Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hiệu quả sử dụng video làm tài liệu bổ trợ dạy kĩ năng nghe cho sinh viên năm thứ hai khoa Tiếng Anh, trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.52 KB, 6 trang )

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 201-206

ISSN: 2354-0753

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VIDEO LÀM TÀI LIỆU BỔ TRỢ DẠY KĨ NĂNG NGHE
CHO SINH VIÊN NĂM THỨ HAI KHOA TIẾNG ANH,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Phạm Thị Thu Thủy+,
Bùi Thị Anh Vân

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
+Tác giả liên hệ ● Email:

Article History
Received: 05/4/2020
Accepted: 24/4/2020
Published: 08/5/2020

ABSTRACT
This study was conducted at Hanoi University of Education and the
participants were sophomores majoring in English. The aim of the study is to
evaluate the effects of using videos as supplementary materials for teaching
listening skills for students. The findings indicate that selecting and using
appropriate videos to teach listening skills result in positive results. In
particular, learners are more interested in learning listening skill and their
listening competence is also considerably improved. This finding once again
validates the benefits of using video resources in teaching listening which has
been mentioned in a number of previous studies. The limitations of this study
also open up new research directions for researchers with similar interests.



Keywords
videos, listening skill,
motivation, retention,
findings.

1. Mở đầu
Trong thời gian vừa qua, video không chỉ được xem là một phương tiện giải trí hữu ích mà còn được sử dụng
như một biện pháp hữu hiệu trong dạy và học ngoại ngữ trên thế giới. Video cho phép giảng viên truyền tải môi
trường ngôn ngữ đích tới lớp học, qua đó giúp sinh viên (SV) có thể tiếp cận các chương trình thời sự, âm nhạc
và thể thao trên toàn thế giới. Một trong những lợi ích chính của video chính là khả năng trình bày cũng như đưa
người học tới môi trường có tính tương tác (Lonergan, 1994). Bên cạnh đó, video còn mang lại cho người học
những kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ và năng lực so sánh giao văn hóa (Stempleski & Tomalin, 1990). Sử dụng
video trong lớp học cho phép phân hóa việc dạy và học dựa trên khả năng, phong cách học và đặc điểm tính cách
của người học.
Những lợi ích này đã thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu về việc sử dụng video làm tài liệu bổ trợ dạy kĩ năng nghe
cho SV năm thứ hai Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Bài viết tập trung đi tìm câu trả lời cho
những câu hỏi sau: Liệu việc sử dụng video có giúp tạo động lực học tập tốt hơn cho SV? Việc sử dụng video có tác
động như thế nào đến khả năng nghe hiểu học thuật của SV?
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Quá trình nghe hiểu
Nghiên cứu chỉ ra rằng con người dùng 40-50% thời gian giao tiếp cho việc nghe (Gilman & Moody, 1984).
Theo Feyten (1991), nghe đóng vai trò quan trọng và là chìa khóa trong việc học ngôn ngữ. Trong quá trình nghe,
người nghe cần phân biệt các âm, hiểu về từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, trọng âm để có thể hiểu được trong văn cảnh
trực tiếp cũng như trong bối cảnh văn hóa xã hội của đoạn hội thoại. Đặc biệt hơn, O’Malley & Chamot (1990, tr
418) đã chỉ ra rằng nghe là một quá trình chủ động, trong đó người nghe tập trung vào các khía cạnh của ngữ liệu
nói đầu vào, xây dựng ngữ nghĩa từ các đoạn và liên hệ cái họ nghe với kiến thức họ sẵn có. Trong quá trình hiểu
ngữ liệu nói, người nghe phải sử dụng kiến thức về ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa và diễn ngôn)
đồng thời cùng với các kiến thức liên quan đến chủ đề, bối cảnh và kiến thức chung về thế giới và cuộc sống. Tựu

chung lại, vai trò của việc nghe trong ngữ cảnh là vô cùng quan trọng.
2.1.2. Kĩ năng nghe trong dạy và học ngoại ngữ
Việc nghe để học tiếng Anh như một ngoại ngữ hoặc tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai gần như mới chỉ dừng lại
ở mục đích luyện thi. Theo Krashen (1994) việc người nghe có thể giải mã thành công ngữ liệu nghe được tính bằng
việc trả lời đúng các câu hỏi với từ để hỏi (Wh questions). Tuy nhiên ngày nay, nghe hiểu được coi là một hoạt động
phức tạp hơn nhiều và đó là nền tảng của việc tiếp thu ngôn ngữ.
Theo Kim (2015), kĩ năng nghe đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các kĩ năng khác, đặc biệt là kĩ
năng nói. Thông qua việc phát triển kĩ năng nghe khi học ngoại ngữ, giảng viên hướng SV tới việc phân biệt các âm

201


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 201-206

ISSN: 2354-0753

trong ngữ cảnh và bối cảnh thực tế, giúp SV nhận ra sự thay đổi ngữ nghĩa khi có sự nhấn mạnh, thay đổi về trọng
âm, ngữ điệu trong văn cảnh và có kĩ năng hiểu hoàn toàn và chính xác nội dung của bài nói.
2.1.3. Video và lợi ích của việc sử dụng video trong lớp học
Theo Lonergan (1994), video bao gồm các thể loại video dùng trong dạy học, chương trình giải trí, thời sự, phim
chuyên ngành, phim tài liệu có tính giáo dục, video được sử dụng làm tài liệu dạy học và video do giáo viên và học
viên tự thiết kế. Một thuộc tính quan trọng của video là khả năng sử dụng cả hệ thống kí hiệu thính giác và thị giác
(Baggett, 1984.) Baggett đã quan sát thấy rằng thông tin thu được bằng mắt thường dễ nhớ hơn trong khi Kozma
(1991) lập luận rằng việc xử lí đồng thời thông tin thính giác và thị giác có thể hỗ trợ việc học tập.
Theo Stemplesksi & Tomalin (1990) và Dusenbury, Hansen & Giles (2003), việc sử dụng video có thể làm cho
việc tích hợp và ngữ cảnh hóa các hoạt động nghe, nói và phát âm, đọc và viết dễ dàng hơn. Video còn giúp đưa
người bản ngữ vào lớp học (trên video), cung cấp các mô hình bổ sung để phát âm, ngữ điệu, nhịp điệu và nâng cao
nhận thức của người học về các khía cạnh phi ngôn ngữ trong giao tiếp. Đồng thời, video giúp tăng khả năng nghe

hiểu thông qua nhận đinh các đặc điểm ngôn ngữ (biểu cảm khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể, ngữ cảnh). Video góp phần
nâng cao nhận thức đa văn hóa của người học.
Nghiên cứu của Thanajaro (2000), Maneekul (2002), Kretsai Woottipong (2014) chỉ ra rằng kĩ năng nghe hiểu
của SV được cải thiện đáng kể sau khi học nghe cùng với video và SV có thái độ học tập tích cực với việc sử dụng
video thực tế để dạy kĩ năng nghe. Theo Polat & Erişti (2019), các tư liệu nghe thực tế phản ánh ngôn ngữ thực và
các mẫu giao tiếp thực tế, rất có tính hiệu quả trong việc phát triển kĩ năng nghe của SV và góp phần làm giảm nỗi
lo lắng khi giao tiếp bằng ngoại ngữ của SV ở trình độ A1 đến B1. Mặt khác, khi năng lực ngôn ngữ của SV được
cải thiện thì ảnh hưởng của các tư liệu thực tế càng tăng. Đồng thời, khi kĩ năng nghe của SV được cải thiện qua việc
nghe tư liệu thực tế, các kĩ năng nghe, đọc, viết và nói cũng đều được cải thiện.
Ngoài ra, Hassan & Hassan (2018) nhấn mạnh rằng tư liệu giảng dạy đang được sử dụng trong quá trình dạy và
học ngoại ngữ có ảnh hưởng sâu sắc tới toàn bộ quá trình học, tới kết quả học tập, cũng như phương pháp dạy học,
kĩ năng dạy học đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu sự phát triển kĩ năng nghe.
2.1.4. Ứng dụng của việc sử dụng video trong dạy và học ngoại ngữ
Stempleski & Tomalin (2001) cho rằng, mặc dù các bộ phim được viết theo kịch bản nhưng phim có thể được
dùng để nghe tiếng Anh của người bản ngữ một cách tự nhiên nhất có thể và do đó chúng đại diện cho ngôn ngữ
đích. Vì học viên thường ít được trực tiếp tiếp xúc với môi trường thực tế nên các trích đoạn video từ các bộ phim
này có thể thay thế ở mức độ nào đó cho ngữ liệu đầu vào mà học viên không thể lấy từ bên ngoài lớp học.
Ngoài ra, ngôn ngữ nói thực tế có rất nhiều đặc trưng, ví dụ như cách mở đầu không đúng cú pháp, câu không
đầy đủ và sự ngập ngừng, đặc trưng giọng nói và cách nói, có sự khác biệt trong khu vực, dân tộc, giới tính và mức
độ trang trọng. Đây là những đặc điểm khó có thể tìm thấy trong sách giáo khoa, giáo trình nhưng hoàn toàn có thể
tìm thấy những ví dụ tốt trong các bộ phim ở những bối cảnh hợp lí. Trong các bối cảnh này, giảng viên cùng học
viên có thể khám phá các vấn đề về sự phù hợp và ngữ dụng trong quá trình quan sát hành vi ngôn ngữ, và giao tiếp
phi ngôn. Giảng viên có thể chỉ ra một số chiến lược để sử dụng và khuyến khích SV tìm chiến lược phù hợp với
mình, ví dụ, xem cảnh lần thứ hai và thay đổi tùy chọn chú thích hoặc chú ý đến ngôn ngữ cơ thể.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, với sự tham gia của 50 SV
năm thứ hai chuyên ngành Tiếng Anh, bao gồm hai lớp, mỗi lớp 25 SV. Thời lượng học tiếng Anh là 2 giờ/ 1 buổi/
1 tuần, liên tục trong 15 tuần. Đây là nghiên cứu thực nghiệm với các bài kiểm tra, đánh giá trước và sau thực nghiệm,
được chia thành hai nhóm: nhóm thực nghiệm (experimental group) và nhóm kiểm soát (control group) được chọn
ngẫu nhiên.

- Về tài liệu video
+ Thể loại: Các thể loại video có thể được người dạy sử dụng bao gồm phim, kịch, phim tài liệu, tin thời sự, dự
báo thời tiết, các bài phỏng vấn, quảng cáo, các chương trình thể thao, chương trình giải trí và phim giáo dục.
+ Các video thực tế: Video thực tế được tạo ra để làm phương tiện giải trí cho người bản xứ. Nhìn chung, các
video có ngôn ngữ thực đã được đơn giản hóa và được nói ở tốc độ bình thường với chất giọng thực. Các video
hướng dẫn là sản phẩm được tạo ra trong lớp học với mục đích dạy học. Các video này có ưu điểm đã được đánh giá
về ngôn ngữ, nội dung, thời lượng và các video này được lưu trữ như các nguồn đa phương tiện bao gồm sách bài
tập, sách giáo viên.

202


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 201-206

ISSN: 2354-0753

+ Độ khó của tài liệu: Các tài liệu giúp phát triển kĩ năng nghe của người học có những đặc điểm như sau: có cốt
truyện dễ hiểu, làm giảm nhẹ áp lực về ngôn ngữ, có giọng chuẩn và chỉ có một nhân vật nói tại một thời điểm. Sau
khi cân nhắc kĩ lưỡng các mục tiêu trên, chúng tôi đã chọn các video sau cho nghiên cứu của mình, bao gồm: 2 bộ
phim tài liệu có tên “Planet Earth, Caves” (2006) và “An Inconvenient Truth” (2007), 2 clips có tên “Susan Boyle”,
“The Birth of Solar System” và một clip về công nghệ “What is the future of the Internet?”, 2 trích đoạn trong bộ
phim “Up” và “You’ve got mail”.
Tất cả các video được chọn ở trên là các video thực tế, bởi chúng cung cấp cho SV môi trường tiếng Anh gần với
môi trường thật, là mục tiêu của việc học tiếng Anh. Ngoài ra, các video này còn cung cấp cho người học môi trường
văn hóa của người bản ngữ. SV còn có thể đánh giá được ngôn ngữ sử dụng trong đời sống hàng ngày. Cuối cùng,
hầu hết SV rất hứng thú với các video thực tế vì tính chất giải trí của chúng.
- Về công cụ nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu thực nghiệm, định lượng, có sử dụng câu hỏi điều tra và phỏng vấn, cùng với đó là bài

kiểm tra trước và sau thực nghiệm để thu thập dữ liệu. Sau khi kết quả của hai bài kiểm tra được thu thập, chúng tôi
đã sử dụng phần mềm SPSS để tìm ra các đặc điểm: trung bình, độ lệch chuẩn, phương sai, rất cần thiết cho việc
phân tích và xử lí dữ liệu.
- Về tiến trình thực hiện
Nghiên cứu được tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: 2 lớp do chúng tôi giảng dạy được giao làm một bài kiểm tra trước (pre-test) sau tuần học đầu tiên của
học phần, sau đó sẽ chọn ngẫu nhiên 1 lớp là nhóm thực nghiệm (lớp A) và lớp còn lại (lớp B) là nhóm kiểm soát.
- Bước 2: Trong suốt học phần, lớp A (nhóm thực nghiệm) sẽ được áp dụng các học liệu nghe thiết kế dựa trên
video kết hợp với tài liệu từ giáo trình chính thức và lớp còn lại (nhóm kiểm soát) chỉ sử dụng các tài liệu từ sách
giáo trình.
- Bước 3: Vào cuối học phần, một phiếu khảo sát để lấy ý kiến của nhóm thực nghiệm về việc sử dụng video
trong giờ học kĩ năng nghe được đưa ra. Sau đó một bài kiểm tra (post-test) cùng độ khó với bài kiểm tra trước (pretest) được tiến hành ở cả 2 lớp.
- Bước 4: Phân tích kết quả thu được từ phiếu khảo sát ý kiến và 2 bài kiểm tra (pre-test và post-test).
2.3. Kết quả
2.3.1. Kết quả từ phiếu khảo sát
Kết quả thu được từ phiếu khảo sát ý kiến của người học phản ánh đánh giá của người học về mức độ hữu ích
của các tư liệu video đối với việc cải thiện kĩ năng nghe và quan điểm đối việc sử dụng video như 1 nguồn học liệu
bổ sung trong quá trình học trên lớp. Điểm này sẽ phần nào trả lời câu hỏi việc sử dụng tài liệu video trong việc dạy
kĩ năng nghe có hiệu quả hay không.
- Đánh giá của SV về việc cải thiện kĩ năng nghe
Kết quả phiếu khảo sát những người tham gia nhóm thử nghiệm đã khẳng định một số thay đổi về năng lực nghe.
Liên quan đến vấn đề hiểu và lưu giữ thông tin, hơn một nửa lớp học nhận định rằng trước khi sử dụng tài liệu video,
họ chỉ có thể hiểu được 20-30% văn bản nghe. Trong khi đó, khoảng 40% tuyên bố mức độ hiểu của họ có thể đạt
30-50%. Chỉ có 2 SV (8%) khẳng định rằng họ có thể hiểu 50-70% văn bản nghe. Có một thực tế đáng ngạc nhiên
đó là 2/3 số SV được hỏi chỉ nhớ 20-30% thông tin từ văn bản nghe, ngay cả khi nhiều người trong số họ có thể hiểu
30-50%. Phần còn lại đạt khả năng cao nhất trong khoảng từ 30-50%. Kết quả đã chỉ ra một thực tế đó là không có
mối quan hệ chặt chẽ giữa việc hiểu và lưu giữ lại thông tin trong khi và sau khi nghe. Có thể suy ra rằng ngay cả khi
SV có thể hiểu văn bản nghe khá tốt thì điều đó không có nghĩa là họ sẽ nhớ thông tin đó tốt.
Điều này lí giải phần nào tầm quan trọng của việc học tập dựa trên bối cảnh đã được các nhà lí thuyết học văn
hóa xã hội nhấn mạnh. Trong số các công nghệ khác nhau hiện có, công nghệ video phù hợp cho việc học theo ngữ

cảnh vì có thể truyền đạt thông tin hoặc kiến thức theo cách thú vị hơn và mô tả được những bối cảnh phức tạp.
Theo kết quả của phiếu khảo sát, phần lớn SV nói rằng tài liệu dựa trên video giúp họ ghi nhớ và hiểu tốt hơn.
Các số liệu dưới đây cho thấy sự thay đổi về tỉ lệ phần trăm hiểu và ghi nhớ được thông tin của người học trước và
sau khi sử dụng video.
Có thể nhận thấy khá rõ sự thay đổi về khả năng hiểu và lưu giữ thông tin của người học trước và sau khi sử
dụng video như tài liệu bổ trợ. Phần lớn những người được hỏi (64%) cho rằng trước khi dùng video họ chỉ nhớ
20-30% văn bản nghe. Chỉ có 1 SV (chiếm 4%) là có thể nhớ 50-70% văn bản nghe. Phần còn lại (32%) có thể
nhớ được khoảng 30-50%. Đáng chú ý, những con số này đã thay đổi sau khi sử dụng video trong lớp. Một số

203


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 201-206

ISSN: 2354-0753

Tỉ lệ %

lượng lớn SV (60%) nói rằng khả năng lưu giữ thông tin của họ tăng từ 30-50%. 2 trong số 25 SV có thể nhớ 5070% văn bản nghe.
Ngoài ra, hơn một nửa số SV cho biết họ dễ dàng có được thông tin dựa trên bối cảnh. Đa số trả lời rằng họ có
thể đoán được một phần ý nghĩa từ các manh mối khác như ngôn ngữ cơ thể và cử chỉ trong video. Tóm lại, hầu hết
những người tham gia đều nhận thấy rằng tài liệu học tập được hỗ trợ bằng video dễ hiểu và dễ nhớ hơn tài liệu chỉ
có âm thanh.
- Ý kiến của SV về việc dùng video trong việc học nghe
Khi được hỏi liệu có hứng thú với việc học nghe bằng video hay không, tất cả các SV đều trả lời “có”, đây rõ
ràng là một dấu hiệu tích cực. Một tỉ lệ lớn (88%) nói rằng họ rất thích học trong lớp có sử dụng học liệu từ video;
chỉ có 1 SV (chiếm 4%) nói rằng không thích. Một số SV giải thích rằng video không chỉ khuyến khích họ nghe tốt
hơn mà còn khiến họ hứng thú với việc học hơn.

Có thể thấy video đã góp phần vào việc tăng hứng thú của người học đối với việc học kĩ năng nghe, một kĩ năng
được nhiều SV coi là nhàm chán và khó khăn.
- Đánh giá của người học về vai trò của video trong việc học kĩ năng nghe và hiệu quả của việc sử dụng video
trong các bài học nghe
Đáng chú ý, hầu hết các SV trong nhóm thử nghiệm đều nhận thức khá rõ về tầm quan trọng của tài liệu video
khi có khoảng 52% tin rằng việc sử dụng video trong các bài học nghe là rất quan trọng. Có thể thấy rằng, phần lớn
SV thể hiện sự háo hức và hứng thú của họ để học với tài liệu video. Theo đó, khi được hỏi về cách khai thác video
trong lớp, hơn một nửa số người được hỏi đã chọn rất hiệu quả. Chỉ có 1 SV có ý kiến trái ngược, chiếm 4%.
- Một số khó khăn trong việc sử dụng video trong dạy kĩ năng nghe
Một trong những khó khăn chính là việc sử dụng video khiến SV mất tập trung khi nghe. Tuy nhiên, đây không
phải là vấn đề nghiêm trọng vì hơn một nửa số người tham gia nói rằng họ chỉ bị phân tâm một chút, trong khi hơn
1/3 đôi khi bị phân tâm và đôi khi không. Có thể suy ra từ kết quả phiếu khảo sát rằng SV thường không có thói quen
tập trung tốt. Vấn đề thứ hai là thiếu từ vựng khiến họ không thể hiểu được nội dung chi tiết của video. Những trở
ngại này dẫn đến việc hơn 80% số người được hỏi cảm thấy chán nản khi họ không thể theo dõi một video vì những
khó khăn về ngôn ngữ. Thực tế này hơi mâu thuẫn với lợi ích của việc sử dụng video mà họ đã đề cập trước đó. Một
mặt, sự chú ý và khả năng tập trung của họ đã tăng lên khi xem video. Mặt khác, video khiến họ mất bị phân tán khi
nghe và khó phát hiện các thông tin chi tiết. Có thể nói tồn tại này đã mở ra một hướng mới cho các nghiên cứu sâu
hơn trong tương lai.
2.3.2. Kết quả thu được từ bài kiểm tra
Mục đích của bài kiểm tra trước (pre-test) và bài kiểm tra sau (post-test) là để trả lời câu hỏi: Liệu tài liệu video
bổ trợ có giúp người học tạo ra sự tiến bộ nào trong kĩ năng nghe của mình hay không. Sau khi các bài kiểm tra được
tiến hành, thu thập và chấm điểm, chúng tôi đã phân tích điểm kiểm tra để tìm ra phạm vi điểm mà mỗi nhóm đạt
được và các chỉ số của xu hướng trung tâm để làm rõ xu hướng tiến bộ của mỗi lớp. Theo cách tương tự, kết quả của
bài kiểm tra sau (post-test) đã được diễn giải và so sánh với kết quả của bài kiểm tra trước (pre-test) và sau đó độ
lệch chuẩn được xem xét và phân tích.
- Điểm số kĩ năng nghe trước khi dùng học liệu video (pre-test)
35
30
25
20

15
10
5
0

lớp A
(nhóm thí
nghiệm)
lớp B
(nhóm kiểm
soát)
4,5

5

5,5

6

6,5 7
Điểm số

7,5

8

Biểu đồ 1. Điểm số kĩ năng nghe trước khi dùng học liệu video

204



VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 201-206

ISSN: 2354-0753

Biểu đồ trên cho thấy dải điểm của người học nằm trong khoảng từ 4,5 đến 8, trong đó điểm 6, 6,5 và 7 là phổ
biến nhất và SV lớp B dường như có trình độ đồng đều hơn trong khi lớp A có nhiều cá nhân xuất sắc hơn.
Thống kê mô tả
Điểm
Điểm
Độ
Số lượng SV
Trung bình
tối thiểu
tối đa
lệch chuẩn
Lớp A (nhóm thử nghiệm) 25
5.00
8.00
6.4200
.78634
Lớp B (nhóm kiểm soát)
25
4.50
8.00
6.5200
.79687
Số lượng hợp lệ

25

Phần % SV

Trong bảng thống kê mô tả điểm số của bài kiểm tra trước (pre-test), có thể nhận thấy giá trị điểm trung bình
6.5200 của lớp B tốt hơn một chút so với lớp A có điểm trung bình là 6.4200.
Các giá trị trên cũng cho thấy người học nói chung ở cả hai nhóm đều ở trên mức trung bình. Độ lệch chuẩn là
0,78634 và 0,79687 cho thấy độ phân tán điểm kiểm tra trong cả hai lớp là khá nhỏ, điều đó chỉ ra rằng khả năng của
SV trong cả hai nhóm là tương đương nhau.
- Kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm

35
30
25
20
15
10
5
0

lớp A (nhóm
thí nghiệm)
lớp B (nhóm
kiểm soát)
6

7

7,5


8

8,5

9

9,5

10

Điểm số
Biểu đồ 2. Điểm số kĩ năng nghe sau khi dùng học liệu video (post-test)
Biểu đồ 2 cho thấy có sự thay đổi trong dải điểm của hai nhóm, trong đó điểm thấp nhất không phải là 4,5 và 5,0
nữa mà là 6,0 và 7,0, điểm cao nhất tăng lên 10. Điều này cho thấy sự tiến bộ của hai nhóm trong kĩ năng nghe. Lập
luận này được chứng minh mạnh mẽ hơn bởi điểm trung bình cao hơn 2 điểm so với bài kiểm tra trước (pre-test).
Điểm đầy đủ (điểm 10) thực sự đạt được bởi các SV trong lớp A (nhóm thực nghiệm). Ngoài ra, số SV đạt điểm 9,5
trong nhóm thực nghiệm cũng cao hơn. Từ những điểm tích cực này, có thể rút ra rằng nhóm A dường như đã vượt
qua nhóm B trong quá trình cải thiện kĩ năng nghe của mình.
Việc so sánh giá trị điểm số trung bình của 2 nhóm xác nhận rằng nhóm thử nghiệm (lớp A) đã vượt trội so với
nhóm kiểm soát (lớp B) về năng lực nghe hiểu. So sánh với giá trị điểm trung bình của bài kiểm tra đầu kì (pre-test),
có thể thấy rằng cả hai nhóm đều đạt được tiến bộ nhưng nhóm A có một bước tiến lớn với giá trị điểm trung bình
từ 6.4200 đến 8.3600. Sự khác biệt lớn cho thấy rất rõ rằng sau một thời gian sử dụng video làm tài liệu bổ trợ trong
giảng dạy nghe, năng lực của SV được cải thiện đáng kể.
2.4. Thảo luận
Từ việc phân tích dữ liệu ở trên, có thể thấy ở một mức độ nào đó, tài liệu video có thể được sử dụng để tạo động
lực học nghe tiếng Anh cho SV; nâng cao năng lực nghe hiểu cũng như tăng cường khả năng lưu giữ thông tin của
họ được chứng minh. Điều này có thể giải thích như sau:
Thứ nhất, phần lớn người tham gia nghiên cứu thích các bài học nghe với tài liệu video. Thực tế cho thấy, người
học người thường nhiệt tình làm những gì họ thích. Ở một mức độ nào đó, thực tế này làm cho tài liệu video trở
thành động lực hiệu quả cho SV học kĩ năng nghe và sau đó dẫn đến việc họ tham gia tích cực vào bài học.

Thứ hai, đa số người tham gia đều khẳng định tầm quan trọng của tài liệu video trong việc học kĩ năng nghe. Tất
cả đều đồng thuận rằng các bài học sẽ thú vị hơn với việc sử dụng tài liệu video. Trong trường hợp này, video đóng
vai trò truyền cảm hứng để thu hút người học. Hơn nữa, liên quan đến vấn đề hiểu và duy trì, có thể kết luận rằng
hầu hết những người tham gia đều nhận thấy rằng tài liệu video khá dễ hiểu và dễ nhớ hơn so với chỉ có âm thanh.

205


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 201-206

ISSN: 2354-0753

Sau khi sử dụng video, tỉ lệ SV có thể hiểu và nhớ tốt hơn nội dung bài học tăng lên đáng kể. Đặc biệt hơn, tỉ lệ hiểu
và ghi nhớ một văn bản nghe tương đối cao hơn so với phiên bản chỉ có âm thanh.
Cùng với những thay đổi về động lực và thái độ học tập của SV, kết quả kĩ năng nghe của nhóm thực nghiệm rõ
ràng là tốt hơn so với nhóm kiểm soát. Những kết quả này đã góp phần trả lời các câu hỏi liệu việc sử dụng tài liệu
video trong lớp nghe có cải thiện khả năng nghe của SV hay không.
3. Kết luận
Thông qua bài viết này, chúng tôi muốn nhấn mạnh một nguyên lí đã được khẳng định trong nhiều nghiên cứu
trước đó là kĩ năng nghe đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy và học tiếng Anh. Với một nghiên cứu gần
như thử nghiệm về việc sử dụng video làm tài liệu bổ trợ trong việc dạy kĩ năng nghe, chúng tôi tập trung vào việc
điều tra tính hiệu quả của tài liệu video trong môi trường giảng dạy thực sự của mình, từ đó có thể xác nhận lại kết
quả của các nghiên cứu trước đây cũng là về lợi ích của việc sử dụng video trong việc dạy nghe.
Tài liệu tham khảo
Baggett, P. (1984). Role of temporal overlap of visual and auditory material in forming dual media associations.
Journal of Education Psychology, 76 (3), 408-417.
Dusenbury, L. A., W. B. Hansen & S. M. Giles (2003). Teacher training in norm setting approaches to drug
education: A pilot study comparing standard and video-enhanced methods. Journal of Drug Education, 33 (3),

325-336.
Feyten, C. M. (1991). The Power of Listening Ability: An Overlooked Dimension in Language Acquisition. The
Modern Language Journal, 75, 173-180.
Gilman, R. A. & L. M. Moody (1984). What Practitioners says about Listening: Research Implications for the
Classroom. Foreign Language Annals, 17, 331-334.
Hassan, S. E. H & Hassan, Z. H. (2018). Using TED talks as authentic videos to enhance students’ listening
comprehension and motivation. Oral presentation at Teacher Investigations of ELT Practice: ACE Action
Research, Oregon, ABD: University of Oregon.
Kim, H. S. (2015). Using authentic videos to improve EFL students’ listening comprehension. International Journal
of Contents, 11(4), 15-24.
Kozma, R. B. (1991). Learning with Media. Review of Educational Research, 61(2), 179-211.
Krashen, S. (1994). The pleasure hypothesis. Georgetown University Round Table on Languages and Linguistics,
Washington DC: Georgetown U. Press.
Kretsai Woottipong (2014). Effect of Using Video Materials in the Teaching of Listening Skills for University
Students. International Journal of Linguistics, 6(4), 200-212. DOI: />Lonergan. J. (1994). Video in Language Teaching. Cambridge University Press.
Maneekul, J. (2002). Use of authentic material and tasks to enhance English Listening Skill for undergraduate
students majoring in teaching English at Faculty of Education, Chiang Mai University. Chiang Mai University.
Nguyen, M. T. (2005). Designing a listening and speaking syllabus using video for English language non-majors at
pre-intermediate level. VNU-CFL.
O’Malley, J. M. & A. U. Chamot (1990). Listening Strategies in Second Language Acquisition. Cambridge,
Cambridge University Press.
Polat, M. & Erişti, B. (2019). The effects of authentic video materials on foreign language listening skill development
and listening anxiety at different levels of English proficiency. International Journal of Contemporary Educational
Research, 6(1), 135-154. DOI: />Rost, M. (2002). Teaching and Researching Listening. London, UK: Longman.
Stempleski, S. & Tomalin, B. (1990). Video in Action: Recipes for Using Video in Language Teaching. Prentice Hall.
Stempleski, S. & Tomalin, B. (2001). Fiml. Oxford University Press.
Thanajaro, M. (2000). Using authentic materials to develop listening comprehension in the English as a Second
Language Classroom. PhD. Dissertation, Virginia Polytechnic Institute and State University.
Wif, J. (1984). Strategies for Teaching Second Language Listening Comprehension. Foreign Language Annals, (17),
345-348.


206



×