Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thực trạng và một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non trên địa bàn thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (886.88 KB, 6 trang )

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 244-249

ISSN: 2354-0753

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BÌNH LONG, TỈNH BÌNH PHƯỚC
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước
Email:

Vũ Thị Kim Huệ
Article History
Received: 13/4/2020
Accepted: 28/4/2020
Published: 08/5/2020
Keywords
development manager, team,
preschool teachers,
professional standards, Binh
Long town.

ABSTRACT
The management and development of preschool teachers in Binh Long town,
Binh Phuoc province according to professional standards has been concerned
and achieved certain results, but still revealed many limitations. Based on the
research on the situation, the article proposes a number of solutions to improve
the quality of management and development of preschool teachers according to
professional standards in Binh Long town, Binh Phuoc province. The above
solutions are in close relationship with each other, need to be implemented


synchronously to create a source of high quality teachers, meeting the
professional standard requirements for preschool teachers, in accordance with
local practical needs, meeting current educational innovation requirements.

1. Mở đầu
Việc xây dựng một nền giáo dục chất lượng luôn là nhân tố quan trọng, quyết định thúc đẩy và duy trì sự
phát triển của mỗi quốc gia. Phát triển đội ngũ nhà giáo là khâu “then chốt” trong chiến lược “đổi mới căn bản,
toàn diện GD-ĐT, đổi mới trên tất cả các cấp, các ngành” (Ban Chấp hành Trung ương, 2013). Giáo viên (GV)
là một trong những yếu tố then chốt quyết định đến thành công của giáo dục Việt Nam nói chung và các trường
mầm non (MN) nói riêng. GV MN được trang bị đầy đủ về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp
vụ sư phạm sẽ giúp cho quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục của bậc học MN trong các trường diễn ra hiệu
quả và chất lượng.
Việc phát triển đội ngũ GV theo chuẩn GV MN tại các trường, nhất là trên địa bàn thị xã Bình Long, tỉnh
Bình Phước trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc đáp ứng nguồn nhân lực có
năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Đội ngũ GV tại các trường MN phát triển về số lượng, chất lượng
từng bước được nâng lên, song vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, từ đó đặt ra những yêu cầu khách quan và cấp
thiết phải giải quyết để đáp ứng yêu cầu chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong nhà trường, góp phần nâng
cao năng suất lao động, mục tiêu phát triển toàn diện trẻ theo Chương trình giáo dục MN.
Bài viết đề cập thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm quản lí phát triển đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp
ở các trường MN trên địa bàn thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước.
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi thực hiện khảo sát 120 GV, cán bộ quản lí tại 8 trường MN trên địa bàn thị xã Bình Long, tỉnh Bình
Phước bằng phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi thông qua gửi email, trên cơ sở đó phân tích được thực trạng quản
lí phát triển đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp GV MN tại các trường trên địa bàn thị xã Bình Long, tỉnh Bình
Phước. Thời gian khảo sát từ tháng 3/2020.
Kết quả khảo sát được xử lí bằng phần mềm Excel, các nội dung khảo sát được đánh giá bằng điểm số theo các
mức độ thực hiện: Kém: 1, Yếu: 2, Trung bình: 3, Khá: 4, Tốt: 5.
Quy ước xử lí thông tin khảo sát:
1,0  X  1,8

Không đồng ý
Không thực hiện
Không ảnh hưởng
Kém

1,81  X  2,6
Ít đồng ý
Hiếm khi
Ít ảnh hưởng
Yếu

2,61  X  3,4
Phân vân
Thỉnh thoảng
Bình thường
Trung bình

244

3,41  X  4,2
Đồng ý
Thường xuyên
Ảnh hưởng
Khá

4,21  X  5,0
Rất đồng ý
Rất thường xuyên
Rất ảnh hưởng
Tốt



VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 244-249

ISSN: 2354-0753

2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non trên địa bàn thị xã Bình Long,
tỉnh Bình Phước
2.2.1. Thực trạng nhận thức về sự cần thiết phải phát triển đội ngũ giáo viên mầm non và đặc điểm phát triển đội
ngũ giáo viên mầm non
Bảng 1. Thực trạng nhận thức về sự cần thiết phải phát triển đội ngũ GV MN theo chuẩn nghề nghiệp
Kết quả đánh giá
TT
Sự cần thiết phải phát triển GV MN
ĐTB
Mức độ
Chuẩn hoá đội ngũ GV MN thông qua chuẩn nghề nghiệp của GV MN, đảm
1
3,98
Quan trọng
bảo chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng
Thực hiện kế hoạch hoá quá trình phát triển đội ngũ GV MN trong các hoạt
2
3,95
Quan trọng
động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ
Xây dựng chính sách, chế độ đãi ngộ phù hợp với năng lực nghề nghiệp và nhu
3

4,10
Quan trọng
cầu cuộc sống GV MN
Bảng 1 cho thấy, các đối tượng tham gia khảo sát đánh giá cao về các nội dung về sự cần thiết phải phát triển
GV, với ĐTB cao, ứng với mức độ quan trọng, cụ thể: “Chuẩn hoá đội ngũ GV MN thông qua chuẩn nghề nghiệp
của GV MN, đảm bảo chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng” có ĐTB = 3,98, “Thực hiện kế hoạch hoá quá trình
phát triển đội ngũ GV MN trong các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ” có ĐTB = 3,95; “Xây dựng
chính sách chế độ đãi ngộ phù hợp với năng lực nghề nghiệp và nhu cầu cuộc sống GV MN” có ĐTB = 4,10. Như
vậy, đội ngũ GV và cán bộ quản lí tại các trường MN trên địa bàn thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước đã thể hiện sự
nhận thức đúng đắn về sự cần thiết trong việc phát triển đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp, đây là động lực thúc
đẩy quá trình nâng cao chất lượng trong các hoạt động giáo dục nhà trường cũng như giúp nhà trường thực hiện hiệu
quả công tác quản lí phát triển đội ngũ GV MN theo chuẩn nghề nghiệp.
2.2.2. Về năng lực đội ngũ giáo viên mầm non thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước
Bảng 2. Năng lực GV tại các trường MN thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước
Kết quả đánh giá
TT
Kiến thức GV MN
ĐTB
Mức độ
1
Nắm vững chuyên môn nghiệp vụ sư phạm
3,78
Khá
Biết tham gia tổ chức, thực hiện xây dựng, phát triển mối quan
2
3,68
Khá
hệ hợp tác với cha mẹ trẻ
Nắm vững mục tiêu, nội dung và cách thức xây dựng môi
3

3,63
Khá
trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện
4
Biết sử dụng tiếng Anh, máy vi tính, máy chiếu
2,19
Yếu
Bảng 2 cho thấy, đa số đội ngũ GV các trường MN trên địa bàn thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước có kiến thức
chuyên môn nghiệp vụ, họ biết tham gia thực hiện xây dựng môi trường tâm lí xã hội, tạo các mối quan hệ hợp tác
với cha mẹ trẻ cũng như nắm vững mục tiêu, nội dung về xây dựng môi trường giáo dục an toàn cho trẻ. Tuy nhiên,
nội dung “Biết sử dụng tiếng Anh, máy vi tính, máy chiếu” với ĐTB = 2,19 với mức độ đánh giá “Yếu” thể hiện
năng lực về sử dụng tiếng Anh, máy vi tính và máy chiếu trong giảng dạy của GV MN thuộc thị xã Bình Long, tỉnh
Bình Phước còn hạn chế. Để đáp ứng trong môi trường giáo dục thay đổi trong thời kì công nghệ 4.0, đòi hỏi GV sử
dụng tốt tiếng Anh, tin học, do đó các trường MN trên địa bàn thị xã Bình Long cần có phương án kịp thời để nâng
cao kiến thức cho đội ngũ GV, đặc biệt là kiến thức về tiếng Anh và tin học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
nhà trường.
2.2.3. Kĩ năng của giáo viên tại các trường mầm non thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước
Bảng 3. Thực trạng kĩ năng của GV tại các trường MN thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước
Kết quả đánh giá
TT
Kĩ năng
ĐTB
Mức độ
Chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp để phát triển chuyên môn bản
1
3,66
Khá
thân
2 Tham gia phát triển chương trình giáo dục nhà trường
3,65

Khá
3 Hỗ trợ đồng nghiệp trong xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ
2,13
Yếu
Chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện điều chỉnh, đổi mới các hoạt động
4
2,18
Yếu
giáo dục

245


VJE

5
6
7
8
9
10

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 244-249

Chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp vận dụng các phương pháp quan sát, đánh
giá sự phát triển của trẻ
Hỗ trợ đồng nghiệp tổ chức xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân
thiện
Đề xuất giải pháp tăng cường phối hợp giữa nhà trường với gia đình, cộng đồng
Viết và trình bày đoạn văn đơn giản về các chủ đề quen thuộc bằng tiếng Anh

Chia sẻ, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và
giáo dục trẻ
Thực hiện xây dựng môi trường giáo dục trẻ giàu tính nghệ thuật

ISSN: 2354-0753

4,35

Tốt

4,23

Tốt

3,99
2,45

Khá
Yếu

2,30

Yếu

2,08

Yếu

Bảng 3 cho thấy, các kĩ năng “Chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp vận dụng các phương pháp quan sát,
đánh giá sự phát triển của trẻ em”; “Hỗ trợ đồng nghiệp tổ chức xây dựng môi giáo dục an toàn, lành mạnh, thân

thiện” được các đối tượng tham gia khảo sát đánh giá cao với ĐTB đạt mức độ tốt, đội ngũ GV có những kĩ năng tốt
trong chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp, cũng như khả năng xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.
Đây cũng là kết quả phù hợp với phân tích trên và góp phần thực hiện thành công trong hoạt động chăm sóc, nuôi
dưỡng và giáo dục trẻ theo mục tiêu đề ra.
Bên cạnh đó, các kĩ năng đánh giá ở mức Khá, bao gồm: “Chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn, hỗ trợ đồng
nghiệp về phát triển chuyên môn bản thân”; “Đề xuất giải pháp tăng cường phối hợp giữa nhà trường với gia
đình, cộng đồng”.
Tuy nhiên, một số kĩ năng chưa được các đối tượng tham gia khảo sát đánh giá cao, ĐTB trong các trường hợp
đạt mức độ Yếu, như: “Viết và trình bày đoạn văn đơn giản về các chủ đề quen thuộc bằng tiếng Anh”; “Chia sẻ,
ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ”; “Thực hiện xây dựng môi
trường giáo dục trẻ giàu tính nghệ thuật”. Kết quả phỏng vấn một số đối tượng tham gia khảo sát cũng cho thấy,
“Khả năng tiếng Anh, khả năng tin học của đội ngũ GV tại các trường thấp bởi họ không có môi trường ứng dụng
trong thời gian dài”. Bên cạnh đó, “Việc đầu tư về cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu thực hiện các hoạt động mang tính
chất nghệ thuật, trải nghiệm sinh động trong nhà trường hạn chế, đội ngũ cán bộ quản lí lúng túng trong việc hướng
dẫn cho GV trang trí, thiết kế không gian lớp học, không gian thực hiện các hoạt động”. Như vậy, các trường MN
trên địa bàn thị xã Bình Long cần quan tâm trong việc phát triển đội ngũ GV MN đáp ứng yêu cầu mục tiêu giáo dục
nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp, đồng nghĩa với việc nâng cao chất
lượng nhà trường, tạo niềm tin cho phụ huynh trẻ khi cho con đến trường.
2.2.4. Tuyển dụng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
Bảng 4. Thực trạng tuyển dụng GV MN theo chuẩn nghề nghiệp
Kết quả đánh giá
TT
Tuyển dụng GV
ĐTB
Mức độ
GV MN được tuyển dụng đáp ứng với chuyên môn và yêu cầu
1
3,83
Khá
thực tiễn công việc

Thông tin tuyển dụng được phổ biến rõ ràng đến các đối tượng
2
3,78
Khá
có nhu cầu
Tổ chức xét tuyển, thi tuyển kết hợp xét tuyển, thuyên chuyển
3
2,26
Yếu
công tác khi tuyển dụng GV MN
Nhà trường xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng đội ngũ GV MN
4
2,07
Yếu
phù hợp với vị trí, điều kiện nhà trường
Theo bảng 4, các đối tượng tham gia khảo sát tại các trường MN trên địa bàn thị xã Bình Long đánh giá cao trong
các nội dung tuyển chọn GV, ĐTB trong các trường hợp đạt mức độ thường xuyên cụ thể: “GV MN được tuyển
dụng đáp ứng với chuyên môn và yêu cầu thực tiễn công việc”; “Thông tin tuyển dụng được phổ biến rõ ràng đến
các đối tượng có nhu cầu”. Đây là ưu điểm các trường, nhằm giúp thông tin đến những GV tiềm năng có sự chuẩn
bị tốt cho công việc tương lai.
Tuy nhiên, việc thực hiện “Tổ chức xét tuyển, thi tuyển kết hợp xét tuyển, thuyên chuyển công tác khi tuyển dụng
GV MN”; “Nhà trường xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng đội ngũ GV MN phù hợp với vị trí, điều kiện nhà trường”
chưa được các đối tượng tham gia khảo sát thực trạng đánh giá cao, ĐTB trong các trường hợp dao động từ 2,07
-2,26. Đây là những hạn chế trong công tác tuyển chọn đội ngũ GV MN theo chuẩn nghề nghiệp tại các trường MN,

246


VJE


Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 244-249

ISSN: 2354-0753

các trường MN trên địa bàn thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước cần có biện pháp quản lí hiệu quả, tổ chức tuyển chọn
đội ngũ GV MN phải được thực hiện trên tiêu chí cụ thể để tạo sự khách quan, minh bạch trong việc sử dụng đội ngũ
GV. Qua đó, GV sẽ biết điểm yếu để khắc phục, phát huy điểm mạnh và giúp nhà trường có sự bố trí phù hợp trong
công việc, bố trí, giao việc theo điểm mạnh của GV.
2.2.5. Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp
Bảng 5. Thực trạng bồi dưỡng đội ngũ GV MN theo chuẩn nghề nghiệp
Kết quả đánh giá
TT
Bồi dưỡng đội ngũ GV
ĐTB
Mức độ
1 Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng GV MN theo từng nội dung và vị trí công việc
4,02
Khá
Khảo sát nhu cầu và chất lượng GV MN tham gia bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên
2
1,94
Yếu
môn nghiệp vụ
3 Tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ kinh phí cho những đối tượng tham gia bồi dưỡng
4,18
Khá
4 Tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn tại trường
4,42
Tốt
5 Tổ chức các khóa bồi dưỡng thông qua hợp tác với các doanh nghiệp

1,98
Yếu
6 Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo chuẩn nghề nghiệp
1,97
Yếu
7 Khuyến khích GV MN tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghề nghiệp
3,88
Khá
Bảng 5 cho thấy, việc “Tổ chức các khóa bồi dưỡng ngắn hạn tại trường” thường xuyên thực hiện tại các trường
MN, đây là điều kiện thuận lợi giúp GV MN tại các trường MN trên địa bàn thị xã Bình Long có môi trường tương
tác, học hỏi nâng cao năng lực bản thân đáp ứng yêu cầu công việc.
Các nội dung khác cũng được đánh giá cao, như: “Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng GV MN theo từng nội dung và
vị trí công việc”; “Tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ kinh phí cho những đối tượng tham gia bồi dưỡng”; “Khuyến
khích GV MN tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghề nghiệp”. Một số nội dung trong hoạt động bồi
dưỡng GV được đánh giá ở mức độ Yếu, như: “Khảo sát nhu cầu và chất lượng GV MN tham gia bồi dưỡng nâng
cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ”; “Tổ chức các khóa bồi dưỡng thông qua hợp tác với các doanh nghiệp”; “Tổ
chức bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo chuẩn nghề nghiệp”. Việc tổ chức xác định nhu cầu
bồi dưỡng sẽ giúp nhà trường xác định số lượng và có sự chuẩn bị tốt trong bồi dưỡng, lựa chọn hình thức bồi dưỡng
phù hợp. Đặc biệt, tổ chức cho GV tham gia các lớp bồi dưỡng có sự tham gia của các doanh nghiệp sẽ giúp GV có
điều kiện giao lưu, tích lũy kinh nghiệm thực tế trong các hoạt động góp phần xây dựng những chủ đề hoạt động trải
nghiệm hiệu quả, thu hút trẻ.
2.2.6. Chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
Bảng 6. Thực trạng chính sách đãi ngộ GV MN theo chuẩn nghề nghiệp
Kết quả
đánh giá
TT
Chính sách đãi ngộ GV
ĐTB
Mức độ
1 Xây dựng chế độ chính sách động viên, khuyến khích GV hoàn thành tốt nhiệm vụ

3,70
Khá
2 Có chính sách đối với GV có tay nghề, trình độ, thâm niên
2,26
Yếu
3 Trang bị đầy đủ các thiết bị máy móc hiện đại, trang thiết bị cho các hoạt động giáo dục
2,20
Yếu
Thực hiện chế độ lương thưởng theo quy định của Nhà nước và theo quy chế chi tiêu
4
3,78
Khá
nội bộ của nhà trường
Công tác thi đua, khen thưởng gắn với các chế độ xét tăng lương, đề bạt, bổ nhiệm,
5
3,93
Khá
xét đi học nâng cao trình độ
6 Tổ chức tham quan, học tập, sinh hoạt
2,21
Yếu
7 Xây dựng môi trường làm việc sư phạm, thân thiện, an toàn
3,80
Khá
Bảng 6 cho thấy, nội dung thực hiện chính sách đãi ngộ GV, ĐTB ở mức độ Khá, bao gồm: “Xây dựng chế độ
chính sách động viên, khuyến khích GV hoàn thành tốt nhiệm vụ”; “Thực hiện chế độ lương thưởng theo quy định
của Nhà nước và theo quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường”; “Công tác thi đua, khen thưởng gắn với các chế độ
xét tăng lương đề bạt, bổ nhiệm, xét đi học nâng cao trình độ”; “Xây dựng môi trường làm việc sư phạm, thân thiện,
an toàn”. Như vậy, các trường MN trên địa bàn thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước luôn thường xuyên thực hiện chế
độ lương thưởng cho GV, cán bộ quản lí theo quy định của Nhà nước, cũng như thực hiện chế độ khen thưởng phù

hợp, giúp đội ngũ GV yên tâm gắn bó với nghề.

247


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 244-249

ISSN: 2354-0753

Riêng các nội dung trong thực hiện chính sách đãi ngộ GV MN chưa được đánh giá cao, ở mức độ Yếu, cụ thể như:
“Có chính sách đối với GV có tay nghề, trình độ, thâm niên”; “Trang bị đầy đủ các thiết bị máy móc hiện đại, trang thiết
bị cho các hoạt động giáo dục”; “Tổ chức tham quan, học tập, sinh hoạt”. Như vậy, các trường MN trên địa bàn thị xã Bình
Long, tỉnh Bình Phước cần nâng cao chất lượng trong việc thực hiện chính sách đãi ngộ, khen thưởng đúng người đúng
việc trong nhà trường, tạo động cơ thúc đẩy quá trình nâng cao năng lực đội ngũ GV MN theo chuẩn nghề nghiệp.
2.3. Đề xuất biện pháp quản lí phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non trên
địa bàn thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước
2.3.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên về phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp
Giúp cán bộ quản lí, GV nhận thức sâu sắc về vị trí, đặc điểm của người GV trong thời kì đổi mới. Phát huy được
tinh thần đoàn kết, thống nhất thực hiện trong các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Đội ngũ GV MN,
cán bộ quản lí phải yêu nghề, tâm huyết với nghề, chịu khó, ý thức trách nhiệm, tích cực bồi dưỡng và tự bồi dưỡng
để nâng cao vai trò, chức năng của GV theo xu thế đổi mới giáo dục, thực hiện cải tiến kĩ thuật, đổi mới phương
pháp dạy học vào các hoạt động trải nghiệm của trẻ, từ đó nhận thức rõ về mục tiêu, yêu cầu phát triển đội ngũ GV
MN theo chuẩn nghề nghiệp, phát triển lòng đam mê nghề nghiệp, yêu trẻ và nâng cao chất lượng hoạt động chăm
sóc, nuôi dưỡng và giáo dục nhà trường tại các trường MN trên địa bàn thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước.
2.3.2. Thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục mầm non
Để đạt được mục tiêu thực hiện quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ GV MN theo chuẩn nghề nghiệp
tại các trường MN trên địa bàn thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước, các trường MN thực hiện theo các bước như:

- Tổ chức xác định thời gian lộ trình quy hoạch đội ngũ GV MN theo chuẩn nghề nghiệp trong mỗi năm học, kì học
phù hợp với điều kiện, nguồn lực nhà trường; - Phân công thu thập thông tin, phân tích đánh giá thực trạng năng lực
đội ngũ GV MN nhằm phát hiện, giới thiệu nguồn quy hoạch đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu trong các
khối lớp, chương trình hoạt động nhà trường; - Tăng cường thực hiện dự báo về quy mô phát triển nhà trường, số
lượng tuyển sinh của các lớp, khối, tỉ lệ với yêu cầu chất lượng GV MN đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp trong
trường MN; - Tổ chức phân công nhiệm vụ cụ thể cho GV MN trong các lớp, các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục, hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp sao cho đúng người đúng việc và phân bổ kinh phí và các điều kiện
hỗ trợ hợp lí trong trường MN trên địa bàn thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước; - Phân công phối hợp các tổ chuyên
môn theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch, kiểm tra định kì chất lượng GV MN theo chuẩn nghề nghiệp thực
hiện theo yêu cầu trong từng công việc so với mục tiêu đề ra; - Hiệu trưởng nhà trường tính toán cụ thể số lượng GV
MN theo chuẩn nghề nghiệp đảm nhận được yêu cầu công việc trong nhà trường, số lượng thiếu trong các hoạt động
để thực hiện quy hoạch và tuyển bổ sung; - Hiệu trưởng là người quyết định việc tuyển chọn GV MN theo chuẩn
nghề nghiệp căn cứ trên số lượng quy hoạch và kế hoạch tuyển dụng GV MN được thống nhất và phê duyệt từ cấp
có thẩm quyền địa phương; - Tổ chức phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường chia sẻ thông tin quy hoạch,
cũng như kế hoạch tuyển dụng với nhiều hình thức khác nhau trên báo, đài, trên trang web của trường.
2.3.3. Đổi mới công tác tuyển dụng và sử dụng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp
Nhà trường xây dựng tiêu chí xét tuyển GV MN theo chuẩn nghề nghiệp, theo số lượng, điều kiện quy hoạch GV
MN, trong đó tiêu chuẩn, tiêu chí phù hợp với nhu cầu, điều kiện nhà trường để tuyển chọn để thu hút người có khả
năng, năng khiếu từ nhiều nguồn khác nhau tham gia dự tuyển để lựa chọn những cá nhân đạt chuẩn;
Phối hợp tuyên truyền phổ biến rộng rãi thông tin tiêu chí tuyển chọn ứng viên thể thu hút, sàng lọc GV MN tiềm
năng có năng lực từ nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Trong đó, những tiêu chí, tiêu chuẩn được xây
dựng theo từng vị trí công việc và công khai, minh bạch xét tuyển;
Tổ chức xây dựng quy trình tuyển dụng và phổ biến quy trình đến các bộ phận phụ trách tuyển dụng nắm rõ, quy trình
bao gồm: - Chỉ đạo các tổ chuyên môn bố trí sử dụng GV MN phù hợp với chuyên môn, năng lực, năng khiếu trong các
hoạt động nhà trường và nhu cầu phát triển của mỗi GV MN, điều kiện, quy mô phát triển nhà trường; - Hiệu trưởng đánh
giá khả năng thích ứng của GV MN về năng lực, yêu cầu công việc, văn hóa ứng xử với đồng nghiệp, với cán bộ quản lí để
kịp thời khắc phục; - Khuyến khích các bộ phận xây dựng phong trào hợp tác, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm giữa các GV
MN nhiều kinh nghiệm với GV MN mới tuyển, góp phần thành công trong công tác sử dụng đội ngũ GV MN theo chuẩn
nghề nghiệp, xây dựng môi trường làm việc sư phạm, bầu không khí làm việc thân thiện, an toàn, lành mạnh.
2.3.4. Thực hiện bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

Hiệu trưởng phân công các bộ phận tổ chức thu thập thông tin, đánh giá thực trạng nhu cầu, nguyện vọng GV
MN tham gia bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, cũng như đánh giá xác định nhu cầu, điều kiện

248


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 244-249

ISSN: 2354-0753

nhà trường, cân đối nguồn lực tài chính đáp ứng yêu cầu tổ chức bồi dưỡng cho GV MN theo chuẩn nghề nghiệp
trong ngắn hạn với sự hợp tác với các doanh nghiệp, đơn vị giáo dục ngoài nhà trường;
Phối hợp tổ chức xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ theo chuẩn nghề nghiệp cho
GV MN, đưa ra các kế hoạch cụ thể, gần với thực tế, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu của phát triển đội ngũ GV theo
chuẩn nghề nghiệp;
Hiệu trưởng nhất quán trong chỉ đạo thu thập thông tin về điều kiện, nguyện vọng, khả năng của GV, nhu cầu,
điều kiện của nhà trường, xác định số lượng GV MN tham gia bồi dưỡng. Từ đó, xác định rõ đối tượng tham gia
khoá bồi dưỡng, cũng như lựa chọn hình thức tổ chức bồi dưỡng phù hợp không làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt
động của nhà trường và công việc của GV MN;
Tuyên truyền kế hoạch bồi dưỡng đến các bộ phận, để thống nhất thời gian, thời lượng, địa điểm tổ chức thực
hiện khoá bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV MN theo chuẩn nghề nghiệp;
Khuyến khích đội ngũ GV MN tự bồi dưỡng thông qua các tài liệu, sách báo và được tổ chức tại nhà với sự hỗ
trợ, hướng dẫn của cán bộ quản lí nhà trường về trang thiết bị khai thác thông tin, cung cấp tài liệu cho GV bồi dưỡng;
Tổ chức hội thảo, chuyên đề về hoạt động bồi dưỡng đa dạng về hình thức, giúp GV MN trong các khối lớp,
trong các trường MN trên địa bàn thị xã Bình Long có điều kiện chia sẻ thông tin, kinh nghiệm;
Đôn đốc tổ trưởng chuyên môn thu thập đầy đủ về thông tin, kết quả sau bồi dưỡng, để có cơ sở đánh giá và rút
kinh nghiệm cho những khoá bồi dưỡng sau này đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp.
2.3.5. Xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp, thúc đẩy phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

Nhà trường xây dựng hoàn thiện chính sách đãi ngộ cho GV MN, đảm bảo yêu cầu đời sống vật chất, tinh thần
cho GV MN có tay nghề, trình độ, thâm niên, cũng như đảm bảo trang thiết bị dạy học, trải nghiệm, du lịch, tạo động
lực phấn đấu cho GV MN hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Để thực hiện thành công chính sách đãi ngộ GV MN,
các nội dung, điều kiện của chính sách phải gắn liền với thực tế, phải theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội, Bộ GD-ĐT. Đồng thời, Hiệu trưởng nhà trường nên quan tâm đến chất lượng đời sống GV MN, hiểu
được những khó khăn trong công việc và trong hoàn cảnh cuộc sống của GV MN.
2.3.6. Thực hiện hiệu quả chức năng quản lí trong hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn
nghề nghiệp
Để nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng GV theo chuẩn nghề nghiệp, cần tăng cường công tác xây dựng kế
hoạch, quản lí chỉ đạo, kiểm tra, giám sát ở tất cả các khâu trong công tác bồi dưỡng GV, từ việc khảo sát thực trạng,
xác định nội dung hình thức bồi dưỡng, lập kế hoạch và tiến hành thực hiện kế hoạch. Có như vậy công tác bồi dưỡng
GV mới được tiến hành nghiêm túc, thực hiện đúng mục tiêu đề ra, GV được bồi dưỡng thêm các tri thức, kĩ năng,
kĩ xảo tốt nhất mà họ cần có, giúp họ hoàn thiện nhiệm vụ được giao.
3. Kết luận
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, bài viết đã đề xuất một số giải pháp quản lí phát triển đội ngũ GV MN trên địa
bàn thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước. Các giải pháp trên mối quan hệ mật thiết với nhau, cần triển khai đồng bộ để
tạo ra nguồn GV chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp cho GV MN, phù hợp với nhu cầu thực tế của
địa phương, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Tài liệu tham khảo
Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Bộ GD-ĐT (2018). Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
Huỳnh Văn Méo (2019). Thực trạng và giải pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học phổ thông thuộc huyện
Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đáp ứng chuẩn nghề nghiệp. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 3 tháng 5, tr 95-99.
Nguyễn Ngọc Quang (1990). Những khái niệm cơ bản về lí luận quản lí giáo dục. Trường Cán bộ Quản lí giáo dục
Trung ương 1, tr 34.
Nguyễn Quang Uẩn (2001). Giáo trình Tâm lí học đại cương. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Thị Thùy (2018). Thực trạng quản lí bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở một số trường mầm non chất lượng cao
trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 6, tr 6-10.

Phan Vũ Ngọc Anh (2018). Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non ngoài công lập Quận 11, Thành
phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 2 tháng 5, tr 6-9.

249



×