Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Con người ngoại ô trong truyện ngắn Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám" ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.77 KB, 5 trang )




trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 2b-2009


5

con ngời ngoại ô trong truyện ngắn Tô Hoài
trớc cách mạng tháng tám

Thái Thị Lan Anh
(a)


Tóm tắt. Trong bài viết này, chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu cách nhìn về con
ngời của Tô Hoài qua truyện ngắn trớc Cách mạng. Viết về họ, nhà văn đã có
những suy ngẫm, tìm tòi và phát hiện mới về số phận con ngời ngoại ô gắn với sự đổi
thay của hoàn cảnh. Đó là một trong những đóng góp của Tô Hoài đối với nền truyện
ngắn trớc Cách mạng.

uan niệm nghệ thuật về con
ngời là phơng diện mang tính
đặc thù trong t duy nghệ thuật của
nhà văn. Trong sáng tạo nghệ thuật,
nhà văn nào cũng có ý thức thể hiện
một quan niệm nghệ thuật sâu sắc, độc
đáo. Tô Hoài là một trong những nhà
văn nh thế. Suốt cuộc đời cầm bút, ông
vẫn không ngừng trăn trở, kiếm tìm để
làm nên những tác phẩm nghệ thuật


đặc sắc, đa đến một cách nhìn mới về
con ngời, về cuộc đời. Bằng những
sáng tác đầu tay, Tô Hoài đã thể hiện
đợc quan niệm mới về hình ảnh con
ngời ngoại ô trong bối cảnh những
năm trớc Cách mạng.
Viết về những con ngời ngoại ô, Tô
Hoài thờng chú ý những mối quan hệ
gia đình, họ hàng, làng xóm của vùng
ven thành trớc sự thay đổi của hoàn
cảnh xã hội. Có thể nói, họ là những con
ngời chân chất, gần gũi mà ông có sự
thấu hiểu sâu sắc từ tâm hồn, tính cách
đến lối sống, phong tục sinh hoạt. Trên
những trang viết của mình, nhà văn đã
thể hiện hết sức chân thực, xúc động tất
cả những gì diễn ra trong cuộc sống
hàng ngày của ngời dân quê hơng.
Tạo nên đợc những hình ảnh thấm
thía, xót xa ấy, một phần là do chính
những gì bản thân Tô Hoài từng trải
nghiệm. Đất nớc trong cảnh nô lệ,
nghề

nghề tơ cửi cổ truyền ở làng Bởi suy
sụp và trở nên tiêu điều xơ xác, nhiều
gia đình phải li tán, nhiều thợ cửi thất
nghiệp phải kéo nhau ra Kẻ Chợ hoặc đi
phu Nam Kỳ, vào Sài Gòn Trong sự
biến đổi ấy, Tô Hoài đã nhận thấy ảnh

hởng của nền kinh tế t bản làm cho
đời sống con ngời cũng đổi thay, bao
nếp sống xa cũ, bao phong tục bị xáo
trộn, mai một.
Là nhà văn thân thiết của làng quê
Nghĩa Đô, Tô Hoài luôn mở rộng lòng
mình để cảm nhận bao biến động trong
cuộc sống của ngời dân nơi đây. Ông
am tờng và nhạy cảm hơn ai hết trớc
tâm lý, tính cách khác thờng đang
diễn ra xung quanh. Giờ đây, những con
ngời ven đô ấy, đã ít nhiều nhiễm thói
tục của chốn kinh kỳ với bao đổi thay
phức tạp. Họ không thuần tuý là những
con ngời dân quê nh các miền quê
khác. Bởi vùng quê mà họ sinh sống là
vùng gần với Kẻ Chợ chỉ cần nhảy tàu
điện một thoáng là ra đến Kẻ Chợ, có
tàu điện, có tàu hoả, ô tô, nớc máy
chảy ngợc, có ông Tây, bà Đầm và
những cô tân thời [1, 253]. Sống gần
với đô thị nh thế nên nếp sống, sinh
hoạt của họ bị đảo lộn là điều dễ hiểu.
Dấu ấn đô thị đã len lỏi vào lối sống
của ngời dân nghèo, ngời thợ thủ
Nhận bài ngày 13/3/2009. Sửa chữa xong 13/4/2009.
Q





T. T. L. Anh con ngời ngoại ô trong truyện ngắn Tô Hoài , tr. 5-9


6

công, ngời nông dân, ngời trí thức.
Những thầy giáo làng nghèo túng trong
Giăng thề nh Kền, Câu, Răng,
Hoạnh cũng bị cuốn theo ham muốn
tầm thờng. Các nhà giáo ấy dù cái ăn
cho cuộc sống hàng ngày cha đủ
nhng cũng cố góp chung tiền làm
chung một chầu ả đào cho thoả thú vui
chơi. Họ gọi nhau bằng ngôn ngữ lai
căng: Vu, Moa, Toa, chào nhau
theo thứ tiếng mới lạ Bông dua, Xà
và, bồng. Ngôn ngữ Tây này cũng
trở nên thông dụng với bác Quyền Vực
(Vàng phai) sau một thời gian đi lính
Tây về. Chính ảnh hởng của đời sống
thị thành đã làm cho con ngời của làng
quê Nghĩa Đô hớng về quầng sáng của
thành phố, về chốn nhộn nhịp ăn chơi,
mua bán. Hình ảnh những cô gái hát ả
đào trong Giăng thề cũng đang bắt đầu
học đòi theo lối sống kinh kỳ từ trang
phục cho đến suy nghĩ hai cô tân thời
ăn mặc đờ mi, quấn tóc, đi guốc.
Những đổi thay không ngờ của cô Miến

khiến cho lòng anh giáo Câu nghèo
cũng phải thốt lên: Miến ơi! chẳng nên
ở đất Kẻ Chợ. Chúng ta là ngời chân
quê. Chỉ cần một lần lên tỉnh thì
hơng đồng gió nội của cô cũng bay
đi ít nhiều, không còn cô Miến ngày
trớc Câu gặp, mà là cô tân thời làng
ta ( ) đầu chít khăn nhiễu vàng dây.
Một bên mái tóc gài chùm hoa mộc.
Tấm áo nhiễu tây nâu mịn. Mỗi bớc đi
ống quần lĩnh bóng loáng xao động
nhịp nhàng Cha bao giờ Miến ăn
mặc tân thời nh thế này. Dáng cô bớc
lả lơi, tay ve vẩy thong thả. Rõ ra lối đi
của ngời Kẻ Chợ, ăn trắng, mặc trơn
(Giăng thề).
Sự đổi thay của những ngời dân
quê nơi đây còn biểu hiện ở sự hiện đại
trong cách bày biện, trang trí nhà cửa.
Tô Hoài đã chỉ ra cho ngời đọc thấy rõ
hiện tợng này qua truyện ngắn Bức vẽ
truyền thần. Cái cách mà ông nhang
Chỉnh sắp xếp trong nhà là lối khoe của
hợm hĩnh của kẻ thích học đòi lối sống
thị thành bây giờ ông nghĩ cách bày
biện ở trong nhà ( ). Hai gian bên treo
la liệt những ảnh và tranh Tàu loè loẹt.
Trên bàn thờ, cái đỉnh đồng bóng
nhoáng làm át cả những chiếc mâm
bồng đỏ và chiếc đèn ba dây đen xỉn.

Gian bên phải, một cái phản bằng ba
tấm gỗ mít . Đặc biệt, qua sự gợi ý,
tâng bốc của bác Quyền Vực về bức vẽ
truyền thần chỉ có ngoài tỉnh ngời ta
mới biết chơi. Ông cũng nên chơi một
cái truyền thần cho khác kiểu, đã thôi
thúc ông lên tỉnh, ông sung sớng, hả
hê thực bởi đã có những thứ mà bấy
lâu nay ông hằng ao ớc - do bác Quyền
Vực khơi mào cho. Bức vẽ truyền thần
ấy trở thành một sự kiện lạ, khiến ai
cũng ao ớc trầm trồ Chịu! Thiên hạ
lắm ngời tài. Phong thái, điệu bộ của
nhang Chỉnh qua bức hình càng khẳng
định thêm những tiếp xúc mau lẹ của
ngời dân Nghĩa Đô với cuộc sống mới
ông nhang Chỉnh chít khen đen nhánh,
trên mồm, chỉnh chện hai cái mác ria
đen nhọn hoắt. Sao mà khéo thế, tài thế.
Ông mặc áo gấm (ô hay, ông Nhang có
áo gấm bao giờ), gấm hoa tròn nh cái
bát cẩn thân, ông ngồi trên bộ ghế rất
sang. Cánh tay ông khuỳnh ra, tựa vào
mép cái bàn, một tay ông cầm chiếc
quạt. Rõ ra điệu bộ một ngời đúng bậc
và phong lu.
Là cây bút hiện thực khách quan,
Tô Hoài không hề né tránh những hiện
tợng không lành mạnh của đời sống
thị thành. Ông đã đa lên trang viết tất

cả hình ảnh chân thực về sự thay đổi
của ngời dân quê hơng. Biết bao
những mối tình lãng mạn của trai gái
trong làng cũng bị cái bả phù hoa Kẻ
Chợ làm cho tan vỡ, chia li. Tình yêu
của cô Miến và anh giáo Câu với những



trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 2b-2009


7

lời thề nguyện dới ánh trăng dịu dàng,
giờ đây cũng tan tành theo mây khói,
theo cuộc sống đô thị, làm cho ruột Câu
đau quặn từng khúc và thốt lên trong
nỗi bất lực của chàng trai ý thức rõ
thân phận của ngời nghèo thôn quê
đàn bà nhẹ dạ, mau quên (Giăng thề).
Chuyện phụ tình tham vàng bỏ ngãi
của Mây (Vàng phai) xem ra cứ nhẹ
nh không. Những lời thề nguyền đá
vàng rồi cũng phôi phai khi Mây gặp
Quyền Vực - lính khố đỏ từ tỉnh về.
Hẹn đã để ngời yêu tuột khỏi vòng tay
của mình và chịu thất thế trớc Quyền
Vực, chỉ vì anh quá rụt rè và thiếu đi
những lời nói năng hoa mỹ, những cử

chỉ yêu thơng tình tứ, mới mẻ của
chốn đô thành. So với Hẹn, thì Quyền
Vực lại có tất cả, bởi anh ta từ tỉnh về
làng, học đòi kịp thời lối sống kiểu cách,
lối yêu đơng Âu hoá. Từ trang phục
lạ mắt cho đến cách thể hiện của Quyền
Vực khi gặp ngời làng cũng sặc mùi
chốn phồn hoa khiến cho ngời dân quê
phải trầm trồ, ngạc nhiên giày Tây nện
cồm cộp ( ) Cái tiếng động lạ ấy làm
cho bao nhiêu chó và trẻ con trong xóm
chạy nhảo ra xem. Bởi vậy ở cái xóm
tỉnh mạc ấy, cả năm cũng chả một lần
có cái âm thanh kỳ quặc nh vậy ( )
ngã cái mũ vàng ra chào theo kiểu Tây.
Đặc biệt trong cách biểu lộ tình cảm
rất hiện đại với những câu nói êm
dịu ngọt nh đờng, khác hẳn lối rụt rè,
khờ khạo của chàng Hẹn chân quê
Quyền Vực ta đến sát tận nơi, giơ hai
tay quàng chặt vai cô ả và thủ thỉ nồng
nàn: Mình ơi! Tôi yêu mình quá. Mình
đừng nguây nguẩy thế. Tôi bảo mẹ cho
tôi lấy mình. Chúng ta lên Hà Nội ở với
nhau sớng lắm và không quên cái lối
từ biệt nhau của các cặp tình nhân Hà
Nội là hôn một cái. Những lời tỏ tình,
hứa hẹn có cánh ấy, nh một cơn gió
lạ có sức cuốn hút mãnh liệt đối với
Mây, hắn đã dùng quyền lực chiếm

đợc mối tình của cô Mây [2, 136]. Vì
thế, Mây đã quên Hẹn một cách nhanh
chóng, giờ đây cô ta chỉ nhớ cái hôn
đánh choét vào má của bác Quyền Vực
giỏi trai, lịch sự và mốt mới ( ). Thế là
cái mảnh tình nhẹ bỗng của anh cu Hẹn
bay lên trời.
Xây dựng hình ảnh những con
ngời ngoại ô trớc sự thay đổi của
hoàn cảnh, Tô Hoài không hề thi vị hoá
cuộc sống của họ. Ông đã lắng nghe,
cảm thấu hết thảy mọi nỗi niềm của
ngời dân nơi đây, để hiểu hơn về sự
biến đổi tính cách của họ, đồng thời nhà
văn còn muốn chỉ ra cho ngời đọc thấy
rằng, chính môi trờng đô thị là nguyên
nhân đẻ ra nhiều thứ tệ nạn. Vì thế, ta
bắt gặp ở truyện ngắn thời kỳ này, hình
ảnh những ngời dân nghèo đã ảnh
hởng rất nhiều lối sống thực dụng.
Những cô gái chân quê nh Miến, nh
Mây, rồi cũng bị văn minh tỉnh thành
phỗng mất bởi sự cám dỗ trớc sức
mạnh ghê gớm nền kinh tế mới. Trong
truyện ngắn Một ngời đi xa về, cuộc
hôn nhân do cha mẹ sắp đặt đợc cô
Pha ng thuận cũng với mục đích thực
dụng ấy Ai mà biết đợc những ý nghĩ
tráo trở của ngời con gái mắt trắng
kia. Muốn nơi no ấm, chẳng ai muốn

nơi bần hàn. Cô ta nghĩ phần lợi cho
mình. Tháng giêng ấy cô Pha lấy anh cả
Nhiệm. Đám cới làng nọ đi sang làng
kia rất linh đình. Sự phụ tình của Pha
đã làm cho anh Tại nhận ra rằng chỉ vì
anh ta thiếu đi một thứ, nên mới bị phụ
tình. Anh thiếu những đồng bạc tròn
tròn, trăng trắng. Gõ xuống gạch bạc
kêu reng reng. Thế rồi, Tại đã đi vào
Nam Kỳ để tìm đợc thứ mình còn
thiếu và anh đã trở thành một tay buôn
bán giàu sang. Với những kẻ từ chốn thị
thành về thì sự ảnh hởng của lối sống
thực dụng này càng đáng sợ hơn. Động



T. T. L. Anh con ngời ngoại ô trong truyện ngắn Tô Hoài , tr. 5-9


8

cơ lấy vợ của Quyền Vực (Vàng phai) đã
cho ta thấy rõ bộ mặt thật của kẻ hám
lời Tôi nghĩ có vợ bây giờ lợi lắm.

đã
không phải ở nhà thuê, mà lại thêm cả
tiền lơng vợ mẹ ạ
Nh thế, ảnh hởng của đời sống đô

thị đã thực sự chi phối cuộc sống của
ngời dân ngoại ô đem đến cho họ
nguồn sáng mới, nhng thứ ánh sáng
ấy rồi cũng tàn lụi dần vì khó khắn của
sự kiếm sống, vì khủng khoảng kinh tế,
vì thất nghiệp, thiếu thốn, đói rách
Nhiều gia đình trớc kia vốn đầm ấm
trong cảnh sum họp gia đình, nay trở
nên chia lìa, tan vỡ, họ đánh nhau, chửi
nhau, rồi xa nhau vì cái đói và miếng
ăn (Buổi chiều ở trong nhà, Nhà nghèo,
Cu Lặc). Những nền nếp, những phong
tục sinh hoạt văn hoá lâu đời bị vi
phạm và dần dần mai một, nền tảng
luân lý, đạo đức, nhân cách đang có
nguy cơ băng hoại. Miêu tả, khám phá
về những con ngời này, Tô Hoài khác
các nhà văn khác, trên những trang
sách của mình, Tô Hoài không nói đến
những thú vui xê dịch. Ông cũng không
xây dựng kiểu nhân vật giang hồ, phiêu
bạt, mà ông muốn nói nhiều hơn đến
ớc mong sum họp gia đình của những
tổ ấm trên mảnh đất thân thiết của
mình [3, 111]. Vì thế, chứng kiến sự
tàn lụi của những cách sống không còn
nguyên vẹn nếp xa ở những con ngời
Nghĩa Đô vốn mộc mạc, chân chất đã
khiến cho nhà văn không khỏi xúc
động, xót xa. Và hẳn rằng nhà văn đang

muốn giãi bày bao tâm sự với chúng ta.
Phải chăng, đó là một lời nhắn nhủ tâm
tình về lẽ sống, về bản lĩnh, nhân cách
của mỗi con ngời trớc sự xô đẩy của
hoàn cảnh?
Qua sự khám phá của Tô Hoài về
những con ngời ngoại ô trớc sự ảnh
hởng của đời sống đô thị, đã giúp ta
hiểu đợc phần nào quan niệm về con
ngời của ông nói riêng và các nhà văn
hiện đại nói chung. Văn xuôi hiện thực
nhìn nhận xã hội trong quan hệ với số
phận và ứng xử cá nhân, với hoàn cảnh,
nhng con ngời vẫn là điểm tựa để
nhìn vào hoàn cảnh, con ngời vẫn là
sản phẩm của hoàn cảnh. Tất cả những
sáng tác về quê hơng của nhà văn đã
đem đến cho ngời đọc một cái nhìn mới
về con ngời đặt trong hoàn cảnh đặc
biệt. Quan niệm của Tô Hoài cũng là cái
nhìn chung của các nhà văn hiện thực
lúc bấy giờ, chỉ có điều là cách thể hiện
của ông không giống họ. Ông khám phá
và phát hiện những nét bản chất nhất ở
ngời dân nghèo quê hơng mình - sống
chịu thơng, chịu khó, bình dị, đáng
thơng và trớc những biến động của
xã hội họ cũng rất dễ bị dao động, thay
đổi. Song sự thay đổi của họ không có gì
ghê gớm, mạnh mẽ nh một số nhân

vật trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng,
Nam Cao. Gắn sự biến đổi của tính cách
con ngời với hoàn cảnh là một quan
niệm mang tính duy vật, song Tô Hoài
cũng nh một số nhà văn hiện thực phê
phán cùng thời, cha tiến tới một cách
nhìn duy vật đầy đủ về quan hệ giữa
con ngời với hoàn cảnh. Chỉ đến văn
học hiện thực theo khuynh hớng xã
hội chủ nghĩa mới tìm ra đợc ẩn số của
nó theo tinh thần của Mác Nếu nh
tính cách của con ngời ta do hoàn cảnh
tạo nên thì do đó phải làm cho hoàn
cảnh hợp với tính ngời (Gia đình thần
thánh).
Viết về những thay đổi của con
ngời ngoại ô trớc sự biến chuyển của
hoàn cảnh xã hội, Tô Hoài không hề bôi
nhọ họ. Ngợc lại ông đã bày tỏ cả niềm
đồng cảm sâu sắc với nhân vật nh
chính lời tâm sự của nhà văn: Tâm sự
xót xa của tôi đối với những nhân vật và
cuộc sống, thật tình cũng không thể
phân biệt đợc đấy là đau đớn cho cảnh



trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVIIi, số 2b-2009



9

ngộ trong truyện hay chính vì những
gian truân cời ra nớc mắt của chính
ngời cầm bút viết nên câu chuyện mà
mình cũng chính là một nhân vật trong
ấy [4, 1]. Qua những trang viết về
vùng quê của Tô Hoài, ta thực sự cảm
nhận đợc bao nỗi niềm băn khoăn trăn
trở, bao mong ớc, hi vọng gìn giữ
những vẻ đẹp truyền thống của làng
quê ngàn năm văn hiến. Với ngòi bút
hiện thực nghiêm nhặt, cách nhìn sắc
.

sảo, tinh nhạy, Tô Hoài đã tạo dựng
đợc bức tranh sinh động, độc đáo với
những phát hiện mới về số phận con
ngời ngoại ô trớc sự đổi thay của
hoàn cảnh. Đợc nói, đợc viết, đợc
tìm tòi khám phá về những con ngời
quê hơng sống gần gũi với mình, dẫu
có những điều làm Tô Hoài phải trăn
trở - phải chăng cũng là niềm hạnh
phúc lớn lao của một nhà văn chân
chính.

tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Đăng Mạnh, Tô Hoài với quan niệm "con ngời là con ngời". Sách nhà

văn Việt Nam hiện đại, chân dung và phong cách, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh,
2000, tr. 352.
[2] Hà Minh Đức, Lời giới thiệu "Tô Hoài về tác giả và tác phẩm", NXB Giáo dục, tr.
136.
[3] Hà Minh Đức, Lời giới thiệu "Tuyển tập Tô Hoài ", NXB Văn học, tr. 111.
[4] Tô Hoài, Tuyển tập truyện ngắn trớc năm 1945, NXB Văn học, 1994, tr. 1.

Sumary

suburban people through to hoai's short stories
before the august revolution

In this paper, we conducted a thorough study on To Hoai's views on people
through his short stories before the August Revolution. Writing about them, he had
his new thoughts, findings and discoveries of the fate of suburban people along with
the changes in their life. That is one of To Hoai's contributions to the short
foundation before the August Revolution.

(a)
Cao học 14, chuyên ngành lý luận văn học, trờng Đại học Vinh.

×