân khắp nơi về dự lễ hội,
thẻ hiên thịnh tình chu đáo và lòng mến khách của người Hưng Hà. Đó cũng là
phẩm chất cao quý trong truyền thống văn hóa của người dân nơi đây.Để lh diễn
ra một cách thuận lợi và tốt đẹp thể hiện bản sắc văn hóa của con người nơi
đây,các cấp chính quyền; các ban,ngành cùng nhân dân trong vùng đã xây dựng
kế hoạch và chương trình lễ hội từ 2-3 tháng trước đó.
2.1.1 Thành lập ban tổ chức.
Ban Tổ chức lễ hội đềnTrần do UBND Huyện Hưng Hà quyết định thành lập,
giúp UBND huyện chỉ đạo,tổ chức, quản lý lễ hội theo đúng quy định của Luật
Di sản văn hóa, các văn bản pháp lý về lễ hội từ Trung ương đến địa phương.
Theo kế hoạch, ban tổ chức lễ hội gồm: Đồng chí Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân
huyện làm Trưởng ban, các phó ban gồm: Trưởng phòng Văn hóa Thông tin,
Trưởng ban tuyên giáo huyện ủy, Chủ tịch Mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tiến Đức, các thành viên gồm đại diện các ngành


19


công an, quân đội, kinh tế hạ tầng, nội vụ, lao động thương binh xã hội, văn
phòng HĐND, UBND, y tế, đài truyền thanh truyền hình huyện, Ban quản lý di
tích huyện, Ban quản lý di tích đền Trần, Trung tâm Văn hóa - Thể thao, các tổ
chức chính trị- xã hội huyện, UBND xã Tiến Đức, các ban ngành có liên quan
của xã Tiến Đức, đại diện thôn làng và một số các cụ cao niên trong thôn và
xã Tiến Đức, thủ nhang...
Ban Tổ chức lễ hội phân công nhiệm vụ và thành lập các tiểu ban do Trưởng ban
tổ chức lễ hội ra quyết định gồm; tiểu ban nội dung, tiểu ban trang trí khánh tiết,
tiểu ban an ninh, tiểu ban hậu cần.... Các tiểu ban đều phải xây dựng kế hoạch cụ
thể đồng thời dưới sự chỉ đạo của Trưởng ban tổ chức và ban tổ chức lễ hội thực
hiện quản lý theo đúng kế hoạch trong việc tuyên truyền,an ninh trật tự, an toàn
giao thông, dịch vụ tại lễ hội, nghi lễ, nếp sống văn minh, bảo đảm cho lễ hội
diễn ra an toàn, vui tươi, lành mạnh.
Có thể nói cộng đồng tham gia quản lý và tổ chức lễ hội đền Trần bao gồm: Ban
quản lý di tích, Ban tổ chức lễ hội, các hội đoàn thể và cộng đồng dân cư, khách
thập phương, đây là lực lượng trực tiếp tham gia các hoạt động của phần lễ,
phần hội.
2.1.2 Các công việc chuẩn bị cho lễ hội.
Để đảm bảo cho lh đền Trần được tổ chức theo đúng mục tiêu đề ra, các Tiểu
ban giúp việc đã thực hiện xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động tuyên
truyền cổ động trực quan trên các tuyến đường thuộc địa bàn xã,huyện, treo
băng rôn khẩu hiệu chào mừng trên những ngả đường du khách thập phương về
dựu hội; tuyên truyền quảng bá trên hệ thống truyền thanh; chuẩn bị các phương
tiện,đạo cụ; chuẩn bị sân khấu [Phụ lục A3, Tr53] tổ chức các hoạt động văn hóa
văn nghệ, thể dục thể thao; quy hoạch những khu dịch vụ phục vụ người dân
đápứng nhu cầu của người dân mà không làm ảnh hưởng đễn không gian linh


20


thiêng của lh; chuẩn bị nơi đón quan khách các cấp cùng khách thập phương về
dự. Tại sân đình của làng, xã các đội rồng, đội trống, đội tế. đội sư tử, đội kiệu,
đội dâng hương… tổ chức những buổi luyện tập làm saocho bài bản và đẹp nhất
để họ không còn bỡ ngỡ khi lh diễn ra và thể hiện một lễ hội thật hoàn hảo.
Những ngày cận hội, ban tổ chức lễ hội chuẩn bị lễ vật, dọn dẹp chuẩn bị cơm
nước, chỗ ăn nghỉ cho các đoàn khách nơi xa về dự hội.
Các tiểu ban giúp việc chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện tích cực, bám
sát các mặt về nội dung các hoạt động của lễ hội; công tác thông tin tuyên
truyền; công tác đảm bảo an ninh, trật tự- giao thông- môi trường; công tác lễ
tân- y tế… Trước ngày lh bắt đầu, các công tác chuẩn bị đều phải hoàn thiện các
hạng mục hoàn tất đảm bảo lh diễn ra theo đúng kế hoạch đã định .
Sự chuẩn bị chu đáo của nhân dân và các cấp chính quyền đã thể hiện vai trò to
lớn của lh này đối với người dân nơi đây và đó cũng là một yếu tố quan trọng
làm nên thành công cuả lễ hội.
2.2 Diễn trình tổ chức lễ hội.
2.2.1 Các hoạt động lễ


Lễ tế:

Theo các tài liệu thu thập được ở làng Tam Đường thì tế lễ các Vua
Trần được tổ chức rất long trọng, với những nghi thức nghiêm trang thành
kính, mỗi dịp lễ hội có từ 30 đến 50 đoàn tế đến từ trong và ngoài huyện,
đồng thời tế ở cả ba đền gồm, đền Vua, đền Mẫu, đền Thánh.



Lễ bái yết:

Là một nghi lễ rất quan trọng trong lễ hội đền Trần, trước khi vào khai mạc lễ
hội, lễ bái yết được coi là một phần lễ không thể thiếu trong lễ hội, tổ chức vào

21


đêm ngày 13 tháng Giêng, những người tham gia lễ bái yết là là các cụ bô lão
trong làng, thủ nhang, du khách thập phương, đây là nghi lễ tái hiện về việc vua
tôi nhà Trần sau khi đánh thắng quân giặc về thì làm lễ tế, bái yết tổ tiên, đồng
thời cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bách gia trăm họ ấm no
hạnh phúc, hòa bình dân tộc… Sau đó là lễ dâng hương của các quý khách thập
phương dự lễ hội.


Lễ rước nước [Phụ lục A5, 54]:

Được tổ chức vào chiều ngày 13 tháng Giêng, trước khi diễn ra lễ bái yết và lễ
khai mạc, Ban tổ chức lễ hội tổ chức rước nước. Đoàn rước nước mỗi thôn đều
có rước kiệu, bát cống. Kiệu đi trước, hậu bành đi sau, mỗi kiệu có 8 thanh niên
chưa vợ, khỏe mạnh, có đức hạnh mới được khênh kiệu. Trên kiệu có chóe to
dùng để đựng nước, nước đượclấy từ giữa sông Hồng. Hậu bành có 4 thôn nữ
chưa chồng, ăn mặc gọn gàng, có phẩm hạnh nết na mới được chọn để khênh
kiệu. Kiệu của các thôn được khênh sau kiệu rước nước. Đoàn rước có trống
đồng, cờ mở, âmnhạc rộn ràng từ đền thờ các vua Trần ở đền Tam Đường đi đến
cầu bến (đầu thôn Tam Đường sát đền Bà xưa). Đền Bà tương truyền thờ
Huyền Trân công chúa, vì sau này Bà về tu hành và lập chùa, khi Bà mất dân
xưng tụng là Mẫu nên lập đền thờ Bà - gọi là đền Bà. Tiếp đó đoàn rước
đến Chùa Hội Đồng (chùa Hội Đồng - nơi có bài vị thờ các Vua Trần trước

đây và Huyền Trân công chúa, các hoàng hậu thời Trần). Tại sân chùa, đoàn kiệu
bắt đầu quay, rồi đi vòng quanh đền chùa Bà để lên đê. Khi tới đê, lúc này đã có
đội thuyền hàng chục chiếc được trang hoàng lộng lẫy chờ dưới mép sông, trên
đê, dưới thuyền cờ lễ hội cắm ngập trời, chiêng trống vang lừng. Lúc này kiệu
do 8 người khênh được để trên bờ. Bốn cụ già cao tuổi, có đức hạnh của làng
khênh một chiếc chum nhỏ lên mặt thuyền, lái thuyền đẩy thuyền tới giữa sông
Hồng (ngã ba tam tỉnh), thuyền dừng lại giữa dòng nước trong xanh cuồn cuộn

22


chảy để rồi có 4 lão làng dùng gáo dừa cócán dài múc nước sông đổ vào chum.
Sau khi nước đã đầy chum, thuyền ghé vào bờ, bốn cụ khênh chum nước nhỏ đặt
lên bành của kiệu, dùng dây nhỏ chằng buộc chum nước rất cẩn thận - để chum
không bị đổ trong khi khênh kiệu về làng. 8 thanh niên kính cẩn khênh kiệu (có
chum nước vềđền Vua), đến nay đi tham gia rước nước ngoài các kiệu còn có từ
80 - 100 đoàn tế đến từ trong huyện, ngoài huyện và tỉnh bạn. Theo lời kể của
các bậc bô lão địa phương, tục rước nước đã tồn tại hàng trăm năm, thể hiện đạo
lý “Uống nước nhớ nguồn”, đồng thời cũng là sự biểu lộ sự tri ân của họ Trần,
bởi tổ tiên họ Trần trước đây sống bằng nghề sông nước. Theo truyền thống, sau
3 ngày tế lễ, nước ở trong chum sẽ được lấy ra phân phát, ban lộc cho các giáp,
rồi chia cho các gia đình mang về nhà để lấy phúc, may mắn.
2.2.2: Các hoạt động hội
Sau khi xong phần lễ thì tiến hành phần hội: phần hội được tổ chức rất long
trọng và hoành tráng, gồm hội thi vật cầu, hội chọi gà, hội kéo gậy,
hội thi thả diều, hội thi cỗ cá, hội thi bắt vịt… và thu hút đông đảo du
khách tham dự lễ hội.


Hội vật cầu


Tương truyền đây là dịp để tưởng nhớ các chiến sĩ thời Trần thuộc đạo quân
Tinh Cương trước đây thường rèn luyện cơ thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn, sẵn
sàng chiến đấu bảo vệ sơn lăng (khu cấm địa của nhà Trần) và chống quân xâm
lược Nguyên - Mông. Qua tìm hiểu thực tế ở địa phương, được biết hội này hàng
năm vẫn duy trì trong các đợt tế lễ, mở hội đầu xuân ở đền Trần.


Thi chọi gà:

Trong dịp lễ hội đền Trần, thì chọi gà là một trong những trò vui và
được mọi người ưa thích. Gà trước khi vào thi đấu đƣợc tuyển chọn và chăm

23


nuôi cẩn thận. Trước khi gà vào thi đấu, ban tổ chức làm lễ dâng hương để tưởng
nhớ các tướng lĩnh quân sĩ thời Trần. Sau đó, các giáp mang gà ra sới. Sân sới gà
rộng 20m, có đổ cát và dùng cót quây cao 40 -50cm để thi đấu, gà không chạy ra
ngoài sới. Thông thường gà vào đấu phải nặng từ 2,9 - 3kg trở lên, mỗi trận đấu
thông thường là 3 hiệp, mỗi hiệp kéo dài 5 phút. "Đô" gà nào thắng cuộc được
thưởng ba xu mẹt.Thi chọi gà ở lễ hội đền Trần được tổ chức trong 3 ngày đã
thu hút rất đông người tới xem làm tăng thêm không khí tưng bừng, nhộn
nhịp trong những ngày hội.


Thi đấu gậy

Đấu gậy là một môn thi được tổ chức hàng năm không thể thiếu trong dịp lễ hội
đền Trần với mục đích nâng cao tinh thần thượng võ, đồng thời cũng là để tưởng

nhớ tới Hào khí Đông A thời Trần ba lần đánh đuổi giặc Nguyên Mông. Hưng
Hà xưa có nhiều lò võ nổi tiếng đào luyện được các tay gậy danh tiếng lừng lẫy
như lò võ Phú Hà (Tân Lễ), lò võ Lê Xá (Tiến Đức), lò võ hàng Nứa,
làng Ngừ… Trong ngày lễ hội còn có nhiều hội gậy ở các làng xã trong
huyện, trong tỉnh về tham dự, tranh giải. Gậy thi đấu có kích thước dài 2,2m,
dùng sơn đỏ sơn gậy. Mỗi hiệp đấu kéo dài khoảng 35phút, một trận đấu thông
thường từ 2 - 3 hiệp. Võ sĩ nào thắng trong đấu gậy thì được thưởng 4quan tiền.


Hội thi thả diều

Hàng năm, vào ngày lễ hội đền Vua Trần hoặc lễ hội 24/4 (ngày mở
hội tại chùa Bà để tưởng nhớ thánh mẫu Huyền Trân công chúa - dân suy tôn Bà
sau khi mất); nhân dân làng Thái Đường và các làng xã trong vùng thường tổ
chức thi thả diều từ 2 - 3 ngày. Người giành phần thắng trong cuộc thi, sẽ được
thưởng phẩm oản gạo nếp và phẩm oản đỗ xanh.


Thi cỗ cá [Phụ lục A8, Tr55]:

24


Trong lễ hội ở đền Trần có tục lệ thi cỗ cá, được duy trì hàng trăm năm nay.
Trước đây có 3 làng thi, đến nay cả 8 thôn trong xã Tiến Đức đều dự thi. Tục thi
cỗ cá tương truyền là để tướng nhớ tổ tiên nhà Trần, thuở hàn vi làm nghề chài
lưới. Một mâm lễ cá dự thi phải có cá trắm đen. Mỗi con nặng từ 3 - 4kg trở lên.
Trước ngày thi một năm, các giáp thường cử người đi các nơi để đặt mua cá.
Đến ngày thi, làng phải thuê thợ gò về gò mồi, theo hình chữ nhật ghép bởi
nhiều tấm đồng, dài rộng tùy theo kích cỡ của cá. Một mâm cỗ cá gồm: 1 con cá

trắm đen, bốn con cá chép to từ1,5kg trở lên. Cá chép được đặt ở 4 góc mâm,
giữa đặt cá trắm, trên thân cá, cắt tỉa các loại hoa, củ hành, tỏi…cho đẹp mắt. Cỗ
cá được đặt ở tầng trên của mâm, tầng dưới là 4 bát ninh chân giò lợn (chân giò
lợn được làm và trang trí hình con rùa, giơ móng vuốt lên), tầng giữa là 10
khoanh giò lụa, 10 khoanh giò đinh… cỗ này được gọi là cỗ gắng, các làng đem
cỗ cá dự thi, cỗ của làng nào chiếm giải nhất được đưa vào cúng ở đền các vua
và đền Mẫu. Cá được để trên 1chiếc mâm bồng to hình chữ nhật, trên phủ lụa
điều, các con cá đều nằm ở tư thế tự nhiên. Giáp nào được giải nhất thì làng đó,
thôn đó vui mừng tổ chức đón giải với hy vọng năm mới làm ăn phát đạt, mọi
người trong gia đình và thôn xóm được mạnh khỏe, hạnh phúc. Tập tục này
mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đã và đang được nhân dân địa phương duy
trì trong lễ hội đầu xuân ở đền Trần Thái Bình.
Ngoài các trò chơi nói trên ra, lễ hội đền Trần đầu năm còn tổ chức thi gói bánh
chưng, bánh dầy, thi bắt vịt ở ao đền Bà cùng nhiều trò chơi dân gian khác như:
đấu vật, kéo co, thi đấu cờ và thi pháo đất [Phụ lục A9,Tr56]…Đặc biệt là lễ
giao chạ giữa hai làng Thái Đường (xã Tiến Đức) và làng Vân Đài (xã Chí Hòa)
là một nét văn hóa đẹp chứng tỏ trong hàng trăm năm qua tại vùng đất này vẫn
tồn tại một văn hóa lễ hội mang đặc dấu ấn của thời Trần trên đất Long Hưng
xưa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ngày nay.

25


×