Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Cách kể “hỗn độn” trong truyện ngắn Murakami Haruki

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.52 KB, 8 trang )

h được tài năng bậc thầy của ông.
Đồng thời, nó cho thấy tầm toàn cầu hóa từ lối viết của ông lớn đến chừng nào. Murakami được
hội đồng giải thưởng ca ngợi là một “bậc thầy của văn xuôi” với “cảm nhận thiên tài về hiện thực
huyền ảo” qua lối kể chuyện pha lẫn hiện thực với hoang đường một cách sáng tạo, giàu ẩn ý sâu
xa.
Ông thường kể chuyện từ ngôi “tôi”, hẳn ông muốn khẳng định dấu ấn của riêng mình trên
trang sách, song có lẽ đúng hơn là ông giới hạn sự kể trong tầm quan sát của “tôi”. Lối kể này khá
giống với Raymond Carver, tác giả Mỹ mà ông yêu thích. Cách viết của hai bậc thầy này đều là đặc
thù của chủ nghĩa tối giản. Trên bề mặt đa phần là những chuyện dung dị, truyện ngỡ như không
có chuyện gì to tát để nói. Nhưng bên dưới là dòng chảy ngầm của vô số sự hỗn độn, đặc biệt là
hỗn độn về xúc cảm và nghĩa. Trong truyện Cái nghèo của tôi hình miếng bánh pho mát ông hóm
hỉnh kể câu chuyện về đôi vợ chồng trẻ, cũng vẫn là người kể xưng “tôi”. Họ nghèo đến mức gia
sản hầu như chẳng có gì: “Dọn nhà đến chỉ cần một chiếc xe tải nhỏ của bạn tôi là đủ. Chăn nệm,
áo quần, soong chảo, đèn bàn, vài cuốn sách, một con mèo, toàn bộ tài sản của vợ chồng tôi chỉ
có thế. Máy nghe đài đã không có mà ti vi cũng không. Máy giặt, tủ lạnh, bàn ăn, lò sưởi, điện
thoại, máy nước nóng, máy hút bụi, máy nướng bánh mì,. . . đều chẳng có. Vợ chồng tôi nghèo đến
mức như thế đấy. Nên gọi là dọn nhà, chứ chỉ cần không tới 30 phút là xong. Không có tiền thì
đời sống đơn giản vô cùng”. Vì nghèo nên họ chọn thuê ngôi nhà với giá rẻ. Ngôi nhà được xây
8


Cách kể “hỗn độn” trong truyện ngắn Murakami Haruki

tuềng toàng, hở nhiều chỗ nên mùa hè thì mát nhưng mùa đông thì lạnh ghê hồn. Nhưng yếu tố
cốt lõi để ngôi nhà có giá thuê thấp chỉ vì bị kẹt giữa hai đường ray tàu lửa: “Người bạn giúp dọn
nhà có vẻ kinh ngạc lắm khi nhìn thấy nhà trọ mới của vợ chồng tôi bị kẹp sát giữa hai đường ray
xe lửa. Xong xuôi chuyện dọn nhà, anh ấy nhìn tôi chắc định nói gì đấy, đúng lúc xe lửa tốc hành
chạy qua, nên tôi chẳng nghe được gì cả”. Quả đúng là cái tiếng ồn của tàu lửa là trọng tâm âm
thanh người kể muốn hướng đến ngoài những sự bất tiện khác. Vậy thì khi cái tiếng ồn tàu đó vì lí
do nào đó mà không còn thì quả là hạnh phúc viên mãn: “Trong tháng Tư, đã có vài ngày xe lửa
đình công. Những ngày xe lửa đình công thì tụi tôi thật là hạnh phúc. Suốt cả ngày không có một


chuyến xe lửa nào chạy qua trên cả hai đường ray ấy. Tôi và nàng ôm con mèo bước xuống đường
ray, tắm nắng. Chung quanh im vắng cứ như là đang ngồi dưới đáy hồ nước. Vợ chồng tôi lúc ấy
còn trẻ, vừa mới kết hôn, ánh nắng mặt trời lại miễn phí nữa”.
Câu chuyện được kể theo lối tự trào, bông đùa một cách đau khổ, nhưng lại đầy lạc quan
của đôi trẻ lần đầu nếm vị hôn nhân. Tuy nhiên điều người kể thực sự muốn nói thì lại là chuyện
khác. Cái chuyện tiếng tàu ồn đó chính là ẩn dụ cho chuyện nền công nghiệp hóa đang phá nát đi
biết bao điều tốt đẹp của cuộc sống. Đôi bạn trẻ cưới nhau, đâu có cần gì nhiều vật chất. Họ không
hề ta thán về cái chuyện thiếu thốn đó. Nhưng họ lại rất hạnh phúc khi có cuộc đình công của công
nhân xe lửa và tàu ngừng chạy. Khoảng khắc tàu không xuất hiện trên đướng ray quả là kì diệu đối
với họ. Họ có đủ hạnh phúc và cái bầu không khí tĩnh lặng của những chuyến tàu không chạy qua
đó càng ban thêm hạnh phúc cho họ. Một nếp sống bình dị, điền viên, theo “tôi” sẽ là hạnh phúc
đích thực của con người.

3.

Kết luận

Murakami là một tác gia tiêu biểu cho sự phức tạp, không dễ hiểu của văn học Nhật Bản.
Ông là hiện tượng hoàn toàn không đơn giản. Đối với các nhà văn Nhật, ông bị xem là kẻ bên lề,
là nhà văn “bơ sữa phương Tây”. Trong mối quan hệ với văn học “hậu hiện đại”, Murakami không
muốn trói mình vào một nhãn hiệu cứng nhắc. Ông nói: “Tôi không nghĩ mình là nhà văn hậu
hiện đại, mặc dù bạn gọi tôi bằng cái tên đó thì tôi không phản đối. Nói thật, người ta gọi tôi là gì
tôi cũng chẳng quan tâm” [4]. Tuy nhiên, không thể phủ nhận đặc tính hậu hiện đại trong lối viết
của Murakami. Người đọc nhận thấy trong sáng tác của ông, từ tiểu thuyết đến truyện ngắn, đều
chuyển tải một cách có ý thức và biểu hiện rõ rệt “nhãn quan hậu hiện đại” bằng một lối tư duy,
một nghệ sĩ “hậu hiện đại” từ khí chất.
Murakami ngợi ca sự tự do của con người. Ông hướng sáng tác của mình đến bến bờ tự do
nơi con người có quyền thực hiện những gì mình mơ ước. Chính nhờ cái sự tự do trong lối viết,
truyện ngắn của ông dù ở bất kì cung bậc, sắc thái nào cũng đều nhẹ nhàng dẫn ta phiêu lưu trong
một thế giới thật gần gũi với đời thực nhưng cũng lại là chân trời xa lạ và vô cùng bí ẩn. Thế giới

của Murakami là nơi mà cái thực và cái ảo luôn tồn tại song hành, thế giới của nhiều giấc mơ lạ,
nhuốm vẻ hoang đường, luôn hiện hữu sự hỗn độn như là điều tất yếu xung quanh cuộc sống con
người trên hành trình đi tìm cái ngã tha nhân.
(*) Bài báo nằm trong khuôn khổ đề tài “Đặc trưng văn xuôi Nhật Bản hiện đại thế kỉ XX”,
mã số B2015-17-64.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Lê Huy Bắc, 2015. Văn học hậu hiện đại – lí thuyết và tiếp nhận. Nxb Đại học Sư phạm, Hà
Nội, tr. 232.
9


Đào Thị Thu Hằng và Hoàng Thị Mỵ

[2]
[3]
[4]
[5]

Haruki Murakami, 2006. Đom đóm, Phạm Vũ Thịnh dịch. Nxb Đà Nẵng, tr. 192.
Haruki Murakami, 2006. Bóng ma ở Lexington, Phạm Vũ Thịnh dịch. Nxb Đà Nẵng, tr. 216.
Haruki Murakami. Trả lời phỏng vấn của dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng, www.Evan.com.
Herbert Mitgang, 1993. From Japan, Big Macs and Marlboros in Stories. The New York
Times Book Review, May 12.
ABSTRACT
Chaotic narrative in Murakami’s short stories
Dao Thi Thu Hang1 and Hoang Thi My2
1 Hanoi


National University of Education, 2 Hanoi Department of Education and Training

Murakami Haruki is a postmodern writer who used the chaos as the background of narrative
in short stories. He can tell a story of simplicity, a myth, even an unreal-real story but never him
dodge the chaos. Chaos has become the principle of looking at life, the way to deal with art and,
more importantly, how to make art to people and make them aware of the world in its inherent
depth. First-person narrative of Murakami has taken advantage of the chaos of meanings and the
readings from readers.
Keywords: Murakami Haruki, Chaotic narrative, Short Stories, Postmodernism.

10



×